1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Môn Học Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam Đề Tài Văn Hóa Óc Eo Qua Góc Nhìn Từ Đồ Gốm.pdf

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Óc Eo Qua Góc Nhìn Từ Đồ Gốm
Tác giả Nguyễn Quốc Chính
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đệ
Trường học Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Theo nhiều tài liệu khảo cổ cho biết thì từ đầu thế kỉ XX, những cổ vật đầu tiên và nổi bật của nền văn hóa Óc Eo như các loại đồ trang sức, tượng thờ và đồ gốm gia dụng đã được phát hiệ

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ÓC EO QUA GÓC NHÌN TỪ ĐỒ GỐM

Người thực hiện: Nguyễn Quốc Chính Lớp:Cao học QLVH khóa 11

GVHD: TS Nguyễn Đệ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1.Vài nét về văn hóa Óc Eo 4

1.1 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội 5

1.2 Kiến trúc 6

2 Đồ gốm trong văn hóa Óc Eo 6

2.1 Đồ gia dụng 8

2.1.1 Các loại đồ đựng 8

2.1.2 Đồ đun nấu 11

2.2 Đồ thờ cúng 13

2.3 Công cụ sản xuất 15

3 Hoa văn trang trí trên gốm Óc Eo 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

MỞ ĐẦU

Văn hóa Óc Eo là một trong ba nền văn hóa cổ đại trên đất nước Việt Nam

đó là: Trung tâm văn hóa Đông Sơn của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ở miền Bắc,

trung tâm văn hóa Sa Huỳnh của Nhà nước Lâm Ấp (ChămPa) ở miền Trung và

trung tâm văn hóa Óc Eo của nước Phù Nam ở phía Nam Trong đó, nền văn hóa

Óc Eo là một nền văn hóa có trình độ phát triển khá cao Được giới khoa học biết đến từ cuối thế kỷ XIX bởi nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret khai quật lần đầu tiên vào năm 1944, tại một gò đất cao trên cánh đồng phía đông nam núi Ba Thê

(hiện thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).

Văn hóa Óc Eo tồn tại trong một không gian rộng và một thời gian dài, trải qua nhiều thời kỳ khác nhau; nó được nhìn nhận là chứng cứ vật chất của một “vương quốc” lớn có địa vực bao trùm cả một vùng Nam Đông Dương mà thư tịch cổ Trung Quốc gọi là “Phù Nam”

Theo nhiều tài liệu khảo cổ cho biết thì từ đầu thế kỉ XX, những cổ vật đầu tiên và nổi bật của nền văn hóa Óc Eo như các loại đồ trang sức, tượng thờ

và đồ gốm gia dụng đã được phát hiện trên những cánh đồng Óc Eo, Ba Thê thuộc xã Vọng Thê – Thoại Sơn – An Giang

Ngoài sự sự phong phú về loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác thì đồ gốm trong Văn hóa Óc Eo tuy không mang vẻ rực rỡ tinh xảo như các loại đồ trang sức, không có vẻ hoành tráng mà diễm lệ như những pho tượng thờ bằng đá Nhưng đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà khoa học bởi một vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần độc đáo vì đã thể hiện đặc trưng văn hóa tộc người và phản ánh nguồn gốc bản địa của nền văn hóa này

Trang 4

1 Vài nét về nền văn hóa Óc Eo

Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước, con người ở vùng đồng bằng – châu thổ hạ lưu sông Mê công Đồng thời, có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ và đi vào lịch sử khảo

cổ học Việt Nam như một vùng đất văn hóa khảo cổ đầy hấp dẫn

Được phân bố trên một khu vực rất rộng ở miền châu thổ sông Cửu Long, trong miền đất trũng Tây sông Hậu bao gồm nhiều vùng sinh thái khác nhau của các tỉnh An Giang (Óc Eo – Ba Thê), Kiên Giang (Đá Nổi, Nền Chùa, Tân Long), Đồng Tháp (vùng Đồng Tháp Mười), vùng ven biển Tây Nam (U Minh, Năm Căn) kéo đến vùng rừng Sác duyên hải (Cần Giờ, Giồng Am…) và vươn ra

tận Biển Đông (khu vực từ cửa sông Tiền đến Cà Mau) Ngoài ra, khảo cổ học

đã phát hiện nhiều di tích, di vật thuộc văn hóa Óc Eo ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, một phần Long An, Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở các cuộc khai quật vào năm 1944, Louis Malleret cho rằng cánh đồng Óc Eo là một thành thị cổ và đặt tên là thành thị Óc Eo hay thị cảng

Óc Eo, có diện tích rộng tới 450 ha với một tiền cảng có tên là Tà Keo, cách Óc

Eo 12 km về phía Tây Nam Vùng này không chỉ có hình ảnh của một đô thị quy

củ mà còn có nhiều dấu tích của một trung tâm tôn giáo – văn hóa lớn với 3 cụm quần thể kiến trúc: Vùng Linh Sơn Tự, vùng Đông Bắc núi Ba Thê và vùng Giồng Cát, Giồng Xoài

Nguồn gốc xuất xứ của văn hóa Óc Eo bắt nguồn từ trong văn hóa Đồng Nai Mối liên hệ tiếp nối văn hóa Đồng Nai – Óc Eo được minh chứng bởi sự hiện diện ở văn hóa Óc Eo hàng loạt loại hình hiện vật đã có mặt trong văn hóa Đồng Nai Đó là các đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng gốm, dụng cụ thủ công

(bàn xoa, bàn dập, bàn mài…); đồ đồng, đồ sắt (lục lạc, mũi dùi, rìu); đồ trang sức (hạt chuỗi thủy tinh, mã não); nhà sàn trên cọc gỗ…

Trang 5

Văn hóa Óc Eo có những giao lưu văn hóa rộng lớn với những nền văn

minh thời cổ đại như với văn minh Đông Sơn (những hoa văn trang trí và

những hiện vật đồng kiểu tương tự như văn minh Đông Sơn); với Ấn Độ (những tượng thờ thuộc Ấn Độ giáo, Phật giáo, đồ trang sức, hoa văn chạm chìm, con dấu, văn tự…); với thế giới Địa Trung Hải và Trung Đông (huy chương La Mã, hoa văn trang trí, hình chạm chìm, tượng đồng, hạt chuỗi La Mã, hình tượng vua Ba Tư…); và với Trung Hoa (mảnh gương đồng, tượng phật nhỏ)

Óc Eo là một di tích rất lớn, một trung tâm văn hóa cổ của đồng bằng sông Cửu Long, một hình mẫu của sự kết hợp những yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong sự phát triển; một vốn quý và điểm chốt quan trọng trong việc nghiên cứu những vấn đề lịch sử văn hóa của đất nước và khu vực Đông Nam Á Do

đó, cần phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo – một di sản văn hóa – lịch sử quan trọng của Việt Nam nói riêng và của Đông Nam Á nói chung

1.1 Văn hóa - kinh tế - xã hội

Người Óc Eo phổ biến ở nhà sàn trên nền đất cao Phương tiện đi lại của

họ chủ yếu bằng thuyền, ngựa, voi thông qua các hệ thống đường thủy, đường

bộ Họ ăn lúa gạo là chủ yếu, phụ nữ thường mặc váy – xà rông và nam thường đóng khố - sam pốt

Cư dân Óc Eo đặc biệt sùng tín Balamon giáo và Phật giáo Họ giỏi tạc tượng tròn bằng gỗ và đá Nghệ thuật chạm khắc trên đá và trên vàng lá khá phát triển, đặc sắc nhất là kỹ thuật khắc miết tạo ra hình và chữ trên lá vàng Người

Óc Eo còn sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ và nghệ thuật ca múa nhạc của họ cũng đạt đến đỉnh cao

Về chữ viết thì thông qua những hiện vật tìm thấy: con dấu, mặt nhẫn, bia đá,… các nhà khảo cổ học cho rằng cư dân Óc Eo sử dụng chữ Phạn (Sanskrit)

có nguồn gốc từ bộ chữ cái của người Pallava (Ấn Độ)

Xã hội Óc Eo là một xã hội phát triển nhiều ngành nghề thủ công như: gốm, luyện đồng, luyện sắt, luyện thiếc, nghề kim hoàn,… đặc biệt nông nghiệp và thương nghiệp lúc này đã khá phát triển và chính vì là một cảng thị lớn nên Óc Eo

Trang 6

có điều kiện giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trong khu vực Từ đó tạo nên một nền văn hóa Óc Eo rất đa dạng và phong phú về các loại hình nghệ thuật

1.2 Kiến trúc

Nghệ thuật kiến trúc của người Óc Eo rất đa dạng nhưng chủ yếu ở hai loại hình kiến trúc nhà ở (vật liệu nhẹ) và kiến trúc tôn giáo (kiến trúc nặng)

được thể hiện bằng các công trình kiến trúc phục vụ tôn giáo, tang ma (đền thờ,

đền tháp, mộ hỏa táng) thường có quy mô lớn và kiên cố Đặc biệt khu vực Óc

Eo – Ba Thê với đủ dạng kiến trúc như: nhà ở, đền tháp, xưởng thợ,… cho phép

ta hình dung đây là một đô thị sầm uất Điều đáng lưu ý là cư dân Phù Nam đã biết kết hợp nhiều vật liệu: đá, gạch, gỗ trong xây dựng Vật liệu đá có kích thước rất lớn, tham gia vào các công trình là một bộ phận của kiến trúc chứ không chỉ đơn thuần là trang trí, được lắp gép – kết nối bằng kĩ thuật chốt mộng Hầu hết các phế tích cho thấy đây là đền tháp theo kiểu Ấn Độ

Nhìn chung, những yếu tố nghệ thuật đó đã góp phần làm giàu thêm nền văn hóa bản địa và là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự hình thành, phát triển nền văn hóa Óc Eo

2 Đồ gốm trong văn hóa Óc Eo

Trong các di tích khảo cổ học văn hóa Óc Eo từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn là di vật phổ biến là đồ gốm Và đồ gốm là một trong các tiêu chí để các nhà khoa học dựa vào nhận diện văn hóa Óc Eo

Gốm Óc Eo không có vẻ rực rỡ tinh xảo như các loại đồ trang sức, không

có vẻ hoành tráng mà diễm lệ như những pho tượng thờ bằng đá mà đồ gốm trong văn hóa Óc Eo có một vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần độc đáo vì

đã thể hiện đặc trưng văn hóa tộc người và phản ánh nguồn gốc bản địa của nền văn hóa này

Về chất liệu, gốm Óc Eo hầu hết là đất nung xương gốm khá mịn, gốm màu đỏ hay nâu hồng hoặc xám đen, trừ các chén nhỏ và nồi nấu kim loại cứng chắc như sành do xương gốm pha nhiều sạn sỏi nên có màu xám

Có thể chia gốm Óc Eo làm 2 loại: gốm thô và gốm mịn

Trang 7

Gốm thô: được làm bằng đất sét pha cát, hoặc đất sét pha vỏ nhuyễn thể nghiền nát; đất sét trộn bã thực vật, đôi khi có vỏ trấu Ngoài vỏ trấu, chất liệu gốm thô trong văn hoá Óc Eo ở Tây Nam Bộ cơ bản giống với gốm thời tiền sử vùng Đông Nam Bộ Sự khác biệt chủ yếu là tỷ lệ pha trộn cát và vỏ nhuyễn thể

(ít hơn) Xương gốm thường có màu đen, xám hoặc xám nâu Áo gốm thường bị

tróc, có các màu đen, nâu, xám trắng hoặc đỏ tươi Chủ yếu là các loại nồi, bình,

vò, bát, chậu, nắp vung, cà ràng Gốm thô lại được chia làm 2 loại: gốm thô cát(1)

và gốm thô bã thực vật: gốm thô cát được nặn từ đất sét trộn hạt cát thô, đôi khi còn thêm cả bã thực vật Xương gốm màu xám đen hoặc xám vàng nhạt Áo màu xám xỉn hoặc xám đen, thường bị ám khói do đây là chất liệu chính sử dụng làm các sản phẩm dùng trong sinh hoạt thường ngày, gắn liền với việc đun nấu

(nồi, vò, nắp vung…)…; gốm thô bã thực vật, là loại gốm có thành phần gồm đất

sét trộn với bã thực vật, vỏ trấu, thường có kích thước trung bình và lớn Loại gốm này có đặc điểm là thân gốm dày, xốp, xương gốm có màu đen hoặc xám đen Áo gốm thường có màu đỏ hồng hoặc hồng, khá dày và bở mềm, nên dễ bị bong tróc Loại gốm này chủ yếu làm các vật dụng, như bình, nồi, vò, cà ràng…

Gốm mịn (chiếm tỷ lệ ít hơn so với gốm thô): chất liệu là đất sét mịn, được

sàng lọc kỹ, thường không pha cát, nếu pha cát thì pha cát rất mịn, không trộn vỏ nhuyễn thể, không có bã thực vật Kỹ thuật chủ yếu dùng bàn xoay, thường thấy

nhiều trong những đồ trang trí hoặc dùng để ăn, như chén bát, ly (cốc), bình, bình

có vòi (kendi) Gốm mịn cũng được chia làm 2 loại: gốm mịn và gốm pha cát

mịn: gốm mịn, là loại gốm chỉ sử dụng đất sét và được gạn lọc kỹ trước khi sử dụng Chủ yếu được sử dụng làm các loại vật dụng có tính thẫm mỹ cao, hoặc sử dụng trong nghi lễ, như các loại bình, bình có vòi, vò và các loại nắp đậy khác nhau, đặc biệt là nắp hình tháp Xương gốm màu xám tro nhạt, xám ghi, xám trắng hoặc đỏ gạch Áo ngoài màu hồng, hồng nhạt, màu kem, xám trắng Độ nung khá cao nên xương cứng chắc; gốm pha cát mịn, là loại gốm mà thành phần là đất sét

1 Bùi Phát Diệm, Đào lin Côn, Vương Thu Hồng, Khảo cổ học Long An những thế kỷ đầu Công nguyên, Long

An, 2001, tr 153.

Trang 8

pha cát hạt mịn, một số có thêm bã thực vật rất mịn, song, tỷ lệ không nhiều, xương gốm cứng chắc Khi phân loại, các nhà khoa học thường phân loại gốm này ở vị trí trung gian do đặc điểm cấu tạo thành phần xương gốm và đặc điểm vật chất của loại gốm này, vừa mang đặc tính của loại gốm mịn, vừa có thành phần pha nhiều cát cứng chắc, gần gũi với loại gốm thô Loại gốm pha cát mịn này thường dùng

làm nồi (loại gốm mỏng) hoặc bình (gốm dày)

Đồ gốm trong văn hóa Óc Eo có thể chia làm 3 loại hình chính:

- Đồ gia dụng (bếp lò, đèn, hũ, bình, nồi lớn nhỏ)

- Đồ dùng nghi lễ tôn giáo (bình Kendi, ly chân cao…)

- Công cụ sản xuất (bàn xoa, chì lưới, dọi se sợi, nồi nấu kim loại…)

2.1 Đồ gia dụng

Là các loại vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày của con người Loại hình này được tìm thấy trong các di tích rất phong phú và đa dạng, nó được làm

từ đất sét khá thuần, lại được lọc kỹ, chế tạo bằng bàn xoay kết hợp dải cuộn, xương gốm rất mịn và chắc Gốm thường có màu trắng ngà, hồng nhạt hay nâu

đỏ Loại hình phổ biến là các kiểu hũ, bình, nắp lõm, cốc chân cao…, đặc biệt là loại bình ấm có vòi và nắp hình tháp được coi là đặc trưng của đồ gốm trong văn hóa Óc Eo

2.1.1 Các loại đồ đựng

Loại hình khá phong phú, gồm bình, hũ, lọ, chai gốm…, được sản xuất khá nhiều và rất phù hợp với truyền thống ẩm thực của cư dân Óc Eo

Hũ, lọ, là những đồ đựng có nhiều kích cỡ to, nhỏ, loại hình, kiểu dáng khác nhau phù hợp với nhu cầu cất trữ các loại đồ ăn, hạt giống của mỗi gia đình Tùy vào loại hình, kích cỡ, cư dân Óc Eo có những mục đích sử dụng khác nhau Có thể có những loại để đựng gia vị trong nấu nướng hoặc có thể dùng để làm mắm

là một trong những món ăn được cư dân Óc Eo cũng như cư dân Nam Bộ hiện nay ưa thích và cũng là nhu cầu tích trữ lương thực khi bắt được nhiều thủy hải sản; cũng có khi những chiếc hũ nhỏ dùng để đựng rượu hay đựng dầu thơm…, còn những chiếc hũ có kích thước lớn hơn có thể dùng để đựng hạt giống

Trang 9

Ấm (bình có vòi, Kendi): trong văn hóa Óc Eo ở vùng đồng bằng Nam

Bộ, bình có vòi là hiện vật đặc trưng, rất phổ biến Hiện nay, mọi người thường biết đến chiếc bình có vòi như là một loại đồ đựng rượu, đựng nước trong việc thờ cúng Tuy nhiên, trong một vài trường hợp có thể họ phải sử dụng những chiếc bình này vào việc pha nước (như pha trà ngày nay) hoặc đun nấu nước để uống Hiện nay, vẫn chưa có tài liệu cũng như phát hiện về mặt khảo cổ nào về việc cư dân Óc Eo có dùng một loại cây như trà để uống hay không Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng “nghề làm vườn, trồng các loại cây ăn củ, cây

ăn quả, trồng hoa đã khá phát triển Chúng bao gồm các giống cây dừa, cau, mãng cầu xiêm, cam, quýt, bòn bon hay dâu da, các loại hoa sen, hoa súng, hoa actisô, hoa cúc, hoa trang, hoa cẩm chướng ” Như vậy, rất có thể cư dân Óc (2)

Eo đã sử dụng hoa sen, hoa cúc, hoa actisô để uống Việc tìm thấy những mảnh

vỡ của những chiếc bình (ấm) gốm ở Gò Tháp và Nhơn Thành (Cần Thơ) có vòi rót và thân được đục những lỗ tròn đều nhau có chức năng lọc, chứng tỏ họ đã dùng những chiếc ấm này cùng những loại cây để nấu nước uống, hoặc pha nước giống như ấm pha trà ngày nay

Chai gốm: các loại chất lỏng như nước, rượu, dầu là rất cần thiết cho đời

sống của mọi cư dân, đặc biệt là những người sống trên thuyền bè, nay đây mai

đó Việc dự trữ, mang theo các loại nhu yếu phẩm này là rất cần thiết, nhưng không phải dễ dàng đối với những người sống trên thuyền bè, nhà sàn như họ Chai gốm là loại đồ đựng khá độc đáo Mặc dù chưa có sự thống nhất về ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhưng có thể thấy rằng, chúng đã được sử dụng với rất nhiều công dụng khác nhau, như đựng nước, đựng rượu, đựng dầu… Đây là loại

đồ đựng rất tiện dụng cho cư dân sống trên thuyền bè, sông nước như cư dân Óc

Eo Họ có thể đựng các chất lỏng, lấy dây buộc vào cổ miệng chai treo trên thuyền mà không sợ bị vỡ Loại đồ đựng này được phát hiện chủ yếu ở di tích Nền Chùa, Gò Tháp và Giồng Xoài

2 Đào Lin Côn, Luận án tiến sĩ, Mộ táng trong văn hóa Óc Eo, tr 123

Trang 10

Chậu có quai cầm: cư dân Óc Eo thường sống trên hoặc gần các kênh

rạch, sông ngòi, cho nên việc tắm giặt cũng như rửa các loại thức ăn đều có thể được thực hiện ngay tại các sông rạch Tuy nhiên, không phải lúc nào, đồ vật gì cũng được đưa ra bờ sông để rửa, rất có thể những chiếc chậu này cũng được sử dụng để rửa rau, rửa thức ăn, nhưng chủ yếu là dùng để rửa các đồ thờ cúng Chúng có nhiều loại hình, kiểu dáng khác nhau, nhưng có chung một đặc điểm

là được sản xuất dưới dạng gốm thô, dày, xương gốm màu xám đen, áo gốm màu đỏ gạch, miệng loe xiên, đôi khi có quai cầm

Tô, bát, đĩa: có thể khẳng định, ăn uống bằng bát, đĩa là nhu cầu của xã

hội - dùng đựng các loại nước mắm, ăn cơm, canh, thức ăn Đây là vật dụng ăn không thể thiếu trong môi trường khí hậu nóng, oi và rất thích ứng với cơm - sản phẩm của nền nông nghiệp lúa nước Bát có dạng thấp, miệng hơi bóp vào rồi dựng thẳng, mép miệng cong đều, thân nở ở gần miệng và cong xiên xuống dưới, một số có đáy bằng Phần lớn có dấu tích chân đế cao hoặc trung tính Bát dùng để ăn uống nên thường là gốm mịn, kỹ thuật nặn bằng bàn xoay Những phát hiện ở Gò Tháp, An Giang và Long An cho thấy, trong văn hóa Óc Eo có rất nhiều bát nhỏ được sản xuất, với kích cỡ khác nhau Có những chiếc bát nhỏ, giống với kích thước những chiếc bát đựng nước chấm hiện nay, có thể chúng được đựng nước chấm, đựng cơm và cũng có thể dùng để uống nước, uống rượu, còn có loại bát (tô) lớn hơn có thể dùng để đựng canh Thời kì này, có thể người ta ít chú ý đến việc làm đẹp trong mâm cơm, bởi những chiếc bát, đĩa, tô bằng gốm là những chiếc bát thô, nặng, áo gốm dễ bong tróc, không bóng, không trang trí hoa văn

Qua các sản phẩm này có thể thấy, trong đời sống ẩm thực lúc bấy giờ đã

có sự phân biệt rất rõ giữa đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống, đồ đựng thức ăn

có nước hay không có nước Qua đó cho thấy đời sống của họ đã được nâng cao, trong bữa cơm các món ăn rất phong phú, đa dạng, được chế biến thành nhiều loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu cả về hình thức trong bữa ăn cũng như sự đa dạng về dinh dưỡng

Ngày đăng: 22/10/2024, 19:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w