1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Tập Trung Đất Nông Nghiệp Tại Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
Trường học Trường Đại Học Nông Nghiệp
Chuyên ngành Nông Nghiệp
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 805,09 KB

Nội dung

Đặc biệt, có rất ít nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TTĐNN dưới góc nhìn và đánh giá của các bên liên quan trong quá trình TTĐNN cũng như chưa nghiên cứu nào đi sâNghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng.

Trang 1

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của nông dân Đó là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là nước ta có điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, với gần 70% dân

số sống ở nông thôn và hơn 47% lao động làm nông nghiệp Phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hàng hoá nói riêng để cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng sản xuất lớn, hiện đại giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn ở nước ta

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có tiềm năng to lớn và nhiều lợi thế vượt trội so với nhiều vùng kinh tế - xã hội khác, trong đó có lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp Thời gian qua, vùng ĐBSH đạt những thành tựu to lớn, duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ rệt, chuyển dần từ tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu Tuy nhiên vùng ĐBSH vẫn đang phải đối mặt với các hạn chế trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt trong ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp

do đất đai manh mún Ruộng đất phân tán và manh mún dẫn đến tăng thời gian lao động và chi phí canh tác, khả năng tiếp cận nguồn nước tưới thấp, hạn chế tiếp cận máy móc và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (Ebrahim & c.s, 2014, Yang & c.s, 2000), tác động tiêu cực đến hiệu quả và tăng trưởng sản xuất nông nghiệp (Niroula & Thapa, 2005, Kawasaki, 2010, Manjunatha & c.s, 2013, Kompas & c.s, 2012) ĐBSH được ghi nhận là địa phương có diện tích đất nông nghiệp manh mún nhất trong cả nước Số liệu thống kê năm 2022 cho thấy, số mảnh ruộng của mỗi nông hộ ở ĐBSH

là 2,7 mảnh, mỗi mảnh bình quân chỉ có 995 m2, số mảnh ruộng mỗi hộ của ĐBSH cao gấp 2 lần ở ĐBSCL (1,4 mảnh) và cao hơn trung bình cả nước (2,2 mảnh) Trong khi

đó, giá trị tăng thêm ngành nông lâm, thủy sản vùng ĐBSH đạt 141.561 tỷ đồng năm

2021, chỉ chiếm 13,6% so với giá trị tăng thêm nông lâm, thủy sản của cả nước Để giải quyết bài toán này, tập trung đất nông nghiệp (TTĐNN) được coi là một trong những giải pháp đột phá giúp phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, tập trung áp dụng cơ giới hoá và khoa học công nghệ, gắn với bảo đảm việc làm và thu nhập của nông dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở nông thôn, đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới Tập trung đất đai

Trang 2

2

đã dẫn đến việc sử dụng đất hợp lý hơn, tăng năng suất đất và lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập của nông dân và cải thiện mức sống của người dân nông thôn (Castro Coelho & c.s, 2001), là bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông thôn ở những vùng nông nghiệp manh mún (Ebrahimi & c.s, 2012) Bên cạnh đó, một

số nghiên cứu cũng phát hiện nhân tố động lực thúc đẩy hoặc tạo lực cản cho TTĐNN (Argawal, 1972, Mc Pherson, 1983, Lén Przemyslaw, 2023, Thomas Markusen & c.s,

2016, Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2017, Hoàng Thị Thu Huyền, 2015, Vũ Kim Cứ, 2017) Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy còn có nhiều khác biệt trong kết quả nghiên cứu tại mỗi địa bàn thực nghiệm khi xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến TTĐNN Các nhân tố được nghiên cứu trong mối liên hệ rời rạc thay vì tập trung thành nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong chủ thể TTĐNN Đặc biệt, có rất

ít nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến TTĐNN dưới góc nhìn

và đánh giá của các bên liên quan trong quá trình TTĐNN cũng như chưa nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu và kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến tập trung đất nông nghiệp tại vùng ĐBSH

Như vậy, về mặt lý luận và thực tiễn, TTĐNN là tất yếu của phát triển nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường nhằm khai thác và sử dụng đất hiệu quả Theo

đó, đòi hỏi đặt ra cần xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tập trung đất nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Hồng” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sỹ

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm các mục tiêu đó là: Bổ sung, hoàn thiện

cơ sở lý thuyết về tập trung đất nông nghiệp Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng

và ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình TTĐNN ở vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình TTĐNN trên địa bàn nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra 4 câu hỏi sau: (i) Tập trung đất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của những nhân tố nào? (ii) Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp như thế nào? (iii) Các nhân tố có mức độ và chiều hướng ảnh hưởng như thế nào đến tập trung đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng? (iv) Cần có những giải pháp nào để khai thác, phát huy ảnh hưởng tích cực

và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các nhân tố nhằm thúc đẩy TTĐNN ở vùng đồng bằng sông Hồng?

Trang 3

3

3 Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu đề tài hướng tới là những nhân tố ảnh hưởng và ảnh hưởng của các nhân tố đến TTĐNN vùng đồng bằng sông Hồng

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tập trung đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu những giải pháp thúc đẩy tập trung đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tới Để nghiên cứu những vấn đề trọng tâm trên, đề tài nghiên cứu làm rõ một số vấn

đề lý luận cơ bản về TTĐNN gồm: khái niệm tập trung đất nông nghiệp, các hình thức tập trung đất nông nghiệp và kinh nghiệm tập trung đất nông nghiệp

Về không gian: Phạm vi không gian là vùng đồng bằng sông Hồng Phạm vi điều tra khảo sát là huyện Đan Phượng (thành phố Hà Nội), huyện Lập Thạch và huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), huyện Lý Nhân và huyện Bình Lục (tỉnh Hà Nam)

Về thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu và thu thập dữ liệu sơ cấp: từ tháng

6 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023; nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp về thực trạng

và tác động của các nhân tố đến TTĐNN trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn: 2024-2030

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và các kỹ thuật phân tích định lượng, kết hợp giữa thu thập dữ liệu thứ cấp

và dữ liệu sơ cấp để phân tích

4 Những đóng góp của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp sau đây:

Một là, luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận

về tập trung đất nông nghiệp, dựa trên các cơ sở lý thuyết về tích tụ và tập trung trung

tư bản, tập trung hoá và chuyên môn hoá sản xuất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp (Ricardo, 1817, Timmer, P., 1991, 1995, Harry T Oshima, 1989) Đặc biệt, luận án đem lại đóng góp mới với việc bổ sung khái niệm về tích tụ và tập trung đất nông nghiệp, trong đó có phát hiện sự giao thoa của nội hàm khái niệm tích tụ và tập trung đất nông nghiệp (TTĐNN)

Hai là, luận án đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng TTĐNN tại vùng đồng bằng sông Hồng Cụ thể, luận án đã phân tích ảnh hưởng quá trình TTĐNN dựa trên dữ liệu về sản xuất và sử dụng đất và khảo sát các chủ thể tham gia TTĐNN Các nghiên cứu trước đây thường đánh giá ảnh hưởng TTĐNN dưới góc nhìn của nhà

Trang 4

4

quản lý, nên luận án bổ sung thêm mô hình đánh giá ảnh hưởng dưới góc nhìn của các chủ thể tham gia vào tập trung đất nông nghiệp

5 Kết cấu của luận án:

Luận án được kết cấu thành 5 chương, bao gồm:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án

Chương 2: Cơ sở khoa học về tập trung đất nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp

Chương 3: Thực trạng tập trung đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng Chương 4: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Chương 5: Giải pháp thúc đẩy tập trung đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Phân mảnh đất đai, tập trung đất nông nghiệp và mối quan hệ giữa quy mô ruộng đất với hiệu quả SXNN

1.1.1 Phân mảnh đất đai: là việc phân chia đất thành các mảnh đất riêng biệt nằm rải rác trên một diện tích rộng nhưng thuộc sở hữu của một hộ gia đình (Knippenberg và cộng sự, 2020) Phân mảnh đất đai mang lại lợi ích ở một số trường hợp, một số trường hợp thì lại không và điều này phụ thuộc vào từng vùng (Phạm Văn Hùng, 2007; và quy

mô diện tích sản xuất, Lê Thị Thiên Hương, 2008; Lê Cảnh Dũng, 2010) Phân mảnh đất đai ngăn cản nông dân sử dụng các thiết bị cơ giới hóa hiện đại như máy kéo và máy gặt; ngăn cản việc áp dụng các loại cây trồng có lợi nhuận cao chỉ có thể được trồng trên diện rộng (Manjunatha và cộng sự, 2013); cần nhiều thời gian hơn để di chuyển giữa các mảnh ruộng (Ciaian và cộng sự, 2018; Kompas và cộng sự, 2012); chi phí cố định, ví dụ như làm hàng rào, bờ bao (Demetriou và cộng sự, 2013) và tưới tiêu

có xu hướng cao hơn đối với nhiều mảnh đất nhỏ, cản trở chuyên môn hóa và tập trung sản xuất, cản trở áp dụng máy móc và tiến bộ KHCN, hạn chế hiệu quả của các biện pháp thâm canh sản xuất (Hung và cộng sự, 2007; tác động bất lợi đáng kể đến năng suất và hiệu quả sản xuất, làm tăng chi phí lao động, chi phí vật tư sản xuất và trực tiếp làm tăng tổn thất trong khâu thu hoạch, gián tiếp góp phần làm tăng tổn thất thương mại của hàng nông sản (Sanzidur và Mizanur, 2009, Blarel và cộng sự,1992;

Trang 5

5

Boonchom và cộng sự, 2017; Jurgenson, 2016, Đặng Kim Sơn và Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2011; tăng chi phí sản xuất, sử dụng nhiều lao động (Hung và cộng sự, 2007; Nguyễn Văn Toàn và cộng sự, 2014); tác động đến thu nhập của hộ gia đình (Trần và

Vũ, 2019); và ảnh hưởng đến an ninh lương thực (Tran và cộng sự, 2021)

1.1.2 Tập trung đất nông nghiệp: TTĐNN đem lại hiệu quả sản xuất NN khác nhau ở những quy mô khác nhau Những địa phương có điều kiện quy mô diện tích trang trại lớn lên đến hàng trăm ha thì TTĐNN cho hiệu quả thấp hơn phân mảnh đất đai Còn ở những địa phương có quy mô diện tích SX như ĐBSH, quy mô đất NN của mỗi chủ thể chỉ vài nghìn m2 (0,4-0,5 ha) thì chia nhỏ ruộng đất sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng đất Tương ứng với đó là các kết luận về kết quả của TTĐNN: đem lại lợi ích kinh tế

xã hội thông qua hiệu quả kinh tế do quy mô trang trại tăng lên (Robert Cole và cộng

sự, 2022; Girum Getachew Alemu, 2019; Teshome Beyene Leta và cộng sự, 2020; Jacek Gniadek, 2017; Demetriou, 2014); góp phần phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện năng suất lao động và tăng năng suất cây trồng (Demetriou, 2014; Pasakarnis

và Maliene, 2010; Djanibekov và cộng sự, 2012; Li và cộng sự, 2018; Mihara, 1996; Niroula và Thapa, 2005); giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập của ND (Ebrahimi và cộng sự, 2012); giúp giảm bớt tình trạng mất an ninh lương thực (Tran & Vu, 2019; Cholo và cộng sự, 2019; Knippenberg và cộng sự, 2020); cải thiện năng suất đất đai nhờ việc tăng cường kỹ thuật và tăng quy mô sản xuất (Monke, Avilez và Ferro, 1992); góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyên môn hoá trong SXNN nhờ vậy đảm bảo sản xuất

và tăng năng lực cạnh tranh của ngành NN (Nguyễn Vân Khánh, 2013)

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tập trung đất nông nghiệp

Chủ đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến TTĐNN hoặc gián tiếp thông qua kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh làm động lực thúc đẩy TTĐNN thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong những năm qua Luận án tổng hợp và phân chia thành một số nhóm nhân tố như sau:

1.2.1 Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ

Hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống kênh mương thủy lợi, mạng lưới điện, đường cho máy móc vào ruộng, hệ thống giao thông nông thôn phục vụ việc đi lại và vận chuyển sản phẩm cho quá trình cơ giới hóa sản xuất và DĐĐT đã cải thiện đáng kể năng suất cây trồng từ đó thúc đẩy TTĐNN (M.M.M Najim, T.S Lee, M A Haque,

M Esham, 2007; Ebrahimi, 2012; Abebaw A.G và cộng sự, 2019; Hoàng Thị Thu Huyền, 2016)

Công nghệ và sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng tích cực trong quá

Trang 6

6

trình thúc đẩy DĐĐT trong nghiên cứu của Leń Przemysław và cộng sự (2023) và tập trung đất ở Thái Bình (Vũ Kim Cứ, 2017)

1.2.2 Đặc điểm và điều kiện sản xuất của CSNN

Đặc điểm hộ gia đình, tâm lý, tập quán của nông dân ảnh hưởng đến TTĐNN theo Argawal (1972), Mc Pherson (1983), Hoàng Thị Thu Huyền (2016), Vũ Kim Cứ (2017), Vũ Trọng Khải (2008), Trần Quốc Toản (2017) Tâm lý của nông dân khu vực phía Nam coi đất đai là hàng hoá, có thể được mua hoặc bán tự do là một trong những nhân tố tạo điều kiện cho hoạt động TTĐNN ở khu vực này diễn ra mạnh mẽ hơn so với miền Bắc Trái ngược với khu vực phía Nam, nông dân vùng ĐBSH có hành vi kinh tế xã hội chịu ảnh hưởng nhiều bởi mối liên hệ chặt chẽ với đất đai quê hương họ, điều này cản trở việc họ coi đất đai như một loại hàng hoá, và do vậy, là nhân tố cản trở TTĐNN tại khu vực này (Trần Hữu Quang, 2017)

Điều kiện sản xuất của CSNN có thể kể đến như: (i) Điều kiện về đất đai (quy

mô diện tích đất, độ màu của đất); (ii) Điều kiện về kinh tế (sinh kế, hoàn cảnh gia đình nông hộ, tiềm lực kinh tế của hộ) ảnh hưởng đến quyết định TTĐNN theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2017), Hoàng Thị Thu Huyền (2016), Vũ Kim Cứ (2017), Vũ Trọng Khải (2008) Tiếp cận thị trường tín dụng có xu hướng liên tục loại trừ các hộ gia đình nghèo tài sản bất kể khả năng thế chấp hợp pháp đối với đất đai của họ (Carter (1988)); (iii) Kinh nghiệm quản lý của chủ trang trại và vốn con người là những nhân tố được Health Henderson và cộng sự (2014) kết luận

có ảnh hưởng đến TTĐNN

1.2.3 Chính sách nhà nước và hỗ trợ của chính quyền địa phương

Thể chế chính sách được hoàn thiện là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến quá trình TTĐNN (Thomas Markussen và cộng sự, 2016; Ebrahimi, 2012; Argawal, 1972; Mc Pherson, 1983; Health Henderson và cộng sự, 2014) Các chính sách cải thiện chức năng của thị trường tín dụng là động lực thúc đẩy TTĐNN (Health Henderson và cộng

sự, 2014) Những vướng mắc về chính sách đất đai là rào cản cho TTĐNN như: Chưa

có khung pháp lý phù hợp cho thị trường QSD đất (khung pháp lý cho chính quyền địa phương thuê lại đất của hộ NN; Giới hạn đối tượng chuyển đổi (mảnh) đất NN; Thời gian thuê đất 5% ngắn (khoản 5 Điều 126 Luật Đất đai 2013); Chưa rõ ràng trong quy định về góp vốn bằng QSD đất tại Luật Đất đai 2013, Luật DN năm 2014 và Bộ Luật Dân sự năm 2005; Khung giá đất còn chưa sát với thị trường và thiếu linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; vướng mắc trong chỉ đạo triển khai như thiếu quan tâm phát triển hạ tầng để thu hút đầu tư; thiếu ổn định và minh bạch trong quy

Trang 7

7

hoạch vùng chuyên canh (Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2017) Chính sách về ruộng đất và cho SXNN hàng hóa còn nhiều bất cập, có thể kể tới như thời hạn giao đất, quy mô ruộng đất, thuế, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa (Trần Quốc Toản, 2017; Vũ Kim

Cứ, 2017; Hoàng Thị Thu Huyền, 2015), chính sách về nông nghiệp (Vũ Kim Cứ, 2017; Vũ Trọng Khải, 2008) Vũ Thị Minh và Lưu Đức Khải (2017) kết luận bất cập trong tiếp cận đất đai của DN nông nghiệp là không có nhiều diện tích sẵn để DN có thể thuê phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình do hầu hết các diện tích đất NN đã giao hết cho ND sử dụng lâu dài

1.2.4 Thị trường

Thị trường đất đai: Các tác giả Argawal (1972), Mc Pherson (1983), Trọng Khải (2008), Hoàng Thị Thu Huyền (2015), Vũ Kim Cứ (2017), Hoàng Thị Thu Huyền (2016) khẳng định sự phát triển của thị trường đất đai là nhân tố quan trọng cho sự thành công của TTĐNN Nhân tố thị trường được Health Henderson và cộng sự (2014) tổng hợp khi cân nhắc các cách tiếp cận trong nghiên cứu về động lực TTĐNN ở các nước đang phát triển Theo đó, thị trường cho thuê và bán đất là cơ chế chính để đất NN được giao và tái phân bổ, đưa ra hàm ý chính sách đối với những khu vực muốn thúc đẩy TTĐNN

Thị trường nông sản: là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tích tụ ruộng đất theo Hoàng Thị Thu Huyền (2016, Lại Hoa, 2023; Nguyễn Đình Bồng, 2017)

Thị trường phi nông nghiệp: hoạt động NN phát triển là nhân tố quan trọng cho

sự thành công của TTĐNN (Hoàng Xuân Phương và cộng sự, 2014; Vũ Kim Cứ, 2017; Hoàng Thị Thu Huyền, 2015; Vũ Trọng Khải, 2008, Nguyễn Quang Thuấn, 2017) 1.2.5 Hiệu quả sản xuất

TTĐNN giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho ND (Ebrahimi, 2012; Abebaw A.G và cộng sự, 2019; Lê Cảnh Dũng, 2010; Vũ Kim Cứ, 2017; Shuhao và cộng sự, 2007), hiệu quả kinh tế cao hơn so với SXNN nhỏ lẻ, truyền thống (Vũ Kim Cứ, 2017), giúp tăng sản lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, giúp người nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống (Thái Thị Quỳnh Như, 2020)

1.2.6 Hợp tác sản xuất kinh doanh

Vũ Thị Minh và Lưu Đức Khải (2017) chỉ ra những rào cản đối với TTĐNN liên quan đến chính sách và mối liên kết hợp tác lỏng lẻo giữa các bên như nông dân với doanh nghiệp, nông dân và DN với chính quyền địa phương khởi nguồn từ chính sách

Trang 8

8

về TTĐNN HTX và DN thiếu liên kết với các hộ nông dân một cách bền vững để hình thành vùng sản xuất theo quy mô sản xuất lớn là kết luận của Trần Quốc Toản (2017)

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những khó khăn trong TTĐNN, có thể kể đến như:

hộ ND ko muốn bán/cho thuê đất NN dù không sản xuất; hộ ND ko muốn góp vốn vào HTX/DN bằng QSD đất do chưa có những quy định rõ ràng về mặt pháp lý cũng như

lo ngại mất đất khi DN làm ăn thua lỗ; hay các CSNN thiếu vắng những hỗ trợ đồng

bộ từ các bên liên quan như chính quyền địa phương, DN, các tác nhân trong chuỗi cung ứng nông sản để giúp cho quá trình sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm (Lại Hoa, 2023; Nguyễn Đình Bồng, 2017) Mặc dù chưa chỉ rõ tên nhân tố nhưng rõ ràng, sự hợp tác giữa các chủ thể TTĐNN với nhau, giữa các chủ thể TTĐNN và các tác nhân trong chuỗi cung ứng nông sản, giữa các CSNN với cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là động lực để thúc đẩy TTĐNN được diễn

ra và thành công

1.3 Các hình thức tập trung đất nông nghiệp

Các hình thức chủ yếu để tập trung đất đai bao gồm:

(1) Cho thuê QSD đất: (i) Nông dân/HTX/DN thuê đất của ND để sản xuất quy

mô lớn (Đỗ Kim Chung, 2018; Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT, 2013; Hoàng Xuân Phương và cộng sự, 2014) Hình thức này xuất phát từ nhu cầu giao dịch giữa người nắm QSD đất và người có nhu cầu thuê QSD đất Với hình thức này, người

ND vẫn nắm QSD đất, có thể có thu nhập cao hơn trước đây thông qua được hưởng tiền thuê đất ND có cơ hội làm việc cho DN Khi hết thời hạn cho thuê, người ND vẫn còn QSD đất (Đinh Thị Nga, 2017); (ii) Chính quyền thuê đất của ND và cho DN thuê lại (Thái Thị Quỳnh Như, 2020)

(2) Góp vốn bằng QSD đất vào tổ chức kinh tế (DN, HTX, nhóm sở thích, ) (Đỗ Kim Chung, 2018; Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT, 2013; Hoàng Xuân Phương và cộng sự, 2014; Thái Thị Quỳnh Như, 2020) Đất đai được định giá để xác định vốn góp trong giá trị DN (Đinh Thị Nga, 2017)

(3) Hợp tác, liên kết sản xuất để có CĐL (Đỗ Kim Chung, 2018), canh tác theo quy trình chung (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT, 2013; Thái Thị Quỳnh Như, 2020) Trong liên kết này, DN, HTX đóng vai trò đầu mối cung cấp vật

tư, giống, KHCN và bao tiêu đầu ra Nông dân vẫn sản xuất trên ruộng đất của mình nhưng tự hình thành nhóm hộ sản xuất, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa TTĐNN để tạo thành các vùng sản xuất lớn, chuyên canh, áp

Trang 9

ô, thửa lớn tập trung tại một vị trí Đây là yêu cầu TTĐNN để hộ gia đình, cá nhân có được các thửa đất có quy mô diện tích lớn hơn để tổ chức SX thuận lợi do có điều kiện

để cơ giới hóa và thâm canh để mang lại hiệu quả (Đinh Thị Nga, 2017)

(5) Nhận chuyển nhượng QSD đất (Hoàng Xuân Phương và cộng sự, 2014; Thái Thị Quỳnh Như, 2020; Đinh Thị Nga, 2017) Chuyển nhượng QSD đất hoàn toàn theo

cơ chế thị trường, cung cầu gặp nhau, thỏa thuận giá cả và các điều kiện cần thiết theo

cơ chế thị trường Hình thức này có tác động rất lớn về mặt KT-XH tới việc đảm bảo lợi ích của người ND vì bản chất là người ND không còn đất SX, không có việc làm trong NN hoặc trở thành người làm thuê trong NN (Đinh Thị Nga, 2017)

1.4 Khoảng trống nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan các tài liệu nghiên cứu từ trước tới nay trên bình diện quốc gia và quốc tế, cho thấy rằng có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về TTĐNN đề cập đến các nội dung về hiệu quả SXNN theo quy mô, các nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN có giá trị lý luận và thực tiễn cao Ứng dụng của các công trình này là rất to lớn, là nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý giá cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách nói chung và cho NCS nói riêng trong quá trình nghiên cứu nội dung TTĐNN

và nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN Song do đặc thù của từng nghiên cứu và của từng quốc gia mà các nghiên cứu đó chỉ đề cập đến một phần các nhân tố tác động đến tích tụ và TTĐNN Các nghiên cứu cũng chỉ ra những kết quả trái chiều về mối liên hệ giữa quy mô ruộng đất với hiệu quả sản xuất như đã chỉ ra trong tổng quan Cùng với đó, các nhân tố được nghiên cứu rời rạc thay vì xem xét trong mối liên hệ theo nhóm nhân tố thuộc về bên trong và bên ngoài chủ thể thực hiện TTĐNN Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của nhân tố đến TTĐNN dựa vào phân tích định tính và định lượng gần như thiếu vắng, đặc biệt là ở vùng ĐBSH

Như vậy tính đến nay, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến TTĐNN còn rất hạn chế, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào phát hiện và đi sâu tìm hiểu nhân tố “hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể tham gia TTĐNN” Cơ sở lý luận đã chỉ ra sự

Trang 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

2.1 Một số lý thuyết liên quan đến tập trung đất nông nghiệp

Luận án tổng quan và tập trung rà soát, nghiên cứu 03 lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu đó là: Lý thuyết về tích tụ và tập trung tư bản ; Lý thuyết về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp; Lý luận về sản xuất hàng hoá, chuyên môn hoá

và tập trung hoá trong sản xuất

Lý thuyết về tích tụ và tập trung tư bản cho rằng: i) Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản Tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng thêm quy mô của tư bản cả biệt là tích tụ tư bản; ii) Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn TTĐNN là một dạng tích tụ tư bản dưới hình thức hiện vật trong NN, vì ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của NN Để phát triển SXNN theo hướng hàng hóa và bền vững, TTĐNN bằng cách mua, thuê (lĩnh canh) đất đai để lập trang trại sản xuất nông sản hàng hóa là một tất yếu khách quan của quá trình CNH, HĐH được thực hiện theo cơ chế thị trường Chỉ không nên chấp nhận việc TTĐNN dựa trên cơ sở đặc quyền, đặc lợi, phi thị trường TTĐNN theo nguyên tắc thị trường luôn là tất yếu khách quan

Lý thuyết về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp

Theo Timmer, P (1991, 1995), giai đoạn phát triển cao nhất của nông nghiệp đó

là một nền NN hiện đại Đặc trưng cơ bản trong giai đoạn này là trong các trang trại

Trang 11

11

được chuyên môn hoá, sản xuất được cung ứng hoàn toàn cho thị trường và lợi nhuận thương mại là mục tiêu của người sản xuất; nhân tố vốn và công nghệ trở thành các nhân tố quyết định đối với việc tăng sản lượng NN; dựa vào lợi thế về quy mô, áp dụng tối đa công nghệ mới, hướng vào sản xuất một vài loại sản phẩm chuyên biệt Lý thuyết lợi thế theo quy mô - Economies of scale (David Beg, 2005): trong NN, nếu quy mô diện tích đất đai lớn, hộ ND dễ dàng áp dụng cơ giới hoá cũng như tổ chức SX hàng hoá có lợi thế hơn rất nhiều với các hộ ND có diện tích đất đai nhỏ lẻ, manh mún Tuy nhiên, do đặc điểm SX mang tính sinh học nên lợi thế kinh tế theo quy mô trong NN

bị hạn chế hơn trong công nghiệp

Lý luận về sản xuất hàng hoá, chuyên môn hoá và tập trung hoá trong sản xuất

Sản xuất hàng hoá: là quá trình sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, để bán, không phải để tự tiêu dùng bởi chính người sản xuất ra sản phẩm đó

Tập trung hoá trong sản xuất nông nghiệp: Để có thể tập trung hoá SXNN, điều kiện trước hết là cần TTĐNN nhằm tạo cơ sở hình thành vùng SX tập trung, từ đó ứng dụng KHCN phát triển sản xuất hàng hoá

Chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp: Chuyên môn hoá sản xuất, hay chuyên canh trong NN được thể hiện ở mục đích của sự tập trung lực lượng sản xuất của đơn

vị là để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá Đất đai đóng vai trò là lực lượng sản xuất quan trọng trong SXNN CMH kết hợp với đa dạng hoá trong NN nhằm hướng tới SXNN bền vững Chuyên môn hóa, phân công lao động và lợi thế theo qui mô là những động lực chính đằng sau tăng trưởng năng suất và mức sống cao Để thực hiện chuyên môn hoá trong SXNN, điều kiện quan trọng hàng đầu là tập trung các yếu tố tư liệu SX trong

đó tư liệu SX chủ yếu là ruộng đất Do vậy TTĐNN được xem là cơ sở nền tảng để tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá SXNN từ đó phát triển NN theo hướng SX hàng hoá hiện đại

2.2 Một số khái niệm và hình thức tập trung đất nông nghiệp

2.2.1 Tích tụ ruộng đất

Tác giả Đỗ Kim Chung (2018) cho rằng: “Tích tụ đất đai là một hành vi trong

đó chủ thể sở hữu và sử dụng ruộng đất dùng các biện pháp khác nhau mua, chuyển nhượng và các biện pháp khác nhằm tăng được quy mô ruộng đất mà mình sở hữu và

sử dụng”

Nếu xem xét ở góc độ thị trường (không kể hành vi khai hoang, thừa kế của hộ thì tích tụ ruộng đất được biểu hiện theo 02 hình thức sau: i) Tích tụ ruộng đất thông qua chuyển nhượng QSD đất NN giữa các hộ (Nông dân mua đất của nông dân); ii)

Trang 12

Tích tụ ruộng đất thông qua chuyển nhượng QSD đất NN giữa các hộ với các tổ chức gồm: DN, HTX và các tổ chức khác

2.2.2 Tập trung đất nông nghiệp

Theo từ điển Hán Việt của giáo sư Nguyễn Lân thì "Tập trung" nghĩa là: “Tập

là một; Trung là giữa, nghĩa là dồn tất cả vào một chỗ để tăng cường sức mạnh”

Theo FAO (2002): “Tập trung đất nông nghiệp (Agricultural land consolidation

- LC) là quá trình hợp nhất đất của nông dân nằm rải rác ở các vị trí khác nhau trong cùng một khu vực canh tác để giúp họ tận dụng tối ưu các nguồn tài nguyên”

Có thể hiểu “Tập trung đất nông nghiệp” là việc tự nguyện dồn, góp một số mảnh đất liền kề thông qua chuyển đổi ruộng đất giữa các hộ nông dân (từ công tác dồn điền đổi thửa), thuê/cho thuê/nhận chuyển nhượng QSD đất NN từ một hoặc nhiều người

để hình thành một diện tích đất có quy mô đủ lớn để cùng hợp tác, liên kết sản xuất ra những nông sản có cùng quy trình sản xuất, chất lượng đồng đều, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng tới SXNN tập trung và hiện đại

2.2.3 Các hình thức tập trung đất nông nghiệp

Phân theo loại chủ thể tham gia TTĐNN, có 3 hình thức (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT, 2013): Một là, TTĐNN giữa nông dân với nông dân: i) Dồn điền đổi thửa: Là việc tập hợp, dồn đổi các thửa ruộng nhỏ thành thửa ruộng lớn DĐĐT không làm thay đổi các quyền của hộ nông dân đối với ruộng đất đã được quy định trong Pháp luật; ii) Nông dân thuê, nhận cầm cố, mượn ruộng đất của nông dân, không làm thay đổi QSD đất nên đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người cho thuê Hai là, TTĐNN thông qua HTX/THT: i) Nông dân cùng sản xuất theo kế hoạch chung của HTX/THT trong vùng sản xuất của HTX, nhưng không góp đất (đất vẫn do từng hộ canh tác); ii) Nông dân cùng nhau góp đất vào HTX/THT để cùng nhau sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Ba là, TTĐNN thông qua các DN: i) Nông dân góp vốn bằng QSD đất vào DN và làm thuê cho DN; ii) DN thuê lại QSD đất của nông dân trong một thời gian nhất định: Họ cho thuê theo giá thị trường và sẽ nhận được các lợi ích kinh

tế của QSD đất theo giá thị trường; iii) Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

NN giữa ND và DN theo mô hình “Cánh đồng lớn” Các hộ sản xuất theo một quy trình canh tác chung theo đơn đặt hàng của DN

Theo phương thức TTĐNN, có thể chia thành 04 hình thức TTĐNN, đó là: i) Thuê QSD đất; ii) Góp vốn bằng QSD đất vào tổ chức kinh tế (DN, HTX, nhóm sở thích ); iii) Hợp tác, liên kết sản xuất để có cánh đồng quy mô lớn; iv) Dồn điền, đổi thửa (DĐĐT)

Ngày đăng: 23/11/2024, 15:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w