Quản lý hoạt Động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các trường cao Đẳng công an nhân dân Quản lý hoạt Động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các trường cao Đẳng công an nhân dân
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN ĐỨC THẠCH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG AN NHÂN DÂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2021
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN ĐỨC THẠCH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG AN NHÂN DÂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Đức Thạch
Trang 4Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS.Đinh Quang Báo và TS.Nguyễn Văn Ly, người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy, Ban Giám hiệu, cán bộ giảng viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I, Ban Chỉ huy, Cán bộ chiến sĩ Công an Quận Bắc Từ Liêm, CATP Hà Nội đã tạo những điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành được luận án
Tôi xin tri ân sự quan tâm, động viên của gia đình, người thân đã dành cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để có được kết quả hôm nay./
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Đức Thạch
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANQG : An ninh quốc gia
BDGV : Bồi dƣỡng giảng viên
Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
CAND : Công an nhân dân
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG SỐ ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Câu hỏi nghiên cứu 4
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
7 Phạm vi nghiên cứu 5
8 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 6
9 Luận điểm bảo vệ 9
10 Đóng góp mới của luận án 10
11 Cấu trúc luận án 10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG AN NHÂN DÂN 11
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng giảng viên, giáo viên 11 1.1.2 Một số nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên 18
1.1.3 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng, Đại học Công an Nhân dân 21
1.2 Hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 23
1.2.1 Khái niệm năng lực sư phạm, bồi dưỡng năng lực sư phạm 23
Trang 71.2.2 Mục tiêu và nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên 26
1.2.3 Hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên 27
1.2.4 Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng 29
1.2.5 Đặc trưng về hoạt động nghề nghiệp và hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an nhân dân 30
1.3 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 40
1.3.1 Khái niệm về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên 40
1.3.2 Quản lý mục tiêu bồi dưỡng năng lực sư phạm 42
1.3.3 Quản lý nội dung hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 42
1.3.4 Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực sư phạm 43
1.3.5 Quản lý hoạt động đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm 44
1.4 Các chủ thể trong quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 45
1.4.1 Phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng 46
1.4.2 Sự lãnh đạo Bộ Công an 46
1.4.3 Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 47
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 48
1.5.1 Các yếu tố chủ quan 48
1.5.2 Các yếu tố khách quan 50
Kết luận chương 1 54
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG AN NHÂN DÂN 55 2.1 Giới thiệu về các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 55
2.1.1 Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 1 - Hà Nội 55
2.1.2 Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II - Hồ Chí Minh 56
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 59
Trang 82.2.1 Mục đích của khảo sát 59
2.2.2 Chọn mẫu đối tượng khảo sát 59
2.2.3 Nội dung khảo sát 60
2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát 60
2.2.5 Thang đánh giá 61
2.3 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 61
2.3.1 Thực trạng năng lực sư phạm của giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 62
2.3.2 Thực trạng nhận thức của giảng viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 67
2.3.3 Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 70
2.3.4 Thực trạng về hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 72
2.3.5 Thực trạng kết quả đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 74
2.4 Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 77
2.4.1 Thực trạng quản lý mục tiêu bồi dưỡng 77
2.4.2 Thực trạng về quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng 78
2.4.3 Thực trạng quản lý lựa chọn hình thức và phương pháp bồi dưỡng 81
2.4.4 Thực trạng quản lí kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng 82
2.4.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 83
2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 87
2.5.1 Về thực trạng bồi dưỡng 87
2.5.2 Về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 88
Kết luận chương 2 91
Trang 9Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG AN NHÂN DÂN 94
3.1 Nguyên tắc cơ bản để xây dựng biện pháp 94
3.1.1 Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 94
3.1.2 Đảm bảo tính cấp thiết, phân hoá sát đối tượng giảng viên 95
3.1.3 Đảm bảo tính pháp lý, liên tục kế thừa và phát triển 95
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 96
3.1.5 Đảm bảo tính đặc thù, trọng tâm, trọng điểm và tính hiệu quả 96
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 96
3.2.1 Biện pháp 1: Chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 96
3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức xác định chỉ báo biểu hiện năng lực sư phạm của giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 98
3.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo các khoa chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 107
3.2.4 Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng năng lực biên soạn tài liệu cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 115
3.2.5 Biện pháp 5: Quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 120
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 123
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 123
3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 123
3.3.3 Thời gian và địa điểm khảo nghiệm 123
3.3.4 Kết quả khảo nghiệm 124
3.4 Thử nghiệm một biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 132
3.4.1 Tổ chức thử nghiệm 132
3.4.2 Quá trình tổ chức tập huấn 133
3.4.3 Các giai đoạn thử nghiệm 134
Trang 103.4.4 Tiêu chí đánh giá 135
3.4.5 Thang đánh giá 137
3.4.6 Kết quả thực nghiệm 137
Kết luận chương 3 153
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO 159 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC BẢNG SỐ
Bảng 2.1.Chọn mẫu đối tượng khảo sát 59 Bảng 2.2 Thực trạng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công
an Nhân dân 62 Bảng 2.3 Bảng đánh giá thực trạng về mức độ quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I và II 67 Bảng 2.4 Tần suất tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I và II 69 Bảng 2.5 Khảo sát thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên các Trường Cao đẳng CAND 70 Bảng 2.6 Thực trạng về các hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 72 Bảng 2.7 Thực trạng kết quả hoạt bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 74 Bảng 2.8 Thực trạng quản lý mục tiêu bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 77 Bảng 2.9 Thực trạng về quản lý nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 78 Bảng 2.10 Thực trạng quản lý lựa chọn hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 81 Bảng 2.11 Thực trạng quản lí kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 83 Bảng 2.12 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 84 Bảng 3.1 Chỉ báo biểu hiện năng lực sư phạm của giảng viên các 100 Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 100 Bảng 3.2 Tiêu chí đánh giá tài liệu bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên 118 Bảng 3.3 Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 125
Trang 12Bảng 3.4 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡngbồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 127 Bảng 3.5 Quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực biên soạn tài liệu cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 138 Bảng 3.6 Quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực biên soạn tài liệu cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân sau thử nghiệm 140 Bảng 3.7 Kết quả đánh giá năng lực sư phạm của giảng viên sau khi được bồi dưỡng năng lực viết giáo trình/tài liệu trước thử nghiệm 143 Bảng 3.8 Kết quả đánh giá năng lực sư phạm của giảng viên sau khi được bồi dưỡng năng lực viết giáo trình/tài liệu sau thử nghiệm 145 Bảng 3.9 Kết quả đánh giá của giảng viên về tài liệu bồi dưỡng 147
