1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học lịch sử Đảng - Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong điều kiện mới của cách mạng miền Nam”

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai của nhân dân ta đã giành thắng lợi, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Theo đó, miền Bắc được giải phóng, sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước để thống nhất nước nhà. Nhưng, đế quốc Mỹ với mưu đồ bá chủ thế giới đã thế chân Pháp, áp dụng chính sách xâm lược miền Nam Việt Nam theo lối chủ nghĩa thực dân kiểu mới rất thâm độc, chúng dựng lên chính quyền tai sai Ngô Đình Diệm, ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Cách mạng Việt Nam một lần nữa đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Đảng và nhân dân ta phải tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng được hình thành, phát triển, hoàn chỉnh từ 1930 đến 1951. Đường lối đó được vận dụng, phát triển trong điều kiện mới của cách mạng miền Nam sau năm 1954 với những nội dung, hình thức mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chung sức, chung lòng của nhân dân cả nước, sự đoàn kết, hợp tác giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, quân và dân cả nước đã chiến đấu anh dũng, thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng mà Đảng đã đề ra: giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng quá trình xác định đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong điều kiện mới của cách mạng miền Nam, với kẻ thù chính là đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất thế giới là một quá trình rất khó khăn, phức tạp trong phát triển nhận thức, từng bước xác định đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta. Do đó, tôi chọn vấn đề: “Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong điều kiện mới của cách mạng miền Nam” làm nội dung tiểu luận để tìm hiểu hơn về quá trình này.

Trang 1

MỞ ĐẦU3 I NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG MIỀN

NAM SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ (1954)

1 Tình hình cách mạng miền Nam sau Hiệpđịnh Giơnevơ (1954)

52.Những vấn đề đặt ra đối với cách mạng miền Nam10II.ĐẢNG HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC

DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở MIỀN NAM TRONG ĐIỀU KIỆNMỚI

MỞ ĐẦU

Trang 2

Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, cuộc kháng chiến chống thực dânPháp xâm lược lần thứ hai của nhân dân ta đã giành thắng lợi, kết thúc bằngchiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu Hiệp định Giơnevơ được ký kết.Theo đó, miền Bắc được giải phóng, sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cửtrong cả nước để thống nhất nước nhà Nhưng, đế quốc Mỹ với mưu đồ bá chủthế giới đã thế chân Pháp, áp dụng chính sách xâm lược miền Nam Việt Namtheo lối chủ nghĩa thực dân kiểu mới rất thâm độc, chúng dựng lên chính quyềntai sai Ngô Đình Diệm, ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ Cách mạngViệt Nam một lần nữa đứng trước những khó khăn, thách thức mới Đảng vànhân dân ta phải tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đấtnước

Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng được hìnhthành, phát triển, hoàn chỉnh từ 1930 đến 1951 Đường lối đó được vận dụng,phát triển trong điều kiện mới của cách mạng miền Nam sau năm 1954 với

những nội dung, hình thức mới Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chung sức,

chung lòng của nhân dân cả nước, sự đoàn kết, hợp tác giúp đỡ của các lựclượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, quân và dân cả nước đã chiến đấu anhdũng, thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng mà Đảng đã đề ra: giải phóngmiền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nhưng quá trình xác định đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dântrong điều kiện mới của cách mạng miền Nam, với kẻ thù chính là đế quốc Mỹ,tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất thế giới là một quátrình rất khó khăn, phức tạp trong phát triển nhận thức, từng bước xác địnhđường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta Do đó, tôi chọn vấn đề:

“Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định đường lối cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân trong điều kiện mới của cách mạng miền Nam” làm nội dung

tiểu luận để tìm hiểu hơn về quá trình này

Trang 3

* Thuận lợi:

Đất nước ta bước vào thời kỳ mới giữa lúc ba dòng thác cách mạng trênthế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ Điều đó được thể hiện:

Thứ nhất, sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tạo ra

một sức mạnh mới cho cách mạng Việt Nam.

Năm 1955, Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ năm Sau khi sảnxuất được vũ khí khinh khí (1953), đến tháng 10 năm 1957, Liên Xô sản xuấtđược tên lửa vượt đại châu, đã phá vỡ tình trạng Mỹ là nước duy nhất sản xuấtđược loại vũ khí này Sự lớn mạnh của Liên Xô về kinh tế và quốc phòng dẫnđến cuộc “khủng hoảng tên lửa” của hệ thống đế quốc, nhất là Mỹ Liên Xô cótên lửa vượt đại châu, làm cho mạng lưới bao vây Liên Xô bằng hệ thống tên lửatầm trung bình ở Tây Âu của Mỹ đã trở nên kém hiệu quả, giảm tác dụng, nướcMỹ không còn an toàn nữa Chiến lược quân sự “trả đũa ồ ạt” của Aixenhao bịđảo lộn Trong khi đó, hàng loạt sự kiện quốc tế khác đang gây bất lợi cho chủnghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu.

Xu hướng “ly tâm” khỏi Mỹ của các nước Tây Âu do Đờ Gôn khởi xướngđang phát triển Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dưới sự giúp đỡ của LiênXô đang trên đà phát triển mạnh.

Trang 4

Trung Quốc tuyên bố hoàn thành kế hoạch 5 năm (1953 - 1957) đạt nhiềuthành tựu lớn

Tháng 5 năm 1955, tổ chức Hiệp ước Vácsava ra đời, nhằm đối phó vớiviệc phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức và tạo đối trọng với khối quân sựBắc Đại Tây Dương (NATO).

Tháng 10 năm 1956 cuộc khủng hoảng ở Ba Lan và Hunggari được giảiquyết Tháng 11 năm 1957, Hội nghị quốc tế 64 Đảng Cộng sản và công nhânhọp ở Mátxcơva ra tuyên bố hoà bình, củng cố đoàn kết trong hệ thống xã hộichủ nghĩa và phong trào công nhân quốc tế

Thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc giành những thắng lợi mới.

Tháng 12 năm 1953 Ấn Độ nhận viện trợ của Liên Xô, sau đó, năm 1954Ấn Độ từ chối nhận viện trợ quân sự của Mỹ và ra tuyên bố thu hồi 04 thànhphố thuộc địa của Pháp mà Mỹ đang có ý định thay thế.

Tháng 8 năm 1954, Chính phủ Xátxtrô Amítgiôgiô của Inđônêxia chủtrương độc lập, hòa bình, trung lập, tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước hạn chế nềnđộc lập Inđônêxia của Hà Lan.

Tháng 12 năm 1956, quân đội Anh, Pháp phải rút khỏi Ai Cập Ảnhhưởng của Liên Xô ở Trung Đông tăng lên, nhưng Mỹ cũng nhân cơ hội đónhúng tay vào Ai Cập.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954) của nhân dân ta đã có sức lantỏa lớn đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước trên thế giới.Tháng 8 năm 1954, Đảng Mặt trận giải phóng dân tộc Angiêri, phát động cuộckhởi nghĩa và chiến tranh du kích ra khắp cả nước; năm 1956, thực dân Phápđưa 400.000 quân viễn chinh sang đàn áp nhưng chịu thất bại; năm 1958, Chínhphủ lâm thời Cộng hòa Angiêri được thành lập; nhân dân Angiêri giành đượcthắng lợi, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp nghị Eviăng và rút quân khỏiAngiêri (02/1962)

Trang 5

Tháng 3 năm 1957, Gama, nước châu Phi đầu tiên tuyên bố độc lập Ngày01/01/1959, cách mạng Cuba giành thắng lợi trong cả nước, tháng 5 năm 1960tuyên bố đứng vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và xu hướng đi lên chủ nghĩaxã hội phát triển mạnh mẽ trên tất cả các châu lục làm phân tán lực lượng củachủ nghĩa đế quốc, tăng sức cổ vũ cho cách mạng miền Nam, hỗ trợ tích cực chosự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, xu thế hòa bình, trung lập phát triển trong các nước dân tộc chủ

nghĩa do giai cấp tư sản dân tộc nắm chính quyền.

Sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, xu thế hòa bình, trung lập pháttriển trong các nước dân tộc chủ nghĩa do giai cấp tư sản dân tộc nắm chínhquyền Đây là hiện tượng mới của phong trào giải phóng dân tộc Từ ngày 28/4đến ngày 02/5/1954, thủ tướng các nước Ấn Độ, Xrilanca, Inđônêxia, MiếnĐiện, Pakixtan họp tại Côlômbô (thủ đô Xrilanca), chủ trương xây dựng khốitrung lập châu Á, yêu cầu đình chiến ở Đông Dương, đòi cấm vũ khí nguyên tửvà lên án chủ nghĩa thực dân Tháng 12 năm 1954, khối này lại họp ở Bôgo(Inđônêxia), chủ trương triệu tập hội nghị các nước Á Phi Hội nghị Băngđung(họp vào cuối tháng 4 năm 1955 tại Inđônêxia) có 29 nước Á Phi tham dự Hộinghị này đã ra tuyên bố 10 nguyên tắc hoà bình, trung lập Đó là một đóng gópquan trọng vào phong trào chống chủ nghĩa thực dân, củng cố nền độc lập củacác nước Á Phi và bảo vệ hòa bình thế giới.

Những nhân tố tích cực nêu trên đã làm lung lay tận gốc chủ nghĩa thựcdân cũ và bước đầu gây khủng hoảng cho chủ nghĩa thực dân mới, tạo điều kiệnthuận lợi cho cách mạng nước ta hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, quáđộ đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Khó khăn:

Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ tiến hành hàng loạt các biệnpháp để củng cố vai trò siêu cường số một của mình Mỹ từng bước hất cẳng đếquốc Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lan để chiếm lấy thuộc địa của các nước này,

Trang 6

mở rộng thị trường, ngăn ngừa sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản; lập hệthống tiền tệ, lấy đồng đô la làm trụ cột; chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khínguyên tử làm cho Liên Xô suy yếu do phải chạy theo Mỹ; xuất khẩu mạnh vũkhí, tập hợp đồng minh, lập ra các tổ chức kinh tế, tài chính, quân sự khiến cácnước đế quốc khác lệ thuộc vào Mỹ Ở Đông Dương, Mỹ tổ chức ra Hiệp ướcĐông Nam Á (SEATO), đặt miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia trong ô bảohộ của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn qua vĩ tuyến 17 và phát triển ởkhu vực này.

Trong khoảng 10 năm sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã thiết lập đượcsự thống trị đối với Tây Âu, Nhật Bản và hầu như toàn bộ thế giới tư bản Mỹnung nấu tham vọng về một “Đại thế kỷ Mỹ”.

Trong thời gian này xuất hiện sự bất hòa trong phong trào cộng sản quốctế và hệ thống xã hội chủ nghĩa (vào những năm cuối thập kỷ 50) Nổi lên quyếtliệt nhất là mâu thuẫn giữa Liên Xô với Trung Quốc (hai nước lớn trong hệthống xã hội chủ nghĩa và có vai trò giúp đỡ to lớn đối với nhân dân ta, khi Mỹtiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam).

Trong các điểm nóng trên thế giới, Mỹ chọn Việt Nam là trọng điểm vì:Việt Nam đang là một điểm sáng trong phong trào đấu tranh giành độc lập dântộc; Mỹ có nhiều lợi ích chiến lược về chính trị, quân sự và kinh tế, do đó ViệtNam trở thành nơi đụng đầu lịch sử Giành thắng lợi ở Việt Nam, Mỹ hy vọngsẽ dẹp được phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc trên thế giới, ngăn chặncó hiệu quả phong trào cộng sản chủ nghĩa.

Trước tiềm lực kinh tế, quân sự rất mạnh của Mỹ, nhiều nước trên thế giớimang tâm lý phổ biến là sợ Mỹ, phục Mỹ Theo họ, Việt Nam sẽ nhanh chóng bịsức mạnh của Mỹ đè bẹp.

Trước tình hình thế giới nêu trên, đặt cho Đảng ta nhiều vấn đề cần phảigiải quyết: làm thế nào để tranh thủ đến mức cao nhất chỗ mạnh của ba dòngthác cách mạng; làm thế nào để giảm bớt đến mức thấp nhất nhân tố tiêu cực;làm sao để tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chĩa mũi nhọn vào

Trang 7

đế quốc Mỹ - kẻ thù chính của cách mạng thế giới và của cách mạng Việt Namlúc đó.

b) Tình hình trong nước

Thực dân Pháp áp đặt chế độ thực dân kiểu cũ đã chịu thất bại, đây là tiềnđề thuận lợi để ta giành thắng lợi trước chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ.Nhưng con đường dẫn đến thắng lợi chưa có sẵn Đối tượng (kẻ thù) mới củacách mạng Việt Nam là đế quốc Mỹ, có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn tất cảcác đế quốc khác trên thế giới

Trong khi Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ở miền Bắc thi hành nhữngđiều khoản của Hiệp định Giơnevo và tập trung sức lực củng cố hòa bình, hàngắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống, thì ở miền Nam, đế quốc Mỹ vàNgô Đình Diệm ra sức phá hoại Hiệp định Mỹ biết chắc nếu “tổng tuyển cử thìcuối cùng có nghĩa là thống nhất nước Việt Nam dưới quyền ông Hồ Chí Minh,do đó điều quan trọng hơn hết là trì hoãn càng lâu càng tốt cuộc tổng tuyển cửđó” [11, tr.95].

* Thuận lợi cơ bản của ta:

Đảng ta có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp Miền bắc được hoàn toàn giải phóng, chính quyền nhân dân từngbước được củng cố Lực lượng cách mạng đã lớn mạnh hơn rất nhiều so với thờikỳ 1945 - 1954 Quyền làm chủ thuộc về nhân dân, có Đảng lãnh đạo, khí thếcách mạng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta lên cao Có điều kiện quốc tếthuận lợi, bảo đảm cho cách mạng nước ta giành thắng lợi.

* Khó khăn cơ bản của ta:

Đất nước nghèo, miền Bắc được giải phóng nhưng chưa được củng cố sauchiến tranh để trở thành hậu phương lớn vững chắc cho cách mạng miền Nam.Nền kinh tế miền Bắc là nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ, trình độ sản xuấtthấp kém Hậu quả xã hội thuộc địa, nữa phong kiến và sự tàn phá sau 09 nămchiến tranh chống thực dân Pháp rất nặng nề.

Trang 8

Lực lượng cách mạng tại chỗ ở miền Nam vốn đã mỏng, phải rút vào hoạtđộng bí mật và ở thế giữ gìn lực lượng Chính quyền tay sai, Ngô Đình Diệmliên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, bình định miền Nam với chính sách“tố cộng”, “diệt cộng”, “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, ra đạo luật 10/59,thực hiện khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, thẳng tay đàn áp các phongtrào đấu tranh của nhân dân ta “Chỉ trong 4 năm (từ 1955-1958), ở Nam Bộ chỉcòn khoảng 5.000 so với 60.000 đảng viên trước đó Ở đồng bằng Liên khu V,có khoảng 40% tỉnh ủy viên, 60% huyện ủy viên, 70% chi ủy viên bị địch giếthại, 12 huyện không còn cơ sở đảng” [9, tr.159-160].

Trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về lý luận cáchmạng còn thấp, lại chưa được trang bị một cách cơ bản, có hệ thống.

Khi cách mạng chuyển giai đoạn, Đảng ta chưa có chủ trương kịp thờitrước sự phát triển của tình hình Đảng, Nhà nước lúng túng và có nhiều hạn chếtrong cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân Hữu khuynh trước những hànhđộng chống đối của các phần tử chống đối con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,

2 Những vấn đề đặt ra đối với cách mạng miền Nam

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộcdân chủ ở miền Nam, tiến tới thống nhất tổ quốc còn gay go, gian khổ Mặc dùtình hình quốc tế có thuận lợi do ba dòng thác cách mạng đang ở thế tiến công,nhưng có sự khác nhau về đường lối cách mạng và chính sách đối ngoại của cácnước xã hội chủ nghĩa

Trong bối cảnh trong nước và quốc tế đầy phức tạp như vậy, hàng loạtvấn đề đặt ra cho Đảng ta: Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay haychờ miền Nam? Miền Nam có trường kỳ mai phục, chờ thời, chịu chia cắt lâudài hay tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên giải phónghoàn toàn? Cách mạng Việt Nam nói chung, cách mạng miền Nam nói riêng tiếnlên bằng con đường hoà bình hay con đường bạo lực? Con đường để giải phóngmiền Nam như thế nào để giữ được hoà bình ở miền Bắc, không để chiến tranhlan ra khu vực hoặc chiến tranh thế giới? Miền Bắc phải xây dựng và củng cố

Trang 9

quốc phòng như thế nào để vừa bảo vệ được miền Bắc, vừa trở thành hậuphương lớn chi viện cho miền Nam tiến hành chiến tranh giải phóng?

Những vấn đề nêu trên, đòi hỏi Đảng ta phải giải quyết cả về chiến lượcvà sách lược cách mạng trong giai đoạn mới, nhằm mục đích giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

II ĐẢNG HOẠCH ĐỊNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘCDÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở MIỀN NAM TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI

1 Quá trình hình thành đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhândân ở miền Nam của Đảng.

a) Quá trình tìm tòi đầu tiên:

Quá trình hoạch định đường lối cách mạng của Đảng sau khi kết thúccuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, họctập kinh nghiệm lịch sử, thu thập ý kiến trong nước và thăm dò dư luận ngoàinước, quá trình đó diễn ra hết sức công phu, gian khổ với sự đầu tư trí tuệ caonhất.

Từ ngày 15 đến ngày 18/7/1954, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trungương Đảng (khóa II) họp tại Việt Bắc, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ ChíMinh Hội nghị đã xem xét, đánh giá tình hình mới và vạch ra những chuyểnhướng trong đường lối chiến lược của Đảng Hội nghị xác định rõ: “Hiện nay đếquốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thùchính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằmchống đế quốc Mỹ” [4,tr.172].

Nghị quyết Bộ Chính trị (6/1956) đã phân tích về tình hình miền Nam:Mỹ, Diệm và tay sai tiếp tục hất cẳng Pháp, làm xuất hiện mâu thuẫn giữa Mỹvới Pháp Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới thông qua chính quyền tay saiNgô Đình Diệm Sau khi chỉ ra tính chất và mâu thuẫn của xã hội miền Nam,Bộ Chính trị kiểm điểm, Đảng lãnh đạo đối với miền Nam không có hệ thống;

Trang 10

không kịp thời, thiếu cụ thể; không sắc bén; không có chính sách cụ thể đối vớicách mạng miền Nam.

Trên cơ sở đường lối, phương châm chung, Đảng đã chỉ ra những vấn đềcơ bản của cách mạng miền Nam Tuy nhiên, vẫn thiên theo hướng sử dụngphương pháp hoà bình, thông qua tổng tuyển cử, cụ thể nghị quyết đã xác định:

Tính chất cuộc cách mạng: dân tộc và dân chủ.

Mục tiêu: thực hiện thống nhất Việt Nam bằng hiệp thương tổng tuyển cử.Nhiệm vụ: phản đế và phản phong.

Phương pháp cách mạng: đấu tranh và chủ trương thống nhất nước nhàtrên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình là đúng Tin tưởngchủ trương của ta có thể thực hiện được.

Hình thức đấu tranh: hợp pháp, nửa hợp pháp, bất hợp pháp.

Đấu tranh chính trị là chủ yếu, có vũ trang tự vệ trong những trường hợpnhất định, nhưng phải có sự lãnh đạo của Đảng.

Củng cố Đảng bộ miền Nam là một trọng tâm công tác, có tính chất quyếtđịnh trong phong trào đấu tranh hiện nay ở miền Nam.

Tháng 7 năm 1956, Đảng khẳng định: hiệp thương tổng tuyển cử sẽkhông thực hiện đúng kỳ hạn, ta tiếp tục đấu tranh đang và sẽ gặp khó khăn lớndo Diệm không thừa nhận Hiệp định Giơnevơ và thái độ trốn tránh trách nhiệmcủa Pháp Vì vậy, đường lối chung, nhiệm vụ chung là: Ra sức đoàn kết tập hợplực lượng toàn dân (củng cố miền Bắc, giữ vững và phát triển lực lượng ở miềnNam) đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ vàbè lũ tay sai, kiên quyết đấu tranh, tiếp tục thực hiện Hiệp định Giơnevơ, củngcố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập, dân chủ bằngphương pháp hòa bình Yêu cầu: nắm vững phương pháp hòa bình nhưng phảichuẩn bị ứng phó với tình thế địch đang ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, tacàng phải ra sức đấu tranh giữ vững Hiệp định ấy.

Điện của Trung ương gửi Xứ ủy Nam Bộ ngày 01/8/1956: “Trung ươngkhông có đủ tài liệu làm cơ sở để nhận định một cách đầy đủ Đề nghị Xứ ủy

Trang 11

cố gắng cung cấp cho Trung ương Đến Nghị quyết Trung ương 10 - khóa II(mở rộng)” Mặc dù kẻ thù đã trắng trợn xé toạc Hiệp định Giơnevơ, khôngthực hiện hiệp thương tổng tuyển cử nhưng tại Hội nghị Trung ương này, bêncạnh các chủ trương về xây dựng, củng cố miền Bắc, Đảng ta vẫn hi vọng khảnăng hoà bình để thống nhất đất nước Cụ thể: ra sức củng cố miền Bắc, cơ sởđấu tranh thống nhất nước nhà; giữ vững và phát triển cuộc đấu tranh của đồngbào miền Nam; ra sức khôi phục và phát triển quan hệ Bắc – Nam, tăng cườngđấu tranh đòi thi hành Hiệp định.

Tháng 8/1956, Xứ uỷ Nam Bộ căn cứ vào tình hình thực tiễn miền Nam,

đề ra đường lối cách mạng miền Nam (Đề cương cách mạng miền Nam) BảnĐề cương cách mạng miền Nam thể hiện sự phát triển nhận thức của Xứ uỷ

Nam Bộ với một số nội dung cơ bản sau: Hình thành tư tưởng đường lối haichiến lược, “Cách mạng miền Nam không những là cùng với toàn quốc tranhđấu thực hiện mục đích chung của toàn quốc mà còn phải đấu tranh để thựchiện mục đích riêng của mình, tức là tranh đấu tự giải phóng ra khỏi chínhquyền đế quốc, phong kiến Mỹ - Diệm, hai mục đích ấy dính chặt với nhau làmmột” [5, tr.785,787] nhân dân miền Nam phải đứng lên đập tan chính sách độc

tài, phát xít của Mỹ - Diệm để tự cứu mình Tư tưởng nổi bật của Đề cươngcách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng bằng hình thức đấu tranh

chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Đề cương cách mạng miền Nam nêu ra những bài học kinh nghiệm: xâydựng lực lượng đủ mạnh để đón thời cơ; phải có một đảng cách mạng đứngvững trên lập trường giai cấp công nhân và nhân dân lao động, theo chủ nghĩaMác - Lênin lãnh đạo; phải xây dựng khối liên minh công - nông sâu rộng, vữngchắc; phải xây dựng củng cố, phát triển dân tộc; phải biết khai thác những mâuthuẫn nội bộ địch.

b) Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (khoá II) tháng 01/1959.

Trong không khí sục sôi căm thù và đứng trước xu thế vùng dậy của quần

Trang 12

chúng, tháng 01/1959 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã Hội nghịlần thứ 15 xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam Nghịquyết Trung ương 15 là kết quả của quá trình tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm,đúc kết kinh nghiệm cách mạng nước ta, tổng hợp tình hình phong trào cáchmạng miền Nam từ năm 1954 đến năm 1958.

Hội nghị đã phân tích đặc điểm tình hình, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫnchủ yếu của xã hội Việt Nam và miền Nam Việt Nam từ sau khi kết thúc cuộckháng chiến chống thực dân Pháp

Hội nghị chỉ rõ hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam: một là, mâu

thuẫn giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiếnvà bọn tư sản mại bản quan liêu thống trị ở miền Nam với một bên là toàn thể

dân tộc Việt Nam (bao gồm nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam); hai là,

mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa ởmiền Bắc Tuy tính chất khác nhau, nhưng hai mâu thuẫn cơ bản đó có mối quanhệ biện chứng, tác động lẫn nhau mạnh mẽ.

Trên cơ sở phân tích tính chất, mâu thuẫn xã hội nước ta, Nghị quyết Trungương 15 xác định: Trong giai đoạn cách mạng mới, cách mạng Việt Nam phải tiếnhành đồng thời hai chiến lược cách mạng, đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miềnBắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Trên cơ sở nhận định tình hình miền Nam dưới chế độ Mỹ-Diệm, Nghịquyết Hội nghị lần thứ mười lăm của Đảng (01/1959) đã vạch rõ: Nhiệm vụ cơ bảncủa cách mạng miền Nam là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốcvà phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòabình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [6, tr.81].

Nghị quyết Trung ương 15 còn nêu lên những nội dung cơ bản đường lốicách mạng miền Nam Thể hiện:

Về mâu thuẫn xã hội: trên cơ sở phân tích tính chất xã hội miền Nam saunăm 1954, Nghị quyết chỉ rõ, xã hội miền Nam có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu

Trang 13

thuẫn giữa nhân dân ta với bọn đế quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn tay sai NgôĐình Diệm; mâu thuẫn giữa nhân dân, trước hết là nông dân với giai cấp địa chủphong kiến Trong đó mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc Mỹ xâmlược và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm là mâu thuẫn chủ yếu.

Về lực lượng cách mạng; Nghị quyết xác định lực lượng cách mạng baogồm các giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc Động lựccách mạng là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản.

Đối tượng của cách mạng là đế quốc Mỹ và giai cấp tư sản mại bản, địachủ phong kiến và tay sai của đế quốc Mỹ.

Về nhiệm vụ của cách mạng miền Nam: Nghị quyết xác định nhiệm vụ cơbản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị đếquốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miềnNam, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng mộtnước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh Nhiệm vụtrước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoànthống trị độc tài Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc, dânchủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiệnđời sống nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà, tích cực góp phần bảo vệ hòabình ở Đông Nam Á và thế giới.

Về phương pháp cách mạng: Nghị quyết nhấn mạnh con đưòng phát triển

cơ bản của cách mạng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực, khởi nghĩagiành chính quyền về tay nhân dân Đó là con đường lấy sức mạnh của quầnchúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp vói lựclượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và phong kiến, thiết lậpchính quyền cách mạng của nhân dân.

Về khả năng phát triển của tình hình: Nghị quyết Trung ương 15 dự báo:đế quốc Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong bất kỳ điều kiện nào,cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộcđấu tranh vũ trang trường kỳ và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.

Trang 14

Về vấn đề mặt trận: Nghị quyết Trung ương 15 chủ trương, ở miền Namcần xây dựng mặt trận dân tộc thông nhất riêng, với tính chất, nhiệm vụ và thànhphần thích hợp nhằm tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng chống đế quốc và taysai.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ miền Nam: Nghị quyết chỉ rõ, sự tồn tạivà trưởng thành của Đảng bộ miền Nam là một yếu tố quyết định thắng lợi củaphong trào cách mạng, vì vậy vấn đề mấu chốt là phải củng cố Đảng bộ miềnNam thật vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Nghị quyết Trung ương 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với sự phát triểncủa cách mạng miền Nam nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung Nghịquyết Trung ương 15 đã phản ánh đúng và giải quyết kịp thời yêu cầu của cáchmạng miền Nam trong tình thế thật sự chín muồi, đáp ứng nguyện vọng thiếtthực của cán bộ, chiến sĩ và đông đảo nhân dân miền Nam, làm dấy lên phongtrào "Đồng khởi" ở miền Nam; là mốc đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạngmiền Nam từ giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công, là yếu tố quan trọnggóp phần làm nên thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước của nhân dân ta.

c) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)

Đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ III của Đảng họp từ ngày 05 đến ngày10 tháng 9 năm 1960, tại thủ đô Hà Nội, trong hoàn cảnh đất nước tạm thời chialàm hai miền, mỗi miền có một chế độ chính trị - xã hội khác nhau Miền Bắc quáđộ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhândân để tiến tới thống nhất đất nước Trong lời khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã chỉ rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắcvà đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà” [10,tr.673].

Đại hội III của Đảng đã kế thừa Nghị quyết Trung ương 15, phát triểnhoàn chỉnh đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, xác định rõvị trí, vai trò, mối quan hệ của cách mạng hai miền, vạch ra đường lối chung củacách mạng Việt Nam và cách mạng mỗi miền.

Trang 15

Đại hội lần thứ III của Đảng xác định đường lối chung của cách mạng ViệtNam, đó là: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòabình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnhcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhàtrên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất,độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủnghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.

Như vậy, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng (9/1960),

cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược: Mộtlà, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Hai là, giải phóng miền

Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện thống nhấtnước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Hai nhiệm vụ chiến lược đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động

thúc đẩy nhau cùng phát triển nhằm thực hiện mục tiêu chung của cách mạng cảnước là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Ởmiền Bắc, không chỉ xây dựng chủ nghĩa xã hội mà còn chi viện đắc lực chomiền Nam đánh Mỹ và thắng Mỹ Mỗi bước đi, cách làm của miền Bắc phải tínhđến miền Nam đang đánh Mỹ Cách mạng miền Nam, ngoài nhiệm vụ của mình,còn có nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mỗi bước đi củacách mạng miền Nam cũng phải tính đến sự phát triển của cách mạng xã hội chủnghĩa ở miền Bắc Thắng lợi của hai miền là thắng lợi chung của đất nước, dođó quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược phải được tiến hành đồng thời.

Hai nhiệm vụ cách mạng ở hai miền có mối quan hệ biện chứng với nhau,song thuộc hai chiến lược khác nhau, có vị trí, vai trò không ngang bằng nhau.Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí quyết định nhất đối vớisự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và sự nghiệp thống nhất nước nhà.Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai để giải phóng miền Nam, bảo vệmiền Bắc xã hội chủ nghĩa, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành

Ngày đăng: 28/05/2024, 20:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w