Điều kiện phát triển du lịch tôn giáo tín ngưỡng của tỉnh Phú Thọ dựa trên tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ..... Với những nét đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng và sự lan tỏa đó, có thể th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÁO CÁO CÁ NHÂN HỌC PHẦN: DU LỊCH TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Hoàng Phương Sinh viên thực hiện: Phan Quỳnh Hạnh Trang
Mã sinh viên: 21031518
HÀ NỘI, NĂM 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em gửi lời cảm ơn đến trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn vì
đã đưa học phần “Du lịch tôn giáo tín ngưỡng” vào chương trình giảng dạy Sau 10
tuần học tập lý thuyết cùng với việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu liên quan, em đã cùng nhóm học tập hoàn thành xong bài thu hoạch và bài báo cáo cá nhân của học phần
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Nguyễn Hoàng Phương Cảm ơn thầy vì những tiết học bổ ích với sự kết hợp giữa nội dung lý thuyết và hoạt động làm bài tập nhóm tìm hiểu những vấn đề thực tế liên quan đến kiến thức môn học Nhờ đó, em đã có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng
và hoạt động du lịch tôn giáo tín ngưỡng
Trong suốt thời gian 10 tuần của học phần “Du lịch tôn giáo tín ngưỡng” em đã
cố gắng trau dồi kiến thức đồng thời đọc thêm tài liệu trong thời gian gia hạn, em đã hoàn thành xong bài báo cáo này Tuy vậy, vì trải nghiệm thực tế còn ít và năng lực của bản thân chưa cao nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những lời nhận xét, đánh giá từ thầy để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
và có thể rút ra được kinh nghiệm cho những bài viết sau
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2024
Sinh viên
Phan Quỳnh Hạnh Trang
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1
2.1 Mục tiêu 1
2.2 Nhiệm vụ 1
3 Phương pháp nghiên cứu 1
4 Kết cấu đề tài 2
PHẦN 1: 3
CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 3
1.1 Một số khái niệm liên quan 3
1.1.1 Tôn giáo 3
1.1.2 Tín ngưỡng 3
1.2 Vai trò của tài nguyên tôn giáo tín ngưỡng trong phát triển DL 4
1.2.1 Tạo các điểm đến, các sản phẩm du lịch hấp dẫn 4
1.2.2 Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển 5
1.2.3 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản 6
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ TRÊN CƠ SỞ KHAI THÁC TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG 6
2.1 Giới thiệu về tỉnh Phú Thọ 6
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 6
2.2 Khái quát về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 10
2.2.1 Nguồn gốc 10
2.2.2 Giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 11
2.2.2 Nghi lễ thờ cúng Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ 14
2.2.2.1 Phần lễ: 15
2.2.2.2 Phần hội 19
2.3 Thực trạng khai thác tài nguyên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong hoạt động du lịch của tỉnh Phú Thọ 20
2.4 Điều kiện phát triển du lịch tôn giáo tín ngưỡng của tỉnh Phú Thọ dựa trên tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 22
Trang 42.4.1 Những điều kiện thuận lợi 22
2.4.1.1 Giá trị văn hóa- lịch sử độc đáo 22
2.4.1.2 Cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện 23
2.4.1.3 Hoạt động quảng bám xúc tiến, hợp tác phát triển du lịch văn hóa được chú trọng 24
2.4.2 Những thách thức: 24
2.5 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ dựa trên tài nguyên tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 25
KẾT LUẬN 26
PHẦN 2: 27
2.1 Công việc đã tham gia để giải quyết vấn đề được giao trong quá trình là việc nhóm 27
2.1.1 Công việc đã tham gia 27
2.1.2 Cách thức hoàn thành công việc 27
2.2 Nhận thức về kết quả nghiên cứu của nhóm 28
2.3 Đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức tích lũy từ môn học cho định hướng công việc tương lai 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
Trang 5MỞ ĐẦU:
1 Lý do chọn đề tài
Phú Thọ là miền đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời với nhiều di sản văn hóa độc đáo Phú Thọ hiện đang lưu giữ và bảo tồn một khối lượng lớn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc trưng, phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp trong tiến trình lịch sử hình thành
