Cùng với sự hỉnh thành của hệ thống BHXH tỉnh Hà Tỉnh, BHXH huyện Can Lộc được thành lập vào ngày 21/6/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Hà Tĩnh
Trang 1TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
KHOA BAO HIEM Odeon
CHUYEN DE TOT NGHIEP
Giảng viên hướng dẫn + TS Phan Anh Tuan
Hà Nội, năm 2023
Trang 2
MỤC LỤC
DANH MUC TU VIET TAT
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE CONG TAC
1.1 CO SO LY LUAN VE BHXH VA CONG TAC QUAN LY THU
1.1.1 Một số khái niệm về BHXH 0 22a 4 1.L2 Khái niệm và nội dung thu BHXH bắt buộc căn 10 1.13 Mai trò của thu BHXH bắt buỘC à S222 ee 13 1.2 NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC 15 1.2.1 Khái niệm, mục tiếu và nguyên tắc quản lý thu BHXH bắt buộc T5 1.2.2 Nội dung công tác quản lý thu BHXH bắt buộc - S22 17
1.2.3 Hệ thong chi tiếu đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý thu BHXH
1.2.4 Các nhân tổ tác động đến công tác quản lý tha BHXH bắt buộc 31
1.3 KINH NGHIEM QUAN LY THU BHXH BAT BUQC O MOT SO HUYỆN THÀNH PHÓ Ở VIỆT NAM VA BAI HQC RUT RA CHO
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc của một số địa phương [2758/7220 ÔỎ 33 1.3.2 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với BHXH huyện Can Lộc, tỉnh Hà TĨnh c SH HH HH re, 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH 39
Trang 32.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VẺ HUYỆN CAN LỘC VÀ BHXH
211 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Can Lộc, 0181 00P0PẼẼẺA8® 39 2.1.2 Khải quát chung về cơ quan BHXH Can Lộc, tĩnh Hà Tĩnh 41
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUÁẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2020-
2.2.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Go 45 2.2.2 Căn cứ, phương thức và mức đóng BHXH bắt buộc 64 2.2.3 Thực trạng tô chức thu BHXH bắt ĐuỘC o.ScSSS21 12211221252 562 66 2.2.4 Kết quả thu BHXH bắt buộc SH HH te 68 2.2.5 Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc Ặà 5 SE 2222 e2
2.2.6 Công tác thanh tra, hiểm tra Bảo hiểm xã hội
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN ĐÓI VỚI CONG TAC QUAN LY THU BHXH BAT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN
3.1.1 Định hướng phát triển chung của BHXH huyện Can Lộc, tỉnh Hà THAD occ cccccc cece ccecneccceseeccensesecessceeeeececensecesnusecensssecessseeetseecseeeesieseeetsesersaeeceee 84 3.1.2 Định hướng phát triển công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tai BHXH huyện Can Lộc, tỉnh Hà TÌHÌ SH n TH HH TH kg 85
3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH 87 3.3.1 Quản lý chặt chẽ và khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH
3.3.2 Giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH bắt buộc o sec 87
Trang 4
3.3.6 Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thu BHXH
702.108 93 3.3.7 Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan trong quả trình
8520 15® Ô 93
Trang 5DANH MUC TU VIET TAT
ST
1 BHTN Bao hiém that nghiép
9 KH&DT Ké hoach va dau tu
10 LDTB&XH Lao động thương binh va xã hội
lồ TNLD - BNN Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
Trang 6
MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là trụ cột trong hệ thông an sinh xã hội của quốc gia, góp phần bảo đảm đời sống cho
người dân, ôn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu
tiến bộ và công bằng xã hội, thúc đây sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tô quốc
Cùng với sự hỉnh thành của hệ thống BHXH tỉnh Hà Tỉnh, BHXH
huyện Can Lộc được thành lập vào ngày 21/6/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật và của BHXH Việt Nam Qua gần
25 năm hình thành và phát triển, BHXH huyện Can Lộc đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực công tác, góp phần đảm bảo an sinh
xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Can Lộc nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung
Công tác quan lý thụ BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác bảo hiểm, do vậy luôn được BHXH huyện quan tâm
và có những giải pháp hiệu quả để không ngừng tăng trưởng về đối tượng tham gia và số thu BHXH qua các năm, góp phan dam bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trinh thực hiện công tác quản lý thu ở BHXH huyện Can Lộc trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, đặc biệt trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc Thực tế trên đặt ra những van dé cap thiết cần được quan tâm và sớm có những giải pháp khắc phục đề hoàn thiện công tác quản lý thu
BHXH Bắt buộc, đó là:
Trang 72.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, để xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh
Đối tượng khảo sát là cán bộ quán lý bảo hiểm xã hội ở các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và cán bộ công chức quản lý BHXH bắt buộc
Trang 8thiện công tác hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp tông quan tài liệu, thu thập thông tin dữ liệu
Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ các tài liệu nghiên cứu trước đây để hệ thông hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc
4.2 Phương pháp tông hợp và phân tích
- Phương pháp thông kê mô tả;
- Phương pháp so sánh;
- Sử dụng các phép kiêm định thống kê và phân tích số liệu đa biến nhằm xác định những nhân tô ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bản huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
6 Kết cầu của chuyên đề thực tập
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chương 2 Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3 Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Trang 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VẺ CÔNG TÁC
QUAN LY THU BHXH BAT BUỘC
1.1 CO SO LY LUAN VE BHXH VA CONG TAC QUAN LY THU BHXH BAT BUOC
1.1.1 Một số khái niệm về BHXH
1.1.L1 Khái niệm BHXH, bản chất BHXH, các loại hình và chế độ BHXH
@ Khdi niém BHXH
Bảo hiểm và BHXH đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của
xã hội loài người và đã được nhiều nhà khoa học đề cập, nghiên cứu một cách sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau BHXH đã xuất hiện và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại Trên thé giới, BHXH đã có mầm mồng từ thế kỉ 13 Đến thế kỉ 19, xuất hiện đạo luật đầu tiên về BHXH ở Đức Sản xuất công nghiệp phát triển đã làm cho đội ngũ những NLĐ làm thuê ngày càng đông đảo, đồng thời cũng làm cho các rủi ro trong lao động tăng theo Đề bảo vệ mình, những NLĐ đã đấu tranh buộc giới chủ phải cam kết bồi thường và bảo đảm an toàn thu nhập cho họ Trong quá trình phát triển đó đã xuất hiện các tô chức BHXH chuyên nghiệp
- Trợ cấp thất nghiệp;4) Trợ cấp tuổi gia; 5) Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; 6) Trợ cấp gia đình; 7) Trợ cấp thai sản; 8) Trợ cấp tàn tật; 9) Trợ cấp mất người nuôi dưỡng Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thê
mà mỗi nước quyết định áp dụng các loại trợ cấp này Ngoài ra, một số nước còn mở rộng thêm các loại trợ cấp khác và mở rộng các đối tượng hưởng trợ
Trang 10đảm bảo, an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, động thời góp phan dam bảo an toàn xã hội"
Theo khái mệm của BHXH Việt Nam: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đôivới NLĐ thông qua việc huy) động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho họ, nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập gây ra bởi 6m đau, thai sản, tại nạn, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi già và chết.”
Theo quy định tại Điều 3 Luật BHXH số 71/2006/QHII của quốc hội
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/06/2006 thì :
“BHXH là sự bảo đảm thay thể hoặc bù đắp một phân thu nhập của NLĐ khi
họ bị giảm hoặc mắt thu nhập do 6m dau, thai san, tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH bắt buộc ”
Như vay, co thé hiéu BHXH là sự đảm bao thay thể hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ, khi họ gặp phải biển cố, rủi ro về sức khỏe, mắt khả năng lao động, mất việc làm, chết, gắn liễn với quá trình tạo lập một quỹ tiền
tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc
sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đâm bảo mức sống cơ bản cho bản thân NLĐ và những người ruột thịt của NLĐ trực tiếp phải nuôi dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội BHXH về thực chất là một phương thức phân phối lại thu nhập bằng các kĩ thuật nghiệp vụ, nhằm góp phần cân bằng thu nhập bị mắt hoặc giảm từ hoạt động nghệ nghiệp bằng khoản trợ cấp từ
BHXH
@ Ban chét BHXH
BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng, phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mỗi quan
Trang 11triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện
Về phương diện xã hội: BHXH là sự chia sẻ rủi ro, bảo đảm an toàn xã
hội
Về phương diện kinh tế: BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập
giữa những người tham gia bảo hiểm thông qua quá trỉnh hình thành một quỹ tiền tệ chuyên dùng để đáp ứng nhu cầu chi trả bảo hiểm cho NLĐ và gia đình
họ khi gặp rủi ro về thu nhập trong lao động sản xuất hoặc mất nguồn nuôi dưỡng
Về phương diện chính trị, pháp lý: khi được Nhà nước điều chỉnh bằng pháp luật, BHXH đã trở thành quyền cơ bản của NLĐ, xét trên cả bình diện quốc gia và quốc tế Đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ phải tham gia BHXH Vì vậy, BHXH là một chính sách xã hội quan trọng, là
bộ phận cơ bản để đâm bảo an sinh xã hội của các quốc gia
@ Cóc loại hinh BHXH
Có 2 loại hình BHXH là bắt buộc và tự nguyện, tùy theo từng loại đối tượng, từng loại hình doanh nghiệp
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà đối tượng tham gia hoàn toàn
tự nguyện đóng góp mức phí và thụ hưởng theo quy định
BHXH bất buộc: Theo quy định tại điều 3 Luật BHXH 2014: BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà NLĐ và NSDLĐ bắt buộc phải tham gia
® Các chế độ BHXH
Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chỉ tiết, là sự bế trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đổi với NLĐ Nói cách khác, đó là một hệ thông các quy định được pháp luật hoá về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp BHXH cụ thê
Trang 12hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, mà số lượng các chế độ được thực hiện ở mỗi nước khác nhau Ở nước ta, Điều 4 Luật BHXH 2014 quy định rõ các chế độ BHXH, gồm:
BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây: (1) Ốm đau; (2) Thai sản; (3) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: (4) Hưu trí; (5) Tử tuất
Nội dung của các chế độ nêu trên được quy định thông nhất trong Luật BHXH 2014 Mỗi một chế độ được xây dựng đều căn cứ vào những cơ sở như: điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường lao động, điều kiện sinh học 11.1.2 Vai tro cua BHXH
® Dói với NLD:
Mục đích chủ yếu của BHXH là đảm bảo thu nhập cho NLD và gia đình họ khi họ gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mắt thu nhập Vi thế, tham gia BHXH tạo điều kiện cho NLD duoc cong déng tương trợ khi m đau, tai nạn Đồng thời, BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác
® Dói với NSDLĐ:
BHXH giúp cho các tổ chức SDLĐ, các doanh nghiệp ỗn định hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chỉ phí cho NLÐ một cách hợp lý, góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ôn định, sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục, hiệu quả, các bên của quan hệ lao động cũng gắn bó với nhau hơn
Bên cạnh đó, BHXH còn giúp các đơn vị SDLĐ ôn định nguồn chi ngay cả khi có rủi ro lớn xảy ra thi doanh nghiệp cũng không lâm vào tỉnh trạng nợ nân hay phá sản
® Đối với Nhà nước và xã hội:
Trang 13NLĐ, mỗi quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ
có được trong quan hệ của BHXH Mỗi quan hệ này thê hiện tính nhân sinh,
nhân văn sâu sắc của BHXH
Bên cạnh đó, BHXH góp phân thực hiện bình đắng xã hội: trên giác độ
xã hội, BHXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho NLD Trên giác
độ kinh tế, BHXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng Nhờ sự điều tiết này NLĐ được thực hiện binh đăng, không phân biệt các tầng lớp trong xã hội
Ngoài ra, quy BHXH bắt buộc do các bên đóng góp được tích tụ tập trung rất lớn, phân quỹ nhàn rỗi được đem đâu tư cho kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho NLĐ, giúp giảm chỉ từ Ngân sách nhà nước
1.113 Nguyên tắc của BHXH
Theo điều 5 luật BHXH năm 2014, các nguyên tắc của BHXH bao gồm: Một là, mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng góp và thời gian đóng góp Mức đóng góp và thời gian đóng góp được sử dụng làm căn
cứ để đối tượng đóng bảo hiểm được hưởng BHXH, tức đóng góp đến đâu thì mức thụ hưởng tới đó BHXH là một hỉnh thức phân phối phố biến tổng thu nhập quốc dân BHXH phải dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ (nguyên tắc phân phối theo lao động) Những NLĐÐ có thời gian và phí đóng như nhau thì được hưởng bảo hiểm như nhau Nghĩa là phải đảm bảo hợp lý giữa đóng góp và hưởng thụ, tức là căn cứ vào mức đóng góp của NLĐ cho xã hội thể hiện thông qua mức đóng, thời gian đóng góp vào quỹ xã hội để từ đó quy định mức trợ cấp và độ dài thời gian hưởng trợ cấp phù hợp với sự đóng góp cho xã hội của NLĐ Vì vậy rất khó chấp nhận về mặt kinh tế khi một NLĐ vừa tham gia BHXH trong thời gian ngắn lại được hưởng ngày mức BHXH cao hoặc hưởng chế độ ôm đau suốt đời nêu mắc các
8
Trang 14bệnh cân điều trị dài ngày, khi NLÐ có thê mới tham gia BHXH trong thời gian ngắn
Hai là, ở một khía cạnh khác nguyên tắc này thê hiện sự chia sẻ giữa những người tham gia BHXH, điều này có nghĩa là khong phai bat ky NLD nào tham gia đóng BHXH đều được hưởng BHXH NLĐ cùng với NSDLĐ
và nhà nước cùng tạo lập hình thành một quỹ BHXH bắt buộc độc lập và tập trung trong đó đa số những người đóng góp BHXH sẽ hỗ trợ cho số những người có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp BHXH theo nguyên tắc “lây số đông
bù số ít” Nghĩa là chỉ những người rơi gặp phải những rủi ro đáp ứng đủ điều kiện mới được hưởng BHXH, thường là khi gặp phải những rủi ro sẽ mang lại những khó khăn lớn vượt xa so với khả năng kinh tế của NLD, trén co sé chia
sé rui ro của những người cùng tham gia đóng BHXH thi khoản phí của những người tham gia BHXH mà không gặp phải rủi ro sẽ được bù đắp cho những người gặp rủi ro khác.NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa
có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tứ tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH
1.1.1.4 Quy BHXH bắt buộc
® Khái niệm quỹ BHXH bắt buộc
Các bên tham gia BHXH bắt buộc bao gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước Các bên tham gia phải đóng mức tiền theo quy định thì NLÐ mới được hưởng các chế độ BHXH bắt buộc Tiền đóng BHXH bắt buộc của các bên tham gia BHXH bắt buộc sẽ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung gọi là quỹ BHXH bắt buộc
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật BHXH 2014 thì “Quỹ BHXH bắt buộc là quỹ tàichính độc lập với Ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của NLĐ, NSDLD và có sự hỗ trợ của Nhà nước”
Trang 15Quỹ BHXH bắt buộc có những đặc điểm chủ yếu sau:
Quỹ ra đời, tổn tại và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLD va gia dinh họ khi gặp các biến cổ, rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động Hoạt động quỹ BHXH bắt buộc không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời Vì vậy, nguyên tắc quản lý quỹ là cân bằng thu - chị
Quỹ BHXH bắt buộc là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH Nó là khâu tài chính trung gian cùng với Ngân sách nhà nước và tài chính doanh nghiệp hỉnh thành nên hệ thông tài chính quốc gia Tuy nhiên mỗi khâu tài chính được tạo lập, sử dụng cho một mục đích riêng và gắn bó với một chú thê nhất định, vì vậy chúng luôn độc lập với nhau trong quản lý
và sử dụng Thế nhưng tài chính BHXH, Ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp lại có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chỉ phối của pháp luật Nhà nước
® Nguôn hình thành quỹ BHXH bắt buộc
Quỹ BHXH bất buộc được hỉnh thành chủ yếu từ sự đóng gớp của NLĐ và NSDLĐ Đây là nguồn chính quyết định sự hình thành và phát triển của quỹ BHXH bắt buộc
Ngoài ra quỹ BHXH bắt buộc còn được hình thành từ tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH bắt buộc; Hỗ trợ của Nhà nước, phân thu từ tiền nộp phạt của các cá nhân và tô chức kinh tế do vi phạm pháp luật về BHXH và các nguồn hợp pháp khác như viện trợ, quà tặng của các
tô chức, cá nhân Đây là nguồn không cơ bản và thường xuyên
1.1.2 Khái niệm và nội dung thu BHXH bắt buộc
1.121 Khải niệm
Thu BHXH bắt buộc (sau đây gọi tắt là thu BHXH) là việc Nhà nước
10
Trang 16mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình Trên cơ
sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho các hoạt động BHXH
1.1.2.2 Sự cần thiết phải thu BHXH bắt buộc và quản lý thu BHXH bắt buộc
- Công tác thu chi và quản lý thu chỉ BHXH ngày càng trở nên quan trọng, quyết định đến sự tổn tại và phát triển của việc thực hiện chính sách BHXH Trong phần viết này đề cập đến nghiệp vụ thu va quan ly thu BHXH
- Công tác thu BHXH là một hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đạt được tập trung théngnhat
- Thu BHXH có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập cùng thực hiện chính sách BHXH, để chính sách được diễn ra thuận lợi Bởi đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trỉnh tạo lập quỹ BHXH Đông thời, đây cũng là khâu bắt buộc đối với người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của minh, do vậy thu BHXH đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên liên tục, kéo dài trong nhiều năm, và có sự biến động về mức đóng cũng như số người thamgia
- Công tác thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung về một mỗi, vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số lượng người tham gia BHXH biến đổi ở từng khối lao động cơ quan,ở từng đơn vị địa phương hoặc trên toàn quốc
1.1.2.3 Nội dụng thụ BHXH bắt buộc
@ Các đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Như chúng ta đã biết, BHXH là một hệ thông đảm bảo khoản thu nhập
bị giảm hoặc bị mất đi do NLĐ bị giảm hoặc mắt khả năng lao động, mất việc
il
Trang 17tượng tham gia BHXH 1a NLD và NSDLĐ
Ở nước ta, Điều 2, Luật BHXH quy định đối tượng áp dụng như sau: NLD tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gốm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
- Si quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc
Người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gâm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tô chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã hội - nghề nghiệp,
tô chức xã hội khác; cơ quan, tô chức nước ngoài, tô chức quốc tế hoạt động trên lãnh thô Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tô chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLD
@ Chi thé thu bao hiém xa héi
Theo Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt
12
Trang 18Chính phủ
BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có:
+ Ở Trung ương là BHXH Việt Nam
+ Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam
+ Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc
BHXH tỉnh
e Đặc điểm thu bảo hiểm xã hội
+ SỐ NLĐ, Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH rất lớn và gia tăng theo thời gian
Theo quy định của Luật BHXH, người lao động có ký kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì phải trích đóng BHXH theo tỷ lệ % trên tiền lương, đồng thời người sử dụng lao động cũng phải đóng BHXH cho người lao động này Thủ đô Hà Nội là thành phố tập trung nhiều cơ quan nhà nước, nhiều doanh nghiệp do đó thu hút nhiều lao động làm việc
+ Thu BHXH mang tỉnh chất định kỳ, lặp đi lặp lại, do đó khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho thu cũng phải tƯƠng ng
+ Đối tượng thu là tiền nên để xáy ra sai phạm, vi phạm đạo đức và lạm dung quy BHXH
13
Trang 191.1.3 Hư trò của thu BHXH bắt buộc
Công tác thu BHXH bắt buộc có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH, đây là công tác trọng tâm của ngành BHXH Vai trò thu BHXH bắt buộc thê hiện qua các nội dung sau:
1.1.3.1 Tạo lập quỹ BHXH bắt buộc
Công tác thu BHXH bắt buộc được triển khai và tiễn hành tạo ra quỹ BHXH bắt buộc Quỹ được sử dụng để đảm bảo khả năng tài chính trong việc chỉ trả các chế độ BHXH, giúp Nhà nước giảm chi từ Ngân sách Nhà nước trong việc chỉ trả các chế độ BHXH Do vậy công tác thu có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà Vì hàng năm các khoản chỉ từ Ngân sách Nhà nước rất lớn
Mặt khác, thu nhanh, thu đủ đã tạo ra một khoản tiền lớn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến, đây cũng là một trong những nguồn tiền cho vay rất có ích đối với đất nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế
Quỹ BHXH bắt buộc chính là cơ sở cho các hoạt động BHXH bắt buộc Hơn nữa, chỉ khi quỹ được cân đối mới đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan BHXH và nhất là đảm bảo kịp thời chỉ trả cho các đối tượng hưởng BHXH bắt buộc
1.1.3.2 Tạo lập mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH bắt buộc Một trong những nguyên tắc của BHXH là mức hưởng trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH bắt buộc của từng NLD Vi vay, céng tac thu giúp cho việc theo dõi, ghỉ chép kết quả đóng BHXH bắt buộc của NSDLĐ cho NLĐ được rõ ràng, cụ thể từ đó làm căn cứ cho việc thụ hưởng các chế
Trang 20buộc tiến hành đều đặn và chính xác Công tác thu diễn ra tốt đã góp phần bảo
vệ quyền loi cho NLD
1.1.3.3 Nắm chắc được các nguồn thu BHXH bắt buộc
Công tác thu được tô chức tốt giúp cho cơ quan BHXH nắm chắc được các nguồn thu BHXH bắt buộc, từ đó quản lý quỹ BHXH bắt buộc được hiệu quả
Quỹ BHXH bắt buộc được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau do đó
để nắm chắc được các nguồn thu trên phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các nguồn thu Đối với từng nguồn khác nhau phải có phương pháp quản
lý thích hợp
1.1.3.4 Dam bảo công bằng trong BHXH bắt buộc
Một trong những nguyên tắc cơ bản của BHXH bắt buộc là mức hưởng trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng Chính nhờ sự theo dõi, tổ chức thu đã làm cơ sở đảm bảo sự công bằng giữa những đóng góp và thụ hưởng BHXH bắt buộc có tính hoàn trả không đồng đều tức là không phải ai tham gia BHXH bắt buộc cũng được hưởng bằng nhau, mức hưởng phụ thuộc vào mức lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc và thời gian mà NLĐ đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc Công tác thu được thực hiện tốt sẽ giúp cho cơ quan BHXH quản lý được các đối tượng tham gia, đảm bảo quyên lợi cho họ từ đó đảm bảo công bằng giữa những người tham gia BHXH bắt buộc, tạo nên niềm tin của người tham gia với cơ quan BHXH
1.2 NOI DUNG CONG TAC QUAN LY THU BHXH BAT BUOC 12.1 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản {ý thu BHXH bắt buộc 1.2.1.1 Khái niệm quản lý thu BHXH bắt buộc
Quản lý thu BHXH bắt buộc được hiểu là sự tác động có tô chức, có tính pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thu Sự tác động đó được thực hiện
Trang 21chức, kinh tế của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thời gian theo quy định
Do vậy, quản lý thu BHXH bắt buộc là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH Đề thu BHXH bắt buộc đạt hiệu quả cao thì phải có quy trinh quản ly thu chặt chẽ, hợp ly, khoa học Vì vậy, quản lý thu BHXH bắt buộc phải được tô chức chặt chẽ, thông nhất trong ca hệ thống, từ lập kế hoạch thu, phân cấp thu, ghi kết quả và đặc biệt là quản lý tiền thu BHXH bắt buộc
1.2.1.2 Mục tiêu quản lý thu BHXH bắt buộc
Thứ nhất, đảm bảo thu đúng đối tượng: Tức là ất cả các đối tượng theo quy định của Luật BHXH 2014 đều phải được tham gia BHXH bắt buộc Thứ hai, đảm bảo thu đủ số lượng: Thu đủ số lượng ở đây gồm cả đủ về
số người và đủ số tiền phải đóng để đảm báo quyên lợi cho NLĐ khi hưởng các chế độ BHXH bắt buộc
Thứ ba, đảm bảo thời gian theo Luật định: Theo quy định của luật những đối tượng nào đóng theo tháng thì phải nộp theo tháng, những đối tượng nào nộp theo quý hoặc 6 tháng một lần thì nộp theo quý hoặc 6 tháng, tránh tỉnh trạng nộp không đúng quy định
1.2.1.3 Các nguyên tắc quản lý thu BHXH bắt buộc
Quản lý thu BHXH bắt buộc được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản
sau:
Mot la, nguyén tac théng nhất, dân chủ, công khai, minh bạch: Chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ được ban hành thực hiện thống nhất trong toàn quốc Chế độ đóng góp và hưởng thụ phải được thực hiện công bằng đổi với mọi đối tượng, không phân biệt đổi xử theo giới tính, dân tộc, địa giới hành chính Bên cạnh đó, phải thực hiện chế độ công khai
16
Trang 22quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội (Tông Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam )
Tất cả các chế độ chính sách đổi với mọi đối tượng phải được áp dụng
và điều chỉnh một cách thống nhất trong toàn ngành để đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho NLĐ, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ
Đây là nguyên tắc cao nhất trong quản lý thu BHXH bắt buộc cũng như trong hoạt động BHXH nói chung Bởi lẽ, chỉ có như vậy mới thực hiện được vai trò và mục đích của thu BHXH bắt buộc, tạo ra được một nguồn lực to lớn
để thực hiện các chế độ cho NLD va cung cấp nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trong quản lý thu BHXH bắt buộc, mục tiêu quan trọng và phải luôn hướng tới là mục tiêu công bằng, công khai và dân chủ Vì vậy, để đạt được mục tiêu này phải xây dựng một cơ chế dựa trên một hệ thông tiêu thức phản ánh đây đủ các nội dung cần quản lý
tắc hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần:
Quỹ ôm đau và thai sản, quỹ TNLD-BNN, quỹ hưu trí và tử tuất được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phân Chỉ có như vậy mới đảm bảo sự
an toàn và cân đối lâu dài của quỹ BHXH bắt buộc
1.2.2 Nội dung công tác quản lý thu BHXH bắt buộc
1.2.2.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Đối tượng của BHXH bắt buộc chính là thu nhập của NLĐ bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mắt việc làm của những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc Còn đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc là NLÐ và người SDLĐ Tuy vậy, tùy theo điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những NLÐ nào đó
Trang 23959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 quy định đổi tượng áp dụng như sau:
*NLD tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gôm: (1) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kế cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
(2) Người làm việc theo HĐLĐÐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03
an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh),
(5) Người quản lý doanh nghiệp, người quán lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
(6) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất (thực hiện từ 01/01/2016); (7) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLD Viét Nam di lam việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
(8) Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH
*Đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ, bao gâm:
- Cơ quan của Đảng, Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, huyện đến cấp xã và đơn vị thuộc lực lượng vũ trang
18
Trang 24- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tô chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tô chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác
- DN thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư - HTX, Liên hiệp HTX thanh lập và hoạt động theo Luật HTX
- Hộ kinh doanh cá thê, tô hợp tác, tô chức khác và cá nhân có thuê muon, su dung va tra c6ng cho NLD
- Co quan, tô chức, cá nhân nước ngoai, tô chức quốc tế hoạt động trên lãnh thô Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
có quy định khác
- Các tô chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
1.2.2.2 Căn cứ, phương thúc và mức đóng BHXH bắt buộc
a, Căn cứ đông BHXH bắt buộc:
NLĐ thuộc đổi tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thi tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghê (nếu có) Tiền lương này tính trên mức lương
cơ sở Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động Thời điểm từ tháng 1/2020 tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm mức lương và các khoản phụ cấp lương như theo quy định pháp luật
19
Trang 25không thấp hơn mức lương tối thiêu vùng tại thời điểm đóng NLĐ đã qua học nghề (kế cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tôi thiêu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thỉ cộng thêm 5%
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này mà cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở
b, Mức đóng BHXH bắt buộc
Mức đóng BHXH của các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được
quy định tại Điều 5, Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015, cụ thể như sau:
- Mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng của đổi tượng số (1), (2), (3), (4), (5) nêu trên được tính theo mức tiền lương tháng thê hiện qua bảng sau: Bang 1.1: Mức đóng BHXH bắt buộc của NLĐ và NSDLĐ qua các năm
(Đơn vị tính: %)
Quỹốm đau | TNLĐ-BNN | Huu trí, tử tude) -
NLD |NSDLD| NLD | NSDLD | NLD | NSDLĐ
1/2014 trở đi - 3 - 1 8 14 26
(Nguôn: Luật BHXH năm 2014)
Tăng mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) là thay đôi quan trọng nhất trong Luật BHXH 2014 có hiệu lực thi hành kế từ ngày 01/01/2016 Hiện nay, người lao động đóng BHXH bắt buộc trên cơ sở tiền lương cơ bản Đối với
20
Trang 26động trong doanh nghiệp là mức lương thỏa thuận với chủ sử dụng ghi trong hợp đồng nhưng không thấp hơn lương tối thiểu vùng
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2017, mức đóng BHXH dựa trên lương cộng
phụ cấp ghi trong hợp đồng lao động Từ 01/01/2018 đóng BHXH trên lương cùng phụ cấp và các khoản bổ sung ghi trong hợp đồng lao động Theo quy định, người lao động đóng 8%, còn lai 18% sẽ do người sử dụng lao động đóng, tông cộng 26% đóng vào quỹ BHXH
- Mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng của đối tượng số (6) nêu trên được tính theo mức lương co so, NLD dong 8% va nguoi SDLD 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí, tử tuất cho NLĐ
- Mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng của đối tượng số (7) vào quỹ hưu trívà tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với NLĐ đã có quả trỉnh tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần
21
Trang 27hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diễm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoản thì đóng theo phương thức này Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyên đủ tiền vào quỹ BHXH bắt buộc
+ Đóng theo địa bản
Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tinh nao thì đăng ký đóng BHXH bắt buộc tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH bắt buộc tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh
1.2.2.3 Quy trình thu BHXH bắt buộc
Các bước trong công tác thu BHXH bắt buộc phải được thực hiện thống nhất từ trung ương tới địa phương, đảm bảo cho quá trình thu được thông suốt, hiệu quả, không để thất thoát tiền thu Hiện nay, quy trình thu BHXH bắt buộc đang được các cơ quan BHXH thực hiện theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam gồm 8 bước sau:
Bước I: - -
Đơn vị có biên động về lương hoặc sô
người đăng ký với cơ quan BHXH
Bước 2: ; ;
Coquan BHXH 1ap so chi tiết phải thu
BHXH bắt buộc (D02a-TS)
Bước 3:
- Sau khi xác nhận về số tiền BHXH bắt
buộc của các đơn vị
- Cơ quan BHXH hạch toán vào TK 571
Bước 4
Căn cứ SỐ liệu tu TK 571 co quan BHXH
lập sô chi tiết đóng BHXH bắt buộc
Trang 29thâm định số liệu thu BHXH”
(3) BHXH huyện:
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH bắt buộc, cấp số BHXH đổi với NSDLĐ và NLD theo phan cap quan ly
b, Lép va giao ké hoach thu hang năm
Theo diéu 36 Quyét dinh 959, xay dung, điều chỉnh kế hoạch thu được quy định như sau:
BHXH huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm
và khả năng phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn, rà soát và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH bắt buộc (Mẫu KOI - TS) gửi 01 bản đến BHXH tỉnh theo quy định Thời gian nộp theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam
BHXH tỉnh: Lập 02 bản kế hoạch, 02 bản kế hoạch điều chỉnh thu BHXH bắt buộc (Mẫu K01-TS) và kinh phí hỗ trợ công tác thu đối với đơn vị
đo tỉnh trực tiếp thu
Tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thu
BHXH bắt buộc (Mẫu K01-TS), gửi BHXH Việt Nam
Giao kế hoạch thu: Trên cơ sở kế hoạch thu, phân bỗ kinh phí hỗ trợ công tác thu, hoa hồng đại lý được BHXH Việt Nam giao, tiễn hành phân bé
kế hoạch thu BHXH bất buộc; kế hoạch kinh phí hỗ trợ công tác thu, hoa hồng đại lý cho BHXH tỉnh và BHXH huyện
Thời gian: theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam
BHXH Việt Nam:
24
Trang 30lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch, giao kế hoạch đảm bảo sát tình hình thực tế và khả năng thực hiện
e, Quản Íý tiền thu
Thu BHXH bắt buộc bằng hình thức chuyển khoản đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước Don vị, người tham g1a nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước Trường hợp đơn vị, người tham gia nộp cho cơ quan BHXH thi trước l6 giờ trong ngày cơ quan BHXH phải nộp toàn bộ số tiền mặt đã thu của đơn vị, người tham gia vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà
nước
BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH bắt buộc vào bắt cứ mục đích gỉ (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản)
Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng phải nộp đủ số tiền đã được xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH bắt buộc Nếu chậm nộp từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc xử lý theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị còn phải nộp tiền lãi theo mức lãi suất tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp
BHXH huyện chuyên tiền thu BHXH bắt buộc về tài khoản chuyên thụ của BHXH tỉnh vào ngày 10 và 25 hàng tháng Riêng tháng cuỗi năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH bắt buộc của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12
Hàng tháng, BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH bắt buộc về tài khoản của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng Nếu số dư trên
Trang 31bổ sung ngay về BHXH Việt Nam Riêng tháng cuối năm chuyên hết số tiền thu B XH bắt buộc của tỉnh về BHXH Việt Nam trước 24h ngày 31/12 Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch - Tài chính) và BHXH huyện
có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu; Đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng Thu hoặc bộ phận Thu để thực hiện thu kịp thời số tiền NSDLĐ chưa chỉ hết vào tháng đầu của quý sau;
BHXH Việt Nam thâm định số thu BHXH bắt buộc theo 6 tháng hoặc
hàng năm đối với BHXH tỉnh
d, Théng tin bao cao thu
BHXH tỉnh, huyện: Mở sô chỉ tiết thu BHXH bắt buộc (Mẫu số S01- TS); thực hiện phi số BHXH theo hướng dẫn str dung biéu mau
BHXH tỉnh, huyện: thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH bắt buộc (Mẫu B02a-TS, B02b-TS, B03-TS) định kỳ hàng tháng, quý, năm như
26
Trang 32từ
Báo cáo năm: trước ngày 25/01 năm sau, kèm theo dữ liệu điện tử
e, Quản [ý hồ sơ, tài liệu thu
BHXH tỉnh, huyện: cập nhập thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH bắt buộc để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý BHXH tỉnh: xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH bất buộc
áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH bắt buộc được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, giấy tờ, số sách và báo cáo nghiệp vụ
BHXH các cấp: tô chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH bắt buộc đâm bảo khoa học để thuận tiện khai thác, sử dụng Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin đê quản lý người tham gia BHXH bắt buộc, cấp sô BHXH cho người tham gia BHXH bắt buộc
1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu đúnh giá mức độ hoàn thiện quản {ý thu BHXH bắt buộc
1.2.3.1 Tỷ lệ doi tượng đã tham gia BHXH bắt buộc
Aục đích sử dụng: Đánh giá số đối tượng bao gồm cả NLĐ và số đơn
vị sử dụng lao động đã tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từ đó giúp cơ quan BHXH có con số thống kê về tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tính đề từ đó đưa ra định hướng khai thắc và quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Nội hàm tiêu chỉ:
+ Số đơn vị đã tham gia BHXH bắt buộc là những đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đã làm thủ tục đăng ký đóng BHXH bắt buộc với
Trang 33chọn
+ Số đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là các đơn vị đã được cấp giấy phép kinh doanh, có trụ sở và cơn dấu đang hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng, thuê mướn lao động (tính đến 31/12/Năm đánh giá) được quy định cụ thể trong Điều 4 Quyết định
1111/QD-BHXH Viét Nam
+ Số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc là những lao động làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và đã được đăng ký đóng BHXH bắt buộc, có số số BHXH và hàng tháng có trích nộp tiền đóng BHXH bắt buộc + Số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là tất cả NLĐÐ làm việc trong các đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên quy định chỉ tiết trong Điều 4 Quyết định 1111/QĐÐ- BHXH Việt Nam ban hành năm 20 14
Số đơn vị đã tham gia
(1) Tỷ lệ đơn vị đã tham gia BHXH bắt BHXH bắt buộc ;
bude = Số đơn vị thuộc diện tham gia 100%
BHXH bắt buộc
Số LÐ đã tham gia BHXH
BHXH bắt buộc
1.2.3.2 Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc phần loại theo loại hình doanh nghiệp Ađục đích sử dựng: đánh giá tỷ lệ sô đơn vị SDLĐ và NLÐ đã tham gia BHXH bắt buộc theo từng loại hình doanh nghiệp để thấy được khối nào đã khai thác được đối tượng tham gia triệt để hơn từ đó đề ra biện pháp với những khối có tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc còn thấp
Nội hàm tiêu chỉ:
28
Trang 34khối ngành: là số đơn vị hoặc NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc ở từng loại
hình doanh nghiệp nào đó (như DNNN, DNNQD, Khéi HCSN ) (1)
- Số đơn vị SDLĐ hoặc số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo khối ngành là số đơn vị hoặc số lao động theo quy định của luật BHXH về đổi tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong năm tài chính phân theo từng loại hình doanh nghiệp.(2)
(2)là số đơn vị SDLĐ hoặc số lao động theo quy định của luật BHXH
về đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong năm tài chính phân theo từng khối ngành, loại hình doanh nghiệp
1.2.3.3 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc
Muc dich sw dung: danh gia két qua thu BHXH bắt buộc ở một địa phươngnào đó mà cơ quan BHXH tỉnh đã thu được so với chỉ tiêu mà BHXH Việt Nam giao cho BHXH tỉnh đó
Nội hàm tiêu chỉ:
- Kết quả thực hiện: là số tiền thực tế mà BHXH tỉnh đã thu được sau khi tông hợp số tiền thu của tất cả BHXH các huyện thành phố và của phòng thu tinh
29
Trang 35năm trước và kế hoạch thu năm sau mà BHXH Việt Nam sẽ giao kế hoạch thu cho từng tỉnh BHXH tỉnh lấy đó làm căn cứ và giao cho BHXH các huyện thu theo kế hoạch, cuối năm tông kết thành số thụ chung của BHXH tỉnh Công thức tính:
(4) Tý lệ thu BHXH bat buộc Kế hoạch giao x100%
1.2.3.4 Tỷ lệ thu BHXH bắt buộc trên tổng số phải thu
Ađục đích sử dụng: đánh giá kết quả thu BHXH bắt buộc thực tế mà BHXHđia phương đó đã thu được trên tổng số tiền phải thụ BHXH bắt buộc trong năm tài chính Từ đó thay được thực trạng thu BHXH bắt buộc tại địa phương đó và giúp cơ quan BHXH có những định hướng phù hợp để nâng cao số thu trong những năm tiếp theo
Nội hàm tiêu chỉ:
- Số tiền đã thu BHXH bắt buộc: là số tiền thực tế mà BHXH tỉnh đã thu được sau khi tổng hợp số tiền thu của tất cả BHXH các huyện thành phố
và của phòng thu tỉnh Đây chính là kết quả thực hiện
- Số tiền phải thu BHXH bắt buộc là số trền BHXH được tính toán dựa trên tông quỹ lương mà đơn vị SDLĐ xây dựng để cơ quan BHXH dựa vào
đó tính toán tiền thu BHXH bắt buộc mà các đơn vị và NLĐ phải nộp cho cơ quan BHXH trong năm tài chính
Trang 361.2.3.5 Tỷ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc
Mục đích sử dụng: đánh giá tỉnh hình nợ đọng BHXH bắt buộc trong từngnăm từ đó giúp cơ quan BHXH để ra các giải pháp để khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH
Nội hàm tiêu chỉ:
- Số tiền nợ BHXH bắt buộc là số tiền còn lại của số tiền BHXH bắt buộc phải thu trong kỳ với số tiên BHXH bắt buộc đã nộp trong kỳ cộng với
nợ kỳ trước chuyên sang
- Số tiền phải thu BHXH bắt buộc là số trền BHXH được tính toán dựa trên tông quỹ lương mà đơn vị SDLĐ xây dựng để cơ quan BHXH dựa vào
đó tính toán tiền thu BHXH bắt buộc mà các đơn vị và NLĐ phải nộp cho cơ quan BHXH trong năm tài chính
Công thức tính:
b, Chính sách tiền lương của Nhà nước
31
Trang 37lý tu BHXH bắt buộc nói riêng có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau Việc Nhà nước quy định mức lương tối thiêu chung, lương tối thiêu vùng và lương tối thiêu ngành ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền đóng BHXH bắt buộc cũng như căn cứ hưởng BHXH của người lao động
c, Sự phát triển kinh tẾ - xã hội của địa phương
Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến kết quả thu BHXH bắt buộc
Thực tế cho thấy, những nơi có nguồn thu BHXH bắt buộc lớn là những địa phương có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn so với nơi
khác và ngược lại Chăng hạn như, thành phố Hỗ Chí Minh và Hà Nội là
những địa phương có nguồn thu BHXH bắt buộc rất lớn
1.2.4.2 Nhân tỖ chủ quan
a, Nhận thúc và ý thúc trách nhiệm của người tham gia BHXH bắt buộc Nhận thức và ý thức chấp hành việc nệp BHXH bắt buộc của NLD và NSDLĐ là nhân tổ ảnh hưởng mạnh mẽ tới nguồn thu của BHXH bắt buộc Khi NLD và NSDLĐ cũng như toàn xã hội nhận thức được vai trò quan trọng của chính sách BHXH thì họ sẽ có ý thức tự giác tham gia BHXH bắt buộc, làm thay đổi thái độ tham gia BHXH từ bắt buộc thành tự giác giúp cho các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tăng lên.Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều ngwo1 con hiểu lan man, mơ hỗ về BHXH bắt buộc Hiện tượng các chủ SDLĐ trên đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ đang phô biến ở nhiều nơi đã gây không ít khó khăn cho ngành bảo hiểm
Đảng, Nhà nước và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm, chỉ đạo, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho mọi người dân cũng như NLĐ và NSDLĐ về vai trò, quyền lợi khi
32
Trang 38bắt buộc
b, Năng lực tô chức, quản lý, điều hành của đội ngũ cắn bộ thu BHXH Đây là nhân tổ phản ánh trực tiếp đến chất lượng, hiệu quá công tác quản lý, điều hành, khai thác nguồn thu của cơ quan BHXH; là quá trỉnh vận dụng, triển khai chủ trương, chính sách BHXH bắt buộc đề tô chức thực hiện vào mỗi địa phương theo những mục tiêu đã định
Thực tế cho thấy, nhiều tỉnh, địa phương trên cá nước có điểm tương đồng về phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nơi nảo có có năng lực tô chức, điều hành công tác thu BHXH bắt buộc tốt, thì hiệu quả thu sẽ cao, ít có hiện tượng bỏ sót nguồn thu, thu thiếu, chây , nợ đọng trong các nguồn thu Bên cạnh đó, tô chức bộ máy được thiết lập hoàn chỉnh, từng bộ phận thực hiện tốt chức năng và quyền hạn của mình thì công tác thu BHXH bắt buộc sẽ đạt kết quả tốt
1.3 KINH NGHIEM QUAN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC Ở MỘT SỐ HUYỆN THÀNH PHÓ Ở VIỆT NAM VA BAI HOC RUT RA CHO BHXH HUYEN CAN LOC
1.3.1 Kinh nghiệm quản [ý thu BHXH bắt buộc của một số địa phương fTOHg HHƯỚC
1.3.1.1 Kinh nghiệm của BHXH thành phố Hồ Chỉ Minh
Đề quản lý thu BHXH bắt buộc hiệu quả, BHXH Thành phố đã chú trọng thực hiện các biện pháp sau:
* Thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc: Hàng năm, BHXH Thành phố đều xây dựng kế hoạch tuyên truyền
triển khai thực hiện tại BHXH Thành phổ và BHXH 24 quận, huyện Qua các
năm, có nghiên cứu đôi mới nội dung và hình thức cho phù hợp
33
Trang 39Đài địa phương và trung ương trả lời những thắc mắc của NLĐ; tổ chức hội nghi, tap huấn, tô chức hội thi, các hình thức hỏi đáp qua điện thoại, thư hỏi, giao lưu trên hệ thống đối thoại chính quyền và doanh nghiệp của Thành phố
* Quản lý, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
BHXH Thành phố đã chủ động làm việc với Sở KH&ĐT yêu cầu cung cấp danh sách các Doanh nghiệp mới thành lập (định kỳ hàng quý) Trên cơ
sở đó, gửi thư mời doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký tham gia BHXH bắt buộc
Tổ chức vận động, hướng dẫn, nhắc nhớ các doanh nghiệp này làm thủ tục đóng BHXH bắt buộc theo hướng tạo mọi điều kiện thuận tiện, công khai
hồ sơ thủ tục tham gia BHXH bắt buộc
* Các biện pháp hạn chế nợ đọng:
- Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ - UBND Thành phố:
BHXH thành phổ đã tham mưu với UBND thành phố Hỗ Chí Minh ban
hành Công văn chỉ đạo các sở ngành về tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật BHXH
Ngành BHXH cũng sẽ tăng cường, đây mạnh công tác thanh tra, kiêm tra các doanh nghiệp trong năm 2023, đồng thời tiếp tục đào tạo, tập huấn cán
bộ BHXH để có thê thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của Luật BHXH 2014 Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu
cho biết: Năm 2022, ngành BHXH phối hợp Thanh tra Chính phủ tổ chức đào
tạo và cấp chứng chỉ thanh tra cho hơn 2.000 cán bộ ngành BHXH, đề năm
2023 có thê triển khai công tác thanh tra trong lĩnh vực này Dự kiến, năm
2022 đến 2024, sẽ tiếp tục đào tạo và cấp chứng chỉ thanh tra cho khoảng 3.000 cán bộ ngành BHXH làm công tác thu, kiểm tra
- Phối hợp chặt ché voi So LDTBXH:
34
Trang 40LDTBXH và Thanh tra Sở, duy trì thường xuyên việc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không khắc phục, cơ quan BHXH sẽ lập danh sách đề nghị Thanh tra có công văn nhắc nhở (văn bản do
cơ quan BHXH soạn thảo), Thanh tra Sở ký va gửi từng don vi
- Chủ động phối hợp với các sở ngành khác trên địa bàn Thành phố BHXH Thành phố cũng đã chủ động xây dựng mối quan hệ phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan khác như: Sở KH&ĐT, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, Liên đoàn lao động thành phố để cung cấp thông tin liên quan đến các doanh nghiệp nhằm xác định doanh nghiệp còn hay đã ngừng hoạt động; tô chức tuyên truyền pháp luật BHXH, kiểm tra, thanh tra,
xử lý các đơn vị do Ban quản lý cấp phép thành lập
- Đầy mạnh khởi kiện:
Đổi với các đơn vị nợ lớn, chây trong việc khắc phục số nợ, BHXH
Thành phố tiến hành khởi kiện ở Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh là một
trong những đơn vị sớm khởi động công tac nay và là đơn vị thực hiện mạnh
mẽ và quyết liệt nhất trên cả nước Hiệu quả mang lại từ việc khởi kiện rất
cao
1.3.1.2 Kinh nghiệm của BHXH thành phố Hà Nội
Thông tin, tuyên truyền, phổ biễn chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc: Công tác thông tin tuyên truyền, phô biến chính sách, pháp luật về BHXH bắt buộc được BHXH thành phố tập trung thực hiện bằng nhiều hình thức
Về hình thức tuyên truyền, BHXH thành phố đã thực hiện các hình thức: phối hợp và lỗng ghép Cụ thể, đã phối hợp với các ngành chức năng liên quan và các Đài Truyền thanh cấp quận, các đơn vị SDLĐ trên địa bàn thành phố, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các tô chức đoàn thê các cấp để tổ