Trang 13DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Thực trạng kết quả hoạt bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 75 Biểu đồ 2.2 Khảo sát đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 85 Biểu đồ 3.1 Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực
sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 126 Biểu đồ 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân 129 Biểu đồ 3.3 So sánh kết quả quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực biên soạn tài liệu cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân sau thử nghiệm 142 Biểu đồ 3.4 Kết quả đánh giá năng lực sư phạm của giảng viên sau khi được bồi dưỡng năng lực viết giáo trình/tài liệu trước và sau thử nghiệm 146 Biểu đồ 3.5 Kết quả đánh giá của giảng viên về tài liệu bồi dưỡng 151
Trang 14ưu tiên đi trước trong các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân chí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực phẩm chất cho người học Học đi đôi với hành;
lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội [2]
Trong những năm qua, các Trường Cao đẳng CAND đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết
số 17- NQ/ĐUCA ngày 28/10/2014 của Đảng ủy Công an Trung ương và chỉ thị số 13/CT- BCA ngày 28/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong CAND đã xác định mục tiêu chuyển biến căn bản, mạnh
mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn về nguồn nhân lực chất lượng cao cho trong công tác bảo vệ ANQG và trật tự an toàn xã hội của đất nước [12]
1.2 Đội ngũ GV luôn là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục, đào tạo
Họ là lực lượng trực tiếp phát triển, tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo đảm bảo chất lượng sản phẩm đào tạo - nguồn nhân lực cho xã hội Trong số các năng lực cấu thành năng lực chung của người GV, thì NLSP là một thành tố đặc biệt quan trọng góp phần vào sự thành công trong nghề nghiệp của họ Nhận thức được vai trò NLSP của GV và bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND luôn quan tâm đến bồi dưỡng NLSP cho GV hàng năm và đã bước đầu thu được nhiều kết quả Tuy nhiên hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND bộc lộ những hạn chế nhất định Những hạn chế do nhiều nguyên nhân,
Trang 15trong đó có nguyên nhân liên quan đến công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng Do vậy, rất cần thiết phải xây dựng kế hoạch dài hạn để đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao NLSP cho đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn
diện nền giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay [42]
1.3 Các Trường Cao đẳng CAND được xây dựng và trưởng thành có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo trong CAND, góp phần giữ vững ANQG, bảo đảm TTXTXH Mỗi năm, có hàng nghìn học viên của các nhà trường tốt nghiệp đã bổ sung cho ngành Công an, các đơn vị, các địa phương có đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo ANQG, giữ gìn TTATXH Trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong CAND, đội ngũ GV đã có sự phát triển mạnh cả về chất và lượng, là những cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, đa số GV tâm huyết với nghề, tích cực tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học góp phần tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, làm việc tận tụy với tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, phẩm chất đạo
đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh
Tuy nhiên, hiện nay, đội ngũ GV của các Trường Cao đẳng CAND đa số là
GV trẻ, thâm niên giảng dạy chưa nhiều, nhiều GV được tuyển dụng từ ngoài ngành, chưa qua công tác thực tế, do vậy kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức thực tiễn về chuyên môn nghề nghiệp còn hạn chế Các trường đang lo lắng về tình trạng thiếu hụt GV có NLSP, do nhiều GV đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, GV trẻ đang trong độ tuổi có con nhỏ Trong khi các Trường Cao đẳng CAND đều mới thành lập
(được nâng cấp từ các Trường Trung cấp CAND)
1.4.Trong ngành Công an, nguồn nhân lực được đào tạo theo các ngành, chuyên ngành, với nhiều hình thức, nhiều trình độ khác nhau Trong đó, nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học được đào tạo chiếm một vị trí quan trọng Như vậy, các cơ sở đó phải được tổ chức thành một hệ thống được ngành Công an quản lý để
có thể đảm nhiệm chức năng của ngành: quản lý thiết kế, triển khai chương trình đào tạo, bộ máy đào tạo, các điều kiện tài chính, vật lực, nhân lực đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của ngành CAND Trong đó, GV là yếu
tố quyết định chất lượng đào tạo Vì vậy, đào tạo bồi dưỡng phát triển NLSP cho đội ngũ GV phải trở thành một trong những nội dung cơ bản của quản lý hệ thống các
Trang 16Trường CAND Phát triển đội ngũ GV bao gồm: Phát triển số lượng, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực phát triển nghề nghiệp Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án chúng tôi chú trọng đến bồi dưỡng NLSP cho GV (được hiểu là toàn bộ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thiết yếu mà người GV phải có để thực hiện
quá trình dạy học)
1.5 Những năm gần đây, cùng với việc đổi mới công tác đào tạo, hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND đã có những chuyển biến tích cực Tuy nhiên, qua khảo sát và theo dõi thực tế, hoạt động này ở các Trường Cao đẳng CAND vẫn còn hạn chế, chưa phát huy được tính chủ động xuất phát từ nhu cầu của chính GV nên chưa có tác dụng nhiều trong việc nâng cao NLSP cho GV Ngành CAND chưa có trường sư phạm, vì vậy hầu hết
GV tại các học viện, trường ĐH và CĐ thuộc ngành Công an quản lý, còn có những hạn chế về NLSP Hiểu biết về nghiệp vụ sư phạm của GV chủ yếu có được từ kinh nghiệm cá nhân nên không hệ thống bài bản theo các quy luật tâm lý học, lý luận dạy học hiện đại, trong khi đó lại ít có điều kiện tham gia các diễn đàn, khóa tập huấn về lý luận dạy học, về phát triển chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, các hội giảng rút kinh nghiệm giảng dạy ở các Khoa,
Bộ môn… Điều này đòi hỏi các Trường Cao đẳng CAND cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng định kì hàng năm và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV với những cách tiếp cận khoa học hiện đại
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản
lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công
an Nhân dân”, nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho
GV các Trường Cao đẳng CAND, góp phần nâng cao chất lượng động ngũ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh GV các trường, khắc phục được những hạn chế trong công tác bồi dưỡng và quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV
theo yêu cầu đổi mới giáo dục
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP và phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
Trang 17NLSP cho GV, góp phần nâng cao NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND từ
đó nâng cao chất lượng đào tạo của ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND
4 Câu hỏi nghiên cứu
4.1 Để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ
GV các Trường Cao đẳng CAND, luận án cần dựa trên những cơ sở lý luận nào?
4.2.Thực trạng NLSP của GV và quản lí bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND có những biểu hiện gì định hướng cho việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý BD NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND?
4.3 Bồi dưỡng GV các Trường Cao đẳng CAND có những đặc trưng nào định hướng cho việc cụ thể hoá các tiêu chí NLSP nhằm đảm bảo đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng vừa đáp ứng các tiêu chuẩn GV cao đẳng được qui định trong các văn bản của Bộ LĐTBXH và qui định trong Thông tư 50/2016/TT- BCA, vừa phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ GV các Trường Cao đẳng CAND ?
4.4 Những biện pháp nào nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV ở các Trường Cao đẳng CAND?
5 Giả thuyết khoa học
Trong nhiều năm gần đây, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp nói chung và NLSP nói riêng cho GV các Trường Cao đẳng CAND vẫn còn không ít hạn chế Nếu xác định được đặc điểm lao động sư phạm đặc thù của GV các Trường Cao đẳng CAND để dựa vào đó thiết kế cấu trúc NLSP phù hợp trên cơ sở tiêu chuẩn do Bộ Công an quy định tại thông tư số 50/2016/TT-BCA; thực trạng NLSP của GV các Trường Cao đẳng CAND hiện nay; được tham chiếu với một số tiêu chuẩn NLSP được quy định tại thông tư 08/2017/TT- BLĐ TBXH, Chuẩn chức danh nghề nghiệp GV hạng 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ
đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND hiệu quả
Trang 18Nếu vận dụng đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho
GV các Trường Cao đẳng CAND do tác giả đề xuất một cách phù hợp với thực tiễn
các Trường cao đẳng CAND, phù hợp yêu cầu “Đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” sẽ góp phần nâng cao NLSP cho GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, từ
đó nâng cao chất lượng giáo dục trong các Trường Cao đẳng CAND
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV
các Trường Cao đẳng CAND
6.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng NLSP, bồi dưỡng và quản lý hoạt động
bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND
6.3.Trên cở sở kết quả nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng
CAND
6.4 Khảo nghiệm và thử nghiệm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả các biện pháp quản lý đã đề xuất
7 Phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn về chủ thể thực hiện các biện pháp quản lý
Luận án tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CSND theo chức năng quản lý Theo đó với cơ chế phân cấp quản lý trong bồi dưỡng thì chủ thể quản lý được xác định là: Cục trưởng Cục Đào tạo, BCA, Hiệu trưởng các Trường Cao đẳng CAND
7.2 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu lý luận tập trung vào vận dụng cơ sở lý luận chung về quản
lý bồi dưỡng cho GV các Trường Cao đẳng, để từ đó xác định quan điểm lý luận định hướng cụ thể có tính đặc thù của GV các Trường Cao đẳng CAND
7.3 Giới hạn về khách thể khảo sát
- GV tham gia giảng dạy lớp bồi dưỡng NLSP và CB quản lý lớp bồi dưỡng của các Nhà trường và Cục Đào tạo, BCA: 32 người; CBGV tham gia học lớp bồi
dưỡng: 150 người, khảo sát ở 2 Trường Cao đẳng CSND I, II
- Chuyên gia tham gia giảng dạy lớp bồi dưỡng NLSP tiến hành khảo sát thêm ở các Trường ĐHSP; ĐHGD - ĐHQG Hà Nội
Trang 197.4 Khung năng lực sư phạm
Tập trung nghiên cứu năng lực sư phạm dựa vào tiêu chuẩn GV cao đẳng
quy định tại thông tư số 50/2016/TT-BCA, tham chiếu với một số tiêu chuẩn NLSP được quy định tại thông tư 08/2017/TT- BLĐ TBXH; Chuẩn chức danh nghề nghiệp GV hạng 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhu cầu thực tế cần bồi dưỡng NLSP của GV các Trường Cao đẳng CAND hiện nay
8.1.2 Tiếp cận chức năng
Luận án sử dụng tiếp cận chức năng để xem xét chức năng quản lí của các cơ quan của Bộ Công an và Hiệu trưởng các Trường Cao đẳng CAND nhằm xác định đúng những việc mà Hiệu trưởng, lãnh đạo các Khoa, Bộ môn thực hiện trong công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV theo chuẩn nghề nghiệp; Xác định các biện pháp cần thiết phù hợp chức năng được phân cấp trong quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND Cách tiếp cận này giúp cho các nhà quản lý vừa xác định được vị trí của mình vừa chủ động hợp tác với các bên liên quan trong quá trình quản lý hướng tới mục tiêu chung
8.1.3.Tiếp cận nội dung: Với quan niệm “Giáo dục là quá trình truyền tải nội
dung kiến thức”, chương trình bồi dưỡng là bản phác thảo nội dung mà môn học cần bao quát, nhìn vào đó người dạy sẽ biết mình phải dạy gì, còn GV sẽ biết mình
Trang 20phải học gì Cách tiếp cận này có nhược điểm là dễ dẫn đến tình trạng quá tải cho chương trình trong điều kiện khối lượng kiến thức cần truyền tải ngày càng tăng Người dạy sẽ có xu hướng tìm kiếm các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để truyền thụ nhiều và nhanh nhất khối lượng kiến thức Đồng thời, do khối lượng kiến thức và kỹ năng trong chương trình quá lớn nên hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của GV sẽ gặp khó khăn và chủ yếu hướng tới đánh giá sự ghi nhớ, tiếp thu kiến thức Để khắc phục hạn chế đó cần lựa chọn nội dung có tính cốt lõi ,tích hợp để vừa tránh quá tải thông tin vụn vặt, rời rạc ,vừa thuận lợi cho tổ chức bồi
dưỡng phát triển năng lực
8.1.4 Tiếp cận năng lực
Năng lực được biểu hiện ở những khả năng tích hợp một cách linh hoạt, có tổ chức kiến thức, kĩ năng, thái độ, động cơ cá nhân, giá trị, để giải quyết thành công một nhiệm vụ hoặc một vấn đề trong tình huống nhất định
Năng lực là sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức kỹ năng thái độ để thực hiện công việc cụ thể và được thể hiện qua hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp Chương trình bồi dưỡng theo tiếp cận theo năng lực được thiết kế thao sơ đồ ngược Nếu như thiết kế chương trình bồi dưỡng theo logic truyền thống thì chương trình xuất phát phát từ mục tiêu với yêu cầu chung có tính khái quát, nội dung, phương pháp bồi dưỡng và đánh giá kết quả bôi dưỡng Còn trong tiếp cận năng lực thì chuẩn đầu
ra chương trình bồi dưỡng được thiết kế chi tiết bằng các yêu cầu cần đạt biểu thi bằng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí,chỉ báo là các hành vi thái độ,hoạt động cấu thành năng lực; dựa vào đó để xác định nội dung, phương pháp hình thức bồi dường và đánh giá, tự đánh giá kết quả bồi dưỡng Kết quả bồi dường phản ánh mức đạt chuẩn đầu ra chương trình để dựa vào đó điếu chỉnh, liên tục hoàn thiện chương trình bồi dưỡng Điều đó giúp đảm bảo rằng, toàn bộ quá chương trình bồi dưỡng gắn kết chặt chẽ với mục tiêu hình thành năng lực thực hiện cho GV
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tiếp cận năng lực được vận dụng để tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND
Trang 21GV là một thước do năng lực nghề nghiệp nói chung và NLSP của GV nói riêng
Đó là bản chất tiếp cận chuẩn được luận án vận dụng để xác định các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP
8.1.6 Tiếp cận nhu cầu
Theo thuyết động cơ của A.Maslow, con người là một thực thể sinh - tâm lý
xã hội Do đó, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống và nhu cầu xã hội Theo đó, ông chia nhu cầu con người thành 5 thang bậc từ thấp đến cao: Nhu cầu sống còn, nhu cầu an toàn, nhu cầu xác hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu hoàn thiện bản thân
Quản lí dựa vào nhu cầu cần được bồi dưỡng của GV là đòi hỏi điều gì đó cần thiết để đảm bảo hoạt động nghề nghiêp nói chung và NLSP nói riêng, đáp ứng động cơ nội tại tự phát triển nghề nghiêp của mỗi GV và yêu cầu xã hội
8.2 Các phương pháp nghiên cứu
8.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng quan, phân tích, tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến các vấn đề: năng lực, năng lực nghiệp vụ; Đào tạo đại học, cao đẳng; Bồi dưỡng, phát triển chương trình bồi dưỡng NLSP cho GV đại học, cao đẳng; Quản lý giáo dục, quản lý đào tạo đại học, cao đẳng; Quản lý
hoạt động giảng dạy của GV, quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP của GV
8.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Sử dụng bộ phiếu hỏi (anket) để thu thập ý kiến các đối tượng liên quan đến hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng NLSP GV các Trường CAND
Để thông tin mang tính khách quan, đảm bảo độ tin cậy, mang tính đại diện cho các khu vực phía Bắc, phía Nam, việc khảo sát được tiến hành tại các Trường
Cao đẳng CAND trên toàn quốc
Trang 22- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tác giả sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn sâu, kết hợp thảo luận, trao đổi
có tính chuyên đề liên quan đến những vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV tại các Trường Cao đẳng CAND với các đối tượng được chọn lọc là GV, cán bộ quản lý nhà trường
- Phương pháp chuyên gia:
Được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý
giáo dục về vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV tại các Nhà trường
- Phương pháp thử nghiệm:
Thử nghiệm một biện pháp nhằm kiểm chứng tính đúng đắn và tính khả thi của giả thuyết khoa học Thông qua thử nghiệm, xác nhận giá trị khoa học và thực tiễn của những đề xuất về các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho
GV các Trường Cao đẳng CAND
- Phương pháp thống kê toán học:
Dùng thống kê toán học và sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý số liệu
của đề tài
9 Luận điểm bảo vệ
9.1 Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới giáo dục đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về NLSP và quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV Nếu xây dựng được các biện pháp bồi dưỡng và quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP đáp ứng nhu cầu thực tế cần bồi dưỡng NLSP có tính đặc thù của GV các Trường Cao đẳng CAND hiện nay thì sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND
9.2 Quản lí là một quá trình, nghiên cứu đề xuất, áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND phù hợp với điều kiện thực tế của các Nhà trường là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Công an
9.3 Trước yêu cầu về chất lượng giảng viên đặc biệt là chất lượng giảng viên trong các Trường Cao đẳng CAND trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cần đưa ra các biện pháp quản lý theo chức năng quản lý tác động đồng bộ vào các nhân tố để thay đổi thực trạng theo hướng tốt hơn nhằm thúc đẩy tạo nên
Trang 23những thay đổi tích cực về chất lượng của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND
10 Đóng góp mới của luận án
10.1 Bổ sung, hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND nhằm góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Công an
10.2 Xây dựng được cấu trúc chi tiết NLSP của GV các trường CAND - công cụ cốt lõi cho thiết kế các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV
10.3 Đánh giá được thực trạng NLSP, hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND làm cơ sở thực tiễn
cho đề xuất biện pháp quản lý
10.4 Đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho
GV các Trường Cao đẳng CAND
10.5 Đề xuất được tài liệu bồi dưỡng năng lực biên soạn giáo trình
11 Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận án được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm
cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho
giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho
giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân
Trang 24Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG AN NHÂN DÂN
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những công trình nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng giảng viên, giáo viên
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về bồi dưỡng NLSP, trong đó những vấn đề năng lực NLSP, về mục tiêu , nội dung, phương pháp bồ bưỡng; về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV được tập trung giải quyết làm sáng
tỏ cả về lý luận và thực tiễn
1.1.1.1.Một số công trình nghiên cứu trên thế giới
Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức: Vấn đề “chuẩn đào tạo GV” được sử dụng
như một công cụ để đảm bảo chất lượng đào tạo theo định hướng năng lực Điều này
có ý nghĩa đặc biệt đối với đào tạo nghề và có thể kết nối với bồi dưỡng GV, là cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV bao gồm cả các phần đào tạo thực tiễn và đào tạo GV tập sự ở các bang chuẩn đào tạo GV, được xây dựng trên mô hình năng lực nghề nghiệp GV [18]
Những năm gần đây, CHLB Đức đã ban hành quy định về đào tạo và bồi
dưỡng NLSP cho GV thì bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Là đào tạo GV ở Đại học,
chủ yếu trong các trường đại học đa ngành Giai đoạn 2: Là giai đoạn đào tạo tập sự
(Vorbereitungsdienst) kéo dài 1-2 năm tại các cơ sở đào tạo tập sự của Bộ Giáo dục (không thuộc trường Đại học) kết hợp với tập sự giảng dạy ở các trường Việc đào tạo
GV tập sự có mục tiêu hình thành năng lực cho GV tập sự thực thi nghề nghiệp: dạy
học, giáo dục, tư vấn, đánh giá, đổi mới, tổ chức và quản lý Giai đoạn 3: Là giai
đoạn bồi dưỡng NL nghề nghiệp và NLSP cho GV với nhiều hình thức như bồi dưỡng tập trung cấp Bang, hoặc cấp địa phương hay cấp trường Đây cũng là một nhiệm vụ được CHLB Đức rất quan tâm, được chứng minh thông qua việc thành lập
61 trung tâm đào tạo giáo viên và nghiên cứu trường học tại các trường đại học ở tất
cả 16 bang Như vậy, việc đào tạo bồi dưỡng và tuyển dụng GV ở CHLB Đức do nhà nước kiểm soát và thông qua các kì thi quốc gia và quá trình đào tạo tập sự [18]
Trang 25Tại Ailen - một đất nước có nền giáo dục phát triển ở châu Âu đã nghiên cứu và
áp dụng những đổi mới giáo dục hiệu quả, từ cấp học THCS đến đại học với mô hình
Cầu nối 21 (The Bridge 21), trong đó hoạt động phát triển chuyên môn và phát triển
NLSP của GV được xem là một bước tiến quan trọng với việc vận dụng lí thuyết học tập
và trải nghiệm [23] Các nhà nghiên cứu của giáo dục Ailen tập trung thiết kế mô hình giáo dục này để tận dụng tiềm năng của việc học tập có ứng dụng CNTT và truyền thông dựa trên nền tảng lý thuyết học tập trải nghiệm và thuyết kiến tạo, làm việc theo nhóm
Mô hình ứng dụng thuyết học tập trải nghiệm và thuyết kiến tạo để phát triển chuyên môn và bồi dưỡng NLSP cho GV bao gồm có 3 giai đoạn học tập trải nghiệm: Quan sát người học; Tham gia với vai trò của người học theo một chu kì lặp đi lặp lại; Suy nghĩ và lập kế hoạch tiếp theo (suy ngẫm và hành động) Có thể nói việc ứng dụng
lý thuyết học tập trải nghiệm trong việc phát triển chuyên môn và bồi dưỡng NLSP cho GV ở Ailen trong bối cảnh thí điểm đổi mới giáo dục theo mô hình Cầu nối 21 được đề xuất giúp GV có thể tiếp cận với những khía cạnh mới trong kế hoạch sắp tới của quốc gia, mặt khác trải nghiệm và học hỏi kiến thức mới để áp dụng những thực hành sư phạm sáng tạo khắc phục những cách thức truyền thống trong giảng dạy nói chung và trong phát triển chuyên môn và bồi dưỡng NLSP nói riêng
Ở Pháp: Đất nước có truyền thống coi trọng nghề dạy học Họ quan niệm:
“Giảng dạy là một nghề có chuyên môn sâu và được đào tạo về nghề nghiệp rất cao” Việc bồi dưỡng GV ở Pháp được thực hiện theo 3 hướng chính: (1) Coi trọng
việc tự nâng cao trình độ nghề nghiệp của GV (2) Tạo ra sự phù hợp với công việc đối với tất cả GV đặc biệt đối với GV dạy các môn mà lĩnh vực đó luôn có sự phát triển mạnh mẽ và các thiết bị trở nên lạc hậu (3) Định kỳ xác định những kiến thức
sẽ phải đưa vào tổng thể chương trình bồi dưỡng để tổ chức bồi dưỡng GV Có thể nói ở Pháp luôn chú trọng việc bồi dưỡng GV, bởi họ luôn mong muốn có đội ngũ
GV có chất lượng cao nhằm bảo đảm mục tiêu, kế hoạch GD&ĐT
Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng NL dạy học nói chung và NLSP nói riêng Các công trình của Hattie.J,
Jonh West Burnham, F.NGonobolin, John Chi-kin, Ling-po Shiu, N.L.Bôndurep…, đưa
ra cả một hệ thống lý luận và kinh nghiệm vững chắc cho lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng nghề nghiệp cho GV [75], [81],[82] V.A.Xukhômlinxki (1968), trong tác phẩm nổi
tiếng “Trường Trung học Pavlưts” cũng trình bày một cách tường tận chiến lược bồi
Trang 26dưỡng NL dạy học nói chung và bồi dưỡng NLSP cho GV nói riêng thông qua dự giờ của từng GV [57].
Ở Mĩ, về nội dung bồi dưỡng thường được các tác giả đề cập trong các công trình về phát triển đội ngũ GV, giáo viên, chủ yếu là bồi dưỡng, phát triển chuyên môn,
bồi dưỡng năng lực của đội ngũ giáo viên thể hiện trong nghiên cứu của tác giả Susan
Sclafani với nghiên cứu “Teachers and trainers”[72], trong báo cáo chuyên đề
“Teacher Professional Development”[70] Đặc biệt với nghiên cứu của Jacques Delors với đề tài “Learning: The treasure within”, đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng và phát
triển chuyên môn giảng viên trong bối cảnh mới [69] Các công trình này tập trung vào những vấn đề về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ GV
Mĩ cũng từng bước đưa ra các quan điểm xây dựng chuẩn phát triển chuyên
môn cho GV: Phát triển chuyên môn cho GV là một quá trình liên tục và suốt đời;
Phát triển chuyên môn cho GV trên nền tảng phối hợp giữa cơ sở đào tạo GV với môi trường lớp học tại các trường; Phát triển chuyên môn cho GV cần nhấn mạnh việc tạo cơ hội cho GV phát triển tri thức chuyên môn ngay trong quá trình giảng dạy; Phát triển chuyên môn cho GV phải phù hợp với công việc giảng dạy môn học của từng GV trong nhà trường Với quan điểm này, Bộ Giáo dục và Đào tạo Mĩ cũng đưa ra các chuẩn phát triển GV gồm 4 tiêu chuẩn: Phát triển tri thức khoa học; Phát triển NLSP dạy môn khoa học GV phụ trách; Phát triển năng lực tự học để phát triển nghề nghiệp; Phát triển chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho GV thường xuyên Nhìn nhận và phân tích 4 tiêu chuẩn về phát triển chuyên môn cho
GV, cho thấy đây cũng là các tiêu chí để các nhà giáo dục Mĩ sử dụng làm cơ sở để đánh giá chất lượng , năng lực GV [18]
Ở Anh, bồi dưỡng GV được tiến hành thông qua chương trình phát triển chuyên môn liên tục thông qua mạng lưới liên trường, bồi dưỡng NLSP cho GV thông qua các khóa học chuyên sâu, hội thảo, hợp tác Tác giả Eleonora Villegas-
Reimers, đã khẳng định: "Trong xã hội giáo viên không chỉ có một “biến” mà cần
phải được thay đổi để cải thiện hệ thống giáo dục của họ, nhưng họ cũng là những người làm nên sự thay đổi quan trọng nhất trong những cải cách này" [70]
Tại Hà Lan, một đất nước xinh đẹp có nền giáo dục phát triển bền vững có chủ
trương tạo ra một "nền văn hoá" của động cơ và học tập và coi đó là giá trị mới của nhà
giáo” - nghiên cứu này của tác giả người Hà Lan Daniel R.Beerens [68] Ông cho rằng
Trang 27sự phát triển chuyên môn của các GV như là chìa khóa để thành công một nền văn hóa
học tập trong một trường học, tính động trong tăng trưởng và luôn luôn mới là tiêu chí
trung tâm của đội ngũ GV
Ở Úc, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến hiệu quả quản lý và phát triển
giáo viên trong các trường học ở Úc với biện pháp “xây dựng văn hóa học tập” [76]
Các công trình của John Chikin và Lingpo Shiu (2008), Development
Teachers and developing schoolsin changing contexts [81]; Sadler, Ian (2009), Development of new teacher in higher education: interactions with students and other influences upon approach to teaching, The Universty of Edinburgh [78]; The
Thailan Education Reform Project (2002), Teacher Development for quality learning,
Office of Commercial servicial Queensland University of Technology 2 George Street, GPO Box 2434 Brisbane, Australia [80], đề cập đến giải pháp thay đổi vai trò của GV, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn trong giảng dạy, hợp tác đa dạng thông qua công nghệ thông tin, phát triển phẩm chất lãnh đạo của GV thông qua công cụ máy vi tính (nghiên cứu về các tương tác trực tuyến của GV)
Nhìn chung, các quốc gia trên đều rất quan tâm vấn đề về nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng NL dạy học nói riêng và NLSP nói chung cho GV, xây dựng hệ thống bồi dưỡng GV từ trung ương đến địa phương Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện đặc thù của mỗi quốc gia mà đề xuất nhiều biện pháp, hình thức
tổ chức bồi dưỡng khác nhau nhằm tạo ra những giá trị mới cho GV, đề cao nguyên tắc học đi đôi với hành, học tập và trải nghiệm Đây là quan điểm đúng đắn, thiết thực, có tính thời sự đối với giáo dục của nhiều nước trên thế giới Qua tổng quan các nghiên cứu trên cũng cho thấy mối quan hệ giữa năng lực nghề nghiệp và NLSP của GV, trong đó NLSP là một phần của NL nghề nghiệp GV Trong NLSP thì kiến thức, kĩ năng môn học và kiến thức kĩ năng sư phạm được tích hợp hữu cơ Vì vậy,
lí luận dạy học được xếp vào môn chuyên ngành và phát triển nghề nghiệp, GV là đối tượng quản lí của cả cấp trung ương, địa phương và chương trình bồi dưỡng luôn được cập nhật những nội dung mới
1.1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bồi dưỡng GV là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của cơ quan QLGD Mục đích chủ yếu của bồi dưỡng GV là bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn, nâng cao NLSP của người GV Trong những năm qua, có rất nhiều
Trang 28công trình nghiên cứu liên quan tới bồi dưỡng GV, bồi dưỡng NL dạy học và QL hoạt động bồi dưỡng GV đã khẳng định việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV phải được bắt đầu từ việc đổi mới mục tiêu bồi dưỡng đến nội dung bồi dưỡng, phương pháp, phương tiện bồi dưỡng và đổi mới cải cách đánh giá kết quả bồi dưỡng Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như:
Đặng Quốc Bảo (1995), Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc vận dụng vào quản lý GD [5], Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ lộc (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn [6] Nguyễn
Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ lộc (2009), Quản lý đội ngũ [28] Các tác giả đã có
nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề năng lực và bồi dưỡng năng lực nghề
nghiệp trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng GV, phát triển và nâng cao năng lực
nghề nghiệp cho đội ngũ GV
Rất nhiều bài viết của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý nguồn nhân lực,
2003 [49]; Nghiên cứu xây dựng một quy trình đào tạo giáo viên chất lượng cao
trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực [50];“Giáo viên chất lượng cao trong thời đại hiện nay” [51], đã đưa đến cái nhìn tổng quan về công tác quản lý nguồn nhân lực,
quy trình để đào tạo giáo viên có chất lượng cao đáp ứng đa dạng nhu cầu của vị trí việc làm trong xã hội Công tác bồi dưỡng GV chú trọng đến phát triển NL dạy học của mỗi GV có được là nhờ sự bền bỉ, kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn
Tác giả Trần Bá Hoành (2005), Xu hướng phát triển của việc đào tạo giáo
viên; Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn (2006) tham gia viết
rất nhiều bài, tổng cộng có tới 46 bài chia sẻ về những vấn đề: Vai trò của giáo viên
và vị trí của các trường Sư phạm; Đào tạo và bồi dưỡng GV; Sử dụng GV hiệu quả; Đội ngũ GV nước ta; Kinh nghiệm bồi dưỡng GV nước ngoài Trong nghiên cứu
trên, tác giả đặc biệt chú trọng đến vấn đề: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo và bồi dưỡng GV” [43;185] Theo tiếp cận hệ thống, quá trình đào tạo bao
gồm 6 thành tố có bản tác động qua lại tạo nên một hệ thống vận hành trong môi trường giáo dục nhà trường: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá Muốn nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng GV để thực hiện chương trình giảng dạy hiệu quả thì phải đổi mới đồng bộ các thành tố nói trên Muốn đổi mới thành công thì phải tập trung nỗ lực tạo ra sự chuyển biến ở một vài
Trang 29trọng tâm trong từng thành tố đó, được lựa chọn phù hợp với xu thế phát triển hiện đại của khoa học đào tạo và đang là điểm yếu trong thực tiễn đào tạo bồi dưỡng hiện nay Nghiên cứu này của tác giả, tuy không phải hướng tới vấn đề bồi dưỡng NLSP cho GV, nhưng là tài liệu tham khảo rất hữu ích giúp cho tác giả luận án có cái nhìn tổng quan, sâu sắc về vấn đề bồi dưỡng GV như: Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, cách thức tổ chức, đánh giá kết quả BD cho GV hiện nay nhằm phát triển NL dạy học cho GV
Nguyễn Đức Chính (2005), Đánh giá giảng viên đại học [30]; Phạm Minh Hạnh (2007), Nghiên cứu hệ thống đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên
phổ thông ở Cộng hòa Pháp và hướng vận dụng vào Việt Nam[41]; Nguyễn Ngọc
Bích (2009), Phát triển nghiệp vụ cho giáo viên Việt Nam dựa trên nhu cầu và
chuẩn năng lực[10] đều có quan điểm: Hướng tiếp cận giáo dục dựa trên năng lực
không mới, song đang trở thành mô hình được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển trong đó có Cộng hòa Pháp Vì thế, các chương trình giảng dạy ở các trường học Việt Nam cần nhấn mạnh vào đào tạo hơn là dạy và học theo lối truyền thống Mục tiêu là hướng tới đánh giá việc khả năng vận dụng kiến thức được học của người học vào các tình huống công việc thực tế, đánh giá năng lực chuyên môn của GV trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy và học hướng tới việc phát huy tối đa NL người học
Năm 2009, sau khi Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên, các
nhà nghiên cứu sư phạm tâm huyết: Đinh Quang Báo (2010), tiếp tục nghiên cứu
về: “Mối quan hệ giữa chuẩn nghề nghiệp GV, chuẩn đầu ra và chương trình ĐT giáo viên, tr 6-8 [4]; Nguyễn Hữu Độ (2011), Kinh nghiệm của một số quốc gia
trong lĩnh vực phát triển nghề nghiệp giáo viên, Tr 63-64 [36], Đinh Quang Báo
(2012), Đào tạo nghiệp vụ sư phạm, Tạp chí quản lý giáo dục, Học viện quản lý giáo dục [7]; Đinh Quang Báo (2014), Giải pháp đổi mới chương trình đào tạo giáo
viên,[9]; Ngô Thị Minh Thực (2015), Quản lý bồi dưỡng giáo viên Cao đẳng đáp ứng đổi mới giáo dục hiện [64] đã nghiên cứu rất sâu về mối quan hệ giữa chuẩn nghề
nghiệp GV, chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo giáo viên, kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho bản thân mỗi GV, đề xuất có 2 loại chương trình trong bồi dưỡng GV đó là: Chương trình bồi dưỡng theo khả năng cung cấp của cơ quan chủ quản và chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu của người
Trang 30học…Ngoài ra còn đề cập đến công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng, vấn đề chuẩn hóa
và nâng chuẩn đội ngũ GV đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình giáo dục đại học, cao đẳng
Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI [37]; Nguyễn Hữu Lam, “Phát triển năng lực GV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong các trường Đại học và Cao đẳng trong điều kiện toàn cầu hoá và bùng nổ tri thức [47]; Phạm Ngọc Long (2011), Hệ thống tiêu chí đánh giá chương trình nghiệp vụ sư phạm Đại học Sư phạm [48]; Nguyễn Đức Trí, “Các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng từ nay đến năm 2020” [65] Các nhà nghiên cứu đề cập trong nhiều công trình khoa học khác nhau đã một lần nữa khẳng định bồi dưỡng NLSP cho là hoạt động không thể thiếu trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào.
Qua quá trình tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu sư phạm trên, tác giả luận án đi đến một số kết luận sau:
- Nội dung bồi dưỡng giáo viên, GV đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên
cứu Tuy nhiên, các tác giả tập trung nghiên cứu và áp dụng đối với giáo viên phổ thông Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung bồi dưỡng GV cao đẳng, đại học rất ít, nội dung chủ yếu là bồi dưỡng chuyên môn (kiến thức, kỹ năng), bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học Đó cũng là những nội dung hết sức cần thiết trong bồi dưỡng giảng viên Tuy nhiên, theo chúng tôi, trong điều kiện hiện nay nội dung đó chưa đủ để người
GV hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
- Phương pháp bồi dưỡng, đây cũng là một trong những vấn đề được nhiều tác
giả quan tâm trong bồi dưỡng GV được đề cập trong các công trình: Trần Bá Hoành,
Vấn đề giáo viên: Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn [43]; Và bài viết “Xu hướng phát triển của việc đào tạo giáo viên [59]; Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Xây dựng mô hình và quy trình đào tạo giáo viên chất lượng cao trong đại học đa lĩnh vực[50]; Cao Đức
Tiến, Nghiên cứu định hướng công tác đào tào, bồi dưỡng giáo viên cho các giai đoạn
2007 - 2010 và 2011-2020 [61] Ngoài việc đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng,
phương pháp bồi dưỡng hiệu quả là phát huy nội lực, được đề cập trong nghiên cứu của tác giả Đinh Quang Báo, Một số giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên[9]
Trang 31- Hình thức bồi dưỡng, thực hiện việc bồi dưỡng (học tập thường xuyên) cần
có nhiều hình thức, đa dạng, phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của địa phương Có thể nêu một số công trình nghiên cứu theo hướng này là: Trần Bá
Hoành “Xu hướng phát triển của việc đào tạo giáo viên [59]; Trịnh Nguyên Giao,
Công tác bồi dưỡng giáo viên ở một số nước trên thế giới, Kinh nghiệm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên các nước trên thế giới; Nguyễn Thị Bình (2013), các giải pháp cải cách đào tạo bồi dưỡng giáo viên phổ thông [11], Cao Tuấn Anh, Biện pháp bồi dưỡng GV trẻ trường Đại học Sư phạm Hà Nội, giai đoạn 2010 - 2015 [1]
Ngoài những hình thức bồi dưỡng được gọi là “truyền thống” như bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng không tập trung, bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng từ xa Một số
tác giả đã quan tâm đến hoạt động tự đào tạo, tự bồi dưỡng và coi đây là “chiến
lược của phát triển giáo dục Việt Nam” Nội dung này được phản ánh trong các
công trình của tác giả Đinh Quang Báo, 1998, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
của tự học trong đào tạo ở bậc đại học, Tự học, tự đào tạo - tư tưởng chiến lược của
phát triển giáo dục Việt Nam
Nhìn chung, các nghiên cứu đều hướng về đổi mới phương pháp trong đó
phát huy nội lực của cá nhân là phương pháp tiến bộ được triển khi thực hiện Tuy
nhiên, PP bồi dưỡng GV ở các trường CĐ, ĐH ít được quan tâm nghiên cứu, đây là vấn đề theo chúng tôi cần tiếp tục được bổ sung nghiên cứu để tìm ra hướng đi thích hợp với giáo dục Việt Nam
1.1.2 Một số nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên
1.1.2.1.Trên thế giới
Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức: Chương trình bồi dưỡng GV có ở cả ba cấp quản lý: Cấp nhà nước, cấp bang và chương trình bồi dưỡng tại các cơ sở giáo dục Đối thượng tham gia bồi dưỡng GV bao gồm GV của học viện trường học bang Berlin - Brandenburg, các chuyên gia tư vấn của hệ thống tư vấn và hỗ trợ các
GV cốt cán của các cơ sở giáo dục
Tại bang California (Mĩ ), với mỗi chương trình bồi dưỡng GV 5 ngày thì
GV được đánh giá ít nhất 4 lần
Trang 32Còn ở Anh thì lựa chọn hình thức viết chuyên đề, xây dựng kĩ năng giảng dạy, biên soạn và thuyết trình về hồ sơ chuyên môn Các sản phẩm này sẽ được đánh giá căn cứ theo chuẩn GV
Có thể nhận thấy các nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV đều được các nước rất quan tâm chú trọng các vấn đề:
Nội dung quản lý bồi dưỡng GV, một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu, tuy
nhiên số công trình nghiên cứu liên quan đến về vấn đề này không nhiều, nội dung quản lý bồi dưỡng được cập nhật ở các mức độ khác nhau nhưng đều bao gồm mục tiêu, lập kế hoạch, nội dung bồi dưỡng, phương pháp, hình thức bồi dưỡng, đánh giá kết quả bồi dưỡng và hoạch định chính sách
Kế hoạch bồi dưỡng GV, được đề cập trong kết luận Hội nghị của Ủy ban
Châu Âu về phát triển kỹ năng nghề nghiệp theo cách đánh giá học tập “VET
teacher professional development in a policy learning perspective” [71] đã đề cao
vai trò của cá nhân trong bồi dưỡng Thông qua kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao
trình độ của mỗi GV, kế hoạch học tập bồi dưỡng GV phải được đồng nhất với kế hoạch phát triển của nhà trường và của xã hội
Vai trò của lãnh đạo trong quản lý
Nghiên cứu “Teaching in focus” [77] của tổ chức OECD đã khẳng định lãnh
đạo, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng hiệu quả là tạo ra một môi trường thuận lợi, môi trường giá trị, tạo tâm lý cho GV có động cơ tự học, tự bồi dưỡng, tự kiểm soát hoạt động bồi dưỡng của bản thân
Kiểm tra, đánh giá và phản hồi thông tin cũng được quan tâm nghiên cứu Việc
kiểm tra, đánh giá và phản hồi thông tin rất hữu ích trong bồi dưỡng GV được nghiêu
cứu trong Managing Quality in School, Pitman Puplishing, Washinggton DC [82]
1.1.2.2 Tại Việt Nam
Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV được đề cập trong một số công trình về phát triển đội đội ngũ GV các trường đại học: Tác giả Phạm Văn Thuần với đề tài
"Quản lý đội ngũ GV trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực Việt Nam theo quan điểm
tự chủ và tự chịu trách nhiệm" [63]; Tác giả Nguyễn Văn Đệ với nghiên cứu về
"Phát triển đội ngũ GV các trường Đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục"[35] Ngoài ra còn có các nghiên cứu "Phát triển năng lực GV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong các trường Đại
Trang 33học và Cao đẳng trong điều kiện toàn cầu hoá và bùng nổ tri thức"[47] của tác giả
Nguyễn Hữu Lam; Các nghiên cứu đề cập đến vai trò của bồi dưỡng, quản lý bồi
dưỡng được trình bày trong "Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về bồi dưỡng
và quản lý bồi dưỡng giáo viên" [53] của tác giả Lục Thị Nga; Tác giả Đinh Quang
Báo với đề tài “Một số giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên” [9] Tác giả Nguyễn Thị Bích với “Phát triển nghiệp vụ cho giáo viên Việt Nam dựa trên nhu
cầu và chuẩn năng lực - Vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo [10] đều có nhận
định chung: Việc bồi dưỡng giáo viên là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển giáo dục, tạo điều kiện cho đội ngũ GV nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và những hiểu biết xã hội để sẵn sàng ứng phó với những thay đổi của nền kinh tế - xã hội
Một nghiên cứu khác "Quản lý, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV đại học:
Thực tế và một số suy nghĩ" của tác giả Phạm Xuân Hậu và Nguyễn Đức Vũ cho
rằng việc quản lý GV phải được kết hợp các hình thức như: Quản lý theo định mức, quản lý theo kế hoạch, quản lý dựa vào thi đua, chú trọng mức độ thích hợp việc quản lý hành chính, quản lý kinh tế Khi bàn về vấn đề bồi dưỡng GV tác giả đã đề
cập đến nội dung quản lý bồi dưỡng đó là tạo môi trường thuận lợi cho GV học tập
bồi dưỡng nâng cao trình độ
Tuy nhiên, các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng trong các nghiên cứu trên đây
mới chỉ dừng lại ở nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, vấn đề quản lý bồi
dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV chưa được các tác giả quan
tâm khai thác nhiều Những nghiên cứu về bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng GV còn ít Một số công trình nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng GV mới chỉ tập trung vào việc
cá nhân hóa hoạt động này như việc lập kế hoạch bồi dưỡng của GV, kiểm tra, đánh giá và phản hồi
Kết quả tổng quan các nghiên cứu của các nước trên thế giới, giúp cho các nhà quản lý của Việt Nam rút ra các bài học định hướng, lựa chọn các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV các Trường Cao đẳng Đai học như :
1 Luật hóa nghĩa vụ bồi dưỡng phát triển NL nghề nghiệp đối với GV (Cộng hòa liên bang Đức)
2 Phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV từ cấp Trung ương, Liên bang, cấp Bang, cấp Địa phương/ cơ sở đào tạo (Cộng hòa liên bang Đức)
Trang 343 Thời hạn, nội dung bồi dưỡng được phân hóa cho từng nhóm đối tượng dựa vào khảo sát, đánh giá thực trạng
4 Đánh giá kết quả bồi dưỡng, phản hồi kết quả được xác định là một biện pháp quan trọng
5 Lựa chọn chuyên gia, GV cốt cán phát triển chương trình, tham gia báo cáo môn, biên soạn chuyên đề bồi dưỡng được gọi là một giải pháp
6 Quản lý hoạt động bồi dưỡng là tạo ra môi trường pháp lý, môi trường tâm lí cho GV có động cơ tự học, tự kiểm tra, đánh giá
1.1.3 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng, Đại học Công an Nhân dân
Trước những yêu cầu và nhiệm vụ của lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay, kịp thời đáp ứng yêu cầu chất lượng đội ngũ cán bộ công tác tại công an các đơn vị, địa phương, Đảng ủy - Ban Giám hiệu các Trường Cao đẳng, Đại học CAND nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, bên cạnh đó mỗi giảng viên cũng không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt các chức trách nhiệm vụ được giao, đồng thời chủ động tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ
Đề tài khoa học: “Các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục các Trường Cao đẳng CAND đến năm 2015 và hướng tới năm 2020” do Cấn Văn Chúc - Phó cục trưởng Cục Đào tạo - BCA làm chủ nhiệm, năm
2009 [32] Tác giả Nguyễn Văn Ly - Cục trưởng Cục Đào tạo - BCA với đề tài “QL
chất lượng đào tạo đại học trong các Học viện, Trường CAND”, áp dụng trong đào
tạo và quản lý chất lượng đào tạo trong ngành CAND, đồng thời tác giả đưa ra hệ thống các giải pháp triển khai hệ thống quản lý chất lượng đào tạo Các tác giả nhấn mạnh "Hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, việc lựa chọn cách tiếp cận nào là do ý thức lý luận và kết quả phân tích thực tiễn giáo dục của các nhà
Trường hay nhà quản lý quyết định PhạmTuấn Hiệp (2015), Xây dựng đội ngũ GV đáp
ứng yêu cầu công tác đào tạo ở Trường Cao đẳng Cảnh sát ND I, Đề tài cấp Bộ, Trường
Cao đẳng CSND I [42] Lê Kim Chi“Các giải pháp quản lý phát triển đội ngũ GV
Học viện An ninh nhân dân”, Học viện An ninh nhân dân, Bộ Công An [29] Cũng
khẳng định việc xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới
Trang 35phương pháp giảng dạy… là nhân tố then chốt góp phần nâng cao và giữ vững chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội Các công trình nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp bồi dưỡng, phát triển giảng viên và cán bộ QLGD cho một đơn vị hay một cơ sở giáo dục cụ thể Tuy nhiên, các nghiên cứu đề cập chủ yếu về vai trò của hoạt động bồi dưỡng giảng viên nói chung mà chưa chú ý đến nghiên cứu và khẳng định vai trò của việc quản lý hoạt động này Kết quả nghiên cứu của những đề tài trên đây chỉ có giá trị khoa học
để làm tài liệu tham khảo, kế thừa và phát triển trong việc nghiên cứu đề tài quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV
Một nghiên cứu khác "Quản lý đào tạo sau Đại học ở các Trường Công an
Nhân dân trong giai đoạn hiện nay, của tác giả Nguyễn Anh Tuấn[62] Theo tác
giả, Trong quá trình triển khai công tác quản lý đào tạo sau Đại học ở các Trường Công an Nhân dân trong giai đoạn hiện nay, cũng cần quan tâm đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV và phải được kết hợp các hình thức như: Quản lý theo định mức, quản lý theo kế hoạch, quản lý dựa vào thi đua, chú trọng mức độ thích hợp việc quản lý hành chính, quản lý kinh tế
Quan quá trình nghiên cứu tổng quan, nhận thấy có rất ít tài liệu, công trình khoa học nghiên cứu bài bản về quản lý hoạt động bồi dưỡng cho GV nói chung và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV Trường Cao đẳng thuộc lực lượng CAND
Đề tài này lần đầu tiên được nghiên cứu với các điều kiện và số liệu cụ thể ở Trường Cao đẳng CSND I (Hà Nội) và Trường Cao đẳng CSND II (TP Hồ Chí Minh)
Qua quá trình tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về bồi dưỡng và quản lí các hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực
sư phạm cho GV các trường CĐ, ĐH nói chung và các Trường Cao đẳng CAND nói riêng, nhận thấy: Một số đề tài đã đề cập nhưng mới chỉ ở mức độ hẹp, chưa sâu, chưa đầy đủ, nội dung quản lý hoạt động này còn mờ nhạt, thiếu sự nhất quán: Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào bồi dưỡng NL nghề nghiệp
GV, bồi dưỡng phát triển GV nói chung Về lĩnh vực quản lý, các công trình nghiên cứu tập trung vào phát triển đội ngũ, quản lý đội ngũ GV Trong ngành công an, chưa có nhiều công trình nào trực tiếp bàn về vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho GV các trường cao đẳng theo tiếp cận chức năng quản lý tiếp cận
Trang 36hay năng lực Lĩnh vực này rất cần các nhà chuyên môn quan tâm và nghiên cứu sâu hơn để vận dụng một cách sáng tạo trong điều kiện của Việt Nam
Do đó, những công trình trên là tài liệu tham khảo rất tốt, có thể nghiên cứu vận dụng, làm cơ sở lý luận và thực tiễn để tác giả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp Quản lý hoạt động Cao đẳng CSND I NLSP cho GV các Trường Cao đẳng CAND một cách hiệu quả có chiều sâu Các nghiên cứu cũng từng bước khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các bậc học trong các Trường Cao đẳng CAND
1.2 Hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các Trường Cao đẳng Công an Nhân dân
1.2.1 Khái niệm năng lực sư phạm, bồi dưỡng năng lực sư phạm
Nhóm 2: Lấy dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định nghĩa
Ví dụ: “NL là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” Hoặc “NL là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kinh nghiệm, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống” Hay một quan niệm khác: “NL là một tích hợp các kinh nghiệm (tập hợp trật tự các kinh nghiệm /hoạt động) cho phép nhận biết một tình huống và có sự đáp ứng tình huống
đó tương đối tự nhiên và thích hợp (sự tác động lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước có ý nghĩa đối với cá nhân để giải quyết vấn đề do tình huống này đặt ra)”, thể hiện một NL là biết sử dụng các nội dung và các kinh nghiệm trong một tình huống có ý nghĩa, có NL có nghĩa là làm được [4]
Như vậy, “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất
sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kinh nghiệm và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý
Trang 37chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.”
Dù diễn đạt cách nào cũng thấy NL có một số đặc điểm chung, cơ bản là:
- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể,
do một con người cụ thể thực hiện (NL học tập, NL tư duy, NL tự quản lý bản thân… Như vậy, không tồn tại NL chung chung
- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội,…) để có một sản phẩm nhất định
- NL chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể Vì vậy, NL vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhưng cũng phát triển trong chính hoạt động đó Quá trình dạy học, giáo dục nhằm hình thành, rèn luyện, phát triển NL ở cá nhân tất yếu phải đưa cá nhân tham gia vào các hoạt động
Bản chất của NL là khả năng của chủ thể kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức hợp lí các kiến thức, kinh nghiệm với thái độ, giá trị, động cơ, nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của một hoạt động, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả tốt đẹp trong một bối cảnh (tình huống) nhất định Biểu hiện của NL là biết sử dụng các nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa, chứ không ở tiếp thu lượng tri thức rời rạc Chính vì vậy, năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được kết quả cao
1.2.1.2 Năng lực sư phạm của giảng viên
Vấn đề năng lực nghề nghiệp của GV đã và đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau Tuỳ theo quan niệm về phạm vi nội hàm của khái niệm này mà nhiều khi
có sự chồng lẫn với các khái niệm như NLSP, nghiệp vụ sư phạm Phạm vi nội hàm các khái niệm này lại liên quan đến khái niệm NL chuyên môn
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, việc phân định rõ ràng năng lực chuyên môn và NLSP của người GV chỉ là tương đối Trên thực tế, trong hoạt động dạy học, NL chuyên môn và NLSP của người GV đã kết hợp, thâm nhập vào nhau thành một chỉnh thể (Shulman 1987) Điều đó dẫn tới cách hiểu NLSP bao hàm cả năng lực chuyên môn, không giống như cách hiểu NL chuyên môn độc lập với NLSP
Trang 38Quan niệm năng lực của GV cần phải được tạo thành bởi nhiều năng lực, gồm: năng lực chương trình, năng lực học suốt đời, năng lực văn hóa - xã hội và năng lực xúc cảm Trong quan niệm này, năng lực về chương trình chính là NLSP, còn năng lực xúc cảm là năng lực mềm hỗ trợ có lúc tham gia như yếu tố hợp thành năng lực NLSP
Một nhóm nhà nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng: Năng lực GV bao gồm các khía cạnh sau: năng lực môn học/ năng lực chuyên môn; năng lực nghiên cứu, năng lực chương trình (năng lực phát triển chương trình và năng lực thực hiện chương trình); năng lực học tập suốt đời; năng lực văn hóa xã hội; năng lực xúc cảm; năng lực giao tiếp; năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
Như vậy có thể thấy nếu chỉ nhấn mạnh chức năng giảng dạy của GV thì NLSP cũng chính là NL nghề nghiệp vì trong đó có sự kết hợp thâm nhập của năng lực môn học, năng lực chuyên môn và năng lực phương pháp, quản lý lớp học, xử lí tình huống dựa trên sự hiểu biết người học và nguyên tắc sư phạm
NLSP hàm chứa năng lực chuyên môn, bởi vì NLSP chỉ bộc lộ, phát huy trong hoạt động dạy học môn học của GV khi họ nắm chắc nội dung môn học mà
họ dạy
1.2.1.3 Bồi dưỡng năng lực sư phạm
Theo từ điển Tiếng Việt: “Bồi dưỡng là tăng thêm năng lực và phẩm chất”
[66] Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2010 về đào tạo và
bồi dưỡng công chức Bồi dưỡng là hoạt động, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ
năng làm việc
Bồi dưỡng (improvement): Là hoạt động làm nâng cao năng lực, phẩm chất,
trình độ nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức, hoặc kỹ năng chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu
thực tiễn đặt ra Nói cách khác, bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến
thức, kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với yêu cầu của công việc đảm nhiệm
và đặc biệt so với sự đổi mới của xã hội phát triển
Đối tượng bồi dưỡng là những người nhân cách đã phát triển, họ đã có những phẩm chất, năng lực, có trình độ nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, đã được đào tạo và bước đầu đáp ứng được yêu cầu Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục, của thực tiễn ngày càng biến đổi và phát triển mạnh mẽ, họ cần phải bồi dưỡng, chính trị, tư tưởng, bổ sung nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ,
Trang 39ngoại ngữ, tin học , đạt chuẩn về trình độ góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Bồi dưỡng giảng viên cao đẳng
Căn cứ khái niệm bồi dưỡng và nhiệm vụ của giảng viên cao đẳng có thể
hiểu: Bồi dưỡng giảng viên cao đẳng các trường Cao đẳng CAND là hoạt động
nhằm củng cố, bổ sung, làm tăng thêm hoặc hoàn thiện năng lực, hệ thống tri thức,
kỹ năng, thái độ và các phẩm chất nghề nghiệp của giảng viên cao đẳng, giúp họ đáp ứng yêu cầu của giáo dục, thích ứng hơn với sự phát triển của ngành công an cũng như của xã hội
Mục đích của bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất, tư tưởng chính trị đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tạo cơ hội cập nhật, củng cố, mở mang vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của cá nhân, giúp cho họ hoàn thành công việc một cách chất lượng, hiệu quả đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới
Bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cao đẳng các trường Cao đẳng CAND
Bồi dưỡng NLSP cho GV là hoạt động cập nhật và bổ sung kiến thức, kỹ năng cấu thành hệ thống các năng lực cốt lõi nghiệp vụ sư phạm về: Chuẩn bị hoạt động giảng dạy; Thực hiện hoạt động giảng dạy; Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; Phát triển chương trình; Soạn giáo trình; Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục; Quản lý hồ sơ dạy học, hồ sơ giáo dục; Quản lý người học
và xây dựng môi trường giáo dục; Phát triển năng lực người học…thông qua các hình thức học tập, đào tạo, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề Bồi dưỡng NLSP cho
GV cần có tính mục tiêu, có nội dung, chương trình và phương thức thực hiện cụ thể cho từng đối tượng
1.2.2 Mục tiêu và nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên
1.2.2.1 Mục tiêu
Là nhằm nâng cao NLSP thông qua tạo cơ hội cho GV cập nhật, củng cố, mở rộng vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm hoạt động sư phạm của đội ngũ GV các Trường Cao đẳng CAND, giúp cho họ nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực đáp
ứng mục tiêu đào tạo của ngành và yêu cầu của xã hội
1.2.2.2 Nội dung bồi dưỡng
Trang 40Bộ GD&ĐT đã xác định “Nội dung bồi dưỡng phải quán triệt đầy đủ quan
điểm của Đảng, Chính phủ về giáo dục, giúp người học có điều kiện phát triển nghề nghiệp về phẩm chất và năng lực”[18]
Để có được một đội ngũ GV thật sự chất lượng, đáp ứng đổi mới giáo dục, cần phải xây dựng nội dung bồi dưỡng một cách toàn diện về các mặt, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này, luận án chỉ tập trung đề cập đến các nội dung sau:
- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và thái độ nghề nghiệp GV
+ Quan điểm chính trị: Làm cho đội ngũ GV nhận thức và có thái độ đúng
về quan điểm, đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển nền giáo dục quốc dân, đặc biệt là quan điểm phát triển giáo dục
phục vụ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Bồi dưỡng đạo đức trong lao động sư phạm: Bồi dưỡng GV thiết tha gắn
bó với lý tưởng, có hoài bão tâm huyết với nghề dạy học, trách nhiệm lương tâm
nghề nghiệp với thông điệp: "Tất cả vì học sinh, sinh viên thân yêu" hình thành trong
mỗi GV các phẩm chất cao quý nhất của đạo làm thầy đó là tính trung thực trong hoạt động sư phạm, đạo đức lối sống, ý thức chấp hành luật pháp của GV
- Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên
Nội dung bồi dưỡng NLSP bám sát chuẩn năng lực nghề nghiệp và thực hiện phân hóa theo nhu cầu, đặc thù của GV, ưu tiên bồi dưỡng NLSP Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng các năng lực thành phần/tiêu chí trong khung cấu trúc NLSP cho
GV đại học: Phát triển chương trình; Biên soạn giáo trình, tài liệu; Lập và thực hiện
kế hoạch bài học/giáo án; Phương pháp dạy học tích cực; Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục; Đánh giá trong giáo dục; Giao tiếp và làm việc theo nhóm, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, NCKH và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp
1.2.3 Hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên
1.2.3.1 Hình thức bồi dưỡng
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bồi dưỡng và đặc điểm tình hình thực tế đơn vị
có thể sử dụng các hình thức bồi dưỡng như: bồi dưỡng trực tiếp thông qua các khóa tập huấn tập trung, bồi dưỡng gián tiếp bằng tổ chức tự học theo tài liệu, hoặc online Việc lựa chọn sử dụng hình thức, phương pháp bồi dưỡng được tính toán từ quá