và phát triển của quốc gia, dân tộc
Trong đó, Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng là một không gian văn hóa có một không hai, vô cùng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam Cùng với đó, chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, một nét đặc trưng trong đời sống văn hóa tinh thần, tạo nên sức mạnh dận tộc Việt Các nhà khoa học về cơ bản đều thống nhất cho rằng tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng có sức sống lâu bền, sự lan toản rộng khắp trong cộng đồng người Việt trong nước và nước ngoài
Với những nét đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng và sự lan tỏa đó, có thể thấy tài nguyên tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có tiềm năng rất lớn đối với sự phát triển du lịch nói chung và hoạt động du lịch tôn giáo tín ngưỡng nói riêng của tỉnh Phú Thọ Tuy nhiên, vấn đề khai thác những điều kiện, tiềm năng từ tín ngưỡng này tại tỉnh Phọ Thọ hiện tại còn nhiều bất cập, và cần nhìn nhận một cách tổng thể Do đó, em đã lựa chọn
chủ đề về “điều kiện phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ dựa trên tài nguyên tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 6Đề tài sử dụng phương phát thu thập, phân tích và xử lý tài liệu Từ các nguồn tài liệu về chủ đề tài nguyên tôn giáo tín ngưỡng, hoạt động du lịch tôn giáo tín ngưỡng, các tài liệu liên quan đến tỉnh Phú Thọ; tác giả đã phân tích, xử lý thông tin và tổng hợp
để hoàn thành bài báo cáo cá nhân
Phần 2:
2.1 Công việc đã tham gia và phương pháp giải quyết các vấn đề được giao trong quá trình làm việc nhóm
2.2 Đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức tích lũy từ môn học cho định
hướng công việc trong tương lai
Trang 7- tôn giáo là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội
- Theo C.mac, Tôn giáo là sản phẩm của ý thức con người, là sự phản ánh ý thức con người về trạng thái xã hội con người sinh sống
- Angghen khẳng định, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách
hư ảo về thế giới bên ngoài nhằm đền bù những bất lực của con người trong đời sống hàng ngày
1.1.2 Tín ngưỡng
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm nghiên cứu về tín ngưỡng của các nhà khoa học
đi trước để tìm kiếm một định nghĩa về tín ngưỡng chung do đó có rất nhiều cách hiểu
về tín ngưỡng Cụ thể như sau:
Theo giải thích trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”
Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục", hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng” Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người,
nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm "
Hiện nay, Nhà nước ta cũng phân biệt rõ ràng giữa tín ngưỡng và tôn giáo Điều này
thể hiện rõ trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2018: “Hoạt động tín ngưỡng là các hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.”
Trang 8Tùy theo hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà thể hiện ra dưới các hình thức tín ngưỡng và tôn giáo cụ thể khác nhau như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên… Các hình thức tín ngưỡng mang đặc thù theo từng không gian văn hóa, chủ thể văn hóa cũng như thời gian văn hóa khác nhau nhưng vẫn
là biểu hiện niềm tin vào cái thiêng, sự ngưỡng mộ và sùng bái của con người Do vậy, tín ngưỡng là một hiện tượng văn hóa mang tính lịch sử, một phạm trù lịch sử
1.2 Vai trò của tài nguyên tôn giáo tín ngưỡng trong phát triển DL
Tài nguyên tôn giáo, tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch văn hóa, du lịch tâm linh Việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, tạo ra các trải nghiệm độc đáo cho du khách:
Với văn hóa ẩm thực: trong văn hóa ẩm thực của từng tôn giáo có bản sắc riêng,
như: ăn chay (Phật giáo), kiêng ăn thịt bò (đạo Hinddu), kiêng thịt lợn, cấm rượu bia (đạo Hồi), Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của nhiều tôn giáo là hướng về nguồn
ăn thực vật, không sát sinh, ăn thanh đạm, đúng giờ, đúng liều lượng Trong hoạt động
