1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn học lịch sử Đảng Đề tài môi trường

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Môi trường
Tác giả Phan Nhật Hào, Đào Thanh Quang, Nguyễn Thị Mỹ Tâm, Đoàn Đỗ Ánh Linh, Hồ Đăng Võ, Lê Quốc Bảo, Lê Thị Như Ý, Hoàng Thị Hồng Vân, Nguyễn Ngọc Huy, Lê Minh Thư, Lê Mỹ Linh, Đặng Văn Hậu
Người hướng dẫn TS. Mai Quốc Dũng
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
Chuyên ngành Lịch sử Đảng
Thể loại Tiểu luận môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 646,38 KB

Nội dung

- Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau , bao quanh con người , có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất , sự tồn tại , phát triển của con ng

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM

TIỂU LUẬN MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG

ĐỀ TÀI:

MÔI TRƯỜNG

GVHD: TS Mai Quốc Dũng

SVTH: Phan Nhật Hào 2040210050

Đào Thanh Quang 2035210033

Nguyễn Thị Mỹ Tâm 2037215254

Đoàn Đỗ Ánh Linh 2031210074

Hồ Đăng Võ 2031211307

Lê Quốc Bảo 2031211871

Lê Thị Như Ý 2031219671

Hoàng Thị Hồng Vân 2031219665

Nguyễn Ngọc Huy 2031219613

Lê Minh Thư 2035218588

Lê Mỹ Linh 2037215121

Đặng Văn Hậu 2040210049

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Môi trường là gì? 3

2 Vai trò của môi trường là gì ? 3

3 Tại sao phải bảo vệ môi trường? 4

4 Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường 5

NỘI DUNG 6

1 Thực trạng ô nhiễm môi trường 6

2 Mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay 6

3 Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường 7

a) Nguyên nhân do tự nhiên 7

b) Nguyên nhân do con người 7

4 Giải pháp khắc phục 8

KẾT LUẬN 9

1 Quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường 9

2 Những vấn đề đặt ra trong thể chế hóa về bảo vệ môi trường theo tinh thần đại hội 14

3 Liên hệ bản thân trong nâng cao ý thức hiện trường 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Môi trường là gì? 4

Hình 2: Vai trò của môi trường 5

Hình 3: Tại sao phải bảo vệ môi trường? 5

Hình 4: Ý nghĩa của bảo vệ môi trường 6

Hình 5: Thực trạng ô nhiễm môi trường 7

Hình 6: Mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay 7

Hình 7: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do tự nhiên 8

Hình 8: Nguyên nhân ô nhiễm do con người 9

Hình 9: Giải pháp khắc phục 9

Hình 10: Quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường 13

Hình 11: Mục tiêu quan trọng để phát triển, thúc đẩy bảo vệ môi trường 15

Hình 12: Những vấn đề đặt ra trong thể chế hóa bảo vệ môi trường 17

Hình 13: Liên hệ bản thân 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Môi trường là gì?

- Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau , bao quanh con người , có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất , sự tồn tại , phát triển của con người và thiên nhiên

Hình 1: Môi trường là gì?

2 Vai trò của môi trường là gì ?

- Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất, bởi lẽ:

Thứ nhất, Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người Rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất đều gắn với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên như:

+ Trồng lúa cần có đất nông nghiệp, ngành xây dựng cần vật liệu xây dựng thô như đất, đá và các vật liệu xây dựng qua chế biến như xi măng, sắt, thép ; + Rừng tự nhiên phục mụ chức năng cung cấp nước, gỗ, bảo vệ sự đa dạng sinh học và thông qua đó cải thiện môi trường chung của hệ sinh thái;

+ Biển cung cấp các nguồn hải sản, nước phụ vụ nhu cầu sinh tồn của con người

+ Động vật và thực vật cung cấp nguồn lương thực dồi dào trực tiếp phụ vụ đời sống của con người

+ Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió là nguồn cung cấp điện năng,

sự sống trực tiếp cho con người

Do vậy, có thể thấy rằng con người phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào môi trường Không có môi trường sẽ không có sự sống của con người

Thứ hai, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra

Trong quá trình sinh sống, còn người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường Các chất này dưới tác động của ác vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống Thứ ba, Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người

Trang 4

Hình 2: Vai trò của môi trường.

Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:

- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất

và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người

- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa

- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các

hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác

Thứ tư, Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài

Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời

Và rất nhiều các vai trò quan trọng khác mà chúng tôi chưa thể phân tích kỹ trong một bài viết cụ thể

3 Tại sao phải bảo vệ môi trường?

- Như đã phân tích ở trên, môi trường là không gian sống quan trọng nhất của con người, sinh vật, thực vật nên bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống nói chung và bảo vệ sự phát triển lâu dài của con người nói riêng

Hình 3: Tại sao phải bảo vệ môi trường?

Trang 5

Bảo vệ môi trường là việc sử dùng hài hòa các nguồn tài nguyên có giới hạn như (nước, than, đá, dàu mỏ ) và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với môi trường sống bền vững như năng lượng điện, gió Sử dụng các nguồn nặng lượng hóa thạch sẽ góp phần tạo ra khí thải làm trái đất nóng lên, nếu không có sự vào cuộc ngay theo dự kiến trong 100 năm tới trái đất sẽ tăng từ 1,5 đến 5,8 độ C Như vậy, các thảm họa thiên nhiên sẽ không thể tránh khỏi và thiệt hại từ các thảm họa sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn

Khi môi trường bị ô nhiễm thì cuộc sống của con người sẽ bị đe dọa Ô nhiễm không khí có thể gây ra hàng nghìn bệnh tật đến đường hô hấp, Ô nhiễm nước, thực phẩm sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh ung thư không có khả năng chữa trị Như vậy, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường là điều không thể bỏ qua và vô cùng cấp thiết đối với mọi người, mọi dân tộc và quốc gia Đó là trách nhiệm chung không chỉ của riêng ai

=> Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình và các thế hệ về sau

4 Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, nếu môi trường bị ô nhiêm hay bị hủy hoại thì chúng ta cũng không còn tồn tại

Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững

Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển

Hình 4: Ý nghĩa của bảo vệ môi trường.

Trang 6

NỘI DUNG

1 Thực trạng ô nhiễm môi trường

- Vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề quan tâm của toàn cầu Nước ta cũng vậy và nó đang ở mức báo động cao Các cơ quan, tổ chức đã cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường nhưng tình trạng này không có dấu hiệu dừng lại và tiếp tục tăng cao Với tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng khá nhanh cùng với đó là sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với môi trường của Việt Nam

2 Mức độ ô nhiễm môi trường hiện nay

- Việt Nam tổng số có hơn 183 khu công nghiệp trong cả nước Thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung Ở các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom Cơ sở hạ tầng thoát nước

và xử lý nước thải, chất thải chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường Hầu hết nước thải đều bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm chưa được xử lý và đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên Các loại khí chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường

 Việt Nam được đánh giá là nước có lượng phương tiện di chuyển là xe máy đứng đầu toàn cầu Vì vậy, hàng ngày chúng ta đã thải ra một lượng khí thải vô cùng lớn Một số thống kê mà chúng tôi tổng hợp để bạn có thể thấy thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:

Trang 7

 Nhà máy Chế biến Graphite ở Yên Bái hoạt động trở lại Các chất xả thải ra môi trường chưa được xử lý theo tiêu chuẩn, dẫn tới nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu bị ô nhiễm đến mức không thể sử dụng được

 Nhà máy Masan ở Bình Dương sản xuất ngành nghề thực phẩm các loại như nước tương, nước mắm, mì ăn liền… trên địa bàn gây ô nhiễm mùi hôi, thối nồng nặc diễn ra kéo dài trong nhiều năm

 Nhà máy xử lý chất thải rắn Đăk Hà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cộng đồng

3 Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường

- Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng ô nhiễm môi trường Một là

do tự nhiên gây ra tác động và hai là do con người Đây là 2 nguyên nhân chính tác động khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày một trầm trọng

và tăng cao

a) Nguyên nhân do tự nhiên

 Một số nơi có núi lửa phun trào, bụi từ núi lửa chảy ra sông, suối, đại dương cũng khiến nguồn nước bị nhiễm chất hóa học gây ảnh hưởng đến nguồn nước

 Xác sinh vật bị phân hủy sẽ trở thành chất hữu cơ ngấm sâu vào đất, nguồn nước ngầm khiến đất và nước bị nhiễm bẩn

 Mưa nhiều trên những vùng núi gây ra sự xói mòn, sạt lở khiến chất lượng đất bị ảnh hưởng

 Một số nơi có nồng độ hòa tan muối khoáng điều này chứng tỏ đất bi nhiễm các chất có hại như Flour, kim loại nặng, Asen…rất độc gây hại cho sức khỏe con người

Hình 7: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do tự nhiên.

Trang 8

b) Nguyên nhân do con người.

- Sự tác động của con người trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất cộng với chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao Điều đó là nguyên nhân chính khiến môi trường sống của chúng ta ngày càng tệ đi

 Đầu tiên phải nói đến ý thức của người dân Việt Nam Rác thải được vứt một cách bừa bãi, không phân loại rác thải Các cơ quan, tổ chức vẫn thờ ơ trong việc người dân vứt rác bừa bãi

 Rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp chưa được xử lý đúng cách, thải trực tiếp ra sông suối, ao hồ Do chất thải sinh hoạt, phân từ con người, nước rửa của các nhà máy đường, giấy…thải ra luôn mà không qua hình thức xử lí gì hết

 Cuộc sống con người hiện đại phát triển, ngày càng được nâng cao Các

đô thị mọc lên ngày càng nhiều khiến nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức gây ra bão, lũ lụt nhiều

 Các công ty, xí nghiệp thải trực tiếp khí thải ra ngoài không khí mà không qua sử lý

Hình 8: Nguyên nhân ô nhiễm do con người.

4 Giải pháp khắc phục

 Nhà nhà, người người cần tuyên truyền, truyền tải những thông tin, kiến thức và tầm quan trọng về các vấn đề ô nhiễm môi trường với mọi người Để họ có thể hiểu rõ hơn về vấn đề cấp bách này

 Tích cực kêu gọi người dân trồng cây xanh Tổ chức các phong trào, trò chơi liên quan đến dọn rác thải ở khu bãi biển, ao, hồ, sông,…

 Hạn chế sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu gây hại cho đất và mạch nước ngầm

 Cần có nhiều biện pháp răn đe, xử lí nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp vi phạm hoặc chống đối

 Cần để thêm nhiều thùng giác công cộng được phân loại hữu cơ và vô

cơ Đồng thời người dân cũng phải tự ý thức trong việc phân loại rác

 Tăng cường kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp về hệ thống xử lí trong doanh nghiệp đó để xử lý kịp thời tránh để lại hậu quả

Trang 9

Hình 9: Giải pháp khắc phục.

KẾT LUẬN

1 Quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường

- Do nhiều thập kỷ, việc phát triển kinh tế có phần thiên về chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong khi lại thiếu quy hoạch bài bản, dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở nhiều nơi,… đã ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người và sự phát triển bền vững của đất nước Thực tiễn này đặt ra nhu cầu phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường

Đảng ta có nhiều chủ trương về bảo vệ môi trường thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến Đại hội XIII; trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, sửa đổi, bổ sung năm 2011; trong các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn

1991 - 2000, 2001 - 2010, 2011 - 2020, 2021 - 2030; Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 25-6-1998, của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 15-11-2004, “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3-6-2013, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo

vệ môi trường” Quan điểm xuyên suốt của Đảng từ năm 1991 đến nay là thúc đẩy thực hiện phát triển bền vững; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch Trong đó, Đảng nhấn mạnh trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong bảo vệ môi trường (từ hệ thống chính trị đến toàn xã hội, mọi công dân) Chú trọng kiểm soát ô nhiễm môi trường; khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu… Về cơ bản, các quan điểm này có sự phát triển qua từng giai đoạn và được thể chế vào các quy định của pháp luật

Trang 10

- Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 chỉ ghi nhận chung về bảo

vệ môi trường tại Điều 29, thì đến Hiến pháp 2013 thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ khi lần đầu tiên ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43); thực hiện phát triển bền vững (Điều 50); bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (Điều 63)

Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và nay là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng thể hiện sự chuyển hóa rõ rệt quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường,

từ việc quy định chung ban đầu về bảo vệ môi trường qua các lần sửa đổi, thay thế, Nhà nước đã thể chế các quan điểm của Đảng về chủ động kiểm soát ô nhiễm môi trường; tăng cường vai trò của Nhà nước, cộng đồng trong bảo vệ môi trường; bổ sung nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững, nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Việc coi trọng bảo vệ tài nguyên nước được thể hiện qua sự chuyển biến trong quy định từ Luật Tài nguyên nước năm 1998 đến Luật Tài nguyên nước năm

2012, theo hướng ngày càng coi trọng bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước; coi nước là một loại hàng hóa; khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, đặc biệt là nước sinh hoạt Quy định gây ô nhiễm phải trả tiền, phải bồi thường thiệt hại cũng được hoàn thiện qua các Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 và nay là Bộ luật Dân sự năm 2015 Ngoài bồi thường thiệt hại khi gây ô nhiễm môi trường, pháp luật còn quy định trách nhiệm hình sự với các chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường, kể cả với các cá nhân và pháp nhân, thể hiện qua sự chuyển biến trong quy định về vấn đề này từ Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, đến Bộ luật Hình

sự năm 2015

Bên cạnh đó, quan điểm của Đảng về vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên sinh vật và vi sinh vật, bảo vệ môi trường biển và hải đảo… cũng đã được thể chế trong Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo năm 2015 Đồng thời, quan điểm về khai thác thủy sản theo hướng bền vững, phù hợp với các điều ước quốc tế; xã hội hóa dịch vụ công, phân cấp quản lý được thể hiện rõ hơn khi Nhà nước ban hành Luật Thủy sản 2017 thay thế Luật Thủy sản 2003

Về vấn đề bảo vệ, phát triển rừng cũng có sự phát triển cùng với việc ngày càng coi trọng kinh tế lâm nghiệp; thừa nhận rừng thuộc sở hữu của tổ chức, cá

Ngày đăng: 23/11/2024, 06:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w