Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được dùng để chỉ một kiểu tổ chức kinh tế khi mà người sản xuất tạo ra sản phẩm nhưng lại không phải là để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, mà tạo ra một
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
=====000=====
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN, NHỮNG THÀNH TỰU, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐÓI VỚI NỀN
KINH TẾ CỦA ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Họ và tên: Phan Duy Anh Lớp: TRI115E (HK1 – 2324)K62TTTC.1
Mã sinh viên: 2312280004 – Số báo danh: 12 Giảng viên giảng dạy: TS Vũ Thị Quế Anh
Hà Nội – 12/2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I Cơ sở lý luận 4
1 Hàng hóa sức lao động 4
2 Người lao động 5
3 Người sử dụng lao động 6
II Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động 7
1 Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động 7
2 Quan hệ lợi ích giữa những người lao động 7
3 Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động 8
III Phương thức để người sử dụng lao động thực hiện lợi ích của người lao động 8
1 Nâng cao năng lực và kĩ năng 8
2 Quảng bá quan hệ công bằng và lợi ích lao động 9
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3MỞ ĐẦU
Sản xuât hàng hóa không xuất hiện đồng thời với nhân loại, xã hội, phải thông qua
sự phát triển về mặt tư duy, con người mới có thể tiến đến sản xuất hàng hóa Và
đó thật sự là một cuộc cách mạng của nền kinh tế thế giới Nền kinh tế đã phát triển vượt bậc và đỉnh cao của sản xuất hàng hóa chính là Chủ nghĩa Tư bản Đất nước Việt Nam, do phải tham gia vào những cuộc chiến tranh khốc liệt với các quốc gia lớn mạnh nên đã bắt nhịp hơi chậm so với nền kinh tế sản xuất hàng hóa Tiền thân là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã gặp phải rất nhiều khó khăn sau giai đoạn chiến tranh khiến cho những sự thay đổi là điều tất yếu sẽ xảy ra Nhưng chúng ta đã đi thẳng lên CNXH chứ không nhảy qua CNTB nên đã vướng phải những khó khăn nhất định mà đến giờ vẫn chưa có lời giải đáp Nhưng đảng và nhà nước đã và đang rất cố gắng bước trên con đường gian nan này và khi bước đi, cũng đã đạt được cho mình những thành công nhất định về cả mặt kinh tế cũng như mặt xã hội Bài tiểu luận này được viết ra nhằm mục đích bày ra những giải pháp
để có thể góp phần trợ giúp đất nước tiến lên xã hội một cách thành công và rực rỡ Bài tiểu luận bao gồm 3 phần :
Khái quát về sản xuất hàng hóa
Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Lịch sử ra đời sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Thành tựu của Việt Nam khi đi lên sản xuất hàng hóa
Thách thức của đất nước Việt Nam khi đi lên sản xuất hàng hóa
Giải pháp dành cho đất nước Việt Nam
Trang 4NỘI DUNG
I Sản xuất hàng hóa
1 Khái niệm sản xuất hàng hóa
Trước khi có thể đào sâu và tìm hiểu về vấn đề này của môn kinh tế chính trị, chúng ta cần phải nắm được rõ khái niệm của sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được dùng để chỉ một kiểu tổ chức kinh tế khi mà người sản xuất tạo ra sản phẩm nhưng lại không phải là để thỏa mãn nhu cầu của bản thân, mà tạo ra một lượng dư thừa nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu về chính mặt hàng này của những người khác Hình thức này sẽ thực sự được hiện thực hóa khi mà có một cá thể thứ 2 bước vào cùng với mong muốn sở hữu mặt hàng
đó Không chỉ có vậy, họ còn phải sở hữu một thứ mà cá thể thứ nhất có nhu cầu sở hữu Khi và chỉ khi như vậy thì trao đổi hàng hóa mới diễn ra Theo C Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất
ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán
Sản xuất hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế ra đời sau kiểu tổ chức kinh tế sơ khai nhất, đó chính là tự cung tự cấp Ngày xưa, khi còn là một xã hội nguyên thủy, con người tập trung, chú trọng vào việc sản xuất tự cung tự cấp, cần gì làm nấy để tự chu cấp và lo cho bản thân của mình Vậy nên thời xưa thì hầu như không có dấu hiệu của việc giao thương trao đổi, không có tương tác qua lại Xã hội ngày càng phát triển, và sự xuất hiện của những điều kiện nhất định
đã khiến cho con người học được cách sản xuất dư thừa, và hệ quả của nó tất yếu sẽ phải là trao đổi và mua bán Vậy những điều kiện đó là gì ?
2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Như đã nói ở trên thì sản xuất hàng hóa không tồn tại song song với xã hội loài người, con người không bắt đầu với việc sản xuất hàng hóa mà nó chỉ thực sự được sinh ra, hình thành và phát triển khi xã hội loài người đã đáp ứng đủ 2 điều kiện như sau
Điều kiện thứ nhất, phân công lao động xã hội
Sự phân công lao động xã hội chính là việc chia lao động xã hội thành các ngành nghề khác nhau, điều này dẫn đến việc chuyên môn hóa trong lao động cũng như chuyên môn hóa trong việc cấu thành và sản xuất Khi mà phân công lao động xã
Trang 5hội, hệ quả tất yếu đó chính là mỗi một cá nhân trong xã hội sẽ chỉ sản xuất từ một đến hai loại hàng hóa nhất định thay vì phải sản xuất hết thảy những thứ như ngày xưa Dẫu vậy, họ vẫn cần tất cả những nhu yếu phẩm nhất định cho cuộc sống của mình, không chỉ một, hai loại hàng của mình Và để đáp ứng nhu cầu, họ cần phải
có mối liên hệ phụ thuộc, giao thương, và trao đổi lẫn nhau giữa người với người Qua đó có thể thấy sự phân công
lao động phân chia xã hội thành nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nháu Phân công lao động trong xã hội là tiền đề và cũng là cơ sở của sản xuất hàng hóa C.Mác viết: “Sự phân công lao động xã hội là điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hóa, mặc dầu ngược lại, sản xuất hàng hóa không phải là điều kiện tồn tại của sự phân công lao động xã hội.” Tuy vậy, đây chỉ là điều kiện cần của sản xuất hàng hóa, chúng ta cần phải cáo điều kiện đủ thì sản xuất hàng hóa mới có thể chính thức được hình thành trong một xã hội
Điều kiện thứ hai chính là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt tương đối này có nghĩa là giữa các cá thể độc lập sản xuất những mặt hàng khác nhau, sẽ có sự tách biệt về lợi ích Với điều kiện như vậy, nếu người này muốn có được và tiêu dùng sản phẩm của người kia, anh ta cũng phải có một thứ
mà người kia có nhu cầu sở hữu và tiêu dùng, từ đó mới có thể dẫn đến, giao thương, mua bán, trao đổi những thứ hàng hóa đó với nhau C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa” Sự tách biệt tương đối này chính là điều kiện đủ để hình thành nên sản xuất hàng hóa
Xuyên suốt quá trình lịch sử, sự tách biệt mang tính tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất chỉ thực sự xuất hiện khi có sự tách biệt về quyền sở hữu Khi xưa, thời mà con người còn săn bắt hái lượm, hay cả giai đoạn đầu của khoảng thời gian chế độ tù trưởng lên ngôi, con người đã bắt đầu sản xuất ra một lượng hàng hóa dư thừa rồi, tuy vậy nó lại không thuộc quyền sở hữu của họ mà số sản phẩm
dư thừa đó lại được đưa cho người đứng đầu để họ cầm và phân chia, phân phối Sản xuất hàng hóa thực sự xuất hiện và phổ biến khi mà con người đã tiến đến chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi mà họ đã bắt đầu có quyền sở hữu tư nhân đối với các sản phẩm dư thừa mà mình tạo ra, và khi họ đã có một tư duy mới lạ hơn,
đó chính là tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định
Có thể thấy được, hàng hóa đã ra đợi dựa trên sự tồn tại của 2 điều kiện cần và đủ: phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất Nếu thiếu một trong hai điều kiện thì đã không tồn tại sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động sẽ không mang hình thái hàng hóa Và một khi đã được ra đời, con người không thể xóa bỏ được sản xuất hàng hóa một cách chủ
Trang 6quan Điều đó chứng tỏ rằng sản xuất hàng hóa thực sự ưu việt hơn rất nhiều so với nền sản xuất tự cung tự cấp
III Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa bao gồm 3 đặc trưng cơ bản
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là để trao đổi, mua bán Sản xuất hàng hóa là một kiểu hình thái kinh tế tạo ra hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng của người khác chứ không phải nhu cầu sử dụng của người trực tiếp sản xuất ra nó Và nhu cầu này sẽ được đáp ứng thông qua việc trao đổi và mua bán giữa các chủ thể sở hữu hàng hóa với nhau
Thứ hai, lao động sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội Nói nó mang tính tư nhân là do sản phẩm của sản xuất hàng hóa thuộc quyền sở hữu tư nhân, không phải của chung và việc sản xuất như thế nào, phân phối như thế nào là công việc riêng, độc lập của chủ sản xuất Nhưng nó vẫn mang tính xã hội vì cuối cùng thì việc sản xuất ra hàng hóa mục đích cũng là để phục vụ cho nhu cầu của xã hội, của mọi người
Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là giá trị sử dụng Ví dụ khi một nhà nông sản xuất ra gạo, anh ta sẽ không quan tâm đến việc nó sẽ cung cấp bao nhiêu tinh bột, làm anh ta no trong bao lâu, bởi chỉ khi quan tâm đến giá trị sử dụng anh ta mới để ý đến những đặc điểm đó Ở đây, anh ta
sẽ chỉ thật sự quan tâm đến việc nó có được ưa chuộng không, khi lên thị trường thì nó sẽ mang lại cho mình những giá trị gì, những mặt hàng hóa gì khác, hay liệu khi nó bán ra sẽ mang về cho minh doanh thu như thế nào, đó chính là giá trị, là lợi nhuận
Ưu thế của sản xuất hàng hóa
Do sản xuất hàng hóa được ra đời dựa trên sự phân công lao động xã hội cũng như chuyên môn hóa sản xuất, nó có thể khai thác và tận dụng tối đa thiên nhiên cũng như là điểm mạnh của từng cá nhân Khi mà con người đã có thể thoát khỏi việc phải sản xuất ra tất cả những sản phẩm cần thiết của mình và thay vào đó là việc sản xuất một hoặc hai những mặt hàng nhất định sẽ dẫn đến tính chuyên môn hóa rất cao, chất lượng sản phẩm sẽ được đẩy lên một cách đáng kể và song song với
đó cũng chính là sự tăng lên của năng suất lao động Con người sẽ có quyền được lựa chọn những mặt hàng mà mình sản xuất, tùy theo năng lực cá nhân và nhu cầu thị trường, do đó có thể thật sự khai thác được nguồn nguyên vật liệu dồi dào đến
từ thiên nhiên, cũng như khai thác được hết tiềm năng của những cá nhân trong xã hội Từ đó, các ngành nghề từ các vùng khác nhau sẽ phát triển vượt bậc, nâng cao đời sống con người Và nếu nhìn vĩ mô hơn, nhìn rộng hơn, đó không còn chỉ là khai thác những thế mạnh của vùng mà đó còn là khai thác những thế mạnh của các quốc gia với nhau
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin Kinh tế
chính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị… Kinh tế
chính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-… Kinh tế
chính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tế
chính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư… Kinh tế
chính trị 98% (165)
14
Trang 8Ví dụ: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, sản lượng hàng năm
có thể đạt tới Gạo chính là hàng hóa mà Việt Nam vẫn luôn luôn tự hào với tất
cả những người anh em quốc tế vì chất lượng cũng như số lượng xuất khẩu hàng năm và nó không hề có dấu hiệu giảm sút Hay với nền quốc gia mỹ, một nền kinh
tế lớn mạnh hàng đầu thế giới, và sự giàu có đó một phần rất lớn đến từ việc họ sản xuất và xuất khẩu vũ khí chiến đấu cho các quốc gia khác
Ưu thế thứ hai đó chính là quy mô sản xuất sẽ không còn bị giới hạn bởi nhu cầu
cá nhân và sức lực giới hạn của từng cá nhân nữa Với sản xuất hàng hóa, quy mô
có thể được mở rộng dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội Khi sản xuất và tiêu thụ với một quy mô lớn thì sẽ góp phần làm giàu, làm lớn mạnh nền kinh tế của đất nước Một điều quan trọng nữa của việc đẩy mạnh quy mô đó chính là tiền
đề tạo ra sự đột phá, bước tiến mới cho công nghệ trong dây truyền lao động sản xuất Nguồn lực thì luôn luôn hữu hạn, nhưng nhu cầu của con người là vô hạn, do
đó những người chủ sở hữu vẫn luôn luôn tìm cách để tối ưu hóa nguồn nhân lực, nhân công của mình thông qua việc liên tục đầu tư vào cải tiến và phát triển công nghệ Qua từng năm, công nghệ ngày càng phát triển và nhu cầu của khách hàng sẽ ngày càng được đáp ứng nhiều hơn Việc ứng dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất là cực kì quan trọng và cần thiết đối với những người quản lí
Ưu thế tiếp theo chủ yếu là dành cho người tiêu dùng, với việc sản xuất hàng hóa,
sẽ không chỉ còn là sản xuất cho chính mình mà là sản xuất cho xã hội, và sẽ có nhiều người làm như vậy, do đó sẽ hình thành nên một thị trường nhất định cho sản phẩm và hàng hóa đó Việc phải luôn cạnh tranh với những người khác sẽ khiến cho những nhà sản xuất luôn phải năng động, sáng tạo trong khâu sản xuất của mình để có thể ổn định trên thị trường và khác biệt so với các sản phẩm khác được cung cấp trên thị trường Khi có những sự cạnh tranh gay gắt của nhiều người trên thị trường, người ta sẽ làm mọi cách để có thể tăng năng suất và hiệu suất, để có thể sản xuất được mặt hàng và tốn ít lao động xã hội các biệt nhất có thể, giúp đạt được một nguồn thặng dư siêu ngạch nhất định, tốt cho doanh nghiệp Nhưng song song với đó, họ vẫn phải luôn chú trọng tới việc đảm bảo chất lượng sản phẩm để
có thể giữ chân được khách hàng
Và cuối cùng, việc sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy thương mại, giao thương giữa các quốc gia Điều này có nghĩa là các quốc gia sẽ khai thác được những thế mạnh của nhau, giao thương mà đôi bên cùng có lợi, góp phần làm tăng trưởng nền kinh
tế toàn cầu Bên cạnh đó, nó còn có ý nghĩa về mặt xã hội, khi giao thương thì các văn hóa sẽ có khả năng du nhập với nhau tạo nên sự đa dạng văn hóa trong các quốc gia, giúp củng cố mặt tinh thần của một xã hội
Qua đó có thể thấy được sự ưu việt của sản xuất hàng hóa, nó làm được những điều
mà tiền thân của nó, sản xuất tự cung tự cấp sẽ không bao giờ có thể đạt tới Chính
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri Kinh tế
chính trị 98% (60)
11
Trang 9nó đã thúc đẩy cho nền phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới Kéo theo đấy cũng chính là sự phát triển của nhân loại, của khoa học công nghệ và kỹ thuật và của đời sống vật chất và tinh thần của con người
III Sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
1 Thời điểm ra đời
Sản xuất hàng hóa ở Việt Nam xuất hiện có lẽ là khá muộn so với những quốc gia Châu Âu khác khi họ đã đi lên TBCN Đó là bởi vì Việt Nam đã không may vướng vào những cuộc chiến nảy lửa và đẫm máu với các cường quốc : Mỹ và Pháp Trong thời kì kháng chiến, khi nền độc lập của đất nước đang bị đe dọa, lấn chiếm thì sẽ chẳng một cá thể nào còn có thể nghĩ đến việc làm giàu, tiền bạc và kinh tế được nữa, tất cả đều có chung một chí hướng đó chính là đánh đuổi và chiến thắng bọn giặc ngoại xâm Khi đó đất nước chúng ta không còn là những cá nhân nữa mà
là một thể hoàn toàn thống nhất Tất cả mọi người cùng nhau đồng lòng đấu tranh Người thì lên tiền tuyến chiến đấu, hi sinh cho tổ quốc, người thì ở nhà làm lụng, làm nông vất vả để có thể cung cấp đủ lương thực cho những anh chiến sĩ bộ đội ở tiền tuyến Và trong một thời kì hỗn loạn như vậy, thì việc có một người cầm đầu chỉ huy toàn dân và toàn quân kháng chiến là một điều tối quan trọng Do đó đảng
và nhà nước đã đứng ra để chỉ huy tất cả mọi việc và điều phối tất cả mọi thứ Khi
ấy nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nghĩa là mọi người, bất kể một ai, làm ra của cải vật chất gì đều sẽ giao nộp toàn bộ cho chính quyền địa phương Chính quyền địa phương sẽ nắm toàn bộ quyền sở hữu cũng như là quyền phân phối đối với tất cả sản phẩm hàng hóa Họ sẽ dồn phần lớn lương thực và thuốc thang cho bộ đội đang ngày đêm đấu tranh ở tiền tuyến để họ
có đủ sức để kháng chiến Còn lại thì sẽ chia đều cho dân ở hậu phương Mỗi người sẽ được một phần rất ít nhưng đủ để sống Nếu xét theo thời đại, thì đây là một nền kinh tế hoàn toàn phù hợp tại thời điểm này Bởi những người dân tuy chỉ nhận được phần ít đồ ăn, tuy những bữa cơm ăn chẳng thể no bụng, họ vẫn một lòng một dạ nghĩ về tổ quốc, nghĩ về những ngày tháng đất nước rồi sẽ thái bình và
họ không ngừng gia tăng năng xuất của bản thân, không ngừng ngày đêm cày cấy
để mang lại thật nhiều lương thực thực phẩm cho những người bộ đội Đó là một tinh thần yêu nước nồng nàn và cháy bỏng Nước ta được giải phóng vào năm
1975, và từ đây, nền kinh tế bắt đầu có chiều hướng giảm sút không phanh Đó là bởi vì ngay sau chiến tranh, chúng ta vẫn giữ nguyên nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Chính phủ đặt ra kế hoạch quản lý mọi hoạt động kinh tế, đưa ra hướng dẫn cho các doanh nghiệp và nhà máy Sự hiện diện của kinh tế tư nhân dần giảm bớt, trong khi nông dân tham gia vào các hợp tác xã Mặc dù lý thuyết đề cập đến việc hợp tác xã là một phần của kinh tế tập thể, nhưng do đất đai thuộc sở hữu chung của toàn xã hội và hệ thống quản lý hợp tác xã không hiệu quả, việc thực hiện theo
Trang 10chỉ đạo của chính phủ và sự phụ thuộc vào chính phủ đã làm cho những ý tưởng về quản lý tập thể mất đi tính nhân đạo và mất hiệu quả, thậm chí trở thành một phần của kinh tế nhà nước thay vì kinh tế tập thể Những người dân lại chẳng còn động lực để lao động, quốc gia đã thái bình rồi, và họ biết rằng nếu họ có lao động hay không thì cũng chẳng quan trọng bởi đằng nào họ cũng nhận một số lương thực đã định sẵn Do đó nền kinh tế Việt Nam đã phải hứng chịu một cú sốc lớn Từ năm
1976 đến 1980, tăng trưởng thu nhập quốc dân diễn ra với tốc độ rất chậm, thậm chí giảm trong một số năm cụ thể: Năm 1977, tăng 2,8%; năm 1978, tăng 2,3%; năm 1979, giảm 2%; năm 1980, giảm 1,4% Trung bình trong giai đoạn 1977–
1980, tốc độ tăng chỉ là 0,4% mỗi năm, mức này thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng dân số, dẫn đến sụt giảm 14% trong thu nhập quốc dân bình quân đầu người GDP bình quân đầu người năm 1980 đạt 80 USD, thấp hơn so với các quốc gia như Lào (94 USD) và Campuchia (191 USD) Mặc dù kế hoạch 5 năm lần thứ hai đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng 13-14% mỗi năm, nhưng thực tế chỉ đạt được 0,4% mỗi năm, với nông nghiệp tăng 1,9% và công nghiệp tăng 3,3%, trong khi phân phối kém và sự lãng phí vốn đầu tư Nhận thức được vấn đề, Đảng và nhà nước đã đề đạt ra rất nhiều chính sách vào đại hội đảng lần thứ VI “Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện) Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.” Và quan trọng hơn cả, đất nước ta đã bắt đầu mở cửa biên giới, để đón nhận nguồn đầu
tư nước ngoài Nền kinh tế đã khởi sắc hơn và đời sống nhân dân đã có những chuyển biến nhất định
2 Những thành tựu của Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế ở mức ổn định
Từ năm 1986 đến 1990, kết thúc kế hoạch 5 năm, nước ta đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng “
Thành công ban đầu của Việt Nam trong việc thực hiện ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã góp phần quan trọng vào sự phục hồi của sản xuất, tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát Điều này được