du lịch, ẩm thực luôn là một yếu tố không thể thiếu Với những nét văn hóa ẩm thực khác nhau của từng tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau có thể làm nên sự hấp dẫn cho điểm đến du lịch, nơi tôn giáo, tín ngưỡng ấy được thực hành Khách tham quan khi đến điểm
du lịch thường có xu hướng muốn thưởng thức những đặc trưng trong ẩm thực địa phương, và nét đặc trưng ẩm thực được hình thành từ tôn giáo là một phần trong số đó
Với lễ hội: Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo tường có hai yếu tố cấu thành, phần lễ và
phần hội Phần lễ được thể hiện theo quy định ổn định, mang tính trang nghiêm và thành kính Còn phần hội thường có các trò chơi dân gian, diễn loại các tích Lễ hội có nhiều loại hình khác nhau, có loại hình mang tính quốc tế, như: Lễ Vesak của Phật giáo, lễ Giáng Sinh, Phục Sinh của Kitô giáo, lễ hành hương về Thánh địa Mecca của Hồi giáo, Bên cạnh đó, còn có các lễ hội mang tính địa phương được diễn ra thường xuyên trong phạm vi ở một tỉnh, huyện, xã, thôm xóm, Lễ hội mang lại hiệu ứng tích cực trên nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, là sự biểu dương sức mạnh và sự cố kết cộng đồng
Trang 9Lễ hội giúp cân bằng đời sống tâm linh, đưa con người hướng đến giá trị về chân thiện
mỹ Không chỉ vậy, lễ hội còn đưa con người trở về gắn kết với những hoạt động văn hóa, chính vì vậy, lễ hội thường gắn với, hay đúng hơn là thúc đẩy các hoạt động hành hương, du lịch
Bên cạnh các giá trị văn hóa phi vật thể thì kiến trúc cảnh quan, thiết chế tôn giáo lại chính là biểu hiện của giá trị văn hóa của tín ngưỡng, tôn giáo vật thể
Với kiến trúc và cảnh quan: Các công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo có mục
đích đáp ứng yêu cầu về nơi thờ tự và các hoạt động khác của tín ngưỡng, tôn giáo Phong cách kiến trúc của mỗi tôn giáo hay tín ngưỡng đều có những nét đặc trưng riêng
Đó là những công trình kiến trúc của Phật giáo theo kiểu phương đình, mái lợp ngói nam, các đầu đốc uốn mái cong, cổ kính, thâm nghiêm; Kiến trúc của nhà thờ Công giáo theo kiểu Gothic bề thế, với tháp chuông cao; Kiến trúc nhà thờ Tin lành với quy mô nhỏ, đơn giản; Kiến trúc của Hồi giáo mái vòm; Kiến trúc của đạo Cao Đài dung hòa giữa phương Đông và phương Tây với hai lầu chuông trống, Trong đó, có nhiều công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo đã trở thành di sản văn hóa của quốc gia và là niềm
tự hào của dân tộc Việt Nam Các công trình tín ngưỡng, tôn giáo là một tập hợp các công trình kiến trúc với khuôn viên và môi trường tự nhiên được phối hợp hài hòa tạo
ra những nét khác biệt và độc đáo của từng tín ngưỡng, tôn giáo
Với đồ dùng việc đạo, như tượng thờ, bia, kinh sách, tranh ảnh, hoành phi, câu đối,
chuông, khánh, chứa đựng các giá trị tinh thần và vật chất quý báu của tổ chức tôn giáo cũng như của cộng đồng dân cư
Với thiết chế tôn giáo: Bao gồm các quy định phẩm chật, chức sắc tôn giáo, các
ngày lễ và nghi thức hành lễ; các quy định và các điều được phép, các điều cấm kỵ, các hội - đội, nhóm phục vụ sinh hoạt tôn giáo, như: Hội ca đoàn, hội kèn, hội trống, hội quy, phường bát âm, cùng các phương tiện và phương thức cử hành lễ hội, như: kiệu, rước lễ,
Có thể thấy, những giá trị văn hóa cả mặt vật thể và phi vật thể mà các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng đều có giá trị đối với hoạt động du lịch Các di tích, công trình kiến trúc là tài nguyên vô giá trong phát triển các điểm tham quan, điểm đến du lịch Những nét độc đáo về ẩm thực, các lễ hội, loại hình tín ngưỡng, tôn giáo mang lại tiềm năng cho việc phát triển hoạt động du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, hướng đến những giá trị bên trong, một xu hướng được quan tâm trong đời sống xã hội hiện nay
1.2.2 Thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển
Rõ ràng, sự phong phú, đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội tạo nên văn hóa tôn giáo và chứa đựng trong đó những nét văn hóa đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong nước và quốc tế đến với nước ta Các di tích tín ngưỡng, tôn
Trang 10giáo và lễ hội truyền thống ở nước ta là tài nguyên vô giá đối với sự phát triển của ngành kinh tế du lịch Suốt chiều dài đất nước có nhiều cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo với đa dạng, phong phú các loại hình lễ hội Giá trị tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ ở phương diện văn hóa mà còn ở phương diện kinh tế, ở góc độ nào đó tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển thông qua hoạt động du lịch
Từ những nguồn thu qua các dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch như
vé tham quan, hoạt động lưu trú, ăn uống và mua sắm Đến khả năng thu hút vốn đầu
tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch (cơ sở lưu trú, hệ thống giao thông, trung tâm thương mại, ) Điều này giúp thúc đấy
sự phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống người dân
1.2.3 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản
Việc phát triển hoạt động du lịch dựa trên tài nguyên tôn giáo, tín ngưỡng thúc đẩy
sự quan tâm đến chất lượng cơ sở vật chất của các di tích, đền chùa, điểm đến du lịch liên quan đến tôn giáo Từ đó, giúp cho các khu, điểm di tích được tu sửa, bảo trì định
kì, các hiện vật, cổ vật liên quan đến tài nguyên tôn giáo, tín ngưỡng được bảo quản đúng quy trình
Du lịch tôn giáo, tín ngưỡng cũng góp phần duy trì và phát huy các nghi lễ, phong tục tập quán Giúp những phong tục tập quán tốt đẹp không bị mai một và biến mất theo thời gian Qua sự phát triển của du lịch, các nghi lễ, lễ hội truyền thống liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng được tìm hiểu và phục dựng một cách công phu, đúng với lịch sử, truyền thống
Tóm lại, tài nguyên tôn giáo, tín ngưỡng mang đến những giá trị văn hóa vừa mang tính nhân văn, vừa mang tính phổ biến, tạo nên sự đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam Trong điều kiện thực tiễn ở nước ta hiện nay, vấn đề cần quan tâm là làm thế nào để phát huy, kế thừa, chọn lọc được những giá trị văn hóa của tín ngưỡng, tôn giáo trong phát triển kinh tế du lịch nói chung và du lịch tôn giáo tín ngưỡng nói riêng
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ TRÊN CƠ
SỞ KHAI THÁC TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG
2.1 Giới thiệu về tỉnh Phú Thọ
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 200 55’ đến 210 43’ vĩ độ Bắc, 1040 48’ đến 1050 27’ kinh độ Đông Tỉnh nằm trong khu vực
Trang 11giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc; cách trung tâm
Hà Nội khoảng 80km về phía Bắc, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km Với vị trí “ngã ba sông”- điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc
Nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng: Đường bộ có: đường Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài- Lào Cai, đường Hồ Chính Minh; đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc.Với
vị trí địa lý này, Phú Thọ hội tủ các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triênt tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ được coi là vùng Đất tổ cội nguồn của Việt Nam Tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nước nên nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của Việt Nam, với kinh đô là Phong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay Thời Hùng Vương, nhà nước Văn Lang được chia thành 15 bộ, trong đó Phú Thọ thuộc bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang
Thời An Dương Vương với nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ thuộc huyện Mê Linh Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 10), Phú Thọ thuộc quận
Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu Thời loạn 12 sứ quân, Phú Thọ là địa bàn chiếm đóng của 2 sứ quân Kiều Công Hãn và Kiều Thuận tại các căn cứ Hồi Hồ và Phong Châu Thời kỳ phong kiến độc lập nhà Lí Trần, phân cấp hành chính của Việt Nam có
sự thay đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang
Từ thời nhà Lê đến đầu triều nhà Nguyễn (1428 - 1891), phần lớn tỉnh Phú Thọ ngày nay thuộc tỉnh Sơn Tây trừ huyện Thanh Xuyên và huyện Yên Lập thuộc tỉnh Hưng Hóa (huyện Thanh Xuyên nay là 3 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn và Thanh Thủy; huyện Yên Lập thuộc phủ Quy Hóa nay thuộc tỉnh Phú Thọ)
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất
cả các trấn trong nước là tỉnh, phân lại địa giới các tỉnh (điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách một số huyện lớn Theo đó, trong địa bàn tỉnh Sơn Tây
đã điều chuyển như sau:
Điều chuyển huyện Từ Liêm về tỉnh Hà Nội;
Điều chuyển huyện Tam Nông về tỉnh Hưng Hóa để làm tỉnh lỵ (tỉnh Hưng Hóa khi
đó bao gồm toàn bộ diện tích các tỉnh vùng tây bắc Việt Nam ngày nay) Trong địa bàn tỉnh Hưng Hóa, năm 1833, tách huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng thành hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy
Trang 12Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp lập ra các đạo quan binh, các quân khu, tiểu quân khu để dễ dàng và chủ động đàn áp các phong trào kháng chiến Theo đó, tỉnh Hưng Hóa với địa bàn rộng lớn ở vùng tây bắc Việt Nam đã được chia thành nhiều tiểu quân khu: tiểu quân khu Tuyên Quang, tiểu quân khu Lào Cai, tiểu quân khu Yên Bái, tiểu quân khu Vạn Bú; tiểu quân khu phụ Lai Châu (sau đổi thành các tỉnh dân sự Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn
La, Lai Châu )
Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập các đạo quan binh, khu quân sự, tiểu quân khu, Toàn quyền Đông Dương đã điều chỉnh một
số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với các huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hóa mới
Theo Điều I của Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 8 tháng 9 năm 1891, tỉnh Hưng Hóa mới được thành lập gồm có: 8Các huyện Tam Nông, Thanh Thủy của tỉnh Hưng Hóa (huyện Thanh Thủy bỏ tổng Cự Thắng nhưng tăng thêm tổng Tinh Nhuệ của huyện Thanh Sơn) Các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới thành lập có 5 huyện và là tiền thân của tỉnh Phú Thọ sau này
Ngày 9 tháng 12 năm 1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hóa mới; ngày 5 tháng
6 năm 1893, huyện Hạ Hòa tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới (trước đó ngày 9 tháng 9 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương đã điều chuyển huyện Cẩm Khê và huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây về tiểu quân khu Yên Bái)
Tiếp đó ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân
sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hóa mới Ngày 24 tháng 8 năm 1895, hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới Năm 1900, thành lập thêm huyện Hạc Trì
Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập thị xã Phú Thọ trên cơ sở làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi Khi đó thị xã Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hưng Hóa lại có sân bay, đường sắt sang Trung Quốc và nhà ga nên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã quyết định chuyển tỉnh
lỵ của tỉnh Hưng Hóa (từ làng Trúc Phê huyện Tam Nông) lên thị xã Phú Thọ và đổi tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ (Đoan Hùng, Lâm Thao), 8 huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê,
Hạ Hòa, Hạc Trì) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập)
Trang 13Như vậy, ngày 8 tháng 9 năm 1891 được coi là ngày thành lập tỉnh Phú Thọ, còn ngày 5 tháng 5 năm 1903 chỉ là ngày thành lập thị xã Phú Thọ và ngày đổi từ tên tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ
Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản là đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số huyện và thành lập một số làng xã mới
Năm 1919, bỏ tên huyện Sơn Vi đổi gọi là phủ Lâm Thao Cũng chính năm này hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan hợp nhất thành phủ Đoan Hùng Năm 1939, phủ Đoan Hùng chuyển gọi là châu Đoan Hùng Cũng năm này huyện Thanh Ba đưa lên thành phủ Thanh Ba Đến năm 1940, tỉnh Phú Thọ bao gồm hai phủ: Lâm Thao, Thanh Ba; sáu huyện: Hạ Hòa, Cẩm Khê, Hạc Trì, Thanh Thủy, Tam Nông, Phù Ninh; ba châu: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; hai thị xã: Phú Thọ, Việt Trì và một thị trấn Hưng Hóa Toàn tỉnh có 66 tổng, 467 làng xã, 22 phố
Sau Cách mạng tháng Tám, về mặt hành chính nhà nước Việt Nam thống nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành
xã Năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành 106 xã mới Do có xã quá lớn nên giữa năm 1947, chính phủ lại chia tách một số xã, đưa số xã từ 106 lên 150 xã Cũng trong năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập sát nhập vào khu 14 không thuộc tỉnh Phú Thọ Đến tháng
2 năm 1948, khu 14 hợp nhất với khu 10 thành liên khu 10, 5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú Thọ
Ngày 22 tháng 7 năm 1957, thành lập thị xã Việt Trì - thị xã thứ hai của Phú Thọ, chỉ có 4 khu phố, 293 hộ người Kinh, 30 hộ Hoa kiều Ngày 4 tháng 6 năm 1962 thành phố Việt Trì được thành lập theo quyết định số 65 của Hội đồng Chính phủ Từ đây Việt Trì trở thành tỉnh lị của Phú Thọ
Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết số 504-NQ/TVQH tiến hành hợp nhất hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của Vĩnh Phú
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết (ngày 26 tháng 11 năm 1996) về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ Tỉnh Phú Thọ chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, ngay năm sau Phú Thọ được công nhận là tỉnh miền núi
Khi tách ra, tỉnh Phú Thọ có diện tích 3.465,12 km², dân số 1.261.949 người, gồm
10 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 8 huyện Thanh
Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Sông Thao, Thanh Sơn, Yên Lập, Tam Thanh, Phong Châu
Trang 14Ngày 24 tháng 7 năm 1999, huyện Phong Châu lại được tách thành hai huyện Phù Ninh
và Lâm Thao; huyện Tam Thanh lại được tách thành hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy
Tại nghị định số 61/2007/ NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huyện Thanh Sơn được tách thành 2 huyện: Thanh Sơn và Tân Sơn
2.2 Khái quát về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
2.2.1 Nguồn gốc
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu hiện cao nhất của Tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên, với phạm vi quốc gia, dân tộc Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xuất phát từ mạch nguồn dân tộc, từ sự tôn vinh những nhân vật lịch sử có công dựng nước đã tạo lập ra một quốc gia, dân tộc Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, trong tâm thức của nhân dân ta vua Hùng là vị vua Thủy Tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam Do đó dân tôn vinh Vua Hùng là Thánh Tổ và dựng lên các ngôi đền trên núi Nghĩa Lĩnh để thờ tự từ bao đời nay Thái độ tôn kính Hùng Vương với tư cách là Thủy Tổ của dân tộc, theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của các thế hệ người dân Việt Nam, khiến cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng linh thiêng và sức lan tỏa sâu rộng ra mọi miền đất nước, kể cả đối với kiều bào ta đang sinh sống ở nước ngoài
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân - con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy nàng Âu Cơ - con gái Vua Đế Lai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha xuống biển lập nghiệp Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) lập
ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài Đất nước có lúc thịnh lúc suy, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau
Trang 15Các sử liệu cho thấy Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã phát triển mạnh từ rất lâu trước khi chính thức được vinh danh vào thời Hậu Lê (1428 - 1788) Những triều đại phong kiến đều rất chú trọng và khuyến khích người dân duy trì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Nhà Hậu Lê, Tây Sơn và Nguyễn liên tục sắc phong cho các đền thờ Vua Hùng tại Phú Thọ, pháp điển hóa nghi thức thờ cúng, miễn thuế và cấp ruộng đất tại khu vực xung quanh đền để người dân canh tác, thu hoa lợi và coi sóc đền thờ Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đều rất quan tâm tới việc thờ cúng các Vua Hùng, cấp kinh phí để tôn tạo không gian thờ cúng, đưa truyền thuyết Hùng Vương vào chương trình giảng dạy để giáo dục thế hệ trẻ, cho phép nhân dân cả nước nghỉ lễ ngày giỗ Tổ (mùng 10 tháng 3 âm lịch) để tham gia, tổ chức các hoạt động tế lễ hướng về cội nguồn dân tộc Tổng số trên cả nước có 1.417 đền thờ Vua Hùng
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta tưởng nhớ về công ơn dựng nước của Vua Hùng, đồng thời thêm hiểu và tự hào về nguồn cội, về dân tộc và tổ tiên Thờ cúng Hùng Vương có một tầm quan trọng trong tâm thức của người Việt, khẳng định người Việt có chung một thủy tổ, nguồn gốc - đó là “sợi chỉ đỏ” tạo nên truyền thống đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau Thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một biểu tượng văn hóa - tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm với gia đình, làng xã và dân tộc
Bất kỳ dân tộc nào trên thế giới đều có nguồn cội của mình nhưng người Việt Nam
có sự khác biệt ở chỗ, cùng thờ chung một ông Tổ - Vua Hùng Có thể nói, hiếm có nơi nào lại có được hình thức thờ Tổ độc đáo như vậy Nó đã trở thành một hiện tượng xã hội mang bản sắc riêng của Việt Nam; góp phần tạo ra hệ giá trị tinh thần và bản lĩnh văn hóa Việt Nam
2.2.2 Giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Trong hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là
Di sản Văn hoá Thế giới đã nêu rõ giá trị của di sản là thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
a Giá trị giáo dục đạo lý truyền thống dân tộc
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - tụ nguồn từ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền thống của dân tộc Việt Nam với triết lý “con người có tổ có tông” và “uống nước nhớ
Trang 16nguồn” được trao truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành nghi lễ dân gian mang tính quốc gia ở Việt Nam Hiện nay, trên địa bàn cả nước có 1.417 di tích, riêng tỉnh Phú Thọ - vùng đất cội nguồn dân tộc có 345 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng khẳng định vị trí vững chắc trong đời sống xã hội đương đại; khẳng định sức sống của biểu tượng cội nguồn dân tộc, tự hào về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, tạo sức mạnh
cho việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam
b Giáo dục lòng yêu nước
Công đức các Vua Hùng được lưu truyền từ đời này qua đời khác, được cộng đồng tôn thờ, biết ơn là biểu tượng của anh hùng lập nước Đây là cội nguồn của tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Ý thức về các vua Hùng cũng chính là ý thức về cội nguồn dân tộc, từ đó hình thành tinh thần tự cường dân tộc, ý thức độc lập tự chủ Dân tộc ta trải qua thăng trầm của bao cuộc chiến tranh nhưng lòng yêu nước, ý thức độc lập tự chủ được các thế hệ người Việt tiếp nối nhau chưa bao giờ tắt, tạo nên một giá trị đặc trưng nổi bật trong hệ thống giá trị đạo đức của người Việt Ngay từ những năm 40 - 43 (SCN) trong cuộc chiến tranh xâm lược, nữ tướng Hai Bà Trưng đã đọc lời thề Sông
Hát trước khi xung trận: “Một, xin rửa sạch quốc thù/ Hai, xin đẹm lại nghiệp xưa họ Hùng” Giá trị tinh thần yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc được khởi nguồn từ sự
khai sinh lập nước của các Vua Hùng được các thế hệ người Việt gìn giữ, tiếp nối và
khẳng định như trong Tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở” Hay câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến nay vẫn được lưu lại trên bia đá tại khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ): “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
c Giáo dục tinh thần cố kết cộng động dân tộc
Ý thức đầu tiên về sự cố kết cộng đồng của người Việt đã được dân gian huyền thoại hóa bằng truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” với hình ảnh “Bọc trăm trứng” chức đựng triết lý nhân văn sâu sắc để lý giải nguồn cội con Rồng cháu Tiên Truyền thuất Quốc tổ Lạc Long Quân- Quốc mẫu Âu Cơ sinh hạ 100 người con, 50 xuống biến, 50 lên núi, lập ra trăm họ, là Thủy tổ của Bách Việt trong đó có Lạc Việt và Âu Việt của nước Văn Lang thời vua Hùng, nước Âu LẠc thời vua Thục
Từ ngàn đời nay, câu chuyện cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ với "Bọc trăm trứng" (cùng bọc mẹ - nghĩa đồng bào), một huyền thoại mở đất, mở nước từ thời đại các Vua Hùng, trải qua bao tháng năm và thăng trầm của lịch sử vẫn mãi tồn tại trong tâm thức mỗi con dân đất Việt Nghĩa “đồng bào” luôn là sức mạnh nội lực có sức lan tỏa mãnh liệt để cố kết mối đại đoàn kết toàn dân tộc chúng ta từ quá khứ tới hiện tại và tương lai