1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài báo cáo giữa kì Đề tài quang trung Đại phá quân thanh

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quang Trung Đại phá quân Thanh
Tác giả Đoàn Nguyễn Trà Giang, Tăng Thị Hồng Vĩnh, Táo
Người hướng dẫn PGS.TS Trương Anh Thuận
Trường học Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Bài báo cáo giữa kì
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 48,1 KB

Nội dung

có ý sợ quân Tây Sơn "một phen ra tay đã đánh đổ được cả triều đình 300 năm", vẫn tỏ thái độ sẵn sàng giúp vua Lê "phục tôn" để nhân đó "đặt thú binh giữ lấy An Nam", làm một việc mà đượ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA LỊCH SỬ



BÀI BÁO CÁO GIỮA KÌ

ĐỀ TÀI : QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trương Anh Thuận

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

Đoàn Nguyễn Trà Giang

Tăng Thị Hồng

Vĩnh

Táo

Trang 3

1 Bối cảnh

Sau khi quân Tây Sơn đánh bại quân nhà Lê – Trịnh, triều đình nhà Lê sụp đổ, Lê Chiêu Thống phải bỏ kinh thành Thăng Long mà chạy trốn Lúc này, tình hình trong nước rất rối ren: triều đại Lê suy yếu, còn nhà Tây Sơn đang ngày càng lớn mạnh và nhận được sự ủng hộ của người dân Trong hoàn cảnh đó, Lê Chiêu Thống không còn cách nào khác, buộc phải chạy sang Trung Quốc để tìm sự hỗ trợ từ triều đình nhà Thanh với hy vọng giành lại quyền lực và khôi phục lại vương triều

Thoát được sang Quảng Tây, vua tôi Lê Chiêu Thống vội đến cầu cứu tuần phủ Quảng

Trang 4

có ý sợ quân Tây Sơn "một phen ra tay đã đánh đổ được cả triều đình 300 năm", vẫn tỏ thái độ sẵn sàng giúp vua Lê "phục tôn" để nhân đó "đặt thú binh giữ lấy An Nam", làm một việc mà được hai công Tôn Sĩ Nghị đã dâng sớ lên vua Thanh - Càn Long nói rõ ý định đó Sau khi kiểm tra cẩn thận, vua Càn Long đã đồng ý, hạ lệnh điều động binh mã 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, tất cả 29 vạn người (bao gồm cả dân phu), do Tôn Sĩ Nghị làm tổng chỉ huy, chia làm 4 đạo tiến sang nước ta:

- Đạo thứ nhất đi theo đường Lạng Sơn, do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy

- Đạo thứ hai đi theo đường Cao Bằng, do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy

- Đạo thứ ba đi theo đường Tuyên Quang, do đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy

- Đạo thứ tư theo hướng Quảng Ninh, tiến vào đóng ở Hải Dương

Ngoài ra, Càn Long dự định cử một đạo thủy quân vượt biển vào Thuận Hóa sẵn sàng phối hợp với bộ binh đánh từ phía bắc xuống Tuy nhiên, Càn Long cũng rất thận trọng chỉ thị cho Tôn Sĩ Nghị: "việc quân phải từ từ", nếu thuận thì đánh mạnh, lập

"công to", nếu không thuận thì "làm ơn cho cả hai bên", "ta đóng đại binh để kiềm chế rồi sẽ xử trí sau" Tôn Sĩ Nghị cũng nhân đó, ban bố một bản quân luật 8 điều, để phòng mọi biến cố bất thường xảy ra trong chiến đấu

Trang 5

Tháng 1 năm 1788, quân Thanh ồ ạt tiến vào nước ta Tướng Tây Sơn đóng ở Lạng Sơn là Phan Khải Đức đầu hàng Tin báo về Thăng Long, Ngô Văn Sở hội các tướng bàn cách đối phó Một số đề nghị đánh ngay theo cách của Lê Lợi thời xưa Trên cơ sở phân tích tương quan lực lượng của hai bên, thời xưa và thời nay, Ngô Thời Nhậm không tán thành chủ trương của Nguyễn Văn Dụng và đề nghị: tạm rút lui vào đóng giữ phòng tuyến Tam Điệp (Ba Dội - Ninh Bình) - Biện Sơn (Thanh Hóa) để cho quân Thanh vào Thăng Long rồi cho người cấp báo với Nguyễn Huệ đem quân ra tiêu diệt chúng, tựa như "cho chúng ngủ trọ một đêm rồi lại đuổi đi" Ngô Văn Sở đã tán thành

