Bác được coi là một trong những nhân vật lớn nhất của dân tộc Việt Nam,không chỉ vì những đóng góp của Bác cho sự phát triển của đất nước mà còn vì giátrị đạo đức mà Bác đại diện, vì thế
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI BÁO CÁO NHÓM 8
ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2023
1 Nguyễn Thế Tùng (Nhóm trưởng) 24A4042617
2 Nguyễn Đức Đạt 24A4042433
3 Bùi Xuân Tiến 24A4011885
4 Nguyễn Đức Thành 24A4040096
5 Vi Nguyễn Quang Chiến 24A4012907
6 Hoàng Thị Mai 24A4012538
7 Bùi Ngọc Hải 24A4011571
8 Nguyễn Phương Linh 24A4030052
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI BÁO CÁO NHÓM 8
ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM
HIỆN NAY Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hải Yến
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2023MỤC LỤC
Trang 3MỤC LỤC 2
CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 6
1 Lý luận 6
Cơ sở hình thành 6
Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam 6
Tiếp thu tinh hoa đạo đức nhân loại 7
Tư tưởng đạo đức học Mác - Lênin 9
Nhân cách và phẩm chất Hồ Chí Minh 10
2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng 12
Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới 14
CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ, VẬN DỤNG, LIÊN HỆ 16
1 Giá trị 16
Giá trị lý luận 16
Giá trị thực tiễn 16
2 Liên hệ thực tiễn 17
Bối cảnh: 17
Thuận lợi 18
Khó khăn, Thách thức 19
3 Liên hệ với sinh viên 20
Nhận thức 20
Hành động 20
KẾT LUẬN 21
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là mộttrong những nhà lãnh đạo quan trọng của Đảng Bác đã đóng góp rất nhiều cho sựphát triển của Đảng và đưa Đảng trở thành một trong những đảng cộng sản lớnnhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nhữngchính sách và phương pháp lãnh đạo độc đáo, giúp đảng và quân đội Việt Namchiến thắng cuộc chiến tranh chống Mỹ và giành được độc lập, thống nhất cho đấtnước Bác được coi là một trong những nhân vật lớn nhất của dân tộc Việt Nam,không chỉ vì những đóng góp của Bác cho sự phát triển của đất nước mà còn vì giátrị đạo đức mà Bác đại diện, vì thế mà có câu ‘Học tập và làm theo tấm gương củaBác Hồ vĩ đại’ Bác luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, và luôn tôn trọng vàyêu quý nhân dân Ngoài ra Bác cũng là một người rất đơn giản, khiêm tốn và sốnggiản dị, không có thói quen phô trương hay khoe khoang Tất cả những giá trị đạođức này đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người Việt Nam, và vẫn được tônvinh và ghi nhớ đến ngày nay
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế với những biến chuyểnsâu sắc trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội Trong đó không thểkhông nói đến vấn đề đạo đức, lối sống hiện nay của thanh niên nói chung và họcsinh, sinh viên nói riêng Chúng ta không thể phủ nhận những nét tích cực trongđạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam; nhưng chúng ta cũng phải thừanhận những nét tiêu cực, những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong giớitrẻ hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước Xây dựng đạo
Trang 5đức, lối sống mới trong học sinh, sinh viên hiện nay là một việc làm cấp bách vàthiết thực.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm 8 chúng em xin tìm hiểu chủ đề “Tưtưởng Hồ Chí Minh và vận dụng vào xây dựng đạo đức của sinh viên Việt Namhiện nay”
Trang 6CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1 Lý luận
Cơ sở hình thành
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, dân tộc và nhân loại
Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự phản ánh của đời sống xã hội, của thựctiễn cách mạng Việt Nam, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam thông qua nhận thức và hoạt động của Người Ta không thể hiểu được tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh nếu không tìm hiểu nó trong mối quan hệ với truyền thống đạo đức dân tộc
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc trọng đạo đức và có truyền thống yêu quý con người nên rất mực đề cao tình người: tình cha mẹ yêu thương con cái, tình nghĩa vợ chồng, tình làng nghĩa xóm, tình nghĩa đồng bào, Người Việt Nam luôn
đề cao lối sống tình nghĩa, thủy chung, luôn nhấn mạnh: tình trước nghĩa sau, tình
Trang 7sâu nghĩa nặng, có truyền thống cưu mang, đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn, hoạnnạn.
Một nét nổi bật trong truyền thống đề cao các đức tính cần cù, giản dị, tiết kiệm, đồng thời cũng phê phán gay gắt, đả kích không thương tiếc các thói: tham ăn, lười biếng, khoác lác, những kinh nghiệm ứng xử đó được đúc kết trong các bài vè, ca dao, tục ngữ, Trong khi nêu cao các chuẩn mực cần có, nhândân ta đòi hỏi nó phải được thể hiện cụ thể trong hành vi hằng ngày, tức là trong thực hành đạo đức: nói phải đi đôi với làm Hồ Chí Minh đã kế thừa những tư tưởng đạo đức nói trên của dân tộc Việt Nam và nâng nó lên một tầm cao mới dướiánh sáng tư tưởng đạo đức học Mác - Lênin
Cùng với đạo đức truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng và tiếp thu có chọn lọc, có phê phán tư tưởng đạo đức của nhân loại.Tiếp thu tinh hoa đạo đức nhân loại
Những giá trị đạo đức phương Đông ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh trước hết
và cơ bản là những yếu tố tích cực của Nho giáo Nho giáo là một học thuyết chínhtrị đạo đức Giai cấp phong kiến lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng của mình nhưng không nên đồng nhất Nho giáo với hệ tư tưởng phong kiến Thái độ của Hồ Chí Minh đối với Nho giáo là một mẫu mực về phương pháp luận cho chúng ta học tập.Theo Người, cái gì gắn với ý thức hệ phong kiến, phục vụ cho lợi ích giai cấp
Trang 8thống trị thì phê phán triệt để: tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, coi thường phụ nữ, cái gì có giá trị tích cực, có sức sống, cần phải được kế thừa, cải tạo để sử dụng
Nho giáo vốn coi trọng tu dưỡng đạo đức, đề cao sức mạnh của đạo đức, chủtrương: từ thiên tử cho đến thứ dân, ai cũng phải lấy tu thân làm đầu, bởi trách nhiệm của kẻ sĩ thì nặng, có đạo đức mới gánh được nặng, đi được xa Hồ Chí Minh từng nhận xét: “Học thuyết của Khổng Từ có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân” Nho giáo coi đạo đức là cái con người phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện bền bỉ, công phu mới đạt tới được Đặc biệt, Nho giáo chủ trương kẻ sĩ, người cầm quyền càng phải thực hành đạo đức để làm gương cho mọi người noi theo
Hồ Chí Minh đã kế thừa những yếu tố tích cực trên của Nho giáo Tuy nhiên,giữa tư tưởng đạo đức của Nho giáo với tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có sự khácbiệt về bản chất, một bên nhằm củng cổ trật tự, đẳng cấp phong kiến, phục vụ lợi ích của giai cấp thống tri; một bên để phục vụ sự nghiệp cách mạng, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giải phóng người lao động
Ngoài Nho giáo, Hồ Chí Minh còn tiếp thu những tư tưởng tích cực của Phậtgiáo, Lão giáo Đặc biệt, Người chịu ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức phương Tây.Trong gần 30 năm bôn ba, khảo sát các nước tư bản lớn như Mỹ, Anh, Pháp và các thuộc địa của họ, Bác đã tìm hiểu qua sách báo, tài liệu, qua tiếp xúc với các nhà chính trị - xã hội nổi tiếng và cả qua xem xét thực tế cuộc sống của dân chúng, trựctiếp hoạt động trong các tổ chức chính trị- xã hội ở các nước đó, rút ra những nhận xét, đánh giá, để tìm ra những gì là “tinh hoa" tốt đẹp cần tiếp thu và những gì còn hạn chế cần khắc phục
Từ đó, Hồ Chí Minh nhận ra ảnh hường bao trùm lên đời sống văn hóa - đạođức của xã hội phương Tây là tư tưởng Cơ đốc giáo, do đó nói đến tư tưởng đạo
Trang 9đức Cơ đốc giáo Nét nổi bật của đạo đức Cơ đốc giáo là lòng nhân ái, thương người, tinh thần khoan dung, không cố chấp Hồ Chí Minh thấy được mặt tích cực của đạo đức Cơ đốc giảo nên đã viết: "Tôn giáo Giêxu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả" Đương nhiên, Người cũng thấy cả mặt tiêu cực của Cơ đốc giáo khi nó bị giai cấp thống trị lợi dụng để ru ngủ con người, kêu gọi thỏa hiệp với kẻ thù, kéo con người đến phục dưới chân Chúa xin được ban phước lành, thủ tiêu mọi đấu tranh,
Nói đến đạo đức phương Tây còn phải nói đến ảnh hưởng của truyền thống nhân văn phương Tây đối với đạo đức con người Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng
đã tập trung ca ngợi sức mạnh, vẻ đẹp trí tuệ và cơ thể của con người, chống lại mọi sự khinh rẻ đối với con người, từ đó đề ra tư tưởng về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ giữa người với người Cuộc vận động cải cách tôn giáo đã chống lại mọi luật lệ hà khắc của giáo hội, cởi trói con người khỏi mọi ràng buộc của giáo lý nhà thờ trung cổ
Tất nhiên, Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện được mặt trái của lá cờ Tự do, Bình đẳng, Bác ái qua sự đối lập giữa đạo đức giả dối mà giai cấp tư sản rêu rao với thực trạng đầy rẫy áp bức bất công của xã hội tư sản Người thấy đó là những cuộc cách mạng chưa đến nơi, nó chưa thỏa mãn được lý tưởng chính trị và đạo đức của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng triệt để con người, nâng con người lên một tầm đạo đức mới
Nói tóm lại, trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng đạo đức của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây, cổ điển và hiện đại Sau khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đãnâng nó lên một tầm cao mới, một chất mới
Trang 10Tư tưởng đạo đức học Mác - Lênin
Các học thuyết nói trên, dù nói nhiều về thương yêu, tôn trọng con người, nhưng vẫn còn những hạn chế rất cơ bản, nó cầu cứu sự cứu vớt của thượng đế, nó kêu gọi hòa hoãn với kè thù, nó chờ đợi sự ban phát, rủ lòng thương của giai cấp thống trị
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và được thức tỉnh bởi một tư tưởng vĩ đại của Mác: "Sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân phải do giai cấp công nhân tư đảm nhiệm lấy" Điều đó có nghĩa là: Sự nghiệp giải phóng con người là do chính con người tự làm lấy Đó là một bước ngoặt của tư tưởng nhân văn nhân loại mà trước đó chưa có nhà tư tưởng nào phát hiện được Hồ Chí Minh
đã tìm thấy trong tư tưởng của V.I.Lênin điều mà Người rất khâm phục: Sau khi giải phóng nhân dân mình, V.I.Lênin còn muốn giải phóng các dân tôc bị áp bức khác nữa, đó chính là chủ nghĩa quốc tế vô sản - một nét mới vĩ đại trong tư tưởng đạo đức nhân loại, phải đến thời đại cách mạng vô sản mới có được
Chính nhờ có tư tưởng và tấm gương đạo đức của Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã hoàn thiện tư tưởng đạo đức của mình - Tư tưởng đạo đức Hồ Chi Minh Nếu tư tưởng đạo đức nhân loại là môt quá trình phát triển liên tục thì tư tưởng đạođức Mác - Lênin - Hồ Chí Minh là bước phát triển nhảy vọt Có thể nói, Hồ Chí Minh cùng với Mác - Lênin đã làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức.Nhân cách và phẩm chất Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức Người không để lại những tác phẩm đạo đức lớn, nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo đức đã nằm trong những bài viết,bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng, hàm súc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam Bản thân Người lại thực hiện trước nhất những tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức
Trang 11Người vừa là một nhà đạo đức học lớn, lại vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thế giới thừa nhận.
Vì vậy tìm hiểu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải chỉ thông qua những tác phẩm của Người về đạo đức, mà quan trọng hơn phải thông qua chính hành vi được thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của Người, thông qua mẫu mực đạo đức trong sáng mà Người đã để lại cho Đảng, cho dân tộc, cho nhân loại
Sự thống nhất giữa tư tưởng và hành vi, động cơ và hiệu quả, giữa lý luận và thực tiễn đã trở thành một đặc trưng nổi bật của Hồ Chí Minh, đặc trưng này đã làm cho
Hồ Chí Minh phân biệt với rất nhiều nhà tư tưởng, nhiều lãnh tụ cách mạng khác
từ trước đến nay
Kết luận: Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực
tiễn việt Nam thực hiện một công việc kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng, đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới
Trang 122 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
- Đạo đức là “gốc”, là nền tảng của người cách mạng, giống như cây phải
có gốc, sông, suối phải có nguồn, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làmnền tảng thì mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng cực kỳ gian khổ khó khăn
- Đạo đức là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện đảng cầm quyền Người chỉ rõ, cán bộ, đảng viên muốn được quần chúng quý mến thì phải trở thành người có tư cách, đạo đức cách mạng
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội Sự hấp dẫn
đó chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào mà thể hiện ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực
- Đạo đức cách mạng còn là thước đo lòng cao thượng của mỗi conngười Người từng nói: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau,
Trang 13người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là ngườicao thượng”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
- Trung với nước, hiếu với dân: Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác Trung, hiếu là những khái niệm đạo đứctrong xã hội phong kiến phương Đông với nội dung hạn hẹp: "Trung với vua, hiếu với cha mẹ" Với khái niệm cũ, Người đưa vào đây một nội dung mới, cách mạng, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn, không phải trung với vua và chỉ
có hiếu với cha mẹ, mà “Trung với nước, hiếu với dân”
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữnước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu choĐảng cho cách mạng
Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hàilòng Để làm được như vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựavào dân và lấy dân làm gốc Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phảinắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh,nâng cao dân trí
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư:
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mọi người Vì vậy, Hồ Chí Minh đã đề cập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, từ Đường Kách mệnh cho đến bản Di chúc cuối cùng Người cho rằng, đây là
“Tứ đức” của con người - những đức tính không thể thiếu được của con người
- Theo Hồ Chí Minh thì:
Cần là cần cù siêng năng, tự lực, không lười biếng dựa dẫm
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, thời gian, tiền bạc của dân, đất nước, bản thân
Trang 14Liêm là trong sạch, không tham lam địa vị tiền của, không tâng bốc.Chính tức là là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, với người, với việc và với mình.
Chí công vô tư là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị,không màng công danh, vinh hoa phú quý
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư vô cùng cần thiết đối với cán bộ đảng viên, đó là thước đo cho sự vững mạnh tinh thần, văn minh dân tộc
- Yêu thương con người: Là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột Nó đòi hỏi mỗi người phải nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác Yêu thương con người còn thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệhàng ngày
- Tinh thần quốc tế trong sáng: Là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia, dân tộc Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc Đó là sự thương yêu, tôn trọng tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc