Thông qua việc chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, việc tổchức, hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước được thực hiện có hiệu quả, nâng caochất lượng phục vụ nhân dân
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2MỤC LỤ
C
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 2
1.1 Khái niệm, đặc điểm thủ tục hành chính 2
1.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính 2
1.1.2 Đặc điểm của thủ tục hành chính 3
1.2 Khái quát về cải cách thủ tục hành chính 4
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 6
2.1 Thực tiễn cải cách thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm 6
2.1.1 Chủ trương, đường lối, định hướng cải cách thủ tục hành chính của UBND quận Bắc Từ Liêm 6
2.1.2 Kết quả đạt được trong công tác cải cách thủ tục hành chính 7
2.1.3 Đánh giá chung về những kết quả đạt được 12
2.2 Những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính của Uỷ ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm 13
Trang 32.3 Nguyên nhân của những bất cấp và đề xuất kiến nghị nâng cao chất lượng thực hiện công tác cải cách hành chính tại ủy ban nhân quân quận Bắc Từ Liêm
14
2.3.1 Nguyên nhân của những bất cập 14
2.3.2 Một số kiến nghị nâng cao chất lượng thực hiện công tác cải cách hành chính tại ủy ban nhân quân quận Bắc Từ Liêm 15
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
PHỤ LỤC 20
Trang 4Xác nhận của Cán bộ
hướng dẫn thực tập
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do tôi thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.
Tác giả báo cáo thực tập
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTHC : Thủ tục hành chính
UBND : Uỷ ban nhân dân
Trang 6MỞ ĐẦU
Phát triển và hội nhập toàn cầu là xu thế tất yếu của đất nước ra Trong tiếntrình phát triển và hội nhập vào thế giới và khu vực, nhiều vấn đề mang tầm chiến lượcđang đặt ra Chúng vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với đất nước trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, Trong rất nhiều vấn đề cầnphải giải quyết, đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao hiệu lực quản lý nhànước về kinh tế xã hội đang là vấn đề cấp thiết nhất Nền hành chính có chức năngthực thi quyền lực hành pháp, tổ chức thi hành pháp luật và quản lý, điều hành mọihoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm chuyển hoá chủ trương, đường lốicủa lực lượng cầm quyền thành hiện thực, bảo đảm cho các chủ thể quan hệ pháp luậtthực hiện đúng đắn luật pháp Vì vậy, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện côngcuộc cải cách nền hành chính nhà nước với rất nhiều nội dung quan trọng mà cải cáchTTHC là bước đột phá
Thông qua việc chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, việc tổchức, hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước được thực hiện có hiệu quả, nâng caochất lượng phục vụ nhân dân, có thủ tục hành chính đã được giải quyết theo đúng quyđịnh pháp luật, giảm thiểu tối đa thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệpkhi đến làm việc các cơ quan có thẩm quyền Tuy nhiên, bên cạnh những kế quả đạtđược, vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng, triển khai thựchiện công tác cải cách thủ tục hành chính Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu rõ hơn vềcác quy định pháp luật và thực tiễn cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tụchành chính nói riêng tại Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, sinh
viên lựa chọn đề bài: “Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại cơ quan/đơn vị thực
tập” làm đề tài cho báo cáo thực tập chuyên môn.
Trang 7CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1 Khái niệm, đặc điểm thủ tục hành chính
1.1.1 Khái niệm thủ tục hành chính
Theo từ điển Tiếng Việt, thủ tục là “cách thức tiến hành một công việc với nội
dung, trình tự nhất định, theo quy định của nhà nước”1 Như vậy, hoạt động quản lýnhà nước đều được tiến hành theo những thủ tục nhất định Mỗi hoạt động quản lí nhànước bao gồm nhiều hoạt động diễn ra theo trình tự nhất định mà mỗi hoạt động cụ thểtrong đó có thể được thực hiện bởi những chủ thể khác nhau, ở những thời điểm khácnhau, với nội dung và nhằm mục đích khác nhau Kết quả của hoạt động quản lí phụthuộc vào nhiều yếu tố trong đó phụ thuộc một phần đáng kể vào số lượng, thứ tự cáchoạt động cụ thể, mục đích, nội dung, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trongmột chuỗi hoạt động thống nhất Như vậy, điều này phụ thuộc chủ yếu và thủ tục tiếnhành các hoạt động quản lí, nó đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành bộ máynhà nước cũng như bảo đảm quyền và lợi ích của người dân Bản thân thủ tục không
