1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Giữa Kì Đề Tài Hình Tượng Bò Thần Nandin Trong Nghệ Thuật Điêu Khắc Champa.pdf

22 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Tượng Bò Thần Nandin Trong Nghệ Thuật Điêu Khắc Champa
Tác giả Huỳnh Khánh Tâm, Trần Đình Anh Thư, Nguyễn Kim Yên
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Mai An
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Báo Cáo Giữa Kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 4,06 MB

Nội dung

Nghệ thuật điêu khắc Champa là một nét nghệ thuật đặc sắc,quý giá trong kho tàng di sản Việt Nam.Ngoài ra,nét độc đáo trong văn hoá tôn giáo dân Chăm - một nền văn hoá bản địa lâu đời đã

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trần Đình Anh Thư Nguyễn Kim Yên

Chuyên ngành : Văn hóa - Du lịch

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC I0 0 2

Nội dUngQ tt ng nh n hs nh K TK TK kg kien 3 1 Giới thiệu về thân bò Nandin ck cuc ng ghen phe y 3 1.1 Bò thần Nandin trong Ấn Độ giáo ch nen 3 1.2 Bò thần Nandin trong văn hóa Champa ‹cccccccccccccìi 4 2 Hình tượng bò thần Nandin trong nghệ thuật điêu khắc Champa

2.1 Khái quát chung về nghệ thuật điêu khắc Champa 6

2.2 Hình tượng bò thần Nandin trong điêu khắc Champa 7 3 KẾT lUẬP LLL LH HH n TH TH KT px vết 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO LcLn HS ST HT kế tàu 17

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói rằng,nền văn hoá luôn được coi là những thành quả tốt đẹp được hình thành bởi sự sáng tạo,đấu tranh,gìn giữ và phát huy từ ngàn đời xưa.Xuôi theo dòng chảy thời gian,dù cho những nền văn hóa từ khi ra đời,phát triển hay đến khi dần trở nên lụi tàn

vẫn luôn để lại cho thế hệ sau những nét tỉnh hoa khó phai và mang

đậm giá trị văn hoá tốt đẹp.Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển,những nét đặc trưng và giá trị cốt lõi ấy vẫn luôn được gìn

giữ,bảo tồn một cách tốt nhất.Dù không thể coi là trọn vẹn nhưng

nghệ thuật điêu khắc Champa vẫn giữ được những nét đẹp của riêng mình

Nghệ thuật điêu khắc Champa là một nét nghệ thuật đặc

sắc,quý giá trong kho tàng di sản Việt Nam.Ngoài ra,nét độc đáo

trong văn hoá tôn giáo dân Chăm - một nền văn hoá bản địa lâu đời đã góp một phần không nhỏ tạo nên sự đa dạng trong văn hoá đa tôn giáo và đa sắc tộc của nước ta cho đến ngày nay.Khi các tôn giáo Ấn Độ du nhập vào Champa,cũng giống như một số nền văn

hóa trong khu vực Nam Á,Đông Nam Á, ngoài những ảnh hưởng của tôn giáo,người Chăm còn tiếp thu cả nền văn hóa,phong tục và đặc

biệt là lối nghệ thuật kiến trúc,điêu khắc.Khi tiếp thu những thành

tựu văn minh của Ấn Độ giáo,người Chăm đã bản địa nhanh hóa và

dần tạo nên những nét độc đáo hấp dẫn đặc sắc riêng,theo một

phong cách Chăm trên những tác phấm điêu khắc của họ

Bò thần Nandin là một trong những linh vật thường xuyên xuất

hiện trong các tác phẩm điêu khắc của người Chăm.Dựa theo đề tài

mà giảng viên đã phân phó,nhóm chúng em đã cùng nhau hoàn thành chủ đề “Hình tượng bò thần Nandin trong nghệ thuật điêu khắc Champa”.Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những sai sót về mặt nội dung,vì vậy những lời nhận xét và ý kiến đóng góp

Trang 4

của giảng viên sẽ là kim chỉ nam để chúng em có thể hoàn thiện hơn trong tương lai

Chúc giảng viên một ngày tốt lành

Nhóm 10

Trang 5

NỘI DUNG 1 Giới thiệu về thần bò Nandin

1.1 Bò thần Nandin trong Ấn Độ giáo Bò thần Nandi hay còn gọi là Nandin hoặc Nandil,còn có tên

kháclà Kapin hoặc Kapil,là một con bò mộng giống đực,có màu lông

trắng như tuyết và là vật cưỡi của thần Shiva,nó được cho rằng có khả năng truyền ý nghĩ cho thân Shiva.Con Bò mộng Nandi được

người ta cho rằng là hai mắt tròn bên cạnh đó,bò Nandin còn có con mắt thứ ba.Con mắt này gọi là thiên nhãn phát ra những phép thuật

nhiệm màu và là mối liên kết giữa con người và thần linh.Sự thần thánh hóa của bò bắt nguồn từ việc bò là vật cưỡi của thần Shiva.Bò thần Nandin là vật cưỡi của thần Shiva có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết qua con sông và nhiệm vụ bảo vệ,giữ gìn và dẫn đường cho linh hồn người quá cố lên thiên đường hòa nhập với đại linh hồn Vĩ đại của thế giới cực lạc

Trong văn hóa của người Ấn Độ,bò là loài vật thiêng liêng,được tôn thờ như những vị thần,nhất là với cộng đồng những người theo đạo Hindu,bởi bò mộng Nandi vốn là con vật cưỡi cua than Shiva la Đấng hủy diệt,một trong ba vị thần tối cao Ấn Độ giáo.Do đó,người

Ấn Độ kiêng ăn thịt bò,tuy nhiên sữa bò vẫn được sử dụng.Con bò

được gọi là thánh Hindu bán thần,hay còn gọi được gọi là Nandi,theo đó,Nandi là một người cận than cua vị thần của Shiva.Ngôi đền Dodda Basavana Gudi được cho là ngôi đền lớn nhất thờ vị thần bò Nandi trên thế giới.Chính vì Bò Nandin là linh vật thần Shiva thường cưỡi,là “Mẹ của quá khứ và tương lai",cung cấp sữa nuôi sống con

người và giúp trị bá bệnh.Trong kinh Veda,bò biểu trưng cho sự phong phú và khả năng sinh sản vì bò là nguồn gốc của Trời và

Đất.Trong kinh có nhiều lời ca ngợi và tôn kính con bò,bên cạnh đó

là những quy định về việc cấm giết mổ bò.Có thể kể đến đoạn trích

Trang 6

mô tả sự thiêng liêng của con bò trong văn hóa Ấn Độ nói chung và trong kinh Veda nói riêng :

“Là Thánh thần,là Nhiệt huyết Vũ trụ, Đúng,con Bò truyền sự sống cho các Thần,

Con Bò truyền sự sống cho loài người” 1.2 Bò thần Nandin trong văn hóa Champa

Đối với văn hóa Chămpa,đặc biệt là Chăm Bà La Môn khi tiếp thu Ấn Độ giáo cũng đã xem bò Nandin là một trong những vị thần để thờ phụng.Những vị thần có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo,khi vào Chămpa được người Chăm được thay bằng những tên gọi khác bằng tiếng Chăm.Đấng Tạo hoá Brahma thành Pô Inự Nưgar,thần Siva được gọi là Pô Ginuơr Mơtri,bò thần Nandin biến thành bò thần Kapin và trở thành nhân vật trong truyện cổ dân gian Chăm.Chuyện được

tóm tắt như sau :

“Xưa có đôi vợ chồng ở làng nọ rất yêu thương nhau.Một hôm bà vợ ra suối lấy nước ngang một cây xoài,bà trèo lên hái không ngờ

té xuống.Ngay lúc đó bà đẻ ra một con bê và một cậu con trai,rồi bà

chết ngay dưới gốc cây.Người chồng lấy củi trên rừng về thấy vậy đem vợ về chôn cất và nuôi hai đứa nhỏ

Một thời gian sau người chồng lấy vợ khác.Đứa bé còn nhỏ và chú bò Kapin hằng ngày phải đi chăn trâu bò.Mỗi lần đi chăn bò,

Kapin chở anh trai mình trên lưng đến bãi cỏ Đến nơi Kapin đi quanh một vòng thế là đàn trâu bò chỉ gặp cỏ trong phạm vi vòng tròn đó Một hôm hai anh em đi chăn xa rồi rủ nhau lên núi chơi sau khi thả đàn gia súc vào trong vòng tròn Hai anh em đến một đám ma khi nghe tiếng trống kèn vọng đến Khi thấy em bé rách rưới, họ thay cho em một bộ mới và cho ăn uống no nê Khi về nhà mụ dì ghẻ nghi ngờ nên đánh đập và lột hết áo quần Hôm sau mụ theo dõi hai anh

Trang 7

em đi chăn và chứng kiến bò Kapin có phép thuật nên lo sợ và tìm cách giết Mụ giả ốm nặng Một bà đồng cốt nói với người chồng là chỉ giết con bò Kapin mới cứu sống được vợ và Kapin sau đó chấp nhận cái chết nhưng Kapin có một số thỏa thuận với ông và dặn dò em trai những gì sẽ làm

Hôm sau mọi người dựng xong rạp quanh một cây xoài Trước giờ hành quyết người em đi quanh gốc xoài có cột Kapin Đi quanh vòng lần thứ ba cậu bé đến cầm vuốt đuôi Kapin ba cái Tự nhiên gốc xoài chuyển động đưa hai anh em bay về một vùng xa lạ bên một giếng nước trong veo Mọi người ở vùng này sợ hãi khi trông thấy một cây xoài to mọc sừng sững Chuyện đến tai vua và nhà vua cho gọi hai anh em vào triều Người em kể chuyện mụ dì ghẻ độc ác và xin nhà vua cho họ lưu trú ở vương quốc này Vua đồng ý với điều kiện Kapin thắng được những con bò của vua Kapin dặn em không được nói gì trong khi Kapin chiến đấu Kapin giết được rất nhiều bò

của nhà vua Cuộc chiến kéo dài qua ngày thứ ba Kapin vẫn chiến đấu dũng mãnh giết thêm nhiều con nữa Bỗng nhiên người em kêu

than khi thấy Kapin yếu sức Liền sau đó Kapin gục ngã Trước khi chết Kapin dặn em giữ lại bộ da của mình Tên vua yêu cầu người em đem xác Kapin và cây xoài đi Người em lo sợ đem tấm da ra khấn Kapin hiện ra bảo em ôm cây xoài và nhắm lại Phút chốc cây xoài chuyển động bay lên Tên vua bắt người em làm một cây cầu qua biển và chính hắn cũng chết chìm theo cây cầu này Sau đó người em trở thành vua của xứ sở này Còn Kapin được tạc tượng và được thờ như là một vị thần có nhiều quyền năng.”

Trong văn hóa tâm linh người Chăm cho đến hôm nay vẫn còn lưu giữ phong tục có liên quan đến bò thân Nandin (Kapin) Trong tục lệ đám tang người Chăm, người ta làm những đòn khiêng bằng gỗ xoài được cho là có liên quan đến cây xoài trong truyện bò thần

được kể trên Ngoài ra, người ta chuẩn bị một thanh gỗ xoài trắng

6

Trang 8

rộng bằng chiều dài của đòn khiêng Thanh gỗ này được trang trí hình con hăng và sẽ được để đè dọc theo hài cốt trước khi khiêng đi thiêu Phía đầu đòn khiêng có dán hình bò thần Kapin, phía đuôi dán hình bùa Omkar, hai bên có các hình con hãng

Nhà táng được làm như một công trình mỹ thuật theo kiểu nhà

cổ truyền Chăm Mái nhà được lợp bằng 1 tấm vải thổ cẩm màu đỏ

có dệt hoa văn Chăm Trên đường nóc và chân cột có gắn các dải hoa văn làm bằng bìa cứng màu trắng có hình con hăng màu vàng đỏ uốn lượn Xung quanh 4 mái hiên được trang trí 1 dải giấy màu đỏ có hoa văn trắng Ở 4 chân cột nhà cũng được gắn 4 con hăng khác Người ta giải thích rằng con hăng trang trí trên nhà hỏa táng là từ sự tích bò thân Kapin mà ra, khi bò thần muốn đưa linh hồn người chết lên thiên đàng nhưng do không biết bay, thần Pô Nưbi Etha mới ban cho những lá bùa Khi khiêng người chết đến gần chỗ thiêu một người khấn báo với ông chủ tang rằng không thể qua sông Ông chủ

tang khấn báo phải quay đầu cho phía có dán hình bò thần Kapin đi

trước vì trong bò thần có con hăng mới đưa linh hồn qua sông được (theo Phan Quốc Anh)

Tục thờ cúng đám ma của người Chăm có liên quan đến bò thần Nandin ngày nay chỉ tồn tại trong những cộng đồng dân cư Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận Ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng tuy cũng có cộng đồng dân cư người Chăm nhưng họ không còn giữ được phong tục cổ truyền do sống chung với người Kinh qua nhiều thế hệ Riêng tại Quảng Điền hiện nay có một dòng họ Chế (dòng họ hoàng gia Chămpa) đang định cư tại làng La Vân thuộc xã Quảng Thọ

Trang 9

2 Hình tượng bò thần Nandin trong nghệ thuật điêu khắc Champa

2.1 Khái quát chung về nghệ thuật điêu khắc Champa

Tôn giáo là động lực chính cho việc phát triển kiến trúc và điêu khắc tại các vương triều Đông Nam Á, trong đó có Champa vốn chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ Nói một cách tự nhiên thì các công trình tôn giáo là những biểu hiện cụ thể nhất cho nghệ thuật điêu

khắc tại khu vực Đông Nam Á Điêu khắc Champa có một vị trí hết

sức quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, điêu khắc với vẻ đẹp của nó đã phản ánh một kỹ thuật đạt đến một đỉnh cao của nghệ thuật, với sự hòan thiện về mặt mỹ thuật đã tạo dấu ấn cho người xem một ấn tượng sâu sắc, khó quên và dường như đi vào lòng người.Chăm tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Ấn Độ khá sâu sắc trên mọi lĩnh vực tư

tưởng triết học, thần thọai Nghệ thuật điêu khắc Champa đã đi sâu

vào lòng người, sớm nhất vào khoảng thế kỷ thứ VII, đã gây nên những ấn tượng khá sâu sắc của nhiều người trong và ngoài nước một khi ai đã chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó.Nghệ thuật điêu khắc Champa là bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản nghệ thuật Việt Nam, về cả số lượng tác phẩm cũng như tính thẩm mỹ hết sức độc đáo

Điêu khắc đá Champa là một bộ môn nổi tiếng được nghiên

cứu từ cuối thế kỷ XIX Các nhà nghiên cứu đã định ra được các phong cách tạo hình của Champa từ giai đoạn trước thế kỷ VII (chịu ảnh hưởng nghệ thuật Amaravati của Ấn Độ) cho tới giai đoạn nửa sau thế kỷ VII trở đi, đã tạo được những nét riêng của điêu khắc đá Champa qua 8 loại phong cách: Mỹ Sơn E1, Hòa Lai, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chánh Lộ, Tháp Mẫm, Yang Mun, Po Ramé Hiện nay sưu tập điêu khắc Champa tập trung ở các Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, Bảo

tàng Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Tổng hợp Huế, Bảo tàng Bình Định,

Trang 10

Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP Hồ Chí Minh

Nghệ thuật điêu khắc Champa rất phong phú với nhiều tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo Bà-la-môn, trên những tác phẩm này thường bắt gặp nét chủng tộc, y phục, trang sức Chăm hòa quyện với hình ảnh các vị thân Bà-la-môn, hoặc những nét tả thực cũng như cách điệu thể hiện trong hình ảnh con người, loài vật hết sức sinh động Đằng sau những bức phù điêu, những bức tượng ấy là cả một không gian huyền thoại, phản ánh những tư duy trừu tượng, lãng mạn của con người khi lý giải về những điều kỳ diệu của vũ trụ Hình tượng bò thần Nandin cũng có sự xuất hiện trong nghệ thuật Champa, một nền văn hóa và nghệ thuật cổ đại của vùng đông nam Á Châu

2.2 Hình tượng bò thần Nandin trong điêu khắc Champa

Hiện nay, các tác phẩm điêu khắc về bò thần Nandin đã được tìm

thấy rất nhiều ở các khu vực mà người Chăm Bà La Môn từng sinh sống Có thể kể đến một vài tác phẩm điêu khắc nổi bật của bò thần

Nandin như sau: - Bò thân Nandin Quảng Điền Bò Nandin được một nhóm người địa phương phát hiện trong khi đào đất tại địa điểm Cồn dưới - nguyên là một di tích tháp Chăm đã đổ nát tại làng Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong vào tháng 11-1997; sau đó được chuyển cho Bảo tàng tỉnh Quảng Trị lưu giữ tháng 12-1997

Bò Nandin được chạm liền với bệ dưới dạng tượng tròn, bằng đá

sa thạch Kích thước của bệ là 47cmx29cmx7,5cm, không trang trí Toàn thân bò dài 52cm, cao 34cm, ngang thân 22cm Bò nằm trong

tư thế phủ phục, đầu hơi cúi xuống, mắt nhắm nghiền, trán khắc nổi

hoa văn hình thoi Hai chân trước gấp về phía sau, hai chân sau co

9

Trang 11

về phía trước Bụng thon, mông tròn, u nổi cao Dưới cổ là một chiếc

bờm chảy sệ từ cằm xuống tận mặt bệ Cổ phệ, trên cổ được tạo thành ba đường ngấn rất rõ Bộ phận sinh dục nằm phía sau được tạo rất to và rõ nét Chiếc đuôi dài nổi trên mông, luồn qua khuÿu

đùi, vắt chéo trên chân rất mềm mại

Dựa trên đường nét chạm và hình dáng của bò thần, các nhà nghiên cứu cho rằng bò Nandin Quảng Điền thuộc phong cách nghệ thuật Trà Kiệu - cùng giai đoạn với Uma Dương Lệ (cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X)

Hình 1 Tượng bò thần Nandin ở Quảng Điền

- Bo than Nadin Kim Dau Bò than Nandin Kim Đâu được phát hiện tại tháp Chăm Kim Đâu (xã Cam An, huyện Cam Lộ) vào năm 1986 Đến tháng 11 năm 1996, nhân dân làng Kim Đâu chuyển giao cho Bảo tàng lưu giữ và phát huy tác dụng

Tượng bò Nandin bằng đá sa thạch phát hiện tại tháp Thủ Thiện,

xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ XII, tạc

trong tư thế nằm trên một bệ hình chữ nhật Cả bốn chân bò đều co gập gọn gàng sát cơ thể, thân hình đầy đặn, săn chắc; nét đặc tả

10

Ngày đăng: 23/09/2024, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w