Thông tin đề tài: Tên của đề tài: “Thiết kế trang phục dự tiệc ứng dụng nghệ thuật gấp giấy Origami tạo hoa hồng theo quy tắc bất đối xứng dành cho nữ từ 22 – 35 tuổi” ĐATN được thực
TỔNG QUAN
Tính cấp thiết của đề tài
Bất kể thời đại, thời điểm hay thời tiết nào đối với mọi người, đặc biệt là với phái nữ, việc lựa chọn được một bộ trang phục vừa đẹp, vừa hợp dáng vừa đủ để trở thành tâm điểm của sự chú ý là một điều vô cùng quan trọng Vì vậy, làm sao để có thể đáp ứng được nhu cầu trên và giữ sự mới mẻ theo thời gian cho trang phục luôn là một vấn đề vô cùng thách thức đối với những nhà thiết kế Nhận thấy điều đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn những chiếc đầm dự tiệc ứng dụng kỹ thuật gấp xếp Origami – một nghệ thuật truyền thống đến từ Nhật Bản, mặc dù tồn tại rất lâu nhưng đến bây giờ vẫn giữ được sự thu hút đối với những nhà sáng tạo kết hợp với hoa hồng – “Nữ hoàng của các loài hoa”, với những cánh hoa kiêu sa không đối xứng, nở rộ xinh đẹp để nghiên cứu tạo ra bộ sưu tập cho nhóm Đồng thời, trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, mà các tài liệu, hình ảnh có liên quan đến kỹ thuật Origami tạo hoa hồng nổi theo quy tắc bất đối xứng được tìm thấy lại ít ỏi vô cùng, cho thấy đề tài này vẫn còn là một đề tài mới mẻ, độc đáo và ít người biết tới
Kết hợp những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài “Thiết kế trang phục dự tiệc ứng dụng nghệ thuật gấp giấy Origami tạo hoa hồng theo quy tắc bất đối xứng dành cho nữ từ độ tuổi 22 – 35”
Mục tiêu nghiên cứu
✓ Tìm hiểu lịch sử gấp giấy Origami
✓ Tìm hiểu đặc điểm hình thái đối tượng nữ trưởng thành từ 22 – 35 tuổi
✓ Nghiên cứu kỹ thuật xếp Origami tạo hoa hồng theo quy tắc bất đối xứng trên trang phục dự tiệc
✓ Xây dựng quy trình thiết kế và may hoàn chỉnh 3 sản phẩm được chọn
✓ Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật cho 3 bộ sản phẩm từ bộ sưu tập
Đối tượng nghiên cứu
✓ Ứng dụng nghệ thuật gấp giấy Origami tạo hoa hồng nổi theo quy tắc bất đối xứng
✓ Đặc điểm hình thái tâm sinh lý ở nữ độ tuổi nữ trưởng thành từ 22 – 35 tuổi
Giới hạn đề tài
Giới hạn về nội dung:
+ Thiết kế trang phục dự tiệc giới hạn độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi dành cho nữ
+ Thiết kế và ứng dụng nghệ thuật gấp giấy Origami tạo hoa hồng theo quy tắc bất đối xứng
+ Tạo nên bộ sưu tập với màu trắng là màu sắc chủ đạo
Giới hạn thời gian: thực hiện đề tài từ ngày 01/12/2023 đến ngày 30/06/2024 Giới hạn về địa điểm thực hiện:
+ Khuôn viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Xưởng may khu A, Khu vực tự học Khu A, Tầng hầm tòa nhà trung tâm).
Phương pháp nghiên cứu
✓ Phương pháp tham khảo tài liệu: Dùng để xây dựng cơ sở lý thuyết, minh chứng khoa học cho vấn đề cần nghiên cứu trên các kênh thông tin như thư viện, trung tâm học liệu, giáo trình môn học, sách chuyên ngành, cơ sở dữ liệu trên internet (Google, Youtube, Pinterest, Instagram, …), bài viết, báo chí các loại,
✓ Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan nghiên cứu về cách gấp xếp Origami dạng hoa hồng nổi theo quy tắc bất đối xứng
✓ Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện thiết kế, xây dựng 3 bộ rập, may 3 bộ sản phẩm hoàn chỉnh.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái quát nghệ thuật gấp giấy Origami
Origami (折り紙), nghệ thuật gấp giấy đẹp đẽ và tinh tế của Nhật Bản, tạo ra những hình dáng và mẫu mã đẹp mắt Nghệ thuật cổ xưa và lâu đời này sở hữu một lịch sử phong phú, sôi động và có phần bí ẩn vượt thời gian và biên giới
Từ Origami có hai phần, “Ori” (折り) nghĩa là gấp và “Kami” (紙) nghĩa là giấy Tuy nhiên, Kami ở đây lại trở thành “Gami” vì hiện tượng Rendaku 1
Hình 2.1 Một số sản phẩm của nghệ thuật Origami 2.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của nghệ thuật gấp giấy Origami
Hình thức nghệ thuật Origami ngày nay, gắn liền với văn hóa Nhật Bản, được suy đoán là có nguồn gốc từ các nền văn minh cổ đại
Sự ra đời của giấy ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau Công nguyên đã gieo mầm cho nghệ thuật gấp giấy
Truyền thống này có thể đã theo đà lan rộng của Phật giáo, du nhập vào Hàn Quốc và Nhật Bản Tuy nhiên, trong triều đại Heian (794 – 1185), gấp giấy bắt đầu nở rộ ở Nhật Bản và cuối cùng phát triển thành nghệ thuật mà ngày nay chúng ta gọi là Origami
Do quá tốn kém, Origami ban đầu chỉ giới hạn ở tầng lớp đặc quyền dành cho các nghi lễ tôn giáo và nghi lễ trang trọng Đến thời Edo (1603 – 1868), giá thành của giấy trở nên rẻ, nhiều người có thể mua nó hơn, điều này làm cho Origami trở nên phổ biến Vào khoảng thời gian này, hạc
1 Rendaku là hiện tượng biến đổi âm đầu của từ thứ hai trong ghép từ tiếng Nhật, thường chuyển từ “k” sang “g” đã trở thành một mẫu Origami rất nổi tiếng Trong truyện kể của người Nhật, hạc có nghĩa là cuộc sống dài lâu và hạnh phúc Người ta gấp 1000 con hạc giấy – có tên là
“Senbazuru” với niềm tin rằng nó có thể mang lại một điều ước hoặc giúp cho ai đó khỏi bệnh
Bản thân thuật ngữ “Origami” đã được đặt ra vào thời Minh Trị (1868 – 1912)
Từ này kết hợp “ori” (gấp) và “kami” (giấy) Trước đó, nghệ thuật này thường được gọi là “orikata”, “orisue” hoặc “orimono”
Bất chấp truyền thống lâu đời của nó, phải đến thế kỷ 18, những hướng dẫn bằng văn bản đầu tiên về mô hình Origami mới xuất hiện, với tác phẩm “Sembazuru Orikata” của Akisato Rito
Hình 2.2 Một trang trong tác phẩm “Sembazuru Orikata”
Tuy nhiên, có lẽ chính việc xuất bản “Ranma Zushiki” vào cuối thế kỷ 19 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Origami hiện đại Cuốn sách này bao gồm những gì sẽ trở thành nền tảng cho nhiều sáng tạo Origami đương đại
Sang thế kỷ 20, Akira Yoshizawa, được coi là bậc thầy về Origami, đã cách mạng hóa loại hình nghệ thuật này Ông đã phát triển một hệ thống các mẫu gấp và ký hiệu vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay Mọi người cũng ghi nhận công lao của ông vì đã nâng Origami lên tầm một loại hình nghệ thuật nghiêm túc
Tóm lại, Origami là một loại hình nghệ thuật quyến rũ mang đậm ý nghĩa lịch sử và văn hóa
Không chỉ là một nghề thủ công, nó còn là minh chứng cho óc sáng tạo và khả năng thể hiện của con người Ngày nay, mọi người tôn vinh nghệ thuật này trên toàn thế giới và nó đã phá bỏ các rào cản văn hóa và tiếp tục phát triển theo những cách thú vị.
Đặc điểm của nghệ thuật gấp giấy Origami
Origami là nghệ thuật gấp giấy truyền thống của Nhật Bản, kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật hoặc hình vuông đơn giản (hai chiều) thành những hình phức tạp (ba chiều) mà không cần cắt dán trong quá trình gấp Điều này phản ánh xu hướng của Origami hiện đại Trái ngược với quan niệm phổ biến, quy tắc của Origami truyền thống (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603 – 1867) ít nghiêm ngặt hơn so với Origami hiện đại, Origami truyền thống cho phép sử dụng giấy hình tròn, tam giác và cũng có thể cắt dán trong quá trình gấp
Origami không chỉ là một nghệ thuật mà còn là một phương tiện tôn vinh sự kiên nhẫn và tinh tế Quá trình gấp giấy yêu cầu sự chính xác và cẩn thận, và việc hoàn thành một mô hình có thể mất nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày
Hơn thế, Origami không chỉ là một nghệ thuật truyền thống mà còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm giáo dục, nghiên cứu khoa học, thiết kế sản phẩm, nghệ thuật trang trí, …
Những đặc điểm này định hình nên sự độc đáo và phong phú của nghệ thuật gấp giấy Origami và làm cho nó trở thành một nguồn cảm hứng không ngừng cho con người.
Phân loại Origami
Origami truyền thống (Traditional Origami): Nguồn gốc của Origami là ở những hình thức truyền thống, nhiều hình thức trong số đó đã được truyền qua nhiều thế hệ Hình thức truyền thống thường bao gồm các mô hình động vật hoặc đồ vật đơn giản, trang nhã Những thiết kế này thường sử dụng một mảnh giấy vuông, ví dụ nổi tiếng nhất là con hạc Nhật Bản hay còn gọi là “Orizuru” Origami truyền thống tập trung vào sự đơn giản, vẻ đẹp và sự kết nối với lịch sử văn hóa
Hình 2.3 Hình ảnh Origami hạc – Orizuru
Origami ghép (Modular Origami): Một mảnh giấy sẽ được gấp thành hình dạng giống nhau, sau đó chúng sẽ được ghép lại thành mẫu Origami hoàn chỉnh Ở loại Origami này, người gấp giấy không cần phải tuân thủ quy tắc chỉ được sử dụng duy nhất một tờ giấy, nhưng phải tuân thủ một quy tắc khác là không được sử dụng hồ dán và băng keo, có thể dùng các vết cắt để lắp ráp
Hình 2.4 Hình Origami ghép hình thiên nga do Jacek Halicki cung cấp
(Nguồn: https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid0730371)
Origami gấp ướt (Wet – folding Origami): Được phát triển bởi bậc thầy Origami
Akira Yoshizawa, gấp ướt bao gồm việc làm ẩm giấy trước khi gấp, giúp tạo ra những hình dạng mềm mại hơn, tròn trịa hơn so với những nếp gấp sắc nét thường thấy trong hầu hết các loại Origami Phong cách này cho phép tạo ra các mô hình điêu khắc và thực tế về động vật và hoa
Origami cử động (Action Origami): Là loại Origami tạo ra các tác phẩm có thể cử động (như xoay, nhún, nhảy, bay, ) dưới sự tác động của con người
Hình 2.5 Origami cử động hình con ếch
Origami trang sức (Jewelry Origami) tạo ra các phụ kiện trang sức vật có thể mang được trên người
Hình 2.6 Những mẫu trang sức Origami mang trên người hết sức ấn tượng Origami thực phẩm (Food Origami) được làm từ các loại nguyên vật liệu có thể ăn được ví dụ như rong biển, sô cô la, vỏ bánh,
Hình 2.7 Origami thực phẩm được làm từ rong biển, vỏ bánh, socola,
Origami giấy nhớ (Sticky Note Origami): Đúng như tên gọi của nó, các mẫu vật của loại Origami này được làm từ giấy nhớ, dù đôi khi mẫu vật tạo ra có kích cỡ khá nhỏ
Hình 2.8 Những mẫu Origami làm từ giấy nhớ
Origami hoa văn trang trí nổi (Origami tessellations): Đây là một phong cách
Origami phức tạp, hiện đại hơn, đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, bao gồm việc gấp một tờ giấy thành một mẫu lặp lại, giống như các phép xếp hình trong toán học Phong cách này thường tạo ra các mẫu hình học phức tạp và đẹp mắt, đồng thời thiên về quy trình và hoa văn hơn là mô hình cuối cùng
Hình 2.9 Tác phẩm Origami hoa văn nổi được cung cấp bởi Hotspot Observer
(Nguồn: https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid1444961)
Tóm lại, mỗi loại Origami này đều có triết lý, kỹ thuật và kết cấu riêng, minh họa tính linh hoạt và chiều sâu của loại hình nghệ thuật này
Một số nghệ sĩ có thể chuyên về một loại hoặc sử dụng các kỹ thuật từ nhiều loại để tạo ra mô hình của họ Trong mọi trường hợp, Origami vẫn là một nghệ thuật biến đổi, lấy một tờ giấy đơn giản và biến nó thành một thứ gì đó đẹp đẽ và bất ngờ.
Lợi ích mà Origami mang lại
Origami không chỉ là một hoạt động sáng tạo Quá trình thực hiện yêu cầu sự tập trung, phối hợp tỉ mỉ và sáng tạo và đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho nhiều môi trường trị liệu khác nhau
Origami thường được sử dụng như một hình thức trị liệu nghệ thuật để giúp các cá nhân bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ mà khó có thể diễn đạt bằng lời nói
Hành động sáng tạo có thể là một phương tiện thể hiện không mang tính đe dọa và có thể giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng Nó có thể được sử dụng trong các buổi trị liệu để thúc đẩy sự tỉnh táo và thư giãn, vì quá trình này đòi hỏi sự tập trung vào thời điểm hiện tại, tương tự thiền định
Origami có thể được sử dụng trong vật lý trị liệu để khuyến khích phát triển kỹ năng vận động và phối hợp tay – mắt Đối với những người đang hồi phục sau đột quỵ, tai nạn hoặc những người mắc các bệnh như viêm khớp, những nếp gấp tinh tế và độ chính xác cần có trong Origami có thể là một hình thức trị liệu hiệu quả Các mục tiêu đạt được thông qua việc tạo ra một tác phẩm Origami cũng có thể cải thiện sự tự tin và động lực trong quá trình phục hồi
Origami thường được ứng dụng như một công cụ giáo dục giúp trẻ phát triển các kỹ năng khác nhau như: việc thực hiện theo từng bước để hoàn thành mô hình Origami, giúp trẻ có thể cải thiện khả năng tập trung, lập kế hoạch và hoàn thành nhiệm vụ; hoặc Origami cũng là một cách trực quan để dạy các nguyên tắc hình học và hiểu các hình dạng ba chiều
Trong môi trường nhóm, Origami có thể đóng vai trò như một hoạt động xã hội, thúc đẩy giao tiếp và hợp tác Tại trường học hoặc các buổi họp mặt cộng đồng, nó có thể được sử dụng như một trò chơi cần sự hợp tác để thúc đẩy tinh thần đồng đội Việc chia sẻ kỹ năng gấp giấy Origami cũng có thể giúp nâng cao sự tự tin
Về mặt cảm xúc, Origami có thể mang lại cảm giác bình yên và thành tựu Câu chuyện về Sadako Sasaki, một cô gái trẻ có mục tiêu gấp 1.000 con hạc trong khi chiến đấu với bệnh bạch cầu sau vụ đánh bom ở Hiroshima, minh họa cho niềm hy vọng và sự kiên cường có thể tìm thấy trong quá trình gấp giấy Ngày nay, việc gấp giấy Origami được coi là một cử chỉ mang tính biểu tượng của hòa bình và sự chữa lành
Nghiên cứu cũng cho thấy Origami có thể mang lại lợi ích về nhận thức Bằng cách kích thích cả hai bán cầu não, Origami có thể hỗ trợ phát triển và cải thiện chức năng nhận thức Kết hợp tính sáng tạo và trình tự logic có thể giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung và kỹ năng không gian
Công dụng trị liệu của Origami chứng minh rằng loại hình nghệ thuật cổ xưa này không những có thể tạo ra những đồ vật đẹp mắt, mà còn có tác dụng trong sức khỏe và chữa lành Sự kết hợp giữa tính sáng tạo, sự tập trung và sự tương tác xúc giác khiến Origami trở thành một công cụ linh hoạt trong nhiều bối cảnh trị liệu và giáo dục khác nhau.
Một số ứng dụng của Origami vào thực tế
Origami, nghệ thuật gấp giấy truyền thống của Nhật Bản, không chỉ là một hoạt động sáng tạo mà còn có nhiều ứng dụng thú vị và hữu ích trong thực tế Ảnh hưởng của Origami vượt xa khỏi lĩnh vực nghệ thuật và thủ công, lan rộng vào cả khoa học và công nghệ
Nguyên lý cơ bản của nghệ thuật này, liên quan đến việc biến một tờ giấy hai chiều thành một cấu trúc ba chiều thông qua việc gấp, đã được áp dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau
Dưới đây là một số nghệ thuật Origami ứng dụng trong khoa học và công nghệ:
2.5.1 Lĩnh vực không gian vũ trụ
Các nhà khoa học đã khai thác tính nhỏ gọn của mô hình Origami gấp để giải quyết vấn đề vận chuyển các vật thể lớn vào không gian, nơi mà không gian tải trọng ở mức cao
Ví dụ nổi tiếng nhất có lẽ là một vệ tinh của Nhật Bản, Space Flyer Unit, được phóng vào năm 1995, đã sử dụng một kỹ thuật gấp Miura để triển khai các tấm pin mặt trời của mình Kỹ thuật này được đặt theo tên nhà vật lý thiên văn người Nhật Koryo Miura, nó làm bề mặt phẳng thành một khối hình bình hành có thể dễ dàng kéo ra và thu gọn lại
Hình 2.10 Hình ảnh ví dụ về nguyên lý hoạt động của kỹ thuật gấp Miura
NASA cũng đang khám phá các thiết kế Origami cho tàu vũ trụ của mình, bao gồm các cấu trúc gấp cho các tấm pin mặt trời lớn và kính thiên văn
Hình 2.11 Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA
Trong lĩnh vực y tế, Origami đã tìm ra ứng dụng trong việc thiết kế các dụng cụ phẫu thuật nhỏ gọn có thể mở ra bên trong cơ thể, giảm thiểu sự xâm lấn của một số thủ thuật phẫu thuật nhất định
Origami cũng ảnh hưởng đến việc nghiên cứu sự gấp nếp của protein trong sinh học Hiểu các nguyên tắc về cách gấp và mở giấy có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách các protein thực hiện điều tương tự, điều này rất cần thiết để hiểu các bệnh như Alzheimer và Parkinson, bởi vì trong đó việc gấp sai protein là một yếu tố gây bệnh
Hình 2.12 Hình ảnh minh họa cho các mô hình Origami được áp dụng trong y tế 2.5.3 Kỹ thuật
Các kỹ sư đã áp dụng kỹ thuật Origami để thiết kế các cấu trúc có thể gập lại và triển khai được, từ các thành phần robot siêu nhỏ đến các cấu trúc lớn hơn như cầu hoặc nơi trú ẩn khẩn cấp để cứu trợ thiên tai Nguyên tắc của Origami cho phép các cấu trúc này được lưu trữ gọn gàng và triển khai khi cần thiết
2.5.4 Công nghệ nano Ở cấp độ nano, các nhà khoa học sử dụng nguyên lý Origami để thiết kế và xây dựng các cấu trúc phức tạp từ DNA, tạo ra các hình dạng như ống, hộp và thậm chí cả robot có kích thước nano Lĩnh vực này, được gọi là DNA Origami, có thể có ý nghĩa quan trọng đối với y học, điện tử và khoa học vật liệu
Origami đã truyền cảm hứng cho một lĩnh vực được gọi là “robot Origami” Những robot này có thể tự gấp thành nhiều hình dạng khác nhau, cho phép chúng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, như kẹp đồ vật hoặc bò Vì chúng có thể được gấp phẳng nên chúng cũng có thể được vận chuyển dễ dàng, khiến chúng trở nên hữu ích cho các nhiệm vụ trong môi trường khó khăn hoặc ở xa.
