1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo môn giới thiệu logistics và quản lí chuỗi cung Ứng Đề tài quy trình xuất khẩu gạo hiện nay trên thị trường việt nam

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình xuất khẩu gạo hiện nay trên thị trường Việt Nam
Tác giả Lê Nguyễn Ý Thơ, Võ Thuỳ Hương, Nguyễn Thị Thục Quyên, Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Đường Phương My, Nguyễn Thảo Như, Nguyễn Quốc Dũng, Nguyễn Thị Thanh Nhã
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thủy Tiên
Trường học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Chuyên ngành Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng
Thể loại Báo cáo môn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 17,73 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ CHUỖI (12)
    • 1. Khái niệm về chuỗi cung ứng (Supply Chain) (12)
    • 2. Những thành phần trong chuỗi cung ứng (12)
      • 2.1 Nhà cung cấp nguyên liệu thô (12)
      • 2.2 Nhà sản xuất (13)
      • 2.3 Nhà phân phối (14)
      • 2.4 Đại lý bán lẻ (14)
      • 2.5 Khách hàng (15)
      • 3.1 Cung cấp liên tục (16)
      • 3.2 Tối ưu hoá chi phí (17)
      • 3.3 Đảm bảo chất lượng (17)
      • 3.4 Quản lí rủi ro (18)
      • 3.5 Tăng cường hợp tác (19)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LOGISTICS (20)
    • 2.1 Liên kết các hoạt động trong nền kinh tế quốc gia (21)
    • 2.2 Tăng cường mối quan hệ kinh tế khu vực (21)
    • 2.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (21)
    • 2.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (22)
    • 3.1 Dịch vụ khách hàng (22)
    • 3.2 Dự báo nhu cầu (23)
    • 3.3 Thông tin trong phân phối (24)
    • 3.4 Kiểm soát lưu kho (24)
    • 3.5 Vận chuyển nguyên vật liệu (25)
    • 3.6 Quản lý quá trình đặt hàng (26)
    • 3.7 Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho (26)
    • 3.8 Thu gom hàng hóa (27)
    • 3.9 Đóng gói, xếp dỡ hàng (28)
    • 3.10 Phân loại hàng hóa (28)
  • CHƯƠNG III:TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO (30)
    • 1.2 Giới thiệu gạo ST25 (31)
    • 2.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo (32)
    • 2.2 Thị trường xuất khẩu gạo (33)
    • 3.1. Tình hình xuất khẩu gạo hiện nay của Việt Nam (36)
      • 3.1.1 Nhu cầu gạo xuất khẩu hiện nay (36)
      • 3.1.2 Triển vọng phát triển của mặt hàng gạo (41)
    • 3.2 Thông tin xuất khẩu gạo ST25 (44)
    • 4.1. Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (46)
    • 4.2 Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo (48)
    • 4.3. Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo (48)
    • 5.1 Chính sách và Quy định liên quan đến xuất khẩu (48)
      • 5.1.1 Chính sách (48)
      • 5.1.2 Quy định (51)
    • 5.2 Điều kiện và yêu cầu để được xuất khẩu gạo (52)
    • 6. Hồ sơ và thủ tục xin chứng nhận xuất khẩu gạo (53)
      • 6.1 Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (53)
      • 6.2 Thủ tục xin chứng nhận xuất khẩu (53)
      • 7.1 Mã HS mặt hàng gạo (54)
      • 7.2 Các loại thuế khi xuất khẩu mặt hàng gạo (56)
    • 10. Dán nhãn hàng hóa khi xuất khẩu gạo ( Shipping mark) (67)
    • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN (69)
    • CHƯƠNG 5:KẾ HOẠCH THỰC HIỆN (70)

Nội dung

Nếu như mục đích của Xuất nhập khẩu là đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế thì Logistics là một chuỗi các hoạt động từ vận chuyển, kho bãi nhằm đưa hàng hóa từ người bán đến người mua.. C

QUAN VỀ CHUỖI

Khái niệm về chuỗi cung ứng (Supply Chain)

Supply chain (chuỗi cung ứng) là tập hợp các hoạt động và quy trình liên quan đến việc sản xuất, vận chuyển, phân phối sản phẩm/ dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng. Quá trình này sẽ diễn ra từ giai đoạn doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu thô đến khi giao tận tay cho khách hàng Mạng lưới này bao gồm thông tin, tài nguyên, con người, thực thể [2].

.Hình 1 1 Sơ đồ chuỗi cung ứng.

Những thành phần trong chuỗi cung ứng

2.1 Nhà cung cấp nguyên liệu thô

Có thể nói nhà cung cấp cấp nguyên liệu thô đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng vì nếu như không có nguyên liệu thô thì không thể sản xuất để đưa ra sản phẩm cuối cùng cũng như tới tới người tiêu dùng.

Hình 1.2 1 Nhà cung cấp nguyên liệu thô.

Nhà sản xuất là đơn vị sản xuất sản phẩm hoàn thiện từ nguyên liệu thô được cung cấp bởi nhà cung cấp nguyên liệu thô Nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn thiện.

Sau khi sản phẩm hoàn thiện được sản xuất, bước tiếp theo nhà phân phối sẽ đảm nhận việc phân phối lại sản phẩm này đến các đại lý bán lẻ.

Hình 1.2 3 Nhà phân phối đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.

2.4 Đại lý bán lẻ Đây là đơn vị bán sản phẩm hoàn thiện đến khách hàng cuối cùng Đại lý bán lẻ sẽ mua sản phẩm từ nhà phân phối hoặc nhà sản xuất và bán lẻ cho từng khách hàng Các đại lý bán lẻ bao gồm các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và tạp hóa.

Hình 1.2 4 Đại lý bán lẻ mua sản phẩm bán lẻ lại cho khách hàng

2.5 Khách hàng Đây là người cuối cùng sử dụng sản phẩm sau khi đã hoàn thiện và được các nhà sản xuất hay nhà phân phối đưa ra thị trường Khách hàng có thể mua sản phẩm trực tiếp từ đại lý bán lẻ hoặc qua các kênh bán hàng khác như trực tuyến hoặc trực tiếp từ nhà sản xuất nếu sản phẩm được bán trực tiếp.

Hình 1.2 5 Khách hàng người sử dụng sản phẩm hoàn thiện

3.Vai trò của chuỗi cung ứng

3.1 Cung cấp liên tục Đảm bảo cung cấp đầy đủ theo nhu cầu củakhách hàng cũng như đảm bảo doanh nghiệp sẽ luôn có đủ hàng hoá để sản xuất và đồng thời phải đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Hình 1.3 1 Cung cấp liên tục đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng.

3.2 Tối ưu hoá chi phí

Chuỗi cung ứng hoạt động tốt giúp tối ưu hóa chi phí bằng cách quản lý hiệu quả quá trình sản xuất vận chuyển lưu trữ tối ưu hóa quy trình sản xuất và vận chuyển đồng thời tìm nhà cung cấp tiết kiệm chi phí để giảm thiểu thời gian khoảng cách trong chuỗi cung ứng.

Hình 1.3 2 Tối ưu hoá chi phí giúp tiết kiệm thời gian.

Bằng cách thiết lập các quy trình và tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng ,chuỗi cung ứng có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng Đảm bảo sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đạt được chất lượng như mong đợi và đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn quy định.

Hình 1.3 3 Đảm báo chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bao gồm các nhà cung cấp và đối tác ở nhiều quốc gia khác nhau Điều này giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách tránh sự phụ thuộc duy nhất vào một nhà cung cấp hoặc khu vực cụ thể Nếu có vấn đề với một nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể chuyển sang nguồn cung ứng khác trong chuỗi cung ứng.

Hình 1.3 4 Quản lí rủi ro.

Chuỗi cung ứng tạo điều kiện cho sự tương tác, hợp tác giữa các đối tác trong quá trình cung cấp và sản xuất Việc chia sẻ thông tin, kế hoạch và dữ liệu giữa các bên trong chuỗi cung ứng giúp cải thiện hiệu suất, hiệu quả của toàn bộ hệ thống [2].

Hình 1.3 5 Tăng cường hợp tác giúp năng cao hiệu quả kinh doanh

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH LOGISTICS

Liên kết các hoạt động trong nền kinh tế quốc gia

Logistics là cơ sở của các hoạt động kinh tế của sản xuất, kinh doanh và phân phối nhằm kết nối chặt chẽ giữa chúng với nhau Nếu những hoạt động này diễn ra suôn sẻ thì nó sẽ khuyến khích sự phát triển của ngành sản xuất và nếu dừng lại thì nó sẽ hạn chế thương mại giữa các khu vực và nước sở tại, có tác động tiêu cực đến toàn bộ sản xuất và đời sống Vì vậy khi hiệu quả của hoạt động logistics trong nền kinh tế bị ảnh hưởng Nền kinh tế được cải thiện một phần sẽ nâng cao hiệu quả của nền kinh tế xã hội [3].

Tăng cường mối quan hệ kinh tế khu vực

Logistics là một trong những yếu tố tăng cường mối quan hệ trong nền kinh tế quốc tế Đặc biệt, vai trò của Logistics đối với nền kinh tế và hội nhập với sự phát triển các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs), hoạt động thương mại và đầu tư được đẩy mạnh hơn bao giờ hết [3].

Ngoài ra, các TNC này thực hiện một hệ thống hậu cần toàn cầu cũng giúp đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hạn chế và tối đa hóa ảnh hưởng của thời gian, địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội đến sản xuất hàng hóa [3].

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Hoạt động Logistics hiệu quả giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Sự phát triển của logistics có thể hạ thấp chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng, tăng cường năng lực giao hàng và đi đầu trong các hoạt động sản xuất, bán hàng và phân phối [3].

Song song với sự phát triển của logistics là khả năng thu hút vốn đầu tư, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên hơn cho các quốc gia có điều kiện phát triển tốt, không chỉ về cơ sở hạ tầng, mà còn do mức độ phát triển của hoạt động logistics [3].

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Hoạt động logistics hiệu quả giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Sự phát triển của logistics có thể hạ thấp chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng, tăng cường năng lực giao hàng và đi đầu trong các hoạt động sản xuất, bán hàng và phân phối [3].

Song song với sự phát triển của logistics là khả năng thu hút vốn đầu tư, các nhà đầu tư sẽ ưu tiên hơn cho các quốc gia có điều kiện phát triển tốt, không chỉ về cơ sở hạ tầng, mà còn do mức độ phát triển của hoạt động logistics [3]. Đại dịch đã làm nổi bật nhu cầu về số hóa và công nghệ như robot di động tự động và các công cụ phân tích thời gian thực [3].

Chuỗi cung ứng vật chất cần phải phát triển đồng thời và phải tự động hóa các nhiệm vụ và triển khai công nghệ để ra quyết định phức tạp Việt Nam đã chứng kiến một loạt các vụ sáp nhập và liên doanh giữa các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần trong và ngoài nước cũng như các quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hậu cần [3].

3.Hoạt động của logistics trong chuỗi cung ứng.

Dịch vụ khách hàng

Nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng nhằm tạo ra được sự hài lòng, sự tin tưởng tối đa cho khách hàng.

Hình 2.3 1 Dịch vụ khách hàng.

Dự báo nhu cầu

Dự báo nhu cầu là đi phân tích sâu vào nhu cầu của người tiêu dùng từ đó đưa ra chiến lược hay chiến thuật kinh doanh cho phù hợp với tình hình của thị trường khi dự báo chúng ta sẽ chủ động trong việc đáp ứng cầu của khách hàng, không bỏ sót cơ hội kinh doanh và đồng thời khi đó chúng ta sẽ có kế hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực.

Hình 2.3 2 Dự báo nhu cầu.

Thông tin trong phân phối

Thông tin trong phân phối là những thông tin về dữ liệu tồn kho, vận chuyển, khách hàng,sản phẩm hay những thông tin vận chuyển như xử lí đơn hàng, trạng thái đơn hàng.Ngoài ra còn có thông tin về thị trường giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được thông tin để kịp thời đưa ra chiến lược.

Hình 2.3 3 Thông tin trong phân phối.

Kiểm soát lưu kho

Kiểm soát lưu kho là quá trình quản lí và quan sát các hoạt động liên quan đến lưu trữ,theo dõi hàng hoá trong kho nhằm ngắn chặn mất mát hàng hoá, cũng như kiểm soát tốt được số hàng hoá lưu kho để giảm thiểu tình trạng sai sót.

Hình 2.3 4 Kiểm soát lưu kho.

Vận chuyển nguyên vật liệu

Vận chuyển nguyên vật liệu là quá trình trình di chuyển sản phẩm từ vị trí này sang vị trí khác hay từ nước này sang nước khác bằng nhiều phương tiện khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh thương mại.

Hình 2.3 5 Vận chuyển nguyên vật liệu.

Quản lý quá trình đặt hàng

Quản lý quá trình đặt hàng là quá trình tổ chức điểu phối, kiểm soát ác hoạt động liên quan đến đặt hàng nhằm đảm bảo hàng giao đúng hẹn,đúng số lượng,đúng yêu cầu và đúng chất lượng.

Hình 2.3 6 Quản lý quá trình đặt hàng.

Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho

Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho là một trong những quyết định quan trọng trong hoạt động kinh doanh đối với một doanh nghiệp nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như chi phí sống, nguồn tài nguyên hay chính sách về an toàn bảo mật,tình hình thị trường ở khu vực đó.Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho đòi hỏi phải có sự cân nhắc kĩ lưỡng để đảm bảo rằng nó có thể đáp ứng được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Hình 2.3 7 Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho.

Thu gom hàng hóa

Thu gom hàng hoá là tập hợp hàng hoá từ nhiều nơi về một chỗ có thể là cùng một người hoặc nhiều người để thuận tiện cho việc vận chuyển,hàng sau khi được gom về có thể sẽ được gom vào container.

Hình 2.3 8 Thu gom hàng hóa.

Đóng gói, xếp dỡ hàng

Sau khi đã có sản phẩm chúng ta tiến hành đóng gói để giao cho đơn vị vận chuyển đến bãi.Hàng sau khi được gom về sẽ được vác, sắp xếp, nâng đưa, chuyển hàng hóa từ cảng, kho bãi lên container hoặc từ container xuống bằng tay hoặc các loại xe vận chuyển khác với nhiều hình thức khác nhau.

Hình 2.3 9 Đóng gói, xép dỡ hàng hoá.

Phân loại hàng hóa

Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa.

Hình 2.3 10 Phân loại hàng hóa.

QUAN VỀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO

Giới thiệu gạo ST25

ST25 là giống lúa thuộc dòng lúa thơm đặc sản Sóc Trăng ST do nhóm tác giả gồm kỹ sư Hồ Quang Cua, tiến sĩ Trần Tấn Phương, kỹ sư Nguyễn Thu Hương hợp tác lai tạo và cải tiến Đây là giống lúa đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng vùng đồng bằng sông Cửu Long vì kháng mặn tốt, khả năng phòng sâu bệnh cao So với các giống lúa thơm nổi tiếng của Thái hay Campuchia, ST25 còn có ưu thế về mùa vụ khi có thể canh tác 2-3 vụ/năm với năng suất và chất lượng ổn định Đồng thời, vì đặc tính thân cứng cáp, chống bệnh dịch tốt nên cũng rất phù hợp để trồng tại các vùng luân canh lúa tôm - mô hình trồng 1 vụ lúa, 1 mùa tôm/năm theo phương pháp hữu cơ hoặc cận hữu cơ [4]. Được nghiên cứu và cải tiến dựa trên các đặc tính phù hợp với địa hình canh tác trong nước nên gạo ST25 mang cũng các đặc điểm phù hợp với thị hiếu dùng gạo của phần lớn người Việt: hạt gạo dài, trắng và trong, khi vừa thu hoạch trải qua các công đoạn chế biến gạo thành phẩm đến khi nấu chín vẫn giữ được mùi thơm tự nhiên, cơm dẻo và ráo, để nguội vẫn mềm ngon [4].

Hình 3.1 2 Nhãn hiệu gạo ST25 Đặc sản Sóc Trăng

2.Lý do chọn đề tài.

Kim ngạch xuất khẩu gạo

Năm 2022, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu hơn 8.660 tấn gạo ST25 ra thị trường thế giới, tăng 66,5% so với năm 2021 [5]

Kim ngạch xuất khẩu gạo ST25 đạt 8,7 triệu USD, tăng 70,9% [5].

Như vậy chỉ trong vòng 3 năm (từ 2020 - 2022) xuất khẩu gạo ST25 đã tăng gấp 4 lần và là chủng loại ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của ngành gạo [5]

Năm 2022, trong khi giá nhiều loại gạo ghi nhận sự sụt giảm thì gạo ST25 vẫn tăng 3%

(26 USD/tấn) lên mức bình quân 1.000 USD/tấn và cao gấp đôi giá gạo thông thường [5]. Đối với gạo ST25, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2022 với hơn 4.600 tấn, trị giá 4,9 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 21,2% về giá trị so với năm 2021 [5].

Thị trường Mỹ chiếm đến 57% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo ST25 của Việt Nam, nhưng giảm đáng kể so với tỷ trọng 80% của năm 2021 Nguyên nhân là bởi các doanh nghiệp đã tích cực mở rộng xuất khẩu gạo ST25 sang nhiều thị trường khác [5].

Năm 2022, gạo ST25 còn được xuất khẩu nhiều sang Đức (1,3 triệu USD), Trung Quốc (818,6 triệu USD) [5].

Ngoài ra, “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” cũng đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Anh, Australia và được đưa vào thực đơn trong văn phòng Nội các của Nhật Bản trong năm vừa qua Tuy khối lượng xuất khẩu sang các thị trường còn khá khiêm tốn nhưng bước đầu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng [5].

Với thị trường Nhật Bản, việc gạo ST25 được đưa vào thực đơn của Văn phòng Nội các Nhật Bản đã đánh dấu những bước tiến mới của ST25 nói riêng và gạo Việt Nam nói chung tại thị trường khó tính này [5].

