Hay nói một cáchkhác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là đểbán.Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn ngoặt căn bản trong lịch sửphát triển của xã h
Trang 1ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
Đề tài: Lịch sử ra đời phát triển sản xuất hàng hóa trên thế
giới và Việt Nam
Sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
Lớp tín chỉ
Giáo viên hướng dẫn
Trần Hoa Quỳnh 2113790055 Anh 01 CLC TATM TRIE115(GD1+2-HK2-2122)CLC.10 ThS Hoàng Văn Vinh
Hà Nội, tháng 3 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC:
Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu 3
Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa: 6
Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá: 8
Liên hệ thực tiễn nước ta - thế giới hiện nay: 12
Trang 3Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu
Trong quá trình đi lên phát triển đất nước bằng phương pháp CNH -HĐH, chúng
ta đã thấy những thay đổi tích cực về cả xã hội và kinh tế của nước ta Công nghệ sản xuất hàng hóa với chất lượng và số lượng không ngừng được nâng cao Sản xuất hàng hóa là một quá trình tạo ra sản phẩm hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu, nhằm làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
Chính vì vậy việc nghiên cứu điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế sản xuất hàng hóa là một việc làm giúp ta hiểu sâu hơn về quá trình ra đời của hàng hóa Từ đó liên hệ đối với bản thân và đối với nước ta, nhằm làm cho quá trình sản xuất hàng hóa của nước ta ngày càng phát triển với chất lượng cao hơn Chính vì hiểu được
vậy nên em đã quyết định chọn đề tài “ Lịch sử ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá trên thế giới và Việt Nam” làm vấn đề nghiên cứu viết tiểu luận của em
Trang 4I Mở đầu
Trong thời kì đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất,nên sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người
bị bó hẹp trong một giới hạn nhất định Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành tựu mới, con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá Nền kinh tế hàng hoá phát triển càng mạnh
mẽ và đến đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường có những
ưu việt của nó , đó là sự thoả mãn tối đa nhu cầu của con người với một khối lượng hàng hoá khổng lồ Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế , nhất là trong chế độ xã hội TBCN , một chế độ xã hội ở đó chỉ có lợi nhuận được chú trọng hàng đầu dẫn đến sự phân hoá xã hội sâu sắc và quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ
Nhận biết trước tình hình đó, trong quá trình nghiên cứu về hình thái kinh
tế xã hội Mác và Ăngghen đã đưa ra dự đoán: CNTB sớm muộn cũng bị thay thế bởi một chế độ xã hội cao hơn , chế độ xã hội trong đó con người hoàn toàn tự
do, văn minh và bình đẳng, có nền kinh tế phát triển bền vững, xã hội công bằng
Đó là chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn thấp của nó là CNXH - thời kì chuyên chính của giai cấp vô sản
Nước ta sau khi giành được độc lập ở miền bắc , Đảng đã xác định đưa đất nước lên tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN Khi miền bắc hoàn toàn được giảI phóng thì cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH Đại hội Đảng VI (1986) là một bước ngoặt lịch sử của nền kinh tế với đường lối mới của Đảng để phát triển đất nước Theo đó ta xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
Trang 5định hướng XHCN Tư tưởng ấy càng được nhấn mạnh ở các kỳ đại hội Đảng tiếp theo
Cho tới nay, sau hơn mười năm đổi mới ta đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể.Tuy nhiên bên cạnh đó còn có khá nhiều những mặt cần điều chỉnh Một số suy nghĩ và giải pháp qua nghiên cứu kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đang diễn ra ở nước ta hiện nay sẽ phần nào giúp ta hiểu rõ hơn về thực trạng của nước ta trong thời kỳ quá độ này
Trang 6II Nội dung
1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa:
Trước hết, để hiểu sản xuất hàng hoá, ta cần hiểu thế nào là kinh tế tự nhiên (hay còn gọi là kinh tế tự cấp tự túc) Kinh tế tự nhiên là kiểu sản xuất tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra nhằm thoả mãn nhu cầu của người trực tiếp sản xuất ra nó Kiểu sản xuất này gắn liền với nền sản xuất nhỏ, lực lượng lao động phát triển thấp, phân công lao động kém phát triển “Sản xuất hàng hóa” là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Mác-Lênin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “ mông muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội
Để sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại cần có hai điều kiện:
+
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội một cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn tới sự chuyên môn hóa sản xuất Do phân công lao động xã hội mỗi người sẽ làm một công việc cụ thể, vì vậy, họ chỉ tạo ra một hay một số loại sản phẩm nhất định Song cuộc sống của mỗi người lại cần tới rất nhiều loại sản phẩm khác nhau.Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có liên hệ
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin Kinh tế
chính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị… Kinh tế
chính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-… Kinh tế
chính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tế
chính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư… Kinh tế
chính trị 98% (165)
14
Trang 8phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản xuất cho nhau, tức là tất yếu dẫn đến trao đổi mua bán Sự phân công lao động cũng làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hóa C Mác chỉ rõ” Sự phân công lao động xã hội này là điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hóa, mặc dù ngược lại, sản xuất hàng hóa không phải là điều kiện tồn tại của sự phân công lao động xã hội” Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa ngày càng mở rộng hơn, đa dạng hơn
Tuy nhiên sự phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ
để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại C.Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc Ấn Độ thời cổ đại, đã có sự phân công lao động khá chi tiết, nhưng sản phẩm của lao động chưa trở thành hàng hóa Vì sao lại như thế? Bởi lẽ tư liệu sản xuất là của chung, công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thỏa mãn nhu cầu Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời thì cần có điều kiện thứ hai
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động
C Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa”
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối diện với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua
sự mua-bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa
Từ sự phân tích trên, sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, hay nói cách khác đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri Kinh tế
chính trị 98% (60)
11
Trang 9hoá Thiếu một trong hai điều kiện trên sẽ không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa
2 Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá:
* Đặc trưng của sản xuất hàng hoá:
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa dùng để trao đổi, mua bán Sản xuất hàng hóa
là kiểu tổ chức kinh tế dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua việc trao đổi, mua bán Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển dưới CNXH Đặc điểm của sản xuất hàng hoá XHCN là nó không dựa trên cơ sở chế
độ người bóc lột người và nó nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi thành viên xã hội trên cơ sở sản xuất kinh doanh
Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội Sản xuất hàng hoá ra đời từ sản xuất tự cấp tự túc và thay thế
nó trong quá trình lịch sử lâu dài.Ở các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá là sản xuất giản đơn chỉ giữ vai trò phụ thuộc Tuy nhiên chính sản xuất hàng hoá giản đơn đã tạo khả năng phát triển lực lượng sản xuất thiết lập các mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế trước đó vốn tách biệt nhau
Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng Quan hệ hàng hoá phát triển nhanh chóng ở thời kỳ chế độ phong kiến tan rã và góp phần thúc đẩy quá trình đó diễn ra mạnh mẽ hơn.Hình thức điển hình nhất, cao nhất, phổ biến nhất của sản xuất hàng hoá là sản xuất hàng hoá TBCN Dưới CNTB quan hệ hàng hoá thâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi chức năng của nền sản xuất xã hội, hàng hóa trở thành tế bào của nền sản xuất xã hội Nó mang đặc điểm: Dựa trên sự tách rời tư liệu sản xuất với sức lao động trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê dưới hình thức chiếm đoạt giá trị thặng dư
* Tính ưu việt của sản xuất hàng hoá:
Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội là sản phẩm của lịch sử phát triển sản xuất của loài người Bởi vậy nó có nhiều ưu thế, và là một phương thức hoạt động kinh tế tiến bộ hơn hẳn so với sản xuất tự cấp tự túc :
Trang 10Nó làm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội Nó thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh chóng làm cho
sự phân công chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hoá chặt chẽ hình thành các mối liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau của những người sản xuất hình thành thị trường trong nước và thế giới
Nó thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, đó là cơ sở để thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng và tiến bộ xã hội Do sản xuất hàng hoá dựa trên sự phân công lao động XH, chuyên môn hoá sản xuất nên nó khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương Đồng thời, sản xuất hàng hoá cũng tác động trở lại làm cho phân công lao động XH, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc Từ đó, làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của XH được đáp ứng đầy đủ hơn
Trong nền sản xuất hàng hoá, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nguồn lực và nhu cầu của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực XH Từ đó, tạo điều kiện cho việc ứng dụng những thành tựu KH – KT vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển, chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn
Trong nền sản xuất hàng hóa, để tồn tại và sản xuất có lãi, người sản xuất phải luôn luôn năng động, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhờ đó, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tăng, hiệu quả kinh tế ngày càng cao
Sự phát triển sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vùng, các nước không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hoá, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn Do người đặt câu hỏi bình chọn nền sản xuất hàng hóa ở nước ta thời gian qua là một nền sản xuất
Trang 11vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều chỉnh của chính phủ theo định hướng
xã hội chủ nghĩa đứng trước vận hội mới của đất nước, nền sản xuất hàng hóa ở nước ta có những thuận lợi nhất định và những khó khăn không nhỏ
+ : là một nền kinh tế đang lên với tốc độ phát triển cao, tạo được niềm tin với các nhà đầu tư và bạn bè quốc tế Việt Nam có giá nhân công
rẻ, trình độ dân trí khá cao, thị trường lớn với dân số đông, một đất nước ổn định
về chính trị và một quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của chính phủ, về tài nguyên, về
vị trí địa lý…
+ : phải khẳng định là nền kinh tế nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức lớn đi lên từ một nền nông nghiệp nhỏ lạc hậu, nền kinh tế ta có đặc thù là sản xuất nhỏ lẻ mang nặng tính tự cung tự cấp, sức cạnh tranh yếu trình độ công nghệ sản xuất, quản lý, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém chất lượng lao động được đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một khắt khe của nền kinh tế, người dân nước ta chưa có được cách nghĩ năng động, chính sách dù được cải thiện còn nhiều bất cập bên cạnh đó, các nền kinh tế khác và đặc biệt là, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á đã và đang lên mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt với Việt Nam
Thứ nhất, sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất Bao gồm: khai thác lợi thế về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất; thúc đẩy sự phát triển mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng mở rộng; phá v… tính tự cung tư cấp, bảo thủ lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm tăng năng suất lao động và nhu cầu xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn; khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau Thứ hai, quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính khép kín của mỗi cá nhân, gia đình,…Do mục đích của sản xuất hàng
Trang 12hoá không phải để thỏa mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất như trong kinh
tế tự nhiên mà để thoả mãn nhu cầu của người khác,của thị trường Sự gia tăng không hạn chế nhu cầu của thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển
Thứ ba, cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hóa phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là qui luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, biết tính toán Sự cạnh tranh tích cực đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ
từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế và giảm chi phí sản xuất đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
Thứ tư, sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mở" của các quan
hệ hàng hoá tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trong nước và quốc tế ngày càng phát triển Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần của nhân dân
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực như đã nêu ở trên, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của nó như phân hóa giàu-nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế-xã hội, phá hoại môi trường sinh thái,v.v…
3 Liên hệ thực tiễn nước ta - thế giới hiện nay:
Kinh tế hàng hóa thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết và cạnh tranh giữa các đơn vị kinh tế trong khuôn khổ pháp luật buộc người sản xuất phải tuân theo sự lựa chọn của người tiêu dùng thay cho sự điều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính
Ở Việt Nam cần xác định nền kinh tế theo định hướng XHCN là nền kinh