ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE CÔNG TY TNHH IOTLINKSỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY TRỒNG CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN T
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Báo cáo này trình bày các vấn đề liên quan đến công tác thu thập, đánh giá dữ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, phục vụ công tác chuyển đổi và tích hợp vào hệ thốngCSDL cây trồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre Thu thập thông tin về thực trạng tình hình quản lý cây trồng ăn trái và công tác thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp trên địa bản tỉnhBến Tre và tổng quan về viễn thám trong theo dõi vùng trồng cây và mô hình trồng
Mục tiêu cụ thể
Nhiệm vụ phần công việc của đề tài được thực hiện như sau:
- Thu thập các tài liệu số liệu về thực trạng.
- Phân tích thông tin, tổng hợp đánh giá các dữ liệu đã thu thập
Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
Cách tiếp cận
Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn, góp phần tạo ra một công cụ hỗ trợ cho công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực quản lý hệ thống chuỗi cây trồng chủ lực Việc xây dựng dữ liệu và phần mềm chuyên môn để ứng dụng riêng cho công tác quản lý hệ thống chuỗi cây trồng được tiếp cận thông qua các hoạt động sau:
- Tổng hợp thông tin: Tổng hợp các thông tin quan trọng từ các tài liệu đã thu thập Sắp xếp thông tin theo các chủ đề hoặc khía cạnh quan trọng cho nghiên cứu của bạn.
- Phân tích dữ liệu: Áp dụng các phương pháp phân tích dữ liệu thống kê hoặc phân tích nội dung để trích xuất thông tin hữu ích từ tài liệu Điều này có thể bao gồm việc tính toán chỉ số, so sánh, và tìm ra xu hướng quan trọng.
- Đánh giá tính tin cậy của tài liệu thông qua việc xác định nguồn gốc và kiểm tra tính chính xác của thông tin.
Xác định nguồn gốc: Đảm bảo rằng bạn biết nguồn gốc của mọi tài liệu và dữ liệu mà bạn đang sử dụng Điều này giúp đảm bảo tính tin cậy của thông tin.
Kiểm tra tính chính xác: So sánh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để kiểm tra tính chính xác và độ nhất quán.
- Sử dụng tài liệu số liệu thứ cấp trong nghiên cứu: Đưa thông tin thu thập và phân tích từ tài liệu số liệu thứ cấp vào nghiên cứu của bạn để hỗ trợ việc trả lời câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu.
- Trình bày kết quả: Đảm bảo rằng kết quả trình bày rõ ràng và logic trong báo cáo.
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp sau để hoàn thành mục tiêu đề ra:
- Phương pháp tổng quan tài liệu: phương pháp này sẽ kế thừa các thông tin đã có từ các tài liệu, kết quả nghiên cứu liên quan trước đây trong và ngoài nước để phân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: thực hiện tổng hợp, thu thập những dữ liệu hiện có và rà soát bổ sung làm cơ sở cho phát triển hoàn thiện CSDL hệ thống cây trồng tại khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích: được sử dụng để xác định các thông tin cần đưa lên hệ thống:
Đối với dữ liệu, quá trình phân tích dựa vào hiện trạng cơ sở dữ liệu được thu thập
Đối với phần mềm, quá trình phân tích nghiệp vụ, kết hợp với các thông tin,văn bản pháp lý được thực hiện.
Tiến trình thực hiện
Các bước xây dựng mẫu khảo sát phục vụ cho đề tài nghiên cứu
- Xác định mục tiêu nghiên cứu: Xác định rõ mục tiêu nghiên cứu và những câu hỏi ứng viên phỏng vấn muốn trả lời thông qua khảo sát Điều này giúp nhóm nghiên cứu tập trung thu thập thông tin quan trọng và liên quan.
- Xác định đối tượng nghiên cứu: đối tượng tham gia khảo sát được xác định gồm những nông hộ, hợp tác xã liên kết tham gia vào công tác chương trình khuyến nông tại địa phương.
- Lập danh sách Câu hỏi: Tạo danh sách các câu hỏi dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài Các câu hỏi được thiết kế dễ hiểu, rõ ràng và không gây hiểu lầm.
- Chọn loại Câu hỏi: Câu hỏi được lựa chọn mang yếu tố định tính, định lượng.
- Xây dựng Câu hỏi: Xây dựng các câu hỏi dựa trên danh sách câu hỏi và loại câu hỏi đã chọn Đảm bảo rằng các câu hỏi không gây hiểu lầm và có thể trả lời một cách dễ dàng.
- Thiết kế Giao diện khảo sát: Thiết kế giao diện khảo sát sao cho dễ dàng sử dụng và thuận tiện cho người tham gia Sắp xếp câu hỏi một cách logic và có thứ tự.
- Phân tích Dữ liệu: Khi đã thu thập đủ dữ liệu, thực hiện phân tích để trích xuất thông tin quan trọng và kết luận từ khảo sát.
- Báo cáo Kết quả: Báo cáo kết quả khảo sát trong nghiên cứu Trình bày dữ liệu thông qua bảng biểu, đồ thị và phân tích để minh họa các mô hình và xu hướng.
Các thông tin cần điều tra thu thập
Công tác thu thập số liệu tại các HTX và THT bao gồm các thông tin sau:
- Đơn vị điều tra thuộc loại hình doanh nghiệp nào?
- Đơn vị điều tra thuộc lĩnh vực sản xuất nào?
- Nguồn nước đang sử dụng?
- Lao động của đơn vị điều tra
- Người lao động được khám sức khỏe định kỳ:
- Tần suất khám sức khỏe
- Đơn vị điều tra sử dụng bao nhiêu m2 đất mỗi loại.
- Trồng những loại cây ăn quả gì?
- Diện tích mỗi loại cây trồng?
- Sản lượng thu hoạch mỗi loại cây trồng?
- Máy móc, thiết bị sử dụng?
- Đơn vị đã từng tham gia vào các khóa tập huấn, đào tạo về nghiên cứu, phát triển thị trường.
- Đơn vị đã tham gia bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật, VSATTP
- Đơn vị đã có chứng nhận về quy trình sản xuất an toàn chưa?
- Nếu có, thì ghi rõ là chứng nhận gì, đơn vị cấp, thời hạn? (Ví dụ: VietGap, RA, RFA, UTZ, FSC,…)
- Đơn vị có sử dụng máy vi tính phục vụ sản xuất, kinh doanh không?
- Số máy vi tính hiện có: ……… (chiếc)
- Số máy vi tính kết nối Internet: ……… (chiếc)
- Mã số vùng trồng (mã sô này xin từ sở nông nghiệp)
- Thống kê những HTX và hộ nông dân chưa đăng ký quy trình VietGap.
Đề xuất các chỉ tiêu quản lý của cây trồng từng loại cây
- Các chỉ tiêu: Cây sầu riêng, dừa, chôm chôm, xoài tứ quý, bưởi da xanh
- Chỉ tiêu về các thông tin cây trồng
- Chỉ tiêu về Quy trình trồng
- Chỉ tiêu về giống cây trồng.
- Chỉ tiêu về chăm sóc cây trồng
- Chỉ tiêu về thu hoạch bảo quản
- Chỉ tiêu về đăng ký nhãn mác
- Chỉ tiêu về bán và cung cấp thương mại
- Chỉ tiêu Diện tích – Năng suất – Sản Lượng
Xây dựng mẫu khảo sát
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN CÂY TRỒNG
XÃ ……….………… HUYỆN……….……, TỈNH BẾN TRE
Họ & Tên chủ hộ: Năm sinh:……… Dân tộc:……… Điện thoại: Địa chỉ
Số lao động khám sức khỏe định kỳ:……… Tần suất khám:
Số máy vi tính:……… Số máy vi tính có kết nối internet:
Số tờ Số thửa Diện tích (ha) Đường Tổ Ấp
Diện tích đất nông nghiệp Diện tích VietGAP Mã chứng nhận Thời gian cấp
Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất Nguồn nước đang sử dụng
Năng suất Kiểu thâm canh
III PHÂN BÓN VÀ DỊCH TỄ
Chỉ tiêu Sau thu hoạch
Ra hoa, đậu quả Nuôi quả
Kích thích ra hoa, đậu quả
Triệu chứng Thời điểm gây hại chính
Tỷ lệ, mức độ gây hại
Biện pháp phòng trừ đang áp dụng
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ!
Bến Tre, ngày … tháng …… năm …….
Người cung cấp thông tin(Ký, ghi rõ họ và tên)
Kết quả thực hiện
Khảo sát thu thập dữ liệu nền
Đối với các bản đồ địa lý, ngoài các đối tượng mà người dùng quan tâm và muốn quản lý (chuyên đề), cần có thêm các dữ liệu nền đính kèm nhằm mục đích làm rõ các đặc trưng không gian của dữ liệu, và phục vụ các bài phân tích không gian Do đó, công tác thu thập các dữ liệu nền là thật sự cần thiết và quan trọng đối với đề tài.
Dữ liệu nền thông thường bao gồm các lớp dữ liệu thể hiện các thông tin về ranh giới hành chính theo phường/xã, quận/huyện/thành phố; thông tin về hệ thống sông – kênh – rạch hay các thông tin về hiện trạng giao thông và các địa danh trên địa bàn cần quản lý. Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu cơ bản bao gồm các thông tin như sau:
- Bản đồ nền:Hành chính tỉnh, hành chính huyện, hành chính xã.
- Hiện trạng sử dụng đất,
Toàn bộ dữ liệu được định dạng Geodatabase Dữ liệu bao gồm 01 nhóm dữ liệu: nhóm dữ liệu nền.
Bảng 5.1 Thông tin các lớp dữ liệu nền địa lý
T Tên dữ liệu Định dạng Đơn vị thu thập
1 Dữ liệu nền địa hình tỷ lệ *.dgn Sở Tài nguyên môi trường
2 Dữ liệu nền địa chính (Thửa đất) *.dgn Sở Tài nguyên môi trường
Bảng 5.2: Danh sách các lớp dữ liệu nền địa lý
STT Dữ liệu nhận được Loại hiển thị Định dạng Tọa độ Phạm vi
1 Hành chính tỉnh Polygon *.gdb VN2000 Tỉnh Bến Tre
2 Hành chính huyện Polygon *.gdb VN2000 Tỉnh Bến Tre
3 Hành chính xã Polygon *.gdb VN2000 Tỉnh Bến Tre
4 Thửa đất Polygon *.gdb VN2000 Tỉnh Bến Tre
Một số hình ảnh về dữ liệu nền được phân tích như sau:
Hình 5.1: Dữ liệu nền hành chính
Hình 5.2: Dữ liệu thửa đất
Kết quả thu thập, phân tích, tổng hợp và đánh giá các tài liệu số liệu thứ cấp
5.2.1 Thực trạng tình hình quản lý cây trồng ăn trái trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, đất dùng cho nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tuyệt đối, diện tích dùng cho nông nghiệp tăng lên nhưng cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp có sự biến động lớn, đất dùng cho sản xuất cây ngắn ngày giảm sâu (sau 5 năm đã giảm trên 11.000 ha), diện tích cây dài ngày, đất nuôi trồng thủy sản tăng, cho thấy có sự chuyển dịch sản xuất trong tỉnh Tỉnh Bến Tre đứng hàng thứ 4 vùng ĐBSCL về sản xuất cây ăn trái, trong đó một số loại cây trồng như sầu riêng, chôm chôm, xoài tứ quý, bưởi da xanh đã tạo được danh tiếng trên thị trường và tiêu thụ khá ổn định.
5.2.1.1 Thực trạng phát triển cây ăn trái một số cây ăn trái
(1) Chuỗi Dừa: Diện tích dừa phân bố trên địa bàn tỉnh Bến Tre đứng vào hàng đầu cả nước và hình thành các vùng dừa quy mô tập trung tại các huyện Châu Hòa,Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Bình Đại và Thạnh Phú Năm 2017 đã đạt
71.260 ha Năng suất dừa thuộc nhóm cao (6,5 - 7,2 ngàn trái/ha) dẫn đến sản lượng gia tăng khá nhanh (4,7%/năm), năm 2010 ước đạt trên 360 triệu trái dừa
(2) Chuỗi Bưởi da xanh: Cây bưởi tăng diện tích rất nhanh, tập trung ở thành phố Bến Tre các huyện Chợ Lách, Giao Long, Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam Diện tích trồng bưởi không ngừng tăng trong các năm gần đây, năm 2015 đạt 6.200 ha và năm 2017 đạt đến gần 8.300 ha Các huyện phía Tây Bắc có đến gần 1/2 diện tích trồng cây ăn trái là trồng bưởi, một phần nhờ sự hỗ trợ của dự án bưởi da xanh và nhờ tiêu thụ trong nước đang nhiều thuận lợi
(3) Chuỗi Xoài: Năm 2017, Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp Thạnh Phong được thành lập, thu hút xã viên tham gia trồng xoài Tứ Quý Năm 2019, xoài Tứ Quý của huyện Thạnh Phú được chứng nhận chỉ dẫn địa lý và được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc Tại địa phương này có 300 ha xoài Tứ Quý, cây xoài Tứ Quý rất thích hợp với đất Giồng Cát, dễ chăm sóc, ít tốn kém so với các loại cây trước đây cho thu nhập ổn định Diện tích trồng xoài chiếm hơn 80%, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh có hỗ trợ xây dựng các mô hình VietGAP Đến nay, trên địa bàn xã Thạnh Phong đã xây dựng khoảng 90 ha mô hình này.
(4) Chuỗi Chôm chôm: Cây chôm chôm tăng gấp đôi diện tích trong giai đoạn
1995 - 2000 sau đó tăng đều, ổn định ở mức 3.800 - 3.900 ha tại các huyện Vĩnh Bình, Chợ Lách và Mỏ Cày Bắc Năm 2015, diện tích chôm chôm đã đạt 5.694 ha và năm 2017 (sau thời gian bị ảnh hưởng của hạn mặn nghiêm trọng) cũng đạt 5.455 ha.
(5) Chuỗi Sầu riêng: Tập trung các huyện Châu Thành, xã Hưng Khánh Trung B Chợ Lách và Bình Đại Nhãn là một trong nhưng cây ăn trái chủ lực của Bến Tre, chiếm diện tích lớn thứ 2 trong vùng ĐBSCL Đến năm 2017 diện tích nhãn chỉ còn 2.600 ha, không bằng 1/2 so thời điểm năm 2009 và bằng 1/6 so thời điểm diện tích nhãn cao nhất. Hiện nay, do cây nhãn có bệnh chổi rồng nên diện tích càng có xu thế giảm thấp.
- Cây chôm chôm, việc rải vụ được thực hiện ở Bến Tre (2.000 ha)
- Cây sầu riêng được rải vụ ở Bến Tre (1.000 ha)
Bảng 5.3: Diễn biến năng suất dừa theo thời gian (tấn/ha)
Bảng 5.4: Diễn biến năng suất bưởi theo thời gian (tấn/ha)
Bảng 5.5: Diễn biến năng suất chôm chôm theo thời gian (tấn/ha)
5.2.2 Bản đồ phân vùng bố trí các mô hình sản xuất theo hiện trạng mặn của tỉnh
Các mô hình trồng cây ăn trái tại tỉnh Bến Tre tương quan với độ mặn trong đất Bến Tre gồm 4 vùng: ngọt; lợ - mặn; mặn; và giồng cát Sử dụng bản đồ tình hình xâm nhập mặn năm 2016, Bản đồ bố trí các mô hình trồng cây ăn trái thích ứng với xâm nhập mặn gồm 5 vùng: dừa, bưởi, chôm và nhãn; dừa và bưởi; dừa; vùng trống; và nhãn trên giồng cát Cần có các giải pháp quản lý quy hoạch và công trình theo dõi và ngăn chặn xâm nhập mặn kết hợp với chuyển đổi cơ cấu trồng cây ăn trái phù hợp.
Hình 5.3: Bản đồ phân vùng bố trí các mô hình sản xuất tỉnh Bến Tre
Hình 5.4: Bản đồ bố trí các mô hình trồng cây trái thích ứng với xâm nhập mặn
5.2.3 Đánh giá kết quả dữ liệu thu thập
Sau khi tiến hành khảo sát tại địa phương, nhóm nghiên cứu thực hiện tập hợp kết quả, đưa dữ liệu lên hệ thống phần mềm để tiến hành phân tích thông tin, đánh giá các dữ liệu.
Công tác quản lý về nông nghiệp tại các địa phương chưa được hiệu quả và tối ưu hóa, thông tin dữ liệu chưa được quản lý chặt chẽ làm quá trình truy xuất, tìm kiếm khó khăn, cụ thể:
- Phần mềm ứng dụng tại các địa phương sử dụng chủ yếu để lưu trữ và quản lý thông qua excel và quản lý bằng hồ sơ giấy Điều này làm các địa phương khó khăn trong việc tìm kiếm hồ sơ, dễ dẫn đến thông tin bị thiếu sót trong quá trình lưu trữ.
- Về mô hình quản lý nông nghiệp chưa được trực quan hóa, các vùng chưa được quản lý về cây trồng, sản lượng, đầu ra đầu vào của sản phẩm nông nghiệp chủ yếu mang tính tự phát Điều này có thể gây bất lợi cho nông dân khi các sản phẩm nông sản không được tiêu thụ một cách hiệu quả nhất.
- Chuỗi giá trị của sản phẩm bao gồm 3 kênh:
Nông dân => Thương lái => Người bán sỉ => Người bán lẻ => Người tiêu dùng.
Nông dân => Doanh nghiệp => Đại lí, siêu thị hoặc xuất khẩu
Nông dân => Người tiêu dùng
=> Hiện tại, những HTX và hộ nông dân chưa đăng ký quy trình VietGap còn nhiều, hoạt động quản lý hướng dẫn các hộ nông dân tham gia quy trình VietGap không cao, chủ yếu các hộ nông dân trồng cây ăn trái và mua bán tự phát Hậu quả, sản phẩm bị thương lái ép giá, đánh giá chất lượng không cao, giá trị sản phẩm bị giảm, không đi vào được các siêu thị hoặc xuất khẩu
Nguồn nhân lực trong HTX địa phương chưa đủ cho công tác quản lý và hỗ trợ các hộ nông dân trong việc định hướng phát triển các giống cây trồng, hoạt động điều trị dịch bệnh cây trồng của các vùng chưa được nhanh chóng do thông tin không được quản lý tốt và nhanh Các HTX địa phương cần chú trọng phát triển đội ngũ nhân lực chuyên môn để có thể hướng dẫn các hộ nông dân nhanh chóng và kịp thời.