Bởi để đưa được gạo ST25 vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua hơn 600 tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe cùng với yêu cầu rất cao của người tiêu dùng Nhật Bản [5].

Thị trường xuất khẩu gạo

Philippines luôn dẫn đầu về thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam khi đạt 902,06 nghìn tấn, tương đương 401,27 triệu USD (ước tính giá 444,8 USD/tấn), tăng 10,8% về lượng, tăng 25,2% về kim ngạch và tăng 13,1% về giá so với 4 tháng đầu năm trước; chiếm 42,8% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước, chiếm 40,5% trong tổng kim ngạch [6].

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đứng thứ hai, tăng đến 131% về lượng và gần 172% về kim ngạch, 17,8% về giá so với cùng kì năm trước; đạt 273,5 nghìn tấn, tương đương 158,05 triệu USD, giá 577,8 USD/tấn, chiếm gần 13% trong tổng lượng và chiếm 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước [6].

Tiếp theo là thị trường Malaysia đạt 220,17 nghìn tấn, tương đương 90,72 triệu USD, giá

411 USD/tấn; chiếm gần 10,5% trong tổng lượng và chiếm 9,2% trong tổng kim ngạch [6].

Tuy nhiên, một số thị trường mặc dù lượng xuất khẩu ít nhưng so với cùng kì lại tăng rất mạnh như: Chile tăng 531% về lượng và 290% về kim ngạch, đạt 448 tấn, tương đương 0,21 triệu USD [6].

Indonesia tăng 113,2% về lượng và 172,4% về kim ngạch, đạt 25,9 nghìn tấn, tương đương 14,8 triệu USD Senegal tăng 103,6% về lượng và 107,8% về kim ngạch, đạt 1,2 nghìn tấn, tương đương 0,62 triệu USD [6].

Ngược lại, xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh ở các thị trường như Algeria giảm 97,3% về lượng và giảm 95,9% về kim ngạch, đạt 78 tấn, tương đương 0,05 triệu USD; Brunei giảm trên 94% cả về lượng và kim ngạch, đạt 171 tấn, tương đương 0,08 triệu USD [6].

Bảng 3.2 1 Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020

4 tháng đầu năm 2020 So với cùng kỳ năm 2019(%) Tỷ trọng (%) Lượng

Mức giá (USD/tấn) Lượng Trị giá Lượng Trị giá Tổng cộng 2.107.371 990.788.509 470 0,94 10,91 100 100 Philippines 902.061 401.269.683 445 10,75 25,2 42,81 40,5 Trung Quốc đại lục 273.529 158.045.197 578 130,86 171,88 12,98 15,95 Malaysia 220.712 90.716.389 411 5,37 10,84 10,47 9,16 Ghana 124.207 59.997.257 483 40,43 39,25 5,89 6,06

Bờ Biển Ngà 88.340 36.388.790 412 -40,04 -44,47 4,19 3,67 Singapore 33.097 17.791.258 538 23,24 20,65 1,57 1,8 Indonesia 25.925 14.746.125 569 113,23 172,4 1,23 1,49 Hong Kong 23.087 12.749.379 552 -55,09 -50,55 1,1 1,29 Mozambique 22.620 11.018.642 487 40,65 50,97 1,07 1,11

3.Sơ lược thông tin xuất khẩu về mặt hàng gạo.

Tình hình xuất khẩu gạo hiện nay của Việt Nam

3.1.1 Nhu cầu gạo xuất khẩu hiện nay

Sau lệnh cấm xuất gạo của Ấn Độ, UAE, Nga, là cơ hội cho Việt Nam khi giá và nhu cầu tăng đột biến, song theo chuyên gia cần đánh giá kỹ tác động đến chuỗi sản xuất, cung ứng trong nước [7].

Chỉ trong hơn một tuần, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Nga, lần lượt thông báo ngừng xuất gạo ra nước ngoài Điều này khiến giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đến ngày 31/7 tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 575 USD một tấn (dự báo giá có thể tăng lên 600 USD trong tháng 8) [7].

Cùng lúc, giá gạo bán lẻ trong nước cũng leo thang Ở các cửa hàng, giá gạo bán lẻ tăng 1.000-2.000 đồng một kg Trong khi đó, giá lúa tại miền Tây tăng 7-10% lên 7.000-9.000 đồng một kg (tùy khu vực) [7].

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết các đối tác nhập khẩu đang chủ động tìm đến doanh nghiệp Việt Nam hỏi mua gạo Họ tự trả giá cao hơn 20-40 USD một tấn so với thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu mặt hàng này [7].

Giáo sư Võ Tòng Xuân - nhà khoa học hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam, "cha đẻ" nhiều giống lúa ngon của vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long cũng cho hay thị trường Trung Quốc, Philipines, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile đều đang tranh mua gạo Việt với số lượng tăng 40% đến vài chục lần Do đó, năm nay sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể đạt 7,5 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái [7].

Trước diễn biến này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị về tăng cường xuất khẩu gạo trong tình hình mới [7].

Bài toán đảm bảo nguồn cung trong nước và xuất khẩu

Theo quan điểm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, El Nino - tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán trên thế giới - ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lúa gạo toàn cầu, trong khi đó tại Việt Nam, tình hình sản xuất gạo khá thuận lợi Nguồn cung trong nước được dự báo đạt 43 triệu tấn thóc năm nay và giá xuất khẩu gạo liên tục tăng cao, là thuận lợi lớn cho xuất khẩu [7].

Dẫu vậy, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Hậu Giang cho rằng năm nay, tác động của EL Nino, mưa lũ cũng đang khiến một số vùng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng Cụ thể, ảnh hưởng bão Talim mới đây gây mưa lớn ở miền Tây nhiều ngày khiến 3.000 ha lúa hè thu trổ chín bị đổ ngã, không thể thu hoạch Do đó, ông cho rằng nguồn cung sẽ giảm, giá lúa gạo có thể tăng đột biến Trong khi đó, doanh nghiệp thiếu nguồn vốn để trữ hàng đầy kho nên khó có các đơn hàng lớn [7].

Theo ông và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khác, lượng đơn đặt hàng mới tìm đến Việt Nam đang tăng 20-30% so với tháng trước đó Tuy nhiên, họ chưa dám ký mới vì đang lo trả các đơn hàng cũ [7]. Ông Đinh Ngọc Tâm – Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Cỏ May cũng lo ngại rằng trong cơ hội mới, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro nếu không có sẵn vùng nguyên liệu, còn người tiêu dùng phải chịu chi tiêu đắt đỏ [7]. Ông Tâm dẫn chứng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đa phần có hợp đồng cũ ở mức thấp, khi giá lúa leo thang làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp Họ có thể phải bù lỗ cho lô hàng xuất khẩu Do đó, chỉ những doanh nghiệp ký hợp đồng mới, sẵn gạo trong kho mới được hưởng lợi sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ cũng như Nga, UAE [7].

Theo sát các doanh nghiệp những ngày qua, ông Đỗ Hà Nam - Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhìn nhận cơ hội cho gạo Việt tăng giá là có nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro Ông Nam cho rằng nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng kéo dài một năm trước đó đang phải tập trung để trả đủ hợp đồng Tương lai, giá gạo sẽ tăng cao nhưng lượng gạo từ Việt Nam không nhiều đến mức có thể đáp ứng được mọi yêu cầu Đối với hàng xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khắt khe của bên mua Hàng đi châu Âu và Mỹ ngoài đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm phải đạt chất lượng cao và không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật [7].

"Hiệp hội giữ nguyên quan điểm Việt Nam chỉ nên xuất tối đa 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay", ông Nam nói [7].

Lý giải quan điểm này, ông Nam cho hay năm 2018-2021, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ 6,1-6,3 triệu tấn một năm Năm 2022, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 7 triệu tấn nhưng phải nhập thêm nguồn nước ngoài (gạo từ Ấn Độ 72% và Campuchia 28%) để bù đắp Giờ nếu tăng kế hoạch xuất khẩu, nguồn nhập từ Ấn Độ bị hụt vì quốc gia này cấm xuất, còn nguồn bù đắp từ Campuchia sẽ không đủ Trong khi đó, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu khiến một số nơi thu hoạch lúa bị đổ gãy [7].

Ngoài ra, theo ông giá gạo trong nước đang tốt và cao hơn giá xuất khẩu nên nhiều doanh nghiệp chủ động phát triển mạnh thị trường nội địa Ông Nam dẫn chứng, giá gạo thơm đang bán thị trường nội địa 14.000-16.000 đồng một kg, tương đương 650 USD một tấn, còn giá xuất khẩu chỉ 630 USD, thấp hơn trong nước 20 USD Do đó, các doanh nghiệp đang ưu tiên bán trong nước vì có lợi hơn [7]

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Nguyễn Như Cường cũng cho biết, 7 tháng đầu năm thu hoạch vụ mùa của Việt Nam thuận lợi nhưng tháng 8,9 xảy ra mưa bão có thể ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch [7].

Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm nay Việt Nam gieo trồng 7,1 triệu ha, sản lượng dự kiến trên 43 triệu tấn thóc (khoảng hơn 21 triệu tấn gạo) Trong đó, thóc phân bổ nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 30 triệu tấn (khoảng 15 triệu tấn gạo), còn xuất khẩu 13 triệu tấn (6,5-7 triệu tấn gạo) [7].

Hàng năm, ông cho biết Việt Nam luôn tính toán dư cho tiêu dùng nội địa và dự trữ

"Chúng tôi luôn phân bổ cho nhu cầu trong nước tới 70% sản lượng lúa thu hoạch", ông Cường nói [7].

Cũng theo ông, an ninh lượng thực là vấn đề tối thượng của quốc gia Nhà chức trách đã dự trù các phương án điều chỉnh khi có biến động thất thường [7].

Thông tin xuất khẩu gạo ST25

Hiện nay, mặc dù gạo ST25 mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 0,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng với chất lượng và thương hiệu đã được công nhận, đây sẽ là sản phẩm chủ lực để hạt gạo Việt thâm nhập vào phân khúc thị trường cao cấp trên thế giới [9].

Dù mới được đưa vào xuất khẩu trong vài năm trở lại đây nhưng gạo ST25 của Việt Nam đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, Canada [9].

Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất với 3.370 tấn trong 5 tháng, tăng 36,1% so với cùng kỳ và chiếm hơn 70% tỷ trọng Những năm gần đây nhu cầu đối với gạo đặc sản tại Mỹ ở mức cao do dân số người Mỹ gốc châu Á đang tăng nhanh [9].

Hình 3.3 1 Biểu đồ xuất khẩu gạo ST25 sang các thị trường khó tính. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo ST25 sang Đức tăng tới 45 lần so với cùng kỳ, đạt 875 tấn Qua đó đưa thị trường này lên vị trí thứ hai về tiêu thụ gạo ST25 của Việt Nam với tỷ trọng chiếm 19% [9].

Tương tự, xuất khẩu gạo ST25 tới Australia tăng 10 lần, đạt 187 tấn; sang Canada tăng gấp 3 lần, lên mức 64 tấn… Bên cạnh đó, một số thị trường mới mà gạo ST25 đã đặt chân đến như: Nhật Bản (100 tấn), Singapore (28 tấn) [9].

Việc xuất khẩu gạo ST25 sang thị trường Nhật Bản là một minh chứng cho thấy Việt Nam không chỉ xuất khẩu gạo nhiều mà còn xuất khẩu gạo ngon, đáp ứng được các tiêu chuẩn rất cao của thị trường Nhật Bản Để đưa được gạo ST25 vào thị trường Nhật Bản, chúng ta phải vượt qua hơn 600 tiêu chuẩn kỹ thuật 600 tiêu chuẩn kỹ thuật là một yêu cầu rất khắt khe, cộng vào đó là sự khó tính của người tiêu dùng Nhật Bản [9].

4.Quy trình xuất khẩu gạo

Hình 3.4 I Quy trình xuất khẩu gạo.

Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Bước 1: Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định nêu trên [10].

Bước 2: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra [10].

Bước 3: Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân [10].

Hình 3.4 1 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo

Văn bản đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo với hiệp hội lương thực Việt Nam [10].

Hợp đồng xuất khẩu gạo đóng đầy đủ giáp lai (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) [10].

Báo cáo tồn kho, có sản lượng gạo ít nhất 50% lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu đăng ký [10].

Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo do Bộ công thương cấp (bản sao) [10].

Thủ tục hải quan xuất khẩu gạo

Sau khi làm xong 2 bước trên mới có đủ điều kiện làm thủ tục hải quan xuất khẩu gạo Thủ tục hải quan khi xuất khẩu gạo như hàng thông thường nhưng các nước nhập khẩu thường yêu cầu bên xuất khẩu có thêm kiểm dịch thực vật, phân tích thành phần (đặc biệt là độ ẩm), chứng nhận chất lượng, giấy hun trùng hay chứng nhận xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế [10].

5.Quy định về xuất khẩu gạo.

Chính sách và Quy định liên quan đến xuất khẩu

Khuyến khích xuất khẩu những năm 70-80 của thế kỷ trước được Bộ Ngoại thương quan tâm Theo đề nghị của Bộ trưởng Ngoại thương, ngày 21/6/1979 Chính phủ ban hành Nghị định 227-CP; tiếp đến ngày 7/02/1980 ban hàng tiếp Nghị định 40-CP [11].

Cả hai Nghị định này đưa ra hàng loạt chính sách mang tính “khép kín”, từ đầu tư dây chuyền thiết bị chế biến hàng xuất khẩu, khai thác nguồn hàng xuất khẩu, đến cung ứng nguyên liệu, vật tư cần thiết, cho vay ngoại tệ, lập danh mục các loại nông sản, lâm sản thuộc diện Nhà nước khuyến khích xuất khẩu, có chính sách ưu đãi về giá trong thu mua hàng xuất khẩu, chế độ thuế và trợ cấp đối với sản phẩm xuất khẩu, thưởng khuyến khích sản xuất và giao hàng xuất khẩu [11].

Trong đó có 4 chính sách được cho là tạo động lực khuyến khích xuất khẩu của kế hoạch

- Thứ nhất, Nhà nước phân phối cho Bộ Ngoại thương số vật tư cần thiết để lập một quỹ hàng hóa đặc biệt gọi là Quỹ hàng hóa khuyến khích hàng xuất khẩu Ngoài ra, Bộ Ngoại thương cũng được Nhà nước phân phối ngoại tệ để nhập các vật tư cần thiết nhằm bổ sung quỹ hàng hóa khuyến khích xuất khẩu Quỹ này bán vật tư với giá ưu đãi cho các hợp tác xã và hộ sản xuất hàng xuất khẩu.Các hợp tác xã, các tập đoàn sản xuất hoặc hộ nông dân riêng lẻ ở những vùng nông nghiệp không chuyên canh và những vùng khai thác lâm sản phân tán không thuộc diện được hưởng chế độ cung ứng lương thực và vật tư, nếu có sản phẩm nông sản, lâm sản xuất khẩu bán cho Nhà nước thì được Bộ Ngoại thương cùng với các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có sản phẩm xuất khẩu nghiên cứu và đề xuất Hội đồng Chính phủ bán lại một số lương thực, tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng trị giá từ 5% đến 20% giá trị tính bằng ngoại tệ của sản phẩm xuất khẩu đã bán cho Nhà nước [11].

- Thứ hai, thưởng khuyến khích sản xuất và giao hàng xuất khẩu, gồm 2 loại, thưởng bằng tiền Việt Nam nhằm tăng thêm cho 3 quỹ mà xí nghiệp được trích lập, và thưởng bằng quyền sử dụng ngoại tệ để nhập những tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng thật cần thiết.Hàng năm, Bộ Ngoại thương căn cứ vào yêu cầu của thị trường thế giới và điều kiện sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, quyết định tỷ lệ thưởng có thể cho từng loại mặt hàng xuất khẩu thực hiện đạt mức hoặc vượt mức kế hoạch.Mức thưởng bằng tiền Việt Nam đối với sản phẩm chưa qua chế biến hoặc sản phẩm làm bằng nguyên liệu trong nước, đơn vị sản xuất thực hiện đầy đủ hợp đồng giao hàng theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, được thưởng từ 2% đến 3% giá trị của hợp đồng; đơn vị thực hiện vượt mức hợp đồng và chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, được thưởng từ 3% đến 5% trị giá hàng giao vượt mức [11].

- Thứ ba, Nhà nước chính thức thừa nhận một phần quyền xuất nhập khẩu của địa phương mà trước đó bị coi là bất hợp pháp Trong đó, hàng xuất khẩu do Nhà nước giao chỉ tiêu gồm những hàng do các xí nghiệp quốc doanh trung ương sản xuất và cung cấp cho xuất khẩu, những hàng mà Nhà nước giao chỉ tiêu thu mua và xuất khẩu, những mặt hàng tập trung và những hàng mà Nhà nước đã cam kết với nước ngoài, theo các hiệp định về hợp tác sản xuất hoặc hợp tác kinh tế; hàng xuất khẩu của địa phương gồm những loại hàng mà Nhà nước không giao chỉ tiêu, do địa phương tận dụng các tiềm lực kinh tế của mình để phát triển sản xuất nhằm tăng nguồn hàng xuất khẩu và những mặt hàng vượt mức chỉ tiêu giao nộp sản phẩm cho Nhà nước.Đối với những địa phương có điều kiện địa lý thuận lợi để kinh doanh xuất khẩu (các thành phố, cảng quốc tế) và có cán bộ biết kinh doanh xuất khẩu, thì Bộ Ngoại thương thừa nhận cho trực tiếp giao dịch và ký hợp đồng với các công ty nước ngoài, Bộ Ngoại thương chỉ quản lý, chỉ đạo về chính sách, nghiệp vụ.Đối với những địa phương không có điều kiện trực tiếp giao dịch và ký hợp đồng với nước ngoài thì có thể áp dụng phương thức gửi công ty chuyên doanh thuộc Bộ Ngoại thương xuất khẩu giúp (ủy thác xuất khẩu) hoặc phương thức bán cho các công ty chuyên doanh để xuất khẩu [11].

- Thứ tư, lần đầu tiên Ngân hàng ngoại thương được phép thành lập quỹ ngoại tệ đặc biệt để cho vay nhằm phát triển sản xuất hàng xuất khẩu gọi tắt là quỹ ngoại tệ xuất khẩu Nguồn vốn của quỹ ngoại tệ xuất khẩu gồm vốn tự có của ngân hàng; vốn ngân hàng vay nước ngoài; ngoại tệ của Nhà nước bổ sung cho quỹ (bằngkhoản trích 5% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường tư bản chủ nghĩa); và, lãi ngân hàng thu được từ việc cho vay phục vụ xuất khẩu.Đối với các mặt hàng được ghi vào kế hoạch xuất khẩu sang thị trường tư bản chủ nghĩa, Nhà nước bảo đảm cung ứng nguyên liệu và vật tư; trong trường hợp Nhà nước thiếu ngoại tệ để nhập khẩu, các đơn vị sản xuất hoặc tổ chức ngoại thương kinh doanh sản xuất được vay của quỹ ngoại tệ xuất khẩu để nhập những nguyên liệu, vật tư cần thiết cho sản xuất [11]

Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị [12].

Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ gồm: 01 bản chính Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; 01 bản chụp Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất, nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác; 01 bản chụp quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có); 01 bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa [12].

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ nêu trên đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan [12].

Tổng cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP [12].

Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có), chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và xử lý như sau [12].

- Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì chấp nhận xuất xứ hàng hóa [12].

-Trường hợp Chi cục Hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC [12].

- Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau: Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định [12].

- Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu: Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có); Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư; quy trình sản xuất [12].

- Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định [12].

- Thông tư số 33/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2023 [12].

Điều kiện và yêu cầu để được xuất khẩu gạo

-Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuõ êt quốc gia về kho chứa thúc, gạo do cơ quan cú thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật [13].

-Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuõ êt quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xỏt, chế biến thúc, gạo do cơ quan cú thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật [13].

-Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm [13].

-Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng mình việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình được thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận [13].

Hồ sơ và thủ tục xin chứng nhận xuất khẩu gạo

6.1 Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo Đơn đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ( 1 bản chính) [13].

Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư: 1 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân [13].

Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay xác, chế biến thóc, gạo( đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 1 bản sao, có xác nhận và đóng dấu bản sao y bản chinh của thương nhân [13].

6.2 Thủ tục xin chứng nhận xuất khẩu

Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương [13].

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu [13].

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Bộ Công thương xem xét, cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 2 quy định tại phụ lục kèm theo quy định số

- Trường hợp không đồng ý cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do [13].

Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo [13].

7.Mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo

7.1 Mã HS mặt hàng gạo

-Mã HS của gạo xuất khẩu thuộc Chương 10 - Ngũ cốc, nhóm 1006 Cụ thể dưới đây là mã HS chi tiết của từng loại gạo doanh nghiệp có thể tham khảo: 1006 Lúa gạo [14].

Bảng 3.7 1 Mã HS mặt hàng gạo.

Mã HS Mô tả hàng hóa

10061010 - - Phù hợp để gieo trồng

100630 - Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ

7.2 Các loại thuế khi xuất khẩu mặt hàng gạo

Theo quy định, đối với việc áp dụng thuế trong quá trình xk, cả hai khoản thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế xuất khẩu, đều được miễn hoàn toàn Chi tiết như sau [14].

- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Theo quy định hiện tại về hoạt động xuất khau, thuế VAT áp dụng cho các mặt hàng được xuat khau, trong đó bao gồm cả gạo, sẽ là 0%. Điều này đồng nghĩa rằng, không có khoản thuế VAT nào được tính vào giá trị xuất khẩu của gạo [14].

- Thuế xuất khẩu: Hiện nay, thuế xuất khẩu đối với gạo là 0%, có nghĩa là không có khoản thuế nào được áp dụng đối với việc xuất khẩu gạo [14].

Như vậy, việc miễn thuế cả VAT và thuế xuất khẩu cho gạo xuat khẩu giúp tăng cường sự hấp dẫn của ngành công nghiệp này, đồng thời giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu một cách hiệu quả [14].

8.Hồ sơ thủ tục xuất khẩu gạo

Bộ hồ sơ hải quan để làm thủ tục xuất khẩu gạo gồm có những giấy tờ và những chứng từ sau:

- Tờ khai hải quan xuất khẩu [13].

Hình 3.8 1 Tờ khai hải quan xuất khẩu

- Hợp đồng thương mại ( Commercial contract) [13].

Hình 3.8 2 Hợp đồng thương mại

- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) [13].

Hình 3.8 3 Hoá đơn thương mại

- Packing List (Phiếu đóng gói) [13].

- Giấy phép xuất khẩu gạo [13].

Hình 3.8 5 Giấy phép xuất khẩu gạo

Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu: -Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O) [13].

Hình 3.8 6 Giấy chứng nhận xuất xứ.

-Certificate of Quality (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) (CFS) [13].

Hình 3.8 7 Giấy chứng nhận lưu hành tự do

- Certificate of Health (Giấy chứng nhận y tế) (H/C) [13].

Hình 3.8 8 Giấy chứng nhận y tế

- Phytosanitary Certificate (Chứng từ kiểm dịch thực vật ) [13].

Hình 3.8 9 chứng từ kiểm dịch thực vật

- Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hun trùng ) [13].

Hình 3.8 10 Giấy chứng nhận hun trùng

- Các chứng từ liên quan khác [13].

9.Kiểm dịch thực vật khi làm thủ tục xuất khẩu

Kiểm dịch thực vật là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo gạo xuat khẩu không có sâu bệnh hay nhiễm khuẩn có hại Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng gạo bao gồm [13].

-Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Theo mẫu của cơ quan kiểm dịch được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT) [13].

- Hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa nếu có [13].

- Giấy ủy quyền của chủ hàng (Trong trường hợp bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền) [13].

- Mẫu gạo của lô hàng cần kiểm dịch [13].

Dán nhãn hàng hóa khi xuất khẩu gạo ( Shipping mark)

Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau [14].

- Tên hàng bằng tiếng Anh [14].

- Tên đơn vị nhập khẩu [14].

- Số thứ tự kiện/tổng số kiện [14].

- Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark [14].

- Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v [14].

Hình 3.9 1 Dán nhãn hàng hoá khi xuất khẩu gạo.

KẾT LUẬN

Sự kỳ vọng này dựa vào việc giá gạo tăng do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo [15].

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đầu năm 2023 được nhận định sẽ thuận lợi.Giá gạo trong ngắn hạn vẫn duy trì ở mức cao do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu thu mua lương thực tăng lên.

Gạo Việt có nhiều lợi thế về chất lượng và giá ở thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc.Chi phí đầu vào sản xuất lúa gạo dự kiến hạ nhiệt trong năm 2023, do động thái từ châu Âu và nguồn cung phân bón thế giới gia tăng.

Giả định việc Ấn Độ hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ gây áp lực cạnh tranh cho gạo của Việt Nam và giảm giá xuất khẩu [15].

Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) phân tích năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa cao do chủ yếu cạnh tranh với các đối thủ về giá bán, phần lớn chưa đảm bảo được yêu cầu về quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng để xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Nhật… Điều này khiến mức tăng giá kỳ vọng có thể thấp hơn mức tăng giá xuất khẩu trung bình thế giới [15].

Vấn đề chi phí đầu vào, logistics của Việt Nam cao hơn các đối thủ, trình độ chuyên môn hoá và năng lực sản xuất còn hạn chế, diện tích canh tác manh mún [15].

HOẠCH THỰC HIỆN

2.2 Tổng quan về ngành Logistics

2.3 Tổng quan về mặt hàng gạo

2.3.1 Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

2.3.2 Lý do chọn đề tài

2.3.4 Quy trình về xuất khẩu gạo

2.3.5 Quy định về xuất khẩu gạo

2.3.8 Hồ sơ, thủ tục xuất khẩu gạo

2.4.1 Ưu điểm của xuất khẩu gạo

2.4.2 Nhược điểm của xuất khẩu gạo

3.2 Soạn nội dung thuyết trình

Nguyễn Thảo Như Nguyễn Thị Thanh Nhã Võ Thuỳ Hương Nguyễn

2.2.2 Vai trò của Logistics trong chuỗi cung ứng

2.2.3 Hoạt động của Logistics trong chuỗi cung ứng

2.3.3 Sơ lược thông tin xuất khẩu về mặt hàng gạo

2.3.6 Hồ sơ và thủ tục xin chứng nhận xuất khẩu gạo

2.3.7 Mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo

2.3.9 Kiểm dịch thực vật khi làm thủ tục xuất khẩu

2.3.10 Dãn nhãn hàng hoá khi xuất khẩu

LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thuỷ Tiên đã hỗ trợ chúng em để hoàn thành bài báo cáo giới thiệu về ngành

“logistics và quản lí chuỗi cung ứng.Trong quá trình hoàn thành báo cáo, cô đã tận tình hướng dẫn, trao đổi những kiến thức xoay quanh đề tài Bên cạnh đó,cô luôn tạo ra bầu không khí thoải mái nhất cho sinh viên và nhiệt tình chỉ dạy để giảm áp lực và căng thẳng cho sinh viên.

[1] H M Toàn, "masimex," 8 12 2020 [Online] Available: https://masimex.vn/chia-se-kien- thuc/logistics-va-xuat-nhap-khau-khac-nhau-nhu-the-nao.html#ftoc-heading-2 [Accessed

[2] P I O MANAGEMENT, "Pace," 2023 [Online] Available: https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chuoi-cung-ung-la-gi#:~:text=Chuỗi%20cung

%20ứng%20có%20vai,người%20tiêu%20dùng%20cuối%20cùng [Accessed 2 1 2024].

[3] S Industrial, "Savills Industrial Property," 20 12 21 [Online]

[4] Long, "Báo Thanh Niên," 20 4 2021 [Online] Available: https://thanhnien.vn/hanh-trinh- hon-20-nam-gao-st25-1851058916.htm# [Accessed 29 12 2023].

[5] H Đăng, "Người quan sát," 14 2 2023 [Online] Available: https://nguoiquansat.vn/xuat- khau-gao-dac-san-st24-st25-tang-gap-4-lan-sau-3-nam-73418.html [Accessed 4 1 2024].

[6] N Phùng, "Vietnambiz," 18 5 2020 [Online] Available: https://vietnambiz.vn/top-10- nuoc-nhap-khau-gao-viet-nam-nhieu-nhat-4-thang-dau-nam-2020-

[7] T H.-N Hà, "Báo điện tử Vnexpress," 2 8 2023 [Online] Available: https://vnexpress.net/viet-nam-dam-bao-cung-cau-gao-the-nao-truoc-nhu-cau-xuat-khau- tang-dot-bien-4634634.html [Accessed 2 1 2024].

[8] S Hàn, "Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp," 25 7 2023 [Online] Available: https://diendandoanhnghiep.vn/trien-vong-cho-nganh-gao-248004.html [Accessed 3 1 2024].

[9] H Hiệp, "Trang thông tin điện tử tổng hợp Vietnambiz," 8 7 2022 [Online] Available: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-gao-st25-tang-theo-cap-so-nhan-gia-len-den-hon-1000- usdtan-20227618016938.htm [Accessed 3 1 2024].

[10] FunnyFood, "Công ty cổ phần Funny Group," 6 12 2019 [Online] [Accessed 3 1 2024].

[11] M Đ Đức, "Tạp chí Công thương," 27 9 2023 [Online] Available: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/4-chinh-sach-tao-dong-luc-khuyen-khich-xuat-khau- 111426.htm [Accessed 3 1 2024].

[12] K Linh, "Báo Điện tử Chính phủ," 19 6 2023 [Online] Available: https://baochinhphu.vn/quy-dinh-moi-ve-xac-dinh-xuat-xu-hang-hoa-xuat-nhap-khau-

Ngày đăng: 21/11/2024, 21:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w