1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

130 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
Tác giả Nguyễn Đình Khánh
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 25,41 MB

Nội dung

Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo của nhà trường hiện nay.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYEN ĐÌNH KHÁNH

QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG NANG LUC SU PHAM

CHO GIANG VIEN TRUONG CAO DANG AN NINH NHAN DANI

DAP UNG YEU CAU DOI MOI GIAO DUC VA DAO TAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LY GIAO DUC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYEN ĐÌNH KHÁNH

QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG NANG LUC SU PHAM

CHO GIANG VIEN TRUONG CAO DANG AN NINH NHAN DANI

DAP UNG YEU CAU DOI MOI GIAO DUC VA DAO TAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm

cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục và đào tạo” là kết quả nghiên cứu độc lập của riêng tôi Những số liệu, tài

liệu minh chứng của luận văn là những tài liệu đang được quản lý và sử dụng, phản

ánh trung thực, khách quan thực tiễn công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực

sư phạm cho giảng viên Trường Cao đăng An ninh nhân dân I hiện nay

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2019 Tác giả

Trang 4

LOI CAM ON

Trong qua trinh thuc hién đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,

giúp đỡ, động viên và các ý kiến góp ý rất sâu sắc của các thầy cô giáo, bạn bè,

đồng nghiệp Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Oanh — Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; quý thầy cô là giáo

viên lớp Cao học quản lý giáo dục; Ban Giám hiệu, Lãnh đạo các đơn vị chức năng của Trường Đại học giáo dục và Trường Cao đăng An ninh nhân dân I đã tạo điều

kiện thuận lợi, giúp đỡ và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên

cứu và thực hiện luận văn; gia đình và đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này

Tác giả

Nguyễn Đình Khánh

Trang 5

DANH MUC TU VIET TAT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ANNDI An ninh nhân dan I

CAND Công an nhân dân CBQL Cán bộ quản lý

ĐTB Điểm trung bình

GD&DT Gido duc va dao tao

Trang 6

MUC LUC

Trang LO1 CAM GOAN i

IURv 0u 0 il

Damh muc tir viét tat e.seecseeecssseccssseesnseessseessnecssnsessnscennsesnnssennscesnscennseeanesesneeenneesnees iii

Danh mục các bảng - - c2 2331111211 11111 131 1111111111 11T 11g TH TH HH nà Hư vii

Dam muc bidu 46 .seeessecsssescssecssseesssecssneccsnscconscssnscesnseessseesnneessneeesneeesneeenneeesnesen viii MO DAU ooo Ô 1

CHUONG 1: CO SO LY LUAN CUA QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG

NANG LUC SU PHAM CHO GIANG VIEN TRUONG CAO DANG AN NINH

NHAN DAN DAP UNG YEU CAU ĐÓI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 7 1.1 Tống quan vấn đề nghiên cứu 2-2-2 ©£+E£+EE+EE££E2EESEEerEerrkrrkrrkrree 7

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài - ¿5c SsSs tt Eegxerergrrư 9

1.2.1 Giảng viên các trường Cao đăng Công an nhân dân . - 9

1.2.2 Khái niệm năng lực, năng lực sư phẠI c-S«cSsSsseeseeeesers 11 1.2.3 Bồi during nding luc sve PRAM vececceccescessesessessessessessessessessesessesseesessessessease 13

1.2.4 Quan ly hoat dong boi dudng nding luc su PRAM vescescescesscesvessesseeseevseeses 15 1.3 Yêu cầu đổi mới giáo dục và nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng

năng lực sư phạm cho giảng viên óc 2c x39 vn gi gyrriet 17

1.3.1 Yêu cầu đổi mới giáo (đÌHC -¿- :-©5£+++++Ek+EktEEcEEEEkerkerkrrrkerkerrees 17 1.3.2 Nội dung quản lý hoạt động bôi dưỡng năng lực sư phạm cho

giảng viên Trường Cao đăng An ninh nhân dân . - 2 25+ ©s5scs+cs+se2 19

1.4 Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư

phạm cho giảng viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân L .- 27 1.4.1 Tác động từ yêu câu đổi mới giáo dục và đào tạo trong Công an

nhân dân hiỆH HIAV c0 HH ng, 27

1.4.2 Tác động từ yêu cầu nâng cao chất lượng giảng viên Công an nhân dân .29 1.4.3 Tác động từ trình độ, năng lực của giảng viên Công an nhân dân 30

1.4.4 Tác động từ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động

10875888 31 Kết luận chương 1 - 2-22 S£+EE+2EE£EEE£EEESEXEEEEEEEEEEEEEE2EE21.E1Etxcrrrrrei 32

Trang 7

CHUONG 2: THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG

NANG LUC SU PHAM CHO GIANG VIEN TRUONG CAO DANG AN

l1;8:7980-96 000 —— ,ÔỎ 34

2.1 Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 2-52 5c sccecrsrssxee 34

2.2 Khái quát về Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I - 35

2.3 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I - 2-2-5252 £+£E+£EzEzEzrxerxzez 39

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về vai trò

của năng lực sư phạm, bôi dưỡng năng lực sư phạm và quản lý hoạt động

boi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng ViÊï . - + 2e ©c+eeceererssceet 39

2.3.2 Thực trạng về kế hoạch, nội dung bôi dưỡng năng lực sư phạm cho

E⁄/⁄//1<à,/2/ SE 41

2.3.3 Thực trạng về phương pháp, hình thức tổ chức bôi dưỡng năng lực

sư phạm cho gIÄñg VIÊN cv TH HH rry 43

2.3.4 Thực trạng về kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng

viên Trường Cao đăng An ninh nhân dân Ï -:©-e5cce+cxcscsecxesres 44

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng

viên Trường Cao đắng An ninh nhân dân I - 2 2 + z££+£++zxzrxezsz 46

2.4.1 Thực trạng quản lý mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng năng lực sư

phạm cho giảng viên Trường Cao đăng An ninh nhân dân .-. 46 2.4.2 Thực trạng quản lý nội dung, phương pháp và hình thức bôi dưỡng

năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 49 2.4.3 Thực trạng quản lý hoạt động của chủ thể và đối tượng bồi dưỡng

năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 52

2.4.4 Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện thực hiện bôi dưỡng

năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đăng An ninh nhân dân I 56

2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bôi dưỡng năng lực sư phạm

cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân Ï -:-5:©5¿ 59 2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực

sư phạm cho giảng viên ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I 62

PIN 1.1 ng ẻaaŨ ố 62

2.5.2 Những hạn Chế ¿52-56 kSk‡EEÉEEEEE12112111211112111111111111 1111110 64

Trang 8

CHUONG 3: BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG NANG

LUC SU’ PHAM CHO GIANG VIEN TRUONG CAO DANG AN NINH

NHÂN DÂN I VÀ KHẢO NGHIỆM BIỆN PHÁP 2222222222122 69 3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng

lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao dang An ninh nhân dân I 69

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thốngg -+ + ++cx+cxe+x+xeerserxered 69

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiỄN 5-55 ©52+ce+cxecec+tcsreersereees 69

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 2-©5255c©5e2c5eccxcsceecxesres 70

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm của lực lượng Công an

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng

viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I .2- 2:22 +2s++zx5z+z+2 71 3.2.1 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho

các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên 71 3.2.2 Xây dựng kế hoạch bôi dưỡng năng lực sư phạm phù hợp với giảng

viên Trường Cao đăng An ninh nhân dân Ì - 2©++ce+s++xeceererssreee 76 3.2.3 Chi đạo đổi mới nội dụng, phương pháp, hình thức bôi dưỡng năng

lực sư phạm Cho gÌẢH VIÊÌH cv HH 78

3.2.4 Xây dựng cơ chế khuyến khích tự bôi dưỡng năng lực sư phạm của E2/⁄7⁄501⁄/2.PPPPP07 81 3.2.5 Thiét lập các điễu kiện cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng năng lực 182) 1.04.84/./.J.a./2.00n0nn880 85 3.2.6 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bôi dưỡng năng lực JJ8/1/1,,84/.841/.-//2.000nn0n8 Ầ Ầ.Ầ 89 3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề XuẤtt - -Ss-St c2 11211211 21111111 1111111111111 0111111111111 1111k 92 3.3.1 Những vấn đề chung về khảo nghiỆMm 2-5252 +cccterererssreee 92

3.3.2 Ket qudt KNGO NHIGM ceccecceccessessssssessessesssessessecsessssssessessessisssessessessseeseeses 92

Kết luận chương 3 2-2 2 62512 SE EE 1911221211211 111 11111111111 1.1 xe 100

KÉT LUẬN VÀ KHUYÉÊÉN NGHHỊ, - 2-52 SE‡EEEEEEE2EEEEEEEEerErrrrerkee 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -. 2-©5£2522S£££++£xc£xzzzzzcxez 104

PHỤ LỤC

Trang 9

Bang 2.1 Bang 2.2 Bang 2.3 Bang 2.4 Bang 2.5 Bang 2.6 Bang 2.7 Bang 2.8 Bang 2.9 Bang 2.10 Bang 2.11 Bang 2.12 Bang 2.13 Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3

DANH MUC CAC BANG

Nhận thức của CBQL va giang vién về vai trò của NLSP, bồi dưỡng

NLSP và quản lý hoạt động bồi đưỡng NLSP cho giảng viên 39

Đánh giá của CBQL và giảng viên về kế hoạch, nội dung bồi

dưỡng NLSP cho giảng VIÊN - 2c 3 32 3 re 41 Đánh giá của CBQL và giảng viên về phương pháp, hình thức tổ

chức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên - 2 25 ssc£xecszez 43 Kết quả tự giá của giảng viên về trình độ kiến thức chuyên môn 44

Kết quả tự giá của giảng viên về kỹ năng sư phạm 45

Đánh giá của CBQL, giảng viên về mục tiêu và kế hoạch bồi

dưỡng NLSP cho giảng VIÊN 5S 3 1S vierirrrerrrerrree 47 Kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về chỉ đạo việc xác định nội

dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên 49 Kết quả đánh giá hoạt động của chủ thể bồi dưỡng NLSP cho

5202.0117 II 53 Đánh giá của CBQL và giảng viên về công tác quản lý hoạt động

tự bồi dưỡng NLSP cho giảng viên - 2-52 sccxccczEerxerseee 55

Đánh giá của CBQL về các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi

dưỡng NLSP cho giảng viên (Đánh giá của 100 CBQL) 56

Đánh giá của giảng viên về các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi

dưỡng NLSP cho giảng viên (Đánh giá của 120 giảng viên) 57

Đánh giá của CBQL vé kiém tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt

động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên (Đánh giá của 100 CBQL) 60

Đánh giá của giảng viên về kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý

hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên (Đánh giá của 120

u11: 01171777 60

Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp 93

Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 95

Tương quan giữa mức độ cân thiệt và mức độ khả thi của các

biện pháp - - - cv HH HH HH 98

Trang 10

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ 3.3 DANH MỤC BIÊU ĐÒ

Biểu thị kết quả đánh giá của CBQL và giảng viên về công tác

quản lý hoạt động tự bồi đưỡng NLSP cho giảng viên 55

Két qua danh gia cua CBQL va giang vién vé cac diéu kién dam

bảo hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên - 58

Mure d6 can thiét ctia cdc bién phap cecececcecescesesesseseesseseesesseesesseeee 93

Mức độ tính khả thi của các biện pháp .- 2-55 5<<<+<<+cx++ 96

Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi 97

Trang 11

MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày 04 tháng 11 năm 2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã

ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết xác

định: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bôi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục gan voi nhu cau phat trién kinh tế - xã hội, bảo dam an ninh,

quốc phòng và hội nhập quốc tế Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng

cấp học và trình độ đào tạo” [14] Đây là cơ sở khoa học quan trọng dé nhà giáo

phát huy vai trò là người quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo như Luật giáo

dục đã khăng định

Thực hiện Nghị quyết của Đảng về đôi mới toàn diện GD&ĐT, Bộ Công an đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/BCA ngày 18/9/2013 và Chỉ thị số 13-CT/BCA

ngày 12/10/2013 về “Đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo trong Công an nhân dân ” Thực hiện các chỉ thị và nghị quyết trên, Trường Cao đăng An ninh nhân

dân I đã đôi mới ở tất cả các khâu, các thành tố của quá trình giáo dục Đặc biệt,

nhà trường rất chú trọng đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng

viên, bởi đây là nhân tố trung tâm, quyết định chất lượng của quá trình dạy học, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo

của ngành và của đất nước

Trường Cao đắng An ninh nhân dân I là một trong 04 trường cao đăng trọng

điểm của ngành, đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống các trường Công an nhân dân, được Đảng, nhà nước và ngành triển khai rất nhiều đề án, quy hoạch phát triển Thực

hiện Đề án thành phần số 05, thuộc Đề án 1229 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy

hoạch tổng thể, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi

dưỡng trong Công an nhân dân đến năm 2020”, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo

các đơn vị chức năng chủ động xây dựng các kế hoạch, triển khai nhiều biện pháp, mở

Trang 12

lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên Vi vậy, giảng viên đã được đảo tạo nâng cao trình độ, có phẩm chất và năng lực đáp ứng cơ bản yêu cầu giáo dục và đào tạo của nhà trường; giảng viên tích cực, nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tích, góp phần

nâng cao chất lượng đảo tạo của trường và của ngành

Tuy nhiên, giảng viên của Trường Cao đăng An ninh nhân dân I nói riêng và các trường Công an nhân dân nói chung đa phần là tốt nghiệp các Học viên Công an

nhân dân, nên thời gian đào tạo, bồi dưỡng, thực hành nghiệp vụ sư phạm ít; quá trình

bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm không chính quy, gắn với chuyên môn giảng dạy mà là

sự bồ sung về sau Mặt khác, hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng

viên của nhả trường, trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế, bat cập như: Nội

dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm chưa phù hợp; việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên chưa khoa học; ở những

phương diện nhất định, còn thiếu tính kế hoạch, tô chức chưa chặt chẽ, chỉ đạo chưa

sâu sát, kiêm tra chưa kịp thời trong việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Đây là thực trạng và cũng là nguyên nhân dẫn đến năng lực sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận giảng viên còn yếu, chưa đáp ứng được sự nghiệp đổi mới, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường Vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực sư phạm và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên là

việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Quản 1ý hoạt động

boi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” để nghiên cứu làm luận văn

thạc sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động bồi dưỡng

năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao dang An ninh nhân dân I, đề xuất

các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

Trường Cao đăng An ninh nhân dân I, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và

Trang 13

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

* Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đăng An ninh nhân dân I

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên dựa trên cơ

sở lý luận nào?

- Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

Trường Cao đăng An ninh nhân dân I hiện nay như thế nào?

- Làm thế nào đề nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đăng An ninh nhân dân I

5 Giả thuyết khoa học

Chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm giữ vị trí

trung tâm Do đó, nếu các chủ thể quản lý thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức

cho các lực lượng về bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên; xây dựng kế

hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm P khoa học; tích cực đôi mới nội dung,

phương pháp bồi dưỡng; tạo môi trường thuận lợi cho việc bồi dưỡng; phát huy vai

trò chủ động, sáng tạo của giảng viên; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng

năng lực sư phạm cho giảng viên thì sẽ nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đảo tạo hiện nay của nhà trường

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đăng An ninh nhân dân

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm va quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng

An ninh nhân dân I

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho

Trang 14

- Khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đăng An ninh nhân dân I

7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng

lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dan I

Về đối tượng khảo sát: Tiên hành khảo sát, tọa đàm, trao đôi với giảng viên,

cán bộ quản lý Trường Cao đăng An ninh nhân dân I và cán bộ quản lý của Cục Đào

tạo — Bộ Công an; nghiên cứu thông qua các báo cáo tổng kết, kết quả các cuộc thi giảng viên giỏi, kế hoạch, biện pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên của

Cục Đào tạo và của nhà trường

Về thời gian: Các số liệu sử dụng dé nghiên cứu từ năm 2013 đến nay 8 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác —

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo và quản lý giáo dục Đồng thời, tác giả cũng dựa trên các quan điểm tiếp cận: Quan điểm logic — lịch sử, hệ thống — cấu trúc và quan điểm thực

tiễn dé luận giải nhiệm vụ của đề tài

* Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn cụ thể là:

- Các phương pháp nghiên cứu lý luận, bao gồm: Phương pháp phân tích,

tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận chuyên ngành, liên ngành,

các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà

nước và Bộ Công an về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; các công trình nghiên cứu khoa

học có liên quan đến đề tài nghiên cứu; các báo cáo, sơ kết, tổng kết của Trường Cao đăng An ninh nhân dân I và Cục Đào tạo - Bộ Công an về bồi dưỡng năng lực sư

phạm cho giảng viên hiện nay

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm:

Phương pháp quan sát sư phạm: Tiễn hành quan sát các hoạt động bồi

Trang 15

Điểu tra, khảo sát: Sử dụng phiêu hỏi đối với 100 cán bộ quản lí giáo dục

(Cán bộ Cục Đào tạo, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng các đơn vị, bộ môn

khoa, phòng và trung tâm của Nhà trường), 120 giảng viên của Trường Cao đăng

An ninh nhân dân I đề đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực sư phạm và quản lý

hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên hiện nay

Nghiên cứu các sản phẩm: Nghiên cứu các chương trình, kế hoạch, báo cáo, thống kê kết quả, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm và quản

lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đắng An ninh nhân dân I

Phỏng vấn: Tiến hành phỏng van cán bộ Cục Đào tạo, Hiệu trưởng, Phó

Hiệu trưởng, lãnh đạo các đơn vị, bộ môn khoa, phòng, trung tâm và giảng viên của Nhà trường

Chuyên gia: Xin ý kiễn của một số nhà khoa học, cán bộ quản lý, giảng viên

có bề dày kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn có liên quan đến nội dung của đề tài nghiên cứu

- Nhóm phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng toán thống kê để tổng hợp, tính toán, xử lý các số liệu điều tra đã

thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực trạng và khảo nghiệm tính cần thiết,

tinh khả thi của các biện pháp đã đề xuất

9 Những đóng góp của đề tài

Luận văn được nghiên cứu thành công sẽ đóng góp và làm phong phú thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng năng lực sư phạm và quản lý hoạt động

bồi dưỡng năng sư phạm cho đội ngũ giảng viên trong các trường Công an nhân dân

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

Truong Cao dang An ninh nhân dân I Luận văn giúp cán bộ quản lí Trường Cao

dang An ninh nhân dân I phát huy những thành tựu, khắc phục những hạn chế trong bồi dưỡng năng lực sư phạm và quản lý hoạt bồi dưỡng năng lực sư phạm

Trang 16

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho

việc đề xuất các biện pháp nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên các trường Công an nhân dân

10 Kết cấu của đề tài

Trang 17

CHUONG 1

CO SO LY LUAN CUA QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG NANG

LUC SU PHAM CHO GIANG VIEN TRUONG CAO DANG AN NINH NHAN DAN DAP UNG YEU CAU DOI MOI GIAO DUC VA DAO TAO

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

NLSP của giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những năng

lực thiết yếu, quyết định chất lượng giáo dục và tạo nên nghệ thuật sư phạm của

người giáo viên Vì vậy, có nhiều công trình khoa học khác nhau nghiên cứu về

NLSP, về hoạt động bồi dưỡng NLSP và về quản lý hoạt bồi đưỡng NLSP cho giáo

viên ở các cấp học, bậc học Trong đó có một số tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn

đề có liên quan đến bôi dưỡng, phát triên NLSP cho đội ngũ giáo viên, cụ thé như:

Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính

trong công trình “7m lý học giáo dục” cho rằng NLSP bao gồm các năng lực dạy

và năng lực giáo dục Đây là hai nhóm năng lực cần phải có để người giáo viên thực

hiện có hiệu quả quá trình giáo dục Đồng thời nhóm tác giả cũng quan niệm bồi

dưỡng NLSP cho giáo viên cần tập trung bồi dưỡng, phát triển các năng lực cụ thé:

Năng lực hiểu biết kiến thức chuyên môn; năng lực hiểu người học; năng lực chế biến tài liệu học tập; năng lực sử dụng kỹ thuật dạy học và năng lực ngôn ngữ

Nhóm tác giả Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị cho rằng “NLSP là loại

năng lực chuyên biệt có quan hệ chặt chẽ với năng lực nói chung, NLSP được thé

hiện ở phẩm chất trí tuệ, ngôn ngữ, nét ý chí và tính cách của giáo viên” [32]

Tác giả Phạm Minh Hạc khang định: “Sự thành công trong việc dạy hoc va giao

dục học sinh đòi hỏi người thầy giáo phải có thế giới quan tiên tiến, những phẩm chất

đạo đức cao quý, trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cao” [20]

Đề tài cấp Bộ: “Các giải pháp bôi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên tiểu học Đồng bằng sông Cửu Long [30], do tác giả Nguyễn Thị Quy làm chủ

nhiệm, đã tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên tiêu học và thực trạng dạy

học tiêu học ở đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp bồi

Trang 18

Tác giả Đỗ Thị Thanh Huyền với đề tài luận văn thạc sĩ: “7ổ chức hoạt động

bồi dưỡng NLSP cho giáo viên tiểu học quận Ba Đình, thành phố Hà Nói [24] Trong luận văn, tác giả nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trang va đề

xuất được các biện pháp tô chức hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giáo viên tiểu học đó là: Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng giáo

dục;thực hiện tốt việc kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng; tô chức tốt các hoạt động bồi dưỡng NLSP; thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi; đảm bảo các điều kiện sư phạm thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng và phát

huy tính tích cực, chủ động của đội ngũ giáo viên trong tự bồi dưỡng NLSP

Tác giả Lê Thị Kim Trinh, trong luận văn thạc sĩ (2013): “76 chức bồi dưỡng

năng lực sư phạm cho giáo viên dạy nghề trang điểm thẩm mĩ trên địa bàn thành

pho Hồ Chí Minh ”[36], đã làm rõ các vẫn đề cơ bản lí luận và thực tiễn về tô chức

hoạt động bồi dưỡng NLSP của giáo viên dạy nghề trang điểm Từ đó, tác giả dé

xuất các giải pháp tô chức hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giáo viên dạy nghề trang

điểm là: Xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tự bồi dưỡng

Tác giả Nguyễn Văn Việt, trong tạp chí Quốc phòng toàn dân (2016) đã nghiên

cứu và xác định “Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên - khâu then chốt nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo ở Trường sĩ quan Lục quân I” Trong đó đã chỉ ra những yêu

cầu, nhiệm vụ và giải pháp để phát triển năng lực của người giảng viên ở Trường sĩ

quan Luc quan 1 nói riêng và lực lượng vũ trang nói chung

Tác giả Nguyễn Văn Ly, trong kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề giải

pháp phát triên đội ngũ giảng viên các trường Công an nhân dân trong tình hình hiện nay đã chỉ rõ yêu cầu thực tiễn xã hội đặt ra đối với công tác xây dựng lực lượng CAND, những pham chat, năng lực cần có của người giảng viên CAND trong tình hình hiện nay, trên cơ sở đó tác giả đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp đề phát triển năng lực của người giảng viên CAND

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây đã luận giải sâu sắc những

van đề liên quan đến NLSP, bồi dưỡng NLSP va quản lý hoạt động bồi dưỡng

Trang 19

nghiên cứu quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đăng An ninh Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý hoạt động bôi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I đáp ứng yêu cầu đổi

mới giáo dục và đào tạo” là cấp thiết và không trùng lặp với các công trình khoa

học đã được công bố

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giảng viên các trường Cao đẳng Công an nhân dân

Giảng viên trong các trường Cao đăng trong CAND là những người lao động

trí óc, thực hiện nhiệm vụ dạy học, nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục học viên và các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Công an

Khoản 2, điều 1 Thông tư số 50/2016/TT-BCA ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ Trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn, thâm quyên, quy trình bố nhiệm,

miễn nhiệm các chức danh giảng dạy ở các trường CAND quy định: “Giảng dạy ở

các trường cao đăng trong CAND có các chức danh: Giảng viên, giảng viên chính,

giảng viên cao cấp”

Điều 7, Thông tư số 50/2016/TT-BCA ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ

Trưởng Bộ Công an quy định:

- Nhiệm vụ:

1 Giảng dạy trình độ cao đăng (nếu đủ điều kiện); hỗ trợ cho giảng viên chính, giảng viên cao cấp trong hoạt động giảng dạy, gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ

đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, chấm bài tập, tham gia

hoạt động dạy giỏi theo quy định;

2 Tham gia đôi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá

kết quả học tập, rèn luyện của học viên;

3 Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo

khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; viết bài cho các tạp chí, chuyên đề

khoa học liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn giảng dạy;

4 Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và đảm bảo chất lượng giáo dục;

Trang 20

6 Tham gia hướng dẫn học viên nghiên cứu khoa học;

7 Phối hợp trong công tác quản lý đào tạo, giáo dục học viên, tham gia cơng

tác Đảng, đồn thé;

8 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác dược phân công

- Yêu câu trình độ đào tạo, bồi dưỡng

1 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, giảng dạy thực hành có bằng tốt nghiệp

trung cấp trở lên phù hợp chuyên môn giảng dạy (tốt nghiệp các trường ngồi Cơng

an nhân dân phải có văn bằng 2 nghiệp vụ công an hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng

pháp luật, nghiệp vụ công an theo quy định); giảng dạy quân sự, võ thuật phải có chứng chỉ bồi dưỡng quân sự, võ thuật; giảng dạy thực hành phải có giấy phép hoặc

chứng chỉ kỹ năng nghè phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm;

2 Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên (trừ trường

hợp có băng tốt nghiệp khoa sư phạm theo ngành, chuyên ngành);

3 Có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;

4 Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2), giảng dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại

ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2); giảng dạy thực hành có trình độ ngoại ngữ bậc I

(A1) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đảo tạo;

5 Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản

theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Yêu cầu năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

1 Nắm vững kiến thức các môn học chính và kiến thức cơ bản một số môn

học có liên quan trong chuyên ngành đảo tạo được đảm nhiệm;

2 Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo;

3 Có kỹ năng tổ chức cho học viên tham gia nghiên cứu khoa học, ứng

dụng, triển khai kết quả nghiên cứu khoa học vào công tác giáo dục, đảo tạo và thực

tiễn công tác của lực lượng Công an nhân dân;

4 Đã có thời gian tập sự giảng dạy từ đủ 12 tháng trở lên, được Hội đồng duyệt giảng cấp trường đánh giá đạt yêu cầu và đủ khả năng giảng dạy Thời gian

tập sự giảng dạy để bố nhiệm chức danh giảng viên không quá 03 năm (không tính

thời gian đi luân chuyên có thời hạn, đi thực tế)

Trang 21

1.2.2 Khái niệm năng lực, năng lực sự phạm - Năng lực

Xem xét dưới góc độ giáo dục học: “Năng lực là khả năng cho phép một

người đạt thành công trong hoạt động thé lực, trí lực hoặc nghề nghiệp” [33] Như

vậy, năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt

động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thê

Năng lực có cấu trúc phức tạp, song những thành tổ cơ bản tạo nên cơ sở

cấu trúc của nó gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ Các năng lực hình thành trên

cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nơi đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn đo tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có

- Năng lực sư phạm

Theo tác giả Hồ Ngọc Đại: “Năng lực sư phạm là khả năng làm cho người

học chỉ có thể và buộc phải sáng tạo lại cái mà loài người đã sáng tạo ra trước đây

Theo đúng mẫu và quy trình công nghệ của nó Những học sinh chỉ có thê làm được

việc ấy khi có thầy giáo tô chức, hướng dẫn và tạo điều kiện cần thiết khác, đó là

bản chất của nghề sư phạm”

Các tác giả Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị cho rằng “Năng lực sư

phạm là loại năng lực chuyên biệt có quan hệ chặt chẽ với năng lực chung, năng

lực sư phạm được thê hiện ở phẩm chất trí tuệ, ngôn ngữ, nét ý chí và tính cách

của giảng viên” [32]

Theo quan điểm của Giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc thì: “ Năng lực sư

phạm là tô hợp những đặc tính tâm lý của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của

hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ay” va “nang luc su phạm tựa như là hình chiếu của hoạt động sư phạm” Như vậy, NLSP là một thành

tố tạo nên nhân cách giảng viên

NLSP phân biệt với các loại năng lực khác biểu hiện ở các yếu tố tạo thành

NLSP Nếu dựa vào chức năng đặc trưng của người thầy giáo là dạy học và giáo

dục để xã định cấu trúc NLSP, đề thực hiện có hiệu quả các chức năng đặc trưng đó,

người thầy giáo phải có một hệ thống năng lực tương ứng, đó là: Nhóm năng lực

Trang 22

dạy học, nhóm năng lực giáo dục và nhóm năng lực tô chức các hoạt động sư phạm Theo đó, NLSP là sự đan xen, quan hệ khăng khít giữa trình độ tri thức, kỹ năng,kỹ

xảo với khả năng tư duy sư phạm phát triển, đây là đặc điểm riêng của NLSP Đồng

thời, người thầy giỏi nghề, tài năng, được mọi người kính trọng không thê thiếu

những giá trị nghề cốt lõi cũng như những chuẩn mực đạo đức Người thầy dù có

năm được nhiều tri thức, kỹ năng dạy học điêu luyện, khả năng ngôn ngữ cuốn hút

vẫn chưa đủ đề khăng định NLSP của mình nếu thiếu tư duy sư phạm sáng tạo, tâm

huyết với nghề và những giá trị nghề nghiệp, chuân mực đạo đức trong sự nghiệp

đào tạo thế hệ trẻ

Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các nhà Tâm lý học và Giáo dục học về NLSP, đồng thời tiếp cận năng lực thực hiện, tác giả đề tài cho rằng: Năng lực

sư phạm là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và tư duy sư phạm phù

hợp với hoạt động sư phạm đảm bảo cho chủ thể thực hiện các hoạt động sư

phạm một cách sáng tạo và đạt hiệu quả cao

Trên cơ sở làm rõ các khái niệm về giảng viên, năng lực, NLSP, tác giả cho

rằng: Năng lực sư phạm của giảng viên trường Cao đăng An ninh nhân dân là tổ

hợp các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và tư duy sư phạm phù hợp với yêu cầu

hoạt động của giảng viên nhằm đảm bảo cho giảng viên thực hiện các hoạt động sư

phạm một cách sáng tạo và đạt hiệu quả cao

NLSP của giảng viên trường Cao đăng AND I là một thuộc tính tâm lý độc đáo trong nhân cách của người giảng viên, nó là tổ hợp của các phâm chất, các kỹ năng, các kỹ xảo và các thành phần tâm lý phù hợp với hoạt động sư phạm của

giảng viên và lực lượng CAND và đảm bảo cho các hoạt động đó được thực hiện một cách sáng tạo và hiệu quả cao, cụ thê như:

NLSP của giảng viên Trường Cao đăng ANND I biểu hiện trước hết ở kha năng hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý học viên; hiểu biết về mục tiêu, chương trình

đào tạo trình độ cao đăng CAND; kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và

giáo dục của ngành có liên quan đến công tác GD&ĐÐT

NLSP của giảng viên Trường Cao đắng ANND I được biểu hiện ở các kỹ

năng sư phạm: Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động sư phạm; tổ chức thực thiện các

Trang 23

hoạt động dạy học; kỹ năng quản lý và giáo dục học viên; kỹ năng giao tiếp, ứng xử với học viên, đồng chí đồng đội và cộng đồng

Ngoài những phẩm chất, thành tố tạo thành như NLSP của người giảng viên,

cầu trúc NLSP của giảng viên Trường Cao đắng ANND I phải có những phâm chất mang tính đặc thù của lực lượng CAND như: Phẩm chất chính trị, kiến thức pháp

luật, kiến thức nghiệp vụ CAND, kiến thức quốc phòng an ninh, kiến thức về công

tác đấu tranh phòng chống tội phạm, kỹ năng xử lí các tình huống nghiệp vụ, kỹ

năng giải quyết các vụ việc về an ninh quốc gia, kỹ năng vận động quần chúng, kỹ

năng thuyết phục, kỹ năng vận dụng văn bản quy định nhà nước, Bộ BCA trong đấu

tranh phòng chống tội phạm, năng lực cảm hóa giáo dục, năng lực tô chức quản lí

chỉ đạo

1.2.3 Bồi dưỡng năng lực sư phạm

Khái niệm bồi dưỡng có những cách hiểu khác nhau:

Theo từ điền tiếng Việt, “Bồi dưỡng” là tăng thêm năng lực và pham chat

Theo nghĩa rộng, bồi dưỡng là hoạt động giáo dục nhằm hình thành năng lực

và các phẩm chất nhân cách theo mục tiêu xác định Như vậy, bồi dưỡng bao hàm

cả hoạt động giảng dạy và giáo dục (nghĩa hẹp), nhằm trang bị tri thức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và những phẩm chất nhân cách cho con người theo mục tiêu

đã xác định

Hoạt động này được diễn ra cả trong gia đình, nhà trường và xã hội, nhiệm

vụ của quá trình bồi dưỡng không những chỉ là cung cấp, trang bị hệ thống kiến

thức, năng lực chuyên môn, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thái độ cho người học

trong nhà trường mà còn tiếp tục cập nhật, bồ sung, phát triển nhằm hoàn thiện

phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và mục tiêu giáo dục sau khi đã kết thúc quá trình học tập Vì vậy, quá trình bồi dưỡng này phải được tiến

hành thường xuyên, liên tục

Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là hoạt động bồ sung, phát triển, hoàn thiện hệ

thống kiến thức, năng lực chuyên môn và những phẩm chất nhân cách đã được hình

thành trước đây Theo đó, hoạt động này được diễn ra sau quá trình người học kết

thúc chương trình giáo dục đảo tạo ở nhà trường Như vậy, bồi dưỡng là là khâu

Trang 24

tiếp nối của giáo dục, đào tạo con người khi họ đã có những tri thức, năng lực chuyên môn và phâm chất nhân cách nhất định được hình thành trong quá trình đào tạo của nhà trường Thực tiễn luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, do đó

bồi dưỡng là để giúp người học cập nhật kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ mới, hình thành phẩm chất năng lực mới phù hợp yêu cầu thực tiễn và đảm bảo cho quá

trình tổ chức các hoạt động đạt kết quả cao

Từ phân tích trên, có thể hiểu bồi dưỡng như sau: Bồi dưỡng là quá trình bố

sung sự thiếu hụt về tri thức, năng lực chuyên môn; cập nhật những cái mới đề hoàn thiện hệ thống tri thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động thực tiễn

Bồi dưỡng NLSP là một hoạt động nhằm phát triển đội ngũ và phát triển

nguồn nhân lực cho ngành giáo dục đáp ứng sự nghiệp đổi mới GD&ĐÐT, là nhiệm

vụ của quản lý nhà trường và là nhiệm vụ của nhà giáo được ghi trong Luật giáo

dục đó là “Nhà giáo phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ” Bồi dưỡng NLSP là việc nhà quản lý tô chức các hoạt động, hướng đội

ngũ giảng viên vào việc hoàn thiện kết quả đào tạo cơ bản, nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng mục tiêu, nhiệm

vu GD&DT đã đặt ra

Như vậy, bồi duéng NLSP cho giảng viên là bổ sung những kiến thức còn

thiếu hụt, lạc hậu; cập nhật những tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và

các phâm chất nhân cách mới nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển giáo dục Nói cách khác, đây là một

quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao trình độ chuyên môn, năng

lực giáo dục, phương pháp sư phạm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công

việc của giảng viên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Từ cách tiếp cận trên, có thê hiểu: Bồi dưỡng năng lực sư phạm của giảng viên là sự tương tác, phối hợp thông nhất giữa chủ thể bôi dưỡng và đối tượng được

bồi dưỡng, nhằm bồ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp cho giảng viên, đáp ứng yêu câu nâng cao chất lượng giảng viên theo mục tiêu đã xác định

Trang 25

Từ khái niệm trên có thể thấy hoạt động bôi dưỡng NLSP cho giảng viên bao

gồm các thành tô cơ bản sau đây:

Mục đích bôi dưỡng: Từng bước xây dựng và hoàn thiện kiến thức, kỹ năng sư

phạm của người giảng viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&DT trong CAND

Chủ thể bôi dưỡng: Tổ chức Đảng; Ban Giám hiệu; cán bộ lãnh đạo, CBQL

giáo dục cơ quan cấp trên và giảng viên được phân công làm nhiệm vụ bồi dưỡng

Đổi tượng bồi dưỡng: Giảng viên các Trường Cao đăng ANND I, họ vừa là đối

tượng bồi dưỡng, vừa là chủ thể của hoạt động bồi dưỡng Hoạt động bồi dưỡng chỉ

thực sự đạt hiệu quả khi người giảng viên biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng

Nội dung bôi dưỡng: NLSP cho giảng viên hết sức phong phú và đa dạng, có

tính toàn diện, bao gồm các nội dung bồi dưỡng như: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức xã hội có liên quan đến đào tạo trình độ cao đăng CAND; kién

thức chuyên ngành và cơ sở ngành của lực lượng Công anh nhân dân; kiến thức về phương pháp giáo dục đào tạo trình độ cao đăng và các kỹ năng sư phạm của giảng

viên cao dang trong CAND

Về phương pháp bồi dưỡng: Cùng với việc bồi dưỡng, cần coi trọng tự học,

tự bồi dưỡng: kết hợp giữa trao đối, thảo luận, giải đáp thắc mắc trên cơ sở mỗi người đều có tài liệu học tập, kết hợp bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy

học, sử dụng thiết bị dạy học

1.2.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm * Quan ly

F.W.Taylor (1856-1915), dugc coi la cha dé cua Thuyết quản lý khoa học đã định

nghĩa: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy răng họ

đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [26]

H.Fayol (1841-1925), tác giả của thuyết quản lý tổng quát, định nghĩa như sau:

“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [26]

Hiện nay hoạt động quản lý được định nghĩa rõ hơn: “Quản lý là quá trình

Trang 26

đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế

hoạch hóa, tô chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [28]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế

hoạch của chủ thê quan lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thé

quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [29]

Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi

hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với qui luật, đạt tới mục đích

đề ra và đúng ý chí của người quản lý

Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý để tạo ra một sự chuyên biến toàn bộ hệ thống nhằm đạt đến một mục đích nhất định

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tô chức xét

cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý Quá trình

“Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ồn định, quá trình “Lý” gồm

việc sửa sang, sắp xếp, đôi mới đưa vào thê “phát triển

Từ những vấn đề nêu trên, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có mục đích của

chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua các chức năng quản lý nhằm thực hiện

tốt mục tiêu đã xác định

* Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực su phạm

Từ những cách tiếp cận trên, có thê khái quát: Quản lý hoạt động bôi dưỡng năng

lực sư phạm cho giảng viên trường Cao đăng An ninh nhân dân là những tác động có

mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến toàn bộ hoạt động bồi dưỡng năng lực

sư phạm cho giảng viên, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu

cầu của giáo dục và đào tạo trong thời kb mới

Mục tiêu quản lý: Tao dung môi trường và những điều kiện thuận lợi để thực

hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi đưỡng NLSP cho giảng viên hướng đến chuẩn hóa chất lượng giảng viên đáp ứng yêu cầu đối mới căn bản, toàn điện GD&ĐÐT trong CAND

Chủ thể quản lý: Bồi dưỡng NLSP cho giảng viên gồm chủ thể trực tiếp và

chủ thể gián tiếp Chủ thể trực tiếp là lãnh đạo các bộ môn, khoa; tô trưởng tô chuyên môn, Ban Giám hiệu, CBQL của Cục Đảo tạo — Bộ Công an Chủ thể gián

tiếp quản lý bồi dưỡng là các cấp ủy đảng, các phòng ban, trung tâm có chức năng

Trang 27

và quyền hạn quản lý giáo dục của Nhà trường

Đối tượng quản lý: Hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đăng An ninh nhân dân

Nội dung quản lý: Xây dựng kê hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý

việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLSP, quản

lý chủ thể và đối tượng bồi dưỡng NLSP, quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất bồi

dưỡng NLSP, quản lý tự bồi dưỡng NLSP của giảng viên, quản lý kiểm tra và đánh

giá kết quả bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao dang ANND

1.3 Yêu cầu đồi mới giáo dục và nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng

lực sư phạm cho giảng viên

1.3.1 Yêu cầu đôi mới giáo dục

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ thành

tựu và hạn chế của GD&ĐT nước ta trong những năm qua Trên cơ sở đó Đảng ta

khẳng định, đổi mới căn bản, toàn điện GD&ĐÐT đang trở thành một yêu cầu khách

quan và cấp bách của sự nghiệp đây mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

ở nước ta trong giai đoạn hiện nay: “Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn

thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục,

đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành Đảo tạo thiếu gan kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng

đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sông và kỹ năng làm việc Phương pháp giáo

dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”, khang dinh

trên của Đảng cho thấy nền giáo dục của nước ta đang tồn tại những bất cập rất lớn trước ø yêu cầu mới đất nước Đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, sự

phát triển như vũ bao của khoa học - công nghệ, quá trình bùng nỗ thông tin, sự giao

thoa về văn hóa tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó đặt ra những thách thức, nhiệm vụ mới đối với giáo dục

Đối với sự phát triển của đất nước, Đảng ta xác định giáo dục là quốc sách

hàng đầu, là động lực chủ yếu của quá trình phát triển nhanh và bền vững, vì vậy,

giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự nghiệp

Trang 28

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng

Đất nước ta hiện nay đang đứng trước sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu

hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, sự du nhập về văn hóa, lỗi sống dan dén

sự thay đổi các giá trị truyền thống, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sông, tự diễn biến, tự chuyên hóa như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng

đã xác định Thực tế này đòi hỏi hệ thống giáo dục cần điều chỉnh theo hướng tăng

mạnh việc trang bị nền tảng văn hóa, kỹ năng sống và các giá trị đạo đức cho con người Việt Nam

Thực tiễn đang biến đổi nhanh chóng từng ngày, đặt ra những yêu cầu, đòi

hỏi mới đối với GD&ĐT Tuy nhiên, nền giáo dục của chúng ta đang khá lạc hậu,

chưa đáp ứng được thực tiễn, mặc dù đã đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt Nền giáo dục

nước ta còn quá chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn; chưa thực sự quan tâm

đúng mức cho việc trau đồi phương pháp, kỹ năng: việc dạy và học không gắn chặt

với thực tiễn; nền giáo dục của nước ta tương đối khép kín; hệ thống giáo dục và

các chương trình ở nước ta so với các nước tiên tiến trên thế giới còn khoảng cách

khá xa Trước bối cảnh đó, chúng ta cần phải tiếp tục, đây mạnh sự nghiệp đối

mới toàn diện GD&ĐÐT nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng, sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay

Đề đáp ứng được sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới, GD&ĐT phải

đổi mới mạnh mẽ, toàn điện ở tất cả các khâu, các thành tố của quá trình giáo dục, cụ thể như:

Yêu cầu về đổi mới mục tiêu giáo dục: Trên cơ sở mục tiêu đôi mới GD&ĐT, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học,

chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo

Yêu cầu về đổi mới nội dung giáo dục: Chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy

nghề Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp

với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực

tiễn, phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu

Trang 29

Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới phương pháp dạy và học

theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến

thức, kỹ năng của người học; dạy học theo đỉnh hướng phát triển năng lực, dạy học tình huống, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học

Yêu cầu về đổi mới công tác kiểm tra, đánh giáo: Đổi mới căn bản hình thức

và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung

thực, khách quan

Yêu cầu về đổi mới công tác quản lí giáo dục: Đổi mới căn bản công tác

quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách

nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng công tác quản lý chất lượng

Yêu cầu về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu

cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế Thực

hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo

13.2 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân

1.3.2.1 Quản lý mục tiêu, kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho

giảng viên

Trong hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, cần xác định rõ mục tiêu

cần đạt được: Mục tiêu bồi dưỡng là nhăm trang bị cho giảng viên kiến thức và kỹ

năng sư phạm, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT Bồi dưỡng NLSP cho

giảng viên nhằm khắc phục những yếu kém, thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng sự

phạm phục vụ các mục tiêu nâng cao năng lực giảng viên

Cần xác định đúng mục tiêu bồi dưỡng NLSP cho giảng viên đảm bảo phù hợp

với nhu cầu thực tiễn của đội ngũ giảng viên vì đó sẽ là yếu tố then chốt chi phối toàn

bộ quá trình quản lý hoạt động bồi đưỡng NLSP cho giảng viên của Nhà trường

Trong các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên thì việc xây dựng kế

hoạch bồi dưỡng là vấn đề tiên phong và mang tính định hướng cho mọi hoạt động

Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý vì các chức

Trang 30

nang khac déu phải dựa vào nó dé hướng vào thực hiện mục tiêu của tô chức Kế

hoạch giúp công tác quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện, định hướng, bố trí, sắp

xếp các hoạt động trong tô chức công tác bồi dưỡng giảng viên Lập kế hoạch giúp

cho các nhà quản lý đễ đàng kiểm tra, điều chỉnh trong quá trình chỉ đạo thực hiện

Kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên là việc chủ thể quản lý xác định

mục tiêu, nội dung, chương chình, hình thức và phương pháp bồi dưỡng NLSP cho

giảng viên nhằm đem lại kết quả cao nhất Việc lập kế hoạch giúp cho CBQL lựa

chọn những phương pháp tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả cho tô chức bồi

dưỡng giảng viên

Khi xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cần dựa

trên những cơ sở sau:

Phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên ở thời điểm

trước thông qua thực tế công việc và tông kết tình hình bồi dưỡng trong năm Từ đó

rút ra những ưu điểm và khuyết điểm, sắp xếp từng vấn đề để giải quyết Qua việc khảo sát tình hình thực tế chất lượng đội ngũ giảng viên, cần phân loại thành các

nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi

nhóm Cụ thể:

- Phân loại theo nội dung bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng về kiến thức: Kiến thức cơ bản về GD&ĐT trình độ cao đăng CAND; kiến thức giáo dục đại cương, cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành; kiến thức về phương pháp dạy học và quản lý giáo dục học viên; kiến thức phổ thông về

chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan đến đảo tạo trình độ cao đăng CAND

+ Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm: Kỹ năng lập kế hoạch đào tạo trình độ cao

đăng CAND; kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và quản lý giáo dục học viên; kỹ năng quản lý lớp học; kỹ năng giao tiếp, ứng xử học viên, với đồng chí đồng đội

và cộng đồng

- Phân loại theo mục tiêu bồi dưỡng: Bồi dưỡng cơ bản, bồi dưỡng nâng cao

- Phân loại theo đối tượng bôi dưỡng: Bồi dưỡng giảng viên theo từng lĩnh vực, bồi dưỡng giảng viên mới, bồi dưỡng giảng viên lâu năm

- Phân loại theo tính chất và quy mô: Bồi dưỡng đại trà, bồi dưỡng giảng

viên giỏi, bôi dưỡng giảng viên côt cán

Trang 31

Phân loại theo kế hoạch thời gian: Bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn, bồi

dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chu kỳ, bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng theo nội dung

Đề đảm bảo cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hoạt động NLSP cho

giảng viên đạt hiệu quả cao, cần phải năm chắc, phân tích được chính xác thực trạng, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình nhằm đạt

được mục tiêu đã được đề ra

1.3.2.2 Quản lý nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

* Quản lý nội dung bôi dưỡng

Dé nang cao NLSP cho giảng viên Trường Cao đắng ANND I, cần thực hiện tốt các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Nội dung hoạt động bồi dưỡng

NLSP cho giảng viên là tổng thê những kiến thức, kỹ năng và thái độ tương ứng với

mục tiêu hoạt động bồi dưỡng Khi thực hiện các nội dung hoạt động bồi dưỡng

NLSP cho giảng viên cần có những phương pháp cụ thể, phù hợp cùng các hình thức đa dạng phong phú, linh hoạt nhằm phát triển tốt nhất NLSP của giảng viên

Trong quản lý thực hiện các hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, việc

quản lý nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng NLSP cho giảng viên được coi là nội dung cơ bản nhất

Nội bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cần có sự kết hợp chặt chẽ việc bổ sung, cập nhật tri thức mới với nâng cao trình độ kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, phong cách

và tư duy sư phạm Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện nay, xã hội có sự phát triển mạnh mẽ, hệ thống lý luận dạy học và giáo dục có sự thay đổi, quan niệm của gia

đình và xã hội về giáo dục có sự khác biệt, các mối quan hệ và tính huống sư phạm

nảy sinh Do vậy, nội dung bồi dưỡng cần cập nhật thông tin, tri thức mới, phát triển

các kỹ năng và nghệ thuật sư phạm phù hợp với nhiệm vụ GD&ĐT học viên an ninh Nội dung bồi dưỡng cần được thiết kế, xây dựng bảo đảm sự hài hòa, cân đối

các khối lượng kiến thức chuyên môn và kiến thức nghiệp vụ sư phạm, trong đó tăng cường nội dung về rèn luyện và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp của giảng viên

đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công tác GD&DT trong CAND Thực hiện

Trang 32

chủ trương và quy định của BO GD&DT, Bo Cong an vé tiéu chuan chire danh cua giảng viên, nhà quản lý xây dựng nội dung bồi dưỡng cần lấy chuẩn tiêu chuẩn chức danh của giảng viên là căn cứ căn bản, từ đó phát huy năng lực của giảng viên trong

các hoạt động dạy học và giáo dục Nội dung bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cần

hướng vào các vấn đề cơ bản sau:

Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: Nhận thức tư tưởng chính trị,

thực hiện trách nhiệm của công dân, của giảng viên đối với sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc Ý thức chấp hành chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của ngành, của trường, chấp hành kỷ luật lao động

Các phẩm chất đạo đức, lỗi sống, nhân cách của người giảng viên; lòng yêu nghề, tình thần tận tụy phụng sự nhân dân và học viên; ý chí phấn đấu vươn lên trong

nghề nghiệp; trung thực trong cơng tác, đồn kết trong quan hệ với đồng nghiệp,

trong xây dựng tập thể sư phạm

Về kiến thức, bao gồm: Kiến thức phô thông về các vấn đề chính trị, kinh

tế, văn hóa xã hội có liên quan đến đảo tạo trình độ cao đăng an ninh; hệ thống kiến thức cơ bản thuộc về đào tạo trình độ cao đăng an ninh; về mục tiêu, nội dung, chương trình đảo tạo trình độ cao đăng an ninh; hệ thống kiến thức về đào

tạo trình độ cao đẳng trong CAND; hệ thống kiến thức về phương pháp dạy học và

quản lý giáo dục học viên trình độ cao đăng trong CAND; hệ thống kiến thức về

ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong tô chức các hoạt động dạy học và

quản lý giáo duc hoc vién CAND

Về kỹ năng sư phạm của giảng viên bao gồm: Kỹ năng lập kế hoạch dạy học

và quản lý giáo dục học viên; kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học và

quản lý giáo dục học viên; kỹ năng quản lý lớp học; kỹ năng giao tiếp ứng xử với học viên, với đồng chí đồng đội và cộng đồng

* Quản lý phương pháp, hình thức bôi dưỡng

Phương pháp là sự vận động của nội dung, do vậy trong tô chức các hoạt

động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cần dựa vào nội dung để lựa chọn phương

pháp Nhà quản lý cần sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp và hình thức bôi

dưỡng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của giảng viên và nâng cao chất

Trang 33

lượng bồi dưỡng Cần thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng theo hướng tăng cường hiệu quả các hình thức tổ chức bồi dưỡng thực hành, rèn luyện kỹ năng sư phạm cho giảng viên; tránh trang bị quá

nhiều kiến thức, lý luận trừ tượng mà cần hướng đến hình thành kỹ năng của giảng

viên Thực hiện hình thức bồi dưỡng thông qua thực hành, trải nghiệm để tác động

trực tiếp đến việc hoàn thiện các kỹ năng sư phạm, phát triển tư duy sư phạm, khả

năng thích ứng cao với nghề sư phạm ở các trường CAND hiện nay

Phương thức tô chức hoạt động bồi dưỡng có tác động mạnh mẽ, nhiều chiều

đến chủ thê bồi dưỡng và đối tượng được bồi dưỡng Do đó, trong tổ chức, thực

hiện các hoạt động bồi dương, cần lựa chọn, sử dụng, phối hợp hài hòa, linh hoạt

các phương thức tô chức bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, hướng vào

đối tượng, lay đối tượng được bồi dưỡng làm trung tâm của mọi hoạt động nhằm

phát huy tính tích cực của các chủ thể, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự

bồi dưỡng để hình thành khả năng tư duy sư phạm sáng tạo, lĩnh hội các kinh

nghiệm, chuẩn mực nghề sư phạm của người giảng viên CAND

1.3.2.3 Quản lý hoạt động của chủ thể và đổi tượng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

* Quản lý hoạt động của chủ thể bôi dưỡng

Sau khi đã xây dựng được kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung và phương

pháp bồi dưỡng NLSP cho giảng viên thì việc quản lý hoạt động của các lực lượng tham gia bồi dưỡng là một trong những điều kiện quyết định đến chất lượng bồi dưỡng Trong quá trình bồi dưỡng, lực lượng tham gia bồi dưỡng với tư cách là chủ thể, giữ vai trò trung tâm của quá trình bồi dưỡng

Chủ thê bồi dưỡng là các tổ chức Đảng; Ban Giám hiệu; cán bộ lãnh đạo,

CBQL giáo dục cơ quan cấp trên và giảng viên được phân công làm nhiệm vụ bồi dưỡng Cụ thể họ là những cán bộ, giảng viên được cơ quan quản lý, nhà trường

trưng tập hoặc là lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của các ban, ngảnh chức năng, nhà khoa học, nhà sư phạm và giảng viên của các trường đại học, cao đăng được cơ quan

quản lý, nhà trường mời để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch

Chủ thể bồi dưỡng phải là những người có trách nhiệm, có năng lực, có kiến

Trang 34

thức chuyên môn nghiệp vụ trong Ban Giám hiệu, giảng viên giỏi, giảng viên cốt

cán của các trường CAND, các trường đại học sư phạm, đại học giáo dục Dựa vào vào nội dung, yêu cầu, mục đích bồi dưỡng, các cơ quan quản lý, Ban Giám hiệu

nhà trường mời lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của các ban ngành chức năng, nhà khoa học, nhà sư phạm và giảng viên có kinh nghiệm của các trường đại học, cao đăng

tiễn hành hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

Chủ thê bồi dưỡng là người giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn,

chỉ đạo các hoạt động để lôi kéo, cuốn hút người được bồi dưỡng chủ động, tích cực tham gia nhằm phát triển năng lực sư phạm cần thiết

Quản lý chủ thể bồi dưỡng bao gồm: Quản lý về số lượng, quản lý về trình

độ nhận thức, kỹ năng, quản lý các hoạt động của chủ thể bồi dưỡng với mục đích

phát huy tối đa vai trò của các chủ thể trong hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng

viên Quản lý chủ thể bồi dưỡng phải quản lý về ý thức trách nhiệm, phẩm chất,

năng lực đảm bảo cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dưỡng được phân công và

thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy của đội

ngũ giảng viên vả của từng giảng viên

* Quản lý hoạt động của đối tượng bôi dưỡng

Đối tượng bôi dưỡng là giảng viên của Nhà trường được triệu tập theo kế

hoạch để được bồi dưỡng nâng cao trình độ về NLSP Họ là vừa là mục tiêu và là

đối tượng mà chủ thê bồi dưỡng tổ chức các hoạt động đề tác động nâng cao NLSP Quản lý đối tượng bồi dưỡng là quản lý về số lượng, quản lý về chất lượng,

quản lý các hoạt động của đối tượng, với mục tiêu phát huy tính tích cực, độc lập,

sáng tạo trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giảng viên Quá trình bồi

dưỡng chỉ thực sự đạt hiệu quả khi người giảng viên biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng

Nội dung cụ thê là:

- Giám sát, chỉ đạo và đánh giá được kết quả thực hiện việc học tập, bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên

- Đánh giá các ưu điểm, khuyết điểm và sự tiến bộ theo các nội dung về kiến

thức và kỹ năng của giảng viên theo mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra

Trang 35

- Theo dõi, khuyến khích, động viên giảng viên phát huy các yếu tổ tích cực, khắc phục những yếu tổ tiêu cực, nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt kết quả cao trong

học tập, bồi dưỡng

Quản lý hoạt động học của giảng viên được bồi dưỡng là quản lý việc tổ

chức các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của họ trong quá trình bồi dưỡng Khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia tự giác, tích cực của họ, chú trọng tô chức các

hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách lành mạnh, phong phú, hấp dẫn

1.3.2.4 Quản lý các điêu kiện, phương tiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực

sư phạm cho giảng viên

Quản lý các điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng là toàn bộ việc khai thác, sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các

phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Đây là

nội dung đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên được thực hiện và

thực hiện một cách có kết quả

Nhà quản lý khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLSP cho giảng viên cần tính

toán kỹ lưỡng việc đầu tư, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho hoạt động bồi

dưỡng Người quản lý cần quan tâm, chú trọng xây dựng môi trường sư phạm tích

cực, thân thiện đề có thể phát huy một cách tích cực nhất năng lực cá nhân và giúp

giảng viên hoàn thiện NLSP cần thiết

Mặt khác, người quản lý cần nắm bắt được diễn biến tâm lý của đội ngũ giảng viên, bầu không khí tâm lý của tập thể, tâm trạng và dư luận tập thể, những

mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sư phạm dé kip thoi định hướng, động viên,

khuyến khích đội ngũ giảng viên nhiệt tình, hết lòng vì công việc

Nhà quản lý sử dụng các biện pháp động viên, khích lệ về tình thần cũng như vật chất, đảm bảo đời sống cho giảng viên, tạo động lực, yên tâm trong công tác;

triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách đối với đội ngũ giảng viên, tránh thiên vị,

trù đập, yêu ghét cá nhân Đồng thời, sử dụng các biện pháp giáo dục thuyết phục,

kỷ luật để xây dựng môi trường sư phạm thân thiện nhưng kỷ cương

Để quản lý tốt các điều kiện, phương tiện bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

Trang 36

Trường Cao đắng ANND, nhà quản lý cần nêu cao vai trò trách nhiệm và linh hoạt,

sang tao trong tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát Khi xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phải tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên trong tập thể sư phạm

được tham gia đóng góp ý kiến, phát huy quyền làm chủ, phát huy tính sáng tạo và

tinh thần tập thê trong các hoạt động của nhà trường

1.3.2.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả bôi dưỡng năng lực sư phạm cho giảng viên

Kiểm tra là quá trình đo lường hoạt động và kết quả hoạt động trên cơ sở

các tiêu chuẩn, công cụ đo lường đã được xác lập dé phát hiện những ưu điểm,

hạn chế và tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp phù hợp giúp tổ chức phát triển

theo đúng mục tiêu

Kiểm tra là chức năng quan trọng của hoạt động quản lý giáo dục nói chung, quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ giảng viên Trường Cao đăng

ANND nói riêng, đồng thời đây cũng là việc làm thường xuyên của cơ quan chức

năng và CBQL giáo dục các cấp nhằm thực hiện mục đích đánh giá chất lượng hoạt

động quản lý

Kiểm tra trong quản lý là một khâu trong toàn bộ hệ thống quản lý nhằm thực hiện chức năng: Phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích Thông qua kết quả kiểm tra, người quản lý thu thập được những thông tin quan trọng, thông tin ngược, thông tin phản

hồi về hoạt động, kết quả hoạt động và những vẫn đề khác có liên quan dé phat hién, uốn nan, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu đã định

Đánh giá là quá trình nhà quản lý đưa ra những nhận định, phán đoán về kết

quả của hoạt động trên cơ sở của những thông tin thu được, đối chiếu với những

mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định, những biện pháp tác động thích hợp để biến đổi thực trạng, điều chỉnh hệ thống quản lý, nâng cao chất

lượng hiệu quả hoạt động

Trong hệ thống quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, cần tập trung đánh giá các nội dung cơ bản sau: Đánh giá chung về chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên; mức độ đạt được mục tiêu quản

lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên; sự tiến bộ về chất lượng, hiệu quả

hoạt động sư phạm của giảng viên; kết quả phát triển NLSP của giảng viên; mức độ

Trang 37

phát triển về kiến thức của giảng viên; mức độ thành thạo kỹ năng sư phạm của

giảng viên; sự phát triển trí tuệ, tư duy sư phạm của giảng viên; mức độ phát triển

tình yêu nghề nghiệp của giảng viên

Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng giảng viên phải được tiến hành một

cách khách quan, công bằng và công khai Việc quản lý chặt chẽ kết quả hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên sẽ là cơ sở để tiếp tục xác định kế hoạch, chương

trình, nội dung, hình thức và phương pháp của các đợt bồi dưỡng tiếp theo, đồng

thời giúp các chủ thê quản lý đưa ra những quyết định điều chỉnh chính xác, góp

phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng

Trong quá trình kiểm tra, phải xác định rõ các mục tiêu, kết quả đã đạt theo kế hoạch đã định; bảo đảm các nguồn lực được sử dụng một cách hữu hiệu; xác định chính xác, kịp thời các sai sót và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong quá trình thực hiện công tác quản lý bồi dưỡng; tạo điều kiện thực hiện thuận lợi;

đúc rút, phố biến kinh nghiệm, cải tiến công tác quản lý bồi dưỡng NLSP cho giảng viên, như vậy mới tránh được những sai sót và lãng phí thời gian, công sức, góp

phần tạo nên hiệu quả của hoạt động bồi đưỡng NLSP cho giảng viên

1.4 Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm

cho giảng viên trường Cao đẳng An ninh nhân dân I

1.4.1 Tác động từ yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong Công an nhân dân hiện nay

Trong những năm gần đây, giáo dục nước ta nói chung và trong lực lượng

CAND nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng, thực hiện

thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Tuy

nhiên, trong quá trình đổi mới, vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nên

công tác GD&ĐT trong CAND đã bộc lộ một số yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây ra những bức xúc trong đời sống xã hội, tạo dư luận xấu; kết quả

đạt được chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất

nước và hội nhập quốc tế sâu rộng Đặc biệt là công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới

có nhiều biến động, thách thức Quá trình đổi mới GD&ĐT trong CAND còn thiếu

đồng bộ, còn chắp vá; nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp không còn phù hợp với

Trang 38

thực tiễn chưa được điều chỉnh, bố sung kip thoi

Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới ngày càng đặt ra

nhiều thách thức, đặc biệt trước yêu cầu chuyển đổi và cơ cấu lại nền kinh tế theo

hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao; tình hình tội phạm diễn biến phức tạp với nhiều âm mưu, thủ đoạn tỉnh vi, xảo quyệt; âm mưu, chiến lược diễn biến hòa bình, tự diễn biến, tự chuyền hóa, tội phạm công nghệ cao, tội phạm tham mô, tham nhũng là một thách thức lớn đối với lực lượng CAND Thực trạng đó đã đặt ra

nhiệm vụ mới cho công tác GD&ĐT trong CAND Bộ Công an phải đây mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện GD&ÐT, đa dạng hóa các hình thức học tập nhăm nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Trong xu thế đó, đổi mới GD&ĐT trong CAND, đổi mới chương trình giáo

duc, dao tao trong CAND, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao năng lực cán bộ quản lý là một tất yêu khách quan, phù hợp với điều kiện của đất nước và trình độ của giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng của công tác giáo dục

Với thực tế đó, công tác đào tạo giảng viên cần được đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ và có hiệu quả Hiện nay, các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, quan hệ ngoai giao

ngày càng phát triển Điều đó đặt ra nhiệm vụ mới, trọng trách mới đối với công tác

GD&ĐT của lực lượng CAND Ngược lại, để công tác giáo dục, đào tạo của lực lượng cơng an hồn thành sứ mạng của mình thì toàn xã hội, Nhà nước, Bộ Công an cần đầu

tư, quan tâm hơn nữa đối với các nhà trường, đối với giảng viên Đây là mối quan hệ

biện chứng, khách quan giữa giáo dục và xã hội mà nhà quản lý cần quan tâm giải

quyết trong quá trình thực hiện đổi mới GD&ĐT trong CAND, trong qua trinh quan ly hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giảng viên các trường CAND

Đảng ta đã xã định giáo dục là một trong những “quốc sách hàng đầu”, giáo dục trong CAND là nền tảng để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Quốc phòng - An

ninh Vì vậy, Đảng ủy Công an Trung ương đã chỉ đạo xây dựng, ban hành tiêu

chuẩn của các chức danh giảng dạy trong CAND đề định hướng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo Đây là căn cứ chính trị, pháp lý quan trọng đề các cấp quản

lý giáo dục chỉ đạo thực hiện; để các nhà QLGD, Ban Giám hiệu các trường CAND

Trang 39

hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch về bồi dưỡng giảng viên cho phù hợp với

yêu cầu phát trién GD&ĐT trong thời kỳ mới

Thực hiện chủ trương trên, hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giảng viên

Trường Cao đăng ANNDI đã nhận được sự đầu tư của Nhà nước, của Bộ Công an trong việc đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nguồn nhân lực Đây là những điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu mà

nhà quản lý mong đợi

Đề án thành phần số 5, thuộc Đề án 1229 của Thủ tướng Chính phủ về việc

nâng cao chất lượng giáo dục, đảo tạo trong các trường, cơ sở giáo dục, đảo tạo

trong CAND đã xác định nhiệm vụ trong tâm là phải đầu tư, phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng đáp ứng yêu

cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT

Căn cứ vào Đề án và định hướng trên, khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

NLSP cho giảng viên, nhà quản lý cần đảm bảo kế hoạch theo hướng tích hợp, đổi mới phù hợp với xu thế nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, có tâm huyết và chuyên môn nghiệp vụ giỏi; nắm vững chương trình, mục tiêu giáo dục

trong CAND; xây dựng môi trường học tập, giáo dục lấy học viên làm trung tâm;

dạy học theo định hướng phát triển năng lực; coi trọng năng lực, tâm lý của học

viên nhằm phát huy tốt nhất khả năng của học viên, chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu

về chính trị, nghiệp vụ, pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp để học viên thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới

1.4.2 Tác động từ yêu cầu nâng cao chất lượng giảng viên Công an nhân dân

Theo Thông tư 50/2016/TT-BCA ngày 14 tháng 12 nam 2016 của Bộ Trưởng Bộ Công an, giảng viên có nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và

giáo dục học viên Chính vì vậy, phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên

môn nghiệp vụ của giảng viên là những nhân tố có ảnh hưởng và quyết định trực

tiếp đến chất lượng, hiệu quả GD&ĐT trong CAND

Thực tiễn quá trình tô chức các hoạt động sư phạm cho thấy, nếu giảng viên

có phâm chât đạo đức tôt, lôi sông lành mạnh, yêu nghê, có năng lực chuyên môn

Trang 40

cao, có nghệ thuật sư phạm và phương pháp dạy học hiện đại sẽ là một yếu tố

quyết định đến việc nâng cao chất lượng GD&ĐT

Chất lượng đội ngũ giảng viên là nhân tố chính, quyết định chất lượng giáo

dục, đào tạo của Nhà trường, là nhân tố trung tâm của quá trình đảo tạo, là chủ thê trực tiếp của quá trình dạy học và quản lý học viên Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng GD&ĐT của Nhà trường, cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cả

về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm Giảng viên cần

phải có phâm chất tốt, năng lực giỏi, nghệ thuật sư phạm hay thì mới đảm đương

được nhiệm vụ mà xã hội yêu cầu — đó là đào tạo ra cán bộ công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội

Toàn bộ quá trình bồi dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đắng ANND

I phải được tiễn hành trên cơ sở đánh giá đúng chất lượng đội ngũ giảng viên Chất

lượng đội ngũ giảng viên chính là căn cứ khoa học để xác định nội dung, phương

pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng Nói cách khác, khi xây dựng kế hoạch bồi

dưỡng, nhà quản lý cần đánh giá đúng thực trạng trình độ, năng lực, kỹ năng sư

phạm và nhu cầu của đội ngũ giảng viên để làm căn cứ Mặt khác, hoạt động bồi

dưỡng NLSP cho giảng viên Trường Cao đăng ANND I luôn chịu sự tác động bởi

trình độ nhận thức, hiểu biết, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giảng viên; đòi hỏi

quá trình bồi dưỡng phải có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời trang bị cho giảng

viên những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết nhất đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng

của họ và đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của Nhà trường và của ngành với yêu cầu sự nghiệp đấu tranh phòng, chống tội phạm ngày càng phức tạp

1.4.3 Tác động từ trình độ, năng lực của giảng viên Công an nhân dân

Trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên cũng có vai trò quan trọng tác

động, ảnh hưởng đến hiệu quả bồi đưỡng NLSP cho đội ngũ giảng viên Giảng viên cần được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, cập nhật những tri thức mới, góp phần

phát triển năng lực và phâm chất đạo đức, kỹ năng sư phạm theo quy định về tiêu

chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ của chức danh giảng viên, nâng cao chất lượng GD&ĐÐT

của ngành Công an

Trên cương vị trách nhiệm được giao, giảng viên Trường Cao đăng ANND I

Ngày đăng: 30/04/2022, 09:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w