1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Công nghệ may: Tìm hiểu công nghệ nhuộm sản phẩm may

117 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu công nghệ nhuộm sản phẩm may
Tác giả Phạm Thị Ngọc Huỳnh, Trần Hạnh Nghi
Người hướng dẫn ThS. Phạm Thị Hà
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ may
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 12,77 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (23)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (23)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (24)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (24)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (24)
    • 1.5. Giới hạn đề tài (25)
    • 1.6. Bố cục đồ án (25)
  • CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VỀ THUỐC NHUỘM VẢI (26)
    • 2.1. Khái niệm chung (26)
    • 2.2. Các loại thuốc nhuộm sử dụng trong ngành dệt may hiện nay (26)
    • 2.3. Chất trợ nhuộm (28)
      • 2.3.1. Chất phân tán (29)
      • 2.3.2. Chất làm đều màu (29)
      • 2.3.3. Chất thấm ướt (29)
      • 2.3.4. Chất tạo phức (29)
      • 2.3.5. Chất điều chỉnh độ pH (30)
      • 2.3.6. Chất xúc tác nhuộm (30)
      • 2.3.7. Các chất khử (30)
    • 2.4. Quy trình nhuộm (30)
      • 2.4.1. Nguyên tắc lựa chọn thuốc nhuộm (30)
      • 2.4.2. Cơ chế nhuộm (31)
        • 2.4.2.1. Liên kết của thuốc nhuộm với vải (31)
        • 2.4.2.2. Động học nhuộm (32)
  • CHƯƠNG 3. CÔNG NGHỆ NHUỘM QUẦN KAKI TẠI XƯỞNG WASH NHUỘM CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ (34)
    • 3.1. Giới thiệu sơ lược Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú (34)
    • 3.2. Vải kaki là gì ? (34)
    • 3.3. Nhuộm sản phẩm quần kaki bằng thuốc nhuộm Asudel (35)
      • 3.3.1. Giới thiệu thuốc nhuộm Asudel (35)
      • 3.3.2. Quy trình nhuộm mã hàng 1143073 (36)
        • 3.3.2.1. Quy trình công nghệ thuốc nhuộm thuốc nhuộm Asudel (37)
        • 3.3.2.2. Diễn giải quy trình công nghệ nhuộm của mã hàng 1143073 (40)
    • 3.4. Nhuộm sản phẩm quần kaki bằng thuốc nhuộm hoạt tính Remazol (42)
      • 3.4.1. Giới thiệu thuốc nhuộm hoạt tính Remazol (42)
      • 3.4.2. Quy trình nhuộm mã hàng PJP6663 (42)
        • 3.4.2.1. Quy trình công nghệ thuốc nhuộm hoạt tính Remazol (43)
        • 3.4.2.2. Diễn giải quy trình công nghệ nhuộm của mã hàng PJP6663 (47)
  • CHƯƠNG 4. CÔNG NGHỆ NHUỘM ÁO THUN TẠI CÔNG TY TNHH CHIẾN LƯỢC XANH (50)
    • 4.1. Giới thiệu sơ lược công ty TNHH Chiến Lược Xanh (50)
    • 4.2. Nhuộm sản phẩm áo thun bằng thuốc nhuộm Procion MX (50)
      • 4.2.1. Giới thiệu thuốc nhuộm hoạt tính Procion MX (50)
      • 4.2.2. So sánh 3 loại thuốc nhuộm: Asudel, Remazol, Procion MX (52)
    • 4.3. Nhuộm tie dye (nhuộm cột) (53)
    • 4.4. Nhuộm dip dye (nhuộm nhúng) (65)
    • 4.5. Nhuộm bleach tie dye (kết hợp cột bó) (67)
  • CHƯƠNG 5. MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NHUỘM THEO TIÊU CHUẨN ISO TẠI TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM DỆT (70)
    • 5.1. Giới thiệu sơ lược Trung Tâm Thí Nghiệm Dệt May - Chi nhánh CTCP - Viện Nghiên Cứu Dệt May tại TP. Hồ Chí Minh (70)
    • 5.2. Các tiêu chuẩn ISO kiểm định đối với hàng may mặc (70)
    • 5.3. Phương pháp xác định độ bền màu với ma sát theo tiêu chuẩn ISO 105-X12 (72)
      • 5.3.1. Mục đích thử nghiệm (72)
      • 5.3.2. Chuẩn bị mẫu thử (73)
      • 5.3.3. Chuẩn bị thiết bị (73)
      • 5.3.4. Quy trình thực hiện (74)
      • 5.3.5. Đánh giá kết quả độ bền màu với ma sát theo tiêu chuẩn ISO 105-X12 (76)
    • 5.4. Phương pháp xác định độ bền màu giặt xà phòng theo tiêu chuẩn ISO 105-C06 (76)
      • 5.4.1. Mục đích thử nghiệm (76)
      • 5.4.2. Chuẩn bị mẫu thử (76)
      • 5.4.3. Chuẩn bị thiết bị (77)
      • 5.4.4. Quy trình thực hiện (79)
      • 5.4.5. Đánh giá kết quả đánh giá độ bền màu giặt của mẫu vải CELESTINA PFD- (81)
    • 5.5. Phương pháp xác định độ bền màu mồ hôi theo tiêu chuẩn ISO 105-E04:2013 (82)
      • 5.5.1. Mục đích thử nghiệm (82)
      • 5.5.2. Chuẩn bị mẫu thử (82)
      • 5.5.3. Chuẩn bị thiết bị (82)
      • 5.5.4. Quy trình thực hiện (85)
      • 5.5.5. Đánh giá kết quả đánh giá độ bền màu mồ hôi của mẫu vải CELESTINA PFD-110002 theo tiêu chuẩn ISO 105-E04:2013(E) (87)
    • 5.6. Phương pháp xác định tiêu chuẩn pH của dung dịch chiết theo tiêu chuẩn ISO (87)
      • 5.6.1. Mục đích thử nghiệm (87)
      • 5.6.2. Chuẩn bị mẫu thử (88)
      • 5.6.3. Chuẩn bị thiết bị (88)
      • 5.6.4. Quy trình thực hiện (90)
      • 5.6.5. Đánh giá kết quả đo giá trị pH của mẫu vải CELESTINA PFD-110002 theo tiêu chuẩn ISO 3071 (91)
    • 5.7. Phương pháp xác định xác định formadehyde - Phần 1: formaldehyde tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước) theo tiêu chuẩn ISO 14184-1:2011 (91)
      • 5.7.1. Mục đích thử nghiệm (91)
      • 5.7.2. Chuẩn bị mẫu thử (92)
      • 5.7.3. Chuẩn bị thiết bị và thuốc thử (92)
      • 5.7.4. Quy trình thực hiện (95)
      • 5.7.5. Đánh giá kết quả đo hàm lượng formaldehyde tự do và thủy phân của mẫu vải CELESTINA PFD-110002 theo tiêu chuẩn ISO 14184-1:2011 (96)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN (97)
    • 6.1. Kết luận (97)
    • 6.2. Đề xuất hướng phát triển của đề tài (98)
  • PHỤ LỤC (99)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (115)

Nội dung

Điểm mới khác biệt của đề tài Tìm hiểu quy trình nhuộm hoàn tất các sản phẩm may sẵn với các sản phẩm cụ thể là quần kaki trắng được nhuộm bằng loại thuốc nhuộm mới – thuốc nhuộm Asudel

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Màu sắc trên trang phục là sự phản chiếu tâm trạng của bạn Khi bạn mặc trang phục màu đỏ, bạn sẽ cảm thấy thật hưng phấn, niềm vui, may mắn dường như sắp tới Khi có một buổi phỏng vấn hay buổi hẹn gặp quan trọng thì các trang phục đen, trắng lại mang ý nghĩa lịch sự, trang trọng Quả thật không cần phải nói, phải diễn giải gì hết bởi lẽ màu sắc đã nói giúp tất cả

Từ xa xưa con người đã luôn tìm cách lấy màu sắc trong tự nhiên để nhuộm màu cho vải, cho đất để làm ra các trang phục, vật dụng nhiều màu sắc Và cho đến khi thuốc nhuộm công nghiệp ra đời thực sự là cuộc cách mạng bùng nổ về màu sắc khi tất cả mọi thứ bạn muốn đều có thể nhuộm màu, điển hình hơn hết là nhuộm vải, nhuộm trang phục may sẵn

Ngày nay công nghệ nhuộm được áp dụng cho nhiều loại chất liệu vải mới như polyester, nylon, rayon, cotton Những chất liệu này có độ bền cao, dễ nhuộm màu và ít bị phai màu Điều này giúp các doanh nghiệp may mặc tạo ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

Có rất nhiều các nội dung nghiên cứu về nhuộm, chẳng hạn như các đề tài: Đồ án " Nghiên cứu quy trình nhuộm vải cotton và peco từ củ nghệ" Đồ án " Thiết kế quy trình công nghệ tiền xử lý, nhuộm và hoàn tất vải dệt kim từ sợi Pe - Co 67 - 33 với công suất 2000 tấn - năm” Đồ án " Nghiên cứu quy trình nhuộm màu vải bông hữu cơ dệt kim bằng chất màu chiết tách từ hạt điều nhuộm có sử dụng saponin chiết từ quả bồ hòn làm chất trợ nhuộm” Đồ án “Nghiên cứu công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải may mặc từ sợi gai dầu pha viscose”…… Điểm chung của các đề tài trên là nghiên cứu tập trung vào phần nhuộm vải, nhuộm sợi, nhuộm chỉ So với nhuộm vải trước khi may, nhuộm sản phẩm may sẵn ít được nghiên cứu, nội dung ít được phổ biến công khai trên thị trường, có lẽ là do những nguyên tắc bảo mật trong ngành Những bài viết về nhuộm quần áo may sẵn chỉ là các bài viết ngắn trên các trang diễn đàn hoặc các bài giới thiệu sơ nét từ các doanh nghiệp kinh doanh mảng wash nhuộm

Nhuộm quần áo may sẵn không chỉ đơn thuần là việc tạo màu cho sản phẩm, mà còn là một quá trình xử lý hoàn tất đặc biệt, giúp tạo ra những hiệu ứng thời trang độc đáo và bắt mắt như tie dye, dip dye, Những phương pháp nhuộm này không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm mà còn phản ánh xu hướng thời trang hiện đại và sự sáng tạo không giới hạn

Nhận thấy đây là một nội dung nghiên cứu mới mẻ, sẽ mở ra nhiều cơ hội sáng tạo, học hỏi và phát triển trong lĩnh vực thời trang cho sinh viên ngành may - thời trang nói riêng và các bạn trẻ ngày nay nói chung Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đã mạnh dạn tìm hiểu thực tế sản xuất tại các công ty hàng đầu về chuyên ngành wash nhuộm nhằm ghi nhận quy trình công nghệ nhuộm sản xuất cho các sản phẩm may cụ thể, cũng như các tiêu chuẩn đánh giá, kiểm định chất lượng hàng nhuộm trước khi xuất sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật… Đề tài “Tìm hiểu công nghệ nhuộm sản phẩm may” là nội dung tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên ngành may nói riêng và cho những ai muốn tìm hiểu về công nghệ nhuộm nói chung.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu đặc điểm của các sản phẩm may mặc sử dụng công nghệ nhuộm

Tìm hiểu các loại thuốc nhuộm dùng cho sản phẩm may mặc

Ghi nhận quy trình công nghệ nhuộm của một số sản phẩm cụ thể (quần kaki trắng, áo thun trắng)

Tìm hiểu các tiêu chuẩn ISO đánh giá, kiểm định chất lượng hàng nhuộm.

Đối tượng nghiên cứu

Quy trình nhuộm các sản phẩm quần kaki trắng và áo thun trắng

Các tiêu chuẩn đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm nhuộm.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin: sưu tầm tài liệu trên các diễn đàn, trang web, tài liệu do công ty, trung tâm cung cấp

Phương pháp quan sát: theo dõi sát sao từng công đoạn trong quy trình wash nhuộm, ghi chép lại cho từng sản phẩm cụ thể

Phương pháp thực nghiệm: tiến hành làm ra các mẫu vật cụ thể, thực nghiệm kiểm chứng, đánh giá các mẫu nhuộm theo tiêu chuẩn ISO

Phương pháp so sánh và đối chiếu: đối chiếu lý thuyết về hoá nhuộm so với các kết quả thu được và rút ra kết luận.

Giới hạn đề tài

Sản phẩm may sẵn rất nhiều chủng loại như áo sơ mi, áo thun, quần dài, váy, áo khoác,… và đều được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như cotton, polyester, len, lụa, Denim, kaki,… Mỗi loại chất liệu đều có những yêu cầu về công nghệ nhuộm khác nhau, sử dụng các loại hoá chất khác nhau để cho ra chất lượng màu sắc và độ bền màu mong muốn Tuy nhiên, do giới hạn về điều kiện nghiên cứu và nguồn lực hiện có, nhóm nghiên cứu tập trung vào công nghệ nhuộm với hai loại sản phẩm cụ thể:

Quần kaki: Quan sát thực tế, phân tích quy trình nhuộm hoạt tính và quy trình nhuộm Asudel cho sản phẩm quần kaki trắng tại Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú - Phong Phu International JSC (PPJ GROUP) - Nhà Máy Thời Trang Phong Phú - Địa chỉ tại: 940 QL1A, Phường Linh Trung, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Áo thun: Quan sát thực tế, phân tích quy trình nhuộm trực tiếp cho các sản phẩm thun chất liệu 100% cotton tại Công ty Chiến Lược Xanh (wash Chiến lược - ECO STAR) - Địa chỉ tại: 28 Hà Thị Đát, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bố cục đồ án

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Lý thuyết về thuốc nhuộm vải

Chương 3: Công nghệ nhuộm quần kaki tại xưởng wash nhuộm Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú

Chương 4: Công nghệ nhuộm áo thun tại Công ty TNHH Chiến Lược Xanh Chương 5: Một số tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm nhuộm theo tiêu chuẩn ISO tại Trung Tâm Thí Nghiệm Dệt May

LÝ THUYẾT VỀ THUỐC NHUỘM VẢI

Khái niệm chung

Nhuộm (dyeing): là công việc gia công vật liệu dệt (xơ, sợi, vải hay sản phẩm may) ở dạng mộc thành vật liệu có màu [9]

Thuốc nhuộm (dyestuff) là hợp chất chứa chất màu, có khả năng tạo màu cho đối tượng nhuộm [9]

Thuốc nhuộm không phải là sản phẩm thuần khiết hóa học Trong mỗi thuốc nhuộm thường chứa không chỉ một chất màu mà có nhiều chất màu, nguyên nhân là do có sản phẩm phụ của phản ứng tổng hợp hoặc do nhà sản xuất đưa vào để điều chỉnh ánh màu [9]

Trên thị trường hiện nay có các loại thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm hoàn nguyên hay thuốc nhuộm trực tiếp… và cũng tùy thuộc vào kỹ thuật xử lý nhuộm như nhuộm trực tiếp, nhuộm gián đoạn mà quy trình công nghệ nhuộm cho mỗi sản phẩm may sẽ khác nhau.[9]

Các loại thuốc nhuộm sử dụng trong ngành dệt may hiện nay

Bảng 2.1 Các loại thuốc nhuộm sử dụng trong ngành dệt may hiện nay

Thuốc nhuộm Đặc điểm Sử dụng Công thức

Là những hợp chất màu mà trong phân tử của chúng có chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện mối liên kết hóa trị với vật liệu trong quá trình nhuộm

- Nhóm mang màu: chịu trách nhiệm về tạo màu sắc và có hầu hết tính năng của chất màu (độ bắt màu, tính dễ giặt sạch và tốc độ khuếch tán,…) cũng như các đặc tính bền

- Nhóm hoạt tính: có trách nhiệm liên kết chất màu với xơ và chịu trách nhiệm về độ bền màu ướt của sản phẩm nhuộm

Nhuộm xơ bông, viscose, tơ tằm, polyamide

S - nhóm tạo cho phân tử có độ hòa tan cần thiết trong nước

R - quyết định về màu sắc, độ bền màu T-X:nhóm hoạt tính, đưa vào các hệ thống màu khác nhau

Thuốc nhuộm hoàn nguyên là những hợp chất màu hữu cơ không hòa tan trong nước

Chủ yếu để nhuộm xơ cellulose hoặc vải pha cellulose

Có dạng tổng quát là:

Khi bị khử, dạng không tan này sẽ chuyển về dạng leuco acid, chưa tan trong nước nhưng tan trong kiềm và chuyển thành dạng leucobase

Là thuốc nhuộm chứa các cation mang màu (thuốc nhuộm acid, thuốc nhuộm trực tiếp); thuốc nhuộm cầm màu thì các anion mang màu

Dùng để nhuộm cellulose,tơ tằm,giấy, mực in

Là các muối chloride, oxalat của base hữu cơ

Thuốc nhuộm trực tiếp (direct dyes)

Là những hợp chất hoà tan trong nước, tự bắt màu vào vật liệu, không cần chất trợ

Có thể nhuộm trong môi trường axit, bazo hoặc trung tính và dùng nước mềm

Nhuộm xơ bông, viscose, tơ tằm, da

Là muối Natri Ar-SO3Na (Ar: gốc hữu cơ mang màu)

Là những hợp chất màu không tan trong nước do không chứa các nhóm cho tính tan

Chia thành ba phân nhóm:

Nhuộm xơ acetate, polyester, polyamide,

Hầu hết là các hợp chất màu azo và antraquinon

Thuốc nhuộm phân tán thông thường có thể diazo hóa

Thuốc nhuộm phân tán chứa trong phân tử kim loại

Thuốc nhuộm phân tán hoạt tính polyvinyl và các xơ tổng hợp

Là các muối sulfonate natri của các hợp chất hữu cơ khác nhau Nhuộm trong môi trường acid Độ bền màu không tốt với các yếu tố của môi trường

Nhuộm xơ nguồn gốc động vật (len, tơ tằm) hay xơ polyamide

Chứa nhóm amin (-NH2) tự do

Có tên gọi khác như thuốc nhuộm lạnh hay thuốc nhuộm đá (xử lý cần nhiệt độ thấp), thuốc nhuộm naphtol do có quá trình naphthol hóa để tạo thành thuốc nhuộm trên vải

Chủ yếu dùng để nhuộm xơ cellulose

Chứa nhóm azoic (-N=N-) tử và các nhóm trợ màu tùy theo đặc tính của nhóm trợ màu

Thuốc nhuộm lưu hóa (sulfur dyes)

Trong phân tử chứa nhiều nguyên tử lưu huỳnh (S) không tan trong nước

Nhược điểm của thuốc nhuộm này có đặc điểm màu không tươi, dải màu hạn chế, khi nhuộm gây độc hại cho môi trường tuy nhiên chi phí nhuộm thấp

Chủ yếu dùng nhuộm xơ cellulose

Có nhiều nguyên tử lưu huỳnh (S), các gốc mang màu thường là tianzin, tiazol, tiantren, azin

Nguồn: [9] Giáo trình Hoàn tất vải

Chất trợ nhuộm

Ngoài thuốc nhuộm, quy trình nhuộm vải còn sử dụng rất nhiều các sản phẩm đặc biệt khác gọi chung là chất trợ Các chất này là một phần không thể thiếu trong việc hỗ trợ nhuộm đều màu, có tính bền màu cao hơn,… Dự tính lượng chất trợ nhuộm được sử dụng bằng 60-70% lượng thuốc nhuộm được sử dụng [9]

Các chất trợ trong nhuộm bao gồm các loại chính sau:

2.3.1 Chất phân tán Được sử dụng khi dùng các loại thuốc nhuộm phân tán và hoàn nguyên Chất phân tán chia phần tử thuốc nhuộm lớn thành các hạt nhỏ hơn nhằm hỗ trợ quá trình thấm và hấp thụ thuốc nhuộm vào sợi vải Độ hòa tan trong nước của thuốc nhuộm phân tán tăng mạnh khi nhiệt độ dịch nhuộm tăng [9]

Việc sử dụng chất làm đều màu là bắt buộc đối với quy trình nhuộm ở nhiệt độ cao Các chất làm đều màu giúp phân bố đều thuốc nhuộm trong sợi vải để cho vải được nhuộm đều về ánh màu và độ sâu màu sắc Khi nhuộm hàng polyester ở nhiệt độ sôi thì không cần dùng chất làm đều màu vì quá trình diễn ra chậm và đồng đều dưới điều kiện này [9] Có ba nhóm chất làm đều màu dùng cho các quy trình nhuộm ở nhiệt độ cao, đó là:

Chất xúc tác nhuộm (chất mang): làm tăng tỉ lệ khuếch tán thuốc nhuộm, và do đó, nâng cao khả năng di chuyển của thuốc nhuộm Chất này hỗ trợ sự thẩm thấu của thuốc nhuộm vào sợi vải bằng cách làm trương sợi vải hoặc phân tán thuốc nhuộm thành các hạt nhỏ hơn [9]

Các sản phẩm chứa ethoxylate : Các chất này có tác dụng làm chậm tác dụng của thuốc nhuộm trong giai đoạn hấp thụ, chúng được sử dụng trong quy trình nhuộm nhanh hay nhuộm sẫm màu ở nhiệt độ cao Các chất chính trong nhóm này là acid stearic, dầu ethoxylated castor, esters của lưu huỳnh và phốt pho, chất béo ethoxylated alcohol hay alkylphenol [9]

Các chất làm đều màu đặc biệt : Các chất này tạo ra mức độ cân bằng về hấp thụ hỗn hợp thuốc nhuộm trong quá trình gia nhiệt và tăng cường sự di chuyển của thuốc nhuộm ở giai đoạn nhiệt độ cao Các chất làm đều màu đặc biệt bao gồm hỗn hợp alcohol, ester, hoặc xeton mạch trung bình [9]

Chất thấm ướt có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dịch nhuộm, nhờ đó dịch nhuộm lan ra và thấm sâu vào sợi vải một cách dễ dàng hơn [9]

Chất lượng nước có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của quy trình nhuộm Nếu trong nước có các chất như kiềm thổ hoặc muối kim loại nặng thì có thể dẫn đến việc hình thành các phức chất bền vững với các phân tử thuốc nhuộm; vì thế làm thay đổi ánh màu và kéo theo giảm độ sáng [9]

Chất lượng nước kém còn dẫn đến việc hình thành các hợp chất khó hòa tan có tính chất như muối dẫn đến các vấn đề về màu không đều, giảm độ bền khi chà xát và giặt Các chất tạo phức được cho thêm vào bể nhuộm để kết hợp với các cation đa hóa trị, đặc biệt là canxi, magie, và các muối sắt đã đi theo vải vào dịch nhuộm [9]

2.3.5 Chất điều chỉnh độ pH

Quá trình nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán được thực hiện ở pH = 4.5, vì tại điều kiện pH này thuốc nhuộm phân tán ổn định nhất Các chất tạo acid gồm có các muối của acid halocarboxylic - là loại muối bị phân giải ở nhiệt độ cao Muối phosphate cũng được sử dụng làm chất đệm Acid acetic thường được ưa dùng để điều chỉnh độ pH [9]

Các chất xúc tác nhuộm (chất mang) được sử dụng trong nhuộm sợi tổng hợp theo quy trình tận trích nhằm tăng tỉ lệ hấp thụ thuốc nhuộm phân tán trên sợi vải, khuếch tán nhanh thuốc nhuộm vào trong sợi vải và tăng năng suất nhuộm [9]

Các chất này được sử dụng trong giai đoạn xử lý sau để cải thiện độ bền màu của vải đã nhuộm bằng thuốc nhuộm phân tán bằng phản ứng phân hủy khử thuốc nhuộm dính trên bề mặt vải Có thể chia các chất khử thành ba nhóm:

Các hợp chất chứa S: được sinh ra từ Acid Dithionous (H2S2O4), Acid Sulphuric (H2SO4) và Natri Dithionite (Na2S2O4),…

Các hợp chất hữu cơ: bao gồm các hợp chất có cấu trúc hydroxyl carboxyl- glucose và hydroxyl acetone

Quy trình nhuộm

2.4.1 Nguyên tắc lựa chọn thuốc nhuộm

Các loại sợi khác nhau có mức độ hấp thụ độ ẩm khác nhau Khi ngâm trong nước xảy ra hiện tượng hấp thụ một số ion (phân ly)… do đó, mỗi loại sợi chỉ có thể được nhuộm bằng các loại thuốc nhuộm nhất định

Bảng 2.2 Nguyên tắc lựa chọn thuốc nhuộm với từng loại xơ sợi

STT Xơ sợi Thuốc nhuộm

1 Gốc Cellulose Azoic, trực tiếp, hoạt tính, lưu hóa, hoàn nguyên, acid

2 Gốc Protein Acid, phức kim loại, hoạt tính

3 Cellulose tái sinh Azoic, trực tiếp, hoạt tính, lưu hóa, hoàn nguyên

4 Acetate, triacetate Azoic, phân tán, hoàn nguyên

5 PAN, PAC Cationic, phân tán

6 PA (nylon) Acid, azoic, kim loại, hoạt tính, hoàn nguyên, phân tán

Nguồn: [9] Giáo trình Hoàn tất vải

2.4.2.1 Liên kết của thuốc nhuộm với vải

Quá trình liên kết của thuốc nhuộm đối với xơ sợi qua ba giai đoạn

Giai đoạn 1: Thuốc nhuộm được hấp thụ bởi bề mặt xơ Nguyên nhân của sự hấp thụ là do trên bề mặt xơ, sợi có một trường lực, phải tạo điều kiện như thế nào để cho không những chỉ có mặt ngoài mà cả bên mặt trong xơ cũng hấp thụ được thuốc nhuộm Các phân tử thuốc nhuộm càng dễ đi vào bề mặt trong của xơ thì quá trình nhuộm càng mau kết thúc [9]

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn khuếch tán dung dịch vào xơ Xảy ra trong một thời gian dài nên nó quyết định tốc độ của cả quá trình nhuộm Việc khuấy trộn dung dịch nhuộm đều đặn sẽ làm cho tốc độ khuếch tán của thuốc nhuộm trong dung dịch tăng lên và làm cho tốc độ nhuộm cũng tăng theo [9]

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn cố định màu của thuốc nhuộm trên xơ Trong giai đoạn này giữa thuốc nhuộm và xơ phát sinh ra các lực tác dụng tương hỗ Nhờ đó mà thuốc nhuộm được giữ chặt trên xơ [9]

Giữa xơ và thuốc nhuộm có thể phát sinh các lực liên kết sau: a Liên hết ion (muối)

Liên kết này được thực hiện giữa các gốc mang màu tích điện âm của thuốc nhuộm (acid, trực tiếp) và các tâm tích điện dương của vật liệu Trong quá trình nhuộm, khi tiếp cận với vật liệu, ion âm của thuốc nhuộm sẽ bị thu hút về các tâm tích điện dương này và thực hiện liên kết ion hay còn gọi là liên kết muối [9]

Nhờ có năng lượng lớn nên thuốc nhuộm liên kết với vật liệu khá mạnh, tốc độ bắt màu nhanh, phải điều chỉnh tốc độ nhuộm bằng cách điều chỉnh trị số pH của dung dịch nhuộm [9] b Liên kết hydrogen

Liên kết hydrogen được thực hiện giữa các nhóm định chức của xơ và thuốc nhuộm như: hydroxyl, nhóm amin, nhóm amít và nhóm carboxyl Khi phân tử thuốc nhuộm tiếp cận với vật liệu ở khoảng cách cần thiết thì lực liên kết hydrogen sẽ phát sinh do tương tác của các nhóm định chức với nhau [9]

Năng lượng của một mối liên kết hydrogen không lớn nhưng tổng năng lượng của nhiều liên kết hydro của cả phân tử thuốc nhuộm với vật liệu thì đáng kể Liên kết hydrogen có vai trò quan trọng trong một số trường hợp để cố định thuốc nhuộm trên vật liệu [9] c Liên kết Van der Waals

Liên kết Van der Waals được thực hiện ở hầu hết các lớp thuốc nhuộm khi tương tác với vật liệu Tùy theo loại thuốc nhuộm (có cực hay không có cực), loại vật liệu (ưa nước hay kỵ nước) và tùy theo mức độ tiếp cận giữa phân tử thuốc nhuộm và vật liệu mà lực liên kết phân tử sẽ là chính hay chỉ có ý nghĩa nhất định [9]

Liên kết Van der Waals được coi là tổ hợp của các lực hút: lưỡng cực, phân cực cảm ứng và lực phân tán [9]

Như vậy, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình phân tán thuốc nhuộm là:

Kích thước phân tử thuốc nhuộm: Kích thước càng nhỏ thì tốc độ khuếch tán thuốc nhuộm vào xơ sợi càng nhanh Tuy nhiên phân tử thuốc nhuộm có kích thước quá nhỏ thì không đủ lực liên kết với vật liệu, dẫn đến hiện tượng kém bền màu [9]

Kích thước mao quản xơ sợi: Những xơ sợi có độ xốp cao, trương nở tốt trong nước thì dễ nhuộm [9]

Mức độ khuấy đảo và tuần hoàn thuốc nhuộm: Quá trình khuấy đảo tốt giúp thuốc nhuộm dễ dàng khuếch tán vào xơ sợi [9]

Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng, năng lượng hoạt hóa tăng dẫn đến tăng tốc độ khuếch tán; đồng thời mạch phân tử linh động hơn, mao quản mở rộng hơn, quá trình nhuộm nhanh hơn [9]

Quá trình nhuộm chính là quá trình chuyển thuốc nhuộm từ dung dịch nhuộm vào xơ, sợi và cố định màu trên đó Quá trình này gồm năm giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khuếch tán thuốc nhuộm và chất trợ đến bề mặt xơ sợi Giai đoạn này xảy ra rất nhanh [9]

Giai đoạn 2: Hấp phụ thuốc nhuộm và chất trợ từ dung dịch lên bề mặt xơ sợi

Quá trình này thuốc nhuộm thực hiện liên kết với xơ sợi xảy ra nhanh chóng bằng liên kết Van der Waals [9]

Giai đoạn 3: Hấp phụ thuốc nhuộm và chất trợ từ bề mặt xơ sợi vào sâu trong lõi xơ sợi Giai đoạn này xảy ra khó khăn nhất, nhiều trở lực nhất, là giai đoạn chậm nhất và là giai đoạn quyết định tốc độ nhuộm [9]

Giai đoạn 4: Thuốc nhuộm thực hiện hiện liên kết bám dính vào vật liệu; người ta gọi giai đoạn này là gắn màu [9]

Giai đoạn 5: Khuếch tán thuốc nhuộm và chất trợ từ vật liệu ra môi trường bên ngoài [9]

Quá trình nhuộm được thực hiện để phân bố đều ánh sắc trên mặt vải, trong đó xảy ra sự khuếch tán của phân tử thuốc nhuộm vào bên trong sợi vải để tạo cho vải màu sắc mong muốn Mục tiêu của quá trình nhuộm là làm cho các phân tử chất nhuộm gắn chặt vào sợi vải Có thể thực hiện nhuộm liên tục hoặc theo mẻ Trong cả hai trường hợp, thuốc nhuộm dần khuếch tán vào trong sợi vải [9]

Có các phương pháp đưa thuốc nhuộm vào trong hoặc lên trên sợi vải như sau:

Nhuộm tận trích: Khuếch tán thuốc nhuộm đã hòa tan vào sợi vải [9]

Nhuộm pigment: Phủ thuốc nhuộm không hòa tan lên bề mặt sợi vải [9]

Nhuộm khối và nhuộm gel: Thâm nhập thuốc nhuộm trong các quá trình sản xuất sợi [9]

CÔNG NGHỆ NHUỘM QUẦN KAKI TẠI XƯỞNG WASH NHUỘM CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ PHONG PHÚ

Giới thiệu sơ lược Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú

Công ty thành lập vào ngày 19 tháng 4 năm 2007, Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú (PPJ), hiện nay là PPJ Group, ban đầu đã đặt mục tiêu phát triển sản xuất và hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực xuất khẩu quần áo Chiến lược của ngành công nghiệp là phát triển giá trị toàn cầu của chuỗi cung ứng quần áo

Hình 3.1 Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú

Nguồn: Website CTCP Quốc tế Phong Phú

Công ty cung cấp một giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện từ thiết kế đến vận chuyển toàn cầu, bao gồm phát triển sản phẩm, nguyên liệu, sản xuất, chất lượng, tuân thủ tiêu chuẩn thương mại quốc tế và giao hàng toàn cầu

Thị trường toàn cầu: USA, CPTPP& Asia, Europe,…

Top 5 khách hàng: Express, Target, Belk, American Eagle H&M, Pacsun, Torrid, Esprit, Abercrombie& Fitch, Tommy Hilfiger, Marks & Spencer.

Vải kaki là gì ?

Vải kaki là loại vải được dệt từ 100% cotton hoặc sợi cotton được đan chéo với sợi tổng hợp khá cứng và dày Chất vải kaki mát và bền, có độ co giãn cực tốt và ít nhăn nên mặc rất thoải mái Đặc điểm của vải kaki Ưu điểm

Bền: Vải kaki được làm từ sợi bông và polyester, vì vậy nó có tính đàn hồi tốt Khả năng thấm hút: Vải kaki có khả năng thấm hút tốt, tạo cảm giác thoáng mát

Dễ bảo quản: dễ giặt ủi, ít bị nhăn và đặc biệt không bị co rút

Nhược điểm Ít co giãn: Vải kaki có tính đàn hồi tốt nhưng không có tính co giãn

Cứng: Vải kaki có cấu trúc mật độ chặt, khi mới may sẽ còn rất cứng, đòi hỏi thời gian sử dụng và các công nghệ xử lý đặc biệt để vải trở nên mềm mại và thoải mái.

Nhuộm sản phẩm quần kaki bằng thuốc nhuộm Asudel

3.3.1 Giới thiệu thuốc nhuộm Asudel Đặc điểm

Thuốc nhuộm Asudel là thuốc nhuộm mới được phát triển các năm gần đây bởi Asutex tạo ra các gam màu có hiệu ứng phai wash off tương tự như Denim nhuộm ra màu sáng, tạo các hiệu ứng thời trang tạo bông hay vintage

Là loại thuốc nhuộm ở dạng bột hòa tan, khi nhuộm tạo độ tương phản đẹp mắt ở các đường may ( sườn quần, lai,… ) xem hình 3.2

Thuốc nhuộm Asudel được sử dụng phổ biến để nhuộm cho các loại vải có thành phần cellulose như vải cotton: Đây là loại vải được nhuộm bằng thuốc nhuộm Asudel nhiều nhất, bao gồm cotton 100%, cotton pha polyester (T/C), cotton pha linen, Linen cũng có thể được nhuộm bằng thuốc nhuộm Asudel, tuy nhiên hiệu quả nhuộm màu có thể không được tốt như trên vải cotton

Dòng thuốc nhuộm Asudel được tạo ra với nhiều ưu điểm:

- Khả năng nhuộm các sắc độ cực kỳ đậm Màu sắc đa dạng

- Thuốc nhuộm dễ dàng kết hợp với nhau

- Nếu có vấn đề về sắc độ màu sau khi nhuộm, có thể dễ dàng được tẩy sạch

- Độ bền màu ma sát tốt

- Máy móc vẫn giữ được độ sạch sẽ so với việc sử dụng pigment

- Thuốc nhuộm Asudel dùng được với nhiều loại máy khác nhau (nhuộm quần áo, máy jigger, máy nhuộm liên tục ) và trên mọi loại vật liệu dệt may (sản phẩm may, vải hoặc sợi)

Thuốc nhuộm Asudel không có ái lực với xơ sợi nên trong quy trình nhuộm cần có công đoạn cation hóa để tạo được liên kết cộng hóa trị với xơ sợi Sử dụng hoạt chất Mordiente M New để cation hóa : Mordiente M New là chất gắn màu, tạo liên kết để giữa sắc tố và sợi vải liên kết lại với nhau lên màu thành công

Hình 3.2 Quần kaki được nhuộm với thuốc nhuộm Asudel

Nguồn: Internet – Facebook: SEYQUIIN CÍA LTDA

3.3.2 Quy trình nhuộm mã hàng 1143073

Bảng 3.1 Bảng thông tin mã hàng 1143073

Khách hàng: Lane Bryant Mã hàng: 1143073

Loại mẫu: Duplicate Loại sản phẩm: Pants

Số lượng: 57 Trọng lượng: 43kg

Màu sản phẩm sau khi nhuộm:

3.3.2.1 Quy trình công nghệ thuốc nhuộm thuốc nhuộm Asudel

Hình 3.3 Sơ đồ tổng quát quy trình nhuộm với thuốc nhuộm Asudel

Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ nhuộm của mã hàng 1143073

Bảng 3.2 Các hóa chất sử dụng trong quy trình nhuộm của mã hàng 1143073

Tên hóa chất Công dụng Hình ảnh

SBS Loại bỏ các tạp chất có trong vải, có hiệu quả làm ướt tốt, nhũ hóa silicon

Chất gắn màu, tạo liên kết để giữa sắc tố và sợi vải liên kết lại với nhau lên màu thành công

Caustic Soda Flake (NaOH) Ở nhiệt độ cao, chất kiềm sẽ xà phòng hóa chất béo, tách sáp trong sợi xenlulo và hòa tan trong nước kiềm

Ngoài ra, chất kiềm còn giúp ích trong việc giặt giũ Loại bỏ thuốc nhuộm còn sót lại trên sản phẩm nhuộm, làm sáng màu và tăng độ bền khi giặt

Làm đều màu nhuộm trên sản phẩm

Cải thiện an toàn quy trình và khả năng tái tạo của quá trình nhuộm trên sợi cellulose tự nhiên và tái tạo cùng các hỗn hợp sợi khác

Kết hợp với thuốc nhuộm giúp vải dễ lên màu

Chemzyme N9820L Đây là loại enzyme có khả năng thủy phân tinh bột khá tốt, dùng để loại bỏ silicon trên vải Cắt các đầu xơ sợi thừa trên vải

Loại bỏ các đầu xơ sợi thừa và làm mịn bề mặt vải sau khi nhuộm, giúp màu sắc của vải trở nên sáng và tạo hiệu ứng đốm bông thời trang trên bề mặt vải

Ablusoft NAK-P Cải thiện độ mềm mại và mịn màng

Bảng 3.3 Đơn công nghệ nhuộm của mã hàng 1143073

Công đoạn Hóa chất % g/l Tiêu thụ Nước Nhiệt độ Thời gian

Làm đều màu Sera Gal

Nguồn: Tài liệu phòng công nghệ sản xuất wash

3.3.2.2 Diễn giải quy trình công nghệ nhuộm của mã hàng 1143073

Bước 1: Bắt đầu nhuộm ở nhiệt độ 30 0 C, cho Sera FiL SBS (A) vào tăng nhiệt độ lên 60 0 C chạy tuần hoàn 10 phút ( Xem phụ lục I trang 79 để biết các máy móc thường sử dụng để nhuộm)

Bước 2: Hạ dần nhiệt độ xuống 30 0 C, tháo nước và xả nước sạch 2 lần mỗi lần 2 phút

Bước 3: Ở 30 0 C cho Base Mordiente M New (B) sau 5 phút tăng dần nhiệt độ lên 60 0 C cho tiếp Caustic Soda Flake (NaOH) (C) vào chạy 15 phút

Bước 4: Hạ dần nhiệt độ xuống 30 0 C, tháo nước và xả nước sạch 2 lần mỗi lần 2 phút

Lưu ý: Sau bước này cần mở lồng giặt, giũ quần và xếp lại quần cho thẳng tránh trường hợp nhuộm bị loang lổ

Bước 5: Ở 30 0 C cho Sera Gal C-FTRH (D) vào sau 3 phút thì cho hỗn hợp thuốc nhuộm (E) vào, nhuộm ở nhiệt độ này 7 phút (Trước khi cho thuốc nhuộm vào máy, phải kiểm tra màu nhuộm trước bằng cách thử màu lên giấy trắng, xem màu đã đạt trạng thái giống với ánh màu mẫu hay chưa)

Bước 6: Sau đó nâng nhiệt độ lên 60 0 C cho lượng muối Na2SO4 (F), nhuộm tiếp

Sau bước này sẽ lấy quần ra kiểm tra ánh màu so với bộ mẫu nếu đạt thì tiếp tục các bước tiếp theo, không đạt thì tint màu lại (việc tint màu dựa vào kinh nghiệm, trình độ để xác định những ánh màu nào bị thiếu để pha thuốc nhuộm cho phù hợp)

Bước 7: Hạ dần nhiệt độ xuống 30 0 C, tháo nước và xả nước sạch 2 lần mỗi lần 2 phút

Bước 8: Nâng nhiệt độ lên 45 0 C, cho Chemzyne N9820L (G) vào chạy tuần hoàn

15 phút sau đó cho Chemzyne 7380 (H) vào nhuộm tiếp 15 phút

Lưu ý: Sau quá trình enzyme cũng sẽ lấy quần ra kiểm tra ánh màu so với bộ mẫu nếu đạt thì tiếp tục các bước tiếp theo, không đạt thì tint màu lại

Bước 9: Hạ dần nhiệt độ xuống 30 0 C, tháo nước và xả nước sạch 2 lần mỗi lần 2 phút

Bước 10: Cho Sera FiL SBS (A) vào tăng nhiệt độ lên 60 0 C chạy tuần hoàn 10 phút

Bước 11: Hạ dần nhiệt độ xuống 30 0 C, tháo nước và xả nước sạch 2 lần mỗi lần

Bước 12: Sau đó nhuộm tiếp ở nhiệt độ 30 0 C cho Eurosoft OH1 Silicon (I) chạy trong vòng 15 phút, rồi cho Ablusoft NAK-P (K) nhuộm tiếp 15 phút Sau đó lấy quần ra khỏi máy, tiếp theo là các công đoạn sấy ( Xem phụ lục I trang 79 để biết các máy móc thường sử dụng để sấy)

Hình 3.5 Thành phẩm sau nhuộm của mã hàng 1143073

Nhuộm sản phẩm quần kaki bằng thuốc nhuộm hoạt tính Remazol

3.4.1 Giới thiệu thuốc nhuộm hoạt tính Remazol Đặc điểm

Thuốc nhuộm hoạt tính Remazol là loại thuốc nhuộm nhóm ấm

Chất màu nhóm này đa số có cấu trúc VS Khi nhuộm tận trích, trị số pH khoảng 10-11, nhiệt độ 60°C Chất màu hoạt tính mà phản ứng của nó chỉ xảy ra trong môi trường kiềm (dạng VS) có thể được tối ưu hóa nhờ kiểm soát nhiệt độ và lượng kiềm bổ sung

Nhuộm cho các loại vải: cotton, rayon và các vật liệu cellulose tái sinh

Nhóm hoạt tính Vinyl có thể thực hiện phản ứng cộng proton với chất xơ Công thức tổng quát cho nhóm hoạt tính vinyl là:

X = O, SO2, CO, NH, SO₂NH, NHSO2, CONH, CH₂S

Y=-Cl, -Br, -OSO3H, -OPO3H2, -OSO2CH3, -SO2C6H4CH3

Trong số nhóm hoạt tính hình thành liên kết ether giữa chất màu và chất xơ, gần như chỉ có kết nối vinyl sunphone có tầm quan trọng Trong đó, nhóm sulfone đóng vai trò kết nối nội phân tử chất màu (X) Trong môi trường kiềm, phản ứng tạo thành nhóm vinyl xảy ra ngay lập tức và cần thiết cho phản ứng của chất màu với chất xơ

3.4.2 Quy trình nhuộm mã hàng PJP6663

Bảng 3.4 Bảng thông tin mã hàng PJP6663

Khách hàng: Buckle Mã hàng: PJP6663

Loại mẫu: Approved Loại sản phẩm: Pants

Số lượng: 133 Trọng lượng: 80kg

Màu sản phẩm sau khi nhuộm:

3.4.2.1 Quy trình công nghệ thuốc nhuộm hoạt tính Remazol

Hình 3.6 Sơ đồ tổng quát quy trình nhuộm hoạt tính Remazol

Hình 3.7 Sơ đồ nhuộm của mã hàng PJP6663

Bảng 3.5 Các hóa chất sử dụng trong quy trình nhuộm của mã hàng PJP6663

Chức năng Tên hóa chất Công dụng Hình ảnh

Sera Fil SBS Loại bỏ các tạp chất có trong vải, có hiệu quả làm ướt tốt, nhũ hóa silicon

Chất ức chế màu sắc để quá trình nhuộm tạo ra các hiệu ứng thời trang trên sản phẩm

Caustic Soda Flake (NaOH) Ở nhiệt độ cao, chất kiềm sẽ xà phòng hóa chất béo, tách sáp trong sợi xenlulo và hòa tan trong nước kiềm Ngoài ra, chất kiềm còn giúp ích trong việc giặt giũ Loại bỏ thuốc nhuộm còn sót lại trên sản phẩm nhuộm, làm sáng màu và tăng độ bền khi giặt

Chống giãn vải trong quá trình nhuộm

Chất chống oxi hóa dây kéo

CR2-E Chất chống oxy hóa cho dây kéo trong quá trình nhuộm

Làm đều màu nhuộm trên sản phẩm

Cải thiện an toàn quy trình và khả năng tái tạo của quá trình nhuộm trên sợi cellulose tự nhiên và tái tạo cùng các hỗn hợp sợi khác

Kết hợp với thuốc nhuộm giúp vải dễ lên màu

H Thuốc nhuộm hoạt tính Remazol

(Na2CO3) Điều chỉnh độ pH của dung dịch nhuộm lên mức thích hợp cho quá trình nhuộm diễn ra hiệu quả Ở nhiệt độ cao, chất kiềm sẽ xà phòng hóa chất béo, tách sáp trong sợi xenlulo và hòa tan trong nước kiềm

Trung hòa chất kiềm trong chất lỏng

Chemzyne N9820L Đây là loại enzyme có khả năng thủy phân tinh bột khá tốt, dùng để loại bỏ silicon trên vải Cắt các đầu xơ sợi thừa trên vải

Cải thiện độ mềm mại và mịn màng

Fixer DF-01 Cải thiện độ mềm mại và mịn màng

Bảng 3.6 Đơn công nghệ nhuộm của mã hàng PJP6663

Công đoạn Hóa chất % g/l Tiêu thụ Nước Nhiệt độ

Chống oxi hóa dây kéo

Nguồn: Tài liệu phòng công nghệ sản xuất wash

3.4.2.2 Diễn giải quy trình công nghệ nhuộm của mã hàng PJP6663

Bước 1: Bắt đầu nhuộm ở nhiệt độ 30 0 C, cho Sera FiL SBS (A) vào tăng nhiệt độ lên 60 0 C chạy tuần hoàn 10 phút

Bước 2: Hạ dần nhiệt độ xuống 30 0 C, tháo nước và xả nước sạch 2 lần mỗi lần 2 phút

Bước 3: Ở 30 0 C cho Nearstone BRX (B) sau 5 phút tăng dần nhiệt độ lên 60 0 C cho tiếp Caustic Soda Flake (NaOH) (C) vào chạy 20 phút

Bước 4: Hạ dần nhiệt độ xuống 30 0 C, tháo nước và xả nước sạch 2 lần mỗi lần 2 phút

Lưu ý: Sau bước này cần kiểm tra độ pH bằng giấy thử ( pH = 5 - 5.5 là đạt, không đạt thì cho tiếp tục xả với nước) Rồi giũ và xếp lại quần cho thẳng tránh trường hợp nhuộm bị loang lỗ

Hình 3.8 Giấy kiểm tra độ pH Bước 5: Ở 30 0 C sau mỗi 2 phút lần lượt cho vào SHINE CODE SD (D), Protector CR2-E (E), Sera Gal C-FTRH (F) Cho lượng muối Na2SO4 (G) vào trong 5 phút, sau đó cho hỗn hợp thuốc nhuộm hoạt tính (E) vào trong vòng 10 phút

Lưu ý: Trước khi cho thuốc nhuộm vào máy, phải kiểm tra màu nhuộm trước)

Bước 6: Sau đó tăng dần nhiệt độ lên 60 0 C rồi cho Soda (Na2CO3) (I) vào rồi nhuộm tiếp ở nhiệt độ đó 35 phút

Lưu ý: Sau bước này cho kiểm tra ánh màu với bộ mẫu được duyệt ( cho quần vào xô có giấm để trung hoà trước nếu đạt thì tiếp tục các bước tiếp theo, không đạt thì tint màu lại - việc tint màu dựa vào kinh nghiệm, trình độ để xác định những ánh màu nào bị thiếu để pha thuốc nhuộm cho phù hợp)

Bước 7: Hạ dần nhiệt độ xuống 30 0 C, tháo nước và xả nước sạch 2 lần trong vòng 2 phút

Bước 8: Cho Acid Acetic (CH3COOH) (J) ở nhiệt độ 30 0 C trong 5 phút để trung hoà môi trường bazo Tiếp tục tháo nước và xả nước sạch 2 lần trong vòng 2 phút

Bước 9: Tiếp tục nhuộm ở 30 0 C, cho Chemzyne N9820L (K) vào chạy tuần hoàn

Lưu ý: Sau quá trình enzyme cũng sẽ lấy quần ra kiểm tra ánh màu so với bộ mẫu nếu đạt thì tiếp tục các bước tiếp theo, không đạt thì tint màu lại

Bước 10: Hạ dần nhiệt độ xuống 30 0 C, tháo nước và xả nước sạch 2 lần trong vòng 2 phút

Bước 11: Cho Sera FiL SBS (A) vào tăng nhiệt độ lên 60 0 C chạy tuần hoàn 10 phút

Bước 12: Hạ dần nhiệt độ xuống 30 0 C, tháo nước và xả nước sạch 2 lần mỗi lần

Bước 13: Sau đó nhuộm tiếp ở nhiệt độ 30 0 C cho Ablusoft NAK-P (L) chạy trong vòng 10 phút, rồi cho Fixer DF-01 (M) nhuộm tiếp 10 phút Sau đó lấy quần ra khỏi máy, tiếp theo là các công đoạn sấy

Hình 3.9 Thành phẩm sau nhuộm của mã hàng PJP6663

Bảng 3.7 Bảng ghi nhận sự thay đổi của vải với thuốc nhuộm Remazol

STT Giai đoạn Ghi chú Hình ảnh minh hoạ

Kiểm tra sau nhuộm theo công thức

Bị thiếu ánh màu xanh

Xử lý tint: 10% xanh, nhuộm

3 Kiểm tra sau tint màu lần 1

Màu bị đậm so với mẫu

Xử lý: xả với nước nóng 60°C,

4 Kiểm tra sau tint màu lần 2

Còn đậm, ánh hơi vàng

Xử lý: tiếp tục xả với nước nóng 60°C, 10 phút

Hình 3.10 Sự thay đổi của vải trong 1 mẻ nhuộm với thuốc nhuộm Remazol

CÔNG NGHỆ NHUỘM ÁO THUN TẠI CÔNG TY TNHH CHIẾN LƯỢC XANH

Giới thiệu sơ lược công ty TNHH Chiến Lược Xanh

Hình 4.1 Công ty TNHH Chiến Lược Xanh

Chiến Lược Xanh là công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm Khởi đầu từ năm 2002 dưới tên gọi xưởng giặt Wash BIO, Chiến Lược Xanh đã trải qua một quá trình phát triển liên tục trong suốt 20 năm qua, trở thành một nhà lãnh đạo trong ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam

Wash Chiến Lược cung cấp đa dạng các hiệu ứng wash như: garment wash, bleach was, tie dye, dip dye, cool dye,…

Thị trường toàn cầu: sản phẩm Wash Chiến Lược gia công được xuất khẩu đến nhiều thị trường quốc tế như Mỹ, Ý, Canada,

Nhuộm sản phẩm áo thun bằng thuốc nhuộm Procion MX

4.2.1 Giới thiệu thuốc nhuộm hoạt tính Procion MX Đặc điểm

Thuốc nhuộm hoạt tính Procion MX là loại thuốc nhuộm lạnh (cold water dyes) Tính chất độc đáo này khiến Procion MX khác biệt với tất cả các loại thuốc nhuộm khác và rất hữu ích cho người dùng cần nhuộm quần áo nhanh tại nhà

Thuốc nhuộm này được sử dụng cho nhuộm cột thắt (tie dye), nhuộm chuyển màu (ombré), vẽ lụa, vẽ lụa kiểu batik, in lụa, nhuộm shibori, nhuộm băng (ice dyeing)

Nhuộm cho các vải có thành phần cellulose: cotton, lanh, vải bạt, gai dầu, đay, ramie, sisal, giấy, rayon,…

Thuốc nhuộm nhóm này đa số có cấu trúc dichlorotriazine (DCT) Chúng có khả năng phản ứng cao, nhuộm trong môi trường kiềm yếu ở nhiệt độ phòng (25-30°C)

Hình 4.2 Cấu trúc phân tử thuốc nhuộm Procion MX

Các dichlorotriazine có thể phản ứng liên kết với các sợi cellulose bằng cách thay thế một trong hai nhóm clorua (phản ứng thế)

N3C3Cl2 (NHdye) + HO-cellulose → N3C3C1 (NHdye) (O-cellulose) + HCl

Quy trình nhuộm tổng quát

Hình 4.3 Quy trình nhuộm tổng quát với thuốc nhuộm hoạt tính Procion MX

4.2.2 So sánh 3 loại thuốc nhuộm: Asudel, Remazol, Procion MX

Bảng 4.1 Bảng so sánh 3 loại thuốc nhuộm Asudel, Remazol, Procion MX

Nội dung Thuốc nhuộm Asudel Thuốc nhuộm hoạt tính Remazol

Thuốc nhuộm hoạt tính Procion MX

Cần có công đoạn cation hóa để tạo được liên kết cộng hóa trị với xơ sợi

Phản ứng với chất xơ thông qua phản ứng cộng ái nhân

Phản ứng liên kết với các sợi cellulose bằng cách thay thế một trong hai nhóm clorua

Không cần thêm kiềm trong quá trình nhuộm

Môi trường kiềm ( độ pH = 9 - 11.5) Môi trường kiềm

Thường dùng nhuộm màu sáng Tạo hiệu ứng màu nhuộm như wash off vải denim

Thường dùng nhuộm màu tối

Màu sắc rực rỡ Thường dùng để nhuộm tie dye, batik, shibori, …

Không có ái lực xơ sợi, thực hiện cation hóa bằng M New để có thể tạo liên kết cộng hóa trị với xơ sợi

Tạo hiệu ứng màu kém bền sản phẩm, tạo hiệu ứng thời trang

Nếu không có giai đoạn cation màu nhuộm sẽ cho hiệu ứng mịn như nhuộm vải x

Nhóm hoạt tính vinysulfone (VS) Dichlorotriazine (DCT)

Thời gian Nhuộm bằng máy:

Tự động hoá Máy wash Máy wash Máy wash, thủ công

Thuốc nhuộm màu là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng khi nhuộm sản phẩm may Ngoài thuốc nhuộm, quy trình nhuộm còn phải sử dụng thêm nhiều loại hóa chất khác gọi chung là chất trợ như chất làm đều màu, chất chống giãn, chất cầm màu,… để quá trình nhuộm đáp ứng được chất lượng Trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nhuộm, các hóa chất được sử dụng có các đặc tính khác nhau, mỗi loại phát huy công dụng riêng của nó Xem phụ lục II trang 81 liệt kê các loại hóa chất đang được sử dụng hiện nay cho vải có thành phần cellulose.

Nhuộm tie dye (nhuộm cột)

Tie dye được biết đến như là một loại kỹ thuật nhuộm tạo nên họa tiết có sự không đồng đều Trang phục tie dye sẽ có màu sắc và họa tiết nhuộm khác hoàn toàn so với nhuộm truyền thống Trong khi những loại nhuộm truyền thống sẽ đề cao sự đều màu, độ đậm nhạt của tổng thể mảnh vải hay trang phục thì tie dye lại không như vậy

Tie có nghĩa là buộc lại, dye là nhuộm Sau khi buộc quần áo thành một hình thù bất kỳ, sẽ nhỏ thuốc nhuộm một cách bất quy tắc Từ đó giúp cho chiếc áo có vẻ ngoài khác biệt, từng mảnh màu loang lổ hay gam màu sặc sỡ,

Hình 4.4 Một số hiệu ứng của nhuộm tie dye

Nguồn: Công ty Wash Chiến Lược

Các sản phẩm của ứng dụng từ kỹ thuật nhuộm tie dye như: nón, khẩu trang, áo thun, quần, vớ

Hình 4.5 Áo thun nhuộm tie dye

Quy trình nhuộm tie dye

Trước khi bắt đầu nhuộm, điều quan trọng là phải giặt trước vải để loại bỏ bụi bẩn cản trở quá trình nhuộm

Bước 2: Ngâm quần áo trong dung dịch tăng ngấm (tro soda)

Tro soda: Công thức hóa học là Na2CO3, là chất kiềm nhẹ dùng để tạo môi trường kiềm nhằm thúc đẩy phản ứng hóa học giữa thuốc nhuộm Procion MX với sợi cellulose, giúp màu nhuộm bám chết trên vải, không phai khi giặt

Pha 50ml dung dịch tăng ngấm với 3 lít nước sinh hoạt (áp dụng nhuộm 1 sản phẩm) Ngâm và đảo đều quần áo trong dung dịch khoảng 5 phút Tỉ lệ tương ứng tối đa 350g sản phẩm Nếu nhiều hơn thì tăng tỉ lệ dung dịch tương ứng

Hình 4.6 Ngâm áo trong dung dịch tăng ngấm tro soda

Bước 3: Tạo hiệu ứng trên áo bằng kỹ thuật cột thắt

Hình 4.7 Một số kiểu cột thắt được sử dụng trong nhuộm tie dye

Nguồn: Công ty Wash Chiến Lược

Họa tiết xoắn ốc: đây là nhuộm áo kiểu cột thắt cơ bản nhất và phổ biến nhất Để tạo ra họa tiết xoắn ốc, trước tiên sẽ trải áo ngay ngắn trên một mặt phẳng, sau đó đặt ngón cái và ngón trỏ ở giữa Tiếp theo, chuyển động hai ngón tay theo hình tròn vừa xoắn vừa xếp xoay xung quanh tâm giữa

Khi đã xoắn toàn bộ áo, dùng dây thun to hoặc dây để cột áo Cần cột áo thành 6 phần, dùng ít nhất 3 sợi thun hoặc dây để cột Áo sau khi đã xoắn thì có dạng hình tròn và được chia thành nhiều phần nhỏ như những lát bánh (xem hình 4.8) Để có họa tiết cầu kỳ hơn, có thể cột nhiều dây hơn, chỉ cần đảm bảo có một điểm giữa và tất cả mọi đường xoắn đều xoay quanh điểm đó

Có thể tạo ra nhiều vòng xoắn ốc nhỏ bằng cách xoắn áo thành nhiều phần nhỏ hơn bằng phương pháp kể trên

Nếu áo nhô lên thành những lằn nhỏ thì nên làm cho xẹp xuống Áo sẽ được xoắn ốc nhưng vẫn bằng phẳng

Hình 4.8 Một số tạo kiểu bằng kĩ thuật cột thắt Bước 4: Chuẩn bị màu nhuộm

Có thể sử dụng màu nguyên thủy để nhuộm, nhưng đặc điểm sẽ lên màu rất đậm, hoặc ra tông màu không như ý muốn Để tạo ra màu pastel hoặc màu nhạt hơn dùng nhiều nước pha vào màu nhuộm, hoặc tự điều chế thành màu như ý muốn từ các màu có sẵn (xem hình 4.9)

Thử màu nhuộm: pha màu nhuộm ra lọ nhỏ, sau đó xịt dung dịch tăng ngấm lên mặt vải đợi 5 phút, rồi cho màu nhuộm lên thử xem màu sắc cho đúng mong muốn không Nếu màu đã đúng như mong muốn thì pha với tỉ lệ lớn hơn vào lọ

Tỷ lệ dung dịch màu nhuộm: ước tính chỉ sử dụng 50ml màu cho 100g sản phẩm quần áo

Hình 4.9 Bảng kết hợp màu sắc

Nguồn: Công ty Wash Chiến Lược

Dùng màu đã pha để chế màu trực tiếp lên sản phẩm đã được cột thắt tạo kiểu Đổ các màu theo độ phối màu ban đầu đã tính toán, để sau nhuộm áo có độ loang màu như mong muốn

Hình 4.10 Đổ màu nhuộm vào áo Bước 6: Để khô màu nhuộm Để màu nhuộm khô giữ độ ẩm cho áo bằng cách đậy bằng màng nilon, sau đó để yên như vậy trong khoảng 4-6 tiếng cho màu nhuộm có thời gian ngấm vào vải Đặt áo ở khu vực ấm áp để giúp màu nhuộm ngấm vào áo nhanh hơn

Với sản phẩm làm thủ công tại nhà có thể sử dụng máy sấy tóc để quần áo nhanh khô màu nhuộm hơn

Hình 4.11 Sấy khô màu nhuộm Bước 7: Xả sạch màu nhuộm Đeo găng tay cao su và lấy áo ra khỏi màng bọc Sau đó, xả sạch áo với nước lạnh để loại bỏ màu nhuộm thừa Cẩn thận trong khi thực hiện để nước không bắn ra ngoài quá nhiều, tránh làm bẩn quần áo đang mặc và bề mặt nội thất xung quanh

Khi xả không mở thun hoặc dây cột, nhằm tránh loang màu ảnh hưởng đến hiệu ứng ban đầu đã đặt ra

Hình 4.12 Xả sạch loại bỏ màu thừa Bước 8: Cầm màu

Bước cầm màu là một giai đoạn quan trọng nhuộm quần áo, có vai trò cố định màu sắc lên sợi vải và đảm bảo độ bền màu cho sản phẩm

Pha loãng 1 - 2 gam Chất cầm màu FX 568 với 1 lít nước

Cho dung dịch đã pha loãng vào vải

Ngâm vải trong dung dịch đã pha loãng trong 15 - 30 phút

Tỉ lệ tương ứng tối đa 350g sản phẩm Nếu nhiều hơn, hãy tăng tỉ lệ dung dịch tương ứng

Cho chiếc áo vừa nhuộm vào máy giặt Điều chỉnh chế độ giặt bằng nước lạnh và chờ đến khi quy trình giặt hoàn tất

Sử dụng nhiệt độ sấy phù hợp với loại vải

Không sấy quá khô để tránh làm vải co rút, biến dạng

Thêm một ít nước xả vải vào máy sấy để giúp sản phẩm mềm mại hơn

Dùng áo 100% cotton để hỗ trợ cho quá trình nhuộm cột thắt

Nên nhớ chỉ giặt áo sau khi đã để màu nhuộm ngấm vào áo khoảng một ngày nhằm tránh cho màu không bị phai và dính vào lồng giặt

Tránh dùng áo từ chất liệu vải tổng hợp vì chất liệu này sẽ phản ứng khác hẳn so với loại vải cotton thường Đeo găng tay cao su và tạp dề để màu nhuộm không dính vào da hoặc quần áo Đừng dùng nước sôi hoặc rất nóng vì sẽ làm cho màu lên không chuẩn

Kết hợp các loại màu nhuộm để tạo ra màu đặc biệt

Cho dù dùng dây thun hay dây vải để cột áo đều phải cột cho thật chặt Việc này sẽ ngăn cho màu lan ra hoặc thấm vào trong

Giặt áo trước khi ngâm và nhuộm, vì áo không sạch sẽ ảnh hưởng đến phản ứng của màu nhuộm

Hình 4.13 Thành phẩm sau nhuộm tie dye

Một số kỹ thuật cột thắt a Kĩ thuật cột thắt tạo hiệu ứng hình trái tim

Hình 4.14 Áo thun tạo hiệu ứng hình trái tim

Nguồn: Công ty Wash Chiến Lược Đầu tiên, trải áo ra mặt phẳng Sau đó, gấp đôi chiếc áo theo chiều dọc Vẽ một nửa hình trái tim trên mép gấp bằng bút đánh dấu có thể giặt được Đi dọc theo đường đã vẽ, gấp các nếp gấp sao cho đường đánh dấu xuất hiện thẳng trên đỉnh nếp gấp Tạo nếp gấp sâu hơn một chút ở phần bên ngoài và nông hơn một chút ở phần bên trong để phù hợp với đường cong của đường kẻ

Khi tất cả vải đã được xếp nếp, cố định bằng dây cao su dày Đặt một dải băng chạy trên chính đường kẻ và thêm nhiều dây cao su hơn vào các phần bên trong hoặc bên ngoài nếu muốn b Kĩ thuật cột thắt hiệu ứng ngôi sao

Hình 4.15 Áo thun tạo hiệu ứng ngôi sao

Nhuộm dip dye (nhuộm nhúng)

Nhuộm dip dye: là kỹ thuật phổ biến để tạo ra áo nhuộm chuyển màu hoặc hai màu Là một phương pháp tạo màu cho vải hoặc quần áo bằng cách từ từ nhúng chúng vào các dung dịch nhuộm khác nhau, từ đó tạo ra hiệu ứng pha trộn với hai hoặc nhiều tông màu rõ ràng trên cùng một chất liệu Kỹ thuật này thể hiện một vẻ đẹp đơn giản nhưng thu hút, với đặc điểm là sự hòa quyện không đường nối của hai màu sắc tương phản

Hình 4.24 Thành phẩm áo thun nhuộm dip dye

Dip dye được ứng dụng nhuộm trên các loại vải kaki, jean/denim, thun… Gần như các sản phẩm may mặc đều có thể phủ sắc màu nhuộm Dip dye như: quần áo, jacket, nón, balo, giày,

Quy trình nhuộm Dip dye

Bước 1: Giặt sơ áo thun và làm khô trước khi nhuộm để loại bỏ bụi bẩn cản trở quá trình nhuộm

Bước 2: Ngâm quần áo trong dung dịch tăng ngấm (Tro Soda)

Pha 50ml dung dịch tăng ngấm với 3 lít nước sinh hoạt

Ngâm và đảo đều quần áo trong dung dịch khoảng 5 phút

Tỉ lệ tương ứng tối đa 350g sản phẩm Nếu nhiều hơn, hãy tăng tỉ lệ dung dịch tương ứng

Bước 3: Pha dung dịch thuốc nhuộm: pha thuốc thuốc nhuộm vào trong những hộp nhựa, mỗi màu là một hộp riêng biệt Tỷ lệ ước tính 50ml màu cho 100g sản phẩm

Lưu ý: pha nước với nhiệt độ tầm 40 0 C, đeo găng tay trong quá trình pha, trộn thuốc nhuộm

Bước 4: Buộc thun, quấn băng keo ở giữa thân áo, vị trí không phủ màu

Hình 4.25 Cột sản phẩm trước khi nhuộm Bước 5: Nhúng sản phẩm vào thuốc nhuộm

Dùng que khuấy đều thuốc nhuộm, nhúng khoảng 1/3 chiếc áo vào hộp nhựa Để tạo độ đậm nhạt, lem màu thì kéo từ từ phần áo lên Ngâm phần cuối lâu hơn cho màu sắc đậm hơn những vị trí đã kéo ra khỏi thuốc nhuộm

Phần giữa áo cần thận trọng tránh lem màu, 1/3 còn lại nhuộm tương tự với màu sắc đã chuẩn bị

Hình 4.26 Nhúng sản phẩm vào thuốc nhuộm Bước 6: Lấy áo ra và kê cao phần áo không nhuộm màu, để khô trong 24 giờ cho màu nhuộm bám vào áo

Hình 4.27 Để khô sản phẩm Bước 7: Xả sạch màu nhuộm, xả áo dưới vòi nước loại bỏ các màu dư còn bám trên áo

Bước 8: Cầm màu: bước cầm màu có vai trò cố định màu sắc lên sợi vải và đảm bảo độ bền màu cho sản phẩm

Pha loãng 1-2 gam Chất cầm màu FX 568 với 1 lít nước

Ngâm vải trong dung dịch đã pha loãng trong 15-30 phút

Tỉ lệ tương ứng tối đa 350g sản phẩm Nếu nhiều hơn, hãy tăng tỉ lệ dung dịch tương ứng

Nhuộm bleach tie dye (kết hợp cột bó)

Bleach tie dye là phương pháp chủ yếu sử dụng chất tẩy để tạo ra các hoa văn trên quần áo Vải được gấp, nhàu và xoắn rồi quấn bằng dây cao su hoặc dây buộc trước khi sử dụng chất tẩy Phương pháp tẩy màu này tạo ra hiệu ứng nổi bật trên sản phẩm

Hình 4.28 Một số hiệu ứng của nhuộm bleach tie dye

Quy trình này có thể áp dụng cho nhiều loại quần áo như áo sơ mi, áo nỉ và áo hoodie… Trong phương pháp này, quần áo có màu sắc tối được làm từ vải cotton sẽ đạt được kết quả tốt nhất

Quy trình nhuộm bleach tie dye

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch

Trước tiên, chuẩn bị dung dịch trung hòa Chất tẩy trắng hoạt động rất nhanh nên việc chuẩn bị sẵn dung dịch trung hòa trước sẽ giúp dễ dàng dừng quá trình tẩy trắng sau khi đạt được độ sáng mong muốn Để tạo ra dung dịch trung hòa, trộn một phần hydro peroxide với mười phần nước Trộn dung dịch trong bồn nhựa, bát hoặc trực tiếp vào bồn rửa, cần pha đủ dung dịch để bão hòa hoàn toàn mặt hàng của mình

Trước khi sử dụng thuốc tẩy, có hai lựa chọn: để khô vải hoặc làm ẩm vải bằng nước Phụ thuộc vào độ dày của vải, đối với những đồ nặng như áo nỉ, quần thể thao và quần jean, trước tiên làm ẩm vải để chất tẩy có thể tẩy dễ dàng Đối với những món đồ mềm, nhẹ như áo thun cotton, để khô là một lựa chọn tốt đảm bảo vải không bị ngấm quá nhiều thuốc tẩy

Bước 2: Cột thắt tạo kiểu

Hình 4.29 Cột thắt tạo kiểu cho sản phẩm nhuộm bleach dye Bước 3: Tiến hành tẩy nhuộm quần áo Đặt các vật dụng cần tẩy thuốc nhuộm lên giá nhuộm hoặc trực tiếp trên khăn trải bàn bằng nhựa Đối với những trọng lượng nặng, đã được làm ẩm trước như áo nỉ, quần thể thao hoặc quần jean, đổ đầy thuốc tẩy vào chai bóp lớn, không dùng nước Đối với những món đồ có trọng lượng nhẹ hơn mà tạo hỗn hợp thuốc tẩy và nước theo tỷ lệ 1:1

Sau khi thoa thuốc tẩy, cần để yên một lúc, khoảng 5 - 20 phút Khoảng thời gian để dung dịch thuốc tẩy ngấm vào áo sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại vải được làm từ vải đó

Hình 4.30 Cho thuốc tẩy vào áo

Kiểm tra thường xuyên 5 phút/lần để bổ sung thuốc tẩy hoặc tránh tình trạng thuốc tẩy ăn mòn vải Không ngâm áo trong thuốc tẩy quá 15 phút

Hình 4.31 Sản phẩm sau ngấm thuốc tẩy

Nguồn: Công ty Wash Chiến Lược Bước 4:

Xả sạch áo dưới vòi nước loại bỏ lượng thuốc tẩy còn ngấm trên áo gây ảnh hưởng đến người mặc

Cho chiếc áo vừa nhuộm vào máy giặt Điều chỉnh chế độ giặt bằng nước lạnh và chờ đến khi quy trình giặt hoàn tất

MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM NHUỘM THEO TIÊU CHUẨN ISO TẠI TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM DỆT

Giới thiệu sơ lược Trung Tâm Thí Nghiệm Dệt May - Chi nhánh CTCP - Viện Nghiên Cứu Dệt May tại TP Hồ Chí Minh

Trung Tâm Thí Nghiệm Dệt May được coi là một phần của Viện Nghiên Cứu Dệt May Thành phố thuộc Công ty Cổ phần Nghiên Cứu Dệt May Được thành lập từ năm 1980 tại thành phố Hồ Chí Minh trước đây được biết đến là Viện Nghiên Cứu Dệt May dưới sự phát triển và thành lập của viện nghiên cứu này đã hỗ trợ một phần chức năng và nhiệm vụ của viện nghiên cứu, giúp quản lý, kiểm soát và giám sát chất lượng sản phẩm sợi và may mặc cho sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu

Hình 5.1 Chi nhánh Công ty Cổ Phần Viện Nghiên Cứu

Dệt May tại TP Hồ Chí Minh Nguồn: Website Chi nhánh CTCP - Viện Nghiên Cứu Dệt May tại TP.HCM

Dịch vụ của Trung Tâm Thí Nghiệm Dệt May phục vụ các đơn vị nghiên cứu và sản xuất trong ngành sợi và may mặc tại Việt Nam, các đơn vị đầu tư chung với nước ngoài, các đơn vị sản xuất sợi và may mặc tư nhân, các đơn vị sản xuất sợi và may mặc tư nhân ở Đức và nước ngoài, các công ty thương mại, đơn vị hải quan và các cơ quan kiểm tra hàng hóa.

Các tiêu chuẩn ISO kiểm định đối với hàng may mặc

ISO 9001 (International Organization for Standardization) là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh nghiệp Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu sau: Hệ thống quản lý chất lượng; Trách nhiệm của lãnh đạo; Quản lý nguồn lực; Tạo sản phẩm; Đo lường, phân tích và cải tiến.[5]

Hiện nay có hơn 160 nước là thành viên ISO Trụ sở chính của ISO hiện đang đặt tại Geneva, Thụy Sĩ Việt Nam là nước thứ 77 tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn ISO Các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt ban hành với tên gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN) Các tiêu chuẩn ISO được áp dụng trên toàn thế giới với các tiêu chuẩn về thương mại và công nghiệp [5]

ISO được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947, cho đến nay các tiêu chuẩn đã được dần chuẩn hóa qua các phiên bản Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là một phiên bản ISO đánh dấu sự hoàn thiện 1 cách vượt bậc [6]

Hình 5.2 Logo tiêu chuẩn ISO

Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế để giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững, tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của doanh nghiệp tổ chức trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO, chất lượng sản phẩm được làm ra đáp ứng được yêu cầu chất lượng của người dùng [6]

ISO có những tiêu chuẩn như thế nào? Để cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thương mại trong nước cũng như quốc tế ISO với các tiêu chuẩn hóa thống nhất quốc tế giúp cho quá trình trao đổi này thuận lợi hơn Đồng thời khi doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO thì giá trị của doanh nghiệp trước cộng đồng quốc tế cũng tăng cao Do vậy nhiệm vụ của ISO chính là thúc đẩy và hoàn thiện doanh nghiệp, tạo các tiềm lực mở rộng [6]

Có rất nhiều tiêu chuẩn ISO trong ngành may Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu nhóm tác giả đánh giá chất lượng sản phẩm sau nhuộm - mẫu vải (xem bảng 5.1) tiến hành theo các tiêu chuẩn sau:

ISO 105-X12: Phương pháp xác định độ bền màu với ma sát

ISO 105-C06: Phương pháp xác định độ bền màu giặt xà phòng ECE (B)

ISO 105-E04:2013(E): Phương pháp xác định độ bền màu mồ hôi

ISO 3071: Phương pháp xác định tiêu chuẩn pH của dung dịch chiết

ISO 14184-1:2011: Phương pháp xác định xác định formaldehyde - Phần 1: formaldehyde tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước)

Bảng 5.1 Thông tin của mẫu vải sau nhuộm

Mẫu vải Hình ảnh Thành phần Màu sắc vải nhuộm Thuốc nhuộm

98% Cotton 2% Elastane #Port Royale Asudel

Xem phụ lục III trang 85 để theo dõi các mẫu vải CELESTINA PFD-110002 trong các quá trình kiểm định.

Phương pháp xác định độ bền màu với ma sát theo tiêu chuẩn ISO 105-X12

Độ bền màu với ma sát (Colour fastness to Rubbing/Crocking) là sự chuyển màu của vật liệu dệt nhuộm từ bề mặt của nó sang một vùng khác trên chính chất liệu đó hoặc sang một bề mặt khác (thường là vải cotton đã tẩy trắng) chủ yếu do tác động của cọ xát Độ bền ma sát có 2 loại là: Độ bền ma sát khô (Dry rubbing fastness) Độ bền ma sát ướt (Wet rubbing fastness)

Khi ma sát, màu trên mẫu vải cần thử nghiệm sẽ chuyển sang miếng vải trắng tiêu chuẩn (Vải chà xát)

5.3.2 Chuẩn bị mẫu thử Đánh giá theo tiêu chuẩn ISO: Mẫu thử sẽ được cắt thẳng theo 2 chiều

Hai mẫu khô (Theo canh sợi ngang và theo canh sợi dọc)

Hai mẫu ướt (Theo canh sợi ngang và theo canh sợi dọc)

Kích thước mẫu: tối thiểu 140mm x 50mm

Mẫu để ít nhất 4 tiếng trong phòng thí nghiệm trước khi kiểm định

Bảng 5.2 Thiết bị, dụng cụ xác định độ bền màu với ma sát

Thiết bị, dụng cụ Mô tả Hình ảnh minh họa

Crockmeter kiểm tra độ bền màu vải tự động

Máy tự động thực hiện ma sát và số lần ma sát trên máy, thiết lập tự dừng

Finger có đường kính 16mm, lực tác dụng một lực 9N khi di chuyển qua lại theo một đường thẳng

Mẫu vải trắng tiêu chuẩn

Thường là vải cotton đã tẩy trắng Thành phần: cotton

Nước cất Dùng để ngấm ướt mẫu vải trắng trong ma sát ướt

Cân phân tích 3 số lẻ

Cân mẫu vải trắng trước và sau khi ngấm ướt

Grey Scale Đánh giá sự loang màu, dây màu trong quá trình kiểm tra độ bền màu

Có hai loại thang đo: đo độ dây màu và loang màu để đánh giá trực quan nhằm cho phép chỉ định xếp hạng từ 1 đến 5

Tủ so màu vải Tạo môi trường ánh sáng chuẩn

Hình 5.3 Quy trình tổng quát kiểm tra đánh giá độ bền màu ma sát của vải sau nhuộm

Diễn giải Độ bền ma sát khô

Theo chiều canh sợi dọc: Đặt mẫu thử theo chiều dọc lên máy dùng tay giữ chặt Đánh dấu mẫu vải chà xát và gắn vào Finger của máy Thiết lập máy ma sát 10 vòng (1 vòng/giây)

Theo chiều canh sợi ngang: Đặt mẫu thử theo chiều ngang lên máy dùng tay giữ chặt Đánh dấu mẫu vải chà xát và gắn vào Finger của máy Thiết lập máy ma sát 10 vòng (1 vòng/giây)

Lưu ý: Nếu để 1 tấm vải lớn thì bắt buộc vị trí thử nghiệm không được trùng nhau Nếu vải có độ co giãn lớn để tránh bị nhăn, trước khi tiến hành thí nghiệm dùng băng keo giấy dán vào mặt trái của mẫu thử Độ bền ma sát ướt

Chuẩn bị vải chà xát: cân khối lượng ban đầu của mẫu thử lấy ra rồi ngâm qua nước cất, thấm bớt nước và cân lại để khối lượng nước thấm hút 95 % - 100 % hoặc thấm hút (65 ± 5) %

Khối lượng vải trắng ~0.27g, khối lượng vải sau khi thấm nước đạt ~0.53g ( thấm hút 95% -100%) hoặc 0,35g (thấm hút 65%)

Tiếp tục thử nghiệm như độ bền ma sát khô

Hình 5.4 Kiểm tra độ bền màu ma sát

5.3.5 Đánh giá kết quả độ bền màu với ma sát theo tiêu chuẩn ISO 105-X12

Bảng 5.3 Kết quả đánh giá độ bền màu ma sát của mẫu vải CELESTINA

PFD-110002 theo tiêu chuẩn ISO 105-X12

Trạng thái ma sát Canh dọc Canh ngang

Phương pháp xác định độ bền màu giặt xà phòng theo tiêu chuẩn ISO 105-C06

Độ bền màu khi giặt là khả năng chống lại sự bay màu sau khi giặt Tùy thuộc vào tính chất các loại sợi tạo thành và loại thuốc vải được sử dụng mà độ bền màu khi giặt của từng loại sẽ có sự khác biệt

Vải được cắt thẳng không phân biệt theo 2 chiều ngang và dọc

Kích thước mẫu: 100 mm x 40 mm

Khâu dọc theo một cạnh ngắn với vải thử kèm ( mặt phải mẫu thử úp vào vải thử kèm)

Hình 5.5 Mẫu thử xác định độ bền màu giặt xà phòng

Bảng 5.4 Thiết bị, dụng cụ xác định độ bền màu giặt

Thiết bị, dụng cụ Mô tả Hình ảnh minh họa

Máy thử độ bền giặt Điều chỉnh nhiệt độ, thời gian phù hợp với từng phép thử theo yêu cầu

Cốc giặt Thể tích cốc giặt theo 2 tiêu chuẩn

ISO và AATCC: 550ml và 1200 ml

Bi thép không gỉ Đường kính 6mm

Vải được chia thành 6 sáu dải Kích thước: 100 mm x 40 mm Có chứa acetate, bông, polyamide, polyester, acrylic và len

Dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm

Pha chế dung dịch phù hợp với phép thử

Thang đo -10/250°C vc1°C Dài 305mm Đũa thủy tinh

Khuấy dung dịch, hóa chất, dung môi Chịu nhiệt và kháng hóa chất tốt

Bột giặt không chứa chất tẩy trắng nhưng chứa phosphat

Nước cất Pha chế dung dịch xà phòng, rửa sạch mẫu thử

Cân phân tích 3 số lẻ

Cân khối lượng xà phòng cần dùng theo phép thử

Có hai loại thang đo: đo độ dây màu và loang màu để đánh giá trực quan nhằm cho phép chỉ định xếp hạng từ

Tủ so màu vải Tạo môi trường ánh sáng chuẩn

Hình 5.6 Quy trình tổng quát kiểm tra đánh giá độ bền màu giặt của vải sau nhuộm Diễn giải : Chuẩn bị dung dịch xà phòng: cân 4g xà phòng ECE (B) bằng cân điện tử Pha 4g xà phòng trong 1 lít dung dịch nước cất Khuấy đều 10 - 15 phút để hòa tan dung dịch hoàn toàn

Cho vào cốc giặt một lượng dung dịch xà phòng theo điều kiện thử dựa theo bảng 5.5 bên dưới

Bảng 5.5 Các điều kiện thử đánh giá độ bền màu giặt

Nguồn: ISO 105-C06 Áp dụng tiêu chuẩn A1S trong bảng trên rót dung dịch ra ống đong thủy tinh đúng 150ml

Cho 150ml dung dịch vào cốc giặt và gia nhiệt độ dung dịch lên 40 0 C Sau khoảng 2p lấy cốc giặt ra và kiểm tra bằng nhiệt kế thủy ngân

Cho 10 viên bi vào rồi cho mẫu thử vào cốc giặt Đậy cốc giặt và bật máy ở nhiệt độ và thời gian như quy định trong bảng trên (40 0 C – 30 phút)

Chuẩn bị 2 cốc thủy tinh thí nghiệm, mỗi cốc chứa 100ml nước cất đạt nhiệt độ

40 0 C (đun nước cất bằng bếp điện và kiểm tra lại bằng nhiệt kế thủy ngân)

Sau 30 phút quy định lấy mẫu thử ra cho vào cốc đã chuẩn bị khuấy đều bằng đũa thủy tinh trong 1 phút x 2 lần

Sau đó, vớt mẫu thử ra và xả trực tiếp dưới vòi nước Lưu ý khi xả, tách mẫu thử và vải thử kèm ra Cho chiều mẫu vải thử hướng xuống, và vải trắng mẫu thử kèm hướng lên, dùng 2 ngón tay kẹp miếng vải và vuốt cho bớt nước thừa, nhằm để tránh loang màu vào nhau làm ảnh hưởng đến độ thử màu trong quá trình giặt

Trải đều mẫu sau vắt nước lên giàn để phơi khô ở nhiệt độ phòng Đối với tất cả các phương pháp, mẫu thử được làm khô ở nhiệt độ phòng không quá 60°C

Hình 5.7 Mẫu thử đang chờ khô ở nhiệt độ phòng

5.4.5 Đánh giá kết quả đánh giá độ bền màu giặt của mẫu vải CELESTINA PFD-

Bảng 5.6 Kết quả đánh giá độ bền màu giặt của mẫu vải CELESTINA PFD-110002 theo tiêu chuẩn ISO 105-C06

Acetat Cotton PA PE Acrylic Wool

Phương pháp xác định độ bền màu mồ hôi theo tiêu chuẩn ISO 105-E04:2013

Độ bền màu với mồ hôi (axit và kiềm) đề cập đến khả năng không phai màu và không bị ố khi vải nhuộm bị đổ mồ hôi và là một trong những hạng mục kiểm tra độ bền màu chính của hàng dệt may Trong cuộc sống hàng ngày, hàng dệt may bám chặt vào da trong một thời gian dài và tiếp xúc với mồ hôi do da tiết ra, có thể dẫn đến việc chuyển thuốc nhuộm sang da, do đó, việc kiểm tra độ bền màu đối với mồ hôi là đặc biệt quan trọng trong sản phẩm dệt may

Một mẫu thử với kiềm, một mẫu thử với axit

Vải được cắt thẳng không phân biệt theo 2 chiều ngang và dọc

Kích thước mẫu: 100 mm x 40 mm

Khâu dọc theo một cạnh ngắn với vải thử kèm ( mặt phải mẫu thử úp vào vải thử kèm)

Hình 5.8 Mