Phân tích tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.... Lý do chọn đề tài Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ môcủa nhà nư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU TẠI TP HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ - -
BÁO CÁO MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
NĂM 2020 - 2022
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đặng Thị Nga
Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp: Quản trị kinh doanh K62
TP HỒ CHÍ MINH – 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô ThS Đặng Thị Nga Trong quátrình tìm hiểu và học tập bộ môn “Quản trị tài chính”, em đã nhận được sự giảng dạy,những góp ý và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cảm ơn cô đã giúp em tíchlũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Từ những kiến thức mà cô truyền đạt, em xintrình bày nội dung “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần sữa Việt Nam(Vinamilk) năm 2020 - 2022”
Xin chân thành cảm ơn bạn bè cùng lớp, các bạn cùng nhóm những người đã luôntạo mọi điều kiện, hỗ trợ và không ngừng nổ lực trong suốt thời gian thực hiện đề tài.Trong quá trình làm đề tài, mặc dù đã cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời giancũng như kiến thức chưa được chuyên sâu nên không thể tránh khỏi sai sót Em kínhmong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Lê Trung Hiệp
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
2.1 Mục tiêu chung 4
2.2 Mục tiêu cụ thể 5
3 Đối tượng nghiên cứu 5
3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
3.2 Giới hạn của bài nghiên cứu 5
4 Phương pháp nhiên cứu 5
5 Cấu trúc bài báo cáo 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6
1.1 Các lý thuyết tiếp cận 6
1.1.1 Bảng cân đối kế toán 6
1.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6
1.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6
1.2 Giới thiệu Vinamilk 7
1.2.1 Lịch sử hình thành 7
1.2.2 Hoạt động kinh doanh 8
1.2.3 Cơ cấu tổ chức 9
1.2.4 Vị thế và thành tích 9
1.2.5 Định hướng phát triển 10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA Vinamilk 11
2.1 Phân tích tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 11
2.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang 11
2.1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc 15
2.2 Phân tích tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 18
2.2.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang 18
2.2.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc 20
2.3 Phân tích tài chính thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ: 22
2.4 Phân tích tài chính thông qua các tỷ số tài chính 26
2.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh khoản 26
Trang 42.4.2 Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động 292.4.3 Tỷ số quản lý nợ 322.4.4 Tỷ số về khả năng sinh lợi 342.5 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) 362.5.1 Những điểm mạnh 362.5.2 Những mặt hạn chế 37
KẾT LUẬN 38
Trang 5DANH MỤC BẢNG:
Bảng 2.1: Phân tích sự biến động bảng cân đối kế toán của Vinamilk giai đoạn
2020 – 2022Bảng 2.2: Cơ cấu phần tài sản và nguồn vốn của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022Bảng 2.3: Phân tích biến động bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Vinamilk giai
đoạn 2020 – 2022Bảng 2.5: Bảng lưu chuyển tiền tệ của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 2.6: Tỷ số thanh khoản hiện thời của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022Bảng 2.7: Tỷ số thanh khoản nhanh của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 2.8: Tỷ số hiệu quả hoạt động của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 2.9: Tỷ số quản lý nợ của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 2.10: Tỷ số về khả năng sinh lợi của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
DANH MỤC HÌNH:
Hình 2.1: Biểu đồ giá trị tài sản của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Hình 2.2: Biểu đồ giá trị nguồn vốn của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu tài sản của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Hình 2.5: Biểu đồ tình hình kinh doanh tại Công ty Vinamilk giai đoạn
2020 – 2022Hình 2.6: Biểu đồ tỷ số quản lý nợ tài sản và vốn CSH của Vinamilk giai đoạn
2020 – 2022Hình 2.7: Biểu đồ tỷ số khả năng sinh lợi của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ môcủa nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bình đẳngtrước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay,nhà cung cấp, khách hàng.Mỗi đối tượng này đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dướinhững góc độ khác nhau Trước khi gọi vốn trong công chúng, doanh nghiệp phải gửicác báo cáo về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh đến ban chứng khoán Cácbáo này sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về doanh nghiệp cho các cổ đông tương lai
và điều lệ phát hành cổ phiếu
Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư sử dụng rất nhiều các chỉ số tài chính
để đánh giá giá trị và khả năng sinh lãi của cổ phiếu cũng như các thông tin về xuhướng thị trường trước khi ra quyết định đầu tư hay chấp thuận giao dịch mua bán.Các báo cáo tài chính chứa đựng các chỉ tiêu hứa hẹn nhiều lợi nhuận sẽ làm cho giá
cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường tăng vọt Ngược lại, báo cáo cho thấy tìnhtài chính xấu và nguy cơ có các khoản lỗ kéo giá cổ phiếu của doanh nghiệp xuốngthấp Các nhà đầu tư tương lai và các nhà phân tích cũng như các doanh nghiệp tìmkiếm cơ hội đầu tư nhờ phân tích các thông tin từ báo cáo tài chính doanh nghiệp
Vì vậy công tác phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính
có một ý nghĩa quan trọng và để thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tàichính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến tình tài chính em đã thực hiện đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) giai đọan năm 2020-2022”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng tài chính tại Vinamilk giai đoạn 2020-2022 Chỉ ra nhữngđiểm mạnh hay những điểm yếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhìn thấy đượckhả năng tình hình tài chính của mình.Và giúp các nhà đầu tư thấy được tình hình tàichính hiện tại của công ty trước khi đưa ra các quyết định đầu tư
Trang 73 Đối tượng nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các chỉ số kế toán trong báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam(VINAMLIK)
3.2 Giới hạn của bài nghiên cứu
Chỉ sử dụng các báo cáo tài chính trong 3 năm: 2020, 2021,2022
4 Phương pháp nhiên cứu
Sử dụng các chỉ số trong các bảng báo cáo tài chính trong giai đoạn từ năm 2020
-2022 Sau đó tiến hành phân tích theo chiều dọc và chiều ngang, tính các tỷ số tàichính như: Các tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quảhoạt động, tỷ số quản lý nợ, chỉ số về khả năng sinh lợi Vẽ biểu đồ và đưa ra các nhậnxét của từng loại Cuối cùng, đánh giá tình tình tài chính của doanh nghiệp
5 Cấu trúc bài báo cáo
Cấu trúc bài báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận còn có các phần chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Phân tích các báo cáo tài chính của công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Các lý thuyết tiếp cận
1.1.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tàisản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản của công ty tại một thời điểm nhất định.Nhìn vào bảng cân đối kế toán, sự biến động các khoản mục trên bảng cân đối kế toán
sẽ phác họa một cách đầy đủ tình hình biến động của tài sản và nguồn hình thành nêntài sản của công ty, cho biết quy mô hoạt động của công ty Bất kỳ một số biến độngnào của bất kỳ một khoản mục nào trên bảng cân đối kế toán đều có ý nghĩa nhất định
về tình hình tài chính của công ty
1.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổngquát kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp Nói cách khác báocáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thựctrạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta lập bảng phân tích báo cáo kết quảkinh doanh theo chiều ngang (so sánh) và chiều dọc (kết cấu) Từ đó tiến hành phântích sự biến động của các khoản doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tàichính, hoạt động khác và thu nhập trước thuế Xem xét mối quan hệ đồng thời so sánhtăng, giảm giữa các khoản mục để có kết luận chính xác về hiệu quả hoạt động kinhdoanh của công ty
1.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành
và sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính Là cơ sở để đánh giá khả năng tạo racác khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra như thế nào, trong đó hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích sự thay đổi trong số dư tiền mặt của công tytrong một kỳ kinh doanh bình thường Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích các dòng
Trang 9tiền thu vào, dòng tiền chi ra trong một kỳ kinh doanh thông qua các hoạt động gồmhoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính.
1.2 Giới thiệu Vinamilk
1.2.1 Lịch sử hình thành
Công ty sữa Vinamilk ngày nay được đánh giá là top 3 công ty cung cấp các sảnphẩm liên quan đến sữa lớn nhất Việt Nam Để có được như ngày hôm nay Vinamilkphải trải qua cả một quá trình phát triển từ lúc mới hình thành đến ngày hôm nay Sơlược lịch sử hình thành như sau:
1976: Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Thực
Phẩm với sáu đơn vị trực thuộc là: Nhà máy sửa Thống Nhất, nhà máy sửa TrườngThọ, nhà máy sửa DIELAC, nhà máy Coffee Biên Hòa, nhà máy bột Bích Chi vàLubico
1978: Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty
được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I
1988: Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt
Nam
1992: Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành
Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ Công tybắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa 1996 : Liên doanh vớiCông ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa BìnhĐịnh Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trườngMiền Trung Việt Nam
2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành
phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồngbằng sông Cửu Long Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí NghiệpKho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh
2003: Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào 12/2003 và đổi tên thành
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty
2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệ của Công ty
lên 1,590 tỷ đồng
Trang 102006: Vinamilk niêm yết trên sàn HOSE vào19/01/2006, khi đó vốn của Tổng
Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệcủa Công ty
2007: Mua cổ phần chi phối 55% của công ty Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007 có
trụ sở tại khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phầnSữa Lam Sơn Đến tháng 4/2010, mua lại toàn bộ cổ phần của công ty này để trởthành Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn
2008: Khánh thành và đưa vào nhà máy sữa Tiên Sơn tại Hà Nội đi vào hoạt động 2010: Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và đổi
tên thành Công ty TNHH Một Thành Viên Sữa Dielac Góp vốn đầu tư 12,5 triệuNZD, chiếm 19.3% vào Công ty TNHH Miraka tại New Zealand Mua thâu tóm100% cổ phần còn lại tại Công ty cổ phần sữa Lam Sơn để trở thành Công tyTNHH Một Thành viên Sữa Lam Sơn Khánh thành và đưa nhà máy Nước giảikhát tại Binh Dương đi vào hoạt động
1.2.2 Hoạt động kinh doanh
- Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì;
- Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa
- Phòng khám đa khoa
- Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa bột,sữatươi, sữa chua cho đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây, bánh kẹo và cácsảnphẩm chức năng khác
1.2.2.2 Các sản phẩm
Trang 11Với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sảnphẩm từ sữa gồm: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua, Phô mai.
Và các sản phẩm khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà Cà phê hòa tan,nước uống đóng chai, trà, chocolate hòa tan
Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm
mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk
đã được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Nga,Đức, CH Séc, Balan, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Lào,Campuchia …Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu
tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sảnphẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổphòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thànhviên và phòng ban trong công ty Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động mộtcách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên mộtVinamilk vững mạnh
1.2.4 Vị thế và thành tích
Với vị thế của một thương hiệu lớn trong lịch sử 40 năm phát triển, Công ty SữaViệt Nam (Vinamilk) luôn khẳng định vị trí và vai trò dẫn đầu trong ngành sữa ViệtNam
Đạt được giải thưởng này, sản phẩm sữa nước ADM của Vinamilk đã vượt quahơn 100 sản phẩm được đề cử đến từ 70 quốc gia Ngoài ra, Vinamilk còn được nhiềugiải thưởng khác về doanh nghiệp như đứng thứ nhất trong top 40 công ty giá trị nhấtViệt Nam của Forbes Việt Nam năm 2016
Đến nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam, tự hào lànhững trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực hành nông nghiệptốt toàn cầu (Global G.A.P.) Các trang trại của Vinamilk đều có quy mô lớn với toàn
bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand
Trong các năm vừa qua, thị trường sữa tiếp tục đạt mức tăng trưởng khả quan vàtiềm năng tăng trưởng của thị trường sữa Việt Nam còn rất lớn trong những năm tới
Trang 12Khi thu nhập và mức sống của người dân Việt Nam được nâng cao trong những nămtới, thì nhu cầu những sản phẩm dinh dưỡng từ sữa sẽ ngày một phát triển Là công tysữa hàng đầu ở Việt Nam với hơn 50% thị phần trong ngành sữa, đứng đầu ở hầu hếtcác ngành hàng như sữa nước, sữa bột, sữa chua và sữa đặc, Vinamilk luôn tiên phongvới các sản phẩm sữa chất lượng quốc tế, đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng ngày mộtcao và đa dạng của người Việt Nam.
1.2.5 Định hướng phát triển
- Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
- Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và
chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao củamình với cuộc sống con người và xã hội”
- Giá trị cốt lõi: “Trở thành biểu tượng và niềm tin hàng đầu của Việt Nam về sản
phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
- Triết lý kinh doanh: Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở
mọi khu vực, lãnh thổ Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là ngườibạn đồng hành của Vinamilk Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đápứng mọi nhu cầu của khách hàng
- Chính sách chất lượng: Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng
bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinhthực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định
Trang 13CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA Vinamilk 2.1 Phân tích tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
2.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang
Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang sẽ giúp cho doanh nghiệp so sánhgiá trị từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán tại 3 năm 2020, 2021 và 2022 Phân
tích này sẽ chỉ ra sự biến động tài sản và nguồn vốn theo giá trị và tỷ lệ, giúp doanh
nghiệp nhận biết được tình trạng tài chính trong giai đoạn này
Bảng 2.1 Phân tích sự biến động bảng cân đối kế toán của Vinamilk
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 2.111.242.815.581 2.348.551.874.348 2.299.943.527.624 237.309.058.767 11,24 -48.608.346.724 -2,07
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 17.313.679.774.893 21.025.735.779.475 17.414.055.328.683 3.712.056.004.582 21,44 -3.611.680.450.792 -17,18
3 Các khoản phải thu ngắn hạn 5.187.253.172.150 5.822.028.742.791 6.100.402.870.854 634.775.570.641 12,24 278.374.128.063 4,78
4 Tài sản dở dang dài hạn 1.062.633.519.957 1.130.023.695.910 1.805.129.940.386 67.390.175.953 6,34 675.106.244.476 59,74
5 Đầu tư tài chính dài hạn 973.440.912.476 743.862.023.831 742.670.306.431 -229.578.888.645 -23,58 -1.191.717.400 -0,16
Trang 14Hình 2.1 Biểu đồ giá trị tài sản của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
- Qua bảng phân tích sự biến động bảng cân đối kế toán, xem xét phần biến độngcủa tài sản, ta thấy:
+ Tổng giá trị tài sản vào năm 2020 đạt 48.432.480.673.629 đồng, sang năm 2021đạt 53.332.403.438.219 đồng, có nghĩa tài sản của doanh nghiêp năm 2021 tăng lên 1lượng 4.899.922.764.590 đồng tương đương với tỷ lệ tăng 10,12% so với năm 2020.Đến cuối năm 2022 giá trị tài sản đạt 48.482.664.236.220 đồng, tức là giảm đi4.849.739.201.999 đồng tương ứng với tỷ lệ là 9,09% so với năm 2021 Việc tăng vàgiảm qua các năm gắn với nhiều chỉ tiêu, ta đi vào phân tích rõ ràng các chỉ tiêu đểthấy được biến động cấu trúc tài sản của doanh nghiệp trong những năm qua:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm 2021 tăng 1 lượng237.309.058.767 đồng từ 2.111.242.815.581 đồng năm 2020 lên 2.348.551.874.348đồng tức là tăng 11,24% Nguyên nhân tăng tiền có thể do doanh nghiệp đi vay ngắnhạn, thanh lí nhượng bán một số tài sản cố định đã thu tiền (TSCĐ năm 2021 giảm1.147.209.309.187 đồng, tương đương 8,28% so với năm 2020) và các khoản đầu tưdài hạn đến ngày đáo hạn Đến năm 2022 lại giảm nhẹ một mức 2,07% so với năm
2021 tương đương giảm 48.608.346.706 đồng xuống còn 2.299.943.527.642 đồng docác khoản tương đương tiền giảm
+ Năm 2021 công ty đã đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn hạn đạt tới mức21.025.735.779.475 đồng tương ứng mức tăng trưởng 21,44% Khoản tăng này là do
Trang 15hạn này bên cạnh đó cũng cho thấy công ty có nhiều kinh nghiệm đầu tư vào lĩnh vựcnày Năm 2022 lại giảm ở lĩnh vực này mức giảm 17,18% so với năm 2021 tươngđương giảm 3.611.680.450.792 đồng do đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 634.775.570.641 đồng vào năm 2021, tươngứng với tỷ lệ 12,24% và tiếp tục tăng 278.374.128.063 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng4,78% vào năm 2022 Chứng tỏ danh nghiệp bị chiếm dụng vốn, ban lãnh đạo cần chútrọng hơn nữa công tác thu hồi công nợ, nhằm tránh hình thành những khoản nợ khóđòi Biện pháp như: chiết khấu khách hàng khi thanh toán ngay,
+ Giá trị hàng tồn kho tăng 1.868.003.020.401 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng38,08% vào năm 2021 và giảm 1.235.508.237.900 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm18,24% năm 2022 Hàng tồn kho tăng lên cho thấy nhu cầu tiêu thụ ở thị trường tănglên và việc dự trữ nhiều hàng tồn kho sẽ làm tăng thêm các khoản chi phí lưu kho hơn,hơn nữa việc lưu trữ các mặt hàng ăn uống thời gian dài sẽ gây nên việc thực phẩmquá hạn sử dụng Vì vậy, năm sau đó công ty có dự toán phù hơn, việc lưu trữ khođược hợp lý nên hàng tồn kho giảm
+ Tài sản ngắn hạn khác trong năm 2021 giảm một lượng 7.958.809.664 đồng sovới năm 2020 tương ứng tỷ lệ giảm 5,36% và năm 2022 tăng 67.894.431.769 đồngtương ứng với tỷ lệ 48,32% so với 2021 Nguyên nhân tăng mạnh là do khoản mục chiphí trả trước ngắn hạn và khoản mục thuế và khoản phải thu nhà nước tăng lên trong
đó chiếm ưu thế là do thuế và khoản phải thu nhà nước tăng mạnh
+ Tài sản cố định có xu hướng giảm qua các năm, giảm 1.147.209.309.187 đồngtương ứng với tỷ lệ giảm là 8,28% trong năm 2021 so với 2020 và tiếp tục giảm803.390.914.909 đồng tương ứng với tỷ lệ 6,32% vào năm 2022 so với 2021 Nguyênnhân chính là do trong năm doanh nghiệp đã thanh lý nhượng bán đồng thời đầu tư íthơn cho tài sản cố định Doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý cho việc này vì tài sản
cố định là một nguồn lực quan trọng và không thể thiếu của quá trình sản xuất
Trang 16Hình 2.2 Biểu đồ giá trị nguồn vốn của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Qua bảng phân tích sự biến động bảng cân đối kế toán, xem xét phần biến độngcủa nguồn vốn ta có:
+ Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2021 so với năm 2020 tăng4.899.922.764.590 đồng, tương đương 10,12% Năm 2022 so với năm 2021 lại giảm4.849.739.201.999 đồng, tương đương 9,09% Nhìn chung trong 3 năm qua doanhnghiệp đã có sự tăng trưởng ở mức nhẹ, nguồn vốn tăng thêm sẽ giúp ích cho doanhnghiệp mở rộng qui mô sản xuất Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn như sau:+ Nợ phải trả: Năm 2021 so với năm 2020 tăng với tỷ lệ 18,24% với số tiền2.696.930.745.028 đồng Do sự tăng đáng kể nợ ngắn hạn tăng từ 14.212.646.285.475năm 2020 lên 17.068.416.995.519 năm 2021 tương ứng mức tăng 2.855.770.710.044đồng và tỷ lệ tăng là 20,09% Nguyên nhân nợ ngắn hạn tăng là do sự gia tăng độtbiến của khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạntăng Cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tốt , tuy nhiên cần theo dõinhững khoản mục này để chi trả đúng hạn Năm 2022 nợ phải trả giảm so với năm
2020, giảm tỷ lệ 10,39% tương ứng số tiền 1.816.143.307.700 đồng Nguyên nhânchính là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm mạnh
+ Vốn chủ sở hữu: Năm 2021 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên đến6,55% với mức chênh lệch 2.202.992.019.562 đồng nhờ sự gia tăng của quỹ đầu tưphát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và lợi ích cổ đông không kiểm soát Cóthể thấy việc kinh doanh đang mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần tăng
Trang 17vốn chủ sở hữu Đến năm 2022, do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm mạnh nênlàm cho vốn chủ sở hữu của công ty giảm 8,46% từ 35.850.114.249.384 đồng xuống32.816.518.355.085 đồng.
2.1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc
Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc giúp xác định tỷ lệ từng khoản mụctrong bảng cân đối kế toán giữa ba năm 2020, 2021 và 2022 Phân tích này sẽ chỉ ra
cơ cấu, xu hướng biến động của từng khoản mục, giúp nhận biết được tình trạng tàichính
Bảng 2.2 Cơ cấu phần tài sản và nguồn vốn của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
(Đơn vị tính: Đồng)
Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ
I - TÀI SẢN NGẮN HẠN 29.665.725.805.058 61,25 36.109.910.649.785 67,71 31.560.382.174.201 65,10
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 2.111.242.815.581 4,36 2.348.551.874.348 4,40 2.299.943.527.624 4,74
2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn
4 Tài sản dở dang dài hạn 1.062.633.519.957 2,19 1.130.023.695.910 2,12 1.805.129.940.386 3,72
5 Đầu tư tài chính dài hạn 973.440.912.476 2,01 743.862.023.831 1,39 742.670.306.431 1,53
Trang 18Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu tài sản của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Qua bảng cơ cấu phần tài sản, ta thấy:
- Năm 2020 Công ty đã đầu tư 29.665.725.805.058 đồng tương đương 61,25% tổngtài sản vào tài tài sản ngắn hạn trong khi đó tài sản dài hạn là 18.766.754.868.571đồng tương đương 38,75% Năm 2021 đầu tư vào tài sản ngắn hạn và dài hạn tươngứng 36.109.910.649.785 đồng và 17.222.492.788.434 đồng với tỷ trọng tương ứng67,71% và 32,29% Đến năm 2022 việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn và dài hạn đạtmức 31.560.382.174.201 đồng và 16.922.282.062.019 đồng tương ứng với tỷ lệ65,10% và 34,90% Qua đó cho thấy, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều sovới tài sản dài hạn bởi lẻ chu kỳ sản xuất kinh doanh của Công ty ngắn, số vòng quaylớn vì thế phải cần nhiều tài sản ngắn hạn Việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn sẽ tạo vốncho hoạt động kinh doanh đồng thời giải quyết nhanh khâu thanh toán cũng như khâutrả nợ vay
- Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, năm 2020 chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoảnđầu tư tài chính ngắn hạn đạt mức 35,75%, xếp thứ 2 là các khoản phải thu ngắn hạnchiếm 10,71%, xếp thứ 3 là hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 10,13%, tiền và các khoảntương đương tiền chiếm tỷ trọng 4,36% và tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm tỷ trọngrất nhỏ Đến năm 2021 thì các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớnnhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn là 39,42%, hàng tồn kho cũng gia tăng tuy nhiênchỉ chiếm 12,7% và xếp thứ 2, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 10,92%.Năm 2022, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với tỷ trọng 28,92% và vẫn chiếm tỷtrọng lớn nhất, các khoản phải thu ngắn hạn tăng chiếm tỷ trọng 12,58%, hàng tồn kho
Trang 19chiếm tỷ trọng 11,42%, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 4,74% vàtài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng 0,43% Cho thấy công ty đã giảm lượng tiền mặt
và đem nó đi đầu tư ngắn hạn để thu lại lợi nhuận nhiều hơn
- Trong cơ cấu tài sản dài hạn, lượng tiền giảm đi và quy mô cũng giảm từ 38,75%năm 2020 xuống 32,29% năm 2021 và tăng nhẹ 34,90% năm 2022 Nguyên nhân chủyếu là do tỷ trọng của tài sản cố định giảm từ 28,60% năm 2020 xuống còn 23,83%năm 2021 và tăng 24,55% năm 2022, tuy nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtài sản dài hạn Về các khoản phải thu dài hạn, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dàihạn, đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và biếnđộng không đáng kể Cho thấy mặc dù tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm nhẹ vàquy mô cũng có xu hướng giảm nguyên nhân là do các máy mọc thiết bị đã được khấuhao ngày càng nhiều làm giảm giá trị của nó
Hình 2.4 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022
Nợ phải trả: Trong giai đoạn 2020 – 2021 nợ phải trả tăng, năm 2021 chiếm32,78% trên tổng nguồn vốn và tăng 2,25% so với năm 2020 là 30,53% Trong đó,nguyên nhân chủ yếu là do tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng từ 29,35% lên đến 32% trongtổng nợ phải trả tương ứng tăng 2,65% so với năm 2020 Trong khi đó, nợ dài hạn tỷtrọng lại giảm từ 1,18% xuống 0,78% trên tổng nợ phải trả, tương ứng giảm 0,4%.Nhìn chung, năm 2021 các khoản nợ dài hạn giảm nhưng do sự gia giảm này nhỏ hơn
sự gia tăng các khoản nợ ngắn hạn nên đã làm cho quy mô của nợ ngắn hạn tăng vàtăng nhiều hơn sự giảm đi của nợ dài hạn khiến cho nợ phải trả tăng Trong giai đoạn
2021 – 2022, tỷ trọng nợ phải trả lại giảm trở lại chiếm 32,31% trên tổng nguồn vốn
Trang 20Trong đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm một mức tương ứng 0,42% và
0,04% so với năm 2021, chiếm 31,58% và 0,74% trên tổng nợ phải trả vào năm 2022
Vốn chủ sỡ hữu: Giai đoạn 2020 – 2021 có xu hướng giảm 2,25% từ 69,47% năm
2020 xuống 67,22% năm 2021 trên tổng vốn CSH Nguyên nhân chính là do vốn góp
chủ sở hữu giảm Giai đoạn 2020 – 2021, tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu lại tăng 0,47% lên
đến 67,69% nguyên nhân là do tỷ trọng quỹ đầu tư phát triển và vốn góp chủ sở hữu
tăng, tỷ trọng của các khoản khác đều giảm đi nhưng không đáng kể
2.2 Phân tích tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang
Phân tích bảng kết quả kinh doanh theo chiều ngang là so sánh giá trị từng chỉ tiêugiữa 2 kỳ kế toán liên tiếp Chỉ ra được sự biến động của từng chỉ tiêu theo giá trị 39
và tỷ lệ có tương xứng với biến động của doanh thu hay không, giúp nhận biết được
tình trạng sinh lời của công ty
- Trong đó: Chi phí lãi vay 143.818.465.177 88.799.090.663 166.039.091.744 -55.019.374.514 -38,26 77.240.001.081 86,98
6 Phần lãi lỗ trong công ty liên
doanh, liên kết 3.882.188.676 -45.044.429.889 -24.475.976.403 -48.926.618.565 -1260,28 20.568.453.486 -45,66
7 Chi phí bán hàng 13.447.492.622.165 12.950.670.402.404 12.548.212.246.871 -496.822.219.761 -3,69 -402.458.155.533 -3,11
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.958.155.456.285 1.567.312.426.985 1.595.845.681.078 -390.843.029.300 -19,96 28.533.254.093 1,82
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 13.539.380.824.416 12.727.619.820.191 10.491.064.827.100 -811.761.004.225 -6,00 -2.236.554.993.091 -17,57
10 Lợi nhuận khác -20.844.737.392 194.615.666.728 4.469.849.645 215.460.404.120 -1033,64 -190.145.817.083 -97,70
11 Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 13.518.536.087.024 12.922.235.486.919 10.495.534.676.745 -596.300.600.105 -4,41 -2.426.700.810.174 -18,78
12 Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.310.674.009.890 2.320.981.674.175 1.956.248.296.285 10.307.664.285 0,45 -364.733.377.890 -15,71
13 Chi phí thuế TNDN hoãn lại -27.870.156.991 -31.282.159.734 -38.288.939.248 -3.412.002.743 12,24 -7.006.779.514 22,40
14 Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 11.235.732.234.125 10.632.535.972.478 8.577.575.319.708 -603.196.261.647 -5,37 -2.054.960.652.770 -19,33
Bảng 2.3 Phân tích biến động bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Vinamilk giai đoạn 2020 – 2022