1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Quản Lý Xây Dựng Văn Hóa Nhà Trường Tại Các Trường Trung Học Phổ Thông Trên Địa Bàn Thành Phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

140 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Tác giả Trần Quốc Bảo
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Đình Sơn
Trường học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 11,35 MB

Nội dung

‘Tom tit Xây dựng văn hóa nhã trường bàn tới khái niệm, vai trỏ của văn hóa tổ chức nói chung và văn hóa nhà trường nói riêng; nhận định các tẳng bậc văn hóa, các thành tổ văn hôa của mộ

Trang 1

DAI HOC SU’ PHAM DA NANG TRUONG DAI HQC SU PHAM

TRAN QUOC BAO

QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ TAM KỲ

TINH QUANG NAM

LUAN VAN THAC SI QUAN LY GIAO DUC

2022 | PDF | 140 Pages buihuuhanh@gmail.com

Da Nang - Nam 2022

Trang 2

TRUONG DAI HQC SU PHAM

TRAN QUOC BAO

QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỎ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ TAM KỲ

TĨNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐÌNH SƠN

Trang 3

1 Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục “Quản lý xây dựng văn hóa nhà trưởng tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam " là do chính tôi thực hiện dưới sự hưởng dẫn của PGS TS Lê Đình Sơn

2 Các tải liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong đề tài là có thực và do

bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bắt cứ sự sao chép không hợp lệ nào

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Dé Nẵng, tháng 8 năm 20021

Tácgiảluậnvăn — ⁄

pe

Trần Quắc Bảo

Trang 4

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Họ và tên Học viên: Trần Quốc Bão

Người hướng dẫn: PGS TS, Lê Đình Sơn

Cơ sở đảo tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

‘Tom tit

Xây dựng văn hóa nhã trường bàn tới khái niệm, vai trỏ của văn hóa tổ chức nói chung và văn hóa nhà trường nói riêng; nhận định các tẳng bậc văn hóa, các thành tổ văn hôa của một nhà trường, tìm hiểu những khó khăn , thách thức khi xây dựng và duy trì các giá trị văn hỏa tốt đẹp của nhà trường; chuẩn bị cho các cán bộ quản lý những công cụ quản lÿ nhằm tác động đến văn hóa củn trường

minh, va trau déi nó để thực sự hỗ trợ việc dạy và học một cách tốt nhất Qua nghiên cứu lý luận va

Thực tiễn, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng vã quản lý xây dựng văn nhà trưởng tại các trường THPT trên địa bản thành phố Tam Kỷ tỉnh Quảng Nam, từ đỏ chỉ ra những tru điểm, hạn

chế còn tôn tại, đồng thời đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng can hiệu quá quân lý xây dựng văn hỏa nhà trường của các trường THPT tại thành phố Tam Kỷ như sau: -

~ Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về tẩm quan

trọng của việc xây dựng văn hóa học đường

~ KẾ hoạch hóa xây dựng văn hóa nhà trường

Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường

Quan lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhã trường về xây dựng văn hóa nhà

trường

~ Quản lý kiểm tra, đánh giả xây dựng văn hóa nhà trường

Luận văn thể hiện được ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quá khảo sát ý kiến đội ngũ cần bộ quản lý, giáo viên - nhân viên va học sinh hỗ trợ cho thấy tính thiết yếu và tính khả thỉ của các chí số

đo lường được đề xuất Kết quả nghiên cứu khẳng định mục tiêu nghiên cửu đã đạt được vả lý thuyết khoa học nghiên cứu đã được chứng minh Tuy nhiên, để thực hiện hóa tác động tích cực của e

pháp, các trường THPT tại thành phố Tam Kỷ cẩn tiến hành đẳng bộ các nội dung điều chỉnh kịp thị những hạn chế cũng như huy động nguồn lực một cách hợp lý DE tài có thể được sử dụng làm tài liệu

tham khảo trong các trường THPT khác trong tính Quảng Nam

"Từ khóa: Quân lý giáo dục, văn hóa nhà trường, quản lý xây dựng văn hỏa nhả trường

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Người thực hiện để tài

Trang 5

Major: Educational Administration

MA Student: Tran Quoc Bao

Supervisor: Assoc Prof Dr Le Dinh Son

‘Training institution; The Univesity of Da Nang - Da Nang University of Education and Science

Abstract

Building schoo! culture discusses the cancept and the role of organizational culture in general aand school culture in particular it also helps identify a schoot"s cultural levels and cultural elements, and find difficutties and challenges when building, and maintaining good cultural values of a school Preparing administrators with management tools to influence the culture of their schools and to truly suppor teaching and learning at its best is one of the building school culture's purposes, as well

‘Through theoretical and practical research, the thesis has analyzed and evaluated the reality of the management of building schoo! culture at high schools in Tam Ky city, Quang Nam province to point out achievements: and limitations from which to propose specific measures to improve the efficiency of the management of building school culture at these schools as follows:

~ Organizing activities 1o raise educational forces’ awareness of the importance of building school culture;

~ Planning to build school culture;

~ Establishing a steering committee to build school culture;

~ Controlling the coordination between educational forces inside and dutside schools on

building schoo! culture;

~~ Managing the inspection and evaluation of building schoo! culture

‘The thesis shows scientific and practical significance During the study, a survey on the management of building schoo! culture hus been conducted by educational mamangers, teachers, other staff and students at high schools in Tam Ky city, Quang Nam province lis results emerge the necessity and feasibility of the proposed indicators and confirm that the research objectives have been achieved and the research scientific theory has been proved However, in order to realize the positive impact of the measures, high schools in Tam Ky city need to synchronize the contents, promptly adjust the limitations as well as mobilize resources appropriately

It is hoped that this thesis can be used as a reference in all high schools in Quang Nam

province

Key words: Educational management, school culture, management of building school culture

Assoc Prof, Dr Le Dinh Son ‘Tran Quoc Bao

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

TÓM TÁT

MỤC LỤC se Xe ` DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT - Treo eee Vii

DANH MUC CAC BANG

"5.1

Mục đích nghiên cửu -

„ Khách thể và đối tượng nghiên cửu

„ Giả thuyết khoa học

Nhiém vụ nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học vả thực tiễn của đề tài

9, Cầu trúc luận văn

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VHNT Ở TRUONG TRUNG HQC PHO THONG

1.1, Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu trên thể

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Các khái niệm cơ bản cúa đề tài

1.2.1 Quan ly

1.2.2 Quản lý giáo dục

Quản lý nhà trường :

Văn hóa, văn hóa nhà trường

Xây dựng, xây dựng văn hóa nhà trường

Quản lý xây dựng văn hóa nhà trưởng

1.3 Xây dựng văn hóa nhà trưởng ở trưởng trung học phổ thông

1.3.1 Đặc trưng văn hóa nhà trường của trưởng THPT

Nội dung cơ bản xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT

Quy trình xây dựng văn hóa nhà trường ở trưởng THPT = 1.4 Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phổ thông eT

lý mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT

Trang 7

TRUONG TAL CAC TRUONG TRUNG HỌC PHO THONG TREN: DIA

BAN THANH PHO TAM KY, TINH QUANG NAM 42

2 2 4 Đối tượng, địa bản khảo sát " 42

5 Thời gian, tiến trình khảo sát, xử lý số liệu AB

Khai quat tinh hinh kinh té

Nam tren

2 2 1 Tinh hinh kinh tẾ - xã hội thành phô Tam Ky

2.2.2 Tình hình phát triển GD&DT và giáo dục THPT thành phố Tam Ky

2.3 Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học phổ thông

trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

2.3.1 Thực trạng nhận thức về xây dựng văn hóa nhà trường

2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung xây dựng văn hóa nhà trường

2.3.3 Thực trạng thực hiện quy trình xây dựng văn hóa nhà trưởng

2.4 Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học "phê

xã bội và giáo dục thành phố Tam Kỷ, tịnh Quảng

CHUONG 3, BIEN PHAP QUAN LY XAY DUNG VAN HOA NHÀ

TRUONG TAI CAC TRUONG TRUNG HQC PHO THONG TREN DIA

BAN THANH PHO TAM KY, TINH QUANG NAM

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Trang 8

- Nguyên tắc đám bảo tính thực tiễn -cccscccecse sess

Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu qua — pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trưởng tại các trưởng trung học

3.2 Các

phổ thông trên địa bàn thành phó Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam „74 3.2.1 Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV, học sinh vả các lực

lượng xã hội về xây dựng văn hóa nhả trường 74

3.2.2 Chỉ đạo lập kế hoạch, quy trình xây dung văn hóa nhà trường xác định mục tiêu, tầm nhìn và các giả trị cốt lõi của nhả trường 22222222-cS 16 3.2.3 Xây dựng bầu không khí dân chủ, lành mạnh, văn hỏa quản lý chuyên năng động trong nhà trưởng

à 216 TẾ chức phốt hợp các lực lượng giảo đục trong vã ngoài tưởng tham gia xây dựng văn hóa nhà trưởng 86 5.2.7 Định kỳ kiệm tra, đảnh;giá, điện chính công tác xây: dụng văn hóa nhà trường 88

‘Ten khai sấu rộng trong toàn bộ nhà trường đến timg CBQL, GV, NV cing nhự

HS và phụ huynh HS về công tác kiểm tra đánh giá công tác xây dựng VHNT 89)

Trang 9

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Bộ GDĐT: Bộ Giáo dục Đảo tạo

Trang 10

DANH MUC CAC BANG

33, | Nin thite eiia CBQL, GV, NV va HS vé tim quan trong của | „

công tắc xây dựng VUNT

24 | Nhận thức về vai trò, trách nhiệm tham gia xây dựng VHNT 49

25 [ Kết quả đạt được trong xây dựng môi trường, cảnh quan VHNT | $0

26 | Mức độ thực hiện các nội dung quy trình xây dựng VHNT s2 2.7 | Thực trạng quân lý mục tiêu xây dựng VHNT 34 2g, | Thực trạng quản lý xây đựng bâu không Khí tâm lý tong nba [ „À

trường

2.9 | Thực trạng quân lý các nội dung cơ bản xây dựng VHNT 57

319 | Bảng đánh giá mức độ thực hiện của công tác QLXD văn hóa |

giáng dạy trong nha tru

341, | Bing đãnh giá mức độ thực hiện của công tác QLXD văn hóa|

học tập trong nhà trưởng

319, | Đảng đảnh giá mức độ thực hiện của công tác QLXD van héa |

quan lý trong nh trường

0 | Thue trang triên khai lập kế hoạch quản lý xây dựng VHNT 6

1 | Thực trạng tô chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT 6

2 | Thực trạng kiêm tra, đánh giá trong quán lý xây dựng VHNT 66

3 [ Thực trạng vai trò của các cấp quản lý trong xây dựng VHNT | 67 -17._ | Kết quá nguyên nhân khách quan của thực trạng xây dựng VHNT | 70

8 [Kết quả nguyên nhân chủ quan của thực trạng xây dựng VHNT |_ 7I

31, | Tông hợp kết quả khảo nghiệm vẽ tỉnh cấp thiết của các biện | „

pháp

32, | KẾ quả Khảo sắt về tính khả thì của các biện pháp xây dung |_ 5

VHNT + | KẾI quá tương quan giữa mức độ họp lí và mức độ Khả thí của | Ụ„ các biện pháp

Trang 11

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị lần thử 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII da

khang din!

“Văn hóa là nên tảng tỉnh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực

thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội ” [ ]

Vấn để "xây dựng văn hóa” được nhắn mạnh trong nhiều văn kiện của Dang

các khóa tiếp theo Bảo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khỏa XI

văn hóa từng bước được tăng cường Đời sống van hoa

của nhân dân được cải thiện Việc xây dựng môi trường văn hỏa đã được chú trọng hơn” [1] Bảo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chỉ rõ hạn chế của công tác nảy trong bôi cảnh mới: "Tuy nhiên, so với những thành quả trên lĩnh vực

chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành quả trong lĩnh vực văn hóa

chưa tương xứng; chưa đủ tằm mức để tác động có hiệu quả xây dựng con người và

môi trường văn hóa lành mạnh Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại Môi

trường văn hóa còn tôn tại những biểu hiện thiểu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuẫn

2]

*Xây dựng văn hóa” là một quá trình lâu dài, đòi hỏi không ngừng hoàn thii

phong mỹ tục; tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng

nâng cao Đó là trách nhiệm chung của Đảng, Nhà nước, cúa mọi tổ chức, thiết chế xã

hội và của toàn dân, của nhà trường, gia đình và của chính bản thân mỗi người

'Văn hoá là một phạm trù gắn với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại Với tư cách là phạm trủ thê hiện và kết tỉnh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa con người với con người, với thiên nhiên, xã hội, văn hoá là nên tảng tỉnh thân

thể hiện tâm cao và chiều sâu vẻ trình độ phát triên cúa một dân tộc, là động lực tiểm

tảng thúc đây mạnh mẽ sự phát triển toàn diện của văn minh con người và xã hội trong tiến trình lịch sử Trong đời sống xã hội, văn hoá tổn tại khách quan và tác động vào

con người sông trong nó Nó bao gêm những giá trị tin và những hành vi mong

đợi Đối với nhà trường, v i vat chat và tinh thần được các thành

viên tạo dựng củng với bề dây lịch sử phát triển nhà trường, nó là nền tảng cho sự bền vững của chất lượng giáo dục và là tiền để định hướng cho sự phát triển cúa nhà

trưởng Quản lý xây dựng VHNT chính lả xây dựng và phát huy sức mạnh vật chất va

tỉnh thần của nhà trường nhằm thực hiện hiệu quả sứ mạng, nhiệm vụ được giao phỏ,

liên tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cần bộ quản lỷ giáo dục, không ngừng đổi mới hoạt động dạy học, lành mạnh hóa môi trường giáo dục, giúp nhả

trường thực hiện có có chất lượng và

quả các mục tiêu giáo dục Quan tâm xây

dựng VHNT sẽ tạo ra các dấu ấn riêng, bầu không khí tin cậy, một sự cạnh tranh lành mạnh, thúc đây cán bộ, giáo viên, nhân viên quan tâm đến chất lượng và hiệu quả

Trang 12

thân thiện, môi trường học tập giả trị mã ở đó học sinh được hưởng lợi nhiều nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục trong tỉnh hình đổi mới hiện nay

Các nhà giáo dục trên thể giới cho rằng, để một trường học phát triển bền vững thì nhả trường đó cần có một môi trường văn hỏa khuyến khich tất cả mọi người làm

việc và học tập, công hiến sức lực và trí tuệ cúa bản thần cho nhà trường Khi có được

một nền văn hóa như vậy thì nhả trường mới có thể đạt được tầm nhin, sứ mạng vả

các mục tiêu giáo dục đã đặt ra

Ở nước ta trong những năm qua, công tác xây dựng VHNT đã chịu những tác

động rất lớn từ môi trường văn hoá - xã hội theo xu thế phát triển của kinh tế thị

trưởng vả toàn cầu hoá Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay,

VHNT cẩn được quan tâm xây dựng để thực sự phát huy ảnh hưởng tích cực của nó đếnmọi thành viên trong tổ chức nhà trưởng, đặc biệt là thể hệ trẻ đang trưởng thành

'Nhà trưởng nảo cũng có văn hóa riêng, đẻ tạo lập và phát triển bản sắc văn hóa riêng ấy, mỗi nhà trưởng cần đầu tư xây dựng văn hóa của trường minh Xây dựng va

phát triển VHNT là việc lam lau dải, cỏ chủ đích rõ rằng vả tiếp nối của các chủ thể

quản lý nhà trường cùng với sự thống nhất, đồng thuận của tập thê sư phạm

'VHNT luôn song hành vả có tác động mạnh mẽ đến sứ mạng và mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đt ra

Các trường THPT tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong nhiều năm qua luôn ý thức và phấn đâu không ngừng cho việc xây dựng VHNT với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước hướng tới sự phát triển bên vững Song cùng với

những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập như vấn đề nhận diện VHNT

và tìm kiếm các biện pháp quản lý và phát triển VHNT hiện nay chưa được quan tâm ding mite, công tác quản lý xây dựng VHNT chưa được xem xét một cách hệ thông, bài bản

Với mong muốn đề xuất những biện pháp phù hợp trong công tác quản lý xây dựng VHNT ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nhằm góp phân nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, chủng tôi chọn đẻ tài

“Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THPT trên địa bàn thành phé Tam Kj tinh Quang Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD,

2 Mục đích nghiên cứ

Trên cơ sở hệ thông hóa các vấn để lý luận vả khảo sát, đánh giá thực trạng

quản lỷ xây dựng VHNT ở các trường THPT tai thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại các trường THPT ở địa

phương nghiên cửu nhằm góp phẩn nâng cao chất lượng GDPT trong điều kiện hiện

nay

Trang 13

3.1 Khách thể nghiên cứu

dựng VHNT ớ các trường THPT

3.2 Đắi trợng nghiên cứu

Quản lý xây dựng VHNT tại các trường THPT trên địa bản thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam

4 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động xây dựng VHNT nhà trường tại các trường THPT trên địa bản thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã được quan tâm, triển khai vả đạt hiệu quả khá Tuy nhiên, bên cạnh đỏ vẫn cỏn cỏ những điểm hạn chế, xuất phát từ các yết chủ quan và khách quan Đồng thời, có thể đề xuất được các biện pháp cỏ tính cấp

thiết và khả thí sẽ góp góp phần nâng cao hiệu quả công tác nảy

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thông hóa cơ sở lý luận về quản lý xây dựng VHNT tại các trưởng

THPT;

5.2 Khảo sát, đánh giả thực trạng quản lý xây dựng VHNT tại các trường TTHPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam;

5 Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng

'VHNT tại các trưởng THPT trên địa bản thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

6 Phạm vỉ nghiên cứu

Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng xây dựng VHNT và thực trạng quản lý công tác này tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng

Nam trong giai đoạn 2018 - 2021 và đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng các

trường đối với công tác xây dựng VHNT cho giai đoạn 2022 - 2025

7 Phương pháp nghiên cứu

71 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thông hóa các

ý luận trên cơ sở khảo cứu các tải liệu, văn bản, công trình nghiên cứu khoa học

liên quan đê xây dựng cơ sở lý luận về quản lý xây dựng VHNT tại các trường THPT

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Khảo sát ý kiến của CBQL, GIÁO VIÊN, NV, học sinh, phụ huynh học sinh và

CBQL ở địa phương nhằm tìm hiểu thực trạng xây dựng VHNT ở các trường THPT

7.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

ng kết kinh nghiệm về việc quản lý xây dựng VHNT thông qua báo cáo trong

các hội nghị của Sở GD&ĐT, báo cáo của các trường THPT tại địa phương nghiên cứu

và kinh nghiệm tích lãy của cá nhân trong quá trình làm công tác quản lý nhà trường

van de

7.2.3, Pincong phap chu

Xin ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và khá thi của các biện pháp quản lý xây

Trang 14

7.3 Nhóm phương pháp xử lJ thông tin

Sử dụng các phương pháp thông kê toản học để xử lý và phân tích các dữ liệu

điều tra, khảo sát

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1 Ý nghĩa khoa học

Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xây dựng VHNT tại các trường

THPT, lâm rõ thực trạng quản lý hoạt động nảy ở các trường THPT thành phố Tam

Kỳ, từ đó nghiên cứu, để xuất sáng kiến khoa học quản lý lĩnh vực này ở các trường

Luận văn có thể được sử dụng lâm tải tu tham khảo phục vụ quả trình học tập

và nghiên cửu cho những CBQL GV quan tâm đến lĩnh vực nghiên cửu của đề tải

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các pháp đề xuất trong luận văn cỏ thể vận dụng vảo thực tiễn quản lý xây

dựng VHNT ở các trường THPT trên địa bản thành phố Tam Kỷ, tỉnh Quảng Nam cũng như các trường THPT ở các địa phương khác có điều kiện tương đồng nhằm góp

phẩn nâng cao chất lượng giáo dục, hưởng đến thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục nói chung và GDPT nói riêng

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đâu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng VHNT ở trường THPT;

Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng VHNT tại các trưởng THPT trên địa

bàn thành phố Tam Ky, tinh Quang Nam;

Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại các trường THPT trên địa

bàn thành phố Tam Kỷ, tỉnh Quảng Nam.

Trang 15

CO SO LY LUAN VE QUAN LY XAY DUNG VHNT 6 TRUONG

TRUNG HQC PHO THONG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu trên thể giới

Purkey va Smith (1982), xác định văn hóa nhà trường như một kết cầu, một quá trình và một không gian của các giá trị và chuẩn mực có khả năng dẫn các thành viên (các giáo viên, học sinh và cán bộ nhân viên) theo hưởng dạy và học chất lượng Các

tắc giả nhân mạnh đến yếu tố giá trị và chuân mực trong văn hóa nhà trưởng, yêu tố

hướng và điều chỉnh hảnh vi của các thành viên trong tổ chức nhà trưởng [6]

Edgar H Schein (2004), khi nghiên cứu văn hóa nhà trường đã cho rằng văn

hóa nhà trường gồm 3 thành tố cầu thành, đó là: a) Những quá trình vả cấu trúc hữu hình; b) Hệ thống giá trị được tuyên bố; 3) Những quan niệm chung Ba thành tổ này nam trong mồi quan hệ hữu cơ, tạo nên văn hóa nhà trường như một tông thể Nói cách khác, văn hóa nhà trường theo tác giá Edgar H Schein gồm hai thành tố cơ bản: Thành

tổ vật chất và thành tổ tỉnh thần [34]

Theo Eller, John vả Sheila Eller (2009), văn hoá nhả trường là một trong những

yếu tổ quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của học sinh vả cán bộ nhân viên

Môi trường tích cực sẽ thúc đẩy thành tích cao, trong khi môi trưởng tiêu cực

nản lòng cả người học, các nhà giáo dục vả phụ huynh Theo đỏ, các tác giả đã đề ra

các chiến lược nhằm cải thiện môi trưởng văn hoá nhả trưởng, bao gồm: Nuôi dưỡng mỗi quan hệ giao tiếp vả cộng tác cá nhân giữa các thành viên; phát triển các mối quan

hệ cộng tắc trong công việc; cải thiện các cuộc họp nhân viên; giải quyết hiệu quả các

vấn để liên quan đến hoạt động nhà trường: xử lý xung đột một cách thích hợp Nhà

trường có thể tạo ra một môi trường giảng dạy và học tập hợp tắc với các ý tưởng sáng tạo [7]

Barth (2002) cho rang văn hoá nhà trường tác động đến toàn bộ các thành viên

trong nha trường; tác động đến sự thành công và hiệu quả hoạt động của nhả trường

tích cực là nơi các thành viên luôn cỏ ý thức chung về sự kết nói giữa các cả nhân, yi

thite duoc chia sẻ rộng rãi về sự tôn trọng và chăm sóc cho mọi người Cỏn mỗi

trường văn hỏa chứa đựng các yếu tô tiêu cực sẽ tác động xấu đến hiệu quả giáo duc

cũng như các hoạt động khác của nhà trưởng ” [33]

Trang 16

qua một mô hình về văn hóa Kết quả đã chí ra rằng, sự phát triển của nhà trường một

cách bền vững phải dựa trên quá trình xây dựng văn hỏa cúa nha trường Trong vỉ xây dựng văn hóa nhà trường, hiệu trưởng có vai trò quan trọng Hiệu trưởng lã người dẫn dất tất cả các thành viên của nhả trường, đề ra mục đích phẫn đầu của nhà trường, phải có phong cách lãnh đạo phủ hợp thu hút được mọi người tham gia Xây dựng văn hóa nhà trưởng lả xây dựng hệ giá trị, xây dựng các chuẩn mực và nguyên tắc hoạt động của nhà trưởng, là xây dựng phong cách ứng xử văn minh giữa các bộ phận vả cá nhân trong nhà trưởng [32]

Blase J va Kirby P.C (2000), da tim hiéu về hiệu quả hoạt động quản lý của hiệu trưởng Hiệu quả nảy phụ thuộc nhiều vào các giáo viên của nhà trường Khi các giáo viên hợp tác thi hiệu trưởng quản lý các hoạt động của nhà trưởng có hiệu quả

tốt Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy mối quan hệ giữa giáo viễn vả hi:

trưởng trong nhả trường là một trong những thành tổ quan trọng tạo nên văn hoá nhà trường, bởi giáo viên và hiệu trưởng là hai đối tượng chỉnh tham gia vào quá trình đào tạo và giáo dục của nhà trưởng [31]

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Nguyễn Trường Lưu (1998) trong “Van hóa đạo đức và tiến bộ xã hội" nhấn

mạnh, thông qua văn hoá nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhận

thấy điểm mạnh và điểm yêu của chính mình, từ đó chú thể xây dựng văn hóa sẽ điều

chỉnh được bản thân, góp phần tạo nên giá trị văn hoá nhà trường [16]

Pham Héng Quang (2006) trong cuốn sách "Môi trường giáo dục” đã đánh giá

những tác động của môi trường văn hóa giáo dục đến quá trình đảo tạo, đồng thời tác

giá đã làm sáng tỏ các quy luật tác động của môi trường văn hóa giáo dục đến quá trình

hình thành vả phát triển nhân cách người học, từ đó đã xác định những vấn đề quan trọng cần tiếp tục nghiên cứu đề vận dụng vảo xây dựng văn hóa nhà trường [24],

Nhóm tác giả Phạm Văn Khanh, Lê Ngọc Việt trong bải viết “Giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường dưới góc độ của mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cure” [13] lại phân tích mô hình văn hỏa nhà trường dưới góc độ của mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, thể hiện ở ba

yếu tố sau:

~_ Xây dựng cảnh quan sư phạm: xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn

~ Xây dựng môi trường sư phạm: xây dựng các điều kiện thuận lợi cho các hoạt

động giáo dục, vui chơi, giải trí trong trường học mang tinh giáo dục cao

- Xây dựng văn hóa giao tiếp sư phạm: xây dựng các chuẩn mực, thôi quen trong giao tiếp ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường, cộng đồng xãhội

Khi nghiên cứu về *Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập”, Nguyễn Viết Lộc (2009) đã xem xét văn hoá nhà trưởng ở góc

Trang 17

một tổ chức lớn” Ông khăng dinh: “Van héa tổ chức cỏ vai trỏ hết sức quan trọng

trong việc tạo nên sự phát triển đột phá và bên vững cho tả chức nhờ phát huy được

nguồn lực nội sinh và tìm kiếm, dung nạp các nguồn lực ngoại sính " Qua đô tắc giả

cho rằng: “Xây dựng văn hỏa tổ chức cỏ vai trỏ rất quan trọng trong phát lug'

tính liên thông, liên kết, chia sẻ nguồn lực giữa các tổ chức con và đồng thời khắc

trưởng THPT theo tiếp cận quản lì dựa vào nhà trưởng Từ cách tiếp cận quản lý dựa

vào nhà trường, tác giá đã xác định các nội dung quản lý trường THPT gồm: Xây dựng văn hoá nhà trường có sự chỉa sẻ và tham dự; Vận hành hội đồng trưởng cỏ sự tham

p vai trỏ của hiệu

gia của các bên liên quan; Thực hiện chức năng ra quyết định; Xác

trưởng Trong nghiên cửu của minh, tác giả đã xác định việc xây dựng văn hoá nhả

trường có sự chia sẻ và tham dự lä một trong những nội dung cơ bản của quản lý trưởng THPT theo tiếp cận quản lý dựa vào nhả trường [12]

Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Phần (2017) về *Xây dựng tiêu

chí văn hóa nhà trưởng trong các trưởng cao đăng kỹ thuật công nghiệp” đã nhẫn mạnh

sự cần thiết xác lập các tiêu chí có tính chuẩn mực và sử dụng làm công cụ đẻ đánh giá

sự hình thành và phát triển VHNT trong các trường cao đẳng kỳ thuật công nghiệp một cách chính xác, khách quan Tiêu chí VHNT làm cơ sở cho việc định hướng, phát triển môi trường văn hóa của nhà trường, giúp các nhà quản lý tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó nâng cao hiệu quả công tác xây dựng VHNT [22]

Luận án tiến sĩ của Hoàng Quốc Đạt (2018) đã nghiên cứu về “Quản lý xây

dựng văn hoá nhà trưởng trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh” Trên cơ sở nghiên

cứu lí luận, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung

học cơ sở, tác giả để xuất một số giải pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở

các trường trung học cơ sở thành phổ Hằ Chí Minh: Nâng cao nhận thức cho cán bộ

quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa nhà trường; Tổ chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn hóa vật chất của nhà

ô chức xây dựng và kế thừa các giá trị văn hóa tỉnh thân của nhà trường; Xây dựng tiêu chỉ văn hóa nhà trưởng trung học cơ sở thành phổ Hỗ Chí Minh [7]

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị La (2019) nghiên cứu về quản lý xây dựng văn

hóa nhà trường tại Học viên Hành chỉnh Quốc gia Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và

đánh giá thực trạng xây dựng văn hoá nhà trưởng và quản lý xây dựng văn hoả nhà

trường của trường đại học, học ác giả đã đề xuất một số giải pháp quản lý xây

dựng văn hoả nhà trưởng tại Học viện Hành chỉnh Quốc gia trong giai đoạn hiện nay:

Tiếp tục hoàn thiện quy trình, thú tục làm việc và nội quy, quy chế cũa Học viện: Nâng cao hiệu quả lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện; Xây dựng tiêu

Trang 18

tích cực giữa cán bộ, giáo viên và học viên, học sinh trong Học viện; Chỉ đạo giảm bớt đảo tạo lý thuyết, tăng cường thực hảnh, đảo tạo kỹ năng cho học viên, học sinh đáp ứng yêu cầu của thực tiễn [14]

Một số tác giá khác cũng chọn chú để nghiên cứu nảy: Lưu Văn Mùi với “Xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” (2012) [17]; Pham Văn Thái với “Biện pháp xây dựng văn hỏa nhà trưởng

ở Trường Trung học phố thông Hưng Đạo huyện Tứ Kỷ, tinh Hai Duong” (2013) [26]: Tông Văn Sung với “Biên pháp xây dựng văn hỏa nhà trường ở Trường Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật Điện Biên theo hưởng tiếp cận ISO 9001: 2008” (2012) [25]

Những công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã đẻ cập đến nhiều

vấn để khác nhau liên quan đến VHNT va xây dựng VHNT ở các bậc học khác nhau

Một số tác giả đã tiếp cận VHNT từ góc độ tổ chức và tử lý thuyết quản lý hi

(xây dựng các công cụ đánh giá) Song tựu chung các nghiên cứu đều hưởng đến làm

rõ các khải niêm, cầu trúc, các biêu hiện, vai trỏ của văn hoa nha trưởng vả đề xuất

các biện pháp, cách thức nhằm xây dựng và quản lý xây dựng văn hoa nhả trưởng

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản ly

Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lý là một quá trình định hướng,

quá trình có mục tiêu, quản lÿ là một hệ thông là quá trình tác động đến hệ thông

nhằm đạt được mục tiêu nhất định " [20, trÑ]

Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng; Quản lý là hoạt động có

định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý

(người bị quản lý) trong một tô chức nhằm làm cho tô chức vận hành và đạt được mục

kiểm tra, chỉnh lý phải có người đứng đâu Đây là hoạt động đẻ người thủ trưởng

phối hợp nỗ lực với các thành viên trong nhỏm trong cộng đồng, trong tô chức nhằm

đạt được mục tiêu đẻ ra” [L12]-

Trên cơ sở những quan niệm và định nghĩa khác nhau về văn hỏa, theo chúng tản lý là tác động có định hướng có mục đích của chi thể quản lý đến khách thể

quản ý nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra

Từ khái niệm này cho thấy một số điểm cẳn chú ÿ sau:

~_ Thứ nhất, quản lý là hoạt động có mục đính, có định hướng của con người

~_ Ba là, tác động quản lý thường mang tính tổng hợp bao gồm nhiều giải pháp

Trang 19

James Stoner và Stephen Robbins cho rằng: “Quản Íý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử

dụng tắt cả các nguôn lực khác của tô chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra" [Dẫn

theo 26]

Như vậy, quản lý là một hệ thông bao gồm những nhãn tổ cơ bản: chú thể quản

1ý; đổi tượng quản lý; mục tiêu quản lý; công cụ, phương tiện quản lý; cách thức quản lý

(có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và môi trường quản lý

1.2.2 Quản lị giáo dục

Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội Bản chất của

hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt vả lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của

các thể hệ loài người, nhở có giáo dục mả các thế hệ nói tiếp nhau phát triển, tinh hoa

văn hỏa dân tộc, nhân loại được kế thừa, bỗ sung, hoản thiện và trên cơ sở đó không ngimg phat tri

Khái niêm “Quản lý giáo dục” được các nhà lý luận và quản lý thực tiễn đưa ra dưới các góc độ khác nhau:

Theo tác giả Phạm Minh Hạ

giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thải này sang

I.tr6l]

Các nhà quản lý giáo dục hiện nay còn quan niệm: Quản lỷ giáo dục theo nghĩa

tông quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đây mạnh công

cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thể hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục

được hiểu là sự điều hành hệ thông giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo

dục quốc dân

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thẳng những tác

ó kẻ hoạch, hợp quy luật của chú thể quản lý nhằm làm cho hệ vận

và nguyên lý giáo dục của Đáng, thực hiện được các tỉnh chất

ä hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điêm hội tụ là quá trình dạy học — giáo

duc thé hé trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiễn lên trạng thải mới về chất"

[17.31]

Trong thực tế, QLGD là quả trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ

quan QLGD các cấp tới các thành tổ của quả trình dạy học — giáo dục nhằm làm cho hệ

thống giáo dục vận hành có hiệu quả vả đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đẻ ra [13,

Như vậy, quan niệm về QLGD có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song

mỗi cách định nghĩa đều để cập tới các yếu tổ cơ bản: Chủ thể QLGD; khách thể

QLGD; muc tiêu QLGD; ngoài ra còn phải ké tới cách thức và công cụ QLGD

Trang 20

1.2.3 Quản lý nhà trường

Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thông giáo dục, là một thiết chế đặc biệt của xã hội thực hiện chức nãng đảo tạo nguồn nhân lực theo

đảo tạo các công dân cho tương lai Trường học với tư cách lả một tô chức giáo dục cơ

sở vừa mang tỉnh giáo dục vừa mang tỉnh xã hội, trực tiếp đảo tạo thế hệ trẻ, nó lả tế bảo quan trọng của bắt kỳ hệ thống giáo dục nảo từ Trung ương đến địa phương Quản

su câu của xã hội,

lý nhà trường là một loại hình đặc thủ của quản lý giáo dục và là cấp độ quản lý giáo duc vi mé

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “quản lý nhà trưởng lả thực hiện đưởng lỗi của Đảng trong phạm vỉ trách nhiệm của minh, tức là đưa nhà trưởng vận hành theo

nguyên lý giáo dục để tiến tởi mục tiêu giảo dục, mục tiêu đảo tạo đối với ngành giáo

lệ trẻ vả từng HS” Ông cho rằng:

quản lý đội ngĩ Giảo viên, quản l hoạt động

sao đưa hoạt động đỏ từ trạng thải này sang trạng thải khác đề dẫn tiễn tới mục địch

giảo đục" [T]

Có thể thấy, quản lý nhà trưởng là hệ thống những tác động cỏ mục đích, có kế

dục, với tÌ lộc quản bị nhà trưởng phố thông là

học của đội ngũ giảo viên, tức lä lảm

hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (Ban giám hiệu, các bộ phận chức năng, các

cơ quan quản lý nhả nước về giáo dục) nhằm làm cho quả trình giáo dục nói chung và

các hoạt động giáo dục - đạy học cụ thể được tiến hành trong nhà trường đảm bảo thực

hiện tốt các mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học va các mục tiêu phát triển nhà

trường, Trong nhà trưởng Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà trưởng theo chế

độ thú trưởng Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất của nhà trường và chịu trách

nhiệm về các hoạt động trong nhà trưởng Đồng thời trong nhà trường THPT còn có các phòng, tổ chuyên môn lảm việc theo chế độ tập thể và các hội đồng làm việc theo

để góp ý kiến, tư vấn, trợ giúp thủ trưởng xem xét, quyết định và thực

ới những vấn đề quản lý nhà trường

1.2.3 Văn hóa, văn hỏa nhà trường

* Văn hóa

Theo UNESCO (2002): “Văn hóa là tổ hợp các đặc điểm tình thân, vật chất, trí tuệ, tình cảm nồi bật của xã hội hay nhóm xã hội, bao hàm cả nghệ thuật, văn học, lỗi sống, cùng với đường đời, hệ giả thẳng và niềm tin ” UNESCO eiing dua ra

khái niệm rất khái quát về văn hóa: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tình

thân ” [T]

Theo tác giả Thái Duy Tuyên: "[ấn hóa là những giá trị vật chất và tinh

thần của nhân loại, là kinh nghiệm của lịch sứ xã hội loài người đã được hệ thông hóa, tích ¿ viên lại cho các thể

Ở Việt Nam, định nghĩa của Trần Ngọc Thêm về văn hóa được coi là khả đầy đú

Trang 21

con người với mỗi trường tự nhiên và xã hội ” [20]

Dựa trên các định nghĩa đã nêu, theo chúng tơi:

mm hỏa là một tập hợp của

lay một nhĩm

* Văn hĩa nhà trường

Tác giá Vũ Dũng cho rằng: “Lăn hĩa học đường là hành vi ứng xử của các chủ

thể tham gia hoạt động đào tạo trong nhà trưởng, là lỗi sống văn minh trong trưởng

hoc Van hỏa học đường thể hiện ở một số khia cạnh sau: Ứng xứ của người thấy với

tồn

người học (Biễt quan tâm đến người học, hết lỏng yêu thương người học; Bì

trọng người học, biết phát hiện ra những ưu điểm và nhược của người học; gương

mẫu trước học sinh): Ứng xử của người học đối với người thây (Kinh trọng, yêu quý thay cơ; nhận thức và thực hiện những điều chỉ báo dạy dỗ của thấy cĩ); Ứng xử giữa

đến năng lực của các cả nhân trong tập

người lành đạo nhà trưởng và giáo viên (chú

vị (ha độ lượng, cơng bằng, khách quan ); Ứng xử giữa các đồng nghiệp (tơn

trường khác Văn hố nhà trường liên quan tới tồn bộ đời sống vật chất và tỉnh thân của

một nhà trưởng Văn hố nhà trường là những giá trị tốt đẹp được hình thành bởi một tập

thể và được mỗi cá nhân trong nhà trường chấp nhận Văn hố nhà trường tốt hướng tới

chuẩn chất lượng cao [10]

Tác giá Phạm Minh Hạc (1994) cho rằng: “lăn đố nhà trưởng bao gồm chủ

thể là giáo ví sơng nhân viên; khách thể là hệ thơng các giá trị

1 sinh viên, cán bộ,

văn hỏa, các hình thức vận động văn hỏa, cánh quan văn hĩa " [dẫn theo 9]

'Khi nghiên cứu về *Văn hĩa tơ chức Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu

đổi mới và hội nhập”, tắc giả Nguyễn Viết Lộc (2009) đã xem xét văn hố nhà trường

ở gĩc độ văn hố tổ chức, tác giả cho rằng: “Đây là một tổ chức đặc thù gồm các tổ

chức con với những khác biệt về văn hỏa (các trưởng thành viên, đơn vị trực thuộc) tạo thành một tổ chức lớn ” [15, tr.21-26]

Trên cơ sở những quan niệm và địi

tơi, văn hĩa nhà trưởng là các giá trị vật chất và các giả trị tỉnh thần của nhà trưởng

nghĩa khác nhau về văn hỏa, theo chúng

được các thể hệ xây dựng, tích lũy lại qua thời gian và cĩ thể truyên lại cho các thế hệ

sau

Với khái niệm nảy cân chú ÿ sau:

~ Văn hĩa nhà trường gồm hai thành tố

các giá trị tỉnh thần của nhà trường

.âu thành cơ bản: các giá trị vật chất và

Trang 22

~ Các giả trị nảy được các thế hệ thầy và trò của nhà trường xây dựng va tich

lũy qua thời gian và được giáo dục cho các thể hệ giữ gin và phát huy, phát triển trong

điều kiên mụ

1.3.4 Xây dựng, xây dựng văn hóa nhà trường,

i iệt “Xây dựng là làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thé vẻ xã hội, chỉnh trị, kinh tế, văn hỏa theo một phương hưởng nhất định " [29]

Theo Edgar H Schein (2004), các giá trị văn hoá nhà trưởng không phải là được hình thành ngay từ ban đầu mà phải cần có thời gian sáng tạo của các thành viên

nhà trườn ác giá trị này được sảng lọc, tích lũy theo thời gian và được các thành viên của nhà trường thửa nhận Tác giả khẳng định “[Zn hoá nhà trưởng được xây

dựng thông qua quá trình học hỏi, tương tác Có nghĩa là, một tổ chức muốn xây dựng

một nền văn hoả chung, mạnh thì các thành viên của tô chức phải có cơ hội học tập kinh nghiệm chung ” Vì vậy văn hoá nhà trường hoàn toàn có thể thay đổi và được

điều chỉnh, tăng cưởng các yếu tổ tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực để phục vụ

hiệu quả cho hoạt động giáo dục trong nhà trường [34]

Pham Quang Huân (2007) khẳng định “để rgo láp và phát tiễn bản sắc văn

hỏa, môi nhà trường cân nhận thức rõ bản chất của văn hỏa của trường mình; đồng

thời, quả trình xây dựng và phát triển văn hỏa ở một nhà trường phải là việc làm lâu đài, có chủ địch rõ ràng và tiếp nôi của các chủ thể quản lý nhà trường cùng với sự

thông nhất đồng thuận của tập thể sư pham” [11]

Trên cơ sở những quan niệm và định nghĩa khác nhau về văn hóa, theo chúng

ay dung van hod nhà trường là quá trình tác động của chủ thê quản lÿ tới các thành viên trong nhà trường đề xây dựng văn hoá vật chất và văn hóa tình thần, phát

triển những giá trị văn hoá vật chất tỉnh thần phù hợp, tốt đẹp cúa nhà trường nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

1.2.5 Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường

Xây dựng VHNT là một nội dung của quản lý nhà trường mà mỗi cán bộ quản

lý phải thực hiện Quản lý nhà trường gắn với mục đích đạt được hiệu quả của từng hoạt động, vậy quản lý xây dựng VHNT cũng được hiểu một cách đơn giản là quản lý

để đạt được hiệu quả trong xây dựng VHNT Nhưng nhìn một cách biện chứng thì xây dựng VHNT lại có trong tất cả các hoạt đông quản lý nhà trường Vì vậy, quản lý xây dựng VHNT vừa là yêu câu, vừa là mục tiêu của mỗi nhà trườn;

Từ đẩy có thể hiểu rằng, quán lý Xây dựng VINT là quá tình tác động có ý thức, có định hướng lên tắt cả các thành tổ tham gia vào quá trình tác động của chủ quản lý tới đối tượng quản lý, nhằm đưa ra các hoạt động xây dựng VHNT cụ thể dé

đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả góp phẩn nâng cao chất lượng giáo

dục và đảo tạo trong nhà trường

Trang 23

nhưng nhìn chung nó sẽ bao gồm các vần để lớn cẩn tập trung đó lả xây dựng nén VH

đạo đức xã hội chủ nghĩa trong trường học Tích cực xây dựng môi trường học tập an toàn, thần thiện, cảnh quan hiện đại, mỗi quan hệ tốt đẹp, thương hiệu và giả trị đạo đức cúa nhả trường

Tôm lại cỏ thể nói quản lý công tắc xây dựng VHNT lả một quá trình tác động

cỏ hướng đích của chú thể quản lý nha trường đến khách thể thuộc về yếu tổ VHNT

thông qua các biển pháp quản lý phủ hợp nhằm đưa hoạt động xây dựng VHNT đạt

được kết quả cao nhất, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đảo tạo, giáo dục trong

nhả trường

Căn cứ vào định nghĩa này cho thấy:

~ Mục tiêu cụ thể của quản lý xây dung van hoá nhà trưởng lả xây dựng văn hóa

vật chất và văn hỏa tỉnh thần Xây dựng văn hóa vật chất gồm xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp: Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học; Xây dựng văn hóa tỉnh thần: Xây dựng bầu không khi lành mạnh, sư phạm, dan

chủ trong nhà trường, xây dựng văn hóa giảng đạy tích cực của giáo viên trong nhà trường, xây dựng văn hóa học tập sáng tạo, tích cực, phát huy phẩm chất và năng lực của HS

~ Chức năng quản lý xây dựng văn hoá nhà trường bao gồm: chức năng lập kế

hoạch: chức năng tổ chức thực hiện; chức năng chỉ đạo, phối hợp và chức năng kiểm

tra, đánh giá hoạt động xây dung van héa vat chat va van hoa tinh than,

~ Chu trình các hoạt động quản lý xây dựng văn hoá nhà trường bao gồm: lập

kế hoạch: tổ chức thực hiện; chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra, đánh giá hoạt động xây

dựng văn hoá nhà trường

- Nội dung quản lỷ xây dựng văn hoá nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động trong chu trình xây dựng văn hoá nhà trường (lập kế hoạch: tô chức thực hiện;

chỉ đạo, phổi hợp và kiểm tra, đánh giá việc xây dựng xây dựng văn hóa vat chat va

văn hóa tinh than)

~ Chủ thể quản lý là: Hiệu trưởng trưởng THPT

~ Khách thể quản lý: Các hoạt động trong chu trình xây dựng văn hoá nha

trưởng (lập kế hoạch; tổ chức thực hiện: chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra, đánh giá xây

dựng văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thần)

1.3 Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phố thông

1.3.1 Đặc trưng văn hóa nhà trường của trường THPT

1.3.1.1 Các mô hình văn hỏa của tổ chức giáo dục

a Mé hinh tang bang (hai tang bac)

M6 hinh tang bang (hai tang bac) duoc dua ra boi Frank Gonzales (1978) Theo

đó, tương tự văn hóa tô chức, văn hoá nhà trường giống như một táng băng, có văn hóa biểu hiện ở bề mặt vả văn hóa biểu hiện ở chiều sâu Trong đó, bề mặt văn hỏa là

những thành tế vật chất dễ quan sat va dé thay đối Bề sâu của văn hóa là những thành

Trang 24

tổ thuộc tình thần như các giá trị, niềm tin và các ý nghĩ của con người mả chúng ta

khó quan sát hoặc khó thay đổi [20]

Hình 1.1, Mé hinh tang bang ctia Frank Gonzales

Đây là mô hình nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam sử dụng khi bàn về cầu trúc của VHNT Theo mô hình này, VHNT giống như tảng băng, bao gdm phan nỗi và phân chìm

Hinh 1.2 Tang bang viin héa Clive Dimmock (2005) Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả Peterson K.D., Deal T.E., Gonzales E Jerald C., Richardson J vé cae biéu hién cia VHNT, có thể thấy VHNT được biểu

hiện cụ thể thành hai tầng bậc (các yếu tố bể nỗi vả các yếu tổ bề sâu) như sau:

Trang 25

* Các yếu tố bề nôi của VHNT lả những yếu tố cỏ thể quan sát được, bao gồm:

~ Các yếu tổ ngoại cảnh của nhà trường như: tranh ảnh, khâu hiệu, cây xanh, phỏng truyền thông

~ Sứ mệnh, tâm nhìn của nhả trưởng

éu, biểu trưng, bài hát truyền thống cúa nhả trường

~ Logo, phủ

~ Các nghỉ lễ, nghỉ thức truyền thống của nhả trường

~ Không khí lớp học

~ _Ki luật, nề nếp của nhà trường

~_ Hoạt động của giáo viêntrong nhả trường

~_ Hoạt động tập thể của học sinh nhả trường

~ Những giao tiếp không chỉnh thức giữa các nhỏm người trong nhả trưởng

~_ Thải độ, hành động liên quan đến quyền lợi cá nhân của cán bộ, giá

~_ Thải độ, hảnh động liên quan đến trách nl

u tổ bể sâu của VHNT là những yếu tố không trực tiếp quan sắt được

mã phải trực tiếp trải nghiệm ở trong nhả trường Các yếu tố bề sâu của VHNT gồm:

Mong muốn cả nhân của các thành viên nhà trường

Nhu cầu cá nhân của các thành viên trong nhà trưởng

Cảm xúc các thành viên khi đến trường

Sự phân bồ quyền lực trong nhà trường

Các giá trị được coi trong của nhà trưởng: sự sảng tạo đổi mới, sự hợp tắc Các giá trị trong mỗi quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường: sự chân that, sự cởi mở, sự tôn trọng, tin tưởng

Việc người lành đạo hiểu rồ những giá trị chìm vả nỗi của tảng băng văn hóa

này rất quan trọng, đặc biệt là các phần chìm của tảng băng Nếu người lãnh đạo không nắm bắt được tâm tư, tình cảm và quan điểm của nhân viên của mình, không nhìn thấy các mâu thuẫn nảy sinh trong tô chức đề giải quyết nó thì trước hay sau giá

trị bễ nổi của văn hỏa nhà trường cũng sẽ bị ảnh hưởng và người lãnh đạo có thể bị

b Đặc trưng văn hóa nhà trường của trường THPT

Đây là mô hình của văn hỏa tổ chức mà Edgar H Schein (2004) đưa ra và được

áp dụng vào VHNT Theo mô hình này, VHNT bao gồm 3 tầng bậc:

ng thử nhất: Những yếu tổ hữu hình - có thể quan sắt được;

\g thứ hai: Hệ thống giá trị được tuyên bố ~ bao gồm chiến lược, triết lý,

giá trị cốt lõi, cách ứng xử;

Trang 26

- Tang thir ba: Nhimg quan niệm chung - bao gồm niềm tin, nhận thức, suy

nghĩ và tỉnh cảm có tính võ thức, mặc nhiên và ngằm định [19]

a) Về những yếu tổ hữu hình:

Đó là những cái có thể nhìn thấy, đễ cảm nhận khi tiếp xúc với một trường học

Là những biểu hiện bên ngoải của VHNT Những yếu tổ này có thể được phân chia như sau:

~_ Phong cách thiết kế kiến trúc xây dựng, nội - ngoại thất, trang thiết bị giảng

day, các vật dung, logo, biểu trưng

~_ Cơ câu tô chức bộ máy, cơ chế điều hành, hoạt đội

- Những thực thể vô hình như: triết lý, nguyên

châm giải quyết vấn đề: hệ thống thủ tục, quy định

~_ Các chuẩn mực hành vi: nghỉ thức các hoạt động sinh hoạt tập thể, cách thức

phương pháp, phương

tổ chức các hội nghị, ngày lễ, các hoạt động văn nghệ, thể thao, câu lạc

~_ Ngôn ngữ, cách ăn mặc, chức danh

~ Các hình thức sử dụng ngôn ngữ như: các băng rôn, khẩu hiệu, ngôn ngữ

xung hồ, giao tiếp giữa thầy với thấy giữa thầy với trỏ, trò với trỏ các bài hát về trường, các truyền thuyết, câu chuyên vui

~_ Các hình thức giao tiếp và ứng xử với bên ngoải

b) Về hệ thống giá trị được tuyên bị

~_ Hệ thống giá trị được tuyên

giá trị cốt lõi (Core values), các bộ quy tắc ứng xử thành văn, các cam kết, quy định

~_ Hệ thống giá trị tuyên bố là nền tảng, kim chỉ nam cho hoạt động của một

lược, mục tiêu,

nhà trường: chúng được công bố rộng rãi Những giá trị này cũng có tính hữu hình

vi người ta có thể dễ nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn, định hưởng và là tải liệu đầu tiên diễn tả về một nhà trường

©) Những quan niệm chung:

~_ Các ngâm định nên táng thường là những suy

ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân cũng như tạo thành nét chung trong tập thể nhà trường, Những ngằm định này thường là những quy ước bất thành văn, đương nhiên

tổn tại và tạo nền mạch ngâm kết dính các thành

4 trang thai xúc cám đã

iên (giáo viên, nhân viên, học sinh)

ï, cách hành động của họ

- Hé thong giá trị được tuyên bố vả các ngầm định nên tảng của một nha

à những thước đo đúng và sai, xác định những gì nên làm vả không nên làm

Trong một

trong cách hành xử chung và riêng của giáo viên, nhân viên, học sinh

trường học có thể đề cao giá trị nhân văn, tỉnh yêu thương giữa những đồng ni

thây trỏ hay để cao tỉnh cộng đỏng trách nhiệm, sự sảng tạo, tính độc lập trong công, việc, coi trọng tính trung thực, thẳng thắn, coi trọng chất lượng các hoạt động đạy và

Trang 27

Tém lai, theo Shein, bản chất của văn hỏa một tổ chức là nằm ở những quan

niệm chung của chúng Nếu nhận biết văn hỏa của một tô chức ở cấp độ một và h:

chúng ta mới tiếp cận nó ở bề nị

chức đỗ "nồi gi" trong một tinh hudng nào đó Chí khi nào nấm được lớp văn hóa thứ

ba thì chúng ta mới có khá năng dự báo họ sẽ "lâm gì" khi vận dụng những giá

tức là cỏ khả năng suy đoán các thành viên của tô

vào thực tiễn,

e Mô hình “Trưởng học thân thiện, học sinh tích cực "

Nhóm tác giả Phạm Văn Khanh, Lê Ngọc Việt [8] đã phân tích mô hình văn hỏa nhà trường dưới gốc độ của mô hình trưởng học thân thiện, học sinh tích

cực do Bộ Giáo dục và Đảo tạo phát động được thể hiện ở ba yếu tổ

~_ Xây dựng cảnh quan sư phạm: xây dựng trưởng, lớp xanh, sạch, đẹp vả an

d Mo hinh vain hoa nha trường trong quả trình vận động

Dewit và một số tác giả (2003) đã có các công trình nghiên cứu VHNT từ góc

độ các hoạt động của nhà trường, VHNT trong quá trình vận động Theo các tác giả này, hoạt động học tập của người học phụ thuộc vào 3 y

~_ Bầu không khí tâm lý - xã hội của nhà trường;

~_ Hoạt động quản lý hảnh chính của nhà trường;

- Phong cach day va hoc duge thực hiện trong nhà trường

Các yếu tố này chính là các yếu tố cơ bản cấu thành nên văn hoá của nhà trường, Muốn xây dựng văn hoá nhà trường thì chủ thể quản lý cần phải tìm ra các giải

pháp quản lý phù hợp để tác động tới 3 yêu tổ này (Dẫn theo Phạm Quang Huân [7])

Đặc trưng văn hóa nhà trường THPT

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các mô hình văn hóa nhà trường như đã

trình bày, tác giả nhận thấy mỗi mô hình củng với cách phân nhóm các thành tố cầu

thành nên VHNT đêu có những ưu và nhược điểm nhất định

Trường THPT là nơi giáo dục nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quá của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phô thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệ phát

huy năng lực cá nhân để lựa chọn hưởng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục

đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Dé phủ hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường, tác giả xác định cần phải tập trung,

tác động vào năm yếu tổ chính là bảu không khi tâm lý nhà trường, văn hóa giảng dạy,

Trang 28

Bầu không khí tâm lý — xã hội trong nhà trường

Bầu không khí tâm ly tập thể là trạng thái tâm lý trội, chủ đạo, phản ánh nội dung, tính chất, điểu kiện tổ chức hoạt động vả phản ánh đặc điểm mối quan hệ liên

nhân cách trong tập thé Vi thé né liên quan đến các mặt quan hệ của các thành viên trong tập thể

Bầu không khí tâm lý trong tập thẻ hội đồng sư phạm nhà trường được thể hiện

ở những khia cạnh sau: Thứ nhất là quan hệ giữa các thành viên theo chiều dọc (thể

hiện mối quan hệ giữa người lãnh đạo - quản lý với các thành viên, sự nhìn nhận của người lãnh đạo với tập thể như thế nảo, mức độ tham gia vao quan ly va su hai long của mọi thành viên); Thứ hai là quan hệ giữa các thành viên theo chiều ngang (thé hiện mỗi quan hệ giữa các thành viên với nhau, biểu hiện ở thái độ hợp tác, quan tâm giúp đỡ nhau, đỏi hỏi cao ở nhau, đấu tranh vi nhau, vi tập thể); Thứ ba là quan hệ đối

với lao động (thẻ hiện ở niềm vui lao đông, hiệu suất lao động của các thành

trong tập thể); Thứ tư là quan hệ đổi với bản thân của từng thành viên (thể hiện ở thái

độ tự đánh giá, tự đồi hỏi, tự khẳng định của mỗi người

Bầu không khí tâm lý trong lớp học được thê hiện ở những khia cạnh sau: Thứ

nhất là quan hệ giữa các thành viên theo chiều dọc (thể hiện mối quan hệ giữa học sinh

đi ở sự tin tưởng, tôn trọng và hợp tác giữa hai bên); Thứ hai là

giữa các thảnh viên theo chiều ngang (thể hiện mỗi quan hệ giữa các học sinh

biêu

với nhau, biểu hiện cụ thể ở mức độ các học sinh liên kết yêu thích và hợp tác củng nhau); Thứ ba là quan hệ đối với hoạt động học tập và rèn luyện của lớp học (Bao gồm thái độ chung đối với hoạt động lên lớp, tự học và hoạt động đào tạo của nhà trưởng Thái độ này chịu sự ảnh hưởng bởi mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá của giáo viên); Thứ tư là quan hệ đối với bản thân của từng học sinh (thể hiện ở thái độ của sinh viên đối với bản thân mình khi

này là thái độ tự đánh giá bản thân, xúc cảm tỉnh

hoạt động trong một lớp học Thái

cảm đối với bản thân khi so sánh hoặc tương tác với các bạn bẻ khác trong lớp học)

Tom lai, không khi trong nha trưởng phan nh cdc mat vat chat va tam lý

của nhà trường và dễ thay đổi tạo ra các điều kiện cần thiết bạn đầu cho việc giảng dạy và học tập Bầu không khí nhà trường là những cảm giác, xúc cảm, thái độ, quan điểm rõ rằng về nhà trường được diễn tả bởi người học vả người dạy, đội ngũ giáo viên, cán bộ phục vụ, nhân viên nhà trường và cha mẹ người học

Cán bộ lãnh đạo, quản lý thông qua việc xây dựng bầu không khi nhà trường phủ hợp sẽ có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới trong tổ chức Ngược lại, cỏ

thể gay ra anh hưởng tiêu cực đến tỉnh sáng tạo trong nhà trường khi tao ra bau không khí căng thăng, nghi ngờ, lo ngại thất bại trong tổ chức

Lăn hỏa giảng dạy của giáo viên

Giáo viên là chủ thể trong hoạt động hướng dẫn day - hoc, Giáo viên không chỉ

Trang 29

đạo, hưởng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tải cho các hoạt động học tập tìm tòi khám pha, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh, nắm vững kiến thức mới được học Giáo viên phải có

năng lực biết đổi mởi phương pháp dạy học

Nhà trường là nơi các thành viên tương tác với nhau về nghệ thuật dạy học, chia sé kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học Theo đó, văn hóa giảng dạy của một nhà trường thể hiện qua hoạt động giảng dạy, rèn luyện nghiệp vụ của giáo viên Nét

văn hỏa nảy được thẻ hiện qua: Phong cách giảng dạy: phương pháp giảng dạy; năng lực giảng dạy; năng lực tìm hiểu vả quản ly hoc sinh; năng lực giáo dục; năng lực giao tiếp: năng lực hoạt động xã hội; năng lực tự học và nghiên cứu khoa học; thai độ, tinh cảm và đạo đức nghễ nghiệp

Mặt khác văn hóa giảng dạy là văn hóa được thể hiện ở người dạy cho nên một

yếu tố làm nên nỏ chỉnh là đạo đức phong cách, lối sông của những thầy giáo, cô giáo

trong nhà trưởng Tôm lại đạo đức tốt, chuyên môn giảng dạy vả năng lực nghiên cửu khoa học tốt sẽ làm nên văn hỏa giảng dạy chuẩn mực ở trong nhà trường

Lăn hỏa học tập của học sinh

Học sinh vừa là chủ thể vừa là khách thể của các quan hệ dạy - học, là nhân tố

quyết định tham gia và gây dựng các phong trảo, các hoạt động văn hóa học đường

'Văn hóa học tập, rên luyện của học sinh chủ yếu thê hiện qua hoạt động học tập vả rên

luyện của người học

'Nhà trường cân tập trung xây dựng môi trường văn hóa cho học sinh, nhằm tạo

lập cho học sinh có được một môi trường học tập, nghiên cứu và rèn luyện thuận lợi

nhất để phát huy năng lực của mình

Van héa từng xử trong nhà trường

'Văn hóa ứng xứ trưởng học thực chất là đè cập đến các giá trị, chuân mực văn

hóa điều chinh nhân thức, thải đỏ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói của cán bộ, giáo

viên, học sinh trong giao tiếp với mọi người xung quanh Đó là yếu tố rất quan trọng

để rèn luyện nhân cách và giáo dục các thể hệ học sinh Vì vậy, việc xây dựng văn hóa

ứng xử trong nhà trường phải được coi lả trọng tâm và quan trọng nhất trong từng môi

trường giáo dục Nếu môi trường giáo dục thiếu đi nét đẹp của văn hoá ứng xử thì không thê làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ: trẻ Vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử học đường có vai trỏ quyết định sự sống côn đối

với từng nhà trường Xây dựng văn hóa ứng xử học đường là tạo ra những nét đẹp

trong hành vi của thây cô và của học sinh đối với các mối quan hé thay trỏ, bạn bẻ vả

môi trường xung quanh

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là một hoạt động giảo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hoá giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đủng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây

dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường, Đây là hoạt động giáo dục

mang tính hệ thông và được bộc lộ qua các mối quan hệ cơ bản sau:

Trang 30

Ứng xử giữa giáo viên với giáo viên

Người làm công tác giảng dạy trong các trường học hiện nay khá áp lực với những yêu cầu cao của xã hội, cúa cha mẹ học sinh, vi vậy xung đột chic chin sé nay sinh

Khi đó, năng lực giao tiếp vả ứng xử sư phạm còn hạn chế của người giáo viênsè khiển họ dễ rơi vào trạng thái bị động về mặt tâm lý và phản ứng theo những cách thức không phủ hợp, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc

Theo tác giả, điều cần thiết nhất hiện nay là cải mỗi quan hệ giữa thầy

giảo cùng với các đồng nghiệp thông qua các giải pháp giúp giáo viênnâng cao văn

hóa ứng xử học đường hay chính năng lực giao tiếp vả ứng xử sư phạm của thầy cô đối

với mọi người xung quanh

Ủng xử giữa thây với trỏ

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trỏ Quan hệ thầy trỏ xưa nay là mối quan hệ đáng kinh vả đáng trân trọng Nhưng ngày nay nhiều học trỏ

đã không thế làm đủ lễ nghỉ với thấy cô, thiếu sự tôn trọng với

việc học

cô, coi thưởng

Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tắm gương, những cô giáo thiếu tỉnh thần trách nhiệm, những học trò bằng quan với việc học, với tương lai Thậm chí, nhiều vụ bạo hành học đường xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến chuẩn mực đạo đức thầy-trò Có một số thầy cô giáo chưa đáp ứng năng luc va theo

kịp sự biến đông về tâm lý của học sinh, cá biệt còn có biểu hi

cứng nhắc, chưa chia sẻ với học sinh Những lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử đang

làm dư luận “nóng” mỗi ngày Vậy trước tình hình thực tế thì người thầy cần có cách ứng xử đúng mực, cách ứng xử của thây với trò phải nghiêm túc nhưng vẫn gân gũi

thiểu trách nhiệm,

chuẩn mực và vẫn độ lượng, bao dung.Như vậy sẽ tạo ra niềm tỉn yêu, sự say mê và

hứng khởi cho ca người học va người dạy, đồng thời hiệu quả giáo dục vẫn tốt ma nghĩa thầy trò không bị mắt đi

Ứng xứ giữa thấy cô với cha mẹ học sinh

Hầu hết những mâu thuẫn giữa giáo viênvà cha mẹ học sinh trong suốt những

năm học vừa qua khiển dư luận bức xúc có nguyên nhân xuất phát từ khả năng giao

tiếp và ứng xử chưa tốt của các thầy cô giáo Theo tác giả thì nguyên nhân của hiện

tượng này đến tử quan hệ ngày một lỏng lèo giữa giáo viên và cha mẹ học sinh Các thầy cô giáo mắc lỗi thường không tạo dựng được sự liên kết tích cực với cha mẹ học

sinh của mình và khiến phụ huynh hiểu sai về thầy cô dẫn đến các sự việc đáng tiếc

Để giải quyết triệt để vấn đề này trong tương lai, không cách gì tốt hơn lä phải nhanh

chỏng nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên hay chính là nâng cao văn hóa ứng xử học đường cho cán bộ, giáo viêntrong nhả trường bằng những giải pháp căn cơ

Mỗi nhà trường cần một bộ quy tắc ứng xử học đường là cần thiết đê định hướng đi

Trang 31

'Văn hỏa quản lý là một bộ phận quan trọng cúa văn hóa, là hệ thống những giá trị, chuẩn mực với những đặc trưng khác nhau của một con người, m

phong cách lãnh đạo, quản lý khoa học, có ảnh hưởng ở phạm vi rộng lớn đến cách

thức hành động cua mọi người vả tổ chức nhằm đạt được đồng thuận thực hiện các

'VHNT bị chí phối khá nhiều bởi văn hóa lãnh đạo, quản lý trong nha trưởng bởi đây là văn hỏa của người lãnh đạo, cản bộ quản lý - những người đứng đầu nhà

trưởng Từ việc thực hiện chức năng quản lý cho đến cách giao tiếp ứng xứ vả ra quyết

định như thể não sẽ làm nên văn hỏa lãnh đạo, quản lý trong nhả trưởng Vi ết định cho mỗi chủ trương, phương hưởng kế hoạch, chính sách phát triển cia nha

trưởng cũng thể hiện rõ nét tính chất và mức độ văn hỏa của một tô chức sư phạm

ra quy

1.3.2, Ý nghĩa cũa việc xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT

Van hóa quyết định sự trường tồn của một tô chức, đó là ý nghĩa, tầm quan trong lớn nhất của văn hóa tô chức Đối với nhà trường, văn hóa cảng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, bởi lẽ, tính văn hóa là một tính chất đặc thủ của nhà trường,

hơn bắt kỳ một tổ chức nào Điều này được xác định dựa trên những căn cứ sau:

1.3.2.1 Văn hóa nhà trường tác động đến suy nghĩ, nhận thức của từng thành viên trong nhà trưởng,

'Văn hóa nhà trường thể hiện các giá

viên trong nhà trường chia sẻ Khi những thành viên trong nhà trường có giá trị, niềm

tin như nhau tạo nên sự nhất trí, đồng cảm và tạo nên văn hóa nhà trường tích cực Van

n thức

niềm tin của tô chức, được các thành

hóa nhà trường giúp cho các thành viên trong tô chức thống nhất về cách nhị

vấn để, cách đánh giá, lựa chọn, định hưởng và hảnh động Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế những

biểu hiện tiêu cực, trái với quy tắc của tổ chức Nó hạn chế những nguy cơ mâu

thuẫn, xung đột và khi xung đột là không thể tránh khỏi thì văn hóa nhà trường tạo ra

hành lang pháp lý, đạo lý phủ hợp đẻ góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không phá vỡ chỉnh thẻ của tổ chức nhà trường

1.3.2.2 Văn hỏa nhà trường tạo ra môi trường làm việc tích ce cho CB, GV,

NI

'Văn hóa nhà trường khuyến khích mỗi quan hệ hợp tắc, chia sẻ kinh nghiệm,

học hói lẫn nhau giữa CB, GV, NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên cảm thầy thoải mái dễ

dàng thảo luận về những vấn để hay những khó khăn, vướng mắc mả họ đang gặp phải trong công việc hoặc trong cuộc sông CB, GV, NV sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh

nghiệm chuyên môn; CB, GV, NV tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng dạy học;

Trang 32

CB, GV, NV quan tâm đến công việc của nhau, cùng hợp tác với lãnh đạo nhả trường

để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra

1.3.3.3 Văn hỏa nhà trường tao ra môi trường học tập tích cực cho học sinh Văn hỏa nhà trường tạo ra môi trường học tập có lợi nhất cho học sinh:

Học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ; ham học;

Học sinh được tôn trọng, được thừa nhận vả cảm thấy mình có giá trị:

Học sinh thấy rõ được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình;

Học sinh tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm vả tích cực tương tác với giảo viên vả nhóm bạn;

~_ Học sinh nỗ lực để đạt thành tích tốt nhất trong học tập, rên luyện;

V ‘an héa nhà trường tạo ra môi trưởng thân thiện cho học sinh:

Hoe sinh cảm thấy được an toàn;

~_ Cởi mở và chấp nhận các nhu cầu, hoản cảnh khác nhau của học sinh;

Khuyến khích học sinh phát biểu, bảy tỏ quan điểm cá nhai

Xây dựng mỗi quan hệ ứng xử văn hóa, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học

hỏi lẫn nhau giữa thầy vả trỏ

1.3.2.4 Văn hóa nhà trường thúc đây CB,GI⁄NI và HS hành động theo hướng tích cực

Đông lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hóa nhà trườnglà một động lực vô hình nhưng có sức mạnh kích câu hơn cả các biện pháp kinh tế hay

giáo viên, nhân viên thầy rõ mục

tích

cực tạo ra bầu không khi sư phạm thoải mái, các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp giữa các

pháp lý, cụ thể: Văn hóa nhà trường giúp cho cán

tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm Văn hóa nhà trường phủ hợi

cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh Đồng thời tạo ra môi trưởng lâm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh

Đó là nền tảng tỉnh thần cho sự sáng tạo - điều võ cùng quan trọng đối với hoạt động

sư phạm mà đối tượng lả trí thức và con người Văn hóa nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường Và được lảm việc, học

tap, cong hi vi những mục tiêu cao cả của nhà tưởng

Muốn tạo động lực cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chỉnh đáng của mọi người Khi khả năng đáp ứng nhu cầu thắp, động lực với người lao động sư phạm

là đồng lương, thu nhập và những giá trị vật chất Khi nhu cầu đạt đến mức nao dé,

nhu cau vật chất được thỏa mãn một mức nảo đó, người lao động nói chung, nhà sư

Trang 33

13.2.5 Van hoa nha truing gidm thiéu mau thudn, xung d6t, tiéu cue trong nhà trường

'Văn hóa nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vị cúa các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thuyết do những thế

hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên Khi nhả trường phải đối mặt với

một vấn để phức tạp, chỉnh văn hóa nhà trường là điểm tựa tỉnh thần giúp cho nhà

quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để cỏ những quyết

định và sự lựa chọn đúng đắn

1.3.2.6 Van héa nhà trưởng khuyến khích mỗi quan hệ hợp tắc, chia sẻ kinh

nghiệm, học hỏi lân nhau giữa các thành viên trong nhà trưởng

‘Van héa nhà trường làm cho CB, GV, NV cảm thấy thoải mái dé dang thio

luận về những vấn đề hay những khó khăn vướng mae ma họ đang gặp phải trong

công việc hoặc trong cuộc sống; văn hỏa nha tring làm cho các thành viên trong nha trưởng sẵn sảng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn; văn hỏa nhả trường làm cho CB, GV, NV tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng dạy học; văn hóa nhả trường làm cho các thành viên trong nhà trưởng quan tâm đến công việc của nhau;

thành tích giảng dạy và học tập của nhà trường

1.3.2.8 [ăn hóa nhà trưởng đây mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trưởng

“Tổng hợp tắt cả các yếu tổ trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điêu phổi kiểm soát

và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là văn hỏa nhà

trưởng đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhả trưởng Trên cơ sở đó mà dần

dẫn tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tô chức trường học Đỏ là cơ sở

nang cao uy tin, "thương hiệu” của nhà trường, tạo đã cho các bước phát

1.3.3 Nội dung cơ bản xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT

1.3.3.1 Xác định sử mệnh, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của nhà trưởng,

Nội dung tuyên bố sử của nhà trường phải thể hiện được những giá trị

mong muốn của nhà trường; sử mệnh đã đưa ra các thông điệp cốt yếu cho nhận thức

và hành động của mọi thành viên trong nhà trường;

Tâm nhìn của nhà trưởng phải thể hiện rõ rằng trong bản kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống đã giúp cho nhà trường tồn tại và phát triển;

Trang 34

Mục tiêu hoạt động của nha trường phải hướng vào mục tiêu giáo dục quốc gia trong từng giai đoạn và từng thời kỳ lich sử; mục tiêu giáo dục cúa nhà trường được

xây dựng trên cơ sở mục tiêu kinh tế - xã hội cúa địa phương, đất nước

1.3.3.2 Xây dựng bầu không khí tâm lý nhà trường

Xây dựng bầu không khí tâm lý nhà trường là xây dựng mối quan hệ thân thiện,

tích cực giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với cán bộ quản lý, giữa giáo viên

và học sinh; Xây dựng mối quan hệ thân thiện, tích cực giữa các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường: Xây dựng mỗi quan hệ thân thi ích cực giữa hoc sinh va học sinh: Xây dựng mỗi quan hệ thân thiên, tích cực giữa các thảnh viên nhà trưởng

với cha mẹ học sinh và cộng đồng: Các vẫn để an toàn và sự duy trỉ hoạt động trong

nhà trường phải được đảm bảo: Sự quan tâm vả đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh than

của CB, GV, NV và HS; Những hoạt động sư phạm theo định hướng tích

cực của GV vả HS trong nha trường

1.3.3.3 Xây dựng các giả trị văn hỏa chỉnh thẳng

Các giá trị văn hóa chỉnh thông bao gồm các giá trị văn hoá truyền thống của

dân tộc, của nha trường được duy trì và phát triển; Nhà trưởng thưởng xuyên tô chức

các hoạt động nghỉ thức nghỉ lễ truyền thống của trường; Các logo, khẩu hiệu, bảng,

hiệu, biểu tượng, hình ảnh về sứ mệnh của nhà trường; ác thủ tục, tập quán, thói quen tích cực được nhà trường quan tâm duy trì, phát triển; các thủ tục, thỏi quen làm cản trở đến hoạt động dạy học, giáo dục của nhả trường được nhà trưởng quan tâm xóa bỏ,

ịch sự: Nội quy, quy chế nhà trường luôn được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tự giác, nghiêm túc

khắc phục; Đồng phục, trang phục của giáo viên, nhân viên và học sinh gon gang,

1.3.3.4 Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các thành viễn trong nhà trưởng

Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường biểu hiện thông qua việc các thành viên của nhà trường được tham dự trong việc ra quyết định liên quan đến sự phát triển của nhà trường; Các thành viên cam kết thực hiện công việc của mình liên quan đến sự phát triên của nhà trường; Các thành viên được làm chủ các công việc của mình

liên quan đến sự phát triển của nhả trường; Các thành viên trong nhà trường có sự hợp

tác, trên cơ sở học hỏi lẫn nhau, chia sẻ vì mục tiêu phát triển giáo dục chung của nhả

trường

1.3.3.5 Xây dựng môi trường văn hóa nhà trường

a Môi trường nhà trường - lớp học

Môi trường nhà trường - lớp học biểu hiện lớp học có số lượng học sinh phù

hợp; Lớp học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, cách bài trí hợp lỷ; Khung cảnh, khuôn viên nhả trường sạch - xạch - đẹp; Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục; Giáo viên luôn cảm thấy thoải mái tự tin trong thực

hiện nhiệm vụ của mình; Học sinh luôn cảm thấy an toàn và thuận lợi ở tất cả mọi nơi

Trang 35

b Quan hé gitta CB,GV, NV va HS

Mối quan hệ giữa CB, GV, NV và HS biểu hiện giáo viên và học sinh giao tiếp

với nhau có hiệu quả; Giáo viên, nhân viên luôn lắng nghe dé nghị của học sinh; Giáo viên, nhân viên vả học sinh cảm thấy có đóng góp vào thành công của nhả trường; Phương thức giảng dạy của giáo viên luôn tôn trọng các cách học khác nhau của học sinh; Thành tích của học sinh được khen thưởng và tuyên dương kịp thời; Các kết qua học tập, rên luyện của học sinh được đánh giá khách quan, công bằng và được thông bảo kịp thời cho học sinh vả phụ huynh học sinh: Phụ huynh học sinh luôn cảm thấy nha trường thân thiện, cởi mở và tin tưởng vào sự giáo dục, day - học của nhà trường

Việc xây dựng văn hỏa nhà trưởng ở bất kỳ nhà trưởng não cũng phải dựa trên các nội dung các giá trị văn hỏa nhà trường nêu trên, song cần đặt trọng tâm ở các nội dung cốt lõi của văn hỏa nhà trường, đó là các giá tri

xây dựng được văn hỏa nhà trường cần phải

XXây dựng niềm tin và thái độ đúng đắn cho tắt cả đội ngũ nhả giáo, cán bộ quản

lý và nhân viên học sinh trong trường về triết lý giáo dục chung và riêng của trưởng mình Mỗi nhà trường có định hưởng giáo dục nhân cách học sinh theo quan điểm giáo

và các chuân mực văn hỏa Đề

dục: Giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thẻ, mỹ, nghề nghiệp, các kỹ

y dựng thái độ, niềm tin của các thảnh viên trong nhà trường tạo động

lực phấn đấu, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng giáo dục văn hóa

nhà trường

Xây dựng các chuẩn mực văn hóa chung và riêng của nhà trường là việc làm

cần thiết, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu giáo dục mang tính bảo tồn van

hóa dân tộc cũng như nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trường đồng thời nó đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trưởng giáo dục có văn hóa

Xây dựng các chuẩn mực văn hỏa giao tiếp ứng xử trong các mỗi quan hệ giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa

người với người, tiếp theo đó là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thể giới

'xung quanh một cách cỏ văn hóa

Giáo dục văn hỏa nhà trường cho học sinh cẩn phải đặt trong môi trường giáo dục văn hỏa với các hoạt động có ÿ nghĩa, mang tính định hưởng Xây dựng hệ thống các chuân mực văn hóa nhà trường đỏng vai trò quan trọng và cẩn thiết được đặt ra

cho tương lai sao cho sự du nhập văn hóa ngoại ở thể hệ trẻ nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của đân tộc mình Ở đây cũng cần xây dựng vả giáo dục phương pháp

tiếp nhận văn hóa có chọn lọc của các thể hệ tương lai, cụ thể:

+ Giáo dục những giả trị đạo đức truyền thông cho học sinh;

+ Giáo dục đạo đức, tác phong cho học sinh;

+ Giáo dục truyền thống hiểu học vả tôn sư trọng đạo cho học sinh;

+ Giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn hóa cho học sinh

Mặt khác, xây dựng văn hóa nhà trường cần hướng vào người học, đó là:

Trang 36

- Dap ứng tốt những yêu cầu về quyền lợi người học cần được xem như yêu cần thiết yêu của văn hóa nhả trường

~ Tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, sắng tạo của người học

~ Khơi gợi, thúc đấy tiềm năng cúa mỗi cá nhân (đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân)

Những định hướng nảy có tỉnh nguyên tắc cẳn được quán triệt trên tắt cả các

khia cạnh của văn hỏa nhà trường, cả ở những giá trị vật chất và giá trị tỉnh thần để văn hóa nhả trưởng trở nên thân thiết, gần gũi và gắn bỏ với người học

1.3.4 Quy trình xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT

'Văn hỏa tồn tại một cách tự nhiên, khách quan trong mỗi nhà trường, tạo nên những nét văn hóa riêng biệt, đa dạng cho mỗi nhà trưởng Để tạo lập và phát triển bản

sắc văn hóa riêng ấy, mỗi nhà trường cần nhận thức rõ bản chất của văn hóa của

trường minh; đồng thời, quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở

phải là việc lảm lâu dải, cỏ chủ đích rõ rằng vả tiếp nỗi của các chủ thể quản lý nhả

trưởng củng với sự thống nhất, đồng thuận của tập thể sư phạm

Xây dựng văn hóa nhà trường không phải chuyên ngây một ngày hai mã cần có

nhà trưởng,

những bước đi phủ hợp Trên cơ sở 11 bước xây dựng văn hóa tổ chức do hai nhả khoa hoc Julie Heifetz và Richard Hagberg (2003 2000) đã để xuất, tác giả xác định các bước xây dựng VHNT ở trường THPT như sau:

Một là, nghiên cửu môi trường và các ảnh hưởng để hoạch định một

chiến lược phát triển của nhà trường phủ hợp với tương lai Vai trỏ của các nhà lãnh

đạo là rất quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển Tuy nhiên, một chiến lược dù tốt đến mấy cũng chỉ có thẻ thành công khi tạo dựng được

quyết tâm của các cá nhân trong tổ chức đỏ Vì vậy, khi nghiên cửu môi trường để

hoạch định chiến lược phát triển, nhà lãnh đạo cần quan tâm đến sự phù hợp của

chiến lược trên cơ sở xem xét ở các khía cạnh gồm cấu trúc, hệ thống, con người và

jem tin va

văn hóa của tô chức

Hải là, xác định đâu là giá trị cốt lõi lảm cơ sớ cho thành công của nhà trường Các gia trị cốt lõi phải là các giá trị không thay đổi theo thời gian; đồng thời nó phải lả sợi chỉ đỏ cho mọi hoạt động của nhà trường

Ba là, xây dựng tâm nhìn - bức tranh lý tưởng trong tương lai - mục tiêu sẽ

vươn tới Đây là định hướng đẻ xây dựng văn hỏa tổ chức nhà trưởng, thậm chỉ có thể

tạo lập một nên văn hóa tương lai khác hãn trạng thái hiện tại

Bốn là, đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cẩn

thay đổi Việc đánh giá cần giao cho một đơn vị có chuyên môn, có các chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy về văn hỏa nhà trường thực hiện

Năm là, tập trung nghiên cứu, để xuất giải pháp làm gì và làm thế nào để thu

hẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai đã hoạch định

Trang 37

văn hóa nhà trường Lãnh đạo phải thực hiện vai trỏ người đề xưởng, người hướng dẫn

các nỗ lực thay đổi; giữ vai trỏ then chốt trong việc hoạch định tầm nhìn, truyền bá cho

mọi thành viên nhận thức đúng tầm nhin đỏ, cỏ sự tỉn tưởng vả cùng nỗ lực thực

cũng như chỉnh lãnh đạo là người có vai trở xua đi những ngờ vực, lo âu cúa các cá nhân Để làm được điều này, lãnh đạo nhà trường cần phái xây dựng các cơ chế gắn kết, chia sẻ nguồn lực, điều phối về quyền lợi và lợi ich trong toản trường

Bay là, soạn thảo một kế hoạch, một phương án hành động cụ thể, chỉ tiết tới từng cá nhãn, đơn vị trong nhà trưởng, phủ hợp với các điều kiện thời gian và nguồn

lực khác để có thê thực thỉ được kế hoạch đó

Tam 1a, ph như cầu thay đổi, viễn cảnh tương lai cho toàn thể cán bộ, giáo viênvà học viên, học sinhcñng như các nhân viên phục vụ đề củng chia sẻ; tử đó, động

viên tỉnh thần, tạo động lực cho họ; từ đỏ tạo nên sự đồng thuận giúp họ hiểu rõ vai

trỏ, vị trí, quyền lợi và trách nhiệm của minh trong việc nỗ lực tham gia xây dựng,

phát triển văn hóa nhà trưởng

Chín là, cần có giải pháp cụ thể giúp các đơn vị nhận thức rõ những trở ngại, khó khăn của sự thay đôi một cách cụ thể: từ đó, động viên khich lệ các cá nhân mạnh

là rất cần thiết

Mười một, thường xuyên đánh giá văn hóa nhà trường và thiết lập các chuẩn mực mới, những giá trị mới mang tính thời đại: đặc biệt là các giá trị học tập không ngừng và thay đổi thường xuyên Việc truyền bá các giá trị mới cho mọi thành viên trong nha trường cần được coi trọng song song với việc duy trì những giá trị, chuẩn

mực tốt đã xây dựng, lọc bỏ những chuẩn mực, giả trị cũ lỗi thời hoặc gây ra ảnh

hưởng tiêu cực cho tiền trình phát triển của văn hỏa nhả trường

1-4 Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường trung học phố thông 1.4.1 Quản lý mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT

trường xây dựng chiến lược phát triển nhả trường nhằm định hưởng cho

mục tiêu xây dựng VHNT;

Hiệu trưởng phô biển, chia sẻ mục tiêu nhằm tạo sự đồng thuận giữa các thành

viên trong nhà trưởn;

Hiệu trưởng quán triệt chú trương thực hiện mục tiêu xây dựng VINT;

Hiệu trưởng ra quyết định triển khai các hoạt động xây dựng nội dung của VHNT;

Hiệu trưởng điều hành, chỉ đạo để đảm bảo cho mọi hoạt đông của nhà trường

được thực hiện đúng theo các giá trị và nhằm đạt đến mục tiêu đã xác định;

Trang 38

Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, đánh giá, đối chiều kết quả đạt được với

mục tiêu

1.4.2 Quản lý nội dung xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT

a Quân lý xây dựng bầu không khi dân chủ, kỹ cương, tinh thương, trách nhiệm

kế hoạch các giải pháp cụ thể cho xây dựng bầu không khí trong nh trưởng

kế hoạch xây dựng bầu không khi trong nhà trường, chú trọng xây dựng

cơ cấu tổ chức hợp lý, khoa học, cỏ sự phân công cụ thê, rõ ràng về chức năng, quyền

hạn, nhiệm vụ giữa các bộ phận nhằm đảm bảo cho tổ chức hoạt động nhịp nhảng

đồng bộ, chồng chéo

~_ Xây dựng và kết hợp tốt phong cách lãnh đạo độc đoán - phong cách lãnh

đạo dân chủ, tránh cứng nhắc, rập khuôn, máy móc Bởi người hiệu trưởng là người

đứng đầu, sự ảnh hưởng về phong cách tác phong đối với cán bộ, giáo viênlà rất

nhanh chóng Chính điều nay tao nên những giá trị văn hóa chim trong nhà trường

~ Thường xuyên đôn đốc, theo đồi và đánh giá sự đóng góp của các cá nhân

trong vấn đề xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm tích cực Đông viên, khuyến

khich và thường xuyên khen thưởng cho những cá nhân tạo nên được những ảnh hưởng tích cực đối với việc xây dựng một không khí tích cực trong nhà trường

b Quản lý xây dựng văn hóa đổi mới phương pháp dạy học, đôi mới trong kiểm

tra, đánh giá trong nhà trưởng,

e Ban Giảm hiệu lập kế hoạch trong việc xây dựng văn hóa đổi mới phương

pháp dạy học, đổi mới trong kiểm tra, đánh giá trong nhà trường

bao gồm: Kế hoạch thi giáo viêndạy giỏi cấp trường và cấp tính, kế hoạch đào tạo bổi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kế hoạch nghiên cứu khoa học, kế hoạch phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm, ig, hoạt

động trải nghiệm sáng tạo và kế hoạch đánh giả xếp loại giáo viên

ö chức phân công, bổ trí giảo viêntheo đúng năng lực chuyên môn vả nhiệm

vụ quy định Luôn tạo điều kiện cho giáo viêntham gia phát trị năng lực nghiệp vụ

Trang 39

~_ Chỉ đạo giám sát quả trình thực hiện hoạt động giáng dạy, giáo dục vả hoạt động tự nợi

hai chiêu đề nhìn nhận và đánh giá được giáo viênmột cách toàn diện và khách

~_ Tổ chức các hoạt động phong trảo để giáo viên có cơ hội tham gia vả phát triển năng lực chuyên môn của mình Đảnh giá giáo viênphải được thực hiện công khai

và công bằng căn cứ vào chuẩn đạo đức, chuẩn nghề nghiệp giáo viên

~ Kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên mỏn và phẩm chất đạo đức của giáo viênđịnh kỳ theo hoc ky, nim hoc Đây là một hoạt động rất quan trọng nhằm xây:

dựng văn hỏa giảng dạy tích cực của giáo viên

d Quản lỷ xây dựng văn hóa học tập tích cực của hoe sinh

~_ Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viênlập kế hoạch dạy học theo hướng đổi mởi phát huy được tỉnh sang tao, khả năng hợp tác kim vi

nhóm của học sinh Yêu cầu giáo viênphải đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học

~_ Tổ chức các hoạt động dạy học STEM hội thi khoa học kỹ thuật trong nhà trường, tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế ngoài nhà trưởng

~ Tổ chức các hoạt động giáo dục về ý nghĩa truyền thống kỹ năng song, định hướng nghề nghiệp cho học sinh và khuyến khich sự tham gia đông đảo của

học sinh

~_ Chỉ đạo xây dựng trường chuẩn QG và KĐCLGD

~_ Chỉ đạo giáo viên theo dõi quá trình học tập và rên luyện của học sinh để tư

vấn kịp thời những vấn đề khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống nhằm giúp các

em an tâm học hành

~_ Chỉ đạo việc xây dựng trường học hạnh phúc

- Chỉ đạo việc tổ chức học phụ đạo cho học sinh khối 12 đảm bảo kiến thức

cho kỳ thi THPT quốc gia và tô chức bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi HSG cấp tỉnh và

tai nha trường

- Day mạnh phong trảo xã hội hóa giáo dục đề huy động được nhiều nguồn

„ doanh nghiệp nhằm khuyến khich những tam gương học sinh

tiêu biểu trong quá trình học tập

e Quản lý xây dựng văn hỏa quản lý chuyên nghiệp và chuẩn mực trong nhà trưởng

~_ Hiệu trưởng phải xây dựng được phong cách lãnh đạo và quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý và cho bán thân mình Lập kể hoạch cho việc xây dựng hình ảnh của

học

Trang 40

nhà lãnh đạo và đặc biệt là Hiệu trưởng vừa dân chú, vừa tập trung, vừa tham dự Hiệu

trưởng phải là người chia sẻ với đội ngũ những niềm vui, nỗi buồn hay cả những thất

bại trong nhả trường Phong cách lãnh đạo còn thể hiện qua từng biểu

như: Sắp xép, bổ trí phòng lâm việc, cách ăn mặc, ứng xứ, hành vi, thải độ, cách ra

quyết định và giải quyết

cụ thẻ

~_ Hiệu trưởng phải hoạch định chiến lược trong nhà trường gồm việc xây dựng sit mang, tim nhin, muc tiêu va chiến lược hoạt động của nhà trưởng trong từng giai đoạn Người quản lý phải là người tao nên tâm nhin vả sử mạng của nhả trường,

truyền tải tầm nhìn vả sử mạng đó đến tắt cả các thành viên trong nhả trường và đến

đánh giá vé cac van dé quan ly chuyén m6n: danh gid két qua day hoc, két qua TN THPT, kết quả học sinh giỏi

~ Xây dựng văn hóa quản lý thể hiện qua hoạt động quản lý thông tin Nhà quản lý cần phải biết chủ động khai thác và làm chú các thông tín trong và ngoài nhà trường Xây dựng phương án xử lý đánh giá và kiểm soát được hệ thông thông tin

cùng lả thực hiện kiểm tra đánh giá chuyên môn thông qua các tiêu chỉ

phục vụ đảo tạo Điều phối các thông tin phù hợp với năng lực, quyẻn hạn, trách

nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trưởng Phải xác định được hệ thống thông tin nào

là quan trọng, cân thiết phục vụ cho sự phát triển của nhà trường

~_ Xây dựng văn hỏa quản lý của nhà trường thông qua quản lý các hoạt động

cô ý nghĩa truyền thông của nhà trưởng Lập kế hoạch đề xây dựng và duy trì các hoạt động truyền thông của nhà trường Tổ chức phân công tắt cả các thành viên trong nhà

trường cùng tham gia thực hiện để phát huy sức mạnh tập thể và lôi cuốn mọi người cùng gìn giữ các giá trị, chuân mực được hình thành qua bao nhiêu thể hệ nhà trường

Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp chỉ đạo giám sát các hoạt động truyền thống của

nhả trưởng đã thực hiện như thể nào vả có rút kinh nghiệm Kiểm tra đánh giá tính nghiêm túc, phù hợp và có ý nghĩa đối với mọi thành viên về nghỉ lễ, nghỉ thức và

truyền thống của nhà trường

~ Xây dựng văn hóa quản lý thông qua quản lý môi trường sư phạm của nhà

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN