1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Công nghệ may: Thiết kế bộ sưu tập dạo phố lấy ý tưởng từ trang phục hanbok Hàn Quốc cho nữ từ 18 - 25 tuổi

151 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế bộ sưu tập dạo phố lấy ý tưởng từ trang phục Hanbok Hàn Quốc cho nữ từ 18 - 25 tuổi
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Duyên, Nguyễn Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ may
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 15,76 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (27)
    • 1.1. Tính cấp thiết đề tài (27)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (28)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (28)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (28)
    • 1.5. Nội dung nghiên cứu (29)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (29)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (30)
    • 2.1. Nghiên cứu tổng quan về trang phục dạo phố (30)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thời trang dạo phố (30)
      • 2.1.2. Đặc điểm của trang phục dạo phố (34)
        • 2.1.2.1 Điểm chung (34)
        • 2.1.2.2 Theo mùa (35)
        • 2.1.3.1 Màu sắc (37)
        • 2.1.3.2 Chất liệu (38)
        • 2.1.3.3 Kiểu dáng (39)
    • 2.2. Nghiên cứu về trang phục truyền thống Hanbok Hàn Quốc (42)
      • 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trang phục truyền thống Hanbok Hàn Quốc (42)
      • 2.2.2 Đặc trưng của của trang phục truyền thống Hanbok qua các thời kỳ (42)
      • 2.2.3 Đặc điểm của trang phục truyền thống Hanbok (48)
        • 2.2.3.1 Các chi tiết cấu tạo nên trang phục Hanbok (48)
        • 2.2.3.2 Chất liệu của trang phục Hanbok (49)
        • 2.2.3.3 Màu sắc, hoa văn và họa tiết của trang phục Hanbok (51)
        • 2.2.3.4 Phụ kiện, trang sức đi kèm của trang phục Hanbok (54)
    • 2.3. Tìm hiểu về đặc điểm hình thái và tâm lý của nữ giới từ 18 -25 tuổi (57)
      • 2.3.1 Đặc điểm hình thái của nữ giới từ 18 - 25 tuổi (57)
      • 2.3.2 Đặc điểm tâm lý của nữ giới từ 18 đến 25 tuổi (58)
    • 2.4. Tìm hiểu quy trình thiết kế mẫu (59)
    • 2.5. Thực hiện quy trình thiết kế mẫu (59)
      • 2.5.1. Nghiên cứu và lên ý tưởng (59)
      • 2.5.2. Bản vẽ phác thảo (60)
      • 2.5.3. Chuẩn bị NPL (60)
      • 2.5.4. Thiết kế theo thông số kỹ thuật (60)
      • 2.5.5. Tạo bộ rập cơ bản (60)
      • 2.5.6. Fit mẫu (60)
      • 2.5.7. Hoàn chỉnh bộ rập bán thành phẩm (61)
      • 2.5.8. Kiểm tra thông số và chất lượng thành phẩm (61)
      • 2.5.9. Tính giá sản phẩm (61)
  • CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (62)
    • 3.1. Giới thiệu bộ sưu tập (62)
      • 3.1.1. Xây dựng ý tưởng BST (62)
      • 3.1.2. Bản vẽ phác thảo mẫu (63)
        • 3.1.2.1. Bản vẽ phác thảo mẫu HD01 (63)
        • 3.1.2.2. Bản vẽ phác thảo mẫu HQ02 (65)
      • 3.1.3. Tìm kiếm và lựa chọn nguyên phụ liệu cho BST (67)
    • 3.2. Xây dựng bảng thông số kích thước (69)
      • 3.2.1. Xác định đối tượng đo (69)
      • 3.2.2. Xác định các thông số cần đo (69)
      • 3.3.3. Cách đo (70)
      • 3.3.4. Bảng thông số kích thước (71)
    • 3.3. Triển khai quy trình tạo mẫu (71)
      • 3.3.1. Thiết kế block cơ bản (71)
      • 3.3.2. Quy trình thiết kế mẫu 1 - Mã hàng HD01 (79)
        • 3.3.3.1. Mô tả mẫu phẳng (79)
        • 3.3.2.2. Bản vẽ thiết kế mẫu HD01 (82)
        • 3.3.2.3. Xác định nguyên phụ liệu mẫu HD01 (89)
        • 3.3.2.4. May fit mẫu và mẫu hoàn chỉnh (91)
        • 3.3.2.5. Bộ rập thành phẩm (93)
        • 3.3.2.6. Bộ rập bán thành phẩm mẫu HD01 (95)
        • 3.3.2.8. Kiểm tra sản phẩm mẫu HD01 (105)
        • 3.3.2.9. Sản phẩm hoàn chỉnh (111)
      • 3.3.3. Quy trình thiết kế mẫu 2 - Mã hàng HQ02 (112)
        • 3.3.3.3. Xác định nguyên phụ liệu mẫu HQ02 (124)
        • 3.3.3.4. May fit mẫu và mẫu hoàn chỉnh (126)
        • 3.3.3.5. Bộ rập thành phẩm mẫu HQ02 (128)
        • 3.3.3.6. Bộ rập bán thành phẩm mẫu HQ02 (131)
        • 3.3.3.7. Tiêu chuẩn kỹ thuật may mẫu HQ02 (134)
        • 3.3.3.8. Kiểm tra sản phẩm mẫu HQ02 (140)
        • 3.3.3.9. Sản phẩm hoàn chỉnh (146)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (147)
    • 4.1. Kết luận (147)
    • 4.2. Kiến nghị (148)

Nội dung

- Thực hiện quy trình thiết kế bộ sưu tập dạo phố lấy ý tưởng từ trang phục Hanbok Hàn Quốc cho nữ từ 18 - 25 tuổi: + Lên ý tưởng, phác thảo mẫu trang phục cho bộ sưu tập.. Với tinh thần

TỔNG QUAN

Tính cấp thiết đề tài

Độ tuổi từ 18-25 là độ tuổi tiếp cận nhanh chóng với các xu hướng thời trang, yêu thích sự mới mẻ, tiếp thu nhanh các kiến thức và sự giao thoa của các nền văn hóa của nhiều quốc gia khác nhau, là độ tuổi đầy tiềm năng khai thác trong lĩnh vực thời trang Giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam và Hàn Quốc Không chỉ là một cách để trao đổi di sản văn hóa mà còn là một dịp để khám phá, tôn vinh sự đa dạng và độc đáo của mỗi nền văn hóa Một nguồn cảm hứng lớn đến từ sự đa dạng và phong phú của Hanbok Từ các kiểu dáng đến chất liệu, Hanbok luôn có sức hút đặc biệt và sự gắn kết với người mặc

Việc chọn đề tài "Thiết kế bộ sưu tập dạo phố lấy ý tưởng từ trang phục Hanbok Hàn Quốc cho nữ từ 18-25 tuổi" bắt nguồn từ sự kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và sự hiện đại, cũng như sự đa dạng trong mẫu mã và kiểu dáng của trang phục Hanbok Ý tưởng này không chỉ là một bước tiến mới mẻ mà còn là một cơ hội để khai thác và tái hiện lại vẻ đẹp truyền thống của Hanbok trong một ngữ cảnh hiện đại và thời thượng hơn

Theo như nhóm đã tìm hiểu về đề tài của các khóa trước về mảng trang phục dạo phố thì bao gồm một số đề tài sau: Phát triển mẫu bộ sưu tập thời trang dạo phố cho nữ từ 18-30 tuổi mang phong cách Vintage, Khóa 2018 của ThS Trần Thị Cẩm Tú; Thiết kế đầm dạo phố cho nữ giới độ tuổi từ 22-35 tuổi lấy cảm hứng từ thời trang hoàng gia Victoria, Khóa 2018 của ThS Nguyễn Thị Tuyết Trinh; Tạo mẫu bộ sưu tập trang phục dạo phố lấy ý tưởng từ phong cách cao bồi miền viễn tây nước Mỹ dành cho nữ độ tuổi từ 18-25 tuổi Khóa 2019 của ThS Phùng Thị Bích Dung; Phát triển mẫu bộ sưu tập thời trang dạo phố cho nữ độ tuổi 18-25, lấy cảm hứng từ nghệ thuật xếp giấy Origami Khóa

2019 của ThS Trần Thị Cẩm Tú, và chưa có đề tài nào khai thác yếu tố của trang phục truyền thống Hanbok Hàn Quốc để phát triển bộ sưu tập dạo phố nên đó cũng là một trong những lý do mà nhóm chọn nguồn cảm hứng này để đưa vào bộ sưu tập

Trang phục dạo phố lấy ý tưởng từ Hanbok là một trong những xu hướng thời trang phổ biến và thú vị Bằng cách kết hợp các yếu tố truyền thống của Hanbok với phong cách hiện đại, trang phục này không chỉ giúp giới trẻ tiếp xúc được với văn hóa Hàn Quốc một cách gần gũi hơn mà còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày của họ Điều này không chỉ là một cách để tôn vinh và bảo tồn di sản văn hóa mà còn là sự thể hiện sự sáng tạo và cá tính trong phong cách thời trang cá nhân.

Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển trang phục Hanbok của Hàn Quốc

- Tìm hiểu về xu hướng thời trang của trang phục dạo phố năm 2024: kiểu dáng, màu sắc, chất liệu,

- Tìm hiểu về đặc điểm trang phục Hanbok của Hàn Quốc

- Tìm hiểu về đặc điểm hình thái, tâm lý của nữ giới từ 18-25 tuổi

- Tìm hiểu về quy trình thiết kế bộ sưu tập

- Thực hiện quy trình thiết kế bộ sưu tập dạo phố lấy ý tưởng từ trang phục Hanbok Hàn Quốc cho nữ từ 18-25 tuổi:

+ Lên ý tưởng và phác thảo bộ sưu tập

+ Tìm kiếm nguyên phụ liệu phù hợp

+ Xây dựng bảng thông số kích thước

+ Thiết kế và ra rập bán thành phẩm

+ Tạo bộ rập bán thành phẩm hoàn chỉnh

- May hoàn chỉnh 2 sản phẩm của BST

- Xây dựng quy trình may cho 2 sản phẩm

- Sử dụng như tài liệu tham khảo phục vụ mục đích học tập cho sinh viên ngành thiết kế thời trang và công nghệ may về trang phục dạo phố.

Đối tượng nghiên cứu

- Thiết kế trang phục dạo phố cho nữ

- Độ tuổi: từ 18 đến 25 tuổi

- Phong cách: Lấy ý tưởng từ trang phục truyền thống Hanbok của Hàn Quốc.

Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình “Thiết kế bộ sưu tập dạo phố lấy ý tưởng từ trang phục Hanbok Hàn Quốc cho nữ từ 18-25 tuổi”

- BST gồm 2 mẫu: HD01, HQ02

- Thời gian thực hiện: từ tháng 11/2023 đến tháng 6/2024

- Địa điểm thực hiện: Xưởng may Khu A - Khoa Thời trang và Du lịch - Trường Đại

Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu về trang phục dạo phố, trang phục Hanbok, các đặc điểm hình thái, hoạt động của nữ giới từ 18- 25 tuổi để xây dựng kết cấu trang phục

- Tìm hiểu về tâm sinh lý nữ giới từ 18- 25 tuổi để chọn màu sắc chủ đạo cho BST Từ đó, vẽ phác thảo ý tưởng và vẽ mô tả phẳng các mẫu

- Xác định thông số kích thước thiết kế và xây dựng phương pháp đo, nghiên cứu và xây dựng phương pháp thiết kế, tạo mẫu BST, xây dựng bảng thông số kích thước thành phẩm cho BST.

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu mà nhóm đã sử dụng để phân tích thực nghiệm phục vụ cho đề tài gồm có:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Internet, sách, báo, … để tiếp cận lịch sử, tìm hiểu trang phục dạo phố và trang phục truyền thống Hanbok của Hàn Quốc để nắm vững kiến thức Trên cơ sở đó, nhóm vận dụng và kết hợp đặc điểm của trang phục Hanbok vào trang phục dạo phố từ đó làm phong phú thêm ý tưởng thiết kế, tìm hiểu về những chất liệu phù hợp cho bộ sưu tập

- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thiết kế, fit mẫu, xây dựng bộ rập và may sản phẩm hoàn chỉnh

- Phương pháp sử dụng phần mềm hỗ trợ như: Corel, Word, Power Point,

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Nghiên cứu tổng quan về trang phục dạo phố

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thời trang dạo phố

Trang phục dạo phố có thể hiểu là phong cách trang phục thông thường mà mọi người chọn khi tham gia các hoạt động hàng ngày Phong cách này phản ánh sự đa dạng và cá nhân hóa trong cách ứng dụng thời trang vào cuộc sống Mặc dù nó có thể thay đổi tùy theo văn hóa và xu hướng thị trường, nhưng phần lớn trang phục dạo phố đều nhấn mạnh tính tiện lợi, thoải mái và cá nhân hóa

Phong cách thời trang dạo phố, bắt nguồn từ văn hóa hip hop ở New York và văn hóa lướt sóng ở California vào những năm 1970, đã trở thành một xu hướng toàn cầu

Xu hướng này kết hợp nhiều yếu tố từ thời trang thể thao, punk 1 , trượt ván và thậm chí cả thời trang đường phố Nhật Bản Thương hiệu thời trang cao cấp đã đóng góp vào xu hướng này thông qua việc tạo ra các sản phẩm độc đáo và hiếm có thông qua sản xuất giới hạn Những người yêu thích thời trang dạo phố thường theo đuổi các thương hiệu cụ thể và nỗ lực sở hữu các sản phẩm giới hạn được phát hành Xu hướng thời trang dạo phố đã trở thành một biểu tượng của phong cách cá nhân và sự tự do sáng tạo

Những năm 1970 của thế kỷ trước chứng kiến sự trỗi dậy của nhiều làn sóng thời trang độc đáo như hippe, punk, glam rock và disco Thời kỳ này đặc trưng bởi sự phá vỡ mọi giới hạn và khuôn mẫu truyền thống, thể hiện trong các thiết kế phi giới tính,

Hình 2.1 Thời trang dạo phố đầu những năm 1970, ảnh chụp của Run DMC của nhiếp ảnh gia Michael Ochs Archive kiểu dáng độc đáo và họa tiết sáng tạo Phong cách hippe của những năm 70 nổi bật với quần ống loe, họa tiết tua rua, lông vũ

Ngược lại, Disco thể hiện sự lôi cuốn qua chất liệu sequin lung linh, áo hai vạt cổ chữ V sâu, giày platform, và trang phục denim Còn punk và glam rock thì đặc trưng bởi sự nổi loạn khi tái tạo các yếu tố truyền thống theo cách hoàn toàn mới, cùng với việc các nghệ sĩ nhạc rock trang điểm và mặc trang phục lòe loẹt trên sân khấu

Hình 2.2 Phong cách Glam Rock của nữ những năm 1970

Thời trang dạo phố những năm 1980 tiếp tục mang đến sự đa dạng với thời trang dạo phố Xu hướng preppy, với áo polo và váy, xuất hiện cùng với sự nổi lên của hip- hop và văn hóa lướt sóng Năm 1980 còn là thời kỳ của logomania, khi logo của các thương hiệu xa xỉ trở thành biểu tượng của tinh thần thương hiệu và định danh cá nhân

Giai đoạn bắt đầu những năm 1990 là giai đoạn quan trọng khi thời trang dạo phố

Hình 2.3 Phong cách Preppy của nam nữ những năm 1980 quần baggy, và áo khoác jeans Đồng thời, xu hướng minimalism và sporty chic 2 mở ra một hướng mới với sự tập trung vào sự thoải mái và đơn giản

Hình 2.4 Thời trang dạo phố mang phong cách tối giản, thoải mái những năm 1990

Những năm 2000 chứng kiến sự đổi mới liên tục trong thế giới thời trang dạo phố Athleisure, sự kết hợp giữa thời trang và công nghệ, cũng như sự hồi sinh của phong cách retro và streetwear, là những xu hướng đặc trưng Ngoài ra xu hướng thời trang mang tên Y2K đánh dấu sự chuyển mình của thời trang khi đây cũng là thời điểm Internet bùng nổ và có nhiều chuyển biến mới trên thế giới Ngày nay, thời trang dạo phố không chỉ là biểu tượng của phong cách cá nhân mà còn là nền văn hóa và sân chơi sáng tạo, phản ánh tinh thần đa dạng và đổi mới trong ngành thời trang

Trong những năm 2010, thế giới thời trang dạo phố đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng, phản ánh xu hướng và sự đa dạng văn hóa của thế giới hiện đại Phong cách streetwear đã trở thành trào lưu lớn với áo phông in hình, áo hoodie, quần

Hình 2.5 Phong cách Y2K đầu những năm 2000 jogger và giày sneaker là những đỉnh cao của sự ưa chuộng Tính tối giản và đơn giản cũng được ưa chuộng với việc ưu tiên sử dụng các trang phục và phụ kiện có thiết kế tinh tế và tối giản

Sự trở lại của phong cách retro và vintage cũng là một xu hướng đáng chú ý, khi người ta tìm kiếm và sưu tập các trang phục từ những thập kỷ trước để kết hợp với trang phục hàng ngày Bền vững và thân thiện với môi trường cũng trở thành một phần của thế giới thời trang dạo phố, với sự tăng cường trong việc chọn lựa các sản phẩm làm từ nguyên liệu tái chế và có quy trình sản xuất bền vững Tóm lại, thời trang dạo phố của thế giới những năm 2010 thể hiện sự đa dạng, sáng tạo và sự chú trọng đến cá nhân hóa và tính bền vững

Hình 2.6 Thời trang bền vững với quần Jeans trong phong cách thời trang

Trong những năm 2020, thế giới thời trang dạo phố tiếp tục chứng kiến sự đa dạng và tiến bộ đáng kể, phản ánh tinh thần và xu hướng của thời đại hiện đại Phong cách streetwear tiếp tục là một trào lưu quan trọng Người ta thường kết hợp các trang phục từ các thương hiệu cao cấp và thương hiệu đường phố, tạo ra phong cách cá nhân vô cùng độc đáo Tính sáng tạo và tự do biểu đạt cũng được khuyến khích và việc thử nghiệm các phong cách mới, cá nhân hóa trang phục theo sở thích riêng của mỗi người

Ngoài ra, sự phổ biến của các xu hướng thời trang bền vững tiếp tục tăng lên, người tiêu dùng chú trọng đến việc chọn lựa các sản phẩm được làm từ nguyên liệu tái chế và có quy trình sản xuất bền vững Các thương hiệu thời trang cũng ngày càng chú trình sản xuất của họ Cùng với đó, sự ảnh hưởng của các nền văn hóa và nguồn cảm hứng từ khắp nơi trên thế giới làm cho thời trang dạo phố trở nên đa dạng và độc đáo hơn bao giờ hết Tính đa dạng và sự tự do biểu đạt trong thế giới thời trang dạo phố của năm 2020 thể hiện sự phản ánh của cá nhân và tinh thần tiến bộ của thời đại hiện đại

Hình 2.7 Phong cách thời trang lấy cảm hứng từ tay áo Victoria quá khổ trong thời trang Xuân Hè 2020

2.1.2 Đặc điểm của trang phục dạo phố

Trang phục dạo phố cho phép sự sáng tạo và linh hoạt trong việc kết hợp các loại trang phục và phụ kiện Người mặc thường tự do lựa chọn giữa các tùy chọn khác nhau để tạo ra diện mạo phản ánh cá nhân của họ Trang phục dạo phố không chỉ là cách để mỗi người thể hiện phong cách cá nhân và sở thích riêng, mà còn là biểu hiện của tính độc đáo và cá nhân hóa Điều này tạo ra sự đa dạng không gì có thể so sánh, mỗi người mang trong mình một phong cách riêng biệt và không trùng lặp

Nghiên cứu về trang phục truyền thống Hanbok Hàn Quốc

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trang phục truyền thống Hanbok Hàn Quốc

Hanbok (hay Hàn phục), bộ trang phục truyền thống của Hàn Quốc, có một lịch sử phát triển lâu dài và phản ánh sự đa dạng văn hóa và lịch sử của đất nước Dù đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt hàng ngàn năm, nhưng Hanbok vẫn giữ được vẻ đẹp và ý nghĩa truyền thống

Thành phố cổ Goguryeo (18 BCE-668 CE) được coi là nơi bắt nguồn của Hanbok Những bộ trang phục ban đầu thường gồm áo dài và váy dài, được cột bằng dây hoặc dây buộc Đến thế kỷ thứ 7, triều đại Silla (57 BCE-935 CE) đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Hanbok Trong giai đoạn này, Hanbok trở nên phong phú hơn với sự xuất hiện của những chi tiết trang trí phức tạp như hoa văn, đồ họa, và dây nơ

Sau đó, vào thế kỷ 10, triều đại Goryeo (918-1392) chứng kiến sự tiếp tục phát triển của Hanbok Trong thời kì này, trang phục Hanbok được thiết kế cầu kỳ và đa dạng hơn với nhiều lớp

Vào thế kỷ 15 và 16, triều đại Joseon (1392-1897) là sự thay đổi về thiết kế Hanbok Trong triều đại này, Hanbok đã trở thành biểu tượng cho sự sang trọng và vẻ đẹp thanh lịch Hanbok cho nam giới thường bao gồm áo trắng (jeogori) và quần dài (baji), trong khi Hanbok cho phụ nữ gồm áo trắng (jeogori) và váy dài (chima) Các chi tiết như màu sắc, hoa văn, và kiểu dáng của Hanbok được sử dụng để phân biệt địa vị xã hội, tuổi tác và tình trạng hôn nhân

Trong thời kỳ hiện đại, Hanbok vẫn tồn tại trong các dịp lễ hội, cưới hỏi, nhưng không còn được sử dụng hàng ngày như trước đây Đồng thời, Hanbok cũng đang trải qua sự phục hồi và đổi mới trong thiết kế để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu hiện đại

2.2.2 Đặc trưng của của trang phục truyền thống Hanbok qua các thời kỳ

Hanbok (hay Hàn phục), bộ trang phục truyền thống của Hàn Quốc, có một lịch sử phát triển lâu dài và phản ánh sự đa dạng văn hóa và lịch sử của đất nước Dù đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt hàng ngàn năm, nhưng Hanbok vẫn giữ được vẻ đẹp và ý nghĩa truyền thống

Thành phố cổ Goguryeo (18 BCE - 668 CE) được xem là nơi bắt nguồn của Hanbok Áo jeogori, quần baji và váy chima có lẽ đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử trang phục, nhưng cho đến thời kỳ Tam Quốc, kiểu áo hai phần như ngày nay mới được hình thành Trong những bức tranh cổ từ mộ Cao Câu Ly, ta thấy hình ảnh nam nữ mặc trang phục trung phục gồm quần bó, ngắn và áo ngang eo Kiểu trang phục này đã tồn tại từ thời xưa và vẫn được duy trì cho đến ngày nay

Cuối thời kỳ Tam Quốc, phụ nữ quý tộc bắt đầu mặc áo khoác dài tới ngang hông, được thắt lại ở eo, kết hợp với váy dài phủ qua chân, đàn ông quý tộc mặc áo chẽn có dây thắt và quần ống rộng có bo thun ở lai Trong thời kỳ này, xuất hiện chiếc áo choàng bằng lụa Trung Quốc, chỉ dành cho Hoàng tộc và các quan lại, đây cũng là nguồn gốc của Kwanbok - trang phục của các quan lại

Hình 2.19 Hanbok thời kỳ Tam Quốc và thời Goguryeo Hình 2.18 Trang phục Hanbok qua các thời kỳ từ thế kỷ 15-16 đến thế kỷ 20 Đến thế kỷ thứ 7, triều đại Silla (57 BCE - 935 CE) đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Hanbok Sau khi Silla thống nhất ba vương quốc thành một, họ đã tiếp thu và phát triển nền văn hóa từ Goguryeo và Baekje để thúc đẩy sự phồn thịnh Trong thời kỳ này, văn hóa trang phục của Silla đạt đến đỉnh cao của sự phát triển

Cấp độ xã hội trong xã hội Silla được phân chia dựa trên loại trang phục mỗi người mặc Trang phục của thời kỳ này lấy nhiều yếu tố từ Trung Quốc, với durumagi - áo ngoài có cổ áo tròn và tay áo rộng Ngoài ra, trang phục còn bao gồm một chiếc váy dài được mặc bên ngoài, một chiếc áo ngắn, và một chiếc khăn quàng được xếp nếp và khoác trên vai, kéo dài xuống phía sau

Hình 2.20 Trang phục Hanbok triều đại Silla

Vào thế kỷ 10, triều đại Goryeo (918-1392) Hanbok phát triển theo cách ăn mặc của người Mông Cổ, khi nhà vua cưới vương hậu người Mông Cổ Từ đó, váy Chima được thiết kế ngắn hơn, áo Jeogori dài đến ngang eo hoặc trên ngực có thắt nơ thay cho thắt lưng, tay áo được cắt theo đường cong nhẹ Hanbok trong thời kỳ này trở nên cao cấp và phong phú hơn

Hình 2.21 Hanbok triều đại Goryeo

Thế kỷ 15 và 16, triều đại Joseon (1392-1897) là giai đoạn quan trọng trong lịch sử của Hanbok Trong giai đoạn đầu của triều đại Joseon, trang phục ít thay đổi do ảnh hưởng mạnh mẽ từ Nho giáo, dẫn đến sự phân biệt rõ rệt trong cấp bậc xã hội Tuy nhiên, khi kinh tế và thị trường hàng hóa phát triển, các ràng buộc về trang phục bắt đầu được nới lỏng, tạo điều kiện cho dân chúng thoải mái hơn trong cách mặc

Vào cuối triều đại Joseon, áo jeogori của phụ nữ trở nên ngắn hơn Trang phục phổ biến trở thành váy chima dài và áo jeogori ngắn, vừa vặn Dưới lớp váy chima, người ta thường mặc nhiều lớp váy lót như darisokgot, soksokgot, dansokgot và gojengi để làm cho váy phồng lên và trông đẹp hơn

Hình 2.22 Trình tự mặc Hanbok Sokgot

Trang phục Hanbok của tầng lớp thượng lưu thường được làm từ các loại vải nhẹ, cao cấp, trong khi người dân thông thường thường chỉ được phép mặc áo làm từ vải cotton đơn giản

Trong thời kỳ hiện đại, Hanbok vẫn tồn tại và được coi là biểu tượng của văn hóa truyền thống Hàn Quốc Mặc dù không còn được sử dụng hàng ngày như trước đây, nhưng Hanbok vẫn được mặc trong các dịp đặc biệt như lễ hội truyền thống, cưới hỏi và các sự kiện văn hóa quan trọng Đồng thời, Hanbok cũng đang trải qua sự phục hồi và đổi mới trong thiết kế để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu hiện đại

Hình 2.24 Trang phục Hanbok ngày nay

Tìm hiểu về đặc điểm hình thái và tâm lý của nữ giới từ 18 -25 tuổi

2.3.1 Đặc điểm hình thái của nữ giới từ 18 - 25 tuổi

Trong quá trình phát triển, từng giai đoạn của cơ thể con người mang đến những biến đổi đáng kể, không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tâm lý và xã hội Đặc biệt, giai đoạn từ 18 đến 25 tuổi ở phụ nữ được coi là giai đoạn quan trọng, khi cơ thể chuyển từ giai đoạn tuổi dậy thì sang giai đoạn trưởng thành hoàn chỉnh

Trong giai đoạn này, mặc dù tốc độ tăng chiều cao chậm lại, nhưng các đặc điểm nổi bật của vóc dáng bắt đầu hiện rõ Cơ thể phụ nữ trở nên quyến rũ hơn với sự phát triển của ngực và mông Đây cũng là thời điểm mà tâm trạng của phụ nữ có thể thay đổi do áp lực từ xã hội và tiêu chuẩn vẻ đẹp Hình dáng cơ thể được chia thành một số cơ bản như sau:

Hình 2.33 Hình minh họa các dáng người phổ biến hiện nay

Trong lĩnh vực thời trang, hiểu biết về hình dáng cơ thể giúp phụ nữ tự tin hơn trong việc chọn lựa trang phục phù hợp Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi về tiêu chuẩn vẻ đẹp và về hình thể đối với phụ nữ Việc phân loại hình dáng cơ thể thành các dạng khác nhau cũng thúc đẩy sự nhận thức về đa dạng vẻ đẹp và sự khác biệt của mỗi người

2.3.2 Đặc điểm tâm lý của nữ giới từ 18 đến 25 tuổi

Trong quá trình nghiên cứu và thiết kế bộ sưu tập Hanbok cách tân từ 18-25 tuổi, một phần quan trọng là hiểu rõ đặc điểm tâm lý của nữ giới trong độ tuổi này Đây được coi là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự chuyển mình từ tuổi trẻ đến trưởng thành, đồng thời cũng là giai đoạn đầy biến động và phức tạp về tâm lý Ở độ tuổi 18-20, phụ nữ thường bước vào giai đoạn phát triển một tinh thần mơ mộng và tràn đầy sức sống, khao khát khám phá thế giới xung quanh Họ không chỉ tìm kiếm tự do và độc lập mà còn nuôi dưỡng những ước mơ và hoài bão lớn lao cho tương lai

Tuy nhiên, khi bước sang tuổi 25, phụ nữ thường tìm kiếm và khẳng định bản sắc cá nhân Họ mong muốn thể hiện sự độc lập, cá tính và phong cách riêng Do đó, trang phục cần mang tính sáng tạo, độc đáo và phản ánh cá nhân hóa cao Tuy nhiên, họ cũng có xu hướng tìm về cội nguồn và trân trọng các giá trị truyền thống Do đó, việc kết hợp các yếu tố của Hanbok với phong cách thời trang hiện đại và đa dạng có thể thu hút được

Nhận thức sâu sắc về đặc điểm tâm lý của đối tượng là chìa khóa quan trọng để tạo ra những sản phẩm mang tính cá nhân và phản ánh rõ nét tinh thần của tuổi trẻ Đồng thời, việc này cũng là cơ hội để gửi đi thông điệp về sự tự tin của phụ nữ ở độ tuổi này Chúng ta có thể thấy rằng độ tuổi 18-25 không chỉ là thời kỳ của những biến động và thách thức, mà còn là giai đoạn của sự khám phá, sáng tạo và sự tự tin.

Tìm hiểu quy trình thiết kế mẫu

Hình 2.34 Tìm hiểu quy trình thiết kế mẫu

Thực hiện quy trình thiết kế mẫu

2.5.1 Nghiên cứu và lên ý tưởng

Bước đầu tiên trong thiết kế mẫu là nghiên cứu và lên ý tưởng, phải tìm hiểu về xu hướng và hiểu rõ nhu cầu của thị trường Đầu tiên, phải phân tích xu hướng và dữ liệu thị trường để dự đoán các xu hướng màu sắc, kiểu dáng và chất liệu sẽ được ưa chuộng Tiếp theo, từ các ý tưởng thu được, cần xác định phong cách và đặc điểm sản

Tiếp theo, tạo bản phác thảo và mẫu thử để đánh giá và điều chỉnh trước khi sản xuất Đây là quá trình tỉ mỉ nhưng quan trọng giúp sản phẩm đáp ứng được mong đợi của thị trường

Khi có ý tưởng về BST, đầu tiên cần là vẽ phác thảo chúng Điều này giúp làm rõ các yếu tố thiết kế và cấu trúc của sản phẩm Các bản vẽ sẽ thể hiện rõ phong cách và ý tưởng cá nhân của nhà thiết kế Quá trình này là bước quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được cả yêu cầu về thẩm mỹ và tính chất kỹ thuật

Lựa chọn nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất là bước quan trọng Mục đích của phần này là đảm bảo rằng các nguyên liệu và phụ liệu được chọn phải phản ánh đúng thiết kế và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng được đề ra

2.5.4 Thiết kế theo thông số kỹ thuật Ở giai đoạn này, các thông số kỹ thuật cần thiết được xác định và ghi lại Việc này là cần thiết để tạo ra bộ rập cơ bản chính xác, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quy trình sản xuất Đo lường chính xác và ghi lại các thông số này không chỉ giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn làm cho quy trình sản xuất trở nên dễ dàng hơn

2.5.5 Tạo bộ rập cơ bản

Bộ rập cơ bản được xây dựng từ các thông số kỹ thuật là cơ sở cho quy trình sản xuất tiếp theo, bao gồm tạo mẫu và cắt may Đồng thời, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và đồng nhất của sản phẩm cuối cùng Đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật và thẩm mỹ mong muốn

Phần fit mẫu là giai đoạn quan trọng để kiểm tra sự vừa vặn và tổng thể của sản phẩm trên người mẫu Mục tiêu chính của phần này là đảm bảo rằng sản phẩm được tạo ra sẽ đáp ứng được yêu cầu vừa vặn về thiết kế Bằng cách thực hiện các điều chỉnh cần thiết dựa trên phản hồi từ việc thử nghiệm trên người mẫu, sản phẩm sẽ được cải thiện để đạt được mục tiêu này Điều này đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng và đáp ứng được mong đợi của thị trường

2.5.7 Hoàn chỉnh bộ rập bán thành phẩm Ở giai đoạn này, bộ rập được điều chỉnh và hoàn thiện dựa trên phản hồi từ quá trình fit mẫu Xác nhận thông số kỹ thuật là để đảm bảo rằng mọi chi tiết trong thiết kế và kích thước đều chính xác và phù hợp Đảm bảo bộ rập bán thành phẩm đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

2.5.8 Kiểm tra thông số và chất lượng thành phẩm

Thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng các sản phẩm hoàn thiện để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng theo tài liệu kỹ thuật Xác định và sửa chữa bất kỳ lỗi nào trước khi sản phẩm được phân phối ra thị trường Đảm bảo rằng sản phẩm được kiểm tra và xác nhận chất lượng giúp bảo vệ uy tín của thương hiệu

Xác định tổng chi phí sản xuất bao gồm: nguyên liệu, nhân công và các chi phí liên quan khác Dựa trên chi phí sản xuất và lợi nhuận mong muốn, xác định giá bán hợp lý cho sản phẩm Tính giá sản phẩm phải đảm bảo rằng giá bán phản ánh đúng giá trị và chi phí sản xuất, đồng thời mang lại lợi nhuận mong muốn.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Giới thiệu bộ sưu tập

Bộ sưu tập có tên gọi “Ban Mai” mang đến hình ảnh tươi mới của buổi sáng sớm, khi ánh nắng đầu tiên chiếu rọi và mọi thứ dường như bắt đầu một khởi đầu mới đầy sức sống Sắc xanh chủ đạo của bộ sưu tập này tượng trưng cho sự tươi mát và thanh khiết, tạo nên cảm giác dịu dàng và thoải mái Điểm nhấn của bộ sưu tập là hình ảnh hoa mai, một loài hoa không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa đặc biệt về sự may mắn trong văn hóa Hàn Quốc Với thiết kế mang ý nghĩa sâu sắc, “Ban Mai” chắc chắn sẽ mang đến cho người mặc cảm giác tự tin và may mắn, như những đóa hoa mai tỏa sáng dưới ánh ban mai

Tone màu chủ đạo của bộ sưu tập là trắng và xanh lá, với mục đích tạo nên sự tươi mới, trẻ trung và năng động Màu trắng rất được ưa chuộng khi diện trang phục Hanbok Đây là màu sắc gần gũi với văn hóa truyền thống và cũng phản ánh sự thanh thoát của người phụ nữ Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ nét đẹp trang nhã và truyền thống của Hanbok, nhưng được hiện đại hóa và thích hợp cho cuộc sống thường ngày của giới trẻ Nhằm mục đích mang đến những thiết kế mới lạ và tiện dụng để phù hợp với các hoạt động dạo phố, vừa thanh lịch và vừa năng động

Hình 3.1 Màu sắc chủ đạo của BST

Việc phối hợp màu trắng và xanh lá trong đề tài "Thiết kế bộ sưu tập dạo phố lấy ý tưởng từ trang phục Hanbok Hàn Quốc cho nữ từ 18-25 tuổi" là sự lựa chọn hợp lý Hai màu sắc này không chỉ tạo nên sự cân bằng và hài hòa mà còn làm nổi bật và tôn lên vẻ đẹp của trang phục và người mặc Bộ sưu tập này không chỉ là sự kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, mà còn là sự biểu tượng cho sự sáng tạo và phong cách của người phụ nữ trẻ ngày nay

3.1.2 Bản vẽ phác thảo mẫu

3.1.2.1 Bản vẽ phác thảo mẫu HD01

Hình 3.2 Phác thảo mẫu HD01

Mẫu HD01 là mẫu đầu tiên trong BST được thiết kế gồm 1 áo khoác, 1 áo dài tay và 1 chân váy xếp ly hộp Đầu tiên, áo khoác không tay được thiết kế với sự kết hợp giữa voan họa tiết và tafta Sự hiện diện của họa tiết trên vải voan càng làm tăng thêm vẻ đẹp dịu dàng cho trang phục Bên cạnh đó, tafta là chất liệu cứng cáp và bóng, giúp giữ form cho áo khoác Thiết kế không tay làm cho chiếc áo khoác trở nên thoải mái và mát mẻ Đồng thời tạo nên sự kết hợp độc đáo giữa tính năng động và thanh lịch

Thứ hai, áo kiểu tay dài sử dụng chất liệu kate lụa, một loại vải mềm mại, có độ bóng nhẹ, tạo nên vẻ sang trọng và dễ chịu khi mặc Thiết kế tay dài, thắt nơ ở bo tay mang lại sự thanh lịch và kín đáo, phù hợp với phong cách truyền thống của Hanbok nhưng vẫn giữ được nét hiện đại và trẻ trung

Cuối cùng, chân váy xếp ly hộp với lớp tafta bên trong tạo độ phồng và giữ form tốt, kết hợp với lớp voan họa tiết bên ngoài tạo vẻ mềm mại, nữ tính và duyên dáng Sự phối hợp này không chỉ giữ được nét đẹp truyền thống mà còn mang lại sự hiện đại và trẻ trung

Bộ trang phục này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại Áo khoác không tay mang lại sự mới mẻ và năng động, trong khi áo kiểu tay dài và chân váy xếp ly giữ được nét thanh lịch và cổ điển của Hanbok

Phụ kiện đi kèm sẽ hoàn thiện bộ trang phục, tạo nên một tổng thể hài hòa và tinh tế, phù hợp với đối tượng nữ từ 18-25 tuổi

STT Loại phụ kiện Hình ảnh

3.1.2.2 Bản vẽ phác thảo mẫu HQ02

Hình 3.3 Phác thảo mẫu HQ02

Mẫu HQ02 trong BST được thiết kế gồm 1 áo khoác, 1 áo cúp và 1 chân váy có phối viền Áo khoác này lấy cảm hứng từ jeogori, giữ dáng form vừa vặn và tay loe, tạo nên sự cân đối giữa truyền thống và hiện đại Thiết kế tay dài loe có thun với chất liệu voan họa tiết, tạo nên sự nhẹ nhàng và bay bổng cho trang phục Áo được làm ngắn đến eo, phù hợp với phong cách thời trang hiện đại

Tiếp theo là chiếc áo dây cúp ngực được thiết kế ôm sát cơ thể, giúp tôn lên vóc dáng người mặc Chất liệu mềm mại như cotton lụa được chọn để mang lại cảm giác dễ chịu khi mặc

Cuối cùng là chân váy ngắn xếp ply phối vải viền lai là điểm nhấn cuối cùng của bộ sưu tập, mang đến sự pha trộn giữa vẻ đẹp truyền thống và sự hiện đại Với thiết kế xếp ply đều đặn và viền lai được làm từ tafta, chân váy tạo nên vẻ đẹp trang nhã và nổi bật

Các loại phụ kiện như túi xách, giày dép, trang sức, được chọn để hoàn thiện tổng thể, tạo nên sự cân đối cho người mặc

STT Loại phụ kiện Hình ảnh

3.1.3 Tìm kiếm và lựa chọn nguyên phụ liệu cho BST

STT Tên NPL Tính chất NPL Hình ảnh

Polyester, sợi chỉ 40/2, cuộn 400m, màu trắng

3 Chỉ vắt sổ Tơ vắt sổ 150D, màu trắng,

4 Nút cườm Hạt trai nhựa ABS

5 Nút bấm Kim loại, màu trắng

6 Dây kéo giọt nước Dài 25cm, màu trắng

7 Dây thun To bản 0.5cm, màu trắng

Hình 3.4 Bảng nguyên phụ liệu cho BST

Xây dựng bảng thông số kích thước

3.2.1 Xác định đối tượng đo

Người mẫu: Nữ, 20 tuổi, có chiều cao 160 - 165 cm và cân nặng từ 48 - 52 kg Sử dụng phương pháp đo trực tiếp, sử dụng thước dây để đo ngay trên cơ thể của người mẫu

3.2.2 Xác định các thông số cần đo

Hình 3.5 Hình minh họa thước dây cuộn 3m

Trước khi đo cần lưu ý, khi đo phải giữ thước dây thẳng, vuông góc, song song với mặt đất để đảm bảo không bị lệch số đo

STT MỐC ĐO CÁCH ĐO

1 Vòng cổ Đo chu vi vòng cổ, đi qua đốt sống cổ thứ 7 và hõm cổ

2 Ngang vai Đo từ đầu vai bên này sang đầu vai bên kia, qua phần nhô cao nhất của vai

3 Vòng nách Đo chu vi vòng nách, đi qua đầu vai

4 Vòng ngực Đo vòng quanh vị trí nở nhất của ngực, đi qua hai điểm đầu ngực

5 Dang ngực Đo thẳng từ đỉnh ngực bên này sang đỉnh ngực bên kia

6 Chéo ngực Đo chéo từ hõm cổ đến đầu ngực

7 Vòng eo Đo chu vi vòng eo tại vị trí nhỏ nhất

8 Hạ eo trước Đo chiều dài từ hõm cổ đến vòng eo

9 Hạ eo sau Đo chiều dài từ đốt sống cổ thứ 7 đến vòng eo

10 Vòng mông Đo chu vi vòng mông tại điểm nở nhất

11 Hạ mông Đo thẳng từ vòng eo đến điểm nở nhất của vòng mông

12 Dài tay Đo từ điểm đầu vai đến mắt cá tay

13 Cửa tay Đo chu vi vòng cổ tay, ngang mắt cá tay

Hình 3.6 Cách đo kích thước các thông số

3.3.4 Bảng thông số kích thước

STT Kích thước đo Thông số

Hình 3.8 Bảng thông số kích thước

Triển khai quy trình tạo mẫu

3.3.1 Thiết kế block cơ bản

- Bước 1: Dựng các đường cơ sở

AB = Hạ eo = Hạ eo sau = 36 cm

AE = Hạ nách = Vòng ngực/ 4 + 3 cm = 24.25 cm

Hình 3.9 Dựng các đường gióng cơ bản khung block thân trước

- Bước 2: Dựng khung chi tiết thân trước

AA1 = Vào cổ = Vòng cổ/6 + 0.5 = 6.8 cm

AA3 = Hạ cổ = Vào cổ +1 = 7.8 cm

AA2 = Ngang vai = Rộng vai/2 = 18 cm

A2’A2” = Hạ nách = Vòng nách/2 = 20 cm, tại A2” vẽ đường vuông góc AB tại E EE1 = Ngang ngực = Vòng ngực/4 + CĐ/4 = 25 cm

BB1 = Ngang eo = Vòng eo/4 + CĐ/4 = 20 cm

CC1 = Ngang mông = Vòng mông/4 + CĐ/4 = 26.75 cm

- Bước 3: Vẽ vòng cổ và vòng nách thân trước

Nối A1 và A3 vuông góc tại A4, vẽ đường chéo A1A3 với trung điểm I ta thu được khung cơ bản của vòng cổ thân trước

Nối A2’F’ cắt EE1 tại F”, dựng khung vẽ đường cong nách và cổ như hình 3.10 Đường cong nách tiệm cận với điểm F’

Hình 3.11 Vẽ vòng cổ và vòng nách thân trước của block cơ bản

Xác định chồm vai, vẽ lại đường vai áo thân trước như hình 3.10

Hình 3.12 Xác định chồm vai thân trước của block cơ bản

Hình 3.13 Vẽ đường cong lai áo thân trước block cơ bản

- Bước 5: Vẽ thân sau ab = Hạ eo sau = 35 cm bc = Hạ mông = 19 cm ae = Hạ ngực = Vòng ngực/4 + 3 cm = 24.25 cm

Hình 3.14 Dựng các đường gióng cơ bản khung block thân sau aa1 = Vào cổ = Vòng cổ/6 + 0.5 = 6.8 cm aa2 = Ngang vai = Rộng vai/2 = 18 cm aa3 = Hạ cổ = 1.5 cm aa2’ = Hạ xuôi vai = 4 cm a2’a2” = Hạ ngực = Hạ nách = Vòng nách/2 = 20 cm, tại a2” vẽ đường vuông góc với ab tại e ee1 = Ngang ngực = Vòng ngực/4 + CĐ/4 = 25 cm bb1 = Ngang eo = Vòng eo/4 + CĐ/4 = 20 cm cc1 = Ngang mông = Vòng mông /4 + CĐ/4 = 26.75 cm

Hình 3.15 Khung thân sau của block cơ bản

- Bước 6: Vẽ vòng cổ và vòng nách thân sau a2’f = 8 cm ff’ = 1cm

Nối e1f’, dựng khung và vẽ cong vòng nách như hình 3.16

Hình 3.16 Vẽ vòng nách thân sau block cơ bản

Xác định chồm vai thân sau như hình 3.17

Hình 3.17 Xác định chồm vai thân sau block cơ bản

- Bước 7: Vẽ lai thân sau cc’ = 1cm

Vẽ đường cong lai thân sau như hình 3.18 bên dưới

Hình 3.18 Vẽ đường cong lai áo thân sau block cơ bản

- Bước 1: Dựng khung tay áo cơ bản

IK = Hạ nách tay = Vòng nách/2 – 3 cm = 17 cm

KK’ = Ngang nách tay = Vòng nách/2 – 2.5cm = 17.5 cm

JJ’ = Ngang cửa tay = Cửa tay/2 = 11 cm

Hình 3.19 Khung tay áo block cơ bản

- Bước 2: Chia IK’ thành ba đoạn bằng nhau là II’, I’I”, I” K’

Vẽ đường cong nách tay theo hình 3.20

Hình 3.20 Đánh cong nách trước block căn bản

- Bước 3: Chia đoạn IK” thành bốn đoạn IO, OO’, O’O”, O” K” bằng nhau

Vẽ đường cong vòng nách sau

C Khung áo block cơ bản hoàn chỉnh

Hình 3.22 Block cơ bản mẫu HD01 hoàn chỉnh Hình 3.21 Đánh cong nách sau block căn bản

3.3.2 Quy trình thiết kế mẫu 1 - Mã hàng HD01

Sản phẩm gồm: 1 áo khoác, 1 áo dài tay và 1 chân váy

Mô tả: Áo khoác hai lớp đắp chéo sang bên trái, có nút bấm cố định thân bên phải

Bâu đứng rời, không có tay áo

Có dây thắt nơ bên trái

Hình 3.23 Hình mô tả mẫu phẳng mặt ngoài áo khoác mẫu HD01

Hình 3.24 Hình mô tả mẫu phẳng mặt trong áo khoác mẫu HD01

Mô tả: Áo dạng 1chữ U, có chồm vai, nẹp và khoảng mở ở thân sau

Tay phồng ở cửa tay và có bo tay thắt nơ

Hình 3.25 Hình mô tả mẫu phẳng mặt ngoài áo kiểu mẫu HD01

Hình 3.26 Hình mô tả mẫu phẳng mặt trong áo kiểu mẫu HD01

Chân váy ngắn ngang đùi, lưng bản to, có xếp ply hộp

Váy 2 lớp: 1 lớp vải chính và 1 lớp vải phối

Váy có dây kéo giọt nước ở thân sau

Hình 3.27 Hình mô tả mẫu phẳng mặt ngoài chân váy mẫu HD01

Hình 3.28 Hình mô tả mẫu phẳng mặt trong chân váy mẫu HD01

3.3.2.2 Bản vẽ thiết kế mẫu HD01

A Thiết kế áo khoác HD01

Thiết kế thân trước và thân sau từ block cơ bản, không sử dụng chồm vai

Giảm vai 1.5cm, vẽ lại vòng nách thân trước

Hạ sâu cổ 10cm, tiến hành thiết kế bâu áo với độ rộng 4cm

Từ đường CF lấy sang phải 8cm để được đường đinh áo

Hình 3.29 Vẽ hoàn chỉnh thân trước và bâu áo khoác mẫu HD01

Từ đường đinh áo vào 14cm, lên trên 1cm, xác định vị trí nút bấm

Từ đường đinh áo lấy xuống 1cm, xác định vị trí tra dây áo với độ rộng dây 2.5cm

Xác định vị trí tra dây áo thân phải

Từ sườn áo lấy xuống 4.5cm để được điểm tra dây áo, độ rộng 2.5 cm tra dây

Hình 3.31 Xác định vị trí tra dây thắt nơ thân phải áo khoác mẫu HD01 Hình 3.30 Xác định vị trí nút và tra dây cho thân trái áo khoác mẫu HD01

Dây thắt nơ bản rộng 2.5cm, dây thân trái dài 58 cm, dây thân phải dài 60cm

Hình 3.32 Thiết kế dây thắt nơ thân trái và thân phải mẫu HD01

Xác định giảm sâu cổ thêm 5.5cm, hạ cổ 5.5cm tiến hành đánh cong cổ mới thân sau Giảm vai 1.5cm, tiến hành đánh cong nách mới

Sa vạt 1cm, vẽ lại lai áo thân sau

Hình 3.33 Thiết kế thân sau áo khoác mẫu HD01

B Thiết kế áo kiểu HD01

Thiết kế áo kiểu cổ chữ U với sâu cổ trước bằng 6cm, giảm vai 4cm, giảm góc cổ vai

0.5cm, vẽ đường cong vòng cổ như hình 3.34

Hình 3.34 Thiết kế cổ trước áo dài tay mẫu HD01

Hạ sâu cổ sau 4cm, giảm vai 4cm, giảm góc cổ vai 0.5cm Vẽ lại đường cong cổ áo mới

Hình 3.35 Thiết kế cổ sau áo dài tay mẫu HD01

Hình 3.36 Thiết kế nẹp cổ áo mẫu HD01

Chia tay áo thành bốn phần như hình vẽ với độ rộng bằng Cửa tay/4 = 5.5cm

Hình 3.37 Chia tay áo thành bốn phần để tiến hành tách rập tay mẫu HD01

Tạo độ phồng cho tay bằng cách tách bốn phần đã chia như hình 3.38

Hình 3.38 Tách rập tạo độ phồng cửa tay áo dài tay mẫu HD01

Hình 3.39 Rập tay áo dài tay mẫu HD01 hoàn chỉnh

- Thiết kế bo tay thắt nơ:

Dài bo tay = Cửa tay x 2.5 = 55cm, vẽ đường chéo tạo mũi nhọn cho nơ như hình 3.40 Rộng nơ = 5cm

Hình 3.40 Rập bo tay của tay áo dài tay mẫu HD01

C Thiết kế chân váy mẫu HD01

- Dựng khung cơ bản cho phần lưng váy

AB = Ngang eo = Vòng eo/4 = 16.25 cm

CC1 = Ngang mông = Vòng mông/4 = 23 cm

Từ AB lấy lần lượt trên và dưới cách nhau 4 cm để tạo lưng váy

Hình 3.41 Thiết kế lưng váy mẫu HD01

Tùng váy thân chính và tùng phối xếp ply hộp với độ rộng bằng 5cm có thiết kế giống nhau với các thông số: Dài váy = 33 cm, tùng váy = 200cm Điểm xẻ dây kéo cách đường ráp lưng 14cm

3.3.2.3 Xác định nguyên phụ liệu mẫu HD01

STT Tên NPL Tính chất NPL Hình ảnh

1 Vải chính và vải phối

Chất liệu: Polyester, sợi chỉ 40/2

3 Chỉ vắt sổ Tơ vắt sổ 150D, màu trắng, 500g/ cuộn

Hạt trai nhựa ABS, màu trắng Kích thước: 8mm

5 Nút bấm Kim loại, màu trắng

6 Dây kéo giọt nước Dài 25cm, màu trắng

Hình 3.43 Bảng nguyên phụ liệu của mẫu HD01

3.3.2.4 May fit mẫu và mẫu hoàn chỉnh

- Bảng thông số thành phẩm fit mẫu lần 1 (đơn vị cm):

BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM ÁO KHOÁC MẪU HD01

STT Nội dung kiểm tra Thông số Dung sai

2 Rộng cổ TS (đo thẳng) 25 ±0.5

11 Khoảng cách tra dây trên 1 ±0.2

12 Khoảng cách tra dây dưới 3 ±0.2

14 14a Vị trí nút với đinh áo 14 ±0.2

14b Vị trí nút với lai áo 9 ±0.2

Vị trí fit Trước khi fit Sau khi fit

- Cử động ban đầu là 15/15/15 nhưng sau khi lên mẫu, nhóm nhận thấy phần thân áo quá rộng và không phù hợp với tổng thể sản phẩm

- Phần ngang ngực và ngang eo quá rộng, form áo bị thụng gây mất thẩm mỹ cho tổng thể mẫu sản phẩm

- Nhóm đã thay đổi cử động còn 10/10/10 cho block thiết kế của áo khoác, làm giảm ngực và eo của áo

- Phần ngực và eo giảm 4cm, giúp form áo thoải mái cử động và thẩm mỹ hơn Áo khoác HD01 trước khi fit Áo khoác HD01 sau khi fit

Bản vẽ thiết kế áo khoác HD01 trước khi fit mẫu

Bản vẽ thiết kế áo khoác HD01 sau khi fit mẫu

Hình 3.44 Bảng fit mẫu HD01

- Bảng thông số trước và sau fit:

Vị trí fit mẫu Thông số trước khi fit Thông số sau khi fit

Bảng 3 Bảng thông số so sánh trước và sau fit áo khoác HD01

- Lớp chính áo khoác HD01:

Hình 3.45 Thành phẩm lớp chính áo khoác mẫu HD01

- Lớp lót+ phối áo khoác HD01:

Hình 3.46 Thành phẩm lớp phối áo khoác mẫu HD01

- Thành phẩm áo kiểu HD01:

Hình 3.47 Thành phẩm áo dài tay mẫu HD01

- Lớp chính chân váy HD01:

Hình 3.48 Thành phẩm lớp chính chân váy mẫu HD01

- Lớp lót+ phối chân váy mẫu HD01:

Hình 3.49 Thành phẩm tùng phối chân váy mẫu HD01

3.3.2.6 Bộ rập bán thành phẩm mẫu HD01

A Rập bán thành phẩm áo khoác HD01

Hình 3.50 Rập bán thành phẩm lớp chính áo khoác mẫu HD01

Hình 3.51 Rập bán thành phẩm lớp phối áo khoác mẫu HD01

B Rập bán thành phẩm áo kiểu HD01

Hình 3.52 Rập bán thành phẩm áo dài tay mẫu HD01

C Rập bán thành phẩm chân váy

Hình 3.53 Rập bán thành phẩm chân váy mẫu HD01

Hình 3.54 Rập bán thành phẩm chân váy mẫu HD01

3.3.2.7 Tiêu chuẩn kỹ thuật may mẫu HD01

- Quy trình may áo khoác mẫu HD01:

QUY TRÌNH MAY ÁO KHOÁC HD01

STT BƯỚC CÔNG VIỆC DC-TB

1 May lộn dây thắt nơ MB1K

2 May cố định dây nơ vào TT trái MB1K

3 May có định dây nơ vào TT phải MB1K

4 Ráp vai TT và TS MB1K

5 Ủi rẽ vai TT và TS BÀN ỦI

6 Ráp vai TT và TS lót MB1K

8 May ráp bâu áo MB1K

9 Ủi rẽ đường ráp bâu BÀN ỦI

10 May lộn bâu áo MB1K

11 Ủi phẳng bâu áo BÀN ỦI

12 May bâu áo vào thân chính MB1K

13 May bâu áo vào thân lót MB1K

14 May cố định bâu áo MB1K

15 May lộn vai thân chính và thân lót MB1K

16 May mí vòng nách áo MB1K

17 May ráp sườn thân chính và thân lót MB1K

18 May lộn đinh áo và lai áo MB1K

22 Ủi thành phẩm BÀN ỦI

Hình 3.55 Bảng quy trình may áo khoác mẫu HD01

- Quy trình may áo kiểu mẫu HD01:

QUY TRÌNH MAY ÁO KIỂU MẪU HD01

STT BƯỚC CÔNG VIỆC DC-TB

1 May ráp vai TT và TS MB1K

2 Ủi rẽ vai áo BÀN ỦI

3 May ráp vai nẹp TT và nẹp TS MB1K

4 Ủi rẽ nẹp TT và nẹp TS BÀN ỦI

5 May ráp sườn TS MB1K

6 Ủi rẽ sườn TS BÀN ỦI

7 May dây gắn nút vào nẹp TS MB1K

8 May lộn cổ thân chính và nẹp áo MB1K

9 Mí cổ về hướng nẹp MB1K

11 Ráp sườn TT và TS MB1K

12 Ủi rẽ sườn TT và TS BÀN ỦI

13 May ráp sườn tay áo MB1K

14 Ủi rẽ sườn tay áo BÀN ỦI

15 May rút cửa tay áo MB1K

16 May lộn hai đầu bo tay MB1K

17 Ủi bo tay + bấm mổ bo tay BÀN ỦI

18 Mí bo tay vào cửa tay áo MB1K

19 Tray tay áo bào thân MB1K

20 May cuộn lai áo MB1K

24 Ủi thành phẩm BÀN ỦI

Hình 3.56 Bảng quy trình may áo kiểu mẫu HD01

- Quy trình may chân váy mẫu HD01:

QUY TRÌNH MAY CHÂN VÁY MẪU HD01

STT BƯỚC CÔNG VIỆC DC-TB

1 May ráp sườn lưng TT và TS MB1K

2 Ủi rẽ sườn thân BÀN ỦI

4 Ủi rẽ sườn lót lưng váy BÀN ỦI

5 May cuộn lai tùng váy và lớp phối MB1K

6 May lược tùng váy và lớp phối MB1K

7 May xếp ply hộp đều 2.5cm MB1K

8 May tùng váy xếp ply vào lưng dưới MB1K

9 May ráp sườn tùng váy đến điển tra dây kéo MB1K

10 Tra dây kéo vào váy MB1K

11 May lộn bọc đầu dây kéo với lưng lót MB1K

12 Mí lưng trên về phía lót MB1K

13 Cuộn và mí lọt khe cố định lưng lót MB1K

16 Ủi thành phẩm Bàn ủi

Hình 3.57 Bảng quy trình may chân váy mẫu HD01

- Quy cách may áo khoác HD01:

Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/ 1cm

May bâu không bị nhăn, vặn Ủi phẳng lai và bâu áo

Lộn góc bâu áo không bị tù, không bị đùn vải

Hình 3.58 Quy cách may áo khoác mẫu HD01

- Quy cách may áo kiểu HD01:

Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/ 1cm

Vắt sổ các chi tiết tay áo, thân trước, thân sau, nẹp thân trước và nẹp thân sau

Lộn êm cổ áo, không bị nhăn, rút, bo tay không bị đùn vải Ủi êm lai áo và bo tay

Hình 3.59 Quy cách may áo kiểu mẫu HD01

- Quy cách may chân váy HD01:

Mật độ mũi chỉ 4 mũi/ 1cm

Lưng váy không bị vặn Ủi êm phần lai váy và tùng phối

Vắt sổ cạnh sườn váy

Tra dây kéo không bị nhăn

Hình 3.60 Quy cách may mặt trong chân váy mẫu HD01

3.3.2.8 Kiểm tra sản phẩm mẫu HD01

A Bảng thông số thành phẩm

- Kiểm tra thông số thành phẩm áo khoác HD01:

Hình 3.61 Hướng dẫn kiểm tra các thông số thành phẩm áo khoác mẫu HD01

BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM ÁO KHOÁC HD01

STT Nội dung kiểm tra Thông số Dung sai

2 Rộng cổ TS (đo thẳng) 25 ±0.5

12 Khoảng cách tra dây dưới 3 ±0.2

14 14a Vị trí nút với đinh áo 14 ±0.2

14.b Khoảng cách hai nút áo 7 ±0.2

- Kiểm tra thông số thành phẩm áo kiểu mẫu HD01:

Hình 3.62 Hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm áo kiểu mẫu HD01

- Kiểm tra thông số thành phẩm chân váy mẫu HD01

BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM ÁO KIỂU HD01

STT Nội dung kiểm tra Thông số Dung sai

3 Rộng cổ TT (đo thẳng) 20.5 ±0.5

4 Ngang lai TT (đo thẳng) 52 ±0.5

6e Khoảng cách độ chéo bo tay 5 ±0.2

BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC CHÂN VÁY HD01 STT Nội dung kiểm tra Thông số Dung sai

B Bảng quy cách gấp xếp, bao gói sản phẩm

BẢNG QUY CÁCH GẤP XẾP, BAO GÓI ÁO KHOÁC MẪU HD01

1 Quy cách gấp xếp a) Đặt mặt trước áo lên mặt phẳng, cài nút, thắt nơ, vuốt thẳng các mép áo b) Sau đó, lật sang mặt sau, gấp dây nơ đặt vào bên trong thân áo c) Lật về mặt phải, kiểm tra sản phẩm

Sau khi được gấp cẩn thận, đặt mặt phải sản phẩm vào túi zipper

Túi zipper có kích thước 40 x 30cm

Hình 3.64 Hướng dẫn quy cách gấp xếp, bao gói áo khoác mẫu HD01

BẢNG QUY CÁCH GẤP XẾP , BAO GÓI ÁO KIỂU MẪU HD01

1 Quy cách gấp xếp a) Đặt mặt trước áo lên mặt phẳng, cài nút, thắt nơ tay, vuốt thẳng các mép áo b) Lật mặt sau áo, chia áo thành 3 phần như hình c) Gấp phần bên trái vào giữa áo, gấp chéo phần tay dư theo hình d) Thân phải gấp tương tự như thân trái e) Giữ cho áo thẳng, gấp lai áo đến vai áo f) Lật về mặt phải, kiểm tra sản phẩm

Sau khi được gấp cẩn thận, đặt mặt phải sản phẩm vào túi zipper

Túi zipper có kích thước 30 x 40cm

Hình 3.65 Quy cách gấp xếp, bao gói áo kiểu mẫu HD01

BẢNG QUY CÁCH GẤP XẾP , BAO GÓI CHÂN VÁY MẪU HD01

1 Quy cách gấp xếp a) Đặt mặt trước áo lên mặt phẳng, kéo khóa váy, vuốt thẳng các mép váy b) Lặt mặt sau, gấp mép trái và phải vào giữa váy như hình c) Gấp đôi từ lai đến lưng váy d) Lật về mặt trước, kiểm tra sản phẩm sau khi gấp

Sau khi được gấp cẩn thận, đặt mặt phải sản phẩm vào túi zipper

Túi zipper có kích thước 30 x 40cm

Hình 3.66 Quy cách gấp xếp, bao gói chân váy mẫu HD01

Hình 3.67 Sản phẩm mẫu HD01 hoàn chỉnh

3.3.3 Quy trình thiết kế mẫu 2 - Mã hàng HQ02

Sản phẩm gồm: 1 áo khoác, 1 áo cúp ngực và 1 chân váy

Mô tả: Áo khoác hai lớp đắp chéo sang bên trái, có nút bấm cố định thân bên phải

Bâu đứng rời, có viền bâu

Tay loe, phồng ở cửa tay, có bo thun

Có dây thắt nơ bên trái

Hình 3.68 Hình mô tả mẫu phẳng mặt ngoài áo khoác mẫu HQ02

Hình 3.69 Hình mô tả mẫu phẳng mặt trong áo khoác mẫu HQ02

Mô tả: Áo cúp ngực rời một mảng, đan dây ở thân sau Áo rã đường chân ngực

Hình 3.70 Hình mô tả mẫu phẳng mặt ngoài áo cúp mẫu HQ02

Hình 3.71 Hình mô tả mẫu phẳng mặt trong áo cúp mẫu HQ02

Chân váy ngắn ngang gối, lưng rời, có xếp ly

Váy 1 lớp và có viền vải phối ở lai

Váy có dây kéo giọt nước ở thân sau

Hình 3.72 Hình mô tả mẫu phẳng mặt ngoài chân váy mẫu HQ02

Hình 3.73 Hình mô tả mẫu phẳng mặt trong chân váy mẫu HQ02

A Thiết kế áo khoác mẫu HQ02

Thực hiện các bước tương tự để có block cơ bản (có sử dụng chồm vai)

Từ nách cơ bản, hạ nách 3cm, vẽ lại vòng nách mới để tạo độ thoải mái cho áo khoác

Từ hạ eo lấy xuống 3cm, vẽ lại đường cong lai áo mới

Từ cổ cơ bản vào cổ thêm 3cm, hạ cổ 10cm, kéo dài từ điểm vào cổ đi qua hạ cổ cách

AB 5cm, vẽ lại đường cong nhẹ để tạo thành cổ mới như hình 3.74

Hình 3.74.Thiết kế thân trước áo khoác mẫu HQ02

Vị trí nút bấm cách đường đinh áo 1.5cm, lấy xuống 1.5cm, hai nút cách nhau 7cm Lấy đối xứng với thân áo còn lại, ta được vị trí cách đường đinh áo 8.5cm

Song song với đinh áo, độ rộng 2.5cm ta được vị trí tra dây thắt nơ ở thân áo bên trái, thân bên phải lấy cách tâm nút 4.5cm như hình 3.75

Hình 3.75 Xác định vị trí nút bấm và vị trí tra dây áo khoác mẫu HQ02

- Thân sau, nẹp và dây áo:

Vào cổ thêm 3cm, hạ cổ 1cm, tiến hành đánh cong vòng cổ mới

Hạ nách 3cm đánh lại vòng nách mới

Từ đường hạ eo lấy xuống 3cm, vẽ sa vạt mới như hình 3.76

Hình 3.76 Thiết kế thân sau, nẹp và dây áo khoác mẫu HQ02

Từ block tay áo cơ bản tiến hành hạ nách tay 3cm theo thiết kế của áo, vẽ lại đường cong vòng nách mới

Dài tay mới = Dài tay + 7cm = 65cm

Hình 3.77 Đánh cong nách tay áo mẫu HQ02

Tiến hành chia tay áo thành 6 phần như hình 3.78

Hình 3.78 Tách tay áo thành 6 phần

Tiến hành tạo độ phồng cho tay áo với độ mở theo thông số như hình 3.79

Hình 3.79 Tạo độ phồng cho cửa tay áo khoác mẫu HQ02

- Rập tay áo khoác hoàn chỉnh mẫu HQ02:

B Thiết kế áo cúp mẫu HQ02

Từ các công thức của block cơ bản, ta cộng cử động 2/2/2 cho block áo decup

Pen dọc = pen ngang = 3 cm

Sau khi thay đổi CĐ, ta thu được block cơ bản mới

Các thông số thay đổi bao gồm:

Ngang ngực = Vòng ngực/4 + CĐ /4 = 21.75cm

Ngang eo = Vòng eo/4 + CĐ/4 + 3cm = 19.75cm

Ngang mông = Vòng mông /4 + CĐ/4 = 23.5cm

Vẽ pen dọc và pen ngang ta thu được block áo dạng 3 như hình 3.81

Hình 3.81 Block thân áo dạng 3

Từ block cơ bản dạng 3 tiến hành hạ sâu cổ 10cm, lấy dài áo bằng 19cm, đánh cong tạo đường áo cúp, dài decup bằng 12cm

Từ đường dang ngực kéo thẳng cắt đường cong cúp áo, tại điểm cắt lấy sang trái 1.5cm để rã cúp ngực

Hình 3.82 Đường cong cúp ngực mới của áo cup mẫu HQ02

Từ điểm vẽ pen lấy sang trái 9cm, ngang lai áo mới lấy lên trên 7 cm Tiến hành rã rập và xoay pen chi tiết, vẽ lại đường cong để tạo chi tiết hoàn chỉnh

Hình 3.83 Decup hoàn chỉnh áo cúp mẫu HQ02

Tiến hành rã chi tiết thân trên áo cúp

Hình 3.84 Rập thành phẩm thân trước trên của áo cúp mẫu HQ02

Vì đã tiến hành giảm pen dọc và ngang nên phần thân trước dưới của áo cũng tiền hành bỏ độ rộng của pen dọc và pen ngang Sau đó tiến hành đánh lại đường cong và khớp số đo với đường cong decup cùng phần thân trước trên của áo

Hình 3.85 Cắt bỏ pen dọc, pen ngang và đánh lại đường cong mới áo cúp mẫu HQ02

Ngang eo của áo thiết kế dạng liền với thân sau áo

Ngang eo = Vòng eo/2 + CĐ/2 = 33cm

Dài áo ở thân sau dài 10cm, nối cùng với điểm trên của đường cúp ta được đường cong trên cho thân trước dưới của áo cúp như hình 3.86

Hình 3.86 Thân dưới áo cup mẫu HQ02

Từ đường sườn sau áo, lấy xuống 1cm để được vị trí tra dây áo đầu tiên, tiếp tục lấy xuống 3.5 cm để được vị trí tiếp theo, vị trí cuối tiếp tục lấy xuống 3.5 cm, ta được vị trí dấu bấm như hình 3.87

Dây áo = 90 cm, độ rộng 0.7cm

Nút tra dây dài 2cm, rộng 0.5cm

Hình 3.87 Xác định vị trí tra dây áo của áo cúp mẫu HQ02

C Thiết kế chân váy xếp ply mẫu HD02

Từ lưng váy của chân váy HD01, ta tiến hành giảm đều đường ngang lưng trên và lưng dưới 1.5cm độ to bản lưng để được lưng váy cho chân váy mẫu HQ02

Hình 3.89 Lưng váy của chân váy xếp ply mẫu HQ02

Tùng váy thân chính và vải phối xếp ply có độ rộng bằng 4cm với thiết kế có dạng hình chữ nhật có kích thước được tính như sau:

Tùng váy = (17x 4) x3 = 200cm Điểm xe dây kéo cách đường ráp lưng 14cm

Tùng váy phối dạng viền với độ dài bằng độ dài tùng váy, độ rộng = 10cm

Hình 3.90 Tùng váy và viền phối chân váy mẫu HQ02

3.3.3.3 Xác định nguyên phụ liệu mẫu HQ02

STT Tên NPL Tính chất NPL Hình ảnh

1 Vải chính và vải phối

Chất liệu: Polyester, sợi chỉ 40/2

Tơ vắt sổ 150D, màu trắng, 500g/ cuộn

4 Nút bấm Kim loại, màu trắng

6 Dây thun To bản 0.5cm, màu trắng

Hình 3.91 Bảng nguyên phụ liệu của mẫu HQ02

3.3.3.4 May fit mẫu và mẫu hoàn chỉnh

- Bảng thông số thành phẩm fit áo cúp lần 1 (đơn vị cm):

BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM ÁO CÚP HQ02

STT Nội dung kiểm tra Thông số Dung sai

9 Khoảng cách hai nút dây 4 ±0.2

- Fit mẫu áo cúp HQ02:

Vị trí fit Trước khi fit Sau khi fit

- Độ dài ban đầu của áo cúp được thiết kế là 33cm, suy ra lai dưới áo bằng 66cm

- Áo bị hụt nhiều so với mẫu, làm áo cúp hở mà mất thẩm mỹ

- Thiết kế dây thắt nơ rườm rà với nhiều dây thắt với nhau

- Nhóm đã thay đổi độ dài của áo khi cộng thêm 3cm mỗi bên thiết kế

- Thành phẩm áo hiện tại là 72cm, vừa vặn với mẫu

- Thiết kế luồn và thắt dây chéo, tang tính thẩm mỹ và dễ dàn điều chỉnh độ dài ngắn tùy thích Áo cúp HQ02 trước khi fit Áo cúp HQ02 sau khi fit

Bản vẽ thiết kế áo cúp HQ02 trước khi fit

Bản vẽ thiết kế áo khoác HQ02 sau khi fit mẫu

- Bảng so sánh thông số trước và sau fit áo cúp ngực HQ02:

Vị trí fit Thông số trước fit Thông số sau fit

3.3.3.5 Bộ rập thành phẩm mẫu HQ02

A Rập thành phẩm áo khoác mẫu HQ02

Hình 3.92 Thành phẩm áo khoác mẫu HQ02

Hình 3.93 Thành phẩm lớp lót áo khoác mẫu HQ02

B Rập thành phẩm áo cúp mẫu HQ02

Hình 3.94 Thành phẩm lớp chính áo cúp mẫu HQ02

Hình 3.95 Thành phẩm lớp lót áo cúp mẫu HQ02

C Rập thành phẩm chân váy mẫu HQ02

Hình 3.96 Thành phẩm chân váy mẫu HQ02

Hình 3.97 Thành phẩm lớp lót chân váy mẫu HQ02

3.3.3.6 Bộ rập bán thành phẩm mẫu HQ02

A Rập bán thành phẩm áo khoác HQ02

Hình 3.98 Rập bán thành phẩm áo khoác mẫu HQ02

Hình 3.99 Rập bán thành phẩm lớp lót áo khoác mẫu HQ02

B Rập bán thành phẩm áo cúp HQ02

Hình 3.100 Rập bán thành phẩm lớp chính áo cúp mẫu HQ02

Hình 3.101 Rập bán thành phẩm lớp lót áo cúp mẫu HQ02

C Rập bán thành phẩm chân váy HQ02

Hình 3.102 Rập bán thành phẩm chân váy mẫu HQ02

Hình 3.103 Rập bán thành phẩm lớp lót chân váy mẫu HQ02

3.3.3.7 Tiêu chuẩn kỹ thuật may mẫu HQ02

QUY TRÌNH MAY ÁO KHOÁC MẪU HQ02

STT BƯỚC CÔNG VIỆC DC-TB

1 May ráp vai TT và TS MB1K

2 Ủi rẽ ráp vai TT và TS BÀN ỦI

3 May ráp viền áo và viền nẹp áo MB1K

4 Ủi viền áo về một hướng nẹp áo BÀN ỦI

5 May bọc hai đầu nẹp áo MB1K

6 May ráp vai TT và TS lót MB1K

7 Ủi rẽ ráp vai TT và TS lót BÀN ỦI

8 May cặp lá ba thân chính, nẹp áo và thân lót MB1K

9 Ủi phẳng cổ áo BÀN ỦI

10 Ráp sườn tay áo MB1K

11 Ủi rẽ sườn tay áo BÀN ỦI

12 May cuộn lá lẹ lai tay áo MB1K

13 May chốt chặn dây chun MB1K

14 May cố định dây chun vào tay áo MB1K

15 May lộn dây thắt nơ MB1K

16 May cố định dây thắt vào vị trí đánh dấu MB1K

17 May ráp sườn TT và TS lớp chính MB1K

18 May ráp sườn TT và TS lớp lót MB1K

19 Tra tay vào thân áo MB1K

20 May lộn đường đinh áo và lai áo MB1K

21 Mí chặn đường may lộn MB1K

24 Ủi thành phẩm BÀN ỦI

Hình 3 104 Quy trình may áo khoác mẫu HQ02

QUY TRÌNH MAY ÁO CÚP MÃU HQ02

STT BƯỚC CÔNG VIỆC DC-TB

1 May ráp decup vào TT trên MB1K

2 Ủi rẽ decup BÀN ỦI

3 Mí về hướng decup MB1K

4 May ráp cụm decup vào TT dưới MB1K

5 Mí về hướng TT dưới MB1K

6 Ủi phẳng đường ráp BÀN ỦI

7 May ráp lót decup vào lót TT trên MB1K

8 Ủi rẽ decup thân lót BÀN ỦI

9 Mí về hướng decup MB1K

10 May ráp cụm decup vào lót TT dưới MB1K

11 Mí về hướng TT dưới MB1K

12 Ủi phẳng đường ráp thân lót BÀN ỦI

13 May lộn dây áo MB1K

14 May cố định dây áo vào thân chính MB1K

15 May lộn dây nút MB1K

16 May cố định dây nút nào thân chính MB1K

17 May ráp thân trên thân chính và thân lót MB1K

18 Mí về hướng thân lót MB1K

19 May lộn sườn áo và lai áo MB1K

22 Ủi thành phẩm BÀN ỦI

Hình 3.105 Quy trình may áo cúp mẫu HQ02

QUY TRÌNH MAY CHÂN VÁY MẪU HQ02

STT BƯỚC CÔNG VIỆC DC-TB

1 May ráp sườn lưng TT và TS MB1K

2 Ủi rẽ sườn thân BÀN ỦI

3 May ráp sườn lưng lót TT và TS MB1K

4 Ủi rẽ sườn lót lưng váy BÀN ỦI

5 May ráp viền phối vào tùng váy MB1K

6 May mí về hướng viền váy MB1K

7 Gấp và mí viền váy vào tùng váy MB1K

8 May xếp ply lật đều 4cm ở phần tùng váy MB1K

9 May tùng váy xếp ply vào lưng dưới MB1K

10 May ráp sườn tùng váy đến điển tra dây kéo MB1K

11 Tra dây kéo vào váy MB1K

12 May lộn bọc đầu dây kéo với lưng lót MB1K

13 Mí lưng trên về phía lót MB1K

14 Cuộn và mí lọt khe cố định lưng lót MB1K

17 Ủi thành phẩm BÀN ỦI

Hình 3.106 Quy trình may chân váy mẫu HQ02

- Quy cách may áo khoác mẫu HQ02:

Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/ 1cm

Vắt sổ vai ở lớp chính, lớp lót và nách tay

Các đường diễu cách đều 0.1cm Ủi kỹ lai, sườn và cổ áo

Dây thắt nơ không bị nhăn, vặn

Lộn bâu vuông góc, không bị tù, đùn vải

Hình 3.107 Quy cách may áo khoác mẫu HQ02

- Quy cách may áo cúp ngực HQ02:

Mật độ mũi chỉ 4 mũi/1cm Đường cong cúp tròn, đều, đường diễu cách đều 0.1cm

Lộn dây không bị rách, xổ chỉ

Dây gắn đúng vị trí

Hình 3.108 Quy cách may áo cúp mẫu HQ02

- Quy cách may chân váy HQ02:

Mật độ mũi chỉ: 4 mũi/ 1cm

Lưng váy không bị vặn Ủi kỹ lai váy, đường mí cuộn,

Tra dây kéo không bị nhăn

Mí lưng váy không bị nhăn, vặn

Hình 3.109 Quy cách may chân váy mẫu HQ0

3.3.3.8 Kiểm tra sản phẩm mẫu HQ02

A Bảng thông số thành phẩm

- Kiểm tra thông số thành phẩm áo khoác mẫu HQ02

Hình 3.110.Hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm áo khoác mẫu HQ02

BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM ÁO KHOÁC HQ02

STT Nội dung kiểm tra Thông số Dung sai

4 Ngang lai TS (đo thẳng) 54 ±0.5

7 Dài áo TT (tính từ đầu vai) 35 ±0.5

8 Dài đinh áo (tính từ viền áo tới lai TT) 13 ±0.5

13b Khoảng cách từ đinh áo đến tâm nút 8 ±0.2

- Kiểm tra thông số thành phẩm áo cúp mẫu HQ02

Hình 3.111 Hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm áo cúp mẫu HQ02

BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM ÁO CÚP MẪU HQ02

STT Nội dung kiểm tra Thông số Dung sai

9 Khoảng cách hai nút dây 3.5 ±0.2

- Kiểm tra thông số thành phẩm chân váy mẫu HQ02

Hình 3.112 Hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm chân váy mẫu HQ02

BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM CHÂN VÁY HQ02

STT Nội dung kiểm tra Thông số Dung sai

B Bảng quy cách gấp xếp, bao gói sản phẩm

BẢNG QUY CÁCH GẤP XẾP, BAO GÓI ÁO KHOÁC MẪU HQ02

1 Quy cách gấp xếp a) Đặt mặt trước áo lên mặt phẳng, cài nút, thắt nơ, vuốt thẳng các mép áo b) Lật mặt sau áo, gấp dây nơ vào mặt sau áo c) Gấp phần bên trái vào giữa áo, gấp đôi phần tay lên như hình d) Thân phải gấp tương tự như thân trái e) Lật về mặt phải, kiểm tra sản phẩm

Sau khi được gấp cẩn thận, đặt mặt phải sản phẩm vào túi zipper

Túi zipper có kích thước 30 x 40cm

Hình 3.113 Quy cách gấp xếp, bao gói áo khoác mẫu HQ02

BẢNG QUY CÁCH GẤP XẾP, BAO GÓI ÁO CÚP MẪU HQ02

1 Quy cách gấp xếp a) Đặt mặt trước áo lên mặt phẳng, gấp dây về mặt sau áo

Sau khi được gấp cẩn thận, đặt mặt phải sản phẩm vào túi zipper

Túi zipper có kích thước 30 x 40cm

Hình 3.114 Quy cách gấp xếp, bao gói áo cúp mẫu HQ02

BẢNG QUY CÁCH GẤP XẾP, BAO GÓI CHÂN VÁY MẪU HQ02

1 Quy cách gấp xếp a) Đặt mặt trước áo lên mặt phẳng, kéo khóa váy, vuốt thẳng các mép váy b) Lặt mặt sau, gấp mép trái và phải vào giữa váy như hình c) Gấp đôi từ lai đến lưng váy d) Lật về mặt trước, kiểm tra sản phẩm sau khi gấp

Sau khi được gấp cẩn thận, đặt mặt phải sản phẩm vào túi zipper

Túi zipper có kích thước 30 x 40cm

Hình 3.115 Quy cách gấp xếp, bao gói chân váy mẫu HQ02

Hình 3.116 Sản phẩm mẫu HQ02 hoàn chỉnh

Ngày đăng: 18/11/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w