1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự ra Đời, phát triển của sản xuất hàng hóa và liên hệ thực tiễn phát triển sản xuất hàng hóa Ở việt nam

21 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự ra đời, phát triển của sản xuất hàng hóa và liên hệ thực tiễn phát triển sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Tác giả Nhóm 01
Người hướng dẫn Đặng Thị Hoài
Trường học Trường Đại học Thương mại, Viện Quản trị Kinh doanh
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Bài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Nghiên cứu đề tài này giúp nhóm hiểu rõ hơn về những thay đổi và xuhướng phát triển sản xuất hàng hóa trong nước, cũng như những thách thức mànền kinh tế Việt Nam đang đối mặt trong bối

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH - -

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Đề tài:

SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

Nhóm: 01 Lớp học phần: 241_RLCP1211_09

GV hướng dẫn: Đặng Thị Hoài

Hà Nội, tháng 10, năm 2024

1

Trang 2

Lời cam đoan

Nhóm 1 chúng em xin cam đoan, bài thảo luận: ‘Sự ra đời, phát triển của sảnxuất hàng hóa và liên hệ thực tiễn phát triển sản xuất hàng hóa ở Việt Nam” làtoàn bộ quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của nhóm chúng em Chúng em xin

chịu toàn bộ trách nhiệm về bài thảo luận này

2

Trang 3

Lời cảm ơn

Nhóm 1 với đề tài nghiên cứu: “Sự ra đời, phát triển của sản xuất hànghóa và liên hệ thực tiễn phát triển sản xuất hàng hóa ở Việt Nam” xin gửi lờicảm ơn sâu sắc đến giảng viên Đặng Thị Hoài đã dạy dỗ, truyền đạt những kiếnthức quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập vừa qua Trong quãngthời gian này, bọn em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần họctập hiệu quả, nghiêm túc Cùng với quá trình xây dựng bài thảo luận, cô cũng cónhững góp ý, sự nhận xét vô cùng hợp lý giúp cho nhóm 1 chúng em có thểhoàn thành bài thảo luận được tốt nhất Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quýbáu, là hành trang để em có thể vững bước sau này

Kinh tế chính trị Mác-Lênin là học phần rất thú vị, vô cùng bổ ích và có tínhthực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn củasinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn hạn chế và khả năng tiếp thu thực tếcòn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bàithảo luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa chính xác,kính mong cô xem xét và góp ý để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn

3

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Sản xuất hàng hóa đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển kinh tế củamỗi quốc gia Hiểu rõ quá trình hình thành, phát triển của nó giúp chúng ta nhậnthức được sự chuyển biến từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hànghóa, là nền tảng cho các hoạt động kinh doanh hiện đại Trong bối cảnh kinh tếthị trường hiện nay, nghiên cứu về sản xuất hàng hóa càng trở nên quan trọng đểhiểu rõ các nguyên tắc vận hành kinh tế và cơ chế tạo ra giá trị.Việt Nam đangtrải qua quá trình hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Sản xuất hàng hóa tại Việt Nam đang chuyển mìnhmạnh mẽ, từ những ngành sản xuất nhỏ lẻ, thủ công truyền thống sang nền sảnxuất công nghiệp hiện đại với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoàinước Nghiên cứu đề tài này giúp nhóm hiểu rõ hơn về những thay đổi và xuhướng phát triển sản xuất hàng hóa trong nước, cũng như những thách thức mànền kinh tế Việt Nam đang đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hóa Do đó nghiêncứu đề tài quá trình phát triển sản xuất hàng hóa sẽ giúp nhóm 1 chúng em nhậnthức được các yếu tố cần thiết để duy trì sự phát triển bền vững trong dài hạn,nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt và yêu cầu về pháttriển xanh Từ đó, nhóm có thể đưa ra các phân tích và giải pháp phù hợp vớitình hình sản xuất hàng hóa hiện tại của Việt Nam.Thông qua việc nghiên cứu

sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa, nhóm chúng em có cơ hội tiếp cận

và làm rõ các khái niệm kinh tế quan trọng như quy luật cung cầu, giá trị hànghóa, phân công lao động xã hội, và sự vận hành của nền kinh tế thị trường Đềtài cũng giúp nhóm mở rộng tầm nhìn về kinh tế Việt Nam, từ đó đề xuất nhữngphương án cải thiện và tối ưu hóa sản xuất hàng hóa trong nước Từ những lí dotrên nhóm em đã chọn đề tài “Sự ra đời, phát triển của sản xuất hàng hóa và liên

hệ thực tiễn phát triển sản xuất hàng hóa ở Việt Nam” làm đề tài thảo luận.Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài trên nhóm 1 chúng em còn gặp nhiều khókhăn và hạn chế nên không thể tránh khỏi được những sai sót Rất mong nhậnđược những lời góp ý từ phía của thầy cô và các bạn Nhóm 1 chúng em xinchân thành cảm ơn!

4

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I 6

1.1 Sản xuất hàng hóa 6

1.1.1 Khái niệm sản xuất hàng hoá 6

Định nghĩa: Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi mua bán 6

1.1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa 6

1.2 Hàng hóa 6

1.2.1 Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa 6

Khái niệm: Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con ngưòi thông qua trao đổi, mua bán Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể 6

1.2.2 Tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa: 7

1.2.3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 8

CHƯƠNG II 11

2.2 Những hạn chế trong sự phát triển sản xuất hàng hóa ở Việt Nam 14

2.2.1 Những hạn chế 14

2.2.2 Nguyên nhân của sự hạn chế 16

2.3 Giải pháp để phát triển sản xuất hàng hóa ở Việt Nam 16

2.3.1 Nâng cao năng lực sản xuất 17

2.3.2 Tăng cường hợp tác quốc tế 17

2.3.3 Tổ chức sản xuất hiệu quả 18

2.3.4 Tăng cường phát triển bền vững 18

6

Trang 7

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA 1.1 Sản xuất hàng hóa

1.1.1 Khái niệm sản xuất hàng hoá

Định nghĩa: Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó những ngườisản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi mua bán

1.1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

- Phân công lao động xã hội:

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau

Mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau Để thỏa mãn nhu cầu của mình,tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau

- Sự tách biệt về mặt kinh tế của chủ thể sản xuất:

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích

Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa

C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa” Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển

1.2 Hàng hóa

1.2.1 Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa

Khái niệm: Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con ngưòi thông qua trao đổi, mua bán Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể

- Thuộc tính của hàng hóa:

7

Trang 8

Hàng hóa có hai loại thuộc tính là: Giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị hàng hóa

- Giá trị sử dụng của hàng hóa:

Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp

Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất

Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng giúp cho con người phát hiện

ra nhiều và phong phú hơn các giá trị sử dụng của sản phẩm

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua Cho nên, nếu là người sản xuất, phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của ngườimua

- Giá trị của hàng hóa:

Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào đó Vì các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên không thể lấy giá trị

sử dụng để đo lường các hàng hóa Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh được với nhau trong khi trao đổi: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm của lao động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó Thực chất các chủ thể khi trao đổi hàng hóa với nhau là trao đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa

Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa

1.2.2 Tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa:

Theo C.Mác sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động

- Lao động cụ thể

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định

8

Trang 9

Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá

Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành nghề khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau

- Lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc

Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá Vậy giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau

1.2.3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

- Lượng giá trị của hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí

để tạo ra hàng hóa

Điều này có nghĩa là thời gian lao động trung bình mà người lao động cần để tạo ra một hàng hóa trong điều kiện sản xuất chung của xã hội sẽ quyết định lượng giá trị củahàng hóa

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hóa tùy thuộc vào những nhân tố:

+ Thứ nhất, năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản phấm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết đế sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị

9

Trang 10

xã hội Vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính

là năng suất lao động xã hội

Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít Ngược lại, năng suất lao dộng xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều Lượng giá trịcủa một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội

Năng suất lao động lại tùy thuộc vào nhiều nhân tố như: trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của tư liệu sản xuất và các điều kiện tự nhiên

Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối với lượng giá trị hàng hóa Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động Vì vậy, khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương đương, còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi Xét về bản chất, tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động

+ Thứ hai, mức độ phức tạp của lao động

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hànghóa Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn

và lao động phức tạp

Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đàotạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được.Khi nghiên cứu tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, có một vấn đề đặt ra là: phải chăng trong cùng một đơn vị thời gian lao động, thì bất cứ ai làm việc gì, nghề

gì cũng đều tạo ra một lượng giá trị như nhau?

C.Mác chỉ rõ: trong một giờ lao động, người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra nhiều giá trị hơn người rửa bát Bởi vì, lao động của người rửa bát là lao động giản đơn, có nghĩa làbất kỳ một người bình thường nào, không phải trải qua đào tạo, không cần có sự phát triển đặc biệt, cũng có thể làm được Còn lao động của người thợ sửa chữa đồng hồ là lao động phức tạp đòi hỏi phải có sự đào tạo, phải có thời gian huấn luyện tay nghề Vì

10

Trang 11

vậy, trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra đượcnhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân gấp bội lên Để cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thể quan

hệ bình đẳng với các hàng hóa do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình

Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình

11

Trang 12

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM TRONG

THỜI GIAN TỚI 2.1 Thực trạng phát triển sản xuất hàng hóa ở Việt Nam

2.1.1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa Việt Nam trước đổi mới (1975 - 1986).

Việt Nam thời kỳ bao cấp chủ yếu gồm các ngành đó là nông nghiệp, côngnghiệp và thương nghiệp Công nghiệp được chia thành công nghiệp nặng (như điện,than, gang thép, chế tạo máy công cụ,… ); công nghiệp hóa chất; công nghiệp nhẹ;công nghiệp thực phẩm (thuốc lá, đường mật, rượu bia, đồ hộp,… ) Lực lượng laođộng gồm công nhân, nông dân và lao động tri thức Nền kinh tế dựa vào hai thànhphần kinh tế cơ bản: quốc doanh và tập thể

Trong một thời kỳ rất dài, ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia cho rằng sảnxuất hàng hóa ra đời dựa trên hai điều kiện đó là phân công lao động xã hội và sự rađời của chế độ tư hữu Việt Nam là nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội với mụcđích là xây dựng chế độ công hữu, xóa bỏ chế độ tư hữu Việt Nam áp dụng cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp, phủ nhận sự tồn tại của sản xuất hàng hóa, phủ nhận sự tồn tạicủa thành phần kinh tế tư nhân Vì thế, trong thời kỳ bao cấp ở Việt Nam, sản xuấthàng hóa chỉ mang tính hình thức, có sự phân công lao động nhưng không có sự táchbiệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất

Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệthống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới Các doanh nghiệp hoạtđộng trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêupháp lệnh được giao Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn; định giásản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương đều do các cấp có thẩm quyền quyếtđịnh Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanhnghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.Quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ vật là chủ yếu.Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp” Vì vậy, rất nhiềuhàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan trọngkhông được coi là hàng hóa về mặt pháp lý

Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trongthời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh, và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa

sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủnghoảng Qua trên ta thấy, các cơ chế chính sách trong thời bao cấp của Việt Nam khôngphù hợp với quy luật của sản xuất hàng hóa, thậm chí đi ngược lại với quy luật của sảnxuất hàng hóa

12

Ngày đăng: 20/11/2024, 18:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w