1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Phân Tích Hiệu Quả Tài Chính Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam

99 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 8,07 MB

Nội dung

Phân tích hiệu quả tài chính chưa được sử dụng trong các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các quyết định kinh doanh dai hạn như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Nguyễn Thị Hạnh Thảo

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

TAI TONG CONG TY HANG KHONG

Trang 2

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải huy động

và sử dụng vốn với hiệu quả cao nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tải

chính Phân tích hiệu quả tài chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh

nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, dự đoán tiềm năng tài chính

trong tương lai, xác định đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân, có giải pháp hữu

hiệu để ổn định và củng cố hoạt động tải chính của doanh nghiệp Với

phương pháp phân tích tài chính phù hợp sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp

các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các khách hàng, các cổ đông ra quyết định

đúng đắn trong hoạt động của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong kinh

doanh Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhận thức vấn đề này còn chưa đầy đủ và

thiểu toàn diện Phân tích hiệu quả tài chính chưa được sử dụng trong các

quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các quyết định kinh doanh

dai hạn như quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cỗ phần, phòng tránh rủi ro và hoạch định tài chính doanh nghiệp Chi có các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới đánh giá đúng mức vai trò của phân tích tài chính, còn đối với đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam hoạt

động này còn mờ nhạt Chính vì vậy cần khẳng định rằng phân tích hiệu quả

tài chính là quá trình nhận dạng điểm mạnh điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về

mặt tải chính, tìm hiểu nguyên nhân đứng sau thực trạng đó, và đề xuất giải pháp cải thiện vị thể tải chính của doanh nghiệp

Vận tải hàng không là một ngành kinh tế quan trọng được Nhà nước

chủ trương xây dựng thành một ngành kinh tế lớn mạnh ngang tầm với các

nước trong khu vực Mặc khác, trong xu thể hội nhập kinh tế hiện nay, các

doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành hàng không nói riêng có

những điều kiện thuận lợi trong hợp tác kinh tế nhưng cũng phải

Trang 3

không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, lớn mạnh về quy mô

và có uy tín về chất lượng Nâng cao hiệu quả quản lý là điều kiện thiết yếu

để đạt được mục tiêu trên Do Tổng công ty Hàng không Việt Nam chưa được

tần hóa và còn được hỗ trợ vốn từ phía Nhà nước nên việc phân tích chỉ

dừng lại ở việc cung cắp thông tin cho Lãnh đạo trong việc điều hành, quản

lý Với chức năng là công cụ quản lý tải chính doanh nghiệp, phân tích hiệu

quả tài chính cần được chú trọng và không ngừng nâng cao phương pháp nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc điều hành, quản lý doanh nghiệp

Trên thực tế, công tác phân tích hiệu quả tài chính đã được thực hiện tại

Tổng công ty Hàng không Việt Nam nhưng vẫn chưa thật sự đáp ứng nhu cầu

quản lý do nhiều yếu tố tạo thành như chưa áp dụng phương pháp phân tích phù hợp, chưa có bộ phận phân tích chuyên nghiệp, độc lập Việc phân tích thường được tiến hành một cách không khoa học theo lập luận “cần gì

phân tích đó”, không theo quy trình nhất định Thực tế này chưa giúp Lãnh

đạo Tổng công ty có những chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn

Xuất phát từ nhận thức trên, luận văn đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tài

chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam” nhằm đưa ra bức tranh tài chính một cách toàn diện qua một giai đoạn nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến tài chính doanh

nghiệp và phân tích hiệu quả tài chính

~ Phân tích thực trạng hiệu quả tải chính của Tổng công ty trong giai đoạn từ năm 2007-2009

-Đề

tt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tải chính tại Tổng công

ty Hàng không Việt Nam.

Trang 4

về phân tích hiệu quả tải chính tại Tông công ty trong giai đoạn 2007-2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn đã được sử dụng các phương pháp sau:

~_ Phương pháp phân tích

—_ Phương pháp thống kê, tổng hợp

~_ Phương pháp so sánh

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản vẻ tài chính doanh nghiệp và phân

tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp

- Chương 2: Phân tích hiệu quả tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam

- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Trang 5

NHUNG VAN DE CO BAN VE TAI CHINH DOANH NGHIEP

VÀ HIỆU QUÁ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Theo tác giả Trần Thế Dũng, Nguyễn Quang Hing, Lương Thị Tram

(2002) thì “Tai chính doanh nghiệp là hệ thống những quan hệ kinh tế dưới dạng hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử

dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các hoạt động của

doanh nghiệp và góp phần đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp” [3]

Tác giả Nguyễn Năng Phúc (2006) thì cho rằng *Tài chính doanh

nghiệp là hệ thống các luồng chuyên dịch giá trị, các luồng vận động của

những nguồn tải chính trong quá trình tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiễn tệ

hoặc vốn hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu doanh lợi trong,

khuôn khổ của pháp luật [8]

Và tác giả Nguyễn Minh Kiều (2009) “Tài chính doanh nghiệp là hoạt

động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó dé tai trợ cho việc đầu tư vào tải sản của doanh nghiệp nhằm

đạt mục tiêu đề ra [6]

Với tác giả Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên thì cho rằng

*Tài chính doanh nghiệp là toàn bộ quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình

huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp Hai yếu tô đó

gắn liền với nhau qua hoạt động đầu tư vì đầu tư tạo điều kiện cho sự van

động của các quỹ tiền tệ trong toàn xã hội [10]

Tóm lại, tài chính doanh nghiệp là toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp

liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn

Trang 6

1.1.2 Bản chất, chức năng và vai trò cũa tài chính doanh nghiệp

.2.1 Bản chất tài chính doanh nghiệp

Tài chính của doanh nghiệp là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp

Hình thái vật chất của các quỹ bằng tiền này có thể là nhà cửa, máy méc thi

bị, nguyên vật liệu, vốn bằng tiền và các loại chứng khoán có giá Các quan

hệ thuộc tài chính doanh nghiệp bao gồm:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: Tắt cả các doanh nghiệp

thuộc mọi thành phần kinh tế phải nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước Doanh

nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp phát vốn, một số công ty liên doanh,

công ty cổ phần nhả nước tham gia hùn vốn, đồng thời các doanh nghiệp

được nhà nước cho vay vốn;

~ Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường: Bao gồm thị trường hàng hóa thị trường lao động và thị trường tài chính Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường hàng hóa: Lả quan hệ thanh toán tiền mua bán hằng (doanh

nghiệp mua nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và bán sản phẩm sản

xuất, cung ứng dịch vụ .) Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường

lao động là thông qua việc ký kết hợp đồng lao động và thanh toán tiền công

lao động Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính là quan hệ vay

Trang 7

a Chức năng tỗ chức vốn (tạo vốn và huy động vốn) cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải

xác định nhu cầu vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp Phải huy động vối

thỏa mãn nhu cầu vốn đã xác định Trên cơ sở

chỉ phí vốn phải sử dụng vốn hợp lý, phân bổ vốn đều đặn trong các giai

đoạn của quá trình tái sản xuất Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế

b Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có thu nhập bán hàng được phân phối nhằm trang trải chỉ phí bỏ ra (chỉ phí tiêu hao tư liệu sản xuất, lương và các khoản tính

theo lương) thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước (thuế), bảo đảm quá trình tái

sản xuất kinh doanh (trích lập vào các quỹ) và có lợi nhuận Đây là chức năng quan trọng của tài chính doanh nghiệp

c Chức năng giám đốc (kiểm soát) bằng đồng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp phải kiểm tra thường xuyên, liên tục mọi mặt

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua chỉ tiêu về vốn

sản xuất kinh doanh kiểm tra tình hình cấp phát vốn và sử dụng vốn có hiệu

quả hay không Thông qua chỉ tiêu về chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm

kiểm tra tỉnh hình thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật Thông qua chỉ tiêu thu nhập bán hàng, lợi nhuận kiểm tra kết quả tải chính của doanh nghiệp

Thông qua chỉ tiêu về thuế kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà

nước Thông qua chỉ tiêu lương, thưởng, bảo hiểm kiểm tra tỉnh hình thực

hiện tài chính tín dụng của doanh nghiệp và một số chỉ tiêu khác Thông qua

Trang 8

Làm tốt 3 chức năng này, tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng

trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Vai trỏ của Tải chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động, thậm chí có thể là tiêu cực đối với kinh doanh trước hết phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người quản lý; sau nữa nó còn phục thuộc vào môi trường

kinh doanh, phụ thuộc vào cơ chế quản lý vĩ mô, sự can thiệp vào nền kinh tế

Trong nên kinh tế thị trường tài chính doanh nghiệp có các vai trò sau:

Một là, tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút các

nguồn tải chính nhằm đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp

Để thực hiện mọi quá trình sản xuất kinh doanh, trước hết các doanh nghiệp

phải có một yếu tổ tiền đề - đó là vốn kinh doanh Chuyển sang cơ chế thị

trường đa phần, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn là bộ phận cùng song

song tổn tại trong cạnh tranh, cho việc đầu tư phát triển những ngành nghề

mới nhằm thu được lợi nhuận cao đã trở thành động lực và là một đòi hỏi

cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế

Hai là, tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một

cách tiết kiệm và hiệu quả Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, yêu

cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra trước mọi doanh nghiệp những chuẩn

mực hết sức khất khe: sản xuất không phải với bắt kỳ giá nào; phải bán được

những sản phẩm mà thị trường cần và chấp nhận được, chứ không thể bán cái

mà mình có Đề đáp ứng được yêu cầu đó, người quản lý phải sử dụng vốn

một cách tiết kiệm, hiệu quả; một mặt phải bảo tồn được vốn, mặt khác phải

sử dụng các biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, nâng cao khả năng sinh lời

của vốn kinh doanh.

Trang 9

của doanh nghiệp được mở ra trên phạm vi rất rộng và có liên quan đến vấn

đề phân phối, điều hòa lợi ích đối với nhiều chủ thể khác nhau trong nên kinh

tế Vai trò kích thích hoặc đi

đạm nét nhất ở việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư lao động,

Bán là, tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng đề kiểm tra các

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tình hình tài chính của

doanh nghiệp là một tắm gương phản ánh trung thực nhất mọi hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua các chỉ tiêu tài chính như: hệ

số nợ, hiệu suất sử dụng vốn, cơ cấu các thành có thể để đàng nhận thực trạng tốt, xấu các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh

1.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUÁ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm hiệu quả tài chính và phân tích hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính là mục tiêu sinh lời của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng

trưởng

Phân tích hiệu quả tài chính là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lý tài liệu tử báo cáo tải chính và các tài liệu khác, hình thành các chỉ tiêu tải chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính, khả năng tạo ra lãi của doanh nghiệp và dự đoán tiềm lực tải chính trong tương lai Như vậy, phân tích hiệu quả tải chính là việc chuyển các dữ liệu tài chính trên báo cáo tài chính thành những thông tỉn hữu ích Quá trình này có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nhả phân tích.

Trang 10

đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính để giúp họ có những quyết định đúng đắn trong đầu tư, quyết định cho

vay,

Phân tích hiệu quả tài chính cung cấp cho các chủ công ty, các nhà đầu

tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh

giá khả năng quản lý tải sản, khả năng sinh lợi và tính chắc chắn của đồng

n kinh doanh

tiền mặt vào ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất

Phân tích hiệu quả tài chính phải cung cấp các thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh

doanh, sự kiện và các tình huống làm biế:

ôi các nguồn vốn và các khoản nợ

của công ty

Các mục tiêu phân tích ở trên có môi quan hệ mật thiết với nhau, nó

góp phần cung cấp những thông tin nền tảng quan trọng cho quản trị doanh

nghiệp của các công ty

Tóm lại: phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp là công việc cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp Nó không chỉ có ý nghĩa với bản thân công ty mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan đến doanh nghiệp Phân tích hiệu quả tài chính sẽ giúp cho quản trị công ty khắc phục những thiếu sót, phát huy những mặt tích cực và dự đoán được tình

hình phát triển của công ty trong tương lai Trên cơ sở đó quản trị công ty đề

ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định, phương án tối

ưu cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Trang 11

1.2.3 Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích

1.2.3.1 Thông tin từ hệ thắng kế toán

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một bộ bao gồm nhiều loại báo

cáo tài chính mà doanh nghiệp phải lập và báo cáo cho các tổ chức có liên

quan theo quy định Ở Việt Nam theo định của Bộ tài chính, một bộ báo cáo

tài chính bao gồm các báo cáo sau:

a Bang cain doi kề toán (Balance Sheet)

Bang cân đối kế toán là bảng báo cáo tình hình tải sản và nguồn vốn

của doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó Đây là một báo cáo tài chính có ý

nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh

và quan hệ quản lý với doanh nghiệp Thông thường, Bảng cân đối kế toán

được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên

phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp

Bên tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm

lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: Tài sản cố

định; Tài sản lưu động

Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản có của

doanh nghiệp đến thời dié

Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả

lập báo cáo: Vốn của chủ và các khoản nợ

năng chuyển hoá thành tiền — tỉnh thanh khoản — giảm dẫn từ trên xuống

Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài

sản; bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả

năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp

Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thẻ nhận biết được

loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ của doanh nghiệp Bảng cân

đối tài sản là một tài liệu quan trọng nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá

Trang 12

b Báo cáo kết quả kinh doanh (Income Statement)

Báo cáo kết quá kinh doanh là báo cáo tình hình thu nhập, chỉ phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó

Báo cáo kết quả kinh doanh cũng là một trong những tài liệu quan

trọng trong phân tích tài chính Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dich chuyên của tiền trong quá trình sản xuất — kinh doanh của doanh nghiệp

và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai

Báo cáo kết quả kinh doanh giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu với

số tiền thực nhập quỳ khi bán hàng hoá, dịch vụ; so sánh tông chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở doanh thu và chỉ phí, có thể xác định được kết quả hoạt động kinh doanh là lỗ hay

lãi trong một thời kỳ

Nhu vậy, Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời

kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tỉnh hình tài chính

và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và trình độ

quản lý sản xuất — kinh doanh của doanh nghiệp, có các khoản mục chủ

yếu: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động

tài chính; doanh thu tư hoạt động bắt thường và các chỉ phí tương ứng

c Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of Cash Flows)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bảy tình hình số dư tiền mặt đầu kỳ, tình hình các dòng tiền thu vào, chỉ ra và tình hình số dư tiền mặt cuối

kỳ của doanh nghiệp

Để đánh giá về khả năng chỉ trả của một doanh nghiệp cần tìm hiểu

Trang 13

về tỉnh hình ngân quỹ của doanh nghiệp, bao gồm:

- Xác định hoặc dự baó dòng tiền thực nhập quỳ (thu ngân quỳ):

đòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bắt thường

- Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chỉ ngân quỳ) : dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bắt

thường

Trên cơ sở dòng tiền nhập và xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ đề xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ Từ đó, thiết lập mức dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chỉ trả

'Báo cáo lưu chuyên tiền tệ có thể được lập theo phương pháp trực tiếp

hoặc gián tiếp

d Thuyết mình báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung cho các nhà

quản lý những thông tin chỉ tiết, cụ thể hơn về một số tình hình liên quan

đến hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Tuy nhiên, ngày

nay thuyết minh báo cáo tài chính vẫn chưa thực sự phô biến, đặc biệt đối

với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không áp dụng

1.2.3.2 Các nguồn thông tin khác

Ngoài thông tin từ các báo cáo kế toán ở doanh nghiệp, phân tích hiệu

quả tài chính còn sử dụng nhiều nguồn thông tỉn khác để kết luận trong phân

tích có tính thuyết phục Các nguồn thông tin khác được chia thành các nhóm sau:

a Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân

tố thuộc môi trường vĩ mô nên phân tích hiệu quả tài chính cần đặt trong bối

Trang 14

cảnh chung của kinh tế trong nước và kinh tế trong khu vực Kết hợp những

thông tin này sẽ đánh giá đầy đủ hơn tình hình tải chính và dự báo những nguy cơ, cơ hội đối với hoạt động của doanh nghiệp Những thông tin thường

quan tâm bao gồm: Thông tỉn về tăng trưởng và suy thoái kinh tế; Thông tin

về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ; Thông tin về tỷ lệ

lạm phát, Các chính sách kinh tế lớn của Chính phủ, chính sách chính trị, ngoại giao của Nhà nước

b Thông tin theo ngành

Ngoài những thông tin

đến ngành, lính vực kinh doanh cũng cần được chú trọng, đó là: Mức độ và

môi trường vĩ mô, những thông tin liên quan

yêu cầu công nghệ của ngành Mức độ cạnh tranh và quy mô của thị trường

Tính chất cạnh tranh của thị trường hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với

nhà cung cắp và khách hàng Nhịp độ và xu hướng vận động của ngành Nguy

cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tảng

© Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Do mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất

kinh doanh và trong phương hướng hoạt động nên để đánh giá hợp lý tỉnh

hình tải chính, nhà phân tích cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm hoạt động

của doanh nghiệp như: Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp,

gồm cả chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh Đặc điểm quá trình

luân chuyển vốn trong các khâu kinh doanh ở từng loại hình doanh nghiệp Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hảng, ngân hàng và các đối tượng khác.Các chính sách hoạt động khác

Trang 15

1.2.4 Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.4.1 Phân tích sơ sánh

Các báo cáo tài chính so sánh đưa ra các số liệu tài chính của hai hay

nhiều kỳ được gọi là các báo cáo tải chính so sánh Trên các báo cáo này bao

gồm số liệu của một kỳ hiện hiện hành và một hay nhiều kỳ trước đó Nó cung cấp cho các nhà phân tích những thông tin quan trọng về các xu thế và

mối quan hệ trong tương lai trong hai hay nhiều năm, do đó các báo cáo này

có ý nghĩa hơn các báo cáo trong từng năm riêng lẻ Tuy nhiên, trong các báo

cáo này phải chú ý đến một số điểm: Trình bày phải đảm bảo trật tự sắp xếp các khoản mục trong các báo cáo giống nhau Đảm bảo tính chính xác về nội dùng kinh tế Cần thông báo rõ những thay đổi trong cách hạch toán cũng như

về hoàn cảnh của môi trường kinh doanh

a Phân tích theo chiều ngang:

Kỹ thuật này sẽ làm nỗi bật các xu thế và tạo nên những mối quan hệ

giữa các mục xuất hiện trên cùng một hàng báo cáo so sánh Phân tích theo

chiều ngang cho phép nhìn nhận sự thay đồi theo các mục trong báo cáo tài

chính qua thời gian

b Phân tích theo chiều đọc:

Hay còn gọi là lập các báo cáo so sánh theo qui mô chung, tức là các

khoản mục trên báo cáo được trình bảy dưới dạng tiền tệ và tỷ lệ % Cụ thể:

Bảng cân đối kế toán: diễn các tài sản riêng biệt của một công ty theo tỷ

lệ % chiếm trong tông số tài sản

Báo cáo kết quá hoạt động kinh doanh : biểu diễn các khoản mục trên báo cáo

này theo tỷ lệ % trong doanh số thuần bán ra

1.2.4.2 Phân tích các tÿ số

Một tỷ số tài chính là sự biêu hiện một môi quan hệ giữa một lượng này

với một lượng khác Để một tỷ số tài chính có một ích lợi nào đó thì các yếu

Trang 16

tố cấu thành nó phải thể hiện được một mỗi quan hệ có ý nghĩa Ví dụ: mỗi

quan hệ giữa lợi tức sau thuế với tổng tài sản phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh của đoanh nghiệp

Bản thân các tỷ số tải chính nói chung tự nó không có ý nghĩa song lại

có ý nghĩa nhất định khi được so sánh với các tỷ số tài chính của giai đoạn

trước của một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trong cùng một ngành hay là

tỷ số tải chính của một ngành mà doanh nghiệp thuộc ngành đó Bên cạnh đó

dù tỷ số tải chính được tính toán và đánh giá dựa trên những giá trị riêng của

nó, song việc phân tích các tỷ số tải chính chỉ mang lại hiệu quả cao nhất khi

tất cả các số này cùng được sử dụng để tạo ra một bức tranh rõ ràng nhất về

tình hình tai chính của doanh nghiệp

Phương pháp tỷ số tải chính được áp dụng rất phô biến trong phân tích

tài chính Đó là một phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp

dụng ngày cảng được bổ sung vả hoàn thiện; nguồn thông tin kế toán và tài

chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn giúp cho việc hình thành ngày

cảng nhiều tham chiếu đáng tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số tài chính cho

doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp

Các tỷ số tài chính không phải là kết quả cuối cùng mà chúng chỉ là

những công cụ giúp cho việc trả lời một số câu hỏi tài chính và chúng ta chỉ

có thể làm được như vậy khi biết sử dụng chúng một cách thận trọng

1.2.4.3 Phân tích chỉ tiết

Phương pháp này chủ yếu phục vụ cho các nhả quản lý doanh nghiệp

Nó được sử dụng nhằm làm rõ hơn những vấn đề mà các nhà quản lý quan

tâm tức là nó chỉ tiết hóa những gì không được chỉ rõ trong hai phương pháp trên Ví dụ : khi phân tích khả năng thanh toán các nhà phân tích tính số tỷ lệ

kỳ thu tiền bình quân để xác định số tuổi bình quân của các khoản phải thu, hay tính sự tăng (giảm) số tuyệt đối của các khoản phải thu, hay tỷ trọng của

Trang 17

nó so với tổng tài sản nhưng những thông tin này chưa đủ thỏa mãn cho các

nhà quản lý doanh nghiệp, họ cần biết có bao nhiêu khách hàng nợ,

các khoản phải thu đối với từng khách hàng

1.2.4.4 Phân tích Dupont

Bản chất của phương pháp DUPONT là tách một tỷ số tổng hợp phản

ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA),

lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ

số có mối quan hệ nhân quả với nhau

Phương pháp phân tích DUPONT:

- Phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp Thông

qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành tích tài chính

của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ rằng

~ Phân tích từ trên xuống không những có thể tìm hiểu được tình trạng

chung của tài chính doanh nghiệp, cùng các quan hệ cơ cấu giữa các chỉ

tiêu đánh giá tài chính, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng làm biến động tăng

øiảm của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

ROE = Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm ròng x Vòng quay của TS x Téng đòn bẩy

ốc độ quay vòng,

ROE Lai gop x in Sti sin x Đồn bẩy tài chính

LN rong 2 LN rong Doanh thu thuần Bình quan 5 TS

Mô hình Dupont thê hiện rõ được 3 nhân tổ tác động đến tỷ lệ hoàn vốn

cho chủ sở hữu:

Thứ nhất, mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm ròng đo lường lợi nhuận

ròng được tạo ra bởi đồng doanh thu bán hàng.

Trang 18

Thứ 3, đòn bây đo lường giá trị tài sản được tài trợ bởi nguồn vốn cô

đông thưởng

Kết hợp 3 nhân tó đó, chúng ta có được giá trị lợi nhuận ròng tạo ra bởi mỗi đồng vốn cổ đông thường

'Việc phân tích chỉ tiết ROE có tác dụng vì nhiều lý do:

Thứ nhất, nêu một doanh nghiệp không thể

lợi tiêu thụ sản phâm ròng đáng kể hoặc ít ra một mức có thẻ chấp nhận được

ếm được một mức doanh

thi không quan trọng hiệu quả sử dụng tài sản tốt đến mức nào hoặc đòn bay được sử dụng cao đến mức nào

Thứ hai, nễu như doanh nghiệp đã kiếm được đủ lợi nhuận thì cách tiếp

theo là làm sao tài sản được đầu tư ở mức thấp nhất để đảm bảo mức quay

vòng của tải sản là cao nhất

Tóm lại: Đề đạt được những mục tiêu đặt ra với công tác phân tích tài chính, đỏi hỏi trong quá trình phân tích chúng ta phải biết kết hợp hài hòa giữa các kỹ thuật phân tích nhằm phát huy tối đa ưu điểm của từng kỹ thuật

đồng thời giảm đến mức thấp nhất những hạn chế của chúng Trong đó kỳ

thuật phân tích tỷ số tài chính vẫn đóng vai trò chủ đạo với những ưu điểm

không thê phủ nhận được

1.2.5 Nội dung phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp

*Việc đánh giá đầy đủ vị thế tài chính của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí:

~ Hiệu quả tài chính (Financial efectiveness): bao gồm khả năng quản

lý tài sản (asset management) và khả năng sinh lợi (profitability) nhằm đánh giá khả năng tạo ra lãi của doanh nghiệp.

Trang 19

- Rai ro tai chinh (Financial risk): được thể hiện qua các cân đối tài

chinh (financial balances), kha ning thanh khoan (liquidity) va kha nding quan

ly ng (debt management) nhim đánh giá khả năng phá sản của doanh nghiệp

do mắt khả năng thanh toán các nghĩa vụ đến hạn

~ Tổng hợp hiệu quả và rủi ro tài chính: tức là xem xét ảnh hưởng tổng hợp và riêng lẻ các nhân tố khác nhau đến hiệu quả tải chính của doanh nghiệp qua việc nghiên cứu các cân đối tài chính.” [18]

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ nêu ra việc phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp Nội dung phân tích được chia thành các nhóm:

‘M6t la, phân tích khái quát tình hình tài chính: Bước phân tích này giúp cho các nhà phân tích có cái nhìn ban đầu sơ lược về tỉnh hình tải chính của

doanh nghiệp thông qua việc phân tích môi quan hệ và tỉnh hình biến động

của các khoản mục trên các báo cáo tài chính

Hai là, phân tích hiệu quả quản lý tài sản: Nội dung phân tích này nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tải sản của doanh nghiệp, tính

hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh, qua đó đánh giá khả năng

quản lý tài sản, phát hiện những đặc trưng trong việc sử dụng vốn, huy động

vốn

Ba là, phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp: là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Hoạt động

trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp có những chiến lược phát triển

riêng trong từng giai đoạn Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng nhưng mục tiêu

đó luôn gắn liền với mục tiêu thị phần Do vậy, doanh thu và lợi nhuận là hai

yếu tố quan trọng khi đánh giá hiệu quả

1.2.5.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích khái quát tình hình tài chính giúp cho các nhà phân tích có

cái nhìn ban đầu sơ lược vẻ tình hình tài chính của doanh nghiệp về các khoản

Trang 20

mục thay đổi qua các năm phân tích và tỷ trọng từng khoản mục chiếm trong tổng số thông qua việc phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các

khoản mục trên các báo cáo tài chính

4 Phân tích cau trúc tài sản

án nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cầu

Phân tích cầu trúc

tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một phần vào công tác phân bố vốn: đầu tư loại tài sản nào, vào thời điểm nào là hợp lý; nên

gia tăng hay cắt giảm các khoản phải thu khách hàng khi tín dụng bán hàng có

liên quan đến hoạt động tiêu thụ; dự trữ hàng tồn kho ở mức nảo vừa đảm bảo

hoạt động xản xuất kinh doanh diễn ra kịp thời, vừa đáp ứng nhu cầu thị

trường nhưng vẫn giảm thấp chỉ phí tồn kho; vốn nhàn rỗi có nên đầu tư ra bên ngoài không? Hàng loạt các vấn đề kiên quan đến công tác sử dụng vốn

của doanh nghiệp

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích Nguyên tắc chung khi thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài

sản thể hiện qua công thức sau:

Trang 21

al.TY trong tai sản dài hạn:

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm: Tải sản cố định, chỉ phí xây

dựng đỡ dang, các khoản phải thu dài hạn, các khoản đầu tư tài chính dài hạn

và các khoản đầu tư dài hạn khác

Tỷ trọng Tài sản dài hạn

dai han Tổng tài sản

Chỉ tiêu trên thể hiện cơ cấu giá trị tài sản dai han trong tổng tài sản,

phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động của doanh nghiệp Giá trị chỉ tiêu này tùy thuộc vảo đặc điểm từng lĩnh vực kinh doanh Trong các doanh

nghiệp sản xuất, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng (đóng tàu, công nghiệp luyện gang thép, ) tai san dai han thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong

cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cũng có giá trị cao đối với những doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, như: sản xuất và phân phối điện, vận chuyển hàng không, hàng hải, đường sắt, bưu điện trong

kinh doanh thương mại, dịch vụ, thông thường tải sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, ngoại trừ trường hợp kinh doanh khách sạn và các hoạt động vui chơi giải trí

Do những đặc điểm trên, để đánh giá tính hợp lý trong đầu tư tài sản

dài hạn cần xem đến số liệu trung bình ngảnh

a2 Tỷ trọng tài n ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn bằng tiền; Các

khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho và các tài

sản ngắn hạn khác Loại tài khoản nảy dùng dé phản ánh giá trị hiện có, tình

hình biến động tăng, giảm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp

tải sản =

ngắn han x 100%

Trang 22

Chỉ tiêu trên thể hiện cơ cấu giá trị Tài sản ngắn hạn trong tông tài san, phản ánh mức độ tập trung vốn hoạt động ngắn hạn của doanh nghiệp Tùy vào lĩnh vực kinh doanh và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiểm tỷ lệ nhất định trong tông tài sản

Để phân tích rõ hơn mức độ tác động của tài sản ngắn hạn vào cầu trúc tài sản, chúng ta đi phân tích các tỷ trọng đầu tư tải chính ngắn han, ty trong hàng tồn kho, tỷ trọng các khoản phải thu như sau:

~ Tỷ trọng đầu tư tài chính:

Trong nền kinh tế thị trường với các chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước cũng như việc hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vốn kinh doanh có hiệu

quả, khơi thông các vốn dư thừa Trong bối cảnh đó, hoạt động đầu tư tài

chính có khuynh hướng gia tăng trong hoạt động kinh doanh nói chung của

doanh nghiệp Đầu tư tài chính bao gồm đầu tư chứng khoản, đầu tư góp vốn

liên doanh, đầu tư bất động sản và các khoản đầu tư khác Nếu phân theo tính thanh khoản của các khoản đầu tư thì đầu tư tài chính chia thành đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn Nếu phân theo quyền của doanh

nghiệp đối với các khoản đầu tư tài chính thì đầu tư tài chính chia thành đầu

tư với tư cách chủ sở hữu (cổ phiếu, góp vốn liên doanh ) và đầu tư với tư cách chủ nợ (trái phiếu, phiếu nợ) Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu khoản đầu tư tài

chính của doanh nghiệp:

Tỷ trọng Giá trị đầu tư tài chính

Trong chỉ tiêu trên, giá trị đầu tư tài chính là giá trị thuần thể hiện mức

độ liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với những doanh nghiệp và tổ chức khác, nhất là cơ hội của các hoạt động tăng trưởng bên ngoài Do không phải

mọi doanh nghiệp đều có điều kiện đầu tư ra bên ngoài nên thông thường, ở

Trang 23

những doanh nghiệp có quy mô lớn (công ty đa quốc gia, các tông công ty,

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản đảm bảo cho quá trình sản xuất và

tiêu thụ của doanh nghiệp được tiến hành liên tục Dự trữ hàng tồn kho cho

hợp lý là mục tiêu nhiều doanh nghiệp vì dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, tăng chỉ phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp; ngược lại dự trữ quá ít sẽ gây ảnh hưởng đến tiền độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp Do vậy, phân tích tỷ trọng hàng tồn kho qua nhiều kỳ sẽ đánh giá tính hợp lý trong công tác dự trữ Tuy nhiên, khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến

những đặc thù sau:

- Giá trị chỉ tiêu này còn tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất

kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp Thông thường các doanh nghiệp

thương mại, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với các loại tài sản

khác vì hàng tồn kho là đối tượng cơ bản trong kinh doanh của doanh nghiệp

này Tỷ trọng này cũng cao đối với những doanh nghiệp sản xuất có chu ky

sản xuất dài, như doanh nghiệp xây lắp, xí nghiệp đóng tảu vì lượng sản

phẩm đang chế tạo có thể tồn tại trong một khoản thời gian nhất định Ngược

lại, ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, như khách sạn, giải trí, bốc

hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thấp

- Giá trị của chỉ tiêu này còn tủy thuộc vào chính sách dự trữ và tính

thời vụ trong hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp Chẳng hạn, do xuất hiện tinh trang mat cân đối về cung cầu vật tư, hàng hóa trên thị trường nên các

quyết định về đầu cơ có thể dẫn đến giá trị của chỉ tiêu này cao Một số doanh

Trang 24

nghiệp thực hiện tốt phương thức kịp thời trong cung ứng, sản xuất và tiêu thụ

sẽ dẫn đến giá trị chỉ tiêu này thấp

~ Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng:

Tỷ trọng Khoản phải thu khách hàng

khoản phải thu = ————— xI00%

khách hàng Tổng tải sản

Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc tải sản lưu động của doanh nghiệp, phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, dịch vụ cho khách hảng Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị các doanh nghiệp khác tạm thời sử dụng Khi phân tích chỉ tiêu nảy

cần chú ý đến những đặc điểm:

~ Phương thức bán hàng của doanh nghiệp Thông thường ở các doanh nghiệp bán lẽ, bán hàng thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng thấp; ngược lại ở các doanh nghiệp bán buôn thì tỷ trọng khoán phải thu

khách hàng chiếm tỷ trọng lớn

~ Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng Đây là

một trong các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị chỉ tiêu này Nếu các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn mà nguyên nhân không xuất phát từ hai trường hợp trên thì tỷ trọng này cảng cao thể hiện tình hình sử dụng vốn chưa tốt Doanh nghiệp cần tìm hiểu các nguyên nhân đề có biện pháp điều chỉnh

kịp thời, như: giảm mức dư nợ định mức cho khách hàng thanh toán chậm, ngưng cung cấp hàng hóa dịch vụ, bán các khoản nợ cho các công ty quản lý

nợ, nhờ pháp luật can thiệp

b Phân tích cầu trúc nguôn vốn

Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tải trợ của doanh nghiệp, liên

quan đến nhiều khia cạnh khác nhau trong công tác quản lý tài chính Việc

huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, đảm

Trang 25

bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và

rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp Do vậy, phân tích cấu trúc nguồn vốn can xem đến nhiều mặt và cả mục tiêu của doanh nghiệp để có đánh giá đầy

đủ nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp

Nguồn vốn của doanh nghiệp về cơ bản bao gồm hai bộ phận lớn: nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu Tính chất của hai nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau vẻ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp Đối với nguồn vốn

vay nợ (còn gọi là nợ phải trả), doanh nghiệp phải cam kết thanh toán với các

chủ nợ số nợ gốc và các khoản chỉ phí sử dụng vốn (nếu có) theo thời gian đã

quy định Khi doanh nghiệp bị giải thể, phải thanh lý tài sản thì các chủ nợ có quyền ưu tiên nhận các khoản thanh toán từ tài sản thanh lý Ngược lại, doanh

nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là chủ

sở hữu Vốn chủ sở hữu thẻ hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp Vì vậy, xét trên khía cạnh tự chủ về tải chính nguồn vốn này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh

doanh Tính tự chủ vẻ tài chính thê hiện qua các chỉ tiêu sau:

Trong chỉ tiêu trên, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ

khác Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các

khoản nợ Tỷ suất nợ càng cao thẻ hiện mức độ phụ thuộc của chủ nợ vào

doanh nghiệp càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ cảng khó một khi các doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ vả hiệu quả hoạt động kém Đối với các chủ nợ, tỷ

suất này càng cao thì kha nang thu héi vốn cho vay nợ càng ít vì trên thực tế

luôn có sự tách rời giữa giá trị lịch sử của tài sản với giá trị hiện hành Do

Trang 26

vậy, các chủ nợ thường thích các doanh nghiệp có tỷ suất nợ thấp Day là một trong các chỉ tiêu để các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cung cấp tín dụng cho

Tong tai san

Tỷ suất tự tải trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh

nghiệp Tỷ suất này cảng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao vẻ tải

chính vả ít bị sức ép của chủ nợ Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài

Ngoài hai tỷ suất trên, phân tích tự chủ về tài chính còn sử dụng chi

tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ

Khi phân tích tính tự chủ vẻ tải chính cần số liệu trung bình nghành

hoặc các số liệu định mức ma ngân hàng quy định đối với doanh nghiệp

này là cơ sở để các nhà đầu tư, nhà quản trị có giải pháp thích

hợp giải quyết các vấn đề nợ của doanh nghiệp: nên gia tăng các khoản vay

nợ hay vốn chủ sở hữu và mức gia tăng tối đa là bao nhiêu Một khi tỷ suất nợ

đã vượt quá mức an toàn cho phép, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng đông

khả năng không nhận được các khoản tín dụng từ bên ngoài

Tuy nhiên, giải quyết một cấu trúc nguồn vốn lành mạnh còn liên quan đến

nhiều yếu tố, như thị trường tài chính tại quốc gia mà doanh nghiệp hoạt động

có đủ mạnh không để giải quyết vốn cho doanh nghiệp? Loại hình doanh

Trang 27

nghiệp có đủ uyễn chuyên để cải thiện quan hệ giữa nợ với vốn chủ sở hữu?

Chẳng hạn, ở nước ta hiện nay, ÿ suất nợ ở các doanh nghiệp Nhà nước phổ

biến ở mức 80% - 90% Đây là tỷ suất nợ mang quá nhiều rủi ro và vấn đề

mắt khả năng thanh toán có thể xảy ra Để cải thiện tỷ suất này cần thiết phải gia tăng vốn chủ sở hữu nhưng đây là vấn đề khó giải quyết khi doanh nghiệp

Nhà nước là doanh nghiệp một chủ sở hữu vả Nhà nước không có điều kiện

để bê sung vốn cho doanh nghiệp Có thẻ thấy, khả năng gia tăng vốn chủ sở

hữu đối với doanh nghiệp 1 chủ sở hữu hoàn toàn khác với 1 công ty trách

nhiệm hữu hạn hay 1 công ty cổ phần niêm yết giá trên thị trường chứng

khoán Chính sách đa dạng hóa hình thức sở hữu bằng cách thực hiện cổ phần

hóa doanh nghiệp Nhà nước là điều kiện để các doanh nghiệp tái cấu trúc

nguồn vốn của mình

Để nắm được rõ hơn tình hình biến động của hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhà phân tích đi vào phân tích cụ thể từng chỉ tiêu tải chính

dưới đây

1.2.4.2 Phân tích hiệu quã quản lý tài sản doanh nghiệp

Phân tích hiệu quả quản lý tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng

trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt

động kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc một

phan vào công tác phân bố vốn: đầu tư loại tài sản nào, vào thời điểm nao là

hợp lý Nên gia tăng hay cắt giảm các khoản phải thu khách hàng khi tin dụng

bán hàng có liên quan đến hoạt động tiêu thụ Dự trữ hàng tồn kho ở mức nào

vừa đảm bảo hoạt động xản xuất kinh doanh diễn ra kịp thời, vừa đáp ứng nhu

cầu thị trường nhưng vẫn giảm thấp chỉ phí tồn kho Vốn nhàn rỗi có nên đầu

tư ra bên ngoài không? Hàng loạt các vấn đề kiên quan đến công tác sử dụng

vốn của doanh nghiệp

Trang 28

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý tải sản được phân loại như sau:

a Đối với tài sản cổ định:

Để đánh giá

suất sử dụng tài sản cố định như sau:

quả sử dụng của tài sản cố định, ta dùng chỉ tiêu hiệu

Doanh thu thuần

Bình quân tải sản cố định

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc,

thiết bị, nhà xưởng , tỷ số này được xác định riêng biệt nhằm đánh giá hiệu

quả hoạt động của riêng tài sản cổ đị

Tỷ số nảy phản ảnh năng lực sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp Nó phụ thuộc vào bản chất của ngảnh kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động và

phương hướng phát triển của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Nhìn chung,

ng TSCĐ tạo ra nhiều đồng doanh thu Tuy

nhiên khi tỷ số này quá cao cũng được xem là không lành mạnh vì trong

nếu tỷ số này cao chứng tỏ một

trường hợp này, doanh nghiệp có ít rủi ro về tài sản cố định, điều đó cũng phan ánh tình hình đầu tư kém của doanh nghiệp có thể dẫn đến sự thua kém các đối thủ cạnh tranh Còn khi tỷ số này quá thấp thì doanh nghiệp hoặc chưa

khai thác hết công suất sử dụng hoặc đầu tư quá mức vào tài sản cố định

“Theo quy luật chung, khi doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động thì TSCĐ tang

lên, sau đó các khoản đầu tư này trở thành sản xuất, doanh số hoạt động tăng

mạnh, tỷ số nảy gia tăng và có chiều hướng ổn định

b, Đối với tài sản lưu động:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng của tải sản lưu động, ta dùng chỉ tiêu như sau:

~ Vòng quay vốn lưu động:

Trang 29

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn lưu động

không ngừng vận động Nó là một bộ phận vốn có tốc độ độ lưu chuyển

nhanh so với tài TSCĐ Vốn lưu động sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông và phân phối Việc quay

ết kiệm vốn ma còn nâng cao khả

Để đánh giá hiệu suất

nhanh vốn lưu động có ý nghĩa không chỉ

năng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệt

sử dụng vốn lưu động thường sử dụng các chỉ tiêu:

vốn = ———-

lưu động 'Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kỳ phân tích hay

một đồng bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần Trị giá của chỉ tiêu này cảng lớn chứng tỏ VLĐ quay cảng nhanh VLĐ trong công thức

này chỉ là phần sử dụng trong quá trình kinh doanh, không kẻ đến các loại tải

sản dùng cho các công việc khác ngoài hoạt động kinh doanh Cụ thể hơn,

VLD 6 day là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tải sản lưu động của doanh nghiệp

Số ngày Vốn lưu động bình quân

bình quân của = ——————————— x360

vong quay VLD Doanh thu thuân

Chỉ tiêu này thể hiện số ngảy cần thiết để VLĐ quay được một vòng

Hệ số này cảng nhỏ thì tốc độ luân chuyển VLĐ cảng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng VLĐ ngày cảng cao

~ Vòng quay hàng tồn kho:

tồn kho giá trị hàng tồn kho

tồn = kho Số vòng quay hàng tồn kho

Trang 30

Trong nhiều trường hợp, hàng tồn kho chịu ảnh hưởng của tính thời vụ,

nó được xác định vào một thời điểm trong khi đó giá vốn hàng bán được tạo

ra trong suốt một kỳ cần phân tích vì thế chúng ta sử dụng chỉ tiêu hàng tồn kho bình quân để đảm bảo tính chính xác của tỷ số vòng quay hàng tồn kho

bình quân

Tỷ số này cho biết tốc độ lưu chuyển của hàng tồn kho đồng thời nó cũng cho biết có bao nhiêu vốn được đầu tư vào hàng hóa để duy trì hoạt động của doanh nghiệp Giá trị của tỷ số này cao cho thấy doanh nghiệp có

khả năng kinh doanh ở mức đầu tư cho lượng hàng hóa ở các kho tương đối thấp, hàng hóa của doanh nghiệp đang được tiêu thụ mạnh, ít bị ứ đọng quá

lâu trong kho và chắc có ít loại hàng không sử dụng được Tuy nhiên nếu chúng ta quá lưu ý đến tốc độ quay vòng qua cao có thể dẫn đến tình trạng

thiếu hụt hàng hóa và sự không thỏa mãn của khách hàng khi doanh nghiệp

không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ Khi giá trị tỷ số này thấp cho thấy

hàng hóa được tiêu thụ chậm, bị ứ đọng nhiều chỉ phí gánh chịu cho hàng tồn

kho cao, triển vọng tiền mặt chạy vào doanh nghiệp nhỏ Nếu tình trạng này

kéo dài sẽ đưa doanh nghiệp vào tình thế khó khăn vẻ tài chính trong tương

lai Việc xác định số vòng quay hàng tồn kho tối ưu phụ thuộc vào chủ trương

kinh doanh của doanh nghiệp, cường độ và phương pháp định giá hàng hóa

So với việc nghiên cứu sự biến động của hàng tồn kho, tỷ số nảy là một

chỉ dẫn quan trọng hơn nhiều vì qui mô số lượng hàng hóa có thể gây ra các hiểu lầm Ví dy: mot su gia tăng hằng hóa trong kho có thể do việc bán hàng

đang tiến triển cần thêm hang hóa dự trữ trong kho nhưng cũng có thể do

tốc độ bán hàng bị chậm lại làm cho hàng hóa bị ứ đọng Trong trường hợp

đầu vòng quay hàng tồn kho tăng lên và trường hợp sau thì số vòng quay của hàng tồn kho bị giảm xuống Như vậy nếu lượng hàng hóa tồn kho tăng lên tỷ

lệ thuận nhanh hơn số bán được thì tốc độ quay vòng của nó suy giảm sẽ báo

Trang 31

cho doanh nghiệp biết rằng hiện đang tiềm ấn một sự trục trặc nào đó Còn

nếu số vòng quay tăng lên vì những lý do tốt đẹp thì số vòng quay sẽ giữ nguyên hoặc có thể tăng lên

Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, tỷ số này sẽ rất có ích khi nó

được tính cho từng mặt hàng, nhóm hàng hay tính cho từng tháng

~ Phân tích các khoản phải thu:

Để đánh giá khả năng chuyển hóa thành tiền của các khoản phải thu người ta sử dụng tỷ số kỳ thu tiền bình quân

phải thu Bình quân giá trị khoản phải thu

Số ngày trong năm

quan Vong quay khoan phai thu

Trong một số trường hợp do thiếu hụt về số liệu doanh số bán chịu

người ta có thể sử dụng doanh thu thuần bình quân một ngày làm mẫu số và

các khoản phải thu bình quân làm tử số (phần thu từ khách hàng, thu nội bộ,

ứng trước nhà cung cấp và thu khác .)

Chỉ tiêu này giúp nhà phân tích biết được vốn của doanh nghiệp ít bị

chiếm dụng hay nó đang bị ứ đọng trong khâu thanh toán hay nó là kết quả

của chính sách kinh doanh của doanh nghiệp (chính sách bán chịu để mở rộng

thị trường tiêu thụ ) Giá trị của chỉ tiêu này được xem là hợp lý khi nó phù

hợp với đặc điểm riêng của từng công ty và mang lại lợi ích cao nhất Sự thái

quá về chỉ tiêu này đều không mong đem lại hiệu quả tốt (kỳ thu tiền bình

quân quá cao dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, độ

rủi ro lớn, còn ngược lại, đễ bị mắt khách hảng, giảm doanh số bán, giảm hiệu

quả kinh doanh .)

Trang 32

e Đối với tổng tài sản:

Để tổng hợp hiệu quả sử dụng của tổng tải sản, ta dùng chỉ tiêu hiệu

suất sử dụng tổng tải sản như sau:

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tải sản nói chung mà không có

phân biệt là tải sản cỗ định hay tài sản lưu động

Doanh thu thuần

tài sản Bình quân giá trị tổng tài sản

Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Giá trị của tỷ số này cao được đánh giá là tốt nhưng nếu cao quá thì lại được xem là không tốt vì khi tổng tài sản bình quân được quay

vòng quá nhanh thì một loạt các hệ quả xuất hiện

Khi vốn lưu động quay vòng quá nhanh sẽ không có tiền dự trữ để sử

dụng khi có sự cố, không thể có sự giảm các đơn dặt hàng và giao dịch bán

hàng, các khoản phải thu cần được thu tiền về càng nhanh cảng tốt, các khoản

nợ khó đòi lớn trở nên tai họa vì đây là khoản tiền cơ bản để thanh toán các

món nợ ngắn hạn Hàng hóa của doanh nghiệp lưu chuyển quá nhanh, các khoản phải trả gia tăng mạnh, điều gì sẽ xảy ra nếu có sự cố

1.2.5.3 Phân tích khả năng sinh lợi

Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là ệc đánh giá khả năng

đạt kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Đề thực hiện tốt nhiệm vụ nay, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tế của mình Do vậy, khả năng đạt được lợi nhuận đối với nhà quản trị là một chỉ số quản trị không thể thay thế, đồng thời nó cũng là một yếu tố quan trọng đối với các đối tác của doanh nghiệp Vì vậy, cần thiết phải đánh giá và phải đo lường

khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao chính là

lều kiện cho

doanh nghiệp tăng trưởng Dé phát triển doanh nghiệp phải đầu tư và sự đầu

Trang 33

tư luôn cần các nguồn vốn Vấn đề đặt ra một câu hỏi lớn: doanh nghiệp nên

gia tăng vốn chủ sở hữu hay huy động vốn vay Việc huy động vốn sẽ dễ dàng nếu có những chứng cứ về khả năng tạo ra các khoản lãi cao Do vậy, khả

năng sinh lợi là mục tiêu chủ yếu của cdc nha quan tri, các nhà lãnh đạo, nhất

là trong trường hợp họ cũng là người chủ và có vốn đầu tư

Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp được đặc trưng bởi việc xem xét hiệu quả sử dụng toàn bộ các phương tiện kinh doanh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ cũng như các chính sách tài trợ Quá trình phân tích này

thường cung cấp cho người lãnh đạo, nhà quản trị các chỉ tiêu để làm rõ: hiệu

quả của đơn vị đạt được là do tác động quá trình kinh doanh hay do tác động của chính sách tải chính được thông qua các chỉ tiêu sau:

a Ty sudt sinh Idi trén tai san (ROA):

Lợi nhuận rong

Bình quân tổng tải sản

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu ROA cảng cao phản ánh

khả năng sinh lời của tải sản càng lớn Trong trường hợp doanh nghiệp có

nhiều đơn vị thành viên, tỷ suất nảy tính cho từng đơn vị để đánh giá mức

sinh lời từng bộ phận tại doanh nghiệp

Để đảm bảo cho tỷ số này phản ánh chính xác hơn, thì phần tử số sẽ

không bao gồm chỉ phí khác và thu nhập khác Những khoản mục đó không

liên quan đến việc tạo ra doanh thu thuần vì thế nếu bao gồm chúng trong phần tử số sẽ bóp méo mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Ngoài ra, để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời

tài sản, chỉ tiêu ROA còn được chỉ tiết qua phương trình Dupont:

Trang 34

Tỷ suất Lợi nhuận ròng Doanh thu

sinh Gi = —————————— x

Trong chỉ tiêu trên, ty suất sinh lời của tài sản là kết qủa tổng hợp của

những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả cá biệt của các yếu tố sử dụng cho quá

trình kinh doanh, là kết quả của những nỗ lực mở rộng thị trường, tăng doanh

u ROA

+ kiệm chỉ phí Để làm rõ ảnh hưởng của từng nhân tổ đến chỉ

có thể áp dụng phương pháp số chênh l

sản của doanh nghiệp Cụ thể: chênh

êu quả kinh doanh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc là kết quả tổng hợp

AH Lwor là ảnh hưởng của sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Thực chất đây là ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

sau khi đã trừ đi các chỉ phí Nó chỉ liên quan đến các vấn đẻ tiêu thụ, vấn đề

bán hàng tại doanh nghiệp

AH pr/rs là ảnh hưởng của sự thay đổi của tỷ suất doanh thu trên tài

sản Đây chính là hiệu quả của quá trình quản lý và sản xuất của doanh

nghiệp Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt việc sản xuất, tiết kiệm vốn thì số vòng

quay vốn tăng, hiệu quả này sẽ tăng lên

Trên cơ sở số liệu tính toán được ta có thể xác định được các nhân tố

chủ yếu dẫn đến sự tăng giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp, từ đó mới có phương hướng đề ra các biện pháp tăng hiệu quả của

doanh nghiệp.

Trang 35

b Tỷ suất sinh lời kinh tế của của tài sản (RE):

Chỉ tiêu khả năng sinh lời kinh tế của tải sản đã phản ánh một cách

tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, kết quả về lợi nhuận còn chịu tác động bởi hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp Nếu hai doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một ngành có các điều kiện

tương tự như nhau nhưng áp dụng chính sách tài trợ khác nhau sẽ dẫn đến

hiệu quả khác nhau Vì vậy, để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động thuần kinh tế ở doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế

Lợi nhuận gộp + chỉ phí lãi vay

của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên tiếp tục nhận các

khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho người chủ sở hữu Về phía nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tư vào đâu là hiệu quả nhất

© Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):

Đây là chỉ tiêu chính và quan trọng nhất đề phân tích hiệu quả tài chính

của doanh nghiệp ROE được tính theo công thức:

Lợi nhuận ròng

Binh quan nguén vén CSH

Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng đầu tư của chủ sở hữu sé tao ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sa thuế Hiệu quả của toàn bộ các

nguồn lực tài chính suy cho cùng thẻ qua chỉ tiêu khả năng sinh lời vốn chủ

sở hữu Trong điều kiện doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, nhất là

thông qua thị trường tải chính, chỉ tiêu này cảng cao thì doanh nghiệp càng có

Trang 36

cơ hội tìm được nguồn vốn mới Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu

tư vào doanh nghiệp cảng khó khăn

Ngoài ra, để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời Vốn CSH, chỉ tiêu ROE con được chỉ tiết qua phương trình Dupont như sau:

Doanhthuthuẩn “ BinhquinyTS ~ Binh quinvén VCSH

ROE còn được tính theo công thức

ROE = [RE+(RE-r)x Đòn bẩy tài chính] (1-T)

Trong đó: - r là lãi suất vay

ROE -

T là thuế suất thu nhập doanh nghiệp

Đồn bẩy tài chính (ĐBTC) là tỷ lệ nợ phải trả trên vốn CSH

Kết quả cho thấy:

- Nếu RE lớn hơn r thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quá tải chính của doanh nghiệp tăng lên Trong trưởng hợp nảy đòn bẩy tài chính dương Doanh

nghiệp nên vay thêm để kinh doanh nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh mà vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh như cũ

~ Nếu RE nhỏ hơn r thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm và rủi ro của doanh nghiệp tăng lên Trong trường hợp

này đòn bẩy tài chính âm Doanh nghiệp không nên vay thêm dé kinh doanh Nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh trước hết nên tổ chức lại công việc kinh

doanh hoặc thay đổi lĩnh vực kinh doanh

Nhu vậy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ROE :

- Kha nang sinh lời từ doanh thu

~ Hiệu suất sử dụng tài sản

- Cấu trúc nguồn vốn

~ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 37

Trong các mói quan hệ trên, ROE có mối liên hệ với chỉ tiêu tỷ suất lợi

nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản

4L Lợi nhuận trước thuế và lãi vay:

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (Earnings before interest and taxes— EBIT) là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công

ty, bằng thu nhập trừ đi các chỉ phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập EBIT được đề cập đến như "khoản kiếm được từ hoạt động", "lợi nhuận

từ hoạt động" hay "thu nhập từ hoạt động"

Công thức đề tính EBIT là:

EBIT = Thu nhập - Chỉ phí hoạt động

Có thể xem công thức tính EBIT một cách cụ thể hơn như sau:

EBIT = Tổng Doanh Thu - Tổng biến phí - Tổng định phí

Nói cách khác, EBIT là tắt cả các khoản lợi nhuận trước khi tính vào

các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập Một yếu tổ quan trọng đóng

vai trò giúp cho EBIT được sử dụng rộng rãi là nó đã loại bỏ sự khác nhau

giữa cầu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các công ty khác nhau Do đã loại bỏ

lợi nhuận và thuế, hệ số EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của công ty,

và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay còn được gọi là hệ số thu nhập trả lãi

định kỳ và còn có tên tiếng Anh là Times interest earned Ratio Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi

như thế nảo Nếu công ty quá yếu về mặt nảy, các chủ nợ có thể đi đến gây

sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty Hệ số khả năng thanh

toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

trên lãi vay:

Hệ số EBIT

khả năng tioán = -

Trang 38

Trong đó, lãi trước thuế và lãi vay cũng như lãi vay là của năm cuối hoặc là tổng của 4 quý gần nhất Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nảo cũng rất quan trọng Rõ ràng, khả năng thanh toán lãi

vay càng cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình cảng lớn

* Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính

Các nhân tô ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính được xác định như sau:

~ Hiệu quả kinh doanh:

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không xét đến khía cạnh nguồn

lẻ hiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong

vốn Một doanh nghiệp nâng cao không ngừng hiệu quả kinh doanh là điều kiện để nâng cao hiệu quả tài chính

- Hiệu ứng đòn bẩy tải chính: thể hiện ảnh hưởng của chính sách tải

chính trong việc tạo ra hiệu quả của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp sử dụng

khóe léo nguồn vốn vay thì cùng một hiệu quả kinh doanh nó có thể tạo lợi

nhuận tăng hơn rất nhiều so với trước

~ Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và chỉ phí trả

lãi vay đến hiệu quả tài chính có thể được xem xét thông qua tỷ suất khả năng thanh toán lãi nợ vay Nếu khả năng thanh toán lãi nợ vay càng nhỏ thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ kém đi

Trên cơ sở mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, nhà phân tích sẽ tìm hiểu các nguyên nhân, dự đoán biện pháp để cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản vẻ tài chính doanh

nghiệp và phân tích hiệu quả tải chính doanh nghiệp, Chương 1 đã đi sâu vào nghiên cứu phân tích hiệu quả tải chính doanh nghiệp Ngoài các mục đích phân tích, nguồn thông tin dùng để phân tích, các phương pháp phân tích tải

Trang 39

chính doanh nghiệp, luận văn đi vào phân tích nội dung hiệu quả tải chính

doanh nghiệp Trong đó bao gồm:

~ Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, bước phân tích

này giúp cho nhả phân tích có cái nhìn sơ lượt ban đầu vẻ tình hình tải chính của doanh nghiệp, về các khoản mục thay đổi qua các năm phân tích và tỷ

trọng từng khoản mục chiếm trong tổng số thông qua sự động của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán bằng việc phân tích cấu trúc tài sản và

cấu trúc nguồn vốn,

~ Phân tích hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp, nhằm đánh giá

sâu hơn những đặc trưng trong cơ cấu tài sản, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh, thông qua các chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng tài sản cố

định; Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động; Hiệu suất sử dụng tổng tải sản Trên

cơ sở đó để đi vào phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

- Phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, là việc đánh giá khả năng đạt kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu

như: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA); Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE); Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE); Khả năng trả lãi vay Từ đó đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi để nhà phân tích tìm hiểu

nguyên nhân, đưa ra các biện pháp để cải thiện khả năng sinh lợi của doanh

nghiệp

Trên cơ sở khoa học các lý luận cơ bản về phân tích hiệu quả tài chính, chương 2 sẽ đi phân tích thực tiễn hiệu quả tải chính tại Tông công ty Hàng không Việt Nam.

Trang 40

Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt

Nam gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Ngành Hàng không

dân dụng Việt Nam Sau 50 năm phát triển kê từ ngày 15/1/1956, ngành Hàng

không dân dụng Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế của đất nước với mô hình tổ chức quản lý đã từng bước thay đổi để đáp ứng yêu

cầu đổi mới trong từng giai đoạn, phù hợp với xu thể phát triển chung của nền

kinh tế Việt Nam và quá trình hội nhập với nền kinh tế thể giới

Tháng 4/1993, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam — Vietnam Airlines chính thức được thành lập Ngày 27/5/1996, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định thành lập Tổng công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines Corportation trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không do Vietnam Airlines làm nòng cốt

Việc thành lập Tổng công ty là một bước chuyên lớn về tổ chức và cơ chế

hoạt động của Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam nhằm đáp ứng yêu câu đôi

mới của đất nước, tạo điều kiện để xây dựng một hãng hàng không lớn mạnh

vươn lên ngang tầm các hãng hàng không trong khu vực và trên thế

Trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, Vietnam Airlines đã có những

bước tiến mạnh mẽ về mọi mặt, đặc biệt là việc mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp cận công nghệ hiện

đại Những năm gần đây, Vietnam Airlines không ngừng phát triển, mở rộng

Ngày đăng: 21/11/2024, 07:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w