có mục đích tự thân, thủ tục chỉ thể hiện các thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản
lí Nói cách khác, các hoạt động quản lí khác nhau cần có các thủ tục khác nhau để tiếnhành
Do tính chất đa dạng của hoạt động quản lí hành chính nhà nước nên không thể
có thủ tục hành chính duy nhất mà có rất nhiều thủ tục hành chính khác nhau tươngứng với từng lĩnh vực, hoạt động quản lí cụ thể Tùy từng trường hợp mà thủ tục hànhchính được dùng để tổ chức, điều hành các hoạt động mang tính nội bộ bộ máy nhànước hay để trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích của các
cá nhân, tổ chức trong xã hội nên thủ tục hành chinh không chỉ định ra cho các cơquan, cán bộ, công chức nhà nước thực hiện nhiệm vụ trong quá trình giải quyết côngviệc thuộc thẩm quyền mà còn chỉ ra cho các cá nhân, tổ chức có liên quan các quyền,nghĩa vụ và cách thực hiện những quyền và nghĩa vụ đó trong mối quan hệ với cơquan, cán bộ, công chức nhà nước Vì vậy, thủ tục hành chính hợp lí sẽ tạo nên sự hàihòa, thống nhất trong bộ máy nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các cánhân, tổ chức, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, góp phần thúc đẩy xã hội pháttriển Thủ tục hành chính bất hợp lí là mảnh đất tốt cho tệ nạn tham nhũng, cửa quyền,làm giảm long tin của nhân dân vào chính quyền Do vai trò quan trọng của thủ tụchành chính như vậy nên số lượng quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chínhchiếm tỉ trọng khá lớn trong quy phạm pháp luật hành chính nhằm tránh tình trạng cácchủ thể không thực hiện theo đúng thủ tục quy định, loại bỏ một số hoạt động quantrọng hay thực hiện những hoạt động không cần thiết2
Dưới góc độ pháp luật, thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ
sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải
1 Nguyễn Như Ý (1995), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân,
tr.149-152.
Trang 8quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức 3 Thủ tục hành chính do các
cơ quan Nhà nước ban hành để thực thi Hiến pháp, pháp luật cũng như thực hiện cácchức năng quản lý của nền hành chính nhà nước, đồng thời các cơ quan hành chính cótrách nhiệm thực thi các thủ tục đó để đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh trong xãhội khi thực thi pháp luật Nhờ TTHC, các cơ quan hành chính, các cơ quan nhà nướcnói chung đưa pháp luật vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong phạm vi, thẩmquyền của mình Do đó, thủ tục hành chính vừa là công cụ thực hiện chức năng quản
lý hành chính nhà nước vừa là phương tiện để công dân, các tổ chức thực hiện quyền
và nghĩa vụ đối với nhà nước Để thủ tục hành chính trở thành công cụ đắc lực cho cơquan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nước, chính những thủ tục
đó cần phải được kiểm soát chặt chẽ từ khi ban hành, tổ chức thực hiện Tóm lại,TTHC là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước, theo đó,
cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, các nhân, tổ chức thực hiện quyền,nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các công việc của quản
lí hành chính nhà nước
1.1.2 Đặc điểm của thủ tục hành chính
Mặc dù, có nhiều thủ tục hành chính khác nhau nhưng do tính thống nhất củaquản lí hành chính nhà nước nên các thủ tục hành chính có một số đặc điểm chungsau4:
Thứ nhất, thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước và được thực hiện bởi các chủ thể quản lí hành chính nhà nước
Quản lí hành chính nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổchức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền, trong đó quan trọng nhất phải kể đếncác cơ quan hành chính, các cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan này Vì cơ quanhành chính có chức năng quản lí hành chính nhà nước nên các chủ thể trong hệ thống
cơ quan đó không chỉ thực hiện phần lớn các thủ tục hành chính mà còn thực hiệnnhững thủ tục liên quan đến các hoạt động quản lí hành chính quan trọng nhất Ngoài
ra, các cơ quan nhà nước khác cũng tiến hành các thủ tục hành chính khi thực hiệnhoạt động quản lí hành chính nhà nước như khi các cơ quan đó xây dựng, củng cố chế
độ công tác nội bộ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính khi tiếnhành các hoạt động quản lí hành chính được Nhà nước trao quyền trong những trườnghợp cụ thể do pháp luật quy định
Thứ hai, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định
Quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủtục Quy phạm nội dung trực tiếp quy định những quyền và nghĩa vụ của các chủ thểquản lí và đối tượng quản lí hành chính nhà nước; quy phạm thủ tục quy định cáchthức thực hiện quy phạm nội dung (bao gồm quy phạm nội dung luật hành chính và
3 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP.
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân,
Trang 9tr.153-một số quy phạm nội dung của các ngành luật khác có liên quan) Sở dĩ thủ tục hànhchính phải được quy phạm pháp luật hành chính quy định bởi một số lí do:
- Các quan hệ thủ tục hành chính là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính
- Thủ tục hành chính do nhiều chủ thể tiến hành, muốn tạo ra sự thống nhấttrong hoạt động quản lí tất yếu phải được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật
có giá trị bắt buộc thi hành
- Thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền của chủthể quản lí nên tránh sư làm quyền, lộng quyền hay không thực hiện đầy đủ thẩmquyền
- Nhiều thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc liên quan đếnquyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức Nếu không được pháp luật quy định đầy
đủ và chặt chẽ thì sẽ khó khăn trong việc ngăn ngừa khả năng xâm hại quyền và lợi íchhợp pháp chính đáng của họ
Thứ ba, thủ tục hành chính có tình mềm dẻo, linh hoạt
Hoạt động quản lí hành chính nhà nước vốn phong phú, đa dạng Nội dung vàcác thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khácnhau như thẩm quyề, năng lực của chủ thể quản lí, đặc điểm của đối tượng quản lí,điều kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lí…Mỗi yếu tố dó lại chịu sự tác độngđan xen phức tạp của các yếu tổ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khiến cho hoạt độngquản lí hành chính trở nên hết sức sống động Thủ tục hành chính với tính chất là cáchthức tổ chức thực hiện các hoạt động quả lí đương nhiên phải linh hoạt mới có thể tạonên quy trình hợp lí cho từng hoạt động quản lí cụ thể Do vậy, không thể có một thủtục hành chính duy nhất cho toàn bộ hoạt động quản lí hành chính nhà nước mà có rấtnhiều thủ tục hành chính Thậm chí, để giải quyết một loại công việc nhất định cũng
có thể cần các thủ tục hành chính khác nhau Khác với các quy phạm pháp luật dân sựhay hình sự, các quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, nhucầu bãi bỏ thủ tục hành chính cũ, đưa ra thủ tục mới, thay đổi các thủ tục đã có đặt rakhá thường xuyên đảm bảo thích ứng với sự biến đổi linh hoạt của hoạt động quản lí.Khi xây dựng thủ tục hành chính, nếu nhận thức đúng đắn về đặc điểm này sẽ tạo ra sựlinh hoạt, mềm dẻo cho hoạt động quản lú, nếu phủ nhận đặc điểm này có thể làm xơcứng hoạt động quản lí, kìm hãm quá trình phát triển xã hội Sự cường điệu tính linhhoạt của thủ tục hành chính cũng có thể dẫn đến việc đặt ra quá nhiều thủ tục một cáchkhông cần thiết hoặc thay đổi thủ tục một cách tùy tiện, làm cho hoạt độg quản lí thiếu
ổn định
1.2 Khái quát về cải cách thủ tục hành chính
Theo cách hiểu khái quát nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ thống,chuẩn và kế hoạch rõ ràng, có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốthơn Sử thay đổi đó phải hợp lí, phù hợp, gắn liền với tình hình thực tiễn
Theo nghĩa rộng thực chất của cải cách hành chính là cải cách bộ máy hànhchính Nhà nước, chức văng và phương thức quản lý của nền hành chính, chế độ công
Trang 10vụ phân chia quyền lực hành pháp giữa trung ương và địa phương, những nguyên tắcchính trọng yếu, và phương thức hoạt động của nền hành chính phục vụ tốt nhất đờisống nhân dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Theo nghĩa hẹp cải cáchhành chính là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính,cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phươngthức hành chính mới trong lĩnh vực quẩn lý của bộ máy hành chính Nhà nước5.
Thủ tục hành chính đóng vai trò thiết yếu đối với quản lý hành chính nhà nước,
là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết công việc của dân vàcác tổ chức theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Cảicách hành chính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ “quá trình cải biến có kế hoạch cụthể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước(như thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, côngchức…) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hànhchính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại Những hạn chế của thủ tục hành chính đã gâynhiều trở ngại cho hoạt động quản lí, hạn chế việc thực hiện các quyền cá nhân, tổchức, tạo ra nền hành chính quan liêu, trì trệ, tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đẩytrách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp, các cán bộ, công chức còn khá phổ biến Nhiềuthủ tục không hợp lí bị lợi dụng để tham nhũng, sách nhiều dân dân Đặc biệt, thủ tụchành chính đag là trở lại lớn cho các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, giảm khảnăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Cải cách thủ tục hành chính là một quá trình nhằm khắc phục những hạn chếcủa hệ thống thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh bạch hóa, công khaihóa, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc giữa các cơquan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân Hoạt động cải cách TTHC là điềukiện cần thiết để tăng cường, củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăngcường sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân
Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hànhchính nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống nền hành chínhquốc gia Trong đó, cải cách thủ tục hành chính sẽ thúc đẩy toàn bộ hệ thống hànhchính phát triển Cải cách thủ tục hành chính là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn kháchquan trong công cuộc đổi mới Với vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng đó, Đảng vàNhà nước ta đã xác định đây là trọng tâm của công cuộc cải cách nền hành chính quốcgia6
5 Nguồn: nay-13011/
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Tieu-Luan-Thuc-trang-Cai-cach-Hanh-chinh-o-Viet-Nam-hien-6
Trang 11CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM 2.1 Thực tiễn cải cách thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm
2.1.1 Chủ trương, đường lối, định hướng cải cách thủ tục hành chính của UBND quận Bắc Từ Liêm
Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung trong cải cách thể chế hành chính,
là nơi cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
Do đó, được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, Đồng thời, đó cũng lànguyện vọng cấp bách của nhân dân trong thời kỳ đổi mới
Đảng và Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp lý làm căn cứ để thực hiệncải cách thủ tục hành chính cụ thể như: Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 11 tháng
01 năm 2023 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành kế hoạch cảicách hành chính nhà nước năm 2023 của thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về côngtác kiểm soát thủ tục hành chính về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm
2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội; các văn bản pháp luật khác như luật khiếu nại tốcáo, luật đất đai, luật công chứng;…
Cải cách thủ tục hành chính tại Uỷ ban nhân dân là một đòi hỏi tất yếu của thựctiễn khách quan trong công cuộc đổi mới vì thủ tục hành chính là công cụ và phươngtiện để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộcsông Vì vậy, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện cải cách thủ tục hành chính của Ủyban nhân dân thành phố Hả Nội và nhiều cơ quan liên quan khác tác động rất lớn đếnchất lượng, hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Bắc TừLiêm
Ngày 27 tháng 6 năm 2023, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm đã thực hiệncông tác đánh giá và tổng kết kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chínhQúy 2 năm 2023 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm (từ ngày 15/3/2023 – 14/6/2023)thông qua Báo cáo số 277/BC-UBND7
Trong chương trình cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính được xácđịnh là một khâu đột phá và cần phải được triển khai mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các co
sở ban ngành theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho sựphát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân
Trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính, UBND quận Bắc TừLiêm đã thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và UBND cấp tỉnh cùng các cơ quanliên quan, tập trung vào các nhiệm vụ:
- Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách thủtục hành chính theo Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 30/01/2023 của UBND thành
7 Xem chi tiết tại phụ lục đính kèm
Trang 12phố Hà Nội về công tác kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện co chế một cửa, mộtcửa lên thông năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính trong các vănbản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấpquận/huyện thông qua các hoạt động đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định quyđịnh thủ tục hành chính
- Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tụchành chính bảo đảm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội, sự bình đẳng
và góp phần giải phóng nguồn lực xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Mức
độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tỉ lệ caotrong những năm gần đây
- Tăng cường xây dựng và hoàn thiện các hình thức công khai, minh bạch tất cảcác thủ tục hành chính, công khai thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủtục hành chính và trên trang thông tin điện tử, niêm yết thủ tục hành chính tại trụ sở cơquan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính
- Triển khai thiết lập và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lýphản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tụchành chính Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu củacán bộ, công chức đang làm việc và công tác tại UBND quận Bắc Từ Liêm, nhất làtrong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân
Quán triệt, thực hiện các quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Đảng, nhà nước vàThành phố Hà Nội về công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND quận Bắc TừLiêm trong những năm gần đây
2.1.2 Kết quả đạt được trong công tác cải cách thủ tục hành chính 8
Trong năm 2022 và 2023, UBND quận Bắc Từ Liêm đã đạt một một số kết quả,thành tích nhất định Chủ tịch UBND quận – ông Lưu Ngọc Hà cho biết, năm 2022,công tác cải cách hành chính tiếp tục được quận xác định là một trong những nhiệm vụtrọng tâm, khâu đột phá để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chínhquyền các cấp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội UBND quận Bắc Từ Liêm đạt kếtquả chỉ số cải cách hành chính năm 2022 là 93,63% (xếp thứ 10/30 quận, huyện, thịxã; vượt bốn bậc so với năm 2021) Quận đã được nhận Bằng khen của Chủ tịchUBND thành phố Hà Nội đã có thành tích trong công tác cải cách hành chính năm2022
Đặc biệt, UBND quận triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình số hóa tiếpnhận ý kiến phản ánh của người dân, tổ chức thông qua số điện thoại đường dây nóngcủa Chủ tịch UBND quận
Tính đến 17/4/2023, đã tiếp nhận 231 ý kiến phản ánh của công dân tới số điệnthoại đường dây nóng của Chủ tịch UBND quận Đó là các vấn đề liên quan đến thủtục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, đính chính nơi ở tại thẻ bảo hiểm xã hội
8