1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Công nghệ may: Thiết kế cape coat theo phong cách Minimalism cho nữ từ 23 đến 30 tuổi

179 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế Cape Coat theo phong cách Minimalism cho nữ từ 23 đến 30 tuổi
Tác giả Lê Hà Trâm Anh, Trần Thị Kiều My
Người hướng dẫn THS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ May
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 179
Dung lượng 15,25 MB

Nội dung

Nếu thời ông bà ta chỉ cần có cái ăn cái mặc là đủ thì chúng ta của bây giờ đã nâng tiêu chuẩn đó lên, không những đủ mặc mà còn phải mặc đẹp; đặc biệt quan tâm về phong cách của bản thâ

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD:THS NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH SVTH: LÊ HÀ TRÂM ANH

TRẦN THỊ KIỀU MY

Trang 2

Số: _/BM 09

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1 Thông tin sinh viên

Họ và tên: Lê Hà Trâm Anh MSSV: 20109082 ĐT: 0901234159

Họ và tên: Trần Thị Kiều My MSSV: 20109022 ĐT: 0387360680

2 Thông tin đề tài

Tên của đề tài: Thiết kế Cape coat theo phong cách Minimalism cho nữ từ 23 đến 30 tuổi

Mục đích của đề tài

- Tìm hiểu về lịch sử hình thành Cape Coat

- Tìm hiểu về quy trình thiết kế

- Thiết kế bộ sưu tập

- Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may

ĐATN được thực hiện tại: Bộ môn Công nghệ may, Khoa Thời trang và Du lịch, Trường

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/11/2023 đến 30/06/2024

3 Các nhiệm vụ cụ thể của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu

- Tìm hiểu về lịch sử hình thành Cape Coat

- Tìm hiểu về phong cách Minimalism

- Tìm hiểu về đặc điểm hình thái cơ thể và tâm lý nữ ở độ tuổi từ 24 đến 30 tuổi

- Thực hiện quy trình phát thiết kế

 Thiết kế Cape Coat cho nữ tư 24 đến 30 tuổi

 Lên ý tưởng, phác thảo mẫu trang phục

 Tìm kiếm nguyên phụ liệu

Trang 3

Các kết quả công bố trong ĐATN là trung thực và không sao chép từ bất kỳ công trình

nào khác

TP.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2024

SV thực hiện đồ án

GVHD xác nhận về mức độ hoàn thành và cho phép được bảo vệ: ………

Xác nhận của bộ môn TP.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2024

Giáo viên hướng dẫn

Số hiệu: BM09/TT&DL-ĐT-ĐKLV Ngày ban hành: 04/04/2020

Trang 4

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn cô ThS Nguyễn Thị Tuyết Trinh đã tận tâm hướng dẫn chúng em thực hiện bài đồ án này với tất cả kiến thức và sự tâm huyết của cô Những góp ý của cô không chỉ giúp nhóm thực hiện bài đồ án tốt hơn mà còn giúp nhóm phát triển kỹ năng và trau dồi thêm kinh nghiệm của mình Bên cạnh là một giảng viên, cô còn là một người đồng hành và tạo động lực giúp chúng em hoàn thành bài tốt nhất

có thể Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn đã hướng dẫn nhóm chúng em trong thời gian vừa qua

Bên cạnh đó, nhóm xin cảm ơn chân thành đến trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo đầy đủ điều kiện để chúng em có thể học tập, có đầy đủ cơ

sở vật chất, thiết bị cũng như không gian học tập để nhóm có thể hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp này Ngoài ra, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến khoa Thời trang và Du lịch cùng với toàn bộ quý thầy cô ngành Công nghệ May đã truyền đạt những kiến thức bổ ích, hỗ trợ cho bài đồ án này

Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, tất cả bạn bè đã luôn động viên và đồng hành cùng chúng mình trong suốt những năm qua

Tuy nhiên, kiến thức cũng như kinh nghiệm của chúng em vẫn còn nhiều hạn chế nên bài đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô để giúp nhóm em có thể rút kinh nghiệm cũng như sửa chữa và hoàn thiện đồ

án tốt hơn

Trang 5

Trang 6

Trang 7

BẢN CAM KẾT VÀ XÁC NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN

( DÀNH CHO BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN,

KHOÁ LUẬN, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN)

I Thông tin chung

1 Tên sản phẩm học thuật: Thiết kế Cape coat theo phong cách Minimalism cho nữ từ 23

5 Thông tin giảng viên hướng dẫn

Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Trinh MSCB: 0246

Khoa: Thời trang và Du Lịch

II Kết quả kiểm tra đạo văn

Ngày nộp sản phẩm Ngày kiểm tra đạo

văn

% trùng lặp toàn nội dung

% trùng lặp cao nhất từ 1 nguồn

01/07/2024 30/06/2024 17% 3%

Lưu ý: % trùng lặp nêu ở bảng trên không tính % trùng lặp của danh mục tài liệu tham

khảo

III Cam kết

Nhóm tác giả sản phẩm học thuật và giảng viên hướng dẫn cam kết rằng:

1 Nội dung trong sản phẩm học thuật nêu trên không vi phạm đạo đức và liêm chính

khoa học

2 Kết quả phần trăm trùng lặp nêu tại mục II là hoàn toàn chính xác và trung thực

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 8

chịu hoàn toàn trách nhiệm có liên quan đến sản phẩm học thuật nói trên

Xác nhận của đại diện nhóm tác giả Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

( ký ghi rõ họ và tên) ( ký ghi rõ họ và tên)

Trang 9

Thời trang là không giới hạn, con người ngày càng thích mặc đẹp, trang phục với thiết kế đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ thanh lịch Thị trường thời trang ở Việt Nam hiện nay ngày càng phong phú và đa dạng các trang phục bắt mắt Bên cạnh đó, nước ta vẫn có nhiều khu vực có đầy đủ 4 mùa cùng với sở thích đi du lịch ở khắp mọi nơi của giới trẻ hiện nay Với thời tiết cùng với nhu cầu du lịch thì việc sở hữu cho mình một chiếc Cape Coat

là một sự hợp lí phù hợp với tủ đồ thời trang của bản thân Tuy nhiên các dòng áo khoác choàng vẫn chưa được thịnh hành ở thị trường thời trang ở nước ta Chính vì thế nhóm đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Thiết kế Cape Coat theo phong cách Minimalism cho nữ từ

23 đến 30 tuổi”

Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:

- Tìm hiểu về lịch sử hình thành Cape Coat

- Tìm hiểu về phong cách Minimalism

- Tìm hiểu về đặc điểm hình thái cơ thể của nữ ở độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi

- Thiết kế BST Cape Coat theo phong cách Minimalism cho nữ từ 23 đến 30 tuổi

- Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may cho 2 mẫu, thiết kế bộ rập bán thành phẩm và may hoàn chỉnh 2 mẫu

Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu lịch sử hình thành Cape Coat

- Tìm hiểu về phong cách Minimalism

- Đặc điểm hình thái cơ thể và tâm lý nữ ở độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi

- Lên ý tưởng và thiết kế bộ sưu tập Cape Coat theo phong cách Minimalism cho nữ

từ 23 đến 30 tuổi

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tham khảo tài liệu và tiếp cận lịch sử

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp hỗ trợ: Corel, Word, PowerPoint

Trang 10

- Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may

- Thực hiện video quảng cáo cho bộ sưu tập

Trang 11

Fashion is limitless, and people increasingly enjoy dressing beautifully with simple yet elegant designs The fashion market in Vietnam today is becoming more diverse and rich with eye-catching clothing Additionally, our country has many regions with all four seasons, along with the growing trend of young people traveling everywhere With such weather and travel needs, owning a cape coat is a reasonable addition to one's fashion wardrobe However, cape coats have yet to become popular in our fashion market Therefore, our group has undertaken the research project: “Designing Minimalist Cape Coats for Women Aged 23 to 30”

The project is carried out with the following objectives:

- Explore the history of cape coats

- Study the minimalist style

- Understand the body morphology of women aged 23 to 30

- Design a Minimalism Cape Coat Collection for women aged 23 to 30

- Develop a technical sewing guide for two designs, create semi-finished patterns, and complete sewing for two designs

Research content:

- Explore the history of cape coats

- Study the minimalist style

- Understand the body morphology and psychology of women aged 23 to 30

- Conceptualize and design a Minimalist Cape Coat Collection for women aged 23

to 30

Research methods:

- Document review and historical approach

- Experimental method

- Supporting methods: Corel, Word, PowerPoint

After the research and implementation of the graduation project, the project has

Trang 12

- Developed a technical sewing guide

- Produced an advertising video for the collection

Trang 13

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Một số chất liệu được sử dụng cho Cape Coat 7

Bảng 3.1: Hướng dẫn đo các số đo 32

Bảng 3.2: Bảng thông số kích thước 34

Bảng 3.3: Chuẩn bị NPL mẫu LIM01 44

Bảng 3.4: Hướng dẫn đo các TSKT thành phẩm LIM01 62

Bảng 3.5: Thực hiện fit mẫu LIM01 63

Bảng 3.6: Chuẩn bị NPL mẫu LIM02 96

Bảng 3.7: Hướng dẫn đo các TSKT thành phẩm LIM02 118

Bảng 3.8: Thực hiện fit mẫu LIM02 120

Trang 14

HÌnh 2.1: Một số kiểu tay của Cape Coat 4

Hình 2.2: Áo một vòng tròn 5

Hình 2.3: Áo nửa vòng tròn 5

Hình 2.4: Áo fit nửa vòng tròn 6

Hình 2.5: Cape Coat mang phong cách Bohemian 8

Hình 2.6: Cape Coat mang phong cách Gothic 9

Hình 2.7: Cape Coat mang phong cách Victorian 9

Hình 2.8: Cape Coat trong phong cách Minimalism 10

Hình 2.9: Áo choàng thời kỳ cổ đại 10

Hình 2.10: Áo choàng thời kỳ Trung Cổ 11

Hình 2.11: Cape Coat giai đoạn thế kỷ 19 12

Hình 2.12: Cape Coat của thương hiệu YSL và Burberry 13

Hình 2.13: Thời trang theo phong các Minimalism 15

Hình 2.14: “Little Black Dress” của Chanel khởi đầu cho Minimalism Style 16

Hình 2.15: Chất riêng của Prada in Minimalism 16

Hình 2.16: Minimalism của Jil Sander 17

Hình 2.17: Bảng màu cơ bản thường được áp dụng trong phong cách Minimalism 18

Hình 2.18: Tối giản được ứng dụng vào Đồ họa 19

Hình 2.19: Phong cách tối giản được ứng dụng vào nhiếp ảnh 19

Hình 2.20: Lối sống tối giản của người Nhật 20

Hình 2.21: Đơn giản nhưng thanh lịch được thể hiện qua thời trang 21

Hình 2.22: Các dáng người cơ bản 22

Hình 3.1: Phác thảo BST LIM 26

Hình 3.2: Vải dạ cừu 28

Hình 3.3: Vải lót lụa Habutai 28

Hình 3.4: Màu sắc chủ đạo cho bộ sưu tập 29

Hình 3.5: Bản vẽ phác thảo mẫu LIM01 30

Trang 15

Hình 3.7: Minh hoạ cách đo 33

Hình 3.8: Bảng size nữ (nguồn: GUMAC) 34

Hình 3.9: Dựng các đường cơ bản 35

Hình 3.10: Khung hoàn chỉnh block TT 36

Hình 3.11: Vẽ vòng cổ thân trước 37

Hình 3.12: Vẽ đường cong nách thân trước 37

Hình 3.13: Xác định chồm vai thân trước 37

Hình 3.14: Khung hoàn chỉnh block TS 38

Hình 3.15: Vẽ đường cong cổ cơ bản thân sau 39

Hình 3.16: Vẽ đường cong nách cơ bản thân sau 39

Hình 3.17: Xác định chồm vai thân sau 39

Hình 3.18: Minh hoạ block căn bản\ 40

Hình 3.19: Hình mô tả mẫu LIM01 thân trước chính 41

Hình 3.20: Hình mô tả mẫu LIM01 thân sau chính 42

Hình 3.21: Hình mô tả mẫu LIM01 thân trước lót 43

Hình 3.22: Hình mô tả mẫu LIM01 thân sau lót 43

Hình 3.23: Block thân trước LIM 01 46

Hình 3.24: Xác định vị trí khuy nút, khung áo và điểm bẻ ve cho LIM01 47

Hình 3.25: Thiết kê bâu áo cho LIM01 48

Hình 3.26: Fit lá bâu LIM01 49

Hình 3.27: Xác định ví trí luồn dây đai TT LIM01 50

Hình 3.28: Block thân sau LIM01 51

Hình 3.29: Thiết kế TS LIM01 52

Hình 3.30: Vị trí luồn dây đai TS LIM01 53

Hình 3.31: Thiết kế dây đai LIM01 54

Hình 3.32: Thiết kế nẹp lót TT LIM01 55

Trang 16

Hình 3.36: Minh họa bộ rập BTP lớp chính mẫu LIM01 59

Hình 3.37: Minh họa bộ rập BTP lớp lót mẫu LIM01 60

Hình 3.38: Minh hoạ bộ rập keo mẫu LIM01 60

Hình 3.39: Một số hình ảnh sản phẩm mẫu LIM01 94

Hình 3.40: Hình mô tả mẫu LIM02 chính 95

Hình 3.41: Chuẩn bị NPL mẫu LIM02 96

Hình 3.42: Block thân trước LIM02 99

Hình 3.43: Thiết kế TT LIM02 100

Hình 3.44: Thiết kế thân khuy LIM02 101

Hình 3.45: Block TS LIM02 102

Hình 3.46: Thiết kế TS LIM02 103

Hình 3.47: Thiết kế thân choàng sau LIM02 104

Hình 3.48: Tiến hành tách rập TS LIM02 105

Hình 3.49: Fit rập TS LIM02 106

Hình 3.50: Hoàn chỉnh thân sau LIM02 107

Hình 3.51: Thiết kế thân nút LIM02 108

Hình 3.52: Thiết kế dây đai LIM02 109

Hình 3.53: Thiết kế vòng đai LIM02 109

Hình 3.54: Thiết kế cổ trụ LIM02 110

Hình 3.55: Thiết kế lót thân trước LIM02 111

Hình 3.56: Thiết kế lót tay LIM02 112

Hình 3.57: Thiết kế lót TS LIM02 113

Hình 3.58: Minh hoạ các chi tiết TP lớp chính mẫu LIM02 114

Hình 3.59: Minh hoạ các chi tiết TP lớp lót mẫu LIM02 115

Hình 3.60: Minh hoạ bộ rập BTP lớp chính mẫu LIM02 116

Hình 3.61: Minh hoạ bộ rập BTP lớp lót mẫu LIM02 117

Hình 3.62: Minh hoạ bộ rập keo mẫu LIM02 117

Hình 3.63: Một số hình ảnh sản phẩm mẫu LIM02 154

Trang 18

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 2

1.1 Lý do chọn đề tài 2

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Nội dung nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Giới hạn đề tài 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1 Lịch sử hình thành trang phục Cape Coat 4

2.1.1 Định nghĩa chung của trang phục Cape Coat 4

2.1.1.1 Khái niệm 4

2.1.1.2 Những đặc điểm của áo Cape Coat 4

2.1.1.3 Một số phong cách thời trang 8

2.1.2 Lịch sử hình thành trang phục Cape Coat 10

2.1.2.1 Thời kỳ cổ đại 10

2.1.2.2 Thời kỳ trung cổ và thời kỳ Phục Hưng 10

2.1.2.3 Giai đoạn thế kỷ 19 11

2.1.2.4 Giai đoạn thế kỷ 20 cho đến nay 12

2.2 Tìm hiểu về phong cách Minimalism 13

2.2.1 Khái niệm, lịch sử hình thành của phong cách Minimalism 13

2.2.1.1 Khái niệm về phong cách Minimalism 13

2.2.1.2 Lịch sử về phong cách Minimalism 15

2.2.2 Đặc điểm của phong cách Minimalism trong thời trang 17

2.2.3 Ứng dụng của phong cách Minimalism 18

2.2.3.1 Minimalist Graphic 18

2.2.3.2 Minimalist Photography 19

Trang 19

2.2.3.4 Minimalist Lifestyle 20

2.2.3.5 Minimalist Fashion 20

2.3 Xu hướng thời trang Cape Coat năm 2025 21

2.4 Tìm hiểu về đặc điểm hình thái cơ thể và tâm lý nữ ở độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi 22

2.4.1 Đặc điểm về hình thái cơ thể nữ ở độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi 22

2.4.1.1 Sự phát triển thể chất 22

2.4.1.2 Đặc điểm hình dáng cơ thể 22

2.4.2 Đặc điểm tâm lý chung nữ ở độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi 23

2.4.3 Đối tượng chọn mẫu 24

2.4.3.1 Về đặc điểm hình dáng 24

2.4.3.2 Về đặc điểm tâm lí 24

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CAPE COAT THEO PHONG CÁCH MINIMALISM CHO NỮ TỪ 23 ĐẾN 30 TUỔI 25

3.1 Lên ý tưởng cho BST 25

3.1.1 Ý tưởng bộ sưu tập 25

3.1.2 Kiểu dáng 27

3.1.3 Chất liệu và màu sắc 27

3.1.3.1 Về chất liệu 27

3.1.3.2 Về màu sắc 29

3.2 Bản vẽ phác thảo của bộ sưu tập 30

3.3 Đề xuất bảng thông số kích thước 32

3.3.1 Phương pháp đo 32

3.3.2 Bảng thông số kích thước 34

3.4 Thiết kế Cape Coat 35

3.4.1 Thiết kế block cơ bản 35

3.4.2 Mẫu Cape Coat 1 41

Trang 20

3.4.2.4 Thống kê các chi tiết thành phẩm LIM01 56

3.4.2.5 Bộ rập bán thành phẩm LIM01 58

3.4.2.6 May và Fit mẫu 61

3.4.2.7 Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may 65

3.4.2.8 Sản phẩm hoàn chỉnh 94

3.4.3 Mẫu Cape Coat 2 95

3.4.3.1 Hình vẽ mô tả mẫu 95

3.4.3.2 Chuẩn bị NPL 96

3.4.3.3 Bản vẽ thiết kế 99

3.4.3.4 Thống kê các chi tiết thành phẩm LIM02 114

3.4.3.5 Bộ rập bán thành phẩm LIM02 115

3.4.3.6 May và Fit mẫu 117

3.4.3.7 Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may 122

3.4.3.8 Sản phẩm hoàn chỉnh 154

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 155

4.1 Kết luận 155

4.2 Kiến nghị 156

TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ ĐÍNH 158

Trang 21

MỞ ĐẦU

Ngành thời trang của Việt Nam đang ngày càng phát triển, là một trong các ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước Bên cạnh đó, xu hướng thích “ăn ngon mặc đẹp” của con người cũng tỉ lệ thuận với sự phát triển này Nếu thời ông bà ta chỉ cần có cái

ăn cái mặc là đủ thì chúng ta của bây giờ đã nâng tiêu chuẩn đó lên, không những đủ mặc

mà còn phải mặc đẹp; đặc biệt quan tâm về phong cách của bản thân mình, hướng tới một phong cách thời trang thanh lịch nhưng không kém phần trẻ trung và năng động thể hiện được giá trị thẩm mỹ của mình khi khoát lên mình trang phục ấy

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đó cũng là một trong những lí

do thị trường Cape Coat ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác nhiều mặc dù ngành thời trang ở nước ta đang trong giai đoạn chuyển biến cao so với những năm gần đây Tuy nhiên, nước ta vẫn có nhiều khu vực có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ ràng thì việc có thể khoác lên mình những chiếc áo khoác để giữ ấm là điều khả thi Với thời tiết như vậy thì việc sở hữu cho mình một chiếc Cape Coat là một sự hợp lí phù hợp với tủ đồ thời trang của bản thân Từ một chiếc áo choàng được khoác bởi các chàng kị sĩ được sử dụng trong các cuộc chiến mà giờ đây nó đã được các nhà thiết kế biến tấu thành trang phục thanh lịch hơn, tinh

tế hơn, ứng dụng hơn trong cuộc sống thường nhật Trải qua nhiều giai đoạn, thời trang của những năm gần đây dường như đã quay về những gì đơn giản, cơ bản; cũng chính vì

thế mà có lẽ phong cách tối giản hay còn gọi là Minimalism đang là xu hướng thời trang

được mọi người yêu thích

Với nhu cầu mặc đẹp đi đôi với thời tiết lạnh, nhóm quyết định thực hiện nghiên cứu

đề tài “THIẾT KẾ CAPE COAT THEO PHONG CÁCH MINIMALISM CHO NỮ TỪ 23 ĐẾN 30 TUỔI” Bên cạnh việc thiết kế kiểu dáng Cape Coat tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng cho phụ nữ từ 23 đến 30 tuổi; nhóm còn tìm hiểu về các chất liệu cho sản phẩm, màu sắc sao cho phù hợp với phong cách này

Trang 22

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài

Thời trang là không giới hạn, con người ngày càng có xu hướng thích mặc đẹp, trang phục với thiết kế đơn giản nhưng vẫn phải toát lên được sự sang trọng và thanh lịch Bên cạnh đó, trang phục còn phải phù hợp với nhiều mục đích khác nhau Với khí hậu thu đông, người mặc khó có thể diện lên mình trang phục lộng lẫy, vì thế người tiêu dùng cần một trang phục khoác ngoài sang trọng để có thể diện vào tiết trời này

Cape Coat là một trang phục thời trang hiện đại và trẻ trung, phù hợp với đa số đối tượng, đặc biệt là phụ nữ từ 23 đến 30 tuổi Là một trang phục có sự thoải mái và thuận tiện khi di chuyển, đặc biệt là khi dạo phố Cape Coat có thể kết hợp với nhiều phong cách khác nhau, từ trang phục công sở đến trang phục dạo phố Điều nay giúp phụ nữ có sự linh hoạt trong việc sáng tạo để phù hợp với phong cách cá nhân

Cape Coat hiện nay đã phổ biến ở rất nhiều nơi, tuy nhiên đối với thị trường Việt Nam hiện vẫn còn khá mới mẻ Bên cạnh đó, vẫn có ít đề tài nghiên cứu về Cape Coat dành cho nữ

Với mong muốn đem đến thị trường Việt Nam một sản phẩm Cape Coat đầy đủ những tiêu chí thanh lịch, thoải mái mà vẫn đơn giản đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Nhóm quyết định thực hiện đề tài: “THIẾT KẾ CAPE COAT THEO PHONG CÁCH MINIMALISM CHO NỮ TỪ 23 ĐẾN 30 TUỔI”; nhằm nghiên cứu phương pháp thiết kế, đưa ra kiểu dáng phù hợp

1.2 Mục tiêu đề tài

Để thực hiện đề tài “Thiết kế Cape Coat theo phong cách Minimalism cho nữ từ 23 đến 30 tuổi”, nhóm đặt ra các mục tiêu:

- Tìm hiểu về lịch sử thình thành Cape Coat

- Tìm hiểu về phong cách Minimalism

- Tìm hiểu về đặc điểm hình thái cơ thể của nữ ở độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi

- Thiết kế bộ sưu tập

- Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may cho 2 mẫu, thiết kế bộ rập bán thành phẩm và may hoàn chỉnh 2 mẫu

Trang 23

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Trang phục Cape Coat cho nữ theo phong cách Minimalism

- Nữ từ 23 đến 30 tuổi

1.4 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu lịch sử hình thành Cape Coat

- Tìm hiểu về phong cách Minimalism

- Đặc điểm hình thái cơ thể và tâm lý nữ ở độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi

- Lên ý tưởng và thiết kế bộ sưu tập

- Xây dựng bộ tìa liệu hướng dẫn kỹ thuật may

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tham khảo tài liệu và tiếp cận lịch sử: Tìm hiểu về đặc điểm và lịch

sử hình thành của trang phục Cape Coat, tìm hiểu về lịch sử hình thành của phong cách Minimalism, tìm hiểu về hình thái của nưc ở độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi

- Phương pháp thực nghiệm: Phác thảo các mẫu trong bộ sưu tập; thực hiện vẽ thiết

kế sản phẩm trên giấy và phần mềm; tiến hành fit mẫu, tạo bộ rập mẫu và tiến hành may hoàn chỉnh mẫu Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may cho 2 mẫu

- Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng các phầm mềm như Corel, Word, PowerPoint để hỗ trợ cho việc thiết kế, trình bày khóa luận

Trang 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Lịch sử hình thành trang phục Cape Coat

2.1.1 Định nghĩa chung của trang phục Cape Coat

2.1.1.1 Khái niệm

“Cloca” được dịch thành Cape hay còn được gọi là áo choàng có nguồn gốc từ tiếng Pháp Latin Áo Cape Coat được thiết kế đặc trưng bởi phần thân áo dài che phủ phần thân trên và có thể kéo dài xuống dưới, thậm chí có thể qua đầu gối hoặc dài đến mắt cá chân

Áo được may từ một mảnh vải lớn hoặc từ nhiều mảnh ghép lại với nhau, phần áo được trùm qua vai thường không có tay áo và rũ xuống Áo Cape Coat được sử dụng rộng rãi trong các mùa thu đông, mang lại vẻ đẹp cổ điển, thanh lịch và sang trọng cho người mặc

Áo thường được phối với váy, quần tây hay trang phục công sở cùng với các phụ kiện như dây đai tạo nên một phong cách quý phái và cuốn hút

2.1.1.2 Những đặc điểm của áo Cape Coat

 Thiết kế không tay áo: Trước đây áo choàng giống như mẫu khăn choàng bản lớn, dành cho tầng lớp quý tộc ở Phương Tây Về sau được cải tiến và biến đổi thành kiểu khoác không tay hoặc phần tay áo và cầu vai được biến tấu, thiết kế cũng được mở rộng hơn như cánh dơi

HÌnh 2.1: Một số kiểu tay của Cape Coat

Trang 25

 Hình dáng Cape Coat

- Full circle (một vòng tròn): Áo được thiết kế với một vòng tròn nguyên che toàn

bộ cơ thể Áo khá nặng vì có độ rũ tối đa

Hình 2.2: Áo một vòng tròn

- Half circle (nửa vòng tròn): Được thiết kế với nửa vòng tròn, che được hầu hết cơ thể nhưng với thiết kế này hoạt động dễ dàng hơn so với áo một vòng tròn, với độ rũ tương đối

Hình 2.3: Áo nửa vòng tròn

Trang 26

- Half a circle fitted (fit nửa vòng tròn): Được thiết kế khá giống với nửa vòng tròn nhưng khác biệt là áo sẽ được chi làm ba mảnh để fit với khuôn vai để đảm bảo áo sẽ che được phía trước cũng như phía sau

Hình 2.4: Áo fit nửa vòng tròn

 Chiều dài đa dạng: Tùy theo sở thích của mỗi người mà áo có thể dài tới chân ngực, ngang hông, ngang eo hay tới tận mắt cá chân

 Chất liệu: Áo Cape Coat có thể được may từ nhiều chất liệu khác nhau như len, dạ, cashmere hoặc các chất liệu chống thấm nước phù hợp với nhiều mùa và phong cách khác nhau

Trang 27

Bảng 2.1: Một số chất liệu được sử dụng cho Cape Coat

1 Wool Vải len hay còn được gọi là

Wool, là một loại vải được sản xuất từ lông của các loài động vật như cừu, dê, thỏ hoặc lạc đà

2 Felt Vải dạ được làm từ các loại sợi

dệt được ép lại với nhau Theo truyền thống dạ được làm bằng len, nhưng giờ đây người ta có thể làm dạ bằng arcylic và các dạng sợi tổng hợp khác Khả năng chống thấm nước và giữ

ấm cao

3 Cashmere Là một loại len được làm từ

lông dê có nguồn gốc từ sa mạc Gobi và Trung Á Khả năng giữ

ấm cao

Trang 28

2.1.1.3 Một số phong cách thời trang

 Phong cách Bohemian: Là một phong cách thời trang với lối lối sống tự do, phóng

khoáng được lấy cảm hứng từ các dân du mục Đặc trưng của phong cách này là sử dụng màu sắc tươi sáng bao gồm các gam màu như nâu, cam, đỏ, xanh lá Có họa tiết phong phú, hoa văn paisley, hình học đến thổ cẩm Sự kết hợp màu sắc và họa

tiết không theo quy tắc cố định tạo ra vẻ ngoài tự do và sáng tạo

Hình 2.5: Cape Coat mang phong cách Bohemian

 Phong cách Gothic: Là một phong cách nổi bật và độc đáo lấy cảm hứng từ nghệ

thuật Gothic và văn hóa subculture Gothic Đây là một phong cách thường gắn liền với sự bí ẩn, u ám Với màu sắc chủ đạo là màu đen, được phối với các màu như tím,

đỏ rượu vang, xanh đậm dùng để tạo điểm nhấn

Trang 29

Hình 2.6: Cape Coat mang phong cách Gothic

 Phong cách Victorian: Phong cách này đặc trưng bởi sự tinh tế, trang nhã và chi tiết cầu kỳ

Hình 2.7: Cape Coat mang phong cách Victorian

• Phong cách Minimalism: Phong cách này tập trung vào sự giản lược, đơn giản đi

các chi tiết không cần thiết và sử dụng những gam màu nhẹ và trung tính như trắng đen, be và ghi

Trang 30

Hình 2.8: Cape Coat trong phong cách Minimalism

2.1.2 Lịch sử hình thành trang phục Cape Coat

2.1.2.1 Thời kỳ cổ đại

Áo Cape Coat đã xuất hiện từ thời cổ đại được sử dụng bởi các chiến binh, nhà quý tộc và thậm chí là thần thoại Người La Mã gọi loại áo này là “paenula”, một loại áo không

có tay thường được làm từ len và dùng để giữ ấm Người Hy Lạp cổ đại cũng sử dụng loại

áo tương tự là “chlamys” và “himation” để bảo vệ họ khỏi thời tiết cũng như để thể hiện địa vị của mình trong xã hội

Hình 2.9: Áo choàng thời kỳ cổ đại

2.1.2.2 Thời kỳ trung cổ và thời kỳ Phục Hưng

Trang 31

Trong thời kỳ trung cổ, Cape Coat trở nên phổ biến hơn ở Châu Âu đặc biệt trong tầng lớp quý tộc và hiệp sĩ Những chiếc áo choàng này không chỉ dùng để giữ ấm mà còn biểu thị địa vị và quyền lực Ở thời kỳ này áo thường có mũ trùm đầu và được trang trí công phu

Vào thời kỳ Phục Hưng, các thành phố như Florence và Venice ở Ý trở thành trung tâm thời trang nơi mà Cape Coat được thiết kế cầu kỳ và tinh tế hơn với các chi tiết trang trí như thêu ren và sử dụng các loại vải đắt tiền Vào thế kỷ 17 và 18, áo choàng tại Pháp được ưa chuộng trong giới quý tộc và quân đội với chất liệu nhung, lụa và gấm tạo nên vẻ ngoài sang trọng

Hình 2.10: Áo choàng thời kỳ Trung Cổ và Phục Hưng

2.1.2.3 Giai đoạn thế kỷ 19

Giai đoạn đầu thế kỷ 19, thời kỳ Regency Ở Anh áo Cape Coat được chuộng bởi cả nam và nữ Phụ nữ thường mặc những chiếc áo choàng dài, làm từ các chất liệu như len hoặc lụa Đàn ông cũng sử dụng nhưng với thiết kế ngắn hơn để dễ dàng di chuyển khi cưỡi ngựa

Giai đoạn giữa thế kỷ 19, thời kỳ Victoria, đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất

Trang 32

phức tạp Những chiếc áo Cape dài thường được gọi là “mantle”; được làm từ chất liệu cao cấp như nhung, lụa, len và dạ Áo Cape ngắn được biết đến với tên gọi “pelerine”, loại áo này thường được mặc khoác ngoài chiếc đầm để tạo điểm nhấn cho trang phục

Giai đoạn cuối thế kỷ 19, thời kỳ Edward, áo được thiết kế đa dạng hơn với các họa tiết hoa, kẻ sọc với các mẫu thêu tinh xảo Với phong cách quân đội áo được thiết kế với các chi tiết như khuy đồng và kiểu dáng mạnh mẽ, phán ánh sự ảnh hưởng của quân sự lên thời trang

Hình 2.11: Cape Coat giai đoạn thế kỷ 19

2.1.2.4 Giai đoạn thế kỷ 20 cho đến nay

Trong thế kỷ 20, các nhà thiết kế thời trang cao cấp như Yves Saint Laurent và Christian Dior đã tái thiết kế các mẫu áo Cape Coat trở nên hiện đại hơn, đưa nó trở lại sàn diễn thời trang với nhiều kiểu dáng độc đáo và chất liệu đa dạng

Vào thập niên 1960-1970, Cape Coat trở thành một trong những biểu tượng của phong cách thời kỳ này với những thiết kế được kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

Cho đến nay, Cape Coat vẫn tiếp tục tồn tại và được biến tấu với nhiều kiểu dáng khác nhau, từ dài đến ngắn, từ chất liệu dày dặn đến nhẹ nhàng; phản ánh sự đa dạng và sáng tạo trong thế giới thời trang hiện đại Là một phần quan trọng trong ngành thời trang, xuất hiện trong nhiều bộ sưu tập của các nhà thiết kế danh tiếng như Burberry và Yves Saint

Trang 33

Laurent Bên cạnh đó, áo không chỉ phổ biến trong thời trang cao cấp mà còn trong thời trang đường phố và thương mại

Hình 2.12: Cape Coat của thương hiệu YSL và Burberry

2.2 Tìm hiểu về phong cách Minimalism

2.2.1 Khái niệm, lịch sử hình thành của phong cách Minimalism

2.2.1.1 Khái niệm về phong cách Minimalism

Minimalism được mọi người hiểu là phong cách tối giản, nói dễ hiểu tập trung vào việc giảm thiểu những thứ không quan trọng với mình nhưng vẫn giữ được giá trị Phong cách này có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang thiết kế nội thất, kiến trúc và cả nghệ thuật Phong cách tối giản là một công cụ hỗ trợ chúng ta có một cuộc sống đơn giản nhưng vẫn đầy đủ Bên cạnh đó sống theo phong cách này còn giúp ta tập trung vào việc loại bỏ những yếu tố không cần thiết để chỉ giữ lại những gì thật sự cần thiết

và có giá trị; ưu tiên sử dụng ít đồ vật hơn nhưng chất lượng của mỗi vật được đặt lên hàng đầu Thiết kế của phong cách Minimalism thường có các đường nét đơn giản, gọn gàng, không có các chi tiết phức tạp

Trang 34

chi tiết trang trí và ưu tiên tính tiện dụng Tận dụng ánh sáng tự nhiên để làm sáng không gian sống tạo nên cảm giác gần gũi với thiên nhiên Và hơn hết, trong thiết kế nội thất thường thiết kế không gian mở để tạo cảm giác rộng rãi và thoáng đãng

Các tác phẩm nghệ thuật Minimalism thường tập trung vào các yếu tố cơ bản như đường nét, hình khối và màu sắc cơ bản Thay vì cố gắng diễn đạt nhiều chi tiết trong tác phẩm nghệ thuật thì tác giả sẽ truyền tải một cách đơn giản và tinh tế

Còn đối với lối sống tối giản, người ta thường sẽ tập trung vào việc sở hữu ít đồ vật,

ưu tiên chất lượng hơn là số lượng, chỉ giữ lại những gì cần thiết và có giá trị Người theo đuổi lối sống này sẽ tạo ra một không gian sống gọn gàng, ngăn nắp và ít lộn xộn, chú trọng vào việc tạo ra và tận hưởng những trải nghiệm hơn là tích lũy tài sản vật chất Phong cách tối giản cũng nhấn mạnh đến sự cân bằng tinh thần, giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe

Minimalism trong thời trang hay còn gọi là “thời trang tối giản”, tuy không những chi tiết cut-out phức tạp hay màu sắc bắt mắt, những bộ trang phục này được thiết kế với kiểu dáng với những đường nét đơn giản nhưng đây là trang phục được mọi người thường chọn để diện hàng ngày Thời trang tối giản thường được sử dụng các màu sắc nhẹ nhàng hoặc các màu trung tính Tuy phong cách khá hạn chế nhưng khi chúng ta mix and matchchúng lại với nhau sẽ tạo ra những bộ trang phục đơn giản nhưng thời trang Phong cách tối giản chỉ nên có từ 1 đến 2 màu đơn sắc trên tổng thể trang phục, mọi phụ kiện, họa tiết viền, ren đều được tối giản hết mức Ngoài ra, chất liệu vải cũng là một trong những thứ

mà chúng ta quan tâm khi theo đuổi phong cách này Các nhà thiết kế sẽ lựa chọn kỹ lưỡng, thường là các loại vải tự nhiên và chất lượng cao như cotton, linen, wool và cashmere,v.v

Sự chú trọng vào chất liệu giúp tạo ra những bộ trang phục bền đẹp và thoải mái

Trang 35

Hình 2.13: Thời trang theo phong các Minimalism

Phong cách Minimalism còn được hiểu “back to basic” – giữ mọi thứ đơn giản và thanh lịch nhất có thể bằng cách đơn giản hóa mọi thứ

Ngoài việc trở thành xu hướng, phong cách Minimalism trong thời trang không còn

là một triết lý sống “less is more”, giúp nâng cao tính bền vững tinh tế và đơn giản

2.2.1.2 Lịch sử về phong cách Minimalism

Tối giản bắt nguồn vào đầu thế kỷ 20, khoảng tầm những năm 1920 Sau Thế chiến thứ hai, họa sĩ người Mỹ gốc Nga – Mark Rothko đã thể hiện nổi bật phong trào nghệ thuật này

Những kiến trúc sư như Le Corbusier và Ludwig Mies van der Rohe đã phát triển các nguyên tắc của Minimalism trong kiến trúc Họ nhấn mạnh vào các chức năng, sự đơn giản và việc sử dụng vật liệu hiện đại như thép và kính Mies van der Rohe nổi tiếng với câu nói “Less is more”, một nguyên tắc cốt lỗi của phong cách Minimalism Một trong những ví dụ điển hình của kiến trúc tối giản là Nhà kính Farnsworth của Mies van der Rohe, được xây dựng vào năm 1951 tại Plano, Illinois Công trình này sử dụng các bức tường kính lớn và cấu trúc thép đơn giản để tạo ra một không gian sống mở và kết nối với thiên nhiên

Đối với lĩnh vực thời trang, Coco Chanel và Yves Saint Laurent là những nhà thiết

kế được cho là đã đóng góp vào việc khám phá và phát triển phong cách Minimalism Vào

Trang 36

tạo ra mục tiêu cho phụ nữ với quan điểm: “Tính thanh lịch được thể hiện qua sự thanh thoát và uyển chuyển của đường nét nhiều hơn qua các họa tiết trang trí và khâu đính kim sa”

Hình 2.14: “Little Black Dress” của Chanel khởi đầu cho Minimalism Style

Halston đã cho ra mắt những chiếc váy đơn sắc và những bộ jumpsuit vào những năm 1970, chúng đã trở thành biểu tượng của phong cách tối giản Nhắc đến giai đoạn hoàng kim của Minimalism thì phải nói đến người thừa kế thương hiệu Prada – Miuccia Prada,là một trong những người quan trọng trong sự phát triển của phong cách thời trang tối giản Trong giới thời trang không ngừng phát triển, những tác phẩm của Miuccia vẫn duy trì được sự hấp dẫn vượt thời gian với những thiết kế đẹp mắt dựa trên chất liệu cao cấp và không chạy theo mốt của các nhà thiết kế khác

Hình 2.15: Chất riêng của Prada in Minimalism

Trang 37

Đến thập niên 80 phong cách Minimalism trở nên phổ biến hơn nhờ vào các nhà thiết kế như Calvin Klein và Jil Sander Họ tập trung vào các đường cắt may tinh tế, chất liệu cao cấp và bảng màu trung tính

Hình 2.16: Minimalism của Jil Sander

Vào thập niên 90 Minimalism đạt đến đỉnh cao với sự góp mặt của các nhà thiết kế như Helmut Lang và Martin Margiela Những bộ sưu tập của họ thường mang phong cách đơn giản, tinh tế và hiện đại, đôi khi mang một chút yếu tố công nghiệp và tiên tiến

Hiện nay, phong cách Minimalism thường được thể hiện qua các phương pháp phổ biến như sử dụng gam màu đơn sắc và đường cắt may tinh tế Thay vì chỉ giới hạn hai màu đen và trắng như trước đây, các thiết kế Minimalism hiện nay vẫn giữ được các đặc điểm cốt lõi nhưng đã trở nên phong phú hơn nhờ các cách phối màu mới Điều này mang đến một làn gió mới cho ngành thời trang, tạo nên sự sáng tạo và độc đáo

2.2.2 Đặc điểm của phong cách Minimalism trong thời trang

Phần lớn các trang phục theo xu hướng Minimalism đều sử dụng những gam màu đơn sắc hoặc trung tính Các màu phổ biến thường gặp như đen, trắng, ghi và be Tông màu chủ đạo này rất được ưa chuộng bởi những người yêu thích phong cách tối giản và cơ bản Trong phong cách này những gam màu quá rực rỡ như đỏ, cam, hồng đậm, neon,… hầu như không được sử dụng

Với phong cách này, chất liệu được các nhà thiết kế ưu tiên chọn các loại vải có bề

Trang 38

Do chú trọng đến sự thanh lịch, trang phục Minimalism tập trung vào việc giản lược cái chi tiết cầu kỳ như bèo và nhún Thay vào đó, các thiết kế thường gặp trong phong cách này bao gồm những nếp gấp phẳng phiu, gọn gàng, dáng suông, dáng đứng và các đường cắt may vừa phải

Các phụ kiện được phối với trang phục theo phong cách Minimalism thường nhỏ gọn và không gây sự chú ý quá mức

Với sự tập trung vào sự đơn giản và tối giản, phong cách Minimalism tạo ra một vẻ ngoài thanh lịch, tinh tế và không bao giờ lỗi thời Đây là một phong cách thời trang ổn định và dễ áp dụng trong nhiều dịp khác nhau, từ công việc hàng ngày đến các sự kiện đặc biệt

Hình 2.17: Bảng màu cơ bản thường được áp dụng trong phong cách Minimalism

2.2.3 Ứng dụng của phong cách Minimalism

2.2.3.1 Minimalist Graphic

Trong tối giản Đồ họa, các thiết kế được nhấn mạnh sự đơn giản của các chi tiết và màu sắc không cần thiết Tuy nhiên, nhà thiết kế vẫn phải đảm bảo rằng được nội dung cần truyền tải hay thông điệp của sản phẩm được hiểu rõ Việc truyền tải một thông điệp hoàn chỉnh bằng hình ảnh đơn giản nhưng hấp dẫn về mặt trực quan là một điều khó khăn

Trang 39

Hình 2.18: Tối giản được ứng dụng vào Đồ họa

2.2.3.2 Minimalist Photography

Tối giản trong nhiếp ảnh là chụp và ghi lại những khung cảnh nghệ thuật bằng một tông màu chủ đạo Chủ đề của khung ảnh phải được đưa vừa đủ thông tin để khung ảnh hòa hợp với môi trường xung quanh Sự hài hòa giữa màu sắc và khung cảnh là yếu tố quan trọng để tạo ra một bức ảnh bắt mắt nhưng vẫn đơn giản

Hình 2.19: Phong cách tối giản được ứng dụng vào nhiếp ảnh

Trang 40

2.2.3.3.Minimalist Indoor design

Luôn tồn tại sự mạnh mẽ, hiện đại và sự rõ ràng của các chi tiết trong tối giản thiết

kế nội thất Không gian và ánh sáng được ưu tiên trong thiết kế nội thất tối giản, đồng thời các vùng sáng và tối của căn phòng cũng được chú ý đến

2.2.3.4 Minimalist Lifestyle

Danshari là thuật ngữ tiếng Nhật chỉ phong cách tối giản Bắt nguồn từ ba từ tiếng Trung: Dan là từ chối, Sha là vứt bỏ, Ri là tách biệt Thông điệp của chúng là từ chối những thứ không cần thiết trong cuộc sống, vứt bỏ những món đồ không dùng đến Sứ mệnh của Danshari là lan tỏa niềm vui, sự thanh thản và độc lập với những trải nghiệm mới,

Hình 2.20: Lối sống tối giản của người Nhật

2.2.3.5 Minimalist Fashion

Cuối cùng, Minimal trong Fashion (thời trang) là sử dụng các bộ trang phục có thiết

kế đơn giản, màu sắc trung tính và chất liệu cao cấp giúp tạo nên vẻ ngoài thanh lịch và hiện đại

Ngày đăng: 18/11/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w