1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế túi xách thời trang Ứng dụng kỹ thuật xếp giấy origami

196 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami
Tác giả Đoàn Thị Quỳnh Nhi, Hồ Hải Yến
Người hướng dẫn ThS. Mai Quỳnh Trang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ May
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 13,53 MB

Nội dung

Thông tin đề tài Tên của đề tài: “Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami” Mục đích của đề tài - Mục đích 1: Nghiên cứu kỹ thuật xếp giấy Origami.. - Mục đích 2:

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: ThS MAI QUỲNH TRANG SVTH: ĐOÀN THỊ QUỲNH NHI

Trang 2

KHOA THỜI TRANG VÀ DU LỊCH

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MAY

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA THỜI TRANG VÀ DU LỊCH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: _/BM09

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1 Thông tin sinh viên

Họ và tên: Đoàn Thị Quỳnh Nhi MSSV: 20109099 ĐT: 0971103580

Họ và tên:Hồ Hải Yến MSSV: 19109901 ĐT: 0364197889

2 Thông tin đề tài

Tên của đề tài: “Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami”

Mục đích của đề tài

- Mục đích 1: Nghiên cứu kỹ thuật xếp giấy Origami

- Mục đích 2: Ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami vào thiết kế túi xách thời trang

ĐATN được thực hiện tại: Bộ môn Công nghệ may, Khoa Thời trang và Du lịch, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Thời gian thực hiện: Từ 30/12/2023 đến 28/06/2024

3 Các nhiệm vụ cụ thể của đề tài

- Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nghệ thuật xếp giấy origami và ứng dụng nghệ thuật origami vào thời trang

- Nhiệm vụ 2: Ứng dụng nghệ thuật xếp giấy origami, thiết kế 3 sản phẩm túi xách thời trang

- Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu và lựa chọn nguyên phụ liệu may sản phẩm túi xách phù hợp với tính năng sử dụng

- Nhiệm vụ 4: Xây dựng qui trình thiết kế 3 mẫu túi xách

- Nhiệm vụ 5: Xây dựng bộ tài liệu kĩ thuật cho 3 sản phẩm túi xách

Trang 4

- Nhiệm vụ 7: Xây dựng video quảng bá sản phẩm

4 Lời cam đoan của sinh viên

Chúng em là Đoàn Thị Quỳnh Nhi và Hồ Hải Yến xin cam đoan ĐATN là

công trình nghiên cứu của bản thân chúng em dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Mai

GVHD xác nhận về mức độ hoàn thành và cho phép được bảo vệ: ………

Xác nhận của bộ môn TP.HCM, ngày 28 tháng 06 năm 2024

Giáo viên hướng dẫn

(Ký ghi rõ họ tên và học hàm học vị)

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và thực hành tại Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, chúng em vô cùng biết ơn đến Quý Thầy Cô, gia đình, người thân và bạn bè, những người đã là nguồn động viên, người hướng dẫn, đồng hành, đóng góp ý kiến và hỗ trợ chúng em trong suốt hành vừa qua

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến với trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo môi trường và cơ sở vật chất giúp chúng em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp Đồng thời chúng em chân thành cảm ơn sự đồng hành và hỗ trợ của toàn bộ đội ngũ giảng viên Khoa Đào tạo Chất lượng cao, cũng như các giảng viên ngành Công Nghệ May – Khoa Thời Trang và Du Lịch Thầy Cô không chỉ là những người giảng dạy, mà còn là những người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, là nguồn động viên không ngừng để chúng em vững bước hơn trong sự nghiệp sắp tới

Đặc biệt, chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Ths Mai Quỳnh Trang, người đã dành thời gian và tâm huyết để hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp Sự chỉ dạy chân thành, tận tâm và sự chia sẻ không ngần ngại của cô là nguồn động lực lớn, giúp chúng em vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành tựu ngày hôm nay

Hơn nữa, chúng em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè sự hỗ trợ và động viên từ những người thân yêu là nguồn động lực mạnh mẽ, giúp chúng em vượt qua những thử thách và khó khăn

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của chúng em luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp chắc chắn chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong sẽ nhận được

sự quan tâm, góp ý của Quý Thầy Cô để bài báo cáo ngày càng hoàn thiện hơn Cũng như bản thân chúng em rút được kinh nghiệm và học hỏi, tạo tiền đề cho tương lai sau này

Lời cuối cùng chúng em bày tỏ lòng biết ơn với mọi điều tốt lành, sức khỏe và thành công!

Nhóm nghiên cứu

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

Giảng viên hướng dẫn

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

Giáo viên phản biện

Trang 8

1 Thông tin chung

Tên đề tài nghiên cứu: Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami Giảng viên hướng dẫn: Th.S Mai Quỳnh Trang

SVTH 1: Đoàn Thị Quỳnh Nhi - MSSV: 20109099

Bằng cách này, chúng em không chỉ hướng đến việc tạo ra các sản phẩm thời trang độc đáo mà còn muốn thể hiện tinh thần sáng tạo và cái đẹp đặc trưng của văn hóa Nhật Bản Mỗi chiếc túi xách sẽ không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn là một tác phẩm nghệ thuật có khả năng thay đổi và thích nghi với nhu cầu và sở thích của người dùng…

Từ đó nhóm quyết định phát triển đề tài “Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami”

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu nghệ thuật xếp giấy origami và ứng dụng nghệ thuật origami vào thời trang

- Thiết kế 3 sản phẩm túi xách thời trang ứng dụng nghệ thuật xếp giấy origami

- Tìm hiểu và lựa chọn nguyên phụ liệu may sản phẩm túi xách phù hợp với tính năng sử dụng

- Xây dựng qui trình thiết kế 3 mẫu túi xách

Trang 9

4 Đối tượng nghiên cứu

- Nghệ thuật xếp giấy Origami

- Túi xách thời trang và công thức thiết kế túi xách thời trang

5 Phạm vi nghiên cứu

- Tập trung nghiên cứu kỹ thuật xếp giấy Origami

- Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami

- Đề tài được thực hiện từ 12/2023 đến 06/2024

- Nơi thực hiện: Khoa Thời Trang và Du Lịch, Trường ĐH SPKT TP.HCM

6 Nội dung nghiên cứu

ĐATN gồm 4 chương:

- Chương1: Tổng quan về đề tài

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết

- Chương 3: Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami

- Chương 4: Kết luận và kiến nghị

7 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện bởi các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tham khảo tài liệu về quy trình lên ý

tưởng và cho ra đời sản phẩm túi xách Những kiến thức học được từ các bài giảng,

sách giáo khoa, tài liệu của các giảng viên trong và ngoài nhà trường, thông tin trên

internet, các bài luận văn, báo cáo thực tập của sinh viên các năm trước, làm minh

chứng khoa học và làm phong phú thêm các ý tưởng thiết kế đồng thời cập nhật

thêm những kiến thức mới

- Phương pháp thực nghiệm khoa học: nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện công

việc tìm hiểu về các loại nguyên phụ liệu dùng trong việc sản xuất túi xách, tiếp

đến là nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các công thức thiết kế, mẫu mã sản phẩm Sau

cùng là tiến hành phân tích, xây dựng ý tưởng thiết kế và cho ra đời sản phẩm hoàn

chỉnh

Nhóm nghiên cứu

Đoàn Thị Quỳnh Nhi

Hồ Hải Yến

Trang 10

RESEARCH SUMMARY

1 General information

Project name: Fashion handbag design applying Origami paper folding techniques Instructor: Master Mai Quynh Trang

Project members: Doan Thi Quynh Nhi - Student ID: 20109099

Ho Hai Yen - Student ID: 19109901

Bachelor Program: Garment Technology Project timeline: 2024

2 Reason for choosing the topic

The project presents the process of designing and creating a technical document set for the production of fashion bags applying Origami paper folding techniques The main purpose

of our bag design is to blend traditional Origami art with modern fashion, creating unique and intriguing products We aim to incorporate Origami paper folding techniques into bag design, providing the capability to transform from flat to three-dimensional, while maintaining practicality and usability for the end-users

In doing so, our focus extends beyond crafting distinctive fashion items; we also aspire

to capture the spirit of creativity and the unique beauty inherent in Japanese culture Each bag

is intended not only as a fashion accessory but also as an artistic piece capable of adaptation

to the needs and preferences of the user Thus, our team decided to embark on the project titled "Fashion Bag Design Applying Origami Paper Folding Techniques."

3 Research Objectives

To understand the art of origami paper folding and its application in fashion

- To design 3 fashionable handbag products applying the art of origami paper folding

- To research and select materials for making handbags that are suitable for their intended use

- To develop the design process for the 3 handbag models

- To create technical documentation for the 3 handbag products

Trang 11

4 Research Objectives

- The art of origami paper folding

- Fashion handbags and the design principles of fashion handbags

5 Scope of Research

- Focus on studying the techniques of origami paper folding

- Designing fashion handbags using the techniques of origami paper folding

- The research will be conducted from 12/2023 to 06/2024

- Location: Fashion and Tourism Industry Workshop, Ho Chi Minh City University

of Technology (HCMUTE)

6 Research Content

The thesis includes 4 chapters:

- Chapter 1: Overview of the topic

- Chapter 2: Theoretical framework

- Chapter 3: Designing fashion handbags using the techniques of origami paper folding

- Chapter 4: Conclusion and recommendations

7 Research methods

This topic is carried out by the following research methods:

- Information collection method: Collect and refer to documents on the process of generating ideas and producing handbag products The knowledge gained from lectures, textbooks, documents of lecturers inside and outside the university, information on the internet, theses, internship reports of previous students, serve as scientific evidence and enrich design ideas while updating new knowledge

- Scientific experimental method: The research team has conducted a study on the types of raw materials used in handbag production, followed by researching, learning, and studying product design formulas and patterns Finally, they analyze and develop design ideas to produce a complete product

Student group

Hồ Hải Yến

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng thông số kích thước chung của túi 43

Bảng 2: Bảng nguyên phụ liệu CF01 63

Bảng 3: Bảng phân tích mẫu CF 01 80

Bảng 4: Bảng thống kê số lượng chi tiết CF01 83

Bảng 5: Bảng diện tích bộ mẫu CF01 85

Bảng 6: Bảng quy trình may CF01 87

Bảng 7: Bảng phân tích đường may CF01 89

Bảng 8: Bảng định mức NPL CF 01 91

Bảng 9: Bảng đơn giá sản phẩm CF01 92

Bảng 10: Bảng quy cách bao gói CF01 94

Bảng 11: Bảng nguyên phụ liệu CF02 96

Bảng 12: Bảng phân tích mẫu CF02 111

Bảng 12: Bảng phân tích mẫu CF02 114

Bảng 14: Bảng diện tích bộ mẫu CF02 117

Bảng 15: Bảng quy trình may CF02 120

Bảng 16: Bảng phân tích đường may CF02 123

Bảng 17: Bảng phân tích đường may CF02 125

Bảng 18: Bảng đơn giá sản phẩm CF02 126

Bảng 19: Bảng quy cách bao gói CF02 128

Bảng 20: Bảng nguyên phụ liệu CF03 130

Bảng 21: Bảng phân tích mẫu CF03 147

Bảng 22: Bảng thống kê số lượng chi tiết CF03 150

Trang 13

Bảng 25: Bảng phân tích đường may CF03 157

Bảng 26: Bảng định mức NPL CF03 158

Bảng 27: Đơn giá sản phẩm CF03 160

Bảng 28: Bảng quy cách bao gói CF03 162

Trang 14

Hình 2 1: Một loại origami nghi lễ hiện đại (origata) theo sau origami nghi lễ của tầng

lớp samurai thượng lưu thời Muromachi 6

Hình 2 2: Hạc giấy 7

Hình 2 3: Origami động - Nghệ thuật origami Nhật Bản 8

Hình 2 4: Origami ghép 9

Hình 2 5:Origami ướt 9

Hình 2 6: Origami thuần khiết - Nghệ thuật origami Nhật Bản 10

Hình 2 7: Origami Sekkei 11

Hình 2 8: Origami Kirigami 11

Hình 2 9:Bộ dụng cụ may gấp giấy Origami từ vùng Quý Châu 12

Hình 2 10:Vải đã kết khuôn 15

Hình 2 11: Origami dát 16

Hình 2 12: Mẫu đúc kết lặp 17

Hình 2 13: Belt bag, 14th century and Handmade girdle purse, made for Marquart von Sternberg.1370s 18

Hình 2 14: A silk embroidered 17th century wallet used or transporting letters 19

Hình 2 15:France - Handbag by Hermès – Crocodile, lined with leather and silver, 1931 20

Hình 2 16: Túi Louis Vuitton, Gucci, Dior 24

Hình 2 17: Túi Zara, Forever 21 25

Hình 2 18: Túi Vascara 26

Hình 2 19: Túi Juno 27

Hình 2 20: Túi Lesac 27

Trang 15

Hình 3.1: Mẫu 1 (CF01) 45

Hình 3 2:Mẫu 2 (CF02) 45

Hình 3 3: Mẫu 3 (CF03) 46

Hình 3 4: Mẫu 4 (CF04) 46

Hình 3 5: Mẫu 5 (CF05) 47

Hình 3 6: Mẫu 6 (CF06) 47

Hình 3 7: Vải da simili 50

Hình 3 8: Da simili gương 51

Hình 3 9: Vải lót Kate Spade 51

Hình 3 10:Mex 52

Hình 3 11: Keo se viền 52

Hình 3 12: Keo P-99 53

Hình 3 13: Chốt chặn dây kéo 53

Hình 3 14: Nút Bấm Trơn 4 Chi Tiết 53

Hình 3 15: Khóa Tander 54

Hình 3 16: Đinh Tán Vít Ren Vặn Đầu Lồi 54

Hình 3 17: Khoen Oren 54

Hình 3 18: Đinh tán 55

Hình 3 19: Dây Kéo và Đầu Khóa 55

Hình 3 20: Móc Càng Cua 56

Hình 3 21: Các Loại Khoen 56

Hình 3 22: Hình vẽ mô tả mặt ngoài 57

Hình 3 23: Hình vẽ mô tả mặt trong 57

Trang 16

Hình 3 25: Hình vẽ mô tả mặt ngoài 58

Hình 3 26: Hình vẽ mô tả mặt trong 59

Hình 3 27: Gấp xếp biến kiểu 59

Hình 3 28: Hình vẽ mô tả mặt ngoài 60

Hình 3 29: Hình vẽ mô tả mặt trong 60

Hình 3 30: Gấp xếp biến kiểu 61

Hình 3 31: Túi CF01 62

Hình 3 32: Block cơ bản 67

Hình 3 33: Thiết kế chi tiết mảnh đắp 01 68

Hình 3 34: Thiết kế chi tiết mảnh đắp 02 68

Hình 3 35: Thiết kế chi tiết mảnh đắp 03 69

Hình 3 36: Fit mảnh đắp thân 70

Hình 3 37: Thiết kế phần miệng túi 01 70

Hình 3 38: Thiết kế phần miệng túi 02 71

Hình 3 39: Thiết kế phần miệng túi 03 71

Hình 3 40: Rã chi tiết thân đắp 72

Hình 3 41: Thiết kế mảnh đắp phần miệng túi 72

Hình 3 42: Rập chi tiết đấp hoàn chỉnh 73

Hình 3 43: Lấy dấu đáy túi nút bấm 73

Hình 3 44: Lấy dấu đóng oren 01 74

Hình 3 45: Lấy dấu đóng oren 02 74

Hình 3 46: Thiết kế thân túi 75

Hình 3 47: Thiết kế khuôn mẫu thân 75

Trang 17

Hình 3 50: Thiết kế cài khoen D 76

Hình 3 51: Thiết kế thân túi lót 77

Hình 3 52: Lấy dấu túi dây kéo trên thân lót 77

Hình 3 53: Lấy dấu túi mổ trên thân lót 78

Hình 3 54: Thiết kế túi lót dây kéo, lót túi mổ 78

Hình 3 55: Thiết kế cơi túi 79

Hình 3 56: Thiết kế đáp túi 79

Hình 3 57: CF02 95

Hình 3 58: Block cơ bản 100

Hình 3 59: Thiết kế chi tiết 01 101

Hình 3 60: Thiết kế chi tiết 02 101

Hình 3 61: Thiết kế chi tiết 03 102

Hình 3 62: Rã các chi tiết 102

Hình 3 63: Thiết kế thân chính 103

Hình 3 64: Đánh số chi tiết 103

Hình 3 65: Cách lấy điểm lấy dấu 104

Hình 3 66:Lấy dấu đóng nút bấm 104

Hình 3 67: Lấy dấu đóng pass quai 105

Hình 3 68: Thiết kế mex 106

Hình 3 69: Thiết kế khuôn mẫu thân 106

Hình 3 70: Thiết kế pass gắn quai 107

Hình 3 71: Thiết kế quai 107

Hình 3 72: Thiết kế thân lót chính + lót trần 108

Hình 3 73: Lấy dấu túi dây kéo, túi mổ 108

Trang 18

Hình 3 75: Thiết kế đáp túi 109

Hình 3 76: Thiết kế lót túi dây kéo 109

Hình 3 77: Thiết ké lót túi cơi 110

Hình 3 78: Túi CF03 mặt ngoài 129

Hình 3 79: Block cơ bản 134

Hình 3 80: Thiết kế phần đắp túi 135

Hình 3 81: Thiết kế chi tiết mảnh đắp 1 136

Hình 3 82: Thiết kế chi tiết mảnh đắp 2, 3, 4 136

Hình 3 83: Thiết kế chi tiết mảnh đắp 5 và 9 137

Hình 3 84: Thiết kế chi tiết mảnh đắp 6, 7, 8, 10, 11, 12 137

Hình 3 85: Thiết kế chi tiết mex dựng 1 và 2 138

Hình 3 86: Thiết kế chi tiết mảnh đắp 3, 4, 5, 6, 7, 8 138

Hình 3 87: Lấy dấu vị trí dây đeo và nút bấm thân trước 139

Hình 3 88: Khuôn mẫu thân trước 139

Hình 3 89: Block cơ bản thân sau 140

Hình 3 90: Thiết kế mảnh đắp 1, 2, 7, 8 thân sau 141

Hình 3 91: Lấy dấu vị trí dây đeo và nút bấm thân sau 142

Hình 3 92: Rập khuôn mẫu thân sau 143

Hình 3 93: Thiết kế nẹp miệng túi 143

Hình 3 94: Thiết kế thân túi lót 144

Hình 3 95: Lấy dấu túi lót thân trước túi đắp 2 ngăn 144

Hình 3 96: Lấy dấu túi lót thân sau túi khóa 145

Hình 3 97: Thiết kế lót túi khóa 145

Trang 19

Hình 3 100: Lookbook CF01 163

Hình 3 101: Lookbook CF02 165

Hình 3 102: Lookbook CF03 167

Hình 3 103: Lookbook BST 168

Trang 21

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 2

1.1 Lý do chọn đề tài 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Nội dung nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản Origami 5

2.1.1 Xuất xứ và lịch sử phát triển của nghệ thuật gấp giấy Origami 5

2.1.1.1 Xuất xứ 5

2.1.1.2 Lịch sử phát triển 5

2.1.2 Các loại gấp xếp Origami 8

2.1.2.1 Origami động 8

2.1.2.2 Origami ghép 9

2.1.2.3 Origami ướt 9

2.1.2.4 Origami thuần khiết 10

2.1.2.5 Origami Sekkei 10

2.1.2.6 Origami Kirigami 11

2.1.3 Sáng tạo và ứng dụng của kỹ thuật xếp giấy Origami vào trong thời trang 12

2.1.3.1 Nghiên cứu sáng tạo 12

2.1.3.2 Ứng dụng 13

Trang 22

2.3.2 Vai trò của túi xách 222.3.3 Tầm quan trọng của quy trình sản xuất túi xách 232.3.4 Tổng quan thị trường túi xách hiện nay 242.3.4.1 Trên thế giới 242.3.4.2 Ở Việt Nam 262.4 Các kỹ thuật Origami cơ bản và ứng dụng trong thiết kế túi xách 292.4.1 Kỹ thuật gấp Origami để sáng tạo 292.4.2 Kỹ thuật gấp Origami ứng dụng trong thiết kế túi xách 312.4.1.1 Puzzle Bag: Loewe 312.4.1.2 Facet Bag: Yingxi Zhou 322.4.1.3 Omni Bag: Kumeko 332.4.1.4 Túi Kanbe: Takashi Hojo 342.4.1.5 Túi Dã Ngoại Yield: Yield Design Co 352.4.1.6 Gabs: Franco Gabbrielli 362.5 Tiềm năng phát triển của túi xách 37

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TÚI XÁCH THỜI TRANG 40

3.1 Giới thiệu bộ sưu tập 403.1.1 Ý tưởng bộ sưu tập 403.1.2 Chất liệu 413.1.3 Màu sắc và họa tiết 413.1.4 Kiểu dáng 423.2 Đề xuất và chọn mẫu 423.2.1 Đề xuất 42

Trang 23

3.3.2 Phụ liệu 523.4 Nghiên cứu mẫu 573.4.1 Mẫu 1 (CF 01) 573.4.2 Mẫu 2 (CF 02) 583.4.3 Mẫu 3 (CF 03) 603.5.1 Mẫu 1 623.5.1.1 Mô tả mẫu 623.5.1.2 Nguyên phụ liệu 633.5.1.3 Thiết kế rập 673.5.1.5 Thiết lập bảng thống kê số lượng chi tiết 833.5.1.6 Thiết lập bảng diện tích bộ mẫu 853.5.1.7 Thiết lập bảng quy trình may 873.5.1.8 Thiết lập bảng phân tích đường may 893.5.1.9 Thiết lập bảng định mức NPL 913.5.1.10 Thiết lập bảng đơn giá sản phẩm 923.5.1.11 Thiết lập bảng quy cách bao gói 943.5.2 Mẫu 2 953.5.2.1 Mô tả mẫu 953.5.2.2 Nguyên phụ liệu 963.5.2.3 Thiết kế rập 1003.5.2.4 Bảng phân tích mẫu 1113.5.2.5 Thiết lập bảng thống kê số lượng chi tiết 1143.5.2.6 Thiết lập bảng diện tích bộ mẫu 1173.5.2.7 Thiết lập bảng quy trình may 120

Trang 24

3.5.2.10 Thiết lập bảng đơn giá sản phẩm 1263.5.2.11 Thiết lập bảng đơn giá sản phẩm 1283.5.3 Mẫu 3 1293.5.3.1 Mô tả mẫu 1293.5.3.2 Nguyên phụ liệu 1303.5.3.3 Thiết kế rập 1343.5.3.4 Bảng phân tích mẫu 1473.5.3.5 Thiết lập bảng thống kế số lượng chi tiết 1503.5.3.6 Thiết lập bảng diện tích bộ mẫu 1523.5.3.7 Thiết lập bảng quy trình may 1543.5.3.8 Thiết lập bảng phân tích đường may 1573.5.3.9 Thiết lập bảng định mức NPL 1583.5.3.10 Thiết lập bảng đơn giá sản phẩm 1603.5.3.11 Bảng quy cách bao gói 1623.6 Lookbook bộ sưu tập 163

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 169

4.1 Kết luận 1694.2 Kiến nghị 170

TÀI LIỆU THAM KHẢO 171

Trang 25

MỞ ĐẦU

Hầu hết các trang phục quần áo phụ nữ được thiết kế với các kiểu túi nhỏ hoặc không

có túi để thể hiện rõ được đường nét cơ thể nhẹ nhàng thanh lịch của người phụ nữ, những chiếc túi được thiết kế khá nhỏ gọn và tiện dụng nên để được số ít đồ vật và không thể đựng quá nhiều thứ Điều này đặt ra một thách thức khi phụ nữ cần mang theo nhiều vật dụng thì làm bằng cách nào

Theo một nghĩa nào đó, chiếc túi xách đã trở thành một phần không thể thiếu của cơ thể Chiếc túi xách không chỉ là một vật dụng tiện ích mà còn là biểu tượng của phong cách

cá nhân của người phụ nữ Cho dù trong bất kỳ hoạt động nào, từ mua sắm đến đi bộ, một chiếc túi xách không chỉ là vật tiện ích mà còn là người bạn đồng hành, sẵn sàng chứa đựng mọi thứ từ tạp chí, máy tính bảng, kẹo, đến điện thoại, nước, và nhiều vật dụng khác Trong thế giới ngày nay, thiết kế túi xách không chỉ là về vẻ ngoại hình, mà còn về

sự linh hoạt và tiện ích Các loại túi được thiết kế để giải quyết từng vấn đề cụ thể, từ túi đựng máy tính, ba lô giảm gánh nặng cho lưng, đến túi xách dự tiệc thời trang

Khác với túi xách truyền thống, thiết kế túi xách hiện đại không còn chỉ là thiết kế bề ngoài, thiết kế túi xách hiện đại phải tính đến nhu cầu của cuộc sống hiện đại và sự xuất hiện của phong cách sống mới

Với sự đô thị hóa và giảm diện tích sống, thiết kế túi xách hiện đại phải tính đến nhu cầu của cuộc sống hiện đại Nhóm chúng em đã quyết định áp dụng nghệ thuật Origami cổ điển vào thiết kế túi xách, một hình thức nghệ thuật có thuộc tính phù hợp với yêu cầu hiện đại như khả năng triển khai, xếp gọn, và sự linh hoạt Từ đó nhóm đã nghiên cứu, thiết kế

và xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật áp dụng kỹ thuật Origami vào thiết kế túi xách mong muốn biến đổi các đặc điểm của mô hình giấy Origami thành một sản phẩm có thể sử dụng được trong khi vẫn duy trì được chức năng

Qua đó nhóm đã quyết định thực hiện đề tài “Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng

kỹ thuật xếp giấy Origami” với hy vọng tạo ra một bộ sưu tập túi xách đặc biệt, không chỉ

đáp ứng nhu cầu mà còn nâng cao sự thuận tiện và tiện ích cho người tiêu dùng

Trang 26

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài

Nhật Bản nổi tiếng với văn hóa độc đáo và nghệ thuật truyền thống, trong đó

có nghệ thuật Origami - một biểu tượng của sự sáng tạo và đa dạng Origami, một trò chơi dân gian phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến lối sống mà còn mang lại sự sáng tạo cao Nghệ thuật này đặc biệt với khả năng tạo hình từ một tờ giấy mà vẫn giữ được sự đơn giản và tinh tế

Áp dụng kỹ thuật Origami vào thời trang, mặc dù thuộc vào hai lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, chúng có điểm tương đồng trong việc tạo ra những tác phẩm sáng tạo và ấn tượng, thể hiện cái tôi và vẻ đẹp đặc trưng của văn hóa Nhật Bản Trong quá trình tạo ra một sản phẩm thời trang, sự "cắt" để tạo hình và "đắp" để trang trí Chất liệu giấy trong Origami và vải trong thời trang, mặc dù khác nhau về cơ lý hóa, đều được sử dụng để tạo ra những tác phẩm gây ấn tượng mạnh, tôn vinh vẻ đẹp huyền bí và thu hút đến lạ kỳ

Hiện nay việc nghiên cứu tính ứng dụng Origami đa phần khám phá từ nhiều góc độ và thực hiện các thí nghiệm dưới nhiều hình thức khác nhau Trong lĩnh vực thời trang nhiều bậc thầy đã làm cho Origami trở nên rực rỡ với nhiều tác phẩm khác nhau, thông qua sự khám phá không mệt mỏi của họ đã tạo ra bước đột phá cho tính ứng dụng của nghệ thuật này

Lấy nguồn cảm hứng về nghệ thuật Origami nhóm chúng em muốn nghiên cứu phương pháp thiết kế một bộ sưu tập túi xách có thể thay đổi thành nhiều hình dạng,

từ phẳng đến ba chiều, nguồn cảm hứng đến từ các thiết kế túi giấy origami và cổ điển, sử dụng kỹ thuật gấp để đạt được hiệu ứng biến dạng để tạo ra một bộ sưu tập

"Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami" Với mong

muốn thiết kế những túi xách kết hợp nghệ thuật Origami và biến đổi các đặc điểm của mô hình giấy origami thành một sản phẩm có thể sử dụng được trong khi vẫn duy trì được chức năng Nhóm nghiên cứu mong muốn tạo ra một chiếc túi vừa tiện

Trang 27

tạo nên một bộ sưu tập túi xách phù hợp với sự tiện lợi thiết yếu nhất cho những người tiêu dùng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua đề tài: “Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami” nhóm muốn hướng đến những mục tiêu như sau:

- Tìm hiểu nghệ thuật xếp giấy origami và ứng dụng nghệ thuật origami vào thời trang

- Thiết kế 3 sản phẩm túi xách thời trang ứng dụng nghệ thuật xếp giấy origami

- Tìm hiểu và lựa chọn nguyên phụ liệu may sản phẩm túi xách phù hợp với tính năng sử dụng

- Xây dựng qui trình thiết kế 3 mẫu túi xách

- Xây dựng bộ tài liệu kĩ thuật cho 3 sản phẩm túi xách

- Thiết kế rập và may hoàn chỉnh 3 sản phẩm túi xách

- Xây dựng video quảng cáo bộ sưu tập

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghệ thuật xếp giấy Origami

- Túi xách thời trang và công thức thiết kế túi xách thời trang

1.4 Phạm vi nghiên cứu

- Tập trung nghiên cứu kỹ thuật xếp giấy Origami

- Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami

- Đề tài được thực hiện từ 12/2023 đến 06/2024

- Nơi thực hiện: Khoa Thời Trang và Du Lịch, Trường ĐH SPKT TP.HCM

1.5 Nội dung nghiên cứu

ĐATN gồm 4 chương:

- Chương1: Tổng quan về đề tài

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trang 28

- Chương 3: Thiết kế túi xách thời trang ứng dụng kỹ thuật xếp giấy Origami

- Chương 4: Kết luận và kiến nghị

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện bởi các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tham khảo tài liệu về quy trình lên ý tưởng và cho ra đời sản phẩm túi xách Những kiến thức học được từ các bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu của các giảng viên trong và ngoài nhà trường, thông tin trên internet, các bài luận văn, báo cáo thực tập của sinh viên các năm trước, làm minh chứng khoa học và làm phong phú thêm các

ý tưởng thiết kế đồng thời cập nhật thêm những kiến thức mới

- Phương pháp thực nghiệm khoa học: nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực hiện công việc tìm hiểu về các loại nguyên phụ liệu dùng trong việc sản xuất túi xách, tiếp đến là nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các công thức thiết kế, mẫu

mã sản phẩm Sau cùng là tiến hành phân tích, xây dựng ý tưởng thiết kế và cho ra đời sản phẩm hoàn chỉnh

Trang 29

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản Origami

2.1.1 Xuất xứ và lịch sử phát triển của nghệ thuật gấp giấy Origami

2.1.1.1 Xuất xứ

Origami (折り紙), phát âm tiếng Nhật: [oɾiɡami] hoặc [oɾi ɡami] , từ ori có nghĩa là "gấp" và kami có nghĩa là "giấy" ( kami đổi thành gami do rendaku ) là nghệ thuật gấp giấy của Nhật Bản Trong cách sử dụng hiện đại, từ "origami" thường được sử dụng như một thuật ngữ bao hàm cho tất cả các cách gấp, bất kể nguồn gốc văn hóa của chúng Mục đích là biến một tờ giấy vuông phẳng thành một tác phẩm điêu khắc hoàn thiện thông qua kỹ thuật gấp và điêu khắc Những người thực hành origami hiện đại thường không khuyến khích việc sử dụng các vết cắt, keo dán hoặc đánh dấu trên giấy Thư mục Origami thường sử dụng từ kirigami trong tiếng Nhật để chỉ những thiết kế sử dụng hình cắt

Trong phân loại chi tiết của Nhật Bản, origami được chia thành origami nghi lễ cách điệu (儀礼折り紙, girei origami) và origami giải trí (遊戯折り紙, yūgi origami),

và chỉ có origami giải trí thường được công nhận là origami Ở Nhật Bản, origami nghi

lễ thường được gọi là "origata" ( ja:折形) để phân biệt với origami giải trí Thuật ngữ

"origata" là một trong những thuật ngữ cũ của origami

2.1.1.2 Lịch sử phát triển

2.1.1.2.1 Nghi lễ origami (origata)

Nghi lễ Origami, hay còn gọi là Origata, có nguồn gốc từ Nhật Bản và phát triển

từ thời kỳ Heian (khoảng năm 805-809) Giấy washi, được sản xuất thông qua phương pháp nagashi-suki (thêm keo dán vào quy trình làm giấy), đã trở thành phương tiện chủ yếu cho các nghi lễ tôn giáo như gohei, ōnusa, và gói quà trong giấy gấp

Trang 30

Hình 2 1: Một loại origami nghi lễ hiện đại (origata) theo sau origami nghi lễ

của tầng lớp samurai thượng lưu thời Muromachi

Thời kỳ Muromachi (1300-1400) chứng kiến sự phát triển của nghi lễ origami bởi các gia tộc Ogasawara và Ise Gia tộc Ise đặc biệt chủ trì trang trí cung điện của Mạc phủ Ashikaga, ảnh hưởng đến sự phát triển của origami nghi lễ cách điệu, có hình dạng hình học và noshi để gắn vào quà tặng

2.1.1.2.2 Origami giải trí những năm 15001800

Trong giai đoạn từ thế kỷ 1500 đến 1800, không rõ từ khi nào origami giải trí xuất hiện ở Nhật Bản Một số nguồn chỉ ra rằng origami giải trí có thể đã bắt đầu từ thời kỳ Sengoku hoặc đầu thời Edo Trong thời kỳ Edo, cuốn sách Ranma zushiki

Trang 31

(1747) có nhiều thiết kế origami khác nhau, bao gồm hình ảnh của con hạc, làm nổi tiếng tới ngày nay

Cuốn sách Hiden senbazuru orikata (1797) của Gidō, được xuất bản từ thời kỳ Edo, là cuốn sách kỹ thuật lâu đời nhất về origami để chơi Nó bao gồm 49 tác phẩm origami phức tạp, chứng tỏ sự phức tạp ngày càng tăng của văn hóa origami

sĩ như Akira Yoshizawa bắt đầu tạo ra và ghi lại các tác phẩm origami gốc Ông đã cải tiến nhiều phương pháp, bao gồm gấp giấy ướt và hệ thống biểu đồ Yoshizawa–Randlett

Trang 32

2.1.1.2.4 Cuối thế kỷ 20

Cuối thế kỷ 20, origami phát triển mạnh mẽ nhờ sự đóng góp của các nghệ sĩ như Robert J Lang, Erik Demaine, Sipho Mabona, Giang Dinh, Paul Jackson và những người khác Nghiên cứu toán học về tính chất của các mô hình origami cũng được thúc đẩy, và sự phát triển của mạng xã hội đã tăng cường sự trao đổi thông tin và kỹ thuật trong cộng đồng origami

2.1.2 Các loại gấp xếp Origami

2.1.2.1 Origami động

Origami động là loại hình origami mà sau khi gấp xong, người chơi có thể tác động vào một điểm nhất định trên mô hình để tạo ra chuyển động như bay, nhún, nhảy, xoay,

Hình 2 3: Origami động - Nghệ thuật origami Nhật Bản

Trang 33

Origami ướt là một kỹ thuật gấp giấy để tạo ra các hình dạng có đường cong thay

vì các góc gấp thẳng và bề mặt phẳng Giấy ướt sẽ dễ dàng tạo hình và trông mềm mại hơn Cách gấp này thường dùng để tạo các mô hình động vật trông sinh động và tự nhiên

Hình 2 5:Origami ướt

Trang 34

2.1.2.4 Origami thuần khiết

Ngoài các quy tắc gấp truyền thống, origami thuần khiết tạo ra các nếp gấp đơn giản, tất cả các nếp gấp phải thẳng

Loại origami này được John Smith phát triển vào những năm 1970 để giúp những người gấp chưa có kinh nghiệm và những người có kỹ năng vận động hạn chế

Hình 2 6: Origami thuần khiết - Nghệ thuật origami Nhật Bản

2.1.2.5 Origami Sekkei

Origami Sekkei, một phương pháp tiếp cận nghệ thuật mang tính kỹ thuật và toán học hơn, dành cho các sáng tạo thiết kế xuất phát từ sự hiểu biết về các nguyên lý toán học và có thể yêu cầu trình tự gấp phức tạp

Phong cách này thường hướng đến các mô hình có độ chân thực cao Các thiết kế của Sekkei dành cho mọi thứ, từ biểu đạt nghệ thuật đến các ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực như kỹ thuật và khoa học vũ trụ

Trang 36

Các nhà thiết kế origami hiện đại không công nhận một tác phẩm origami nếu có

sự cắt dán trong quá trình gấp và sử dụng thuật ngữ Kirigami để chỉ những tác phẩm này

2.1.3 Sáng tạo và ứng dụng của kỹ thuật xếp giấy Origami vào trong thời trang

2.1.3.1 Nghiên cứu sáng tạo

Kể từ khi Thái Luân phát minh ra nghề làm giấy vào thời nhà Hán, Trung Quốc, origami đã không ngừng phát triển và thay đổi, đến nay vẫn là một trong những hình thức văn hóa nghệ thuật không thể thiếu Origami ban đầu được sử dụng trong các hoạt động tôn giáo, nó có thể được nhìn thấy trong sự hiến tế của Phật giáo Nhật Bản và Trung Quốc Với sự cải tiến của công nghệ làm giấy, công nghệ origami dần dần được phổ biến trong nhân dân và được ứng dụng vào đời sống hàng ngày Ở Quý Châu, người Đồng (một nhóm dân tộc thiểu số) có một chiếc túi may độc đáo sử dụng công nghệ gấp giấy origami Nó có thể mở ra và đóng liên tục giống như một chiếc bánh sandwich, nhỏ gọn và di động

Hình 2 9:Bộ dụng cụ may gấp giấy Origami từ vùng Quý Châu

Trang 37

Có thể thấy, nghệ thuật origami là một loại hình nghệ thuật rất linh hoạt và có thể

áp dụng trên phạm vi rộng, thể hiện sự sáng tạo độc đáo và sự quan tâm đến lịch sử lâu đời Việc ứng dụng origami trong nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ phản ánh khả năng sáng tạo độc đáo của người lao động mà còn làm tăng giá trị thực tế của hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao hơn của người dân

Những năm gần đây, nghệ thuật origami được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như thiết kế nội thất, giáo dục sáng tạo, thiết kế kiến trúc và thiết kế bao bì Tuy nhiên, trong lĩnh vực quần áo, hầu hết các thiết kế liên quan đến nghệ thuật origami vẫn nằm

ở thiết kế ý tưởng và thiết kế trình diễn phóng đại, còn đối với quần áo may sẵn thì nó không được sử dụng rộng rãi Nguyên nhân chính là do chất liệu và kinh nghiệm về vải quần áo và công nghệ kết hợp với thiết kế quần áo còn chưa đủ Do đó, giải pháp tốt nhất là tiếp tục thử nghiệm, khám phá ứng dụng sáng tạo của origami trong lĩnh vực thời trang

- Định hình thông qua ủi và uốn

Phương pháp ủi và xếp nếp thủ công: Ủi và xếp nếp thủ công là một phương pháp tạo kiểu quần áo đặc biệt, nó tạo thành các loại vải thành các hình dạng khác nhau dưới tác dụng của áp suất và nhiệt khác nhau, tạo cho vải có hiệu ứng kết cấu Hình dạng của nó luôn thay đổi, bao gồm vẻ đẹp của những kết cấu lộn xộn và vẻ đẹp nghiêm túc của sự sắp xếp đều đặn

Xếp nếp là quá trình ép vải thành một loạt các nếp gấp và quá trình ủi của nó rất đặc biệt Trong quá trình xếp nếp, nhiệt độ, độ ẩm và áp suất phải được phối hợp chặt chẽ, khi vải không đạt đủ nhiệt độ và độ ẩm cần thiết để biến dạng thì không thể hình

Trang 38

thành nếp nhăn vĩnh viễn Vì vậy, khi thực hiện ủi và xếp nếp thủ công, bạn nên chú ý đến các khía cạnh sau:

- Lựa chọn vải Nó được yêu cầu phải được làm bằng vải sợi polyester Nên chọn vải polyester để ủi và gấp, chẳng hạn như sợi polyester, lụa polyester

và các loại vải polyester nguyên chất khác Đặc điểm và đặc điểm kiểu dáng của vải polyester:

+ Độ bền cao, độ bền như nhau trong điều kiện ẩm ướt và khô ráo, chống

va đập tốt, vải có độ bền cao

+ Khả năng phục hồi đàn hồi mạnh mẽ, cứng cáp và không dễ nhăn

+ Có khả năng giặt và mặc tốt hơn, vải có thể mặc mà không cần ủi hoặc

ủi một chút sau khi giặt, rất dễ giặt

+ Khả năng chịu nhiệt và ổn định nhiệt tốt hơn ở vải sợi tổng hợp

+ Chống ăn mòn tốt, ổn định hóa học tuyệt vời, không côn trùng, không nấm mốc

+ Việc nhuộm khó nhưng độ bền màu tốt và không dễ phai

Chính vì các đặc tính của vải polyester như khả năng phục hồi đàn hồi mạnh, độ cứng, khả năng chống nhăn và giữ hình dạng lâu dài mà vải polyester là lựa chọn tốt hơn cho các loại vải có họa tiết xếp li

- Khâu kết cấu khuôn (Gấp và may các hình ủi và xếp nếp)

- Kỹ thuật tạo khuôn kết cấu đường khâu đề cập đến quá trình cố định phần vải chồng lên nhau được thiết kế sẵn bằng kim và chỉ để đạt được hiệu quả định hình lại

kết cấu vải Đây là phương pháp đúc tương ứng cho ứng dụng tái tạo và gấp vải

Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy khi sử dụng vải để gấp không thể gấp hoặc ủi trực tiếp vì hầu hết các loại vải không có cảm giác chạm và đặc tính tương tự như giấy Tuy nhiên, loại vải như vậy có thể được gấp thành nhiều dạng khác nhau thông qua phương pháp đúc kết cấu bằng đường khâu, nghĩa là sử dụng kim và chỉ để khâu vải

để tạo thành hiệu ứng kết cấu tương tự như gấp giấy, tương tự như quá trình smocking

Trang 39

và gấp vải Hình 2.10 cho thấy việc sử dụng vải cotton sẽ mang lại cảm giác phong cách đơn giản, thô sơ; vải lụa - cảm giác thị giác nặng nề, sang trọng và quý phái được làm bằng tay; và da PU - cảm giác trật tự và kiến trúc

Hình 2 10:Vải đã kết khuôn

Loại origami tương ứng với việc ghép các họa tiết là “inlaid origami” Hiệu ứng cuối cùng của cả hai đều tương tự như hiệu ứng của mẫu không chồng chéo và không

có khoảng cách thông thường, có thể được tái chế liên tục và vô hạn theo bốn hướng

Sự khác biệt giữa khuôn kết cấu đường khâu và origami truyền thống nằm ở “hình vẽ” được sử dụng để gấp hoặc may Bản vẽ origami là bản đồ nếp gấp được tạo ra trong quá trình gấp, trong khi ở bản vẽ gấp kết cấu đường khâu, cần phải khâu một đường nối giữa hai điểm giao nhau Khi nút giao thông kết nối thay đổi thì họa tiết tương ứng cũng sẽ thay đổi tương ứng Do đó, việc đúc kết cấu đường khâu có đầy đủ các biến dạng mở rộng

Trang 40

Hình 2 11: Origami dát

- Đối với cùng một loại vải và loại họa tiết, đơn vị họa tiết càng nhỏ thì cảm giác tinh tế của thành phẩm càng mạnh Do đó, chúng ta có thể tác động đến kiểu dáng mẫu của quần áo cuối cùng bằng cách kiểm soát độ dài cạnh của hình vuông được tạo thành bởi đường cơ bản Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp đúc họa tiết bằng đường khâu

sẽ tạo ra nhiều sự chồng chéo hơn Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này để thiết kế, chúng ta phải ước tính kích thước của vải cần thiết để tạo họa tiết, để tránh tình trạng không đủ kích thước vải cần thiết cho thành phẩm do gấp vải và khâu trong quá trình sản xuất thực tế

- Đúc kết hợp lặp đi lặp lại

Phương pháp xử lý ủi Trong quá trình xếp nếp, nhiệt độ, độ ẩm và áp suất phải

Ngày đăng: 22/11/2024, 09:54