Những nhà thiết kế, thương hiệu thời trang mang Origami vào trang phục
Nhà thiết kế người Nhật Bản được mệnh danh là "Bậc thầy Origami của làng thời trang"
Issey Miyake, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng với những thiết kế sử dụng kỹ thuật cắt và xếp vải tạo nên những nếp gấp phức tạp, uyển chuyển, lấy cảm hứng từ nghệ thuật Origami truyền thống của Nhật Bản Những kỹ thuật và chất liệu đầy tính đổi mới mà ông đã tạo ra chứng minh một tư duy đi trước thời đại và hoàn toàn khác biệt
Hình 2.13 Nhà thiết kế người Nhật Bản Issey Miyake
Lấy ý tưởng từ nghệ thuật xếp giấy Origami, nhà thiết kế người Nhật tạo ra những bộ quần áo có thể giãn theo cơ thể Trang phục ứng dụng Origami là tác phẩm mới nhất trong series “tái sinh và tái tạo” của ông Trang phục hàm chứa toàn bộ triết lý và nguyên tắc của Miyake Miyake đã kế thừa đặc trưng của Sari Ấn Độ – một mảnh vải, không đường may tạo nên trang phục; kết hợp với sử dụng vải một cách thông minh, không tạo ra vải thừa Kỹ thuật 1235 đã được ứng dụng, 1 2 3 5 có nghĩa: “một mảnh vải có thể biến thành hình 3D, có thể xếp lại thành mặt phẳng song phương, khi mặc trang phục tạo ra 5 phương diện”
Hình 2.14 Một số thiết kế ứng dụng kỹ thuật xếp Origami của Issey Miyake 2.6.2 Hussein Chalayan
Nhà thiết kế thời trang người Anh gốc Síp, nổi tiếng với những thiết kế biến đổi, đa chức năng Được lấy cảm hứng từ khoa học, công nghệ và văn hóa, Chalayan sử dụng kỹ thuật Origami để tạo nên những trang phục có thể biến đổi hình dạng, chức năng một cách độc đáo Chất liệu thường được sử dụng là vải tổng hợp, kim loại, tạo nên vẻ ngoài hiện đại, cá tính
Hình 2.15 Chiếc đầm bao thư có thể gói gọn lại như giấy 2.6.3 Nhà thiết kế Uyên Nguyễn
Uyên Nguyễn một nhà thiết kế trẻ người Mỹ gốc Việt, tại thành phố New York, Mỹ Những thiết kế của cô đã cho thấy toán học hoàn toàn có thể là cơ sở để phát triển và cho ra đời những ý tưởng sáng tạo độc đáo Các trang phục với đặc trưng là những lớp vải xếp chồng lên nhau, giúp che đi nhược điểm của cơ thể Màu sắc tươi sáng cũng là một trong những điểm nhấn của những mẫu thiết kế này
Hình 2.16 Một số mẫu thiết kế của nhà thiết kế Uyên Nguyễn
Xu hướng thời trang đầm dự tiệc 2024 – 2025
Xu hướng Balletcore vẫn chưa hạ nhiệt đến mùa Xuân năm 2024 Vì vậy những chiếc váy trắng như thiên nga, với nhiều biến thể, được các nhà mốt tận tâm nghiên cứu và giới thiệu Từ trong suốt xuyên thấu đến thêu dày đặc, những chiếc đầm xinh xắn Sự ủng hộ của những tên tuổi lớn như Simone Rocha, Carolina Herrera và Moschino khiến phong cách này càng thêm uy tín trong thế giới thời trang
Trang phục ren và vải lanh trắng bồng bềnh sải bước trên sàn catwalk, gợi lên tinh thần của thể loại biểu tượng của những chiếc váy mùa hè màu trắng cổ điển có nguồn gốc từ miền Nam nước Pháp
Tương phản giữa tính ứng dụng và chủ nghĩa lãng mạn trong thời trang, giữa cá tính và nữ tính, giữa chất liệu cứng, đứng phom và mềm mại, mượt mà, giữa kiểu dáng quá khổ và nhỏ nhắn…
Các kiểu đầm mang nhiều form dáng, quyến rũ nhưng vẫn dễ dàng ứng biến cho tất cả các dịp, và cho mọi cá tính thời trang Tất cả đều toát lên một sự thanh lịch khó có thể chối từ
Xu hướng trang phục nổi bật với thân áo corset rõ nét, hạ eo basque waist và chân váy xuyên thấu quyến rũ, chi tiết hoa hồng oversize ấn tượng cho đến những mẫu đầm màu đen táo bạo có thể định hình tương lai của thời trang.
Đặc điểm hình thái – tâm lý phụ nữ độ tuổi từ 22 – 35
Đặc điểm hình thái và tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn trang phục cho chính bản thân phụ nữ ở độ tuổi từ 22 đến 35
Trong độ tuổi từ 22 – 35, khung xương và tỷ lệ cơ thể của phụ nữ phần lớn đã được cố định, ngay cả khi số đo cơ thể thay đổi khi tăng cân hoặc giảm cân Di truyền cũng đóng một phần trong đó Gen quyết định cách cơ thể tăng cân và tích trữ mỡ Và trong nhiều trường hợp, lượng mỡ trong cơ thể không được phân bổ đều Một số người có thể phát hiện ra rằng họ thường tích trữ mỡ ở phần giữa, trong khi những người khác lại tập trung ở đùi, chân hoặc cánh tay
Nói chung trong độ tuổi này, cơ thể hầu như không có sự biến động về chiều cao cũng như hình thái cơ thể (số đo ba vòng) nên có thể nói kích thước quần áo sẽ rất ít được thay đổi Lúc này, cơ thể nữ giới đã trưởng thành có vòng 1 và vòng 3 phát triển, tạo nên đường cong mềm mại vốn có ở nữ giới, nhưng mỗi người phụ nữ lại có một đặc điểm hình thái cơ thể khác nhau
Hình 2.17 Các hình dáng cơ bản cơ thể nữ giới lứa tuổi 22 – 35
Dáng người tam giác ngược (inverted triangle): số đo vòng ngực vừa phải nhưng lớn hơn vòng mông và vòng eo, không có đường cong rõ ràng
Dáng người hình chữ nhật (retangle): số đo vòng eo gần như ngang bằng giữa vòng ngực và vòng mông, không có đường cong rõ ràng
Dáng người quả táo (apple): dáng người này khá giống dáng người hình chữ nhật, số đo vòng ngực và mông khá giống nhau, số đo vòng eo có thể bằng hoặc to hơn Tổng thể cơ thể sẽ có đường viền hình tròn, vòng eo không rõ nét hoặc hơi to, tỷ lệ cơ thể tương đương nhau
Dáng người đồng hồ cát (hourglass): là dáng người mơ ước của nhiều phụ nữ, số đo ba vòng rõ ràng, vòng eo nhỏ hơn ngực và mông tạo nên đường cong quyến rũ
Dáng người quả lê (pear): là dáng người phổ biến nhất của phụ nữ Việt Nam, vòng ngực mảnh khảnh, vòng eo nhỏ và vòng mông đầy đặn, tròn đều
Trong khoảng từ 22 đến 35 tuổi, phụ nữ thường tỏ ra tự tin và tự chủ hơn về phong cách và năng lực của mình Điều này thể hiện qua việc lựa chọn bộ đầm mà họ cảm thấy tự tin và thoải mái
Họ muốn thể hiện tính độc đáo và sáng tạo qua trang phục, có thể là một thiết kế độc đáo hoặc một mẫu hoa văn lạ mắt Phụ nữ thích thử nghiệm các kiểu dáng mới và không ngần ngại với những mẫu đầm ngoại cỡ, đầy phóng khoáng, hoặc có các chi tiết sáng tạo
Tình yêu với sự tự do và không muốn bị ràng buộc bởi các quy tắc là một phần quan trọng trong phong cách của họ Họ muốn chọn một bộ đầm phản ánh phong cách cá nhân và không bị giới hạn bởi các quy định truyền thống Ở độ tuổi này, họ thường quan tâm đến trend nổi bật và muốn thử nghiệm với những mẫu đầm phản ánh xu hướng thời trang mới nhất
Cuối cùng, sự thoải mái và linh hoạt cũng được ưa chuộng Chọn một bộ đầm dễ dàng di chuyển và thoải mái khi mặc cho cơ thể của mình trong suốt cả buổi tiệc.
THIẾT KẾ TRANG PHỤC DỰ TIỆC ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT GẤP GIẤY ORIGAMI TẠO HOA HỒNG THEO QUY TẮC BẤT ĐỐI XỨNG DÀNH CHO NỮ TỪ ĐỘ TUỔI 22 – 35
Ý tưởng bộ sưu tập
Những thiết kế trong bộ sưu tập Rhodes – bộ sưu tập được đặt tên theo tên hoa hồng trong tiếng Hy Lạp cổ, được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp nhẹ nhàng thanh tao của hoa hồng trắng kết hợp với sự tinh tế, độc đáo của kỹ thuật gấp xếp Origami
Hoa hồng trắng tượng trưng cho sự sang trọng, thanh lịch, thuần khiết nhưng đầy lãng mạn, mộng mơ Những cánh hoa hồng được tạo thành từ những đường thẳng nhưng không thô cứng, góc cạnh mà tạo nên một tổng thể hài hòa, ôm trọn vóc dáng và tôn lên những đường nét sang trọng của phái đẹp Các đóa hoa xinh đẹp nở rộ trên áo, cánh tay tạo điểm nhấn cho trang phục, thu hút mọi ánh nhìn
Trắng và kem là tông màu chủ đạo của bộ sưu tập kết hợp với các chất liệu cao cấp như lụa, tạo ra vẻ ngoài sang trọng và quý phái Ngoài sử dụng chất liệu lụa, còn kết hợp voan, sự kết hợp này tạo nên sự độc đáo nhưng thống nhất Các kỹ thuật đính kết cườm, pha lê gia tăng sự sang trọng cho bộ sưu tập Rhodes sử dụng các dáng đầm tối giản: đầm ôm dáng dài, đầm chữ A
Hình 3.1 Moodboard của BST Rhodes
Phác họa bộ sưu tập
Hình 3.2 Bộ sưu tập Rhodes
Sau khi nghiên cứu, nhóm quyết định thực hiện 3 mẫu trong bộ sưu tập Rhodes:
Rhodes 1 : Đầm cúp ngực không tay, thân áo xếp Origami hoa hồng, có choàng tà đính trên ngực trái người mặc
Hình 3.3 Rhodes 1 Rhodes 2 : Áo và chân váy rời Áo cúp ngực, tay sơ mi dài, thân áo xếp Origami hoa hồng, dây cổ đính ngọc trai Chân váy 1: chân váy một lớp, lưng cao, xẻ bên phải người mặc Khoét eo, đính ngọc trai trên đường nhún xẻ tà Chân váy 2: chân váy dáng chữ A, nhiều mảnh, lưng cao a) b) Hình 3.4 Rhodes 2 – a) Chân váy 1 b) Chân váy 2 Rhodes 3 : Đầm nữ hai lớp, cúp ngực, tùng phồng xòe ngang đầu gối Tay phồng xếp Origami
Thông số ni mẫu
Bảng 3.1 Bảng thông số ni mẫu
STT Vị trí đo Thông số (cm)
Phát triển mẫu Bộ sưu tập
Bảng 3.2 Bảng thiết kế mẫu Rhodes 1 Áo thân trước Áo thân sau
+ Áo cup ngang, không pen Thân áo xếp Origami hoa hồng Cắt cách điệu tại vị trí eo Áo có phần tà dài được đính tại ngực trái người mặc Thân sau:
+ Áo có decoup, may gọng định hình Giữa lưng áo may nẹp để luồn dây
BLOCK CƠ BẢN ÁO THÂN TRƯỚC, THÂN SAU
AB = Hạ eo trước = 42cm AA’ = Vào cổ = 1/6 Vòng cổ + 0.5cm 6.5cm
AA” = Hạ cổ = 1/6 Vòng cổ + 1.5cm 7.5cm
AD = Ngang vai = ẵ Rộng vai = 17.5cm DD’ = Hạ xuôi vai = 4cm
D’D” = Hạ nỏch = ẵ Vũng nỏch – 1cm 16.5cm
Từ D” dựng đường thẳng vuông góc với
AB tại E EE’ = Ngang ngực = ẳ Vũng ngực + 1cm
= 21cm BB’ = Ngang eo = ẳ Vũng eo + 3cm (Độ rộng pen dọc) = 18.5cm
Nối A’ với D’ ta được độ dài vai con.
Nối E’B’ ta có được khung cơ bản.
*Vẽ vòng cổ Dựng tam giác vuông có cạnh huyền là A’A”, vẽ đường trung tuyến Vẽ đường cong như hình vẽ.
Xác định điểm F với D’F = 8cm.
Dựng đoạn thẳng FF’ = 2cm và vuông góc với DD’.
Nối D’F’ kéo dài cắt EE’ tại F”.
Nối F’E’, dựng đường trung tuyến của tam giác F’F”E, vẽ đường cong nách theo hình minh họa.
Từ H kẻ đường thẳng vuông góc với BB’. A’H” = Chéo ngực = 18cm.
Pen dọc có độ rộng 3cm Tiến hành vẽ pen dọc như hình.
*Vẽ pen ngang Xác định I là trung điểm của đoạn E’B’ Tại I dựng 2 đoạn thẳng song song cách nhau bằng độ rộng pen ngang = 3cm. Dựng tam giác cân IH’I’
Nối E’, I’, I và B’, ta có đường sườn từ ngực đến eo.
Block cơ bản thân trước.
*Dựng khung thiết kế 1: ab = Hạ eo sau = 39cm aa’= Vào cổ = 1/6 Vòng cổ + 0.5cm 6.5cm. aa’’= Hạ cổ = 1.5cm ad = Ngang vai = ẵ Rộng vai 5cm dd’= Hạ xuôi vai = 4cm d’d’’= Hạ nỏch = ẵ Vũng nỏch – 1cm 16.5cm
Từ d” dựng đường thẳng vuông góc với ab tại e.
* Vẽ sống lưng Chia a”e làm ba phần bằng nhau Tại điểm ⅓ a”e lấy vuông góc vào một đoạn 0.3cm
Tại điểm ⅔ a”e lấy vuông góc vào một đoạn 0.5cm.
Tại điểm e lấy vuông góc vào một đoạn 1cm
Tại điểm b lấy vuông góc vào một đoạn 2cm
Nối các điểm vừa dựng ta có hình dáng đường sống.
Lưu ý: Sau khi dựng đường sống lưng, các kích thước ngang ngực, ngang eo được tính từ đường sống lưng Do đó, ở bước tiếp theo ta gạch bỏ phần thừa bên trái đường sống lưng Dịch chuyển các điểm e, b theo chiều ngang sang đường sống lưng.
*Dựng khung thiết kế 2: ee’= Ngang ngực = ẳ Vũng ngực – 1cm
= 19cm bb’= Ngang eo = ẳ Vũng eo + 3cm (Độ rộng pen dọc) = 18.5cm
Nối a’ nối với d’ ta được độ dài vai con.Nối e’b’ ta được khung cơ bản.
*Vẽ vòng cổ Dựng tam giác vuông có cạch huyền là a’a”, dùng thước vẽ vòng cổ theo hình minh họa.
Xác định điểm f với d’f = 8cm.
Dựng đoạn thẳng ff’ = 1.5cm và vuông góc với dd”
Nối d’f’ kéo dài cắt ee’ tại f”.
Nối f’e’, dựng đường trung tuyến của tam giác f’f’’e’, dùng thước vẽ đường cong vòng nách theo hình minh họa
*Vẽ pen dọc: bh’ = ẵ bb’= 9.25cm Từ h’ dựng đường thẳng vuông góc ee’ tại h.
Từ h giảm đầu pen 4cm, độ rộng pen dọc
= 3cm, sau đó vẽ pen dọc theo hình minh họa.
Block cơ bản thân sau.
PHÁT TRIỂN MẪU THÂN TRƯỚC, THÂN SAU
B1B2 = 3cm Nối B1, B2, B’ như hình vẽ
Kéo dài đường giữa pen dọc như hình vẽ
Vẽ E1E2 song song cách đều đường ngang ngực 7cm
Vẽ đường trong có tâm là điểm H’, bán kính R = Số đo đỉnh ngực đến chân ngực
Kéo dài pen dọc đến lai áo
Vẽ lại pen dọc như hình vẽ
Vẽ pen như hình bên
Giảm đường thân áo 0.5cm mỗi bên như hình vẽ
Giảm 0.5cm tại đỉnh ngực
Giảm 0.5cm tại đường thân áo phía nách áo
Kéo dài đường pen áo, khoảng độ dài pen từ chân ngực đến lai bằng nhau ở hai mảnh và bằng 16cm
Vẽ cong đường eo lên 1cm
Chỉnh sửa rập sau khi fit mẫu:
Cộng thêm 0.5cm tại sườn vị trí nách tay Cộng thêm 0.3cm tại sườn, vị trí eo
Vẽ cong vào 0.3cm tại trung điểm sườn áo
Rập thân trước hoàn chỉnh
PHÁT TRIỂN MẪU ÁO XẾP ORIGAMI HOA HỒNG
Lưu ý: dán đỉnh ngực trùng nhau đường dán êm, không nhăn
Vẽ phác tự các đường tạo dáng hoa hồng trên áo Các đường thẳng giao nhau tạo thành các hình tam giác, tứ giác, lục giác không đều nhau
Lưu ý: các đường tạo dáng hoa hồng là đường thẳng Khi mô tả, tác giả chuyển thành đường cong để mô tả 3D phần ngực áo
Các số thứ tự được đánh từ trong ra ngoài, theo hình xoắn ốc
Cắt một hình tam các có độ dài hai cạnh bằng độ dài đường vừa cắt, đáy tam giác rộng tùy ý
Dán hình tam giác đó vào cạnh bên số 43, thân áo
Gấp theo đường phân giác từ đỉnh
Cắt đôi pen theo đường phân giác đến vị trí giao với cạnh bên của mảnh số 42 kéo dài
Dán hình tam giác tương tự số 43
Gấp theo đường phân giác, cắt đuôi pen tương tự bước 2
Thực hiện các thao tác tương tự cho đến hết
Có hai trường xếp tại vị trí đỉnh ngực:
*Trường hợp 1: mảnh số 18 (có chứa đường cong decoup ngực) Thực hiện tương tự các bước để tạo pen như bình thường Kẻ đường thẳng kéo dài đường decoup trên mảnh ra phần pen, cắt mở đường decoup
Hình dáng rập sau khi mở decoup
Trường hợp 2: Khi vẽ phác thảo các đường của hoa hồng, chú ý kỹ đến đỉnh ngực sao cho có đường thẳng đi qua, có đuôi pen tại vị trí đỉnh ngực
Sau khi thực hiện các bước trên, áo thân trước được chia cắt tạo thành một dải dài, chồng lấn
Tiến hành phân tách rập để tiết kiệm nguyên phụ liệu và đảm bảo canh sợi cho áo
Phân tách phụ thuộc vào độ lớn của mảnh và sự thuận tiện khi may ráp
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 1: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 1 – 6
*Lưu ý: Canh sợi của cụm được đặt tại vị trí sao cho giảm tối thiểu mức thiên canh của cụm, để quá trình ráp nối thuận tiện hơn
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 2: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 7 – 12
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 3: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 13 – 16
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 4: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 17 – 19
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 5: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 20 – 22
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 6: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 23 – 25
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 7: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 26 – 29
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 8: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 30 – 32
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 9: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 33 – 35
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 10: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 36 – 37
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 11: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 38 – 39
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 12: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 40 – 41
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 13: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 42 – 43
Vẽ đường e1e2 song song, cách đều ee’ 5.5cm
Kéo dài đường giữa pen, giảm 1cm đầu pen trên đường thân áo.
Vẽ lại pen như hình vẽ.
Vẽ cong lên 1cm tại eo.
Giảm sườn 0.5cm tại vị trí nách.
Giảm 1cm tại đường sống lưng để may nẹp dây rút.
Rập thân sau hoàn chỉnh
Tùng váy trước Tùng váy sau
+ Tùng váy suông, ôm mông Tùng váy xếp 4 ly như hình vẽ
+ Dây kéo giọt nước, xẻ tà tại giữa sau tùng váy Xếp 4 ly tại eo
THIẾT KẾ BLOCK TÙNG VÁY
AC = Hạ mông = 19cm AA’ = Ngang eo = ẳ Vũng eo + 3cm (Độ rộng pen) = 18.5cm
CC’ = Ngang mụng = ẳ Vũng mụng 23cm
Nối A’C’ Ta có BB’ = CC’
Nối C’B’ ta có khung cơ bản.
*Vẽ lưng váyTại A’ lấy lên 1cm, dùng thước vẽ đường lưng theo hình minh họa.
Ta cú AA” = ẵ Dang ngực = 8cm
Từ A” dùng êke kẻ một đoạn thẳng vuông góc với A” có độ dài 13cm.
Vẽ pen váy có độ rộng 3cm theo hình minh họa.
Tại trùng điểm của đoạn A’C’ ta lấy ra 0.5cm Sau đó dùng thước vẽ cong đường sườn như hình vẽ.
Block cơ bản thân trước.
*Dựng khung thiết kế 1: ab = Dài váy = 110cm ac = Hạ mông = 19cm
Tại điểm a lấy vuông góc vào một đoạn 2cm
Tại điểm c lấy vuông góc vào một đoạn 1cm
Tại điểm b lấy vuông góc vào một đoạn 1cm
Nối các điểm vừa dựng ta có hình dáng đường sống.
Lưu ý: Sau khi dựng đường sống lưng, các kích thước ngang eo, ngang mông được tính từ đường sống lưng Do đó, ở bước tiếp theo sẽ gạch bỏ phần thừa bên trái đường sống lưng Dịch chuyển các điểm a, b, c theo chiều ngang sang đường sống lưng.
*Dựng khung thiết kế 2: aa’ = Ngang eo = ẳ Vũng eo + 3cm (Độ rộng pen) = 18.5cm cc’ = Ngang mụng = ẳ Vũng mụng 23cm
Nối a’c’ Ta có bb’ = cc’
Nối c’b’ ta có khung cơ bản.
*Vẽ lưng váyTại A’ lấy lên 1cm, dùng thước vẽ đường lưng theo hình minh họa.
Ta cú aa” = ẵ Ngang eo = 9.25cm
Từ a” dùng êke kẻ một đoạn thẳng nối a” với trung điểm cc’ có độ dài 15cm.
Vẽ pen váy có độ rộng 3cm theo hình minh họa.
Tại trung điểm của đoạn a’c’ ta lấy ra 0.5cm Sau đó dùng thước vẽ cong đường sườn như hình vẽ.
Block cơ bản thân sau.
PHÁT TRIỂN MẪU TÙNG THÂN TRƯỚC, THÂN SAU
*Thiết kế lưng đầm thân trước:
A1A2 = 3cm Nối A1, A2, A’ như hình vẽ.
Dùng kéo cắt đường lượn thân trước, cắt mở pen mới
Gấp pen căn bản theo hướng mũi tên.
Xoay chuyển pen, đuôi pen nằm tại vị trí đuôi pen cơ bản. Đánh lại đường A3A’.
C’ là điểm ngang mông tại sườn
Cắt mở pen, độ rộng pen bằng 5cm.
* Hoàn thiện rập đầm thân trước: Đặt rập vừa tạo lên giấy rập khác, đánh cong đường gãy tại sườn
Rập đầm thân trước biến kiểu
*Tạo pen trang trí: a2 là trung điểm a’a1. c’ là điểm ngang mông tại sườn. c’a3 = 8cm.
Cắt mở pen, độ rộng pen bằng 5cm
* Hoàn thiện rập đầm thân sau: Đặt rập vừa tạo lên giấy rập khác, đánh cong đường gãy tại sườn
Rập đầm thân sau biến kiểu.
Dựng hình chữ nhật có chiều rộng AB CD = 14.5cm, chiều dài BC = AD = 24cm
Ta có DD1 = 1cm Nối ABCD1
Rập đáp lưng hoàn chỉnh
Rập tương tự thân trước chính và thân sau chính.
Tùng váy thân trước lót tương tự thân chính Tuy nhiên chỉ thiết kế một pen xoay.
Tùng váy thân sau lót tương tự thân sau chính Tuy nhiên có 1 pen (block cơ bản thân sau).
Thực hiện giảm đường may dây kéo, từ đường may dây kéo ở thân chính, giảm vào 0.7cm để may lộn dây kéo.
Dựng một hình chữ nhật có chiều rộng
AD = BC = 84cm, chiều dài AB = CD 296cm.
Ta có AA1 = 62cm Nối AA1BC.
Bảng 3.3 Bộ rập thành phẩm mẫu Rhodes 1
RẬP THÀNH PHẨM THÂN CHÍNH
RẬP THÀNH PHẨM THÂN LÓT
RẬP THÀNH PHẨM DỰNG – LƯỚI VI TÍNH
RẬP THÀNH PHẨM DỰNG – LƯỚI MỀM
RẬP THÀNH PHẨM TÀ ÁO
3.4.1.3 Bộ rập bán thành phẩm
Bảng 3.4 Bộ rập bán thành phẩm mẫu Rhodes 1
RẬP BÁN THÀNH PHẨM THÂN CHÍNH
RẬP BÁN THÀNH PHẨM THÂN LÓT
RẬP BÁN THÀNH PHẨM DỰNG – LƯỚI VI TÍNH
RẬP BÁN THÀNH PHẨM DỰNG – LƯỚI MỀM
RẬP BÁN THÀNH PHẨM TÀ ÁO
Bảng 3.5 Bảng trình tự fit mẫu Rhodes 1
STT HÌNH ẢNH MINH HỌA GIẢI THÍCH
- May thân áo trước bằng vải mộc
May được phom dáng như thiết kế, nhưng có một số chỗ đường may nhăn cần khắc phục
May đúng đỉnh ngực và sườn
- May hoàn chỉnh mẫu bằng vải mộc
Áo đúng đỉnh ngực, đúng sườn, nhưng không ôm sát bụng
Tùng váy ôm mông, vừa vặn
Thay đổi cách may áo ➔ áo ôm sát người, lên phom
Áo ôm ngực, đúng sườn
Tùng váy xếp đúng ly, ôm mông
Hình 3.6 Hình ảnh mẫu Rhodes 1 hoàn chỉnh
Bảng 3.6 Bảng thiết kế mẫu Rhodes 2 Áo thân trước
Thân trước: Áo cup ngang Thân áo xếp Origami hoa hồng Tay áo dài, phồng tại đầu tay và cửa tay, có măng sét Vai áo may lộn hai lớp Có dây cổ đính ngọc trai Áo thân sau
Thân sau: Áo cup ngang, phần decoupe có nẹp định hình Chính giữa áo thân sau có nẹp để luồn dây Vai áo may lộn hai lớp
THIẾT KẾ BLOCK CƠ BẢN
AB = Hạ eo trước = 41cm AA’ = Vào cổ = 1/6 Vòng cổ + 0.5cm 6.2cm
AA” = Hạ cổ = 1/6 Vòng cổ + 1.5cm 7.2cm
AD = Ngang vai = ẵ Rộng vai = 17.cm DD’ = Hạ xuôi vai = 4cm
D’D” = Hạ nỏch = ẵ Vũng nỏch = 17cm
Từ D” dựng đường thẳng vuông góc với
AB tại E EE’ = Ngang ngực = ẳ Vũng ngực + 1cm
= 22cm BB’ = Ngang eo = ẳ Vũng eo + 3cm (Độ rộng pen dọc) = 18.75cm
Nối A’ với D’ ta được độ dài vai con Nối E’B’ ta có được khung cơ bản.
*Vẽ vòng cổDựng tam giác vuông có cạnh huyền là A’A”, vẽ đường trung tuyến Vẽ đường cong như hình vẽ.
Xác định điểm F với D’F = 8cm.
Dựng đoạn thẳng FF’ = 2cm và vuông góc với DD’.
Nối D’F’ kéo dài cắt EE’ tại F”.
Nối F’E’, dựng đường trung tuyến của tam giác F’F”E, vẽ đường cong nách theo hình minh họa.
Từ H kẻ đường thẳng vuông góc với BB’. A’H” = Chéo ngực = 19cm.
Pen dọc có độ rộng 3cm Tiến hành vẽ pen dọc như hình.
*Vẽ pen ngang Xác định I là trung điểm của đoạn E’B’ Tại I dựng 2 đoạn thẳng song song cách nhau bằng độ rộng pen ngang = 4cm. Dựng tam giác cân IH’I’
Nối E’, I’, I và B’, ta có đường sườn từ ngực đến eo.
Block cơ bản thân trước
*Dựng khung thiết kế 1: ab = Hạ eo sau = 37cm aa’= Vào cổ = 1/6 Vòng cổ + 0.5cm 6.2cm. aa’’= Hạ cổ = 1.5cm ad = Ngang vai = ẵ Rộng vai 5cm dd’= Hạ xuôi vai = 4cm d’d’’= Hạ nỏch = ẵ Vũng nỏch = 17cm
Từ d” dựng đường thẳng vuông góc với ab tại e
* Vẽ sống lưng Chia a”e làm ba phần bằng nhau Tại điểm ⅓ a”e lấy vuông góc vào một đoạn 0.3cm
Tại điểm ⅔ a”e lấy vuông góc vào một đoạn 0.5cm.
Tại điểm e lấy vuông góc vào một đoạn 1cm.
Tại điểm b lấy vuông góc vào một đoạn 2cm.
Nối các điểm vừa dựng ta có đường sống lưng hoàn chỉnh.
Lưu ý: Sau khi dựng đường sống lưng, các kích thước ngang ngực, ngang eo được tính từ đường sống lưng Do đó, ở bước tiếp theo ta gạch bỏ phần thừa bên trái đường sống lưng Dịch chuyển các điểm e, b theo chiều ngang sang đường sống lưng.
*Dựng khung thiết kế 2: ee’= Ngang ngực = ẳ Vũng ngực – 1cm
= 20cm bb’= Ngang eo = ẳ Vũng eo + 3cm (Độ rộng pen dọc) = 18.75cm
Nối a’ nối với d’ ta được độ dài vai conNối e’b’ ta được khung cơ bản
*Vẽ vòng cổ Dựng tam giác vuông có cạnh huyền là a’a”, dùng thước vẽ vòng cổ theo hình minh họa
Xác định điểm f với d’f = 8cm.
Dựng đoạn thẳng ff’ = 1.5cm và vuông góc với dd”
Nối d’f’ kéo dài cắt ee’ tại f”.
Nối f’e’, dựng đường trung tuyến của tam giác f’f’’e’, dùng thước vẽ đường cong vòng nách theo hình minh họa
*Vẽ pen dọc: bh’ = ẵ bb’= 9.25cm Từ h’ dựng đường thẳng vuông góc ee’ tại h.
Từ h giảm đầu pen 4cm, độ rộng pen dọc
= 3cm, sau đó vẽ pen dọc theo hình minh họa.
Block cơ bản thân sau
PHÁT TRIỂN MẪU THÂN TRƯỚC, THÂN SAU
*Thiết kế đường thân áo:
Khoảng cách vuông góc từ E2 đến đoạn thoẳng EE’ = 2.5cm.
E3 là giao điểm của đường thẳng vuông góc với A”B qua E1 và đường kéo dài của đường giữa pen.
Nối E1E3E2 ta có đường thân áo trên
Từ điểm H’ lấy vuông góc xuống 10cm
Kẻ đường thẳng qua điểm vừa lấy, song song với BB’.
Vẽ cong 0.3cm đoạn E2E3 giảm đường thân áo 0.5cm mỗi bên như hình vẽ.
Từ giao điểm của pen và E4E5, giảm 0.5cm cho mỗi bên Vẽ lại pen mới Vẽ cong pen 0.2cm.
Vẽ cong lại đường sườn.
Vẽ lại sườn áo thân trước cho khớp với thân sau.
Chỉnh sửa rập sau khi fit mẫu: giảm đầu ngực 0.5cm cho mỗi bên.
Rập thân trước hoàn chỉnh
PHÁT TRIỂN MẪU ÁO XẾP ORIGAMI HOA HỒNG
Lưu ý: dán đỉnh ngực trùng nhau đường dán êm, không nhăn
Vẽ phác các đường tạo dáng hoa hồng trên áo Các đường thẳng giao nhau tạo thành các hình tam giác, tứ giác, lục giác không đều nhau
Lưu ý: các đường tạo dáng hoa hồng là đường thẳng Khi mô tả, tác giả chuyển thành đường cong để mô tả 3D phần ngực áo Đánh số thứ tự từ trong ra ngoài, theo hình xoắn ốc
Cắt một hình tam các có độ dài hai cạnh bằng độ dài đường vừa cắt, đáy tam giác rộng tùy ý
Dán hình tam giác đó vào cạnh bên số 29, thân áo
Gấp theo đường phân giác từ đỉnh
Cắt đôi pen theo đường phân giác đến vị trí giao với cạnh bên của mảnh số 28 kéo dài
Dán hình tam giác tương tự số 29
Gấp theo đường phân giác, cắt đuôi pen tương tự bước 2
Thực hiện các thao tác tương tự cho đến hết
Sau khi thực hiện các bước trên, áo thân trước được chia cắt thành một dải dài, chồng lấn
Tiến hành phân tách rập để tiết kiệm nguyên phụ liệu và đảm bảo canh sợi cho áo
Phân tách phụ thuộc vào độ lớn của mảnh và sự thuận tiện khi may ráp
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 1: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 1 – 7
*Lưu ý: Canh sợi của cụm được đặt tại vị trí sao cho giảm tối thiểu mức thiên canh của của cụm, để quá trình ráp nối thuận tiện hơn
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 2: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 8 – 12
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 3: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 14 – 18
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 4: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 19 – 22
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 5: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 23 – 25
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 6: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 26 – 27
Rập hoàn chỉnh cụm chi tiết số 7: bao gồm các mảnh có số thứ tự từ 28 – 29
*Thiết kế đường thân áo:
Kẻ đoạn thẳng e1e2 song song và cách đều e’e một đoạn 2.5cm.
Kẻ đoạn e3e4 song song và cách đều e’e một đoạn 10.5cm.
Kéo dài đường giữa pen, giao với đoạn e1e2, giảm 1cm đầu pen trên đường thân áo.
Vẽ lại pen như hình vẽ.
Giảm 1cm tại đường sống lưng để may nẹp dây rút.
Rập thân sau hoàn chỉnh
THIẾT KẾ BLOCK TAY ÁO
IK = Hạ nỏch tay = ẵ Vũng nỏch – 3cm 14cm.
Dựng đường ngang nách tay LL’ vuông góc với IJ tại K Với LK = KL’ = Ngang nỏch tay = ẵ Vũng nỏch = 17cm.
Dựng đường ngang cửa tay MM’ vuông góc với IJ tại J.
Ta có JM = JM’ = Ngang cửa tay = 16cm Nối IL, IL’, LM, LM’ ta có khung cơ bản.
*Vẽ đường cong vòng nách tay sau: Dựng II’ = I’I” =I”L’ = 1/3 IL’
Tại trung điểm II’ lấy lên 1.5cmTại trung điểm I”L lấy xuống 0.7cmDùng thước cong vẽ đường cong vòng nách tay thân sau theo hình.
*Vẽ đường cong vòng nách tay trước: Dựng IO = OO’ = O’O” = O”L = ẳ IL. Tại O lấy lên 1cm Tại O” lấy xuống 1cm. Dùng thước cong vẽ đường cong vòng nách tay thân trước theo hình
*Thiết kế đáp vai thân trước:
Tạo chồm vai: A’A’1 = 1.5cm; D’D1 2cm Nối A’1 và D1 ta có đường vai con mới.
Vẽ cong 0.5cm tại trung điểm A’2E6
Lưu ý: gần về phía E6, vẽ cong như hình vẽ.
*Thiết kế đáp vai thân sau:
Ta có a’a’1 = 1.5cm, d’d1 = 2cm Nối d1 và a’1 ta có đường chồm vai thân sau Lưu ý: A’1D1 = a’1d1.
Nối a’2 và e5. Đánh cong 0.5cm tại trung điểm a’2e5
Lưu ý: gần về phía e5, đánh cong như hình vẽ. Đáp vai. Đánh lại các đường như hình vẽ.
Chỉnh sửa rập sau khi fit mẫu: giảm 1cm tại các vị trí như hình vẽ.
Cắt bỏ các phần giảm, đánh lại các đường cong cho mượt.
Rập đáp tay hoàn chỉnh.
Dùng kéo cắt theo đường sống tay
*Đầu tay: lần lượt tịnh tiến tay trước và tay sau theo chiều kim đồng hồ và ngược lại sao cho tay trước và tay sau cách đều đường sống tay 3.5cm.
*Cửa tay: với tâm xoay là điểm đầu vai I, xoay tay trước ngược chiều kim đồng hồ, tay sau cùng chiều kim đồng hồ sao cho hai điểm giữa lai tay của tay trước và tay sau cách đều đường sống tay 19cm.
Vẽ lại các đường cong tay áo.
Lưu ý: Để tay đẹp hơn ta đánh cong vòng nách tay cách đường cong cũ 2cm tại điểm đầu vai (nằm trên đường sống tay). Đánh cong cách cửa tay ban đầu 10cm (tạo độ phồng, thụng nhiều hơn).
Rập tay biến kiểu hoàn chỉnh
Dựng hình chữ nhật có kích thước 13cm x 27cm.
Giảm 0.5cm như hình vẽ
THIẾT KẾ BLOCK TÙNG VÁY
AC = Hạ mông = 19cm AA’ = Ngang eo = ẳ Vũng eo + 3cm (Độ rộng pen) = 18.75cm
CC’ = Ngang mụng = ẳ Vũng mụng 22.5cm
Nối A’C’ Ta có BB’ = CC’
Nối C’B’ ta có khung cơ bản
*Vẽ lưng váyTại A’ lấy lên 1cm, dùng thước vẽ đường lưng theo hình minh họa
Ta cú AA” = ẵ Dang ngực = 8cm
Từ A” dùng êke kẻ một đoạn thẳng vuông góc với A” có độ dài 13cm
Vẽ pen váy có độ rộng 3cm theo hình minh họa
Tại trùng điểm của đoạn A’C’ ta lấy ra 0.5cm Sau đó dùng thước vẽ cong đường sườn như hình vẽ
Block cơ bản thân trước
*Dựng khung thiết kế 1: ab = Dài váy = 100cm ac = Hạ mông = 19cm
Tại điểm a lấy vuông góc vào một đoạn 2cm
Tại điểm b và c lấy vuông góc vào một đoạn 1cm
Nối các điểm vừa dựng ta có hình dáng đường sống.
Lưu ý: Sau khi dựng đường sống lưng, các kích thước ngang eo, ngang mông được tính từ đường sống lưng Do đó, ở bước tiếp theo ta gạch bỏ phần thừa bên trái đường sống lưng Dịch chuyển các điểm a, b, c theo chiều ngang sang đường sống lưng.
*Dựng khung thiết kế 2: aa’ = Ngang eo = ẳ Vũng eo + 3cm (độ rộng pen) = 18.75cm cc’ = Ngang mụng = ẳ Vũng mụng 22.5cm
Nối a’c’ Ta có bb’ = cc’
Nối c’b’ ta có khung cơ bản.
*Vẽ lưng váyTại A’ lấy lên 1cm, dùng thước vẽ đường lưng theo hình minh họa.
Ta cú aa” = ẵ Ngang eo = 9.4cm
Từ a” dùng êke kẻ một đoạn thẳng nối a” với trung điểm cc’ có độ dài 15cm.
Vẽ pen váy có độ rộng 3cm theo hình minh họa.
Tại trùng điểm của đoạn A’C’ ta lấy ra 0.5cm Sau đó dùng thước vẽ cong đường sườn như hình vẽ.
Block cơ bản thân sau.
PHÁT TRIỂN MẪU ĐẦM THÂN TRƯỚC, THÂN SAU
Thân trước: Chân váy một lớp, lưng cao, xẻ bên phải người mặc Phần eo cắt khoét, rút nhún đến điểm xẻ tà, đính ngọc trai trên đường nhún
Thân sau: Chân váy có dây kéo ẩn bên hông phải người mặc Sườn váy có dây treo
*Thiết kế biến kiểu thân trước:
Như hình vẽ, ta tiến hành:
Mở rộng lưng thêm 3cm lên trên Kéo dài lai thêm 7cm
Từ cạnh sườn ngoài, lấy vào 3cm, vẽ lại đường sườn như hình (đường sườn mới nối liền điểm 3cm và điểm ngang mông tại sườn)
Cắt theo đường sườn mới
Nối A1A3 Đánh cong 1.5cm tại trung điểm A1A3.
Nối A’A3 Đánh cong 1cm tại trung điểm A’A3
Cắt bỏ phần gạch chéo
Cắt từ điểm A đến lai, chia thân trước thành hai mảnh
Cắt bỏ phần pen phía đường xẻ.
Kẻ đường thẳng nối hai đuôi pen.
Xếp pen, chuyển pen Đánh cong như hình vẽ.
Rã rập: mỗi mảnh cách nhau 4cm Rã rập như hình vẽ. Đánh cong lại các đường.
Rã rập: mỗi mảnh cách nhau 4cm Rã rập như hình vẽ. Đánh cong lại các đường.
Rập thân trước hoàn chỉnh
*Thiết kế biến kiểu thân trước:
Như hình vẽ, ta tiến hành:
Mở rộng lưng váy lên trên thêm 3cm Kéo dài lai thêm 7cm
Từ cạnh sườn ngoài, lấy vào 3cm, vẽ lại đường sườn như hình (đường sườn mới nối liền điểm 3cm và điểm ngang mông tại sườn).
Cắt theo đường sườn mới.
Rập thân sau hoàn chỉnh
*Thiết kế nẹp lưng thân trước:
Các thông số được thể hiện trong hình minh họa.
Khớp rập, chỉnh sửa đường cong
Rập nẹp thân trước hoàn chỉnh
*Thiết kế nẹp lưng thân sau:
Xếp pen, đánh cong như hình
Rập nẹp lưng thân sau hoàn chỉnh
Thân trước: Chân váy 11 mảnh, có phần eo cao
Thân sau: Chân váy có dây kéo ẩn tại chính giữa
Từ block cơ bản, kéo dài tùng váy AB 100cm lên AB = 121cm
Ta cú AA’ = 21.75cm = ẳ Vũng eo + 6cm pen
A2 là trung điểm của đoạn A1 A’ A1 là cạnh bên của pen
AA5 = A’A6 = 3cm Kéo dài vuông góc đầu pen vuông góc với
*Thiết kế tùng xòe 11 mảnh, thân trước:
Nối các cạnh như hình Đánh vuông góc các đường lai như hình vẽ
*Vẽ lưng váy lên 1cm như hình Đánh cong 0.25cm các pen như hình vẽ (các đường màu đỏ trên lưng)
Cắt theo đường thẳng, bỏ pen
Thân trước số 1 được hình thành từ các điểm A3A’1B5B
Thân trước số 2 được hình thành từ các điểm A’1A’2B5B1
Thân trước số 3 được hình thành từ các điểm A’2A4B7B2
Từ block cơ bản, kéo dài tùng váy ab 100cm lên ab = 121cm
Ta cú aa’ = 21.75cm = ẳ vũng eo + 6cm pen
Chia aa’ thành 3 phần bằng nhau, aa1 a1a2 = a2a’
Ta có a’a” = a1a = 4cm a’a6 = a1a5 = 3cm Kéo dài vuông góc đầu pen vuông góc với a3a4
*Thiết kế tùng xòe 11 mảnh, thân sau:
Ta có b1b3 = b3b5 = b2b4 = b4b6 = 25cm bb7 = 68cm
Nối các cạnh như hình Đánh vuông góc các đường lai như hình vẽ Điểm tra dây kéo: 20cm từ cạnh trên phần lưng cao
*Vẽ lưng váy lên 1cm như hình Đánh cong 0.25cm các pen như hình vẽ (các đường màu đỏ trên lưng)
Cắt theo đường thẳng, bỏ pen
Thân trước số 1 được hình thành từ các điểm a3ab5b
Thân sau số 2 được hình thành từ các điểm a3a4b1b6
Thân sau số 3 được hình thành từ các điểm a4a”b2b7
Thiết kế nẹp lưng thân trước:
Từ điểm đầu lưng, lấy xuống 14cm
Rập nẹp lưng thân trước:
Sau khi có vẽ nẹp lưng, đánh cong cho đều
Thiết kế nẹp lưng thân sau
Rập nẹp lưng thân sau
E THIẾT KẾ TÙNG VÁY LÓT
Dựa trên tùng váy thân chính
Lấy từ điểm nẹp lưng, từ lai váy lên 1cm
Rập tùng lót thân trước
Dựa trên tùng váy thân chính
Lấy từ điểm nẹp lưng, từ lai váy lên 1cm Điểm tra dây kéo: 6cm từ nẹp lưng
Từ điẻm tra dây kéo giảm 0.7cm
Rập tùng lót thân sau
Phát triển từ rập tay chính Cắt ngắn cửa tay áo lên 5cm
Rập tay lót hoàn chỉnh
Bảng 3.7 Bộ rập thành phẩm mẫu Rhodes 2
RẬP THÀNH PHẨM THÂN CHÍNH
- Dây viền cổ, dây viền lai áo, dây luồn:
- Tay áo, đáp vai, măng sét:
RẬP THÀNH PHẨM THÂN LÓT
- Đáp tay lót, đáp lưng:
- Nẹp lưng váy thân trước, thân sau của tùng váy 1:
- Nẹp lưng váy thân trước, thân sau của tùng váy 2:
RẬP THÀNH PHẨM DỰNG – LƯỚI MỀM
RẬP THÀNH PHẨM DỰNG – LƯỚI VI TÍNH
3.4.2.3 Bộ rập bán thành phẩm
Bảng 3.8 Bộ rập bán thành phẩm mẫu Rhodes 2
RẬP BÁN THÀNH PHẨM THÂN CHÍNH
- Dây luồn, dây cổ, dây bọc viền lai áo:
RẬP BÁN THÀNH PHẨM THÂN LÓT
- Nẹp lưng váy thân trước, thân sau tùng váy 1:
- Nẹp lưng váy thân trước, thân sau tùng váy 2:
- Tùng váy lót thân trước, thân sau tùng váy 2:
RẬP BÁN THÀNH PHẨM DỰNG – LƯỚI MỀM
RẬP BÁN THÀNH PHẨM DỰNG – LƯỚI VI TÍNH
Bảng 3.9 Bảng trình tự fit mẫu Rhodes 2
STT HÌNH ẢNH MINH HỌA GIẢI THÍCH
Áo may đúng đỉnh ngực nhưng áo không ôm ngực trên và chân ngực, lộ chân ngực; vai áo bị dư, không ôm
Chân váy xòa theo đúng mong muốn
- Tiếp tục may thử bằng vải mộc
Đã chỉnh rập nhưng vẫn dư phần ngực trên, chân ngực và vai áo Cộng thêm dài áo để che chân ngực
Lưng váy bị dư thông số do cân nặng người mẫu không ổn định
Phần áo đã ôm ngực trên và chân ngực
Hình 3.7 Hình ảnh mẫu Rhodes 2 hoàn chỉnh
Bảng 3.10 Bảng thiết kế mẫu Rhodes 3
THIẾT KẾ BLOCK CƠ BẢN Áo thân trước Áo thân sau
+ Áo corset, cup ngang, có gọng Lai áo nhọn từ eo xuống Tay áo dún phồng tại đỉnh vai, xếp Origami Cửa tay ôm bắp tay
Chuẩn bị sản xuất về công nghệ
3.5.1 Chuẩn bị sản xuất về công nghệ mẫu Rhodes 1
3.5.1.1 Bảng Hình vẽ – mô tả mẫu
Bảng 3.14 Bảng Hình vẽ – mô tả mẫu Rhodes 1
Nhóm: Nữ Khách hàng: KLTN
Chủng loại: Đầm dự tiệc Thiết kế: N&T
BẢNG HÌNH VẼ – MÔ TẢ MẪU
Thông tin mô tả: Đầm nữ hai lớp không tay, cúp ngực, rã tại eo Có nẹp luồn dây giữa lưng áo Tùng váy suông, ôm mông, xếp ly tại vị trí rã eo, dây kéo ẩn và xẻ tà tại giữa sau
+ Áo cup ngang, không pen Thân áo xếp Origami hoa hồng Cắt cách điệu tại vị trí eo Áo có phần tà dài được đính tại ngực trái người mặc
+ Tùng váy suông, ôm mông Tùng váy xếp 4 ly như hình vẽ
+ Áo có decoup, may gọng định hình Giữa lưng áo may nẹp để luồn dây + Dây kéo giọt nước, xẻ tà tại giữa sau tùng váy Xếp 4 ly tại eo
+ Áo decoup ngang không pen May lộn với lớp chính Trên vị trí ngực trái người mặc có hai nút bấm Sườn áo có dây treo
+ Tùng váy dáng suông, ôm mông Có hai pen, may lộn với lớp chính
+ Giữa lưng thân sau may nẹp để luồn dây Có nẹp che
+ Tùng váy dáng suông, ôm mông Có hai pen, xẻ tà giữa tùng thân sau May lộn với lớp chính
Thân chính trước Thân chính sau
Thân lót trước Thân lót sau Tà choàng vai
Người phê duyệt Ngày 15 tháng 06 năm 2024
3.5.1.2 Bảng Thông số kích thước thành phẩm
Bảng 3.15 Bảng Thông số kích thước thành phẩm mẫu Rhodes 1
Nhóm: Nữ Khách hàng: KLTN
Chủng loại: Đầm dự tiệc Thiết kế: N&T
BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THÀNH PHẨM
STT Vị trí đo Kí hiệu Size M
7 Vòng ngực (đo căng, không tính khoảng trống) G 76 0.5
12 Rộng cạnh nhỏ choàng vai M 7 0.2
17 Vị trí gắn dây treo đầm d 4.5 0.2
- Vị trí đính các nút bấm số 1, 2, 3 lên thân lót trước:
- Mỗi nẹp luồn có tổng cộng 12 mắt luồn, tổng cộng trên áo có 24 mắt luồn, mỗi mắt luồn rộng 2cm
Người phê duyệt Ngày 15 tháng 06 năm 2024
3.5.1.3 Bảng Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu
Bảng 3.16 Bảng Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu mẫu Rhodes 1
Nhóm: Nữ Khách hàng: KLTN
Chủng loại: Đầm dự tiệc Thiết kế: N&T
BẢNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGUYÊN PHỤ LIỆU
#Ivory white, 3mm Nút bấm (2 chi tiết) Dây kéo giọt nước
Nhãn chính Thẻ bài Thẻ giá Dây treo thẻ bài
Móc treo Bao treo Giấy hút ẩm Thùng Carton
Người phê duyệt Ngày 15 tháng 06 năm 2024
3.5.1.4 Bảng Thống kê số lượng chi tiết
Bảng 3.17 Bảng Thống kê số lượng chi tiết mẫu Rhodes 1
Nhóm: Nữ Khách hàng: KLTN
Chủng loại: Đầm dự tiệc Thiết kế: N&T
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CHI TIẾT
THÂN CHÍNH STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật
1 Thân trước 1 1 Canh sợi dọc
2 Thân trước 2 1 Canh sợi dọc
3 Thân trước 3 1 Canh sợi dọc
4 Thân trước 4 1 Canh sợi dọc
5 Thân trước 5 1 Canh sợi dọc
6 Thân trước 6 1 Canh sợi dọc
7 Thân trước 7 1 Canh sợi dọc
8 Thân trước 8 1 Canh sợi dọc
9 Thân trước 9 1 Canh sợi dọc
10 Thân trước 10 1 Canh sợi dọc
11 Thân trước 11 1 Canh sợi dọc
12 Thân trước 12 1 Canh sợi dọc
13 Thân trước 13 1 Canh sợi dọc
14 Thân sau 1 2 Canh sợi dọc
15 Thân sau 2 2 Canh sợi dọc
16 Tùng váy thân trước 1 Canh sợi dọc
17 Tùng váy thân sau 2 Canh sợi dọc
18 Dây luồn 1 Canh sợi dọc
19 Nẹp tà áo 1 Canh sợi dọc
THÂN LÓT STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật
1 Thân trước lót 1 1 Canh sợi dọc
2 Thân trước lót 2 2 Canh sợi dọc
3 Thân sau lót 1 2 Canh sợi dọc
4 Thân sau lót 2 2 Canh sợi dọc
5 Tùng váy thân trước lót 1 Canh sợi dọc
6 Tùng váy thân sau lót 2 Canh sợi dọc
7 Đáp lưng 1 Canh sợi dọc
STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật
1 Tà áo 1 Canh sợi dọc
STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật
1 Dựng áo thân trước 1 2 Canh sợi dọc
2 Dựng áo thân trước 2 4 Canh sợi dọc
3 Dựng áo thân sau 1 4 Canh sợi dọc
4 Dựng áo thân sau 2 4 Canh sợi dọc
STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật
1 Dựng áo thân trước 1 1 Canh sợi dọc
2 Dựng áo thân trước 2 2 Canh sợi dọc
3 Dựng áo thân sau 1 2 Canh sợi dọc
4 Dựng áo thân sau 2 2 Canh sợi dọc
CHI TIẾT BÁN THÀNH PHẨM
THÂN CHÍNH STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật
1 Thân trước 1 1 Canh sợi dọc
2 Thân trước 2 1 Canh sợi dọc
3 Thân trước 3 1 Canh sợi dọc
4 Thân trước 4 1 Canh sợi dọc
5 Thân trước 5 1 Canh sợi dọc
6 Thân trước 6 1 Canh sợi dọc
7 Thân trước 7 1 Canh sợi dọc
8 Thân trước 8 1 Canh sợi dọc
9 Thân trước 9 1 Canh sợi dọc
10 Thân trước 10 1 Canh sợi dọc
11 Thân trước 11 1 Canh sợi dọc
12 Thân trước 12 1 Canh sợi dọc
13 Thân trước 13 1 Canh sợi dọc
14 Thân sau 1 2 Canh sợi dọc
15 Thân sau 2 2 Canh sợi dọc
16 Tùng váy thân trước 1 Canh sợi dọc
17 Tùng váy thân sau 2 Canh sợi dọc
18 Dây luồn 1 Canh sợi dọc
19 Nẹp tà áo 1 Canh sợi dọc
THÂN LÓT STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật
1 Thân trước lót 1 1 Canh sợi dọc
2 Thân trước lót 2 2 Canh sợi dọc
3 Thân sau lót 1 2 Canh sợi dọc
4 Thân sau lót 2 2 Canh sợi dọc
5 Tùng váy thân trước lót 1 Canh sợi dọc
6 Tùng váy thân sau lót 2 Canh sợi dọc
7 Đáp lưng 1 Canh sợi dọc
STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật
1 Tà áo 1 Canh sợi dọc
STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật
1 Dựng áo thân trước 1 2 Canh sợi dọc
2 Dựng áo thân trước 2 4 Canh sợi dọc
3 Dựng áo thân sau 1 4 Canh sợi dọc
4 Dựng áo thân sau 2 4 Canh sợi dọc
STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật
1 Dựng áo thân trước 1 1 Canh sợi dọc
2 Dựng áo thân trước 2 2 Canh sợi dọc
3 Dựng áo thân sau 1 2 Canh sợi dọc
4 Dựng áo thân sau 2 2 Canh sợi dọc
STT Tên chi tiết Số lượng Yêu cầu kỹ thuật
1 Thân trước 1 1 Canh sợi dọc
2 Thân trước 2 1 Canh sợi dọc
3 Thân trước 3 1 Canh sợi dọc
4 Thân trước 4 1 Canh sợi dọc
5 Thân trước 5 1 Canh sợi dọc
6 Thân trước 6 1 Canh sợi dọc
7 Thân trước 7 1 Canh sợi dọc
8 Thân trước 8 1 Canh sợi dọc
9 Thân trước 9 1 Canh sợi dọc
10 Thân trước 10 1 Canh sợi dọc
11 Thân trước 11 1 Canh sợi dọc
12 Thân trước 12 1 Canh sợi dọc
13 Thân trước 13 1 Canh sợi dọc
14 Thân sau 1 2 Canh sợi dọc
15 Thân sau 2 2 Canh sợi dọc
16 Thân trước lót 1 1 Canh sợi dọc
17 Thân trước lót 2 2 Canh sợi dọc
18 Thân sau lót 1 2 Canh sợi dọc
19 Thân sau lót 2 2 Canh sợi dọc
Người phê duyệt Ngày 15 tháng 06 năm 2024
3.5.1.5 Bảng Định mức nguyên phụ liệu
Bảng 3.18 Bảng Định mức nguyên phụ liệu mẫu Rhodes 1
Nhóm: Nữ Khách hàng: KLTN
Chủng loại: Đầm dự tiệc Thiết kế: N&T
BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU STT Tên nguyên phụ liệu ĐVT Định mức KT
6 Keo chống dãn (#White, K:1cm) m 11.45
10 Ruy băng (#Ivory white, 3mm) m 0.6
11 Nút bấm (2 chi tiết) Bộ 2
12 Dây kéo giọt nước (#White, 50cm) Cái 1
16 Dây treo thẻ bài Cái 1
Người phê duyệt Ngày 15 tháng 06 năm 2024
3.5.1.6 Bảng Quy cách đánh số – ép keo
Bảng 3.19 Bảng Quy cách đánh số – ép keo mẫu Rhodes 1
Nhóm: Nữ Khách hàng: KLTN
Chủng loại: Đầm dự tiệc Thiết kế: N&T
BẢNG QUY CÁCH ĐÁNH SỐ - ÉP KEO
- Ép keo mùng mặt trái của các chi tiết áo thân trước, thân sau
- Ép keo viền mặt trái đối với tùng váy
- Đánh số lên mặt phải, trên phần chừa đường may Đánh số bằng máy đánh số
- Miếng đánh số có kích thước 0.5 x 0.5 cm (kí hiệu X)
- Đánh số từ 1 đến hết các chi tiết cho từng size, đánh tất cả các lớp
*Ghi chú: Keo mùng Keo viền
- Áo thân trước lót, áo thân sau lót:
Người phê duyệt Ngày 15 tháng 06 năm 2024
3.5.1.7 Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật
Bảng 3.20 Bảng Tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu Rhodes 1
Nhóm: Nữ Khách hàng: KLTN
Chủng loại: Đầm dự tiệc Thiết kế: N&T
BẢNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
Quy cách may thân chính + tà áo mẫu 01
Quy cách may thân lót mẫu 01
- Nhãn chính: May gấp mép, mí vào lót thân sau, bên phải người mặc, cách đường mí cạnh trên áo 5mm, một cạnh trùng với đường ráp decoup lót sau
- Nhãn giá, thẻ bài: Xỏ dây treo, gắn vào nhãn chính
C Quy cách sử dụng thiết bị:
- Thiết bị yêu cầu phải điều chỉnh phù hợp với nguyên liệu vải
- Yêu cầu sử dụng cỡ kim phù hợp: kim Organ số 11
- Các đường may, lắp ráp sử dụng máy bằng 1 kim
- Đường vắt sổ sử dụng máy vắt sổ 3 chỉ
- Các đường may đều, bề mặt đường may êm phẳng, đúng với quy cách may và thông số thành phẩm
- Mật độ mũi chỉ 4 mũi/cm, chỉ không được lỏng hay chặt quá, không bị lỗi chỉ bỏ mũi
- Các đường diễu, mí đảm bảo thẩm mỹ và đúng thông số
- Đường tra dây kéo nằm êm không gợn sóng, không bai dãn, không bị hở, không nhăn ở đuôi dây kéo
- Các đường may lộn phải êm, không nhăn vặn, không bị bung sút chỉ
- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp
Người phê duyệt Ngày 15 tháng 06 năm 2024
3.5.1.8 Bảng Quy trình may sản phẩm
Bảng 3.21 Bảng Quy trình may mẫu Rhodes 1
Nhóm: Nữ Khách hàng: KLTN
Chủng loại: Đầm dự tiệc Thiết kế: N&T
STT Bước công việc Dụng cụ – Thiết bị
LỚP CHÍNH Áo thân trước
1 May ráp chi tiết số 1 với 2 MB1K
2 May ráp chi tiết số 2 – 1 với 3 MB1K
3 May ráp chi tiết số 3 – 1 với 4 MB1K
4 May ráp chi tiết số 4 – 1 với 5 MB1K
5 May ráp chi tiết số 5 – 1 với 6 MB1K
6 Ủi lật đường may về phía các mảnh 2 3 4 5 6 BU
7 May ráp chi tiết số 3 –1 – 2 với 7 MB1K
8 May ráp chi tiết số 7 – 2 – 3 với 8 MB1K
9 May ráp chi tiết số 8 – 3 – 4 với 9 MB1K
10 May ráp chi tiết số 9 – 5 – 6 với 10 MB1K
11 May ráp chi tiết số 10 – 6 – 7 với 11 MB1K
12 May ráp chi tiết số 11 – 7 – 8 với 12 MB1K
13 Ủi lật đường may về phía các mảnh 7 8 9 10 11 12 BU
14 May ráp chi tiết số 12 – 8 với 13 MB1K
15 May ráp chi tiết số 13 – 8 – 9 với 14 MB1K
16 May ráp chi tiết số 14 – 9 –10 với 15 MB1K
17 May ráp chi tiết số 15 – 10 – 11 với 16 MB1K
18 Ủi lật đường may về phía các mảnh 13 14 15 16 BU
19 May ráp chi tiết số 16 – 11 – 12 với 17 MB1K
20 May decoup trên chi tiết số 18 MB1K
21 Ủi lật decoup về phía sườn BU
22 May ráp chi tiết số 17 – 12 – 13 với 18 MB1K
23 May ráp chi tiết số 18 – 13 – 14 với 19 MB1K
24 Ủi lật đường may về phía các mảnh 17 18 19 BU
25 May ráp chi tiết số 19 – 14 – 15 với 20 MB1K
26 May ráp chi tiết số 20 – 15 với 21 MB1K
27 May ráp chi tiết số 21 – 15 – 16 với 22 MB1K
28 Ủi lật đường may về phía các mảnh 20 21 22 BU
29 May ráp chi tiết số 22 – 16 – 17 với 23 MB1K
30 May ráp chi tiết số 23 – 17 –18 với 24 MB1K
31 May ráp chi tiết số 24 – 18 – 19 với 25 MB1K
32 Ủi lật đường may về phía các mảnh 23 24 25 BU
33 May ráp chi tiết số 25 – 19 – 20 với 26 MB1K
34 May ráp chi tiết số 26 – 20 – 21 với 27 MB1K
35 May ráp chi tiết số 27 – 21 với 28 MB1K
36 May ráp chi tiết số 28 – 21 – 22 với 29 MB1K
37 Ủi lật đường may về phía các mảnh 26 27 28 29 BU
38 May ráp chi tiết số 29 – 22 – 23 với 30 MB1K
39 May ráp chi tiết số 30 – 23 – 24 với 31 MB1K
40 May ráp chi tiết số 31 – 24 – 25 với 32 MB1K
41 Ủi lật đường may về phía các mảnh 30 31 32 BU
42 May ráp chi tiết số 32 – 25 với 33 MB1K
43 May ráp chi tiết số 33 – 25 – 26 với 34 MB1K
44 May ráp chi tiết số 34 – 26 với 35 MB1K
45 Ủi lật đường may về phía các mảnh 33 34 35 BU
46 May ráp chi tiết số 35 – 26 – 27 – 28 với 36 MB1K
47 May ráp chi tiết số 35 – 28 – 29 với 37 MB1K
48 Ủi lật đường may về phía các mảnh 36 37 BU
49 May ráp chi tiết số 37 – 29 – 30 với 38 MB1K
50 May ráp chi tiết số 38 – 30 – 31 – 32 với 39 MB1K
51 Ủi lật đường may về phía các mảnh 38 39 BU