đề nghị đó, một mặt hạ lệnh cho quân sĩ bí mật rút về Tam Điệp - Biện Sơn, một mặt

cử Nguyễn Văn Tuyết phi ngựa về Phú Xuân cáo cấp

Được sự dẫn đường và nội ứng của tàn quân Lê Chiêu Thống, ngày 17 tháng 12 năm

1788, quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị kéo vào chiếm đóng Thăng Long Để phòng thủ Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho đạo quân của Sầm Nghi Đống đóng ở Khương Thượng (Đống Đa - Hà Nội), đạo quân của Ô Đại Kinh đóng ở Sơn Tây, lập nhiều đồn lũy liên tiếp ở Thanh Quyết, Nhật Tảo, Nhật Tôn Sĩ Nghị lập nhiều đồn lũy liên tiếp ở Thanh Quyết, Nhật Tảo, Hà Hồi, Ngọc Hồi, Vạn Điền , còn mình thì đóng đại bản doanh ở cung Tây Long (bờ sông Hồng thuộc Hà Nội)

Trang 6

Làm chủ được Thăng Long và các xứ phía Bắc, Tôn Sĩ Nghị hống hách, thả cho quân

sĩ "mặc sức làm càn", "cướp bóc nhà giàu có", "hăm hiếp đàn bà, không còn kiêng sợ

gì cả" Bấy giờ, theo sử cũ, "luôn năm mất mùa đói kém, nhất là năm ấy lại càng quá lắm", "triều đình đốc thúc quân lương, các châu huyện đều không cung ứng Nhà vua sai các quan chia nhau làm, đến nỗi dân chúng có người phải khóc lóc mà dâng nộp",

"bao nhiêu lương tiền thu được của dân đều đem cung đốn cho họ hết sạch" Trước tình hình đó, chính bà Thái hậu cũng phải kêu lên: "Thôi! diệt vong đến nơi rồi!"

Trong lúc đó, Lê Chiêu Thống một mặt trả thù, báo oán rất ti tiện, một mặt hằng ngày đến chầu chực ở bản doanh của Tôn Sĩ Nghị rất nhục nhã và bị chúng khinh bỉ Nhân dân Thăng Long than thở: "Nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế" Một số quan tướng nhà Lê sốt ruột, xin Tôn Sĩ Nghị xuất quân Nghị kiêu ngạo trả lời: "Giặc còn gầy, ta hãy nuôi cho béo, để chúng tự đến dâng thịt cho ta" và từ ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (20-1-1789), thả cho quân sĩ chơi bời, quậy phá đón xuân

2 Diễn biến

Nhận được tin cấp báo, ngày 2 tháng 12 năm 1788 (25 tháng 1 năm Mậu Thân), Nguyễn Huệ sai người lập đàn ở phía Nam núi Ngự Bình (Huế), tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức ra quân Ngày 26, Quang

Trang 7

Trung đến Nghệ An, đóng quân lại một thời gian để mộ thêm quân Chỉ trong mấy ngày, thanh niên trai tráng địa phương nô nức kéo về, hăng hái tòng quân làm cho quân số tăng lên đến trên 10 vạn Quang Trung cũng cho mời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đến hỏi ý kiến Phu tử đã khẳng định: "Nếu đánh gấp thì không ngoài 10 ngày sẽ phá tan được"

Rồi tiếp đó, Quang Trung kéo quân ra Thanh Hóa, tuyển thêm lính mới Ngày 20 tháng Chạp Mậu Thân (15-1-1789), đại quân Tây Sơn tập kết ở phòng tuyến Tam Điệp

- Biện Sơn Nghe báo cáo của Ngô Văn Sở, Quang Trung tỏ ý tán thành chủ trương của Ngô Thời Nhậm và cùng các tướng chuẩn bị cuộc tổng tấn công Vua Quang Trung cắt cử tướng tá như sau:

Quân chủ lực: đánh thẳng vào các đồn lũy phía Nam Thăng Long do Quang Trung trực tiếp chỉ huy

• Tiền quân (quân tiên phong), do Đại tư mã Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân quản lãnh

• Hậu quân, do Đô đốc Hồ Hổ hầu chỉ huy, có nhiệm vụ đốc chiến

• Tả quân, do Đại đô đốc Lộc và Đô đốc Tuyết chỉ huy kiêm cả quân thủy, vượt biển vào sông Lục Đầu Đô đốc Tuyết ở lại Hải Dương, giữ việc tiếp ứng mạn Đông

Trang 8

Đô đốc Lộc tiến gấp lên Lạng Sơn, Phượng Nhãn, Yên Thế (thuộc tỉnh Bắc Giang) để chặn đường về của quân Thanh

• Hữu quân, do Đại đô đốc Bảo và Đô đốc Long chỉ huy, quản đội voi ngựa ra huyện Chương Đức (nay thuộc Hà Nội) rồi tiến đến làng Nhân Mục (nay thuộc Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) để đánh tạt ngang đồn quân Điền Châu của Sầm Nghi Đống đóng ở khu chùa Bộc, gò Đống Đa (nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội) Đô đốc Bảo quản lãnh tượng quân (đội quân có voi) từ huyện Sơn Minh (Ứng Hòa, nay thuộc Hà Nội) tiến ra làng Đại Áng (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội) làm quân ứng cứu cho Hữu quân

Kế hoạch tác chiến đã sẵn sàng, nhiệm vụ của các đạo quân đã được xác định Quang Trung nghĩ đến ngày Tết cổ truyền của dân tộc và vào ngày cuối tháng Chạp năm Mậu Thân, quyết định mở tiệc khao quân, gọi là ăn Tết trước, chờ "đến ngày mồng 7 tháng Giêng vào Thăng Long sẽ làm lễ hạ nêu, mừng chiến thắng" Rồi sau đó, lễ "thệ sư" được tổ chức trong không khí hớn hở, quyết chiến của toàn quân Giữa đêm Giao thừa thanh vắng, Quang Trung đã đọc vang lời hịch:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Trang 9

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Như lời mô tả của tác giả Lê Quý Kỳ sự: "Huệ dứt lời, chư quân dạ ran như sấm, rung động cả hang núi, trời đất đổi màu Rồi chiêng trống đồng thời khua vang, quân lính gấp rút lên đường ra Bắc"

Tôn Sĩ Nghị từ khi tiến quân vào Đại Việt do đánh đâu được đấy, sinh ra chủ quan khinh địch Khi lấy được Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị càng đắc ý, nghĩ rằng đã làm chủ được nước ta nên thả sức chơi bời Khi quân Quang Trung kéo đến Tam Điệp - Biện Sơn, Tôn Sĩ Nghị vẫn còn đang say sưa tửu sắc Lê Chiêu Thống thấy vậy, trong lòng rất lo sợ, hỏi Tôn Sĩ Nghị về mưu kế, Sĩ Nghị nói: “Ta cứ lấy thế thong thả để chờ đợi ứng phó với kẻ đang nhọc nhằn, cần chi phải hấp tấp đánh vội” Tôn Sĩ Nghị xếp đặt như sau: từ Thăng Long vào Nam, cứ 60 dặm một, chia đặt ba chỗ đồn binh với mục đích là do thám, phòng khi quân Tây Sơn tấn công bất ngờ và dự định đến sang năm mới tiến đánh Hai vị trí quan trọng bảo vệ phía Đông Nam và Nam Thăng Long được Tôn Sĩ Nghị giao cho Đô đốc Hứa Thế Hanh đem bốn cánh quân đóng đồn ở Hà Hồi (nay thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội), cách Thăng Long 20 km và ở Ngọc Hồi (nay thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội), cách Thăng Long 14 km

Trang 10

Ngày 25 tháng 1 năm 1789 (tức đêm 30 Tết), đại quân Tây Sơn đã ầm ầm kéo đến Sơn Nam (nay thuộc Nam Định) Cựu tướng nhà Lê - Hoàng Phùng Nghĩa, trấn giữ Sơn Nam, khi thấy quân Tây Sơn đến thì sợ quá, chưa kịp giao tranh đã tự tan vỡ, chạy đến sông Nguyệt Quyết (thuộc Hà Nam) Quân do thám nhà Thanh thấy vậy cũng sợ quá,

bỏ chạy tán loạn Nhưng Nguyễn Huệ đã thúc quân rượt đuổi đến Phú Xuyên (nay thuộc Hà Nội) thì bắt được hết quân do thám, và sợi dây thông tin liên lạc của quân Thanh đã bị vua Quang Trung cắt đứt Vì vậy, quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi không hề hay biết gì về việc quân Tây Sơn đang tiến đến gần

Trận Hà Hồi và Ngọc Hồi

Các đồn tiền tiêu của địch như Gián Khẩu, Thanh Quyết, Nhật Tảo lần lượt bị hạ Không một tên lính địch nào chạy thoát

Đêm 28-1-1789 (tức mồng 3 Tết Kỷ Dậu), quân Tây Sơn bí mật bao vây đồn Hà Hồi

Sử dụng chiến thuật “làm ít hóa nhiều,” họ dùng loa tạo tiếng vang với nhiều giọng khác nhau, khiến quân Thanh tưởng rằng bị vây bởi đội quân hùng mạnh Sợ hãi, quân Thanh kéo cờ đầu hàng mà không kháng cự, để quân Tây Sơn chiếm giữ đồn Hà Hồi

mà không mất một mũi tên

Quang Trung cho đóng quân lại, chuẩn bị trận quyết chiến sắp tới ở đồn Ngọc Hồi (thuộc Thường Tín, trên quốc lộ 1, cách Thăng Long 14 km) Theo phân bố của Tôn Sĩ

Trang 11

Nghị, đồn Ngọc Hồi giữ vị trí then chốt ở mặt Nam Thăng Long và được giao cho phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy

Ngày mồng 4 Tết, đang vui vẻ ăn uống thì Tôn Sĩ Nghị được tin "quan quân ở đồn Hà Hồi đều bị quân Tây Sơn đánh úp bắt hết rồi!" Quân sĩ nhà Thanh cũng hoảng sợ nói với nhau: "Thật là tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới đất chui lên" Đồn Ngọc Hồi lập tức được tăng viện Tôn Sĩ Nghị dồn hết tâm trí vào việc đánh giữ Ngọc Hồi

Sau khi nghiên cứu kỹ tình hình địch và nhận được tin về hai đạo quân của đô đốc Long và đại đô đốc Bảo, Quang Trung đặt kế hoạch tác chiến và cho quân chuẩn bị đầy đủ vũ khí, quân trang, quân dụng Ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30-1-1789), lúc trời còn chưa sáng, đội tượng binh của Quang Trung bất thần tiến nhanh về phía Ngọc Hồi Hứa Thế Hanh lập tức ra lệnh cho đội kỵ binh thiện chiến xông ra nghênh chiến, nhưng vừa thấy voi, đoàn ngựa địch đã hoảng loạn rút lui Địch bắn ra như mưa Đoàn voi chiến chia thành hai cánh tả, hữu mở đường cho đội xung kích tiến lên 600 chiến

sĩ cảm tử chia thành 20 toán, cứ 10 người, dao ngắn dắt bên hông, cùng nhau khiêng một tấm mộc lớn, bên ngoài quấn rơm ướt xông lên phía trước; phía sau có 20 chiến sĩ khác đi theo, kết thành những bức tường di động Đại bác, cung nỏ, hỏa mù của địch bắn ra tới tấp "khói tỏa mù trời" nhưng không ngăn nổi bước tiến của đoàn quân cảm

Trang 12

Áp sát chân lũy, các chiến sĩ xung kích bỏ các tấm mộc xuống, rút dao và các loại vũ khí khác xông vào chiến đấu dữ dội Cùng lúc đó, theo sự chỉ huy của Quang Trung, hàng vạn quân ta ào ạt xông lên tiếp chiến, đại bác và hỏa hổ bắn dữ dội Trước sức tấn công như vũ bão của quân ta, địch chống không nổi, quay đầu bỏ chạy tán loạn

"Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối" Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng cùng nhiều tên tướng khác tử trận Đồn Ngọc Hồi bị hạ

Hàng vạn quân Thanh tháo chạy về phía Thăng Long, bị quân ta nghi binh nên dồn về làng Quỳnh Đô, định từ đây chạy qua cầu về Văn Điển rồi ra Thăng Long Theo đúng

kế hoạch, đạo quân của đại đô đốc Bảo đã mai phục sẵn ở mạn Bắc Quỳnh Đô, đổ ra dồn địch vào khu Đầm Mực và tiêu diệt

Cũng đúng vào lúc Quang Trung cho quân đánh vào đồn Ngọc Hồi, theo đúng kế hoạch đã định, đạo quân của đô đốc Long (Đông) tấn công như vũ bão vào đồn Khương Thượng - Đống Đa Bị tấn công bất ngờ, quân giặc hoảng loạn, chống đỡ yếu

ớt Hàng ngàn quân Thanh tử trận Nhân dân 9 xã ngoại thành sôi nổi dùng rơm rạ bện thành hình rồng, đốt lên xông vào doanh trại giặc trợ chiến Tướng chỉ huy giặc là Sầm Nghi Đống tuyệt vọng, thắt cổ chết tại sở chỉ huy Hàng trăm thân binh của hắn cũng

tự sát theo Thừa thắng, đô đốc Long hô quân đánh về trung tâm Thăng Long

Trang 13

Vào lúc canh tư sáng ngày mồng 5 Tết, tiếng súng nổ liên hồi ở mạn Tây Nam đã làm Tôn Sĩ Nghị tỉnh giấc Đồn Ngọc Hồi đã bị tấn công

Trận Khương Thượng - Đống Đa

Đang lo lắng hướng về phía đó đợi tin, Tôn Sĩ Nghị bỗng thấy lửa rực cháy ở phía Đống Đa và tiếng quân ta hò reo ngày càng gần Y hốt hoảng, không còn biết xử trí ra sao nữa, đành nhảy lên "ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp" cùng một số tùy tùng chạy qua cầu phao, vượt sông Hồng lên mạn Bắc Quân sĩ thấy tướng

đã chạy, bèn hùa nhau chạy theo, chen chúc vượt qua cầu Cầu gãy Hàng vạn quân Thanh rơi xuống nước chết, trôi theo dòng sông Nhị Tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến Phượng Nhãn thì bị đạo quân của đô đốc Lộc đổ ra đánh giết, phải chui lủi theo đường rừng chạy về Bắc Quân của Ô Đại Kinh ở Sơn Tây được tin đó, cũng kéo nhau rút về nước; khi qua Tuyên Quang, chúng cũng bị các đội dân binh người Tày đón đánh tơi bời, phải vất vả lắm mới về được Vân Nam

Trưa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (31-1-1789), vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào xạm đen khói súng, đi đầu đại quân tiến vào Thăng Long giữa cảnh mừng vui khôn xiết của nhân dân:

Trang 14

Mây tạnh mù tan trời lại sáng

Đầy thành già trẻ mặt như hoa

Chung vai sát cánh cùng nhau nói

Cố giữ vững thuộc núi sông ta

(Ngô Ngọc Du)

3 Kết quả

Như vậy, trong vòng chưa đầy 5 ngày đêm vừa hành quân thần tốc vừa chiến đấu quyết liệt, dũng cảm, cơ động và đầy sáng tạo, dưới sự chỉ đạo của người chỉ huy quân

sự thiên tài Quang Trung, quân ta đã đập tan hoàn toàn mộng tưởng xâm chiếm nước

ta của quân Thanh, cũng như mưu đồ "rước voi giày mả tổ" của bè lũ Lê Chiêu Thống, giữ vững nền độc lập dân tộc Chiến thắng oanh liệt Ngọc Hồi - Đống Đa cùng tên tuổi của người anh hùng áo vải Quang Trung mãi mãi sáng ngời trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc anh hùng của dân tộc ta

Sau ngày chiến thắng, làm chủ Thăng Long, Quang Trung phát ngay lời chiếu kêu gọi giặc ra hàng, với những lời lẽ: "Ôi! Việc quân, ấy là cái độc trong thiên hạ, gặp địch thì giết, việc võ là thường, bắt được mà tha, xưa chưa từng có Trẫm ứng trời thuận người, nhân thời cách mệnh, lấy việc binh nhung địch được thiên hạ Kìa như viên tổng đốc Tôn Sĩ Nghị các ngươi vô cớ gây nên binh đao, đem quân sang cửa quan, 29

Trang 15

vạn trèo non vượt bể bắt lũ các ngươi là dân vô tội phải mắc vào hòn đạn mũi tên Trẫm một cơn chỉ huy, quét sạch lũ kiến, chỉ vì thể đức hiếu sinh của Thượng đế, lượng cả bao dung, tha tính mệnh cho các ngươi, hợp chiếu ban xuống phát phối vào các cơ đội, cấp cho lương thưởng để lũ ngươi khỏi cái khổ kẹp cùm."

Đấng vương giả coi bốn bể như một nhà, trầm đem bụng mình để vào bụng người, các ngươi nên thể tấm lòng như thế, chớ nên ngờ sợ, để báo cái đức tái sinh!

Rồi đó, khi quân Thanh bỏ trốn và ra đầu thú hết, Quang Trung nói với Ngô Thời Nhậm: "Nay phàm những quân tan nát mà ta bắt được, nên đều cấp cho lương ăn, tìm nơi an trí rồi đưa trả sang cửa quan"

(Theo Tây Sơn ngoại sử)

Từ một cuộc khởi nghĩa ở đất Tây Sơn phát triển lên thành một phong trào nông dân rộng lớn, đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị và đến đây, với cuộc kháng chiến chống xâm lược Mãn Thanh, phong trào Tây Sơn đã trở thành một phong trào dân tộc vĩ đại Truyền thống yêu nước hầu như lắng xuống trong nhiều thế kỷ, giờ đây lại bừng lên rực rỡ

4 Ý nghĩa

Chiến thắng của phong trào Tây Sơn là một sự kiện lịch sử quan trọng, không chỉ

Ngày đăng: 19/11/2024, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w