1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Vận Dụng Tư Tưởng Dân Là Gốc Của Hồ Chí Minh Vào Công Tác Dân Vận Ở Thành Phố Đà Nẵng Hiện Nay

117 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Tư Tưởng Dân Là Gốc Của Hồ Chí Minh Vào Công Tác Dân Vận Ở Thành Phố Đà Nẵng Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thanh Hiền, Nguyễn An Dũng
Người hướng dẫn TS. Phạm Huy Thành
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Triết học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 8,4 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài ‘Tham nhuân sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trỏ của quần chúng nhân dân; đông thời, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, H

Trang 1

(ONG ĐẠI HỌC KINH TE

NGUYEN THANH HIEN

VAN DUNG TU TUONG DAN LA GOC HO CHi MINH VAO CONG TAC DAN VAN Ở THÀNH PHÓ ĐÀ NANG HIEN NAY

Trang 2

AN DUNG TU’ TUONG “DAN LA GOC” CUA HO CHÍ MINH VÀO

CÔNG TÁC DÂN VẬN Ở THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 8229001

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIET HỌC

Giảng viên hướng dẫn khoa học: TS PHẠM HUY THÀNH

Đà Nẵng, năm 2022

Trang 3

Voi lòng biết ơn sâu sắc của mình, em xin chân thành cám on thay giáo

trong Khoa Ly luận chính trị đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong qué

trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Em xin cám ơn các thấy, cô giáo tại Trưởng Đại học Kinh tế Đà Ning

đã giúp đỡ em trong suốt quả quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và các giải pháp thực hiện chưa từng

được công bổ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

L

Nguyễn Thanh

—uh

Trang 4

MO DAU

1 Tinh cap thiết của đề tải ssi TẢ

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài

3 Đối tượng và phạm vì nghiên cứu của Đề tả

3

4

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu -. sec 4

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiến của Đề tải 4

6 Kết cấu luận văn -22.-z2eerrrerrrrrrrrrrrrrrrerrrree Ÿ

7 Tổng quan tài liệu nghiên citu

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG DÂN LA cóc VÀ

12 LÝ LUẬN VẺ DÂN VẬN VẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN ee

1.2.1 Khái niệm về dân vận và công tác dân vận 30 1.2.2 Vị trí, vai trở của công tác đân vận ssccce 31 1.2.3 Nhiệm vụ của công tác dM VAN scones 3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐÂN LÀ

CUA HO CHÍ MINH VAO CÔNG TAC DAN VAN TREN DIA BA

2.1 KHÁI QUÁT VỀ THANH PHO DA NANG VA TO CHUC, HOAT

Trang 5

2.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA THÀNH PHO DA NANG THEO TU TUONG DAN LA GOC CUA HO CHi MINH

2.2.1 Thực trạng nhận thức của hệ thống chính trị thành phố Da Ning đối với công tác dân vận theo tư tướng dân là gốc của Hồ Chí Minh -42 2.2.2 Thực trạng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và phát huy sức

2.2.3 Thực trạng công tác phối hợp giữa các cơ quan trong hệ

ng chỉnh trị trong việc thực hiện công tác dân vận ở thành phố Đà Nẵng 55 2.2.4 Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận ở thành phố Đà

2.3 KET QUA, HAN N CHE VÀ NGUYÊN NHÂN _—— 2.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân _ 61 2.3.2 Hạn chế và nguyên mhan ssn: 68

3.1.1 Nhận thức đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà

nước về công tác dân vận 20s sinsetrsrtrrsrrrsrrrrsrrrrrrrrsrrrosrrr 7 3.1.2 Thực hiện hiệu quả công tác dân vận, thật sự phát huy quyền lam

chủ của nhân đân +1 11111111111 1reooooo 7

Trang 6

NANG HIEN NAY _— ect CH = 7 3.2.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hệ thống chỉnh trị về tư tưởng dân là gốc vào công tác dân vận sess = oll 3.2.2 Thue hién tt quy ché dan chu 6 co sé theo quan diém “Dan biét, dân bản, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” tăng cường đồng thuận xã hội keo essen se 7

3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Ban Dân vận với Mặt trân, các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện xã hội 82 3.2.4 Thực hiện phong trảo thi đua “Dân vận khéo” theo tư tưởng Hồ

Chí Minh” HH HH Hee rước 84 3.2.5 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân vận 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

‘Tham nhuân sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trỏ của quần chúng nhân dân; đông thời, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò làm chủ của nhân dân,

quyền lực của dân, Người đặt niềm tin vào khả năng và sức mạnh của dân

“Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, trả lời cho câu hỏi: *Ai là người kách mệnh?”, Người giải thích:

Vi bj áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bên, chỉ cách mệnh càng quyết Khi

trước, tư bản bị phong kiến áp bức cho nên nó cách mệnh Bây giờ

tr bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ cách mệnh " [4T]

và trong tác phẩm Dân vận, Hồ Chí Mình đã khẳng định “/ực lượng của dân

rất to Việc dân vận rất quan trọng Dân vận kém thì việc gì cũng kém Dân vận

khéo thì việc gì cũng thành công " [35, tr 232 - 234]

'Công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng có ý nghĩa chiến lược

đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng Trong mỗi giai đoạn, công tác dân vận

có nội dung, phương thức khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu vận động tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các phong trào cách mạng Tăng

cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng có và tăng cường mối quan hệ mật

thiết giữa Đảng với nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của

Trang 8

sẽ mắt đi sức mạnh, niễm tin của nhân đân khi cán bộ, đảng viên quan liễu, tham nhũng, xa rời nhân đân Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện quan điểm “dân là gốc”: thật sự tin

tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thắt chặt mói quan

hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để

chính là những nội dung cót lõi trong tác phẩm “Dân vận” của Bác Hỗ

Đối với thành phố Đả Nẵng, trong những năm qua phải đối diện với

nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc phải tập trung khắc phục, xứ lý những sai phạm, khuyết điểm theo các kết luận của Trung ương Đặc biệt, sự bùng

ây dựng Đảng Đó cũng

phát, lây lan của đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phó Trước tỉnh hình đó, Đảng bộ, chính quyền

và nhân dân thành phó đã đoàn kết, đồng lỏng, nỗ lực, phần đấu vượt qua khó

khăn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI Đóng góp vào những thành tựu chung của thành phố có vai trò quan trọng của công tác dân vận, đã tập hợp các tầng lớp nhân dân đoàn kết, hãng hái tham gia vào các hoạt động của thành phổ Đồng thời, đẩy mạnh công tác

“Dân vận khéo”, góp phần tạo đồng thuận đề nhân dân tham gia thực hiện chủ trương, đường lôi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhả nước

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân vận trên

địa bản thành phố cũng đứng trước những khó khăn, thách thức, đó là: đời

Trang 9

tối Nơi nảo người đứng đầu cấp ủy, chính quyền nghiêm túc tiếp dân và xuống với dân thật sự, giải quyết thấu đáo những kiến nghị của dân, đứng về phía lợi ích chính đáng của người dân mà giải quyết những điểm nóng, phức

“Van dung tư tướng dân là gốc của Hỗ Chí Minh vào công tác dân vận ớ Đà Nẵng hiện nay” đễ làm đề tài luận văn cao học, chuyên ngành Triết học, với

ốc của Hỗ

Nẵng và

từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong thời

mong muốn có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu vẻ tư tưởng dân là

Chí Minh, quá trình vận dụng vào công tác dân vận ở thành phố

gian đến

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài

2.1 Muc dich nghiên ctu

Lâm rõ tư tưởng dân là gốc của Chủ tịch ‘hi Minh, lun van dé cap

đến thực trang công tác dân vận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay, từ

đó, luận văn để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác din vận ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới

Trang 10

Một là, làm rõ một số vấn đẻ lý luận về công tác din van va tu tưởng dân là gốc của Hồ Chí Minh

Hai là, phân tích thực trạng thực hiện công tác dân vận trên địa bàn thành phố Đả Nẵng

Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản thực hiện có hiệu quả

công tác dân vận trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài

3.1 Doi tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tải là nghiên cứu tư tưởng dân là gốc của 'Hồ Chí Minh và vận dụng vào công tác dân van 6 thinh phố Đà Nẵng hiện nay

3.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Thời gian: Tập trung nghiên cứu việc thực hiện công tác dân vận từ 12/1997 ~ hiện nay

Không gian: Nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng

4 Cơ sỡ lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

H Chi Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vẺ công tác dân vận

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích và tổng hợp, lịch sử và lögïe, diễn dịch và quy nạp, thu thập thông tin vả số liệu

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiến của Đề tài

3.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa được lý luận về dân là chủ và công tác dân vận, luận văn cũng lảm rõ được vị trí, vai trò quan trọng của công tác dan van

Trang 11

trong thời gian tới

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể làm tải liệu tham khảo học tập, nghiên cứu vả giảng

day những vấn đề liên quan đến dân vận và công tác dân vận Luận văn là tải

liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác dân vận

6 Kết cầu luận văn

Ngoài phần Mớ đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương, § tiết

Chương 1: Lý luận chung về tue tưởng dân lả gốc của Hồ Chí Minh và

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu liên quan tư tưởng dân là gốc

~ Công trình: “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tài Thư

do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1993 Cuốn sách đã khái quát

lại toàn bộ lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời cô đại Trong quá trình phân tích

Trang 12

~ Tác giả Lê Văn Quán với cuốn sác]

“Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam từ Bắc thuộc đến thời Lý-Trằn” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Sự thật phát hành năm 2008 Cuốn sách đã phân tích, bình luận những sự kiện lịch sử diễn ra trong suốt thời kỳ Bắc thuộc đến thời kỳ hưng thịnh của

ến Việt Nam độc lập đều gắn với nhân dân

- Tác giả Nguyễn Hoài Văn chủ nhiệm đề tài khoa học: “Sự phát triển của tư tưởng chính trị Việt Nam từ thế kỷ X đến XV* Đề tải đã khảo sát toản

bộ tư tư tưởng chính trị ở nước ta qua năm thế kỷ cúa phong kiến độc lập

tư tưởng chính trị Nho giáo vào quá trình trị nước trong lịch sử đân tộc Việt Nam từ thời Lê đến đầu thời Nguyễn Trong quá trình đó, tư tướng trọng dân, thân dân được để cao

~ Công trình: “Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đến tư tưởng lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh” của tác giả Đỗ Thị Hồng Thu, khoa Việt Nam

học Đại học sư phạm Hã Nội, năm 2008 Công trình đã phân tích sự phát

triển giá trị trọng dân của dân tộc từ Nguyễn Trãi đến Hồ Chí Minh Đây là sự

Trang 13

đại phong kiến Việt Nam độc lập từ thể kỹ X đến thế kỷ XV và ý nghĩa của

nó đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay” của Lê Thị Oanh năm 2003 Luận văn đã phân tích tư tưởng chính trị lấy dân làm gốc qua năm thể kỷ trong thời kỳ phục hưng của dân tộc Luận văn đã chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng này đối với tư tưởng Hỗ Chí Minh và Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới

- Luận văn thạc sĩ; “Sự phát triển từ tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi

đến tư tưởng dân chủ của Hỗ Chỉ Minh” năm 2010, của Cao Phan giang Đại học Cần Thơ Luận văn đã phân tích sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa điển hình ở xã hội phong kiến là Nguyễn Trãi và tư tưởng ấy được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới về chất

Minh như: chính phủ lả công bộc của dân, lấy dân làm gốc, dân ủy quyền cho

Quốc hội bau Chinh phủ đẻ phục vụ nhân dân, tố chất dân và học cách làm dân, mỗi quan hệ giữa cán bộ với dân

~ Tác giá Dương Đình Sơn với bài viết: "Từ chủ nghĩa yêu nước truyền

8 Chi Minh”, dang trên Tạp chí Báo chi va

viet đã nghiên cứu, phân tích vai trò của chủ

thống đến chủ nghĩa yêu nước

tuyên truyễn năm 2006 Bài

nghĩa yêu nước truyền thống và sự kế thừa, phát triển của Hỗ Chí Minh trên

cơ sở chủ nghĩa Mác ~ Lênin Nghiên cứu quá trình này, có thể thấy tư tưởng

Trang 14

- Tác giả Nguyễn Văn Sáu: “Nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ đối mới”, Nxb Lý luận chính trị ấn hành năm 2005 Cuốn sách gồm 12 chuyên đẻ, đi sâu phân tích toàn diện về tư tưởng Hồ Chí Minh

trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tư tưởng dân là gốc

- Hội đồng Trung ương: “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh", NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2003 Giáo trình đi sâu nghiên cứu tư tưởng

Hồ Chí minh về vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc, con đường quá

độ đi lên chủ nghĩa xã hội, về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, kết

hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tư tưởng về đạo đức, nhân văn,

Đã có một số công trình nghiên cứu về vận dụng tư tưởng Hỗ Chí Minh

iêu biểu như cuốn

vào công tác dân vận, dụng tư tưởng Hỗ Chí Minh vào công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới do Trung tâm nghiên cứu khoa học dân vận chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2005 hay cuốn

Nay dung ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức Hỏ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật - Hà Nội, 2018 và các chuyên

để nghiên cứu của Trung ương, các tỉnh thành về việc vận dụng tư tưởng của Người trong thực hành công tác dân vận

“Tại thành phố Đà Nẵng, tập sách Lịch sử công tác dân vận của Đảng bộ

Trang 15

tác dân vận qua các thời kỳ

Do đó, các công trình khoa học trên là cơ sở lý luận nghiên cứu tư tưởng dân là gốc của Hỗ Chí Minh Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về dân vận, công tác dân vận và vận dụng tư tưởng dân là gốc của

Hồ Chí Minh và việc thực hiện công tác dân vận ở thành phố Đà Nẵng Đây chính là khoảng trồng mà đẻ văn thạc sĩ cần triển khai nghiên cứu

Trang 16

CHUONG 1

LY LUẬN CHUNG VE TU’ TUONG DAN LA GOC

VA CONG TAC DAN VAN

1.1 TƯ TƯỞNG ĐÂN LÀ GĨC TRONG LỊCH SỬ DÂN TOC VA CUA

HO CHi MINH

1.1.1 Quan niệm về “Đân là gốc”

Từ xa xưa, khái niệm *Dân” đã xuất hiện vả được sử dụng phổ biến

trong xã hội Tuy vậy, nội hàm của khái niệm “dân” khơng thuần nhất, bất

biến Song tự trung cĩ thể hiểu” Dân là một khái niệm mang nghĩa chính trị -

xã hội, đề cập xã hội cĩ sự phân chia giai cấp, xã hội cĩ sự phân chia các tập đồn người với địa vị và lợi ích khách nhau Dân khơng đơng nhất với dân cư Dân để chỉ số người đơng đảo trong dân cư, là phẩn lớn dân cư chứ khơng phải tồn bộ dân cư Dân gồm những người thuộc các giai cap, tang lap lao động khơng bĩc lọt, trực tiếp tham gia sản xuất của cải cho xã hội và cĩ khả năng tham gia giải quyết những nhiệm vụ nhằm thúc đấy sự tiến bộ xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng đề cập đến khái niệm “Dân là gì”, mà Hồ Chí Minh quan niệm “Dân” bao gồm tất cả những người lao động bình thường, đơng đảo trong xã hội, khơng phân biệt giả, trẻ, gái, trai, dân tộc, tơn giáo, giảu — nghèo Do đĩ, Hồ Chí Minh đưa ra một quan niệm rộng hơn, đĩ

là “nhân dân”, “quần chúng nhân dân” Nhân dân là bồn giai cắp cơng, nơng,

tiểu tư sản, tư sản dan tộc và những phần tử yêu nước khác Quan niệm vẻ

quan chúng nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh man ý nghĩa lý luận và phủ

hợp với quan điểm mà các nhà lý luận của chủ nghĩa mac — Lénin da chi ra

khi khẳng định vai trị của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Hồ Chí Minh nhận thức đúng đắn vai trị, vị tri, sức mạnh của nhân dân với một chật lượng khoa học.

Trang 17

và cách mạng cao Hồ Chí Minh khẳng định “Dân là góc” - Gốc chính là tài dân, lực lượng dân, lòng dân, quyền dân Nói về tải trí dân, Hồ Chí Minh khẳng định “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đẻ gián đơn, mau chóng, day đủ mả những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra” [38, tr 335] Nói vẻ lực lượng cúa dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Chúng ta biết

rằng: lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng Kinh nghiệm trong nước các

nước cho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng, việc to tát máy, khó khăn

mấy cũng làm được Không có thì việc gì làm cũng không xong” [38, tr 335]

Nói về lòng dân, Hồ Chí Minh đúc kết

cả Nếu không được lòng dân thì ta không thể làm tốt công tác” [48, tr 142] Nói về quyền dân, Hồ Chí Minh khẳng định “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyển hạn đều của dân”, “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”

“Ta được lòng dân thi ta không sợ gì

Như vậy, khái niệm "đân” mang ý nghĩa chính trị và giá trị xã hội sâu sắc, nó phản ánh mỗi quan hệ giữa các giai cắp, các tẳng lớp trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định Với chế độ chính trị - xã hội đó, việc ổn định, tồn tại, phát triển của chế do phụ thuộc rất nhiều, gắn liễn với vai trò của quần chúng nhân dân, nghĩa là, một chế đọ, một nhà nước, muốn tồn tại và phát triển thì giai cắp cảm quyền phải biết trọng dân, phát huy sức mạnh của quẫn

chúng nhân dân, hay nói cách khác: "Dân lả gốc”

1.1.2 Từ tưởng dân là gốc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam

"Những biểu hi

của tư tưởng dân lä gốc nước, tư tưởng thân dân ở Việt

Nam trong truyền thống thật vô cùng phong phú, vả nó tạo nên một trong những tỉnh hoa truyền thống của dân tộc, một nét tỉnh hoa của cha ông trong quá khứ Những biểu hiện này có lẽ, một mặt, đã có sẵn, vốn có, nội tại trong truyền thông dựng nước ở Việt Nam; mặt khác, có lẽ do phần nào tiếp thu Nho

giáo trên cơ sở lập trường yêu nước của người Việt Nam, nên chúng mang

Trang 18

những sắc thái mới và tạo nên một nét tỉnh hoa của truyền thống dân tộc, của

chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Thời Lý, ÿ dân, lòng dân là cơ sở cho đường lỗi trị nước Chiểu dời đô cho rằng trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân, thấy thuận tiên thì thay đối, cho nên vận nước lâu dài, phong tục phỏn thịnh Bộ luật Hình thư đầu tiên của

nước ta dưới triều nhà Lý công bố năm 1042 đã xác định: “Chăm lo đến đời

sống người dân trăm họ, chỉnh đến pháp luật sao cho giảm bớt nỗi khổ của

dân, xóa bớt bắt công trong thiên hạ” Sự ra đời của Bộ luật Hình thư đầu tiên

đã ghi nhận những thay đổi trong nhận thức của triểu Lý so với các triều đại

trước đó về tẫm quan trọng của lòng dân đối với vận mệnh của một quốc gia

Š chính trị, kinh tế, giáo dục, luật

pháp cũng rất chú trọng chăm lo đến cuộc sống người dân Nền tảng vững

'Những quyết sách quan trọng của triều Lý

chắc ấy đã giúp triều Lý phát triển hưng thịnh trong hơn 200 năm

Kế thừa những di sản triều Lý, triều đại nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước bị giặc xâm lăng, bài học "dân là gốc” đã được vua tôi nhả Trần thắm nhuân Vận dụng tư tưởng “dân là gốc nước” trong quân sự, Trân Quốc Tuầm

đề ra chủ trương dựa vào dân để đánh giặc giữ nước, khiến cho mỗi người dân trở thành một chiến sĩ kiên cường, tạo nên sự đoàn kết toản dân cùng nhau

giết giặc và Ông đã đúc kết nguyên nhân chiến thắng quân Nguyên Mông:

*Vua tôi đồng tâm, anh em hoà thuận, cả nước góp sức” Cũng vì tư tướng

"dân lả gốc nước” nên sau cuộc kháng chiến thắng lợi “Phải khoan thư sức

dân để làm kế bền gốc rễ sâu, đó là thượng sách giữ nước” Trần Nhân Tông

~ Ông tổ của Thiền Trúc Lâm Yên Tử cũng có tư tưởng thân dân khá rõ Năm

1280, để cho công bằng, ông cho ban thước gỗ, thước lụa củng một kiểu Có

người đón xa giá kêu oan, vua lập tức sai quan giải quyết không thiên vị dân thường hay tôn thất Thời ông, đã đốt hết những hòm biểu xin hàng để yên lỏng những kẻ phản trắc Năm 1290 đói to, ông xuống chiếu phát thóc công

Trang 19

chân cấp cho dân bị đói và miễn thuế đỉnh cho họ Năm 1292 xuống chiếu

cho những người mua dân lương thiện làm nô tỳ, thì phái cho chuộc lại Vua

ngự chơi bên ngoài, giữa đường hễ gặp gia đồng của vương hẳu đều răn các

vệ sĩ không được thét đuổi vì ông cho rằng ngảy thường thì có thị vệ khi quốc gia lâm nạn thì chỉ có bọn chúng có mặt

Đến đầu thế kỷ thứ XX, các nhà Nho duy tân đã kế thừa các quan điểm

về dân của các bậc tiền bồi trong lịch sử, từ đó phát triển lên một bước mới trong điều kiên, hoàn cảnh mới Các nha nho thời kỳ này chú trọng đến vai trò của văn hỏa tư tưởng, đến công cuộc đổi mới tư duy cho nhân dân, xây dựng con người mới Tiêu biểu cho quan niệm là hai chí sỹ Phan Bội Châu và Phan

Châu Trinh Phan ủa nhân dân, và để nhân

dân phát huy được quyền làm chủ thì phải xây dựng con người, xây dựng tư

Châu đề cao vai trò làm chủ

tướng cho nhân dân, và biện pháp dé thực hiện hiệu quả là “Tự tân” Như vậy,

tư tưởng đồng nhất dân với quốc dân, từ quân chủ sang dân chủ, từ quân quyền sang dân quyền, từ tôn quân sang tôn dân là sự chuyên biến tích cực, mới mẻ trong tư tưởng của Phan Bội Châu Phan Châu Trinh cũng đẻ cao.

Trang 20

vai trỏ của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,

nhưng đối lập với biện pháp "tự tân” của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

chủ trương muốn chắn hưng dân tộc phải dựa trên nẻn tảng những thảnh tựu

* Chắn dân khí, khai dan tri,

hậu dân sinh” Mặc đủ có những hạn chế của tư tưởng dân chủ tư sản, song

văn minh của nước Pháp, ông để cao chủ trươn;

những tư tưởng về “thân dân”, tập hợp, phát huy vai trò của quần chúng nhân

dân của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những bải học vô cùng giá trị

cho các thế hệ sau

Như vậy, tư tưởng dân là gốc của dân tộc Việt Nam xuất phát từ chính chủ nghĩa yêu nước, đòi hỏi cả dân tộc đồng lòng để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước Mặt khác, tư tưởng lấy dân làm gốc còn xuất phát từ yêu cầu xây dựng đất nước, đòi hỏi huy động sức dân, tham gia vào xây dựng chính

xã hội

1.1.3 Tư tưởng dân là gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1.1.3.1 Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng dân là gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

'Tư tưởng lấy dân làm gốc của Hỗ Chí Minh là một sản phẩm lịch sử cụ

thé, là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sir được hình thành dưới tác động và ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử dân

tộc và thời đại vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỹ XX

Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, dau thé ky XX có nhiều sự thay đổi lớn Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã bị chủ

nghĩa tư bản Pháp xâm lược, trở thảnh nước thuộc địa nửa phong kiến Trong

trảo lưu xâm lược thực địa của chủ nghĩa tư bản phương tây, từ năm 1858, thực

dân Pháp đã bắt đầu tiến công quân sự đẻ chiếm Việt Nam Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác để nhằm cướp đoạt tải nguyên, nhân công rẻ mạt và mở.

Trang 21

rộng thị trường tiêu thu hang hóa

Những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội dẫn đến những thay đổi về tính chất và mâu thuẫn cơ bản của xã hội

Nam, về đối tượng

và lực lượng của cách mạng Việt Nam Cơ cấu giai cấp xã hội cũng thay đôi: Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản hình thành cùng với

phân hóa của các giai cấp cũ, rồi kéo theo sự thay đổi về ý thức xã hội và đời sống Bị thực

dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến chuyên thành

xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt

Nam là: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam - chủ yếu là nông dân - với giai cấp địa chủ

phong kiến Đối tượng cần phải đánh dé của cách mạng Việt Nam là để quốc Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến Sự mâu thuẫn đỉnh cao trong xã hội đã dẫn đến các phong trảo cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam thời điểm nay không ngừng phát triển Nhưng tắt cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy

đã bị dìm trong máu Bên cạnh đó, sự tác động của những tư tưởng tiến bộ phương Tây cũng như của cách mạng Tân Hợi và cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến Việt Nam, nhất là tạo chuyển biển về tư tưởng dưới ảnh hưởng của các trảo lưu từ tưởng trên, phong trào yêu nước Việt Nam chuyển sang khuynh hướng mới

mà ta thưởng gọi là cuộc vận động dân tộc dân chủ tư sản, tiêu biểu là các

phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương 'Văn Can, cái cách dân chủ của Phan Châu Trinh, phong trào chống thuế

Trung Ky

Sau một thời gian phát triển rằm rộ, các phong trảo trên cũng nối tiếp nhau tan rã trước sự đản áp man rợ của đề quốc Pháp Mặc dù còn thụ động,

ấu trĩ, chưa tin vào sức mạnh của chính dân tộc mình, mà nặng vẻ câu viện,

cải cách, nhưng giải pháp mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản chí ít cũng

Trang 22

tế và thời đại nhất

đặt vấn đề của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ

định Nhìn chung, tắt cả những phong trảo đó chưa thực sự nhìn ra vai trò của

quần chúng nhân dân lao động, chưa thấy quần chúng là người làm nên lịch

sử Trong điều kiện lịch sử ấy, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại, đỏ lả tìm cách đến các nước phương Tây, nơi có trảo lưu Tự do Bình đăng, Bác ái để tìm cách làm mới, phương pháp mới, rồi trở về nước giúp Tổ quốc, giúp đồng bảo Có thể nói,

đây là sự kiện lịch sử quan trọng, là bước mở đầu cho cách mạng Việt Nam chuẩn bi đi vào con đường cách mạng vô sản, nhịp bước cùng với thời đại kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân một cách hữu cơ tử trong bản chất giai cắp và trên tỉnh thần đấu tranh vì lợi ích dân tộc v:

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thể ký XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ

;ủa toàn nhân loại

giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn dé quốc chủ nghĩa, xác lập sự thống, trị trên phạm vi thể giới Chủ nghĩa để quốc đã trở thành kẻ thù chung của tất

cả các dân tộc thuộc địa Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thing lợi và

sự ra đời của Liên bang Xô viết đã tạo ra những tiễn đề, điều kiện cơ bản thúc day phong trio giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam phát triển nhanh chóng, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại Chính

những cuôc cách mang này đã cho chúng ta thấy vai trỏ, sức mạnh to lớn của quản chúng nhân dân Đây chính là tiền đề lịch sử quan trọng cho việc hình thành tư tưởng "lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh

1.1.3.2 Nội dung trong tư trởng dân là gốc của Hồ Chí Minh

Dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc lả tư tưởng vả phương châm hành động của các bậc hiền minh từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim Trên tỉnh thần kế thừa và phát triển tỉnh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng "lấy dân làm góc” lên một tầm cao mới Tư tưởng của

Trang 23

Người vừa có sự chung đúc với tiền nhân, vừa có nét độc đáo, sáng tạo Thể hiện ở một số nội dung tiêu biểu sau:

Thứ nhất, quan niệm mới về quân chúng nhân dân: Vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xem quan niệm vẻ dân trong những điều kiện lịch sử cụ thể Trước cách mạng tháng § năm 1945, Hồ Chí Minh

thường dùng những thuật ngữ: “người bản xứ”, “người bản xứ bị áp bức”,

“người mất nước", “người bị bóc lột”, “người củng khô” Sau cách mạng

tháng 8 năm 1945, Hỗ Chí Minh thường dùng những khái niệm: “Quốc dan”, “đồng bảo”, “nhân đân”, “dân” Đó là những khái niệm dùng để chỉ những người có cùng một quốc gia, cùng một nước, cùng một cội nguồn, bao gồm tắt cả mọi gia ting khác nhau và những người yêu nước khác nhau

Có lúc Hỗ Chí Minh cho rằng: Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những thành phần từ khác yêu nước Đó là nền tảng của quốc dân Nói đến dân là nói đến những người đứng ngoài bộ máy cai trị, chịu tác đông từ chính sách của nhà cầm quyền Nếu trong quan niệm của giai cấp phong kiến, dân chỉ la “thin din”, “thio dan”, tức tầng lớp “bi trí” thấp hẻn thì đối với Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không gì quý bằng

nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoản kết của nhân dan” [43, tr 453] Quan niệm về nhân dân của Hỏ Chí Minh có điểm khác biệt so với chủ nghĩa Mác - Lênin Nếu Lênin nhấn mạnh tính giai cấp khi coi “quản chúng là đa số, và hơn thế nữa chăng những đa số công nhân, mà

dân tộc khi định nghĩa: “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiêu tư sản, tư

sản đân tộc và những phần tứ yêu nước khác” [38, tr 264] Việc mở rộng nội

hàm nhân dân của Hỗ Chí Minh hoàn toàn phủ hợp với đặc điểm của xã hội Việt Nam Mặt khác, quan niệm của Người về nhân dân cũng khác biệt so.

Trang 24

với ông cha khi Người đứng trên lập trường của giai cắp công nhân đề khẳng định công - nông là gốc của cách mạng

Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thân truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh lả người Việt Nam đầu tiên

nhận thức và đánh giá đúng đắn vai trỏ, vị trí, sức mạnh của nhân dân với một

chất lượng khoa học và cách mạng cao Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên

“chủng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý nảy: “dân rất tốt" [3§, tr 286.] Dân rất tốt là một chân lý, vỉ tuy đã bao đời chịu đựng gian khỏ, bị chế độ phong

kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh nhưng nhân dân ta rất anh hùng dũng cảm, hãng hái cần củ Người còn khẳng định dân chúng khôn khéo; trí tuệ và sáng kiến của quản chúng là vô củng tận;

“nhân dân trăm tai nghìn mắt vẫn có nhiễu ý kiển thông minh, có thể giúp cho các chú tiến bộ hơn Công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân"{48, tr 668] Nói về lòng đân, Hỏ Chí Minh đúc kết: “Ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả Nếu không được lòng dân thì ta không thể làm tốt công tác" [48, tr 142] Chính của cải, sức mạnh, đạo đức, tài năng, lòng tin

của dân đã tạo nên "cái gốc” của nước Nhận thức sâu sắc vẽ cái "gốc" đó, Hỗ Chí Minh đúc kết: *Nước lấy dân làm gốc Gốc có vững, cây mới bễn/Xây

cấp tư sản coi nhân dân chỉ là động lực, phương tiện cần huy

cuộc đấu tranh thì Hồ Chi Minh khang định nhân dân là chủ thẻ vả là mục

tiêu của cách mạng Người nhấn mạnh: Lâm cách mạng phải dựa vào dân

Trang 25

sở hữu mọi quyền lực Nếu cụm từ “dân là chủ” nói đến địa vị cao nhất của

là đây tớ của dân Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải nhận thức rõ

vai trò “kép” của mình: Vừa là người đầy tớ trung thành, vừa là người lãnh

đạo sáng suốt nhưng “lãnh đạo là làm đầy tớ cho nhân dân và phải làm cho

tốt” [48, tr 292]

Thứ ba, Hỗ Chí Minh nhẫn mạnh yêu câu tắt cá cán bộ, đẳng viên phải gan dan, trọng dân, học dân, thật thà trước dân và yêu dân Dân tộc Việt Nam da t6n tại hàng ngàn năm nhưng Đáng thì mới ra đời vào năm 1930 Điều đó có nghĩa Ì

côi nguồn sức mạnh của Đảng nên muốn lãnh đạo dân, Đảng phải gần dân,

lắng nghe dân, thấu hiểu dân để đề ra chủ trương, chính sách hợp lòng dân Coi xa dân, quan liêu là những căn bệnh lớn nhất của đảng cẩm quyền nên Hồ Chí Minh đã viết: Đề nghị các vị Bộ trưởng nên luyện cho mình đôi chân hay đi, đôi mắt hay nhìn, cái óc hay nghĩ, không nên chỉ ngồi bàn giấy, theo kiểu “đạo nhân phòng thủ” [49, 110, tr 131] Không chỉ nhắn mạnh phương thức hoạt động của Đảng là "phải tử trong quần chúng ra, trở lai noi quần chúng” [47, tr 501 - 502] Người còn cảnh báo: Nếu xa cách dân

chúng thì nhất định thất bại Sự “gần dân” trong quan niệm của Hồ Chí Minh

không chỉ là gần về khoảng cách địa lý, tức là cán bộ phải bám sát cơ sở mà

còn phải "gằn” về lối sống, mức sống, thậm chí là cán bộ, đảng viên phải có tinh than “tiên ưu hậu lạc” Chỉ như thế nhân dân mới thấy đây là người đại

diện của mình và cán bộ cũng mới hiểu rõ dân sinh, dân ý, dân tình

Dân là “gốc” của nước nên Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên

Trang 26

phải thực hành văn hóa trọng đân, trước hết là tôn trọng ý nguyện và quyền

làm chủ của dân Người căn đặn *ÿ dân là ÿ trời”, dân muốn gì ta phải làm

nấy Sự tín nhiệm cúa dân luôn thẻ hiện chính xác năng lực, phẩm chất của cán

bộ nên Đảng phải tôn trọng đánh giả của dân vẻ từng cán bộ để làm tốt công

tác tổ chức

Do lực lượng của dân rất đông, trí tuệ của dân là vô tận nên cán bộ, đảng

viên phải thực sự cầu thị, khiêm tốn, học hỏi dân chúng Dân chính là người chịu tác động của mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nên việc xây dựng đường lối phải dựa trên ý nguyện của dân, tuyệt đối không được chủ quan, duy ý chỉ; nếu “nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì đề nghị

họ sửa chữa” [39, tr 432] Trong công tác lãnh đạo dân chúng, nếu cán bộ “có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình” [39, tr 330] Sự thành thực của cán bộ không chỉ làm dân thông

cảm, tin yêu mà còn là cơ số

Thứ tư, cán bộ, đảng viên của Đảng phải thực sự dựa vào dân để vì đân “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, vì vậy, cho đủ Đảng Cộng s

là lực lượng dẫn đường nhưng "những người cộng sản chỉ là một giọt nước trong đại dương, một giọt nước trong đại dương nhân dân” [59, tr 117] Muôn

thực hiện bắt cứ chiến lược nào, Đảng đều phải bàn bạc với đân, dựa vào dân,

huy động sức mạnh trong nhân dân Không chỉ dựa vào dân, quan trọng hơn là

Hồ Chí Minh đã coi lợi ích của dân là mục tiêu của cách mạng, lý tưởng của Đảng Người nói rõ “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài Nó

phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng

bảo sung sưởng” [41, tr 337] Vi dân là “gốc” nên việc gỉ có lợi cho dân dủ nhỏ

Trang 27

nhất vẫn phải làm, việc gỉ có hại cho dân dù nhỏ nhất cũng phải tránh “Dân dĩ thực vi thiên", khi trở thành Đảng cằm quyền, tắt cả đường lối, phương châm,

chính sách của Đảng đều phải nhằm vào mục tiêu nâng cao đời sóng của nhân dân, trước hết lä làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành

1.1.4 Giá trị của tư tưởng dân là gốc của Hồ Chí Minh

1.1.4.1 Đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

~ Đổi với việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân

“Trong các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, vẫn để xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân và một xã hội với tỉnh thần thượng tôn pháp luật chiếm một vị trí quan trọng Trong tư tưởng này, Hồ Chí Minh thể hiện các luận điểm cũng như cách thức thực hành nhà nước, pháp luật, vừa mang tính khoa học, cách mạng, vừa có giá trị lịch sử và thời đại Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có ba điểm cơ bản cấu thành bản chất Nhà nước của dân,

đo nhân dân ủy thác cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước, Vi vậ

tịch Hỗ Chí Minh cho rằng nhân dân có quyền kiểm soát đại biểu ma minh da

bầu ra Người viết “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội vả đại biểu Hội đồng nhãn dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân Nguyễn tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân

din đối với đại biểu của mình” Đó chính là nhà nước "của dân, do dân” Nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân là

mục tiêu, tất cả mọi lợi ích đều vì nhân dân, ngoài ra không có một lợi ích

Trang 28

nào khác Trên tình thần đó,

sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân;

Chí Minh nhắn mạnh: Mọi đường lồi, chính

gì có lợi cho dân dù nhỏ

cũng cố gắng lảm, gì có hại cho dân dủ nhỏ cũng có gắng tránh Ca cuộc đởi của Hồ Chí Minh chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc nhân dân Hỗ Chí Minh viết:

Khi tôi ân nắp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết,

tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi

lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó” [37,

tr 240)

Thứ hai, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và trách nhiệm của người cán bộ đối với dân Theo Hồ Chí Minh "Chế độ ta là chế

độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ Đảng ta là đảng lãnh đạo, nghĩa là tất

cả cán bộ từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, ở bắt kỳ cấp nào, ngành nảo, đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân"43, tr 323] Sự lãnh đạo của Đảng là yêu cầu tất yếu và là điều kiện tiên quyết đẻ Nhà nước được thành lập, xây dựng và hoạt động, đảm bảo đúng là nhà nước của dân, do dân và vì dân

Thứ ba, là sự gắn bó giữa Chính phủ với nhân dân, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu không có nhân dân, Chính phủ không có đủ lực lượng Nếu không

có Chính phủ, thì nhân dân không có ai dẫn đường Vậy nên, Chỉnh phủ và nhân dân phải đoàn kết thành một khối” [37, tr 56]

'Về phương thức hình thành, Nhà nước của dân, do dân, vì dân là Nhà

nước được lập ra bằng con đường bầu cử, nhân viên nhà nước thực thi, thừa hành quyền hạn thông qua sự ủy thác của nhân dân, “Tông tuyển cứ là một dip cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có đức, có tài để gánh vác các công việc nhà nước” [37, tr 133] Nhân dân giữ quyền thay đổi, bãi nhiệm.

Trang 29

Chính phủ và nhân viên Nhà nước kho họ làm việc hại cho din, “nếu Chính pha kim hai din thi dân có quyền đuổi Chính phủ” [38, tr 60]

Quan niệm vẻ nhà nước của dân, do dân và vì dân của Hồ Chí Minh gắn với yêu cầu nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật Pháp quyển vừa lả mục

tiêu cẩn đạt, lả nguyên tắc tổ chức và hoạt động, đồng thời cũng lả công cụ trong nhả nước của dân, do dân, vì dân Biểu hiện rõ nét nhất trong tư tưởng nây của Hồ Chí Minh chính là yêu sách thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra

đạo luật, ban hành hiển pháp và "trăm điều phải có thần linh pháp quyền” [33,

tr 438] Tư tưởng của Hồ Chí Minh không đề cao pháp luật thuần túy, không tuyệt đối hóa dẫn đến đức trị như Không Từ hay pháp trị như Hàn Phi Tử mà kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa pháp luật và đạo đức trong quan lý nhà nước, quản

lý xã hội [32, tr 102] Hỗ Chí Minh gắn tính nghiêm minh của pháp luật với đạo đức, lòng nhân ái và sự khoan dung để kết tính thần chủ nghĩa nhân văn cao cả, bởi suy cho cùng *vấn để tư pháp cũng như mọi van đề khác, trong lúc này, là vấn đề ở đời và làm người” [51, tr 174]

~ Đấi với việc xây dựng nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa, phát

huy quyền làm chủ của nhân dân

Từ những ý tưởng sơ khai, ban dau thời kỳ tiền khởi nghĩa về độc lập dân tộc, dân quyền; sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ Công hòa ra đời (1945) và qua các kỳ đại hội, Đảng ta đã nhận thức ngảy cảng rõ hơn, sâu

sắc thêm vẻ nội hàm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Quan điểm

ng

tạo tư tưởng Hỗ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới yêu cầu

của Đảng về nhả nước pháp quyền được phát triển trên cơ sở vận dụng

của thực tế xây dựng đất nước trong bối cảnh có nhiều thay đổi của quốc tế

và đất nước

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội năm 1991 đã đưa ra những nội dung khái quát liên quan đến nhả nước

Trang 30

phap quyén: Dé cao vai trd tdi thượng của Hiến pháp và pháp luật đề cao quyền và nghĩa vụ công dân, đảm bảo quyền con người; tổ chức bộ máy đảm bảo tập trung, thống nhất, vừa có sự phân công giữa các nhánh quyền lực, phân cắp quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp chính quyền nhằm đảm bảo

quyền dân chủ của nhân dân, tránh lạm quyền: “Nhả nước có mỗi quan hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn chặn và trừng trị tệ quan liêu, tham những, lộng quyền, vô trách nhiệm,

xâm phạm quyền dân chủ cúa công dân Tổ chức và hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thông nhất quyền lực, có sự phân công, phân cấp, đồng thời, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương” [23]

Nhận thức của Đảng ta về xây dựng nhà nước pháp quyền cảng được làm rõ hơn tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VỊI (1994) Đảng ta chính thức dùng khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trong những nhiệm

vụ chủ yếu thời gian tới, Hội nghị đề ra: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân” Tư tưởng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tiếp tục được phát triển trong các văn kiện Đại hội VIIL IX, X, XI của Đảng ta, với nội dung: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ

quan, tỗ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật Nhận thức trên là tiền đề quan trọng để Đại hội XII của Đảng làm rõ hơn về: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,

phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhả nước trong việc thực hiện các

quyền lập pháp Hành pháp, tư pháp” [21, tr 171]

Xây dựng nhà nước pháp quyền theo quan điểm “lay din lam gốc” được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biêu lần thứ XII Trên cơ sở đánh giá khái quát những thành tưu nồi bật

Trang 31

va những hạn chế trong nhiệm kỳ Đại hội XI, Tổng Bí thư đã đúc rút 5 bai

học kinh nghiệm Một trong những bài học quan trọng hàng đầu đó là: “Trong

mọi công việc của Đảng và Nhà nước, luôn xác định "Dân là gi

ốc”, thật sự tin

tưởng, tôn trọng vả phát huy quyển làm chủ của Nhân dân; kiền trì thực hiện đúng nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiếm tra, dân giảm sát, dân thụ hướng” [22, tr 49] Trong công cuộc xây dựng, đổi mới đắt nước, Đảng và Nha nước ta luôn lấy nhân dân là trung tâm, chủ thể Việc ban hành các chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân Phục vụ đời sống của nhân dân, phát huy mạnh mẽ quyền làm

chủ của nhân dân là động lực, là mục tiêu của Đảng

Tóm lại, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhả nước được tổ chức theo cách quyên lực của nhân dân, được thể chế hóa thành pháp luật và được đảm bảo bằng pháp luật Nhà nước có quyén lực thống nhất nhưng

có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Hoạt động của nhà nước gắn với thiết chế dân chủ, nhằm đảm bảo tắt cả quyền lực thuộc về nhân dân và mang lại quyền lợi về mọi mặt cho nhân dân Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân, nhà nước là công cụ chủ yếu dé Dang ta định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội

1.1.4.2 Đối với việc xây dựng qui chế dân chủ cơ sở ở nước ta

~ Phát huy quyên làm chủ của nhân đân theo quy chế dân chủ: chỉnh

nhân dân là người thực hiện, giảm sát quy chế

Trong điều kiện Đảng cằm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: Phải ra sức thực hảnh dân chủ, thật sự tôn trọng quyền làm chủ của quản chúng, dân chủ về kinh tế, dân chú về chính trị Người khẳng định, có dân chủ mới làm cho cán bộ vả quần chúng đề ra sáng kiến, có dân chủ thì dân

mới tin, mới dám nói, mới có sự sáng tạo, do đó mới tạo nên động lực Vì

Trang 32

hệ khăng khít “Vì đân ” và “Do dân ”

“Trong những năm gần đây, việc thê chế hóa chủ trương của Đảng về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được đây mạnh Theo đó, Đảng đã chỉ đạo,

ban hành nhiễu nghị quyết, Chỉ thị về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chú nhân din như Nghị quyết Trung ương 3 khỏa VII

về "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân,

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh” (6/1997), Chỉ thị 30

120 về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở” (07/01/2016), Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQHII của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về “thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trắn”, Nghị định 04/2015/ND-CP của Chính phủ vẻ thực hiện quy chế dân chủ trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp, Nghị định 145/2020/ND-CP quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Bộ Luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động Quốc

tục xây dựng Nhà nước Cộng đựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cở s

hội, chính phủ, các bộ, ban, ngành và chính quyển các cấp tích cực xây dựng

thể chế về thực hiện quy chế dân chủ theo hưởng tôn trọng vả phát huy quyền

làm chủ người dân xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, người

đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện quy chế dân chủ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực đổi mới hoạt động, phối hợp tốt với chính quyền cùng cấp trong phát huy vai trò giám

sát, phản biện xã hội, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháo cho

đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân Việc triển khai đồng bộ, sâu

Trang 33

rộng các văn bản quy định của các cáp ủy đảng, chính quyền đã tạo biến tích cực về nhận thức trong cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy

trong công tác xây dựng và thực hiện Quy chế dân chú cơ sở Thực hiện Quy

chế dân chủ cơ sở được gắn với phát triển kinh tế- xã hội, cải cách thủ thục hành chính, gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tắm gương đạo đức

Hỗ Chí Minh với các phong trảo, các hoạt động văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở,

Thực hiện quy chế trong hoạt động của các cơ quan nhà nước đơn vị

sự nghiệp công lập đã giúp người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nâng cao nhận thức, hiểu rõ quyền, trách nhiệm cá nhân trong xây dựng cơ quan, đơn vị văn minh, trong sạch; quản lý, điều hành hoạt động theo nội quy, quy chế; cũng cỗ đoàn kết, tăng sự đồng thuận cao trong nội bộ, góp phần thực hiện thắng lợi chung của đắt nước Thực hiện quy chế dân chủ

ở xã, phường, thị trấn đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, trong thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của địa phương, góp phân ôn định chính trị, trật tự

an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

1.1.4.3 Đối với việc xây dựng người cán bộ, đăng viên gần dân, trọng dân, hết lòng phuc vụ dân

‘Van dung, phat triển sáng tạo chủ nghĩa Mac — Lénin vao thực tiễn cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm: Cách mạng

là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Quan điểm nảy đã trở thành cơ sở lý luận, kim chỉ nam cho hảnh động của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội Hò

Chi Minh luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào nhân dân, ngay cả khi cách mang đang ở trong tình thể ngản cân treo sợi Người cho rằng có dân sẽ có tắt cả, có

Trang 34

ngạo “quan cách mạng ”, ra lệnh, ra oai, “không tin dân” để dẫn đến chỗ “dân

không tin" làm hại đến uy tin của Đảng, của Chính phủ Trong điện gửi các

cán bộ chính quyền vả đoàn thể miễn Nam Trung Bộ năm 1950, Người phê bình tình trạng máy móc, ép buộc đỏng bảo, nhiều việc quá trình độ, dân không hiểu, không thích Đã thấy sai lắm mả không kịp thời sửa chữa, không

kịp thời báo cáo.Dùng thói quan liêu, chỉ biết ra lệnh, ép buộc dân chúng đóng góp Theo Người, dân trí mạnh thì quân linh nào, súng ống nào cũng

không chống nôi, sự đồng tâm của đồng bảo đúc thành một bức tường đồng

xung quanh Tổ quốc Dủ địch hung tàn xảo quyệt đến mức nảo, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại

Hồ Chí Minh vẫn luôn nhắc nhở, khẳng định rằng, các cơ quan Chính phủ từ Trung ương cho đến các làng đều là công bộc của dân, công tác đang làm là nhằm phục vụ nhân dan, lo cho dân chứ không phải đè đầu, cưỡi cổ dân Người lên án thói tham 6, lăng phí, quan liêu hại đến sức lực tiền của của nhân dân đã bị mạnh mẽ Theo Chủ tịch Hỗ Chí Minh, cán bộ chỉ lo trách

nhiệm với cấp trên thôi thì chưa đủ phải lo trách nhiệm với dân trước hết

Phải lấy trách nhiệm với nhân dân làm động lực để hoàn thành tốt công việc,

rồi mới đem công việc đó báo cáo với cấp trên Hồ Chi Minh yêu cầu cán

phải thực hành dân chủ, tránh làm việc chủ quan, thể theo ý chỉ cá nhân, gây

anh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân Cán bộ các cấp

Trang 35

trong đó bải học thứ hai nhắn mạnh đến vai trò của quần chúng nhân dân

trong sự nghiệp xây dung va bảo vệ đất nước Chính nhân dân là độc lực, là

mục tiêu cách mạng ,sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bỏ mật thiết với nhân dân Sự tổn vong của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa phụ thuộc vào thái độ của Đảng, nhả nước đối với nhân dân Đại hội toàn quốc lẫn thứ VI của Đảng (12-1986) đề ra đường lối đổi mới đất nước trên tắt cả các lĩnh vực

và khẳng định trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “dân là gốc”, xây dựng và phát huy quyền lảm chủ của nhân dân lao động Các kỳ đại hội sau đó vẫn xác định bài học dân là gốc là một nội dung xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đáng ta và đến Đại hội toàn quốc lẫn thir XIII cua Dang (2020) tiếp tục khẳng định bài học kinh nghiệm trên

Theo Hồ Chí Minh, Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đảy tớ thật trung thành của nhân dân Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với Đăng, với sự nghiệp cách mạng, với nhân dân Cán

bộ, đảng viên phải liên hệ mật thiết với nhân dân, học nhân dân, hỏi nhân dân, nghe dân góp ý phê bình chứ không phải

là dân quý, dân yêu Vì vậy, phải thường xuyên chăm lo, củng cố mỗi quan

độ chính trị - xã hội chỉ tồn tại được khi nào nó có khả năng tập hợp, đoàn kết

được quảng đại quần chúng nhân dân Trong những giai đoạn cách mạng trước, sở dĩ Đảng ta luôn giữ vững được vai trỏ lãnh đạo của mình vì có sự

che chở của nhân

xã hội vả bảo vệ Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng càng phải dựa vào

dân, tin ở dân để nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Đảng, làm trong sạch nội bộ Đảng, khắc phục tệ nạn quan liêu, tham nhũng cúa một bộ phận không nhỏ cán bộ, đáng viên Đây là công việc khó khăn vả phức tạp, do đỏ đồi hỏi mỗi cán bộ, đáng viên từ Trung ương đến cơ sở phải thường xuyên

Trang 36

quan tâm, gắn bó, gần gũi với nhân dân, phải thật sự thim nhuan tu tudng va

đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân là gốc

1.2, LY LUAN VE DAN VAN VA CÔNG TÁC DÂN VẬN

1.2.1 Khái niệm về đân vận và công tác dân vận

Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì dân vận là tuyên truyền và vận đông nhân dân Qua hoạt động lý luận vả thực tiễn, Hồ Chí minh đã nhiều lần nói

đến đân vận Trong đó, khái niệm dân vận được Hồ Chí Minh để cập đến trong tác phẩm “Dân vận” được cho là khái niệm dễ hiểu, đẩy đủ và mang tính khái quát cao:

Dân vận là vận động tắt cả lực lượng của mỗi một người dân không,

để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho [39, tr 233]

“Trong định nghĩa ngắn gọn nảy bao gồm ba nội dung như sau: Dân vận

là vận động, nghĩa là bao gồm tất cả các hoạt đông từ việc giải thích cho dân

hiểu một nhiệm vụ nào đó đến mọi hoạt động tổ chức cho mỗi người dân cũng như toan thé dân chúng hành động nhằm khơi dậy, động viên, khích lệ, phát

huy mọi tiềm năng và lực lượng vốn có của dân chúng Dân vận là vận động

toàn dân chứ không phải là vận động một ít người để thành lực lượng toàn

dân, tạo sự thống nhất, đồng thuận của toản dân Dân vận là vận động lực lượng của toàn dân đề thực hiện nhiệm vụ của chính phủ vả của các đoàn thể, nghĩa là thực hiện nhiệm vụ chung của quốc gia, dân tộc hoặc nhiệm vụ cụ

thể của đoàn thể nhân dân

Từ giải thích của Hồ Chí Minh vẻ khái niệm dân vận, chúng ta có thể

Trang 37

thích để dân hiểu rõ, nắm được thông tin và bản chất của vấn đề Trước những vấn đề phải có sự bản bạc, lắng nghe, trao đôi hỏi ý kiến vả kinh nghiệm của dân; khi thi hành công việc, nhiệm vụ phải theo dõi, giúp đỡ, khuyến khích;

khi thực hiện, thi hành xong củng dân rút kinh nghiệm, đưa ra bai học để

những lần sau cỗ gắng hoàn thành tốt hơn nữa

Khái niệm về công tác dân vận hiện nay không thay đối về bản chất so

với khái niệm dân vận của Hồ Chí Minh, nhưng có sự điều chinh nhất định vẻ mục tiêu, nội dung, về phương thức thực hiện để phù hợp với từng giai đoạn cách mạng Hội nghị Trung ương 7 (khoá XI) đã ban hành Nghị quyết số 25- NQ/TW ngày 03/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đáng đối với công tác dân vận trong tỉnh hình mới” có nhiều quan điểm, chủ trương, tư tưởng chỉ đạo rất mới về công tác dân vận Theo đó, Nghị quyết đề

ra ba mục tiêu lớn trong thực hiện công tác dân vận Nội dung của ba mục tiêu đều thể hiện tính nhất quán của Đảng ta về vai trò, vi tri của công tác dân

vận trong công tác xây dựng, phát triển đất nước Tiếp tục vận dụng, phát triển tư tưởng dân là gốc của Hỗ Chí Minh, mục tiêu của Nghị quyết tập trung

tăng cường tính đồng thuận trong nhân dân, tăng cường khôi đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rong lớn xây dựng và bảo vệ Tô quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công,

nghiệp hỏa, hiện đại hóa đất nước Nghị quyết cũng đã khẳng định, để tăng

cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tac din van trong tình hình mới,

quán triệt quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhân dân làm chủ Phát huy sức mạnh của nhân dân trong việc xây dựng xây dựng, phát triển dat nước Cắp ủy, chính quyền xây

dựng quy định về lấy ý kiến nhân dân, thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ cơ:

sở dân biết Động lực thúc đây phong trảo nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hải hòa các lợi ích;

Trang 38

quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ich trực tiếp của

người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân Phát huy

quyền lâm chủ của nhân dân, giải quyết hải hòa giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người dân Phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn

liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị Trong đó Đảng lãnh đạo,

chinh quyền tô chức thực hiện, Mặt trân, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt

1.2.2 Vị trí, vai trò của công tác dân vận

Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng đất nước ta, cả trong thời kỳ chưa có chính quyền lẫn thời

kỳ Đảng cầm quyền; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, thắt chặt mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với dân

Ngay từ những ngày đầu cách mạng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã khẳng định: Công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có

ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng; tư tưởng Hỗ Chí Minh về công tác Dân vận - công tác vận động quản chúng - là một hệ thống những quan điểm, phương thức Dân vận được thấm nhuẫn trong cả cuộc đời và trong các tác phẩm của Hỗ Chí Minh Theo tư tưởng Hỗ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác Dân vận cỏ vị trí rất to lớn và quan trọng trong

sự nghiệp cách mạng của nước nhả; thực hiện công tác dân vận là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toản dân Đồng thời công tác dân vận lả một

trong những công tác cơ bản, quan trọng, gắn liền với sự trưởng thành về sự lãnh đạo nhãn dân làm cách mạng của Đảng Đảng ta đã hết sức coi trọng, công tác Dân vận Điều đó đã được thẻ hiện một cách nhất quán trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với yêu cầu, nhiệm

vụ trong từng giai đoạn cách mạng Thông qua công tác Dân vận, Đảng đã

Trang 39

Jing lap nhân dân, tạo nên động lực to lớn

phát huy cao độ sức mạnh của mọi

đưa sự nghiệp cách mạng không ngừng phát triển Các nghị quyết Đại hội

1.2.3 Nhiệm vụ của công tác dân vận

“Xuất phát từ nguyên lý của chú nghĩa Mắc - Lênin và tư tưởng Hỗ Chí Minh: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, Tháng 10/1999 nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác

ân vận”, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 15/10 làm

Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và ngày "Dân vận” của cả

phẩm

nước nhằm đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Người về công tác dân vận Công tác dân vận là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là nền ting, hat nhân trong hệ thống chính trị Theo đó, công tác dân vận có những nhiệm vụ cơ bản như sau:

Thứ nhất, công tác dân vận có chức năng tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách

" đồng thời hướng cán bộ dân vận tới các tiêu chí “óc nghĩ, mắt

trong, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” Để trong thực tế ngày cảng bớt

đi những cán bộ chỉ nói suông, ngồi viết mệnh lệnh suông, Nghị quyết Trung

ương 7 (khoá XI) chỉ rõ: Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thông

chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các

Trang 40

đoàn thể nhân dân, cản bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, trong đó Đảng lãnh

đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu vả nông cốt Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên “chỉ nói suông, ngồi viết mệnh lệnh suông" Tuyên truyền, giáo dục, tác động tới nhận thức của nhân dân ngày nay chắc chắc là phần việc khó khăn hơn so với các

thời kỳ trước bởi con người ngày cảng hiểu biết hơn, được đảo tạo bài bản

hơn và có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn Như vậy, một

trong những thách thức đối với công tác dân vận hiện nay là phải làm dân vận

trong điều kiện trình độ dân trí nói chung, trình độ của cán bộ đảng viên nói

và Nhà nước về công tác quần chúng; tham gia công tác xây dựng Đảng và

xây dựng đội ngũ cán bộ trong khối cơ quan dân vận

Thứ ba, công tác dân vận có nhiệm vụ tạo nên sự đồng thuận, đoàn

kết, cũng cố vững chắc lỏng tin của nhân dân đối với Đảng Theo V.I.Lênin,

cách mạng là sự nghiệp của quản chúng Lênin đã từng cảnh báo: "một trong,

những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất" đối với Đảng là "tự cắt đứt liên

hé v6i quan ching" Tham nhuan quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường mỗi quan hệ gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân Trước khi thành lập Đảng, trong tác phẩm Đường Cách mệnh, lãnh tụ Nguyễn Ái

Ngày đăng: 20/11/2024, 21:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w