LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên, sau thời gian học tập khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các phòng, khoa thuộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM
HỌC PHẦN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
Họ và tên: ĐỖ UYÊN NHI
Ngày sinh: 03/10/2002
Nơi sinh: BÌNH THUẬN
STT: 22
Lớp: K2.2024 NVSP Tiếng anh Tiểu học – CNV
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, sau thời gian học tập khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các phòng, khoa thuộc Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em học khóa học này
và em xin cảm ơn các Thạc sĩ, Tiến sĩ cũng toàn thể các thầy cô giáo đang công tác tại trường đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bài tiểu luận này
Bên cạnh đó, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và kính trọng nhất đến thầy Trịnh Văn Túy Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn “Quản lý nhà nước về giáo dục”, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tận tình của thầy Thầy
đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức, lý luận về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận này tốt nhất có thể
Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, em kính mong nhận được những lời góp ý của thầy để bài tiểu luận của em ngày càng hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định
sự thành công của công cuộc phát triển đất nước Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm
vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại Chiến lược Giáo dục Việt Nam 2001-2010 đã tiến hành được 8 năm Thực tiễn phát triển giáo dục đất nước đã khẳng định những định hướng đúng đắn của chiến lược nhưng đồng thời cũng cho thấy cần có sự điều chỉnh Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 tiếp tục thực hiện giai đoạn cuối của Chiến lược giáo dục 2001-2010 với những điều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên tới
Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn 2011-2020 đã chỉ rõ: “Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lý, từng bước vận dụng chuẩn của các nước tiên tiến; công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học”
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
MỤC LỤC 3
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI HIỆN ĐẠI VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI GIÁO DỤC 4
I Đặc điểm xã hội hiện đại 4
1 Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4
1.1 Đặc điểm 4
1.2 Đặc trưng 4
2 Xu thế toàn cầu hóa 5
2.1 Khái niệm 5
2.2 Đặc trưng của toàn cầu hóa 5
3 Phát triển nền kinh tế tri thức 6
3.1 Định nghĩa 6
3.2 Đặc trưng 6
II Những yêu cầu đặt ra cho giáo dục 7
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI 10
I Xu thế phát triển giáo dục 10
II Chiến lược phát triển giáo dục ở Việt Nam 12
KẾT LUẬN CHUNG 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 5CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI HIỆN ĐẠI VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC
I Đặc điểm xã hội hiện đại
1 Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
1.1 Đặc điểm
Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử và đặc điểm cách mạng công nghiệp lần thứ 4:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi phát ở nước Anh từ năm 1760 - 1840
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 khởi phát ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 khởi phát ở Mỹ từ năm 1960 - 1990
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 từ những năm đầu của thế kỷ XXI đến nay
Nhận diện cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4:
Khác với ba cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển dựa trên cơ sở cả ba cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trước
đó, mà trước hết là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Ngoài những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba, FIR còn dựa trên những thành tựu khoa học mới nhất trong những lĩnh vực cơ bản Những đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4:
Phát triển với tốc độ ở cấp số nhân, làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp ở mọi quốc gia; diễn ra trên phạm vi toàn cầu
Dựa trên nền sản xuất linh hoạt, kết hợp trong đó tất cả các khâu thiết kế, sản xuất; thử nghiệm, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của thị trường
Không chỉ tạo ra “môi trường cộng sinh" giữa người và rô-bốt mà còn tạo ra
“môi trường cộng sinh" giữa thế giới ảo và thế giới thực
Công nghệ cảm biến được sử dụng phổ cập
Đẩy nhanh tiến độ phát triển cuộc cách mạng mới trong quân sự
1.2 Đặc trưng
Trang 6- Phát minh và khám phá trên nhiều lĩnh vực; xuất hiện ngày càng nhiều các ngành khoa học mới Ngày càng nghiên cứu sâu và rộng, đi sâu vào cấu trúc của vật chất, mở rộng không gian nghiên cứu ra ngoài vũ trụ, xuống lòng trái đất
- Thời gian từ khi nghiên cứu thành công đến khi ứng dụng vào thực tế được rút ngắn: giữa thế kỷ XX là 5-6 năm, giữa năm 90 là 3 năm, năm 2000 là 1 năm (mất 100 năm, từ 1727-1839 để ứng dụng nguyên lý máy ảnh trở thành máy ảnh thật, đối với điện thoại là 50 năm (1820-1876), laze là 2 năm (1960-1962)
- Xuất hiện các ngành công nghệ chủ đạo của tương lai: công nghệ sinh học, công nghệ sach và thân thiện với môi trường sẽ là công nghệ chủ đạo của tương lai
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm thay đổi nền sản xuất của thế giới, con người không còn trực tiếp sản xuất bằng tay mà tiến tới tự động hóa toàn bộ, thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, tạo tiền đề cho xã hội thông tin và bùng nổ thông tin
2 Xu thế toàn cầu hóa
2.1 Khái niệm
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các
tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, trên quy mô toàn cầu
Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá
2.2 Đặc trưng của toàn cầu hóa
- Hợp tác giữa các nước, các vùng lãnh thổ, các khu vực được tăng cường trên tất cả các mặt, trong đó hợp tác kinh tế diễn ra mạnh nhất
- Các tập đoàn lớn, các công ty xuyên quốc gia xuất hiện ở nhiều nước và khu vực
- Xuất hiện các thị trường có tính chất toàn cầu như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông, dịch vụ…
- Hợp tác và trao đổi văn hóa cũng đang diễn ra sôi động trên cơ sở tôn trong sự đa dạng về văn hóa
Trang 7- Nhân loại đang mong muốn hình thành và xây dựng các giá trị chung của đạo lý toàn cầu như nhân ái, khoan dung, yêu hòa bình, tình hữu nghị …
Xu thế toàn cầu hóa là tất yếu, nhưng nó vừa tạo ra thời cơ và thách thức không nhỏ cho các nước, đặc biệt là các nước yếu về kinh tế, toàn cầu hóa góp phần khai thác và phát huy thế mạnh của các nước nhưng toàn cầu hóa cũng đang tạo ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nước và người dân trong mỗi nước vì những nước có tiềm lực kinh tế và những người có vốn sẽ tranh thủ được cơ hội, những nước nghèo có nguy
cơ là bãi thải công nghệ lạc hậu của các nước giàu…
Toàn cầu hóa mang đến nhiều cơ hội cùng với không ít thách thức, trong đó có nguy cơ văn hóa dân tộc bị lu mờ bởi việc du nhập những lối sống và giá trị xa lạ, cực đoan, thậm chí phi nhân tính Cần vận dụng những kinh nghiệm giáo dục của nhiều nước tiên tiến trên thế giới để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta và các nước trên thế giới
3 Phát triển nền kinh tế tri thức
3.1 Định nghĩa
Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (KBE - Knowledge Based Economy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) định nghĩa: "Nền kinh tế tri thức
là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD, 1996)
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Nền kinh
tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất
cả các ngành kinh tế” (APEC, 2000)
Ngân hàng Thế giới (WB, 2000) đánh giá: "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn
cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức"
3.2 Đặc trưng
Trang 8- Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế hậu công nghiệp, là nền văn minh thông tin, bắt đầu xuất hiện vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX
- Là nền kinh tế lấy trí lực là tài nguyên chủ yếu, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, các ngành công nghệ cao trở thành ngành sản xuất quan trọng hàng đầu
- Sản phẩm sản xuất ra được tính theo giá trị của tri thức kết tinh trong đó, giá nguyên vật liệu chỉ chiếm rất ít
II Những yêu cầu đặt ra cho giáo dục
- Giáo dục phải giải quyết mối quan hệ giữa toàn cầu và cục bộ, giáo dục phải làm cho mỗi công dân có được những giá trị toàn cầu, đồng thời có được những giá trị của cộng đồng, quốc gia mình
- Giáo dục phải giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đai, làm sao cho các cá nhân tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời vẫn không làm mất đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình
- Phải giải quyết mối quan hệ giữa chiến lược phát triển giáo dục dài hạn và kế hoạch ngắn hạn, nghĩa là xử lý hài hòa yêu cầu trước mắt và kế hoạch phát triển lâu dài
- Giáo dục phải đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, tuy nhiên đây cũng là quy luật để đào thải cái lạc hậu, là cơ hội phát triển
- Giáo dục phải giải quyết mâu thuẫn giữa việc tri thức loài người tăng lên nhanh chóng với khả năng nhận thức của mỗi cá nhân là có hạn
- Giáo dục đứng trước thách thức của việc phát triển về khoa học, công nghệ, của điều kiện sống nhưng lý tưởng và đạo đức sống của thế hệ trẻ có phần thay đổi theo chiều tiêu cực
Phát triển sự nghiệp giáo dục cần dựa trên một hệ thống triết lý Đó chính là một
hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cần được vận dụng một cách sáng tạo phù hợp thực tiễn giai đoạn mới Đó là:
1 Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2 Phát triển nền giáo dục của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu
Trang 93 Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học tập
4 Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại
5 Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục
6 Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp Ngày nay, trước bối cảnh phát triển như vũ bão của thế giới hiện đại, tư tưởng về
sự học hành của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị
Khái niệm học tập (hay giáo dục) suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống
về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục Giáo dục ban đầu bao gồm giáo dục từ mầm non (giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo) đến giáo dục đại học Nếu chủ trương giáo dục cho mọi người thì hệ giáo dục ban đầu đã có đủ khả năng để mỗi cá nhân trong
xã hội được thụ hưởng một lần trong đời mình Còn nếu chủ trương học tập suốt đời thì phải đầu tư thật sự cho hệ giáo dục liên tục để cho người lao động và người lớn (mà trong văn kiện của Ðại hội X của Ðảng đã nhấn mạnh là hệ giáo dục cho người trung niên trở lên) luôn tìm thấy cơ hội học tập và điều kiện học tập dưới một hình thức giáo dục ngoài nhà trường, cũng không loại trừ việc học trong hệ nhà trường chính quy.
Mô hình giáo dục lý tưởng ấy chính là mô hình xã hội học tập mà Ðảng ta đề cập
từ Ðại hội IX và khẳng định phải phát triển nó một cách tích cực trong những năm trước mắt Việc thực hiện được mô hình ấy hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc khắc phục thái độ và quan niệm lỗi thời hiện nay về giáo dục thường xuyên - hệ thống bảo đảm cho giáo dục liên tục được mở rộng cho một lượng người học ít ra cũng nhiều gấp ba lần so với số người theo học hệ giáo dục ban đầu Chừng nào mà còn coi nhẹ giáo dục thường xuyên thì chừng đó, giáo dục thường xuyên vẫn không khác cách tổ chức học bổ túc văn hóa của mấy chục năm về trước Trong xã hội hiện đại, việc tổ chức hệ giáo dục thường xuyên là để con người thực hiện việc học suốt đời Giáo dục thường xuyên đáp ứng những thách thức của một thế giới nhanh chóng thay đổi, nó mở ra sự đa dạng hóa hết
Trang 10sức rộng rãi đối với các hình thức học tập để mọi tài năng đều được phát huy, những thất bại học đường sẽ bị hạn chế, giúp cho người có nhu cầu học, đặc biệt là thế hệ trẻ loại bỏ được cảm giác bị loại thải trong cuộc sống xã hội và luôn nhìn thấy viễn cảnh phát triển của cá nhân mình
Trang 11CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ MỚI
I Xu thế phát triển giáo dục
1 Nhận thức giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của mỗi quốc gia
Từ xa xưa, và tiếp tục cho đến ngày nay, nhiều học giả và giai cấp cầm quyền đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển xã hội, vì vậy luôn đề cao và coi việc quan tâm, đầu tư cho phát triển giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu Khi xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, của cải chính là trí tuệ của con người, mà muốn con người có trí tuệ thì phải có giáo dục Chính vì vậy giáo dục càng ngày càng có vai trò quan trọng hơn
Ở nhiều nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển, giáo dục được coi là khâu then chốt để tạo bước đột phá đi lên, là chìa khóa mở cánh của đi vào tương lai tươi đẹp, đầu tư cho giáo dục là đầu tư khôn ngoan và có hiệu quả nhất Chính vì lẽ đó, giáo dục đã trở thành sự nghiệp hàng đầu của mỗi quốc gia
Ở nước ta, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, điều này đã được khẳng định trong Hiến pháp và trong Luật giáo dục
2 Xã hội hóa giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là làm cho cả xã hội quan tâm và góp công sức vào sự phát triển của giáo dục Xã hội hóa giáo dục là xu hướng phát triển của giáo dục trên thế giới
Xã hội hóa giáo dục nhằm mục tiêu huy động sức mạnh tổng lực của xã hội cho giáo dục nhưng cũng có nghĩa là giáo dục phải gắn với đời sống xã hội, phục vụ cho yêu cầu và sự phát triển của xã hội
3 Giáo dục suốt đời
Bác Hồ đã dạy “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời… Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến
bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”
Để xã hội đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời thì phải xây dựng nhiều loại hình giáo dục, xây dựng hệ thống giáo dục mở, không giới hạn cho những người trong độ tuổi nhất định Đồng thời trang bị cho người học kỹ năng tự học