1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tư tưởng hồ chí minh về Độc lập dân tộc và vận dụng trong sự nghiệp cách mạng việt nam hiện nay”

21 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Và Vận Dụng Trong Sự Nghiệp Cách Mạng Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Phan Yến Nhi, Trần Phục Hưng, Mai Song Việt, Hoàng Anh Nguyên Vũ, Nguyễn Đình Quốc Anh, Lê Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Thịnh
Người hướng dẫn Hoàng Thị Kim Oanh
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 4,03 MB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bảncủa cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sang tạo chủ nghĩa Mác-Lêninvào

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Sinh Viên Thực Hiện:

1 Phan Yến Nhi_28206600808

2 Trần Phục Hưng_25217107065

3 Mai Song Việt_28212504985

4 Hoàng Anh Nguyên Vũ_28211105590

5 Nguyễn Đình Quốc Anh_28216602850

6 Lê Văn Nguyên_27211241172

7 Nguyễn Ngọc Thịnh_26212135080

ĐÀ NẴNG, ngày 17 tháng 3 năm 2023

Trang 2

Mục lục:

Mở đầu:

Giới thiệu về Hồ Chí Minh và tư tưởng của ông………

Chương I: Tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh.

1 Khái niệm độc lập dân tộc

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

3 Những hoạt động của Hồ Chí Minh để thực hiện tư tưởng độc lập dân tộc

Chương II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay.

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng Việt Nam

2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế - xã hội

3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc

Chương III: Những đóng góp của Hồ Chí Minh cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

1 Xây dựng đảng cộng sản Việt Nam

2 Thực hiện cách mạng vô sản đất nước

3 Lãnh đạo chiến tranh giải phóng dân tộc

Phân công nhiệm vụ các thành viên………

2022-2023

Trang 3

Mở đầu:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ải quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh

tụ thiên tài Cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vangcủa dân tộc Việt Nam Người đã cống hiển trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc củanhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dânchủ và tiến bộ xã hội Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc(UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất củaViệt Nam" Hồ Chí Minh còn là người lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, ông đã đưa ra tư tưởng

và chiến lược để giành độc lập dân tộc cho Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bảncủa cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sang tạo chủ nghĩa Mác-Lêninvào điều kiện cụ thể của cách mạng nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phónggiai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,

Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta, trong

đó tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội là một bộ phận hết sức quan trọng Xuất phát từ tínhthời sự của vấn đề cùng với sự phát triển của nền cách mạng Việt Nam hiện nay, nhóm chúng emxin thực hiện để tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và vận dụng trong sự nghiệpcách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay”

Chương I: Tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh

1 Khái niệm độc lập dân tộc

Độc lập dân tộc là quyền bất khả xâm phạm của một dân tộc bởi chính người dân sinhsống ở đó, có nghĩa có chủ quyền tối cao Độc lập dân tộc còn có thể hiểu là “sự không phụthuộc” từ cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay dân tộc nào vào dân tộc khác Độc lập dân tộc cóthể là tình trạng ban đầu của một quốc gia mới xuất hiện, nhưng nó thường là một sự giải phóng

từ sự thống trị Độc lập dân tộc cũng có thể nói theo nghĩa phủ định: là tình trang không bị điềukhiển, cai trị bởi một thế lực khác thông qua chủ nghĩa thực dân, sự bành trướng hay chủ nghĩa

đế quốc Độc lập có thể giành được nhờ việc chống lại thực dân hóa, chống lại sự chia cắt Độclập sẽ giúp cho nhân dân sống trong ấm no hạnh phúc, không sợ hãi về những gì chiến tranh, sựxung đột, bạo loạn gây ra Độc lập, tự do là những phạm trù nền tảng của việc hình thành mộtquốc gia mà ở đó con người tìm kiếm được đời sống thông thường của mình, đời sống phát triểncủa mình và hạnh phúc của mình

Đô sc lâ sp là sự toàn vẹn của lãnh thổ và toàn vẹn về các giá trị của dân tô sc Tự do tức làngười ta có thể phát triển hết năng lực vốn có của mình Tự do là quyền phát triển, tự do khôngphải cht đơn thuần là quyền chính trị Tự do mà gắn liền với độc lập tức là tự do gắn liền với sự

Trang 4

cư trú của người dân trên chính lãnh thổ của họ Đô sc lâ sp tự do là vấn đề thiêng liêng, bất khảxâm phạm của tất cả các dân tộc Con người khi sinh ra có quyền sống, quyền hưởng tự do, hạnhphúc Họ lao động và đấu tranh cũng nhằm hướng đến những quyền đó Trải qua quá trình đấutranh sinh tồn, con người gắn bó với nhau trong một vùng địa lí nhất định, hình thành nên nhữngvùng lãnh thổ riêng với những phong cách lối sống riêng Sự xâm lược của nước ngoài vớinhững chính sách thống trị, đàn áp khiến họ trở thành nô lệ, mất độc lập, tự do và họ phải phụthuô sc vào nước ngoài Lịch sử loài người đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh chống lại sựxâm lược của của các nước đế quốc của các dân tộc trên thế giới để giành lại đô sc lâ sp, tự do –quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm Đối với dân tộc ta thì khát vọng được độc lập, tự do cũng

là một khát vọng mãnh liệt nhất cháy trong mỗi con người Việt Nam ta lúc bấy giờ Dân tộc ta

từ khi dựng nước đã chứng kiến biết bao cuộc xâm lược Khi có kẻ thù đến thì nhân dân ta khôngphân biệt là già trẻ hay gái trai đồng sức đồng lòng kiên quyết chống lại và đứng lên giành chobằng được độc lập dân tộc Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, QuangTrung…những cái tên gắn với những cuộc kháng chiến chống nhà Hán, Nam Hán, nhà Tống,nhà Minh, nhà Thanh…đã trở thành bản anh hùng ca trong trang sử vẻ vang của dân tô sc ta Rồisau đó là cuô sc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ ác liê st, dù kẻ thù mạnh hơn ta nhiều lầnnhưng toàn dân ta đã chiến đấu anh dũng, không ngại hi sinh gian khổ để giành lại đô sc lâ sp, tự docho dân tô sc Hồ Chí Minh cũng đã nói: “ Tôi cht có mô st ham muốn, ham muốn đến tô st bâ sc làlàm sao cho nước ta được hoàn toàn đô sc lâ sp, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng cócơm ăn, áo mă sc, ai cũng được học hành” Như vâ sy có thể nói Hồ Chí Minh kh|ng định: “đô sc lâ sp,

tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tô sc bị áp bức trên thế giới và làkhát vọng lớn nhất của dân tô sc Viê st Nam” đó là tư tưởng hết sức đúng đắn, không cht với đươngthời mà cho đến nay tư tưởng đó vẫn là chân lí của thời đại

2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

Quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản được thểhiện trong những luận điểm cơ bản sau đây:

- Một là, độc lập dân tộc thực sự, hoàn toàn với đầy đủ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnhthổ,chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêngbất khả xâm phạm Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của tổquốc, tự do của nhân dân Như Hồ Chí Minh đã từng nói “Cái mà tôi cần nhất trên đời là : Đồngbào tôi được tự do,Tổ quốc tôi được độc lập…” Hồ Chí Minh là người đã đưa ra chân lý bất hủ,

có giá trị cho mọi thời đại: “không có gì quý hơn độc lập tự do” Đó không cht là lý tưởng màcòn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh, là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnhlàm nên chiến thắng, nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới Nước ViệtNam của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt Namphải do người ViệtNam tự giải quyết Nhân dân Việt Nam không chấp nhận sự can thiệp bất cứ hình thức nào Theo

Hồ Chí Minh quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, là trên hết, dù có phải hy sinh đến đâucũng phải giành và giữ cho được quyền độc lập

- Hai là, giá trị thực sự của độc lập dân tộc phải được thể hiện ở các quyền tự do và hạnh phúc

mà nhân dân được hưởng.“ Nếu nước được độc lập, mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do,thì độc lập cũng ch|ng có nghĩa lý gì” Độc lập phải được đặt trong khối thống nhất bền vững,

Trang 5

đoàn kết chặt chẽ của các tộc người, các miền Tổ quốc, giữa các tôn giáo và tất cả các giai cấp,tầng lớp nhân dân yêu nước, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài.

- Ba là, độc lập dân tộc trong hòa bình chân chính Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu, chủ độngtích cực bày tỏ ước vọng và tìm mọi giải pháp cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình, hết sức tránh xungđột, tránh chiến tranh Năm 1946 Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng chủ động ký hiệp định sơ

bộ ngày 6-3 , rồi chính Người ký tạm ước 14-9 với chính phủ Pháp với mong muốn giải quyếtcuộc tranh chấp bằng con đường hòa bình.Khi thực dân Pháp khiêu khích gây xung đột, Hồ ChíMinh đã kêu gọi nhân dân Việt Nam kiên trì thi hành những điều khoản đã ký trong tạm ước.Đồng thời Người cũng kêu gọi những người Pháp vì lợi ích của hai dân tộc Việt – Pháp mà chấmdứt những hành động khiêu khích Khi chiến tranh nổ ra trên cơ sở kiên quyết kháng chiến đếncùng để bảo vệ chủ quyền quốc gia, Hồ Chí Minh luôn bày tỏ mong muốn sẵn sang đàm phánvới chính phủ Pháp để kết thúc cuộc chiến tranh, lập lại hòa bình ,tránh làm tổn hại tiền của,xương máu của hai dân tộc

- Bốn là, kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủnghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế Chủ nghĩa yêu nước với tinh thần dân tộc là một động lựclớn của đất nước Xuất phát từ vị trícủa người dân thuộc địa bị mất nước, từ truyền thống dân tộcViệt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộcchân chính, coi đó là một động lực lớn mà những người cố gắng phải nắm lấy và phát huy, không

để rơi vào tay giai cấp nào khác, phải nhận thức và giải quyết trên lập trường giai cấp vô sản.Độclập gắn liền với chủ nghĩa xã hội Tư tưởng này vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệpgiải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữamục tiêu giải phóng dân tộc và mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người Đến HồChí Minh chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nước hiện đại, độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Độc lập dân tộc cho dân tộc mình đồng thời độc lậpcho tất cả dân tộc Hồ Chí Minh kh|ng định: quyền tự do, độc lập là bất khả xâm phạm của cácdân tộc Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không cht đấu tranh cho độc lập củadân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức Chủ nghĩa yêu nướcchân chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh

3 Những hoạt động của Hồ Chí Minh để thực hiện tư tưởng độc lập dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ra đời và pháttriển ở thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới Tư tưởng

đó hình thành ở Hồ Chí Minh từ đầu những năm 20 và đến mùa xuân năm 1930 với sự kiệnNgười sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam thì con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội đã thành ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam liêntục giành những thắng lợi lịch sử suốt hơn 90 năm qua Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội được thể hiện trên thực tiễn cách mạng Việt Nam qua ba thờikỳ:

- Thời kỳ 1930-1945: Hồ Chí Minh xác định tính chất cách mạng Việt Nam là con đường cáchmạng vô sản, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, nhân dân lao động, với toàn thể dântộc bị nô lệ dưới ách đế quốc Pháp và tay sai của chúng; xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách

Trang 6

mạng Việt Nam “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộngsản”; xác định đối tượng đấu tranh của cách mạng là đế quốc xâm lược, phong kiến tay sai, tầnglớp tư sản và địa chủ chống lại độc lập dân tộc; xác định rõ lực lượng cách mạng Việt Nam làtoàn thể nhân dân, bao gồm công nhân, nông dân, tầng lớp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung, tiểuđịa chủ, các cá nhân yêu nước, trong đó nòng cốt là liên minh công - nông, tập hợp dưới ngọn cờgiải phóng dân tộc do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo; xác định đúng đắn cách mạng giảiphóng dân tộc ở Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, có mối quan hệ khăngkhít với cách mạng vô sản "chính quốc", cách mạng giải phóng dân tộc có tính chủ động, có thểgiành thắng lợi trước cách mạng vô sản "chính quốc", tác động tích cực tới cách mạng "chínhquốc" Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám 1945 đã giành thắnglợi Đó là thắng lợi lịch sử đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giảiphóng dân tộc thuộc phạm trù cách mạng vô sản Thắng lợi này đã mở ra kỷ nguyên độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

- Thời kỳ 1945-1954: Thời kỳ bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng những cơ sở đầu tiên của chủnghĩa xã hội, thực hiện "kháng chiến và kiến quốc" Thời kỳ này Hồ Chí Minh tiếp tục bổ sung,phát triển những quan điểm lý luận về con đường cách mạng Việt Nam Để thực hiện mục tiêucách mạng, Hồ Chí Minh kiên trì quan điểm phát huy cao độ ý thức độc lập tự chủ, tự lực tựcường, đi đôi với ra sức tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế Nét độc đáo, đặc sắc trong tưtưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam ở thời kỳ này là Người đã đề ra và thựcthi nhất quán đường lối :"vừa kháng chiến, vừa kiến quốc" Đường lối đó phù hợp với quy luậtphát triển lịch sử dân tộc, dựng nước đi đôi với giữ nước, bảo vệ độc lập của Tổ quốc và xâydựng từng bước chế độ mới; là nguyên nhân quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp xâm lược

- Thời kỳ 1954-1975: Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, phát triển tư tưởng về độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới Ở thời kỳ này sáng tạo lý luận của HồChí Minh thể hiện tập trung trong việc xây dựng và cht đạo đường lối tiến hành đồng thời hainhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; hoàn thành cách mạng dân tộc dânchủ ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Trong mối quan hệgiữa cách mạng hai miền, Người xác định rất rõ vị trí, vai trò nhiệm vụ cách mạng từng miền vàtác động, hỗ trợ lẫn nhau của cách mạng hai miền; đây là sự cụ thể hoá nội dung con đường cáchmạng vô sản, sự gắn bó chặt chẽ giữa nhiệm vụ dân tộc, dân chủ với chủ nghĩa xã hội - conđường mà Hồ Chí Minh đã đề xuất và kiên trì bảo vệ

Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn chtnh và phát triển lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc,xác định rõ kẻ thù số một mà dân tộc ta cần tập trung mọi lực lượng để đánh đổ là đế quốc Mỹ

Về tập hợp lực lượng, Hồ Chí Minh có những quan niệm và cách làm sáng tạo, trên cơ sở đánhgiá đúng vị trí, vai trò của chiến lược đại đoàn kết trong chiến tranh cách mạng; từ đó đã xâydựng cho cách mạng Việt Nam cái nền sức mạnh của "ba tầng Mặt trận": Mặt trận dân tộc thốngnhất Việt Nam chống Mỹ, cứu nước; Mặt trận ba nước Đông Dương cùng chống Mỹ; Mặt trậnnhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ Sức mạnh của "ba tầng Mặt trận" đã tạonên sức mạnh tổng hợp to lớn làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩđại.Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thiện lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ

Trang 7

nghĩa xã hội Hồ Chí Minh đã xây dựng một quan niệm tương đối hoàn chtnh, thống nhất về chủnghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Quan niệm của Hồ Chí Minh chủnghĩa xã hội mang tính hệ thống, có nhiều nội dung phát triển sáng tạo, nhưng vẫn kiên định chủnghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh đã làm rõ đặc điểm lớn nhất của Việt Nam khi bước vào thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi một nước Người đã có những cht dẫn khoa học về nhữngcách thức, phương thức, biện pháp, bước đi thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam

Sau năm 1975, Đảng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dântộc gắn liền với cht nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ IV - Đại hội thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã kh|ngđịnh: "Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, khi cả nước làm một nhiệm vụ chiến lược hoặc làmhai nhiệm vụ chiến lược, Đảng ta từ khi ra đời đến nay vẫn luôn luôn giương cao ngọn cờ độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là đường lối, là sức mạnh, là nguồn gốc mọi thắng lợi củacách mạng Việt Nam" Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

do Đại hội VII thông qua đã kh|ng định trong thời kỳ đổi mới: "Toàn Đảng, toàn dân tiếp tụcnắm vững ngọn cờ độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ ChíMinh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau” Trong 91 năm lãnh đạo cách mạng ViệtNam, nhờ xác định rõ nô si dung và cụ thể hóa mục tiêu về đô sc lâ sp dân tô sc và chủ nghĩa xã hô sitheo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã lãnh đạo đất nước vượt qua những khó khăn, thử thách vàđạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử Thực tiễn đó cht ra rằng, độc lập dân tộc gắnliền với chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ, là sự lựa chọn nhất quán và đúng đắn của Ðảng Cộng sảnViệt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta trong 91 năm qua Hiện tại, dù còn nhiều khókhăn, nhưng Ðảng ta vẫn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì đó là conđường đúng đắn, là quy luật và xu thế phát triển tất yếu của thời đại; là điều kiện bảo đảm để dântộc thực sự độc lập, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trở thành hiện thực Trong bối cảnh thế giới và khu vực còndiễn biến phức tạp, khó lường, nhất là các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường hoạt động chốngphá, hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hô si chủ nghĩa ở nước ta, đòi hỏi ngaytrong nội bộ Đảng và cán bộ, đảng viên phải luôn vững vàng lâ sp trường, bản lĩnh, kiên định conđường đô sc lâ sp dân tô sc gắn liền với chủ nghĩa xã hô si Mỗi cấp, ngành và địa phương; mọi lựclượng và toàn dân cần tin tưởng tuyệt đối vào mục tiêu đô sc lâ sp dân tô sc và chủ nghĩa xã hô si; nêucao cảnh giác, chủ động ứng phó có hiệu quả với mọi tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hô si chủnghĩa

Chương II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay.

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Trong các nghiên cứu của mình, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò then chốtcủa phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH) tại Việt Nam Theo

Trang 8

Người, mục đích của phát triển kinh tế là nâng cao đời sống nhân dân, cải tạo nền kinh tế cũ vàxây dựng nền kinh tế mới Phát triển kinh tế là tiền đề, là cơ sở cho sự phát triển văn hoá nhằmxoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất bảo đảm tiến bộ và côngbằng xã hội Các luận điểm của Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế được thể hiện với nhiều nộidung, hình thức phong phú, có tính hệ thống, có thể khái quát như sau:

Thứ nhất, công nghiệp hóa có vị trí then chốt trong phát triển kinh tế Hồ Chí Minh đã cht rõnhiệm vụ quan trọng nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹthuật của CNXH Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, con đường phát triển tất yếu phảitrải qua quá trình phát triển lực lượng sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, phải cơ giới hóa sảnxuất và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động Công nghiệp hóa chính là cách thức thúc đẩy sảnxuất xã hội phát triển, giải phóng sức lao động, giải phóng con người, tạo ra những bước đột phámới trong nền văn minh công nghiệp, một trong những nhân tố quyết định để CNXH có thểchiến thắng chủ nghĩa tư bản

Thứ hai, phải xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần một cách hợp lý Hồ Chí Minh đã xácđịnh cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm: kinh tế quốc doanh;các hợp tác xã; kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ; tư bản của tư nhân và cuối cùng

là tư bản của nhà nước Hồ Chí Minh nhấn mạnh, sự tồn tại của các thành phần kinh tế khácnhau là một tất yếu khách quan và có vai trò nhất định đối với sự phát triển của nền kinh tế trongsuốt thời kỳ quá độ Do đó, cần phải duy trì cơ cấu hợp lý để tận dụng một cách triệt để cácnguồn lực, phát triển nền sản xuất của xã hội

Thứ ba, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò quan trọng của quản lý kinh tế trong phát triển kinh tế

Hồ Chí Minh cho rằng, công bằng xã hội và phát triển kinh tế không thể đạt được nếu không có

cơ cấu quản lý khoa học và hợp lý Người đã đưa ra các giải pháp cụ thể trong quản lý kinh tếtrong thời kỳ quá độ bao gồm: Đầu tiên, từng bước xây dựng cơ chế quản lý kinh tế thích hợp,thường xuyên được cải tiến và đổi mới; Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, phẩm chấtđạo đức và có khả năng thực hành dân chủ, đồng thời được sắp xếp, bố trí hợp lý Tiếp theo, chútrọng đến hiệu quả của công việc Theo Hồ Chí Minh, cần xây dựng những nhà máy, nhữngngành công nghiệp “có lãi”, tức là phải có năng lực cạnh tranh và có hiệu quả Để thực hiện côngviệc hiệu quả, Hồ Chí Minh phổ biến nguyên tắc kế hoạch hóa, nguyên tắc hạch toán kinh tế vànguyên tắc tập trung dân chủ Cuối cùng, Người nhấn mạnh để quản lý tốt thì phải thực hành tiếtkiệm chống tham ô, lãng phí

Thứ tư, Hồ Chí Minh kh|ng định, cần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với tận dụng

sự giúp đỡ, ủng hộ của các nước trên thế giới để phát triển kinh tế nước nhà Trong cht đạo cáchmạng Việt Nam nói chung cũng như trong phát triển kinh tế nói riêng, Hồ Chí Minh chủ trươngthực hiện triệt để phương châm độc lập, tự chủ, mong muốn xây dựng một nền kinh tế độc lập,dựa vào những điều kiện, tiềm năng sẵn có của dân tộc để không ngừng cải thiện và nâng cao đờisống của nhân dân Bên cạnh đó, Người chủ trương xây dựng khối đoàn kết quốc tế, quan hệ hữunghị và hợp tác quốc tế trong xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam trên cơ sở vẫn tuânthủ theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền dân tộc, không can thiệp vào công việc nội

bộ của nhau, bình đ|ng và cùng có lợi

2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trang 9

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lênCNXH được trình bày một cách giản dị, dễ hiểu nhưng mang giá trị to lớn trong công cuộc xâydựng và kiến thiết nước nhà Nhìn lại chặng đường vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào côngcuộc xây dựng và phát triển kinh tế, có thể thấy như sau:

Thứ nhất, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế Giai đoạn đầusau cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam tiến hành quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóatập trung dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIIcủa Đảng (Tháng 6/1991), vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã xác định “bước đầu hìnhthành nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước” Việt Nam đã từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý kế hoạch hóa, chuyển sang cơ chế thịtrường thông qua: xác định các hình thức sở hữu chủ yếu (toàn dân, tập thể, tư nhân), thừa nhận

sự tồn tại tất yếu của nhiều thành phần kinh tế; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử giữa cácthành phần kinh tế Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài,hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

Thứ hai, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinhtế

- Từ công nghiệp hóa theo kiểu cũ, khép kín, hướng nội, thiên về phát triển công nghiệp nặng,chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hộichủ nghĩa đi trước đã chuyển dần sang công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa trong nền kinh

tế mở; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, gắn côngnghiệp hóa, hiện đại hóa với từng bước phát triển nền kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực kinh tếđòi hỏi hàm lượng trí tuệ, chất xám cao Theo Tổng cục Thống kê, năm 1986, nông nghiệp vẫnchiếm tỷ trọng cao nhất với 38,1% Tỷ trọng ngành dịch vụ là 33%, còn công nghiệp chiếm tỷtrọng thấp nhất với 28,9% Đến năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%;thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%

- Từ chỗ xác định lực lượng chủ yếu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa là Nhà nước vàdoanh nghiệp Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sựnghiệp của toàn dân, của toàn xã hội Nhà nước phải có chính sách để khơi dậy, phát huy cácnguồn lực của nhân dân, của mọi thành phần kinh tế, đồng thời huy động và sử dụng có hiệu quảcác nguồn lực từ bên ngoài để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Về cơ chế phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa, từ chỗ chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa tậptrung của Nhà nước và giao cho doanh nghiệp nhà nước làm, đã dần dần chuyển sang phân bổnguồn lực theo cơ chế thị trường, lấy tiêu chuẩn trước hết là hiệu quả kinh tế để đầu tư; Nhànước có chính sách khuyến khích và ưu đãi cho một số ngành, lĩnh vực, địa bàn, doanh nghiệpvừa và nhỏ và một số mục tiêu như xuất khẩu, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo

Thứ ba, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại Vớiphương châm “Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng”, Việt Nam đã thực hiện đa phươnghóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại; gắn kết kinh tế nước ta với khu vực và thế giới thôngqua các hoạt động thương mại, đầu tư và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Sau khi xóa bỏ

Trang 10

thành công chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lượng thù địch nước ngoài, Việt Nam

đã tham gia hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế trên các cấp độ và trong các lĩnh vực kinh tế thenchốt, không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng, vùng, liên vùng và tiếntới tham gia liên kết kinh tế toàn cầu

3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc.

Hiện nay, thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng,phức tạp, khó dự báo Trong tình hình đó, chúng ta cần vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh

về tăng cường, củng cố quốc phòng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó cần thực hiệnmột số nội dung trọng yếu sau đây:

Một là, tăng cường, củng cố quốc phòng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điềuhành tập trung, thống nhất của Nhà nước

Tăng cường, củng cố quốc phòng phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt củaĐảng là nguyên tắc bất di, bất dịch của cách mạng Việt Nam Trong tình hình mới, sự lãnh đạocủa Đảng đối với xã hội và sự nghiệp củng cố quốc phòng là nguyên tắc được hiến định trongHiến pháp Đồng thời, là bài học kinh nghiệm được thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam kh|ngđịnh Sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng được thực hiện bằng phương thức tổchức sự lãnh đạo chặt chẽ, khoa học, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các cấp, ngành, địa phương, đoàn thể phải hếtsức coi trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chíquyết tâm đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH; nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lựcthù địch Trên cơ sở đó, các cấp, ngành, địa phương đều phải có ý thức đề cao trách nhiệm, nỗlực phấn đấu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, góp phần củng cố quốcphòng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong mọi tình huống

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về củng cố quốc phòng làvấn đề cần thiết, quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Đồng thời, đấu tranhchống lại những luận điệu phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý củaNhà nước đối với sự nghiệp tăng cường củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc

Hai là, tăng cường, củng cố quốc phòng phải theo hướng tích cực, chủ động, toàn dân, toàn diện,ngày càng hiện đại

Dựng nước đi đôi với giữ nước là một truyền thống quan trọng và là quy luật tồn tại, phát triểncủa dân tộc Việt Nam, được Hồ Chí Mính vận dụng sáng tạo trong điều kiện mới Người cht rõ:

“Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốcphòng”; “Vấn đề củng cố quốc phòng rất là quan trọng, chớ không phải hòa bình rồi là khôngcần củng cố quốc phòng”

Vì thế, yêu cầu có tính nguyên tắc của sự nghiệp cách mạng ở nước ta là xây dựng phải gắn liềnvới nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Theo đó, nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dânphải không ngừng được tăng cường, phát triển ngay trong quá trình xây dựng đất nước.Luôn ý thức được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, Hồ Chí Minh kh|ng định: “Khôngquân đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân

Ngày đăng: 19/11/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN