1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Vấn Đề Giáo Dục Ý Thức Chính Trị Cho Đoàn Viên Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Ở Thành Phố Đà Nẵng Hiện Nay

95 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Giáo Dục Ý Thức Chính Trị Cho Đoàn Viên Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Ở Thành Phố Đà Nẵng Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thanh Hiếu
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Hữu Ái
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Triết học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 6,7 MB

Nội dung

Những khả năng ấy càng nói lên tính chất phức tạp và phong phú của đời sống tâm lý - ý thức ở con người mà khoa học còn phải tiếp tục di sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ bản chất của những

Trang 1

HO CHi MINH O THANH PHO DA NANG

HIEN NAY

LUẬN VAN THAC SI KHOA HOC XA HOI VA NHAN VĂN

2015 | PDF | 95 Pages buihuuhanh@gmail.com

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

NGUYÊN THANH HIÊU

VAN DE GIAO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ

CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN CỘNG SẢN

HO CHi MINH O THANH PHO DA NANG

HIEN NAY

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ HỮU ÁI

Đà Nẵng - Năm 215

Trang 3

Tôi cam doan đây là công trình nghiên cửu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng

được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thanh Hiếu

Trang 4

4 Co sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài

6 Kết cầu của luận văn

7 Tổng quan vấn dé nghiên cứu

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ Ý THỨC CHÍNH TRỊ

KET LUAN CHUONG 1

CHƯƠNG 2 TINH HINH GIÁO DỤC Ý THUC CHINH TRI CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN CỘNG SẢN HÒ CHÍ MINH Ở

2.1 BOL CANH GIAO DUC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO DOAN VIÊN

THANH NIÊN Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

2.2 NHUNG THANH TUU VA HAN CHE,

Trang 5

DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỎ CHÍ MINH

3.1 NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

3.2 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ

3.2.1 Các giải pháp

3.2.2 Những kiến nghị

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYET ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ý thức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội Thông qua tổ chức nhà nước, nó tác động trở lại cơ sở kinh tế và có thể trong những giới hạn nhất định thay đổi cơ sở kinh tế Có thể khẳng định tư tưởng chính trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh than của xã hội, nó thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác

Tác động tích cực hoặc tiêu cực của ý thức chính trị phụ thuộc vào tính

chất tiến bộ, cách mạng hoặc phản tiến bộ, phản cách mạng của giai cấp mang

hệ tư tưởng đó Khi giai cấp còn tiến bộ, cách mạng - tiêu biểu cho xu thế phát triển đi lên của lịch sử thì hệ tư tưởng chính trị của nó có tác dụng tích

Trang 8

cách thường xuyên, phố biến và sâu sắc Nhiệm vụ hàng đầu là phái tăng cưởng hơn nữa việc bồi dưỡng, giáo dục, giác ngộ lý tưởng, truyền thống cách mạng, giúp thanh niên rèn luyện bản lĩnh vững vàng, vượt qua mọi khó khăn, nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò, vị trí của thế hệ trẻ trong phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, bồi đắp lòng yêu nước ý chí tự tôn tự cường dân tộc

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một trong những tô chức chính trị - xã hội, là cánh tay đắc lực, đội dự bị tin cậy của Đảng Hoạt động tích cực của Đoàn Thanh niên trên tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội đã đang và sẽ góp phần thúc đây sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội nói chung

Đổi mới nội dung hoạt động phong trào Đoàn là một công việc quan trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội do Đảng

ta khới xướng Thực tiễn trong những năm qua, phong trào Đoàn ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đã và đang đạt được những kết quá rất đáng

tự hào Qua đó mang lại cho thé hé trẻ một niễm tin vào tương lai, vào công cuộc đổi mới đất nước trong tình hình mới, qua đó tạo nguồn nhân lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng Trong thời gian tới sự nghiệp đổi mới đất nước sẽ được phát triển với tốc độ cao hơn và toàn diện hơn Theo tỉnh thần đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần phải có sự đánh giá, tổng kết và đề ra kế hoạch, biện pháp cho riêng mình trong giai

đoạn mới Cũng giống như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội để đạt được những kết quả tốt, Đoàn cần phải quán triệt một cách toàn diện và sâu sắc cơ

sở lí luận chung và sự vận dụng phù hợp hoàn cảnh cụ thể của địa phương

“Trong những năm qua, Đoàn TNCS Hỗ Chí Minh thành phố Đà Nẵng đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách cùng với các ngành, lĩnh vực khác đóng

Trang 9

kết quả đã đạt được, nhìn chung hiện nay trong công tác giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên vẫn còn nhiều bắt cập trên nhiều phương diện cả

về mặt tô chức, cả về hoạt động thực tiễn Điều này thể hiện ở mỗi quan hệ giữa đoàn viên với tổ chức có nơi, eó lúc chưa thật chặt chẽ, tính tiên phong gương mẫu chưa cao lập trường chính trị tư tưởng chưa thực sự kiên định, vững vàng, sự nhiệt huyết của bản thân mỗi đoàn viên còn hạn chế, và đôi lúc, đôi nơi còn có sự buông lỏng sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền : trong đó có cả các nhân tố chủ quan và khách quan cho nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào Đoàn ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của thể

hệ trẻ Suy đến cùng thì những hạn chế đó rất khó tránh khỏi nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang chuyển mình đổi mới một cách toàn diện Tuy vậy, tất cả những vấn để đó cần nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện từ đó cẳn

có những biện pháp đúng đắn tích cực để giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên được tốt hơn, xây dựng phong trào Đoàn phát triển mạnh mẽ

trong thời gian đến

Vì vậy, nghiên cứu vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh

niên không chỉ có ý nghĩa lý luận, ý nghĩa học thuật mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc thúc đây phong trào Đoàn ngày càng phát triển Với ý

nghĩa đó tác giả chọn vấn đề “Giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp

Trang 10

hiện nay

Nhiệm vụ:

Để thực hiện được mục tiêu trên đây, nhiệm vụ của luận văn sẽ là:

- Làm rõ nội dung của ý thức chính trị, vai trò của ý thức chính tri trong đời sống chính trị, xã hội

- Phân tích thực trang giáo dục ý thức chính tri cho đoàn viên thanh niên Công sản Hồ Chí Minh ở thành phố Đà Nẵng hiện nay

- Đề xuất những giải pháp nhằm củng cố, nâng cao ý thức chính trị của đoàn viên thanh niên Cộng sản Hỗ Chí Minh ở thành phố Đà Nẵng hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Trong giới hạn Luận văn Thạc sĩ dé tài chỉ khái quát các vấn đề lý luận chung cơ bản về ý thức chính trị Và vận dụng vào việc giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên ở Đà Nẵng hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra luận văn sử dụng các phương pháp:

phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, diễn dịch quy nạp, lịch sử cụ thé, logic

~ lịch sử, thông kê, điểu tra, khảo sát thực tiễn

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

* Ý nghĩa khoa học:

Đề tài góp phần hệ thống hóa và cụ thể hóa các quan điểm về ý thức chính trị, về vị trí, vai trò của ý thức chính trị trong các lĩnh vực đời sống xã hội Từ đó, đi đến vận dụng vào việc giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên ở thành phố Đà Nẵng, để xuất những giải pháp nhằm nâng cao việc giáo dục ý thức chính trị và nâng cao ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên ở thành phố Đà Nẵng hiện nay

Trang 11

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với tic gia trong việc rèn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học, nâng cao hiểu biết của bản thân,

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu cho công tác tổ chức Đoàn, các hoạt động của các tô chức giáo dục, các trường Đại học, Cao đảng về giáo dục

ý thức chính trị, nhằm nâng cao ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên, sinh viên

6 Kết cầu của luận văn

Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

7 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Vấn đề ý thức chính trị và giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên là một để tài được nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học tiếp cân, tập trung nghiên cứu và khảo sát Đến nay, có một số công trình nghiên cứu, ở nhiều gốc độ khác nhau để cập đến để tài này Có thể chia thành các nhóm như sau:

.Một là, những công trình nghiên cứu của nhiều tác giả để cập nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay, xây dựng ước mơ, hoài bão, ý chí cho thanh niên Tiêu biểu như:

- Phạm Đình Nghiệp, “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay", Nxb Thanh Niên, 2001

- Đỗ Mười (1997), Thanh niên cần nuôi đường ước mơ, hoài bão, chí

Trang 12

trong thời kỳ CNH -HĐH đắt nước, Nxb Thanh Niên

Hai là, các công trình nghiên cứu về tình hình thanh niên, vai trò của thanh niên, thực trạng giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên hiện nay và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao việc giáo dục ý thức chính trị cho thanh niên Tiêu biểu như:

~ Nguyễn Văn Buồm (2005), Tình hình thanh niên Việt Nam số liệu và phân tích, Nxb Thanh Niên

- Phạm Bằng - Nguyễn Hồng Thanh (2005) Tình hình thanh niên Việt Nam thé ky XXI- những sự kiện quan trọng nhất Nxb Thanh Niên

- Tran Van Miều (2005) Tuổi trẻ tham gia xây dựng xã hội học tập, Nxb Thanh Niên

~ Lê Hữu Ái, Lâm Bá Hoà, Cẩn phải làm gì để xây dựng ý thức chính trị cho sinh viên Đại học Đà Nẵng hiện nay Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 3(38).2010

~ Đoàn Văn Thái (2002), Nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong thời

kỳ CNH- HĐH, Nxb Thanh Niê:

~ Vũ Trọng Kim (2004), Moi

hiện nay, Nxb Thanh Niên

- Nguyễn Thọ Ánh (2006), Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị, Nxb Thanh Niên

van dé v

ông tác vận động thanh niên

Ba là, các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả về công tác lãnh đạo và quản lý đoàn viên thanh niên:

~ Dương Tự Đam (2005), Lãnh đạo và quản lý

thời kỳ đổi mới, Nxb Thanh Niên

- Đoàn Văn Thái (2006), Quản lý Nhà nước với công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh Niên

òng tác thanh niên trong

Trang 13

thống các vấn đề vẻ giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên, đánh giá đúng thực trạng ý thức chính trị của đoàn viên thanh niên và tình hình giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên hiện nay Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào xuất bản và công bố mà trùng với hướng tiếp cận và nội dung đề tài "Vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên Cộng sản HO Chí Minh ở thành phố Da Nẵng hiện nay" Điểm mới của

đề tài ở chỗ, từ lý luận về ý thức chính trị, trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên ở thành phổ Đà Nẵng, luận văn xây dựng định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao giáo dục ý thức chính trị cho đoàn viên thanh niên ở thành phố Đà Nẵng hiện nay

Trang 14

1.1 Ý THỨC VÀ Ý THỨC CHÍNH TRỊ

1.1.1 Ý thức

Trong lịch sử triết học, vẫn dé nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trò của ý thức luôn là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đầu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Trên cơ sở những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội, triết học Mác - Lênin góp phần làm sáng tö những vấn đề trên

a Nguồn gốc của ý thức: Có thê khái quát ý thức có hai nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

Nguồn gắc tự nhiên

Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức sinh

ra vật chất, chỉ phối sự tồn tại và vận động của thế giới vật chất Học thuyết triết học duy tâm khách quan và triết học duy tâm chủ quan có quan niệm khác nhau nhất định về ý thức, song về thực chất họ giống nhau ở chỗ tách ý thức ra khỏi vật chat, lay ý thức làm điểm xuất phát dé suy ra giới tự nhiên Các nhà duy vật trước Mác đã đấu tranh phê phán lại quan điểm trên của chủ nghĩa duy tâm, không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên cúa ý thức, đã chỉ

ra mỗi liên hệ khăng khít giữa vật chất và ý thức, thừa nhận vật chất có trước

ý thức, ý thức phụ thuộc vào vật chất Do khoa học chưa phát triển, do ảnh

Trang 15

của vật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức Ý thức là chức năng của bộ óc con người Ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người, đo đó khi bộ óc bị tốn thương thì hoạt đông của ý thức sẽ không bình thường Vì vậy, không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc Ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt động sinh lý thân kinh của bộ óc người

Khoa học đã xác định, con người là sản phẩm cao nhất của quá trình phát triển từ thấp đến cao, tử đơn gián đến phức tạp của vật chất vận động, đồng thời đã xác định bộ óc của con người là một tổ chức sống đặc biệt có cấu trúc tỉnh vi và phức tạp bao gồm khoảng 14 - 15 ty té bao than kinh Các tế bào này có liên hệ với nhau và với các giác quan, tạo thành vô số những mỗi liên

hệ thu nhận, điều khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện Quá trình ý thức và quá trình sinh lý trong bộ óc không đồng nhất, không tách rời, không song song mà là hai mặt của một quá trình sinh lý thần kinh mang nội dung ý thức Nhưng tại sao bộ óc con người - một tổ chức vật chất cao - lại có thể sinh ra được ý thức? Đề trả lời câu hỏi này chúng ta phải nghiên cứu mỗi liên

hệ vật chất giữa bộ óc với thể giới khách quan Chính múi liên hệ vật chất ấy hình thành nên quá trình phản ánh thé giới vật chất vào óc con người

Trang 16

Trong quá trình tiến hóa của thế giới vật chất Các vật thẻ càng ở bậc thang cao bao nhiêu thì hình thức phản ánh của nó càng phức tạp bấy nhiêu Hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giởi tự nhiên vô sinh là những phản ánh vật lý, hóa học Những hình thức phản ánh này có tính chất thụ động, chưa có định hướng sự lựa chọn Hình thức phán ánh sinh học đặc trưng cho giới tự nhiên sống là bước phát triển mới vẻ chất trong sự tiến hóa của các hình thức phản ánh Hình thức phản ánh của các cơ thể sống đơn giản nhất là biểu hiện ở zính kích thích, tức là phản ứng trả lời tác động của môi trưởng ở bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đối chất của chúng Hình thức phản ánh tiếp theo của các động vật chưa có hệ thần kinh là tính cám ứng tính nhạy cảm đối với sự thay đổi của môi trường Hình thức phản ánh của các động vật có hệ thông thần kinh là các phản xạ Hình thức phản ánh ở động vật bậc cao khi có hệ thần kinh trung ương xuất

tách rời con ngưi

Như vậy, ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính của vật chất - thuộc tính

phản ánh - phát triển thành Ý thức ra đời là kết quả phát triển lâu dài của

thuộc tính phản ánh của vật chất Nội dung của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài, về vật được phản ánh Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thẻ xảy ra.

Trang 17

Như vậy, bộ óc người (cơ quan phản ánh về iới vật chất xung quanh) cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức

Những điều đã trình bày về nguồn gốc tự nhiên của ý thức cho thấy “sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vỉ hết sức hạn cl

trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vẫn để nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghỉ ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối” [16 tr.173] Ý thức chính là đặc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao mà thôi [10, tr.164-167]

Nguén géc xa hi

Để cho ý thức ra đời, những tiền để, nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng không thể thiểu được, song chưa đủ; điểu kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền để, nguồn gốc xã hội Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ lao đông, ngôn ngữ và những quan hệ

xã hội

Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của mình, là một quá trình trong đó bản thân con người đóng góp vai trò môi giới, điểu tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa người và tự nhiên Lao động là điểu kiện đầu tiên và chủ yếu dé con người tổn tại Lao động cung cấp cho con người những phương tiện cần thiết để sống, đồng thời lao động sáng tạo ra cả bản thân con người Nhờ có lao động, con người tách ra khỏi giới động vật Một trong những sự khác nhau căn bản giữa con người với động vật là ở chỗ động vật sử dụng các sản phẩm có sẵn trong giới tự nhiên, còn con người thì nhờ lao động mà bắt giới tự nhiên phục vụ mục đích của mình, thay đổi nó, bắt nó phục tùng những nhu cầu của mình Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo

Trang 18

thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có ý thức về thể giới đó

Sự hình thành ý thức không phải là quá trình thu nhận thụ động, mà đó là kết quả hoạt động chủ động của con người Nhờ có lao động, con người tác động vào thế giới khách quan, bắt thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định, và các hiện tượng ấy tác động vào bộ óc người hình thành dẫn những tri thức về tự nhiên và xã hội Như vậy, ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan của con người, làm biến đối thé giới đó Ý thức với tư cách là hoạt động phản ánh sáng tạo không thể có được ở bên ngoài quá trình con người lao động làm biến đối thế giới xung quanh Vì thế có thể nói khái quát rằng lao động tạo ra ý thức tư tưởng, hoặc nguồn gốc cơ bản của ý thức tư tưởng là sự phản ánh thé giới khách quan vào đầu óc con người trong quá trình lao đông của con người

Lao động không xuất hiện ở trạng thái đơn nhất, ngay từ đầu nó đã mang tính tập thể xã hội Vì vậy, nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và nhu cầu trao đổi

tư tưởng cho nhau xuất hiện Chính nhu câu đó đòi hoi xuất hiện ngôn ngữ Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thẻ hiện được

Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, đồng thời là công cụ của tư duy nhằm khái quát hóa, trừu tượng hóa hiện thực Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, trao đôi thông tin, trao đổi tri thức từ thể

hệ này sang thế hệ khác Ý thức không phải thuần túy là hiện tượng cá nhân

mà là một hiện tượng xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được

Trang 19

Vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ

xã hội Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội [10, tr.167- 169]

b Bản chất của ý thức

“Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất Còn các nhà triết học duy vật đều thừa nhận vật chất tổn tại khách quan

và ý thức là sự phản ánh sự vật đó Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi quan niệm siêu hình - máy móc nên họ đã coi ý thức là sự phản ánh sự vật một cách thụ động, giản đơn, máy móc, mà không thấy được tính năng động sáng tạo của ý thức, tính biện chứng của quá trình phản ánh

Khác với các quan điểm trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên co

sở lý luận phản ánh: về bản chất, coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo: ý thức là hình ảnh chủ quan của thé giới khách quan

Để hiểu bản chất của ý thức, trước hết, chúng ta thừa nhận cả vật chat và

ý thức nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập Ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh; còn vật chất là cái được phản ánh Cái được phản ánh - tức là vật chất - tổn tại khách quan, ở ngoài và độc lập với cái phản ánh tức là ý thức Cái phản ánh - tức ý thức - là hiện thực chủ quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, lấy cái khách quan làm tiền đề, bị cái khách quan quy định, nó không có tính vật chất Vì vậy không thể đồng nhất,

hoặc tách rời cái được phản ánh - tức vật chất, với cái phản ánh - tức ý thức Nếu coi cái phản ánh - tức ý thức - là hiện tượng vật chất thì sẽ lẫn lộn giữa cái được phản ánh và cái phản ánh - tức lẫn lộn giữa vật chất và ý thức, làm

Trang 20

mắt ý nghĩa của đối lập giữa vật chất và ý thức, từ đó dẫn đến làm mắt đi sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Thứ hai, khi nói cái phản ánh - tức ý thức - là hình ảnh chủ quan của thé giới khách quan, thì đó không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật Ý thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thể giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu câu thực tiễn xã hội Theo C.Mác, ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó" [5, tr.35]

“Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ra rất phong phú Trên cơ sở những cái

đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, những huyền thoại những giả thuyết lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao Những khả năng ấy càng nói lên tính chất phức tạp và phong phú của đời sống tâm lý - ý thức ở con người mà khoa học còn phải tiếp tục di sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ bản chất của những

hiện tượng a

Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thể giới, cho nên quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người là quá trình năng động sáng tạo thống nhất ba mặt sau:

Một là, trao đối thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng, có chọn lọc các thông tin cần thiết

Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình anh tinh thần Thực chất, đây là quá trình "sáng tạo lại" hiện thực của ý thức theo nghĩa: mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tỉnh thần phi vật chất.

Trang 21

Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biển các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực Trong giai đoạn này, con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện công cụ để tác động vào hiện thực khách quan

nhằm thực hiện mục đích của mình

“Tính sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh theo quy luật của

sự phản ánh mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần Sáng tạo

và phản ánh là hai mặt thuộc bản chất ý thức Ý thức là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp năng động, sáng

tạo của bộ óc

Y thức là một hiện tượng xã hội Sự ra đời tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chỉ phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội do như cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định Ý thức mang bản chất xã hội [10 tr.170-172]

e Kết cẫu của ý thức

Ý thứ là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rit phức tạp Có

nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về kết cấu của ý thức song ở đây chúng ta

Trang 22

khác Trỉ thức có nhiều loại khác nhau như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: Tri thức thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài và rời rạc Tri thức khoa học phản ánh trình độ của con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực Ngày nay, vai trò động lực của trí thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội trở nên rõ ràng, nỗi bật Loài người đang bước vào nên kinh tế trí thức - là nền kinh tế trong đó sự sản sinh

ra, phô cập và sử dụng trí thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế Trong nền kinh tế trì thức, đa số các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, vì vậy, đầu tư vào trí thức trở thành yếu tô then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn

“Tình cảm là sự cám động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh thực tai; nó phản ánh quan hệ của con người đổi với nhau, cũng như đối với thé giới khách quan Tình cảm tham gia vào mọi hoạt động của con người và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của con người Tình cảm có thể mang tính chất chủ đông, chứa đựng sắc thái cảm xúc tích cực, cũng như trở thành thụ động chứa đựng sắc thái cảm xúc tiêu cực Tình cảm tích cực là một trong những động lực nâng cao năng lực

hoạt động sống của con người Tri thức kết hợp với tình cảm hình thành nên niễm tỉn, nâng cao ý chí tích cực biến thành hành động thực tế, mới phát huy được sức mạnh của mình [10, tr.173-174]

Theo chiều sâu của nội tâm

Trang 23

cũng tự nhận thức bản thân mình Đó chính là tự ý thức Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mỗi quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội Những cảm giác của con người về bản thân mình trên mọi phương diện giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tự ý thức Con người chỉ tự ý thức được bản thân mình trong quan hệ với những người khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thể giới Chính trong quan hệ xã hội trong hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hóa vật chất và tỉnh thần do chính con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình để nhận rõ bản thân mình, tự điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra

Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cá

xã hội, của một giai cấp hay của một tằng lớp xã hội về địa vị của mình trong

hệ thống những quan hệ sản xuất xác định, vẻ lý tưởng và lợi ích chung của

xã hội mình, của giai cắp mình, hay của tẳng lớp mình

Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới

Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức

mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp Tiềm thức có vai trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lý hàng ngày của con người, cá trong tư duy khoa học Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình

tư duy chính xác, với các hoạt động tư duy thường được lặp đi lặp lại nhiều

Trang 24

lần Ở đây tiềm thức góp phần giám sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học

Vô thức:

'Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí 'Vô thức biểu hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, mặc cảm, sự lỡ lời, nói nhịu, trực giác Mỗi hiện tượng ấy có vùng hoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất

cả đều có một chức năng chung là giải tỏa những ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất là những ham muốn bản năng không được phép bộc lộ

ra và thực hiện trong quy tắc của đời sống công đồng Nó góp phân lập lại thể cân bằng trong hoạt động tỉnh thần của con người mà không dẫn tới trạng thái

ức chế quá mức như ấm ức, "libido"

Như vậy, vô thức có vai trò tác dụng nhất định trong đời sống và hoạt động của con người Nhờ vô thức mà con người tránh được tình trạng căng thẳng không cần thiết khi làm việc "quá tải" Nhờ vô thức mà chuẩn mực con

người đặt ra được thực hiện một cách tự nhiên Vì vậy, không thể phủ nhận

sống, nếu phủ nhận vô thức sẽ không thể hiểu

vai trò của vô thức trong e\

đầy đủ và đúng đắn về con người

Tuy nhiên không nên cường điệu, tuyệt đối hóa và thần bí vô thức Không nên coi vô thức là hiện tượng tâm lý cô lập, hoàn toàn tách khỏi hoàn cảnh xã hội xung quanh không liên quan gì đến ý thức Thực ra, vô thức là vô thức nằm trong con người có ý thức Giữ vai trò chủ đạo trong con người là ý thức chứ không phải vô thức Nhờ có ý thức mới điều khiển được các hiện

Trang 25

tượng vô thức hướng tới chân, thiện, mỹ Vô thức chỉ là một mắt khâu trong cuộc sống có ý thức của con người [10, tr.174-177]

1.1.2 Ý thức chính trị

Hình thái ý thức chính trị là hình thái ý thức chỉ xuất hiện và tổn tại trong các xã hội có giai cấp và nhà nước, nó phản ánh các quan hệ chính trị kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước [10 tr.372]

Với tư cách là một hình thai ý thức xã hội ý thức chính trị cũng bao gồm những nét đặc trưng của ý thức xã hội nói chung Boi vay, có thể hiểu ý thức chính trị là những tình cảm, thái độ chính trị, quan điểm tư tưởng chính trị hay lý luận chính trị của cộng đồng xã hội, hoặc của các tầng lớp, giai cấp

Ý thức chính trị thực tiễn - thông thường hình thành trực tiếp từ hoạt động thực tiễn trong môi trường chính trị của xã hội Ở trạng thái tâm lý xã hội, những cảm xúc và tâm trạng về chính trị của quần chúng thường thiếu bền vững và không ồn định Song, những trạng thái tâm lý xã hội như vậy lại

có vai trò to lớn và trực tiếp đối với hành vi chính trị của quần chúng đông

đảo; thông qua đó hệ tư tưởng chính trị tác động vào đời sống chính trị của xã hội

Hệ tư tưởng chính trị của một giai cấp nhất định phản ánh trực tiếp tập trung lợi ích giai cấp của giai cấp ấy Hệ tư tưởng chính trị được thê hiện

Trang 26

trong đường lối, cương lĩnh chính trị của các chính đảng của các giai cấp khác nhau cũng như trong luật pháp, chính sách nhà nước, công cụ của giai cấp thống trị Hệ tư tưởng chính trị được hình thành một cách tự giác Nó được các nhà tư tưởng của giai cấp xây dựng và truyền bá Hệ tư tưởng chính trị gắn với các tô chức chính trị Thông qua các tô chức chính trị mà một giai cấp nào đó tiến hành cuộc đầu tranh về ý thức hệ vì lợi ích của giai cấp của mình

Ý thức chính trị (đặc biệt hệ tư tưởng chính trị) có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội Thông qua tổ chức nhà nước nó tác động trở lại

cơ sở kinh tế và có thể, trong những giới hạn nhất định thay đổi cơ sở kinh tế

Hệ tư tưởng chính trị cũng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tỉnh thân của xã hội Nó thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác

Tác động tích cực hoặc tiêu cực của hệ tư tưởng chính trị (cũng như ý thức chính trị nói chung) phụ thuộc vào tính chất tiến bộ, cách mạng hoặc phản tiền bộ, phản cách mạng của giai cấp mang hệ tư tưởng đó Khi giai cấp còn tiến bộ, cách mạng - tiêu biểu cho xu thế phát triển đi lên của lich sử thì

hệ tư tưởng chính trị của nó có tác dụng tích cực đến sự phát triển xã hội Khi giai cấp đó trở thành lạc hậu, phản động thì hệ tư tưởng chính trị của nó tác động tiêu cực, kìm hãm phát triển xã hội

Là một trong những hình thái ý thức xã hội, ý thức chính trị xuất hi

trong xã hội có giai cắp phản ánh đời sống chính trị của xã hội, trong đó cốt lõi là mỗi quan hệ giữa các giai cấp Ý thức chính trị là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp, nhạy cảm và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của xã hội có

giai cấp Nó được biểu hiện qua hai cấp độ là râm lý chính trị và hệ tư tưởng chính trị Từ đó chúng ta có cơ sở vững chắc đề khăng định rằng đời sống tính thần của xã hội nói chung và ý thức chính trị nói riêng được hình thành

và phát triển trên cơ sở đời sống vật chất trong một giai đoạn cụ thể nhất định,

vì thế không có ý thức chính trị chung cho mọi thời đại Đề ý thức chính trị

Trang 27

trở thành niềm tin và lý tưởng sống trong đời sống chính trị cần phải đây mạnh việc giáo dục ý thức chính trị một cách sâu rộng trong mọi tằng lớp nhân dân nhất là cho các tẳng lớp thanh niên [I, tr.138]

1.2 VALTRO, DAC DIEM Ý THỨC CHÍNH TRỊ

1.2.1 Vai trò ý thức chính trị

a Vai trò ý thức chính trị trong đời sống chính trị

~ Vai trò của ý thức chính trị đối với đời sống chính trị biểu hiện thông qua hệ tr tưởng chính trị, hệ tư tưởng chính trị tác động vào đời sống chính

trị của xã hội, biểu hiện ở niềm tin chính trị, hành vi chính trị của cá nhân,

công đồng, dân tộc Ý thức chính trị còn biểu hiện thông qua các quan hệ các quá trình, xu hướng vận động của chính trị mô hình thẻ chế, chiến lược, chính sách và công nghệ chính trị

Ý thức chính trị cần thiết đối với cả cá nhân, xã hội và hệ tư tưởng chính trị nó tác động vào đời sống chính trị của mỗi cá nhân và toàn xã hội

Thứ nhất, sống trong một xã hội chính trị (tức là các xã hội có giai cấp

và Nhà nước), người ta không thể không chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng chính trị, để trở thành những con người chính trị, có ý thức chủ động, tự giác

cá nhân Do vậy, khái quát lại ý thức chính trị với các đặc trưng: khoa học,

Trang 28

dân chủ, nhân văn, vì con người Theo quan điểm Hồ Chí Minh, phải làm cho chính trị thắm sâu vào đời sống nhân gian, nhìn chính trị từ lăng kính đạo đức

và văn hóa Đặc biệt, Hồ Chí Minh nhắn mạnh tới phương diện đạo đức, nhân văn của chính trị Người cho rằng, chính trị cốt ở hai điểm: đoàn kết và thanh

ý thức chính trị nhằm hình thành

và Nhà nước, giữa cá nhân và xã hội, giữa thành viên của công đồng quốc gia

ứng xử văn hóa chính trị giữa công dân

dân tộc này với công đồng quốc gia dân tộc khác trong một thế giới vừa cạnh tranh vừa hợp tác

Sự biển đổi của ý thức chính trị không chỉ có nguyên nhân từ sự biến đổi của tôn tại xã hội mà còn có nguyên nhân từ sự biến đổi trong bản thân cấu trúc của đời sống tính thần của xã hội Do vậy, sự tác động của ý thức chính trị đổi với các hình thái ý thức xã hội khác làm cho ở mỗi hình thái ý thức có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tổn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất

Lịch sử phát triển của ý thức chính trị cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nỗi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác Ở Hy Lạp

cổ đại, triết học và nghệ thuật đóng vai trò đặc biệt to lớn; còn ở Tây Âu trung

cỗ thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt tỉnh thần của xã hội như triết học, đạo đức, nghệ thuật, chính trị, pháp quyền Ở giai đoạn lịch sử sau này

Trang 29

thì ý thức chính trị lại đóng vai trò to lớn tác động đến các hình thái ý thức xã hội khác Ở Pháp nữa sau thế kỷ XVII và ở Đức cuối thế ký XIX, triết học và văn học đóng vai trò là công cụ quan trọng nhất để tuyên truyền những tư tưởng chính trị, là vũ đài của cuộc đấu tranh chính trị của các lực lượng xã hội tiên tiến Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng, ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác Do vậy, để cho ý thức chính trị phát huy vai trò của mình trong đời sống chính trị cần phải xem xét mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội Bởi vì sự phát triển phát huy tác dụng của ý thức chính trị phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất các mối quan hệ kinh

tế: vai trò lịch sử của giai cắp mang ngọn cờ tư tưởn;

đắn của tư tưởng chính trị đối với các nhu câu phát triển của xã hội; vào mức

độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng [1], tr.152]

~ Vai trò ý thức chính trị đối với việc giải quyết các vẫn đề chính trị

Hoạt động chính trị thực tiễn thể hiện trình độ ý thức chính trị của một lực lượng xã hội, một giai cấp, một tổ chức hay một cá nhân nào đó Bản thân đời sống chính trị là một hệ thống các giá trị cần hướng tới Vì vậy, vẫn dé chi

các chủ thể chính trị có lập trường chính trị tư tưởng như thể nào, có phát huy được vai trò của ý thức chính trị trong việc giữ vững nền chính trị và sự Ổn định chính trị của mình hay không

Sức mạnh kinh tế, sửc mạnh quân sự là những yếu tố cơ bản quan trọng để giữ vững nền chính trị, bởi kinh tế quyết định chính trị, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế Nhiều quốc gia siêu cường về kinh tế, quân sự nhưng không có sự ôn định chính trị, xã hội

do không chú trọng về ý thức chính trị, vai trò của ý thức chính trị không được phát huy tác dụng

chỗ,

ối loạn, một trong những nguyên nhân là

Trang 30

Ý thức chính trị tác động tới đường lối chính trị Trước hết nói về đường lối chính trị - định hướng chính trị cơ bản của giai cấp cầm quyền trong quá trình thực thi quyền lực chính trị, thực

đường lối chính trị đúng, có tính khả thỉ phải phù hợp với qui luật khách quan,

n lợi ích của giai cấp mình Một

với lợi ích của quảng đại quần chúng, đó sẽ là cơ sở tạo niềm tin chính trị, động

cơ và hành động chính trị đúng đắn và có hiệu quả

Nhân cách chính trị của nhà cằm quyền cũng có ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng và tổ chức thực hiện đường lồi chính trị Tri thức và niềm tin chính trị của quần chúng góp phần tạo tính hiệu quả thực tiễn của đường lối chính trị Nếu thiếu những điều đó thì xã hội cũng không có sự ôn định chính trị Sự sụp đô của CNXH ở Liên xô và Đông Âu càng cho thấy rõ bài học này; bắt đầu tử sự sai lẫm về đường lối chính trị vớ

đạo; dẫn đến là sự thoái hóa về bản lĩnh chính trị của ban lãnh đạo chính trị Đảng

và Nhà nước Xô viết Liên Xô đã trở thành nạn nhân của sự phản bội của một số

kẻ lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản Liên Xô, của những phan tử ly khai

sự thỏa hiệp vô nguyên tắc, xa rời hệ tư tưởng chủ

cấu kết chặt chẽ với các lực lượng để quốc hiểu chiến hòng tiêu diệt CNXH Cải

18 khong theo logic khách quan cùng với sự phản bội đã tạo nên cuộc phản cách mạng trên quy mô lớn

Khi những mối quan hệ nội tại của Đảng không được duy tì, bộ máy của Dang réu rã, không có khả năng độc lập tự quản, nhân tố tự hủy hoại xuất hiện như một bệnh hiểm nghèo trong cơ thể của Đảng tạo nên nguy cơ “tha hóa quyền lực”, làm đảo lộn các gid tri, trật tự thì Đảng cũng không thể thực hiện được mỗi quan hệ với đời sống xã hội, chức năng lãnh đạo của Đảng mắt hiệu lực, không đảm bảo lợi ích căn bản của giai cấp mình và xã hội; bệnh quan liêu, hành chính hóa là biểu hiện của nguy cơ xa rời máu thịt với quần chúng

Platon từ lâu đã cảnh tỉnh: quyền lực chứa đựng tiềm ản làm hu hong con người Đối với các đảng chính trị, thực tiễn không chỉ là môi trường kiểm

Trang 31

nghiệm tính đúng đắn của đường lối chính trị, mà còn là môi trường thi tuyển khắt khe đối với khả năng sáng tạo và trình độ hoạt động của Đảng Nếu mỗi đảng chính trị không thể hiện được tẫm vóc chính trị tư tưởng của mình thì nhất định không đám đương nỗi trọng trách lãnh đạo chính trị trong xã hội hiện đại

Giáo dục ý thức chính trị, văn hóa truyền thống cũng là điểm tựa vững chắc cho ổn định chính trị Một trong những sai lắm và phải trả giá đất của Liên Xô là thái độ đối với truyền thống Hiện tại thì khủng hoảng quá khứ bị lôi ra phán xét nhằm bôi đen lịch sử làm cho niễm tin không còn điểm tựa, do vậy chính trị càng mắt ôn định Việt Nam lại khác hẳn, tuy chấp nhận kinh tế thị trường, nhưng vẫn đứng vững trước những sóng gió, những biến động

Điều đó, một phẫn nhờ Đảng có đường lối chính trị đúng; Nhà nước và các đoàn thể quần chúng luôn được đổi mới hoàn thiện Những giá trị bản sắc của Việt Nam vẫn được giữ vững và phát huy, điều đó tạo nên sự bền vững của chế

độ chính trị, g6p phan ổn định chính trị, từng bước đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng và phát triển tương đối nhanh Với ý nghĩa đó, việc giáo dục, truyền thụ các giá trị truyền thống cho các thể hệ sau là điều rất cần thiết quan trọng; quên hoặc thờ ơ, xem nhẹ việc này chính là xem nhẹ việc giáo dục nâng cao ý thức chính trị

~ Vai trò của ý thức chính trị trong đánh gid và dự báo chính trị

"Trên cơ sở nhận thức, chủ thê đánh giá các hiện tượng trong đời sống chính trị và lựa chọn cho mình những hành vi theo đánh giá ấy Như vậy, ý thức chính trị kết hợp với khả năng chủ quan của mỗi chủ thể là cơ sở cho các đánh giá chính trị Nhờ vào khả năng đánh giá các hiện tượng và các quá trình chính trị, trên cơ sở những trí thức và định hướng chính trị, các chủ thể có thể dự báo được sự phát triển của chúng trong tương lai Khả năng dự báo này là một phần

Trang 32

rất quan trọng trong nhận thức chính trị của mỗi chủ thể, nếu dự báo chính xác thì hành vi của họ có ý nghĩa to lớn trong việc hướng tới mục tiêu đề ra

Tính khoa học và cách mạng của hệ tư tưởng sự mẫn cảm chính trị, khả năng nắm bắt những qui luật của đời sống chính trị là cơ sở chủ yếu của tiên đoán và dự báo chính trị Muốn được như vậy, chủ thể phải luôn bám sắt thực tiễn, phải lăn mình vào cuộc sống hiện thực, khắc phục tệ quan liêu, thờ ơ lãnh đạm chính trị

b Vai trò ý thức chính trị trong đời sống xã hội

- Sự tác động của ý thức chính trị trong đời sống xã hội

Ý thức chính trị (đặc biệt hệ tư tưởng chính trị) có vai trò rất quan trong đối với sự phát triển xã hội Thông qua tô chức nhà nước nó tác động trở lại

cơ sở kinh tế và có thể trong những giới hạn nhất định thay đổi cơ sở kinh tế

Hệ tư tưởng chính trị cũng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tỉnh thần của xã hội Nó thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác

Tác động tích cực hoặc tiêu cực của hệ tư tưởng chính trị (cũng như ý thức chính trị nói chung) phụ thuộc vào tính chất tiến bộ, cách mạng hoặc phan tiến bộ, phản cách mạng của giai cấp mang hệ tư tưởng đó Khi giai c:

còn tiến bộ, cách mạng - tiêu biểu cho xu thế phát triển đi lên của lịch sử thì

hệ tư tưởng chính trị của nó có tác dụng tích cực đến sự phát triển xã hội Khi giai cấp đó trở thành lạc hậu, phản động, thì hệ tư tưởng chính trị của nó tác động tiêu cực, kìm hãm phát triển xã hội [10, tr373]

Mức độ ảnh hưởng của ý thức chính trị đối với sự phát triển của xã hội

phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vai trò lịch sử của giai cấp cách mạng; vào mức độ phản ánh đúng đắn cúa ý thức chính trị đối với nhu cầu phát triển của xã hội; vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng

“Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức chính trị có

Trang 33

vai trò đặc biệt quan trọng, ý thức chính trị của giai cắp cách mạng định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác Điều này chứng tỏ rằng nếu ý thức chính trị của giai cấp thống trị đúng đắn, phản ánh đúng bản chất hiện thực xã hội, phản ánh đúng điều kiện kinh tế xã hội thì

nó sẽ thúc đây xã hội phát triển Ngược lại, nếu phản ánh lệch lạc, không đúng bản chất điều kiện kinh tế xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển

Trong điều kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động tư tưởng như triết học, văn học nghệ thuật, hoạt động tư tưởng, mà tách rời đường lối

chính trị đúng đắn của Đảng sẽ không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai

lầm không thể đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân

Để phát huy vai trò của ý thức chính trị trong đời sống xã hội, trong thực tiễn cần phái cải tạo những tàn dư tư tưởng và tâm lý của xã hội cũ, xây dựng đời sống sinh hoạt tỉnh thần của xã hội mới, phải cải tạo được tổn tại của xã hội cũ đã làm nảy sinh những nhân tổ tỉnh thần và xây dựng cho được những phương thức sinh hoạt mới, tiễn bộ của xã hội, nhưng đồng thời cũng không thể coi nhẹ cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa hay xem thường công tác giáo

ng

dục, tuyên truyển trong hoạt động xã hội, bởi vì ý thức chính trị xét đến đều do

Quán triệt nguyên tắc đó trong sự nghiệp cách mạng xã hội

bu kiện kinh tế xã hội quyết định và nó có tính độc lập tương đ

ủ nghĩa ở nước ta, trong giáo dục ý thức chính trị, phát huy vai trò của ý thức chính trị, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy vai trò tác động tích cực của ý thức chính trị trong đời sống kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đắt nước; mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hóa, xây dựng con người mới

Trang 34

quá trình hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng chính trị trong những điều kiện kinh tế chính trị xã

và đào tạo; vào các giá trị tỉnh thần của xã hội, các thể chế chính trị; vao trinh

độ năng lực, phẩm chất của những con người chính trị Kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng chính trị tư tưởng, đường lỗi chính trị tác động vào nó

Hiện nay, không ai có thể phủ nhận một điều là: hàm lượng trí tuệ kết tỉnh

xem nhẹ vai trò ý thức chính trị đối với sự phát triển kinh tế sẽ dẫn đến sai lầm trong thực tiễn và ắt sẽ có sự trả giá

Mục đích của mọi quá trình xây dựng và phát triển là thực hiện mục tiêu

"dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; ý thức chính trị góp phần ngăn ngừa, hạn chế cái ác, cái xi

tính nhân văn trong giải quyết các mối quan hệ xã hội nhằm thực hiện mục tiêu

trên

cái sai, hướng con người vươn đến

Ý thức chính trị có ý nghĩa to lớn trong tổ chức và quản lý xã hội Vì vậy, cần phải phát huy vai trò của nó trong xây dựng và phát triển kinh tế, giữ vững.

Trang 35

6n định chính trị và giải quyết tốt các vấn đề xã hội Đó cũng là một đòi hỏi khách quan

- Ý thức chính trị gáp phẫn đầy mạnh quá trình xã hội hóa chính trị mọi hoạt động của các chủ thé

Sự nhận thức sâu sắc về tư tưởng chính trị sẽ làm cho các chủ thể nảy sinh trong họ nhu cầu và khả năng tham gia một cách tích cực, chủ động và tự giác vào các quá tình chính trị Trên qui mô xã hội ý thức chính trị có vai trò to lớn trong việc hình thành và hoàn thiện các cơ chế thu hút quần chúng nhân dân tích cực tham gia hoạt động chính trị, làm cho cuộc sống phát triển tích cực tốt dep hơn

“Tính tự giác là cơ sở cho sự hình thành thói quen và nếp sống chính trị tốt Điều đó chỉ có được khi các chủ thể nhận thức và hiểu biết sâu sắc vẻ các giá trị,

từ đó dẫn dần vận dụng chúng vào mọi hoạt động xã hội Với ý nghĩa đó, có thé coi quá tình xã hội hóa về chính trị là sự thể hiện từng bước ban chất dân chủ của một chế độ xã hội Trong xã hội có trình độ chính trị cao làm cho mỗi cá nhân công dân ý thức được vị trí của mình trong đời sống chính trị, xã hội đồng thời xã hội cũng hình thành và hoàn thiện cơ chế để mỗi cá nhân công dân tham gia một cách tích cực, tự giác vào công việc nhà nước và xã hội, nhờ đó hoạt động chính trị trở thành công

Hệ tư tưởng chính trị vừa ảnh hưởng đến mỗi người trong xã hội, vừa đặt ra

những yêu cầu vẻ trình độ phát triển nhân cách với chất lượng tương ứng Với ý

thức chính trị cao, chủ thể chính trị sẽ không chịu sự chỉ phối hay áp đặt, cường bức của những thể lực bên ngoài, họ có thê thích ứng với tình huông, vững vàng trước những biến động phức tạp, khó khăn, có sáng kiến, có khả năng nhạy bén,

Trang 36

chủ động, năng động trong các tình huống hay các quá trình chính trị Sự toàn điện, uyễn chuyển và linh hoạt có ý nghĩa rất quan trọng, con người sẽ ngày càng

ng cân đối, hài hòa và tốt đẹp hơn

Việc cá nhân hướng suy nghĩ và hành động của mình vào những giá trị

vươn tới một lí

này hay những giá trị khác sẽ tạo nên định hướng giá trị của họ Cùng một lúc con người theo đuôi nhiều giá trị liên quan đến bản thân, gia đình, công việc Việc định hướng giá trị có ý nghĩa rất quan trọng trong khẳng định vị trí của cá nhân trong hệ thông các quan hệ xã hội Do vậy, mỗi cá nhân phải

tự điều chỉnh mình cho phù hợp với các quan hệ xã hội Chính ý thức chính trị giúp cho chủ thể trong việc khẳng định xu hướng chính trị (nhu cầu chính trị, lý tưởng chính trị, đông cơ chính tr ) Mặt khác dựa vào đó các chủ thể tổ chức các hệ thống hành động xử lý các quan hệ xã hội theo qui đạo chân thiện, mỹ 1.2.2 Đặc điểm ý thức chính trị

a Ý thức chính trị bao giờ cũng mang tinh giai cấp

Ý thức chính trị hình thành trong thực tiễn đầu tranh giai cấp, do đó nó luôn

bị chỉ phối bởi thé giới quan, hệ tư tưởng những quan điểm chính trị của giai cấp nhất định và nó phục vụ lợi ích của mỗi giai cấp Không bao giờ có ý thức chính trị chung chung cho mọi giai cấp Do vậy, bắt cứ hành vi nào của chủ thê chính trị khi đã chịu sự điều chỉnh của ý thức chính trị cũng là hành vi hướng tới thực hiện lợi ich gi

Nhung tính giai cắp không phải là thuộc tính duy nhất của ý thức chính trị Tính dân tộc và tính nhân loại luôn tồn tại trong ý thức chính trị của từng giai cấp

ấp và bảo vệ lợi ích của giai cắp ấy một cách nhân văn

Dac biệt trong bối cảnh của thể giới hiện đại mỗi quan hệ giữa tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại càng gắn bó chặt chẽ hữu cơ hơn bao giờ hết

b Ý thức chính trị mang tính lịch sử - cụ thể

Ý thức chính trị bị qui định bởi những điểu kiện khách quan và nhân tố chủ quan Hai loại nhân tố này có nội dung, tính chất và phương thức qui định

Trang 37

khác nhau trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, điều đó qui định tính lịch sir của ý thức chính trị

Ý thức chính trị không chỉ là kết quả của sự phát triển của nhận thức chính trị và hoạt động chính trị sáng tạo của nhiều chủ thể ở các nước khác nhau và các dân tộc khác nhau mà còn gắn liền với các nền chính trị khác nhau Có ý thức chính trị của giai cấp nắm quyền đặc trưng cho mỗi nền chính trị, nhưng bản thân sự tổn tại của mỗi nền chính trị lại không vĩnh viễn mà luôn có sự thay thể kế tiếp nhau trong lịch sử, nên ý thức chính trị cũng thay đối theo Hơn nữa, ý thức chính trị không phải là một hiện tượng biệt lập sự xuất hiện và phát triển của nó nằm trong mỗi liên hệ mật thiết, biện chứng với các yếu tố lịch sử, nó chịu sự chỉ phối của những điều kiện kinh tế, chính tri,

xã hội Khi các yếu tổ này có sự thay đối thì ý thức chính trị cũng chịu ảnh hưởng của sự thay đôi đó

Sự truyền dẫn ý thức chính trị từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng được thực hiện theo khuôn mẫu và định hướng nhất định, thích hợp với nhận thức và nhu cầu của mỗi cá nhân và toàn xã hội trong đời sống chính trị ở mỗi giai

đoạn lịch sử Do vậy, ý thức chính trị còn phụ thuộc vào khả năng tạo lập, kế

thừa của mỗi

Ý thức chính trị còn gắn với hiện tượng tâm lý

trị, lập trường và hành vi mà có khi cả trên cơ sở của yếu tổ tâm lý xã hội

Tinh lịch sử, cụ thể của ý thức chính trị thể hiện cả ở chỗ: trong các điều kiện lịch sử khác nhau, tính chất

không giống nhau Mặt khác cũng cho thá

nội dung, mức độ phát triển của ý thức chính trị

thức chính trị không phải là cái

Trang 38

gi bat biến mà luôn có sự vận động và phát triển Điều đó ảnh hướng lớn đến những thay đổi trong nhân cách xã hội của con người

e Ý thức chính trị mang tính kế thừa

Tính lịch sử, cụ thể không thê tạo nên sự gián đoạn hay cô lập tuyệt đối của ý thức chính trị của một giai cấp nào đó trong một giai đoạn lịch sử nhất định Sự ra đời của một hệ tư tưởng chính trị bao giờ cũng là kết quả phủ định biện chứng đối với các hệ tư tưởng chính trị trước nó Đó là sự giữ lại và nâng lên một trình độ mới những nhân tổ có giá trị chung mang tinh tích cực của hệ

tư tưởng chính trị bị phú định Tính kế thừa của ý thức chính trị trong sự phát triển được kết tỉnh từ những thành tựu, những di sản tỉnh thần của thời đại, của truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, từ đó làm cho ý thức chính trị không ngừng được nâng lên Cụ thể, trong truyền thống ông cha ta cũng đã để lại cho đời sống chính trị hiện tại của chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quí báu Trong quá trình vận động và phát triển các giá trị truyền thống không biến mắt, mà nó hóa thân vào các giá trị của thời sau theo qui luật kế thừa và tái tạo Các giá trị trước trở thành truyền thống khi được các thế hệ sau lựa chọn, tiếp nhận và phát triển, đó chính là quan hệ giữa truyền thống và hiện tại Sự thích nghỉ của những giá trị cũ đối với sự thay đổi của thời đại là biểu hiện tính liên tục của tư tưởng chính trị Bởi vậy, trong ý thức chính trị cũng phải luôn có sự

kế thừa về mặt giá trị, quay lưng với những giá trị truyền thống cũng có nghĩa quay lưng lại với lịch sử dân tộc Điều đó vừa là sự sa sút về bản lĩnh chính trị vừa trấi v

4 Ý thức chính trị luôn mang tính da dang

Hệ tư tưởng là nhân tố cốt lõi nhất của ý thức chính trị, mà trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định kết cấu giai cấp cũng phức tạp không thuần nhất, cho nên hệ tư tưởng của các giai cấp không đồng nhất Trong mỗi

qui luật vận động và phát triển của lịch sử

nên chính trị, ý thức chính trị không thuần nhất Do đối lập về lợi ích nên các

Trang 39

giai cấp thường có hệ tư tưởng đối lập Bên cạnh ý thức chính trị của giai cấp cầm quyền còn có ý thức chính trị của các giai cấp và giai tầng khác trong xã Ngay trong CNXH, tuy lợi ích của các giai tầng thống nhất với hệ tư

tưởng vô sản, chỉ phối những định hưởng cơ bản của ý thức chính trị: song mỗi giai cấp có tính độc lập tương đối, do vậy nó thống nhất trong da dang Hơn nữa, sự phát triển của ý thức chính trị nằm trong mối liên hệ mật thiết với các yếu tố lịch sử, do đó có mối liên hệ chặt chẽ với các thành tố khác của điều kiện kinh tế - xã hội và các hình thái ý thức xã hội như: kinh tế, đạo đức, pháp quyền thẩm mỹ, tôn giá

e Ý thức chính trị điều chỉnh, định hướng cho hành vì và các quan hệ

xã hội, nâng cao nhận thức, giáo dục cho các chủ thể chính trị

Ý thức chính trị có vai trò to lớn trong việc diéu chỉnh các quan hệ con người với con người, con người với xã hội trong đời sống chính trị Trong quá trình điều chỉnh, một mặt nó dựa vào những chuẩn mực giá trị, mô hình chính

trị để điều chỉnh hành vi, hành động của chủ thể phù hợp với đường lỗi giai cấp cầm quyền Mặt khác, nó tăng cường khả năng tự điều chỉnh của các

của

chủ thể phù hợp, hài hoà với lợi ích của các chủ thể khác, với lợi ích xã hội Thong qua ý thức chính trị, lập trường tư tưởng chính trị cúa các chủ thể trong xã hội, giới cầm quyền có thẻ kịp thời phát hiện ra những điểm nóng chính trị - xã hội, nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu để chủ động giải quyết, làm dịu đi các xung đột xã hội, giữ vững én định chính trị Trong những tình huống chính trị, ý thức chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thiếu nó người ta có thể

Trang 40

làm cho những quan hệ xã hội vốn bình thường hoặc ít gay can lai trở nên căng thẳng, gay gắt, nóng bỏng, thậm chí đối đầu

Vai trò điều chính của ý thức chính trị chủ yếu thực hiện thông qua các chuẩn giá trị của nó với nhiều thang bậc và phạm vi khác nhau Có những chuẩn giá trị mà ý nghĩa và việc áp dụng điều chỉnh của nó chỉ mang tính nhất thời, đặc biệt là những chuẩn giá trị củng cố quan hệ giữa các đảng phái chính trị, giữa các nhóm xã hội lớn khác nhau thường do sự cân nhắc về mặt chiến lược hoặc chiến thuật, do lợi ích của hoàn cảnh và thời cơ qui định Nhưng cũng có bộ phận các chuẩn giá trị chính trị mà thường gọi là các nguyên tắc chính trị mang tính bền vững, bởi những nguyên tắc này thường quyết định vận mệnh chính trị của một chủ thể nào đó Xa rời, từ bỏ nguyên tắc ây cũng có nghĩa là đời sống chính trị, quyền lợi chính trị của chủ thể đó cũng không còn nữa Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cằm quyền, lãnh đạo hệ thống chính trị, luôn giữ vững các nguyên tắc chính trị của mình Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 1a nén tảng tư tưởng và kìm chỉ nam cho mọi hoạt động; Đảng là một tổ chức chất chẽ lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản; Đảng là đại biểu trung thành với lợi ích của giai cắp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng là Nhà nước của dân, do đân, vì dân là những nguyên tắc chính trị cho mọi hoạt động của Đảng ta Đảng ta không bao giờ xa rời những nguyên tắc này,

Sự sụp đỗ của chế độ chính trị XHCN, Đảng cộng sản mắt vai trò lãnh đạo

ở Liên Xô và Đông Âu cũng bắt đầu từ sự xa rời các nguyên tắc chính trị như:

phủ nhận vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản, từ bỏ nguyên tắc dân chủ XHCN với chủ trương đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập Từ đó cho thấy, chủ thê nào muốn khăng định và giữ vững vị thể chính trị của mình đều phải luôn khẳng định, thừa nhận và thực hiện những chuẩn giá trị mang tính nguyên tắc sống còn của mình.

Ngày đăng: 20/11/2024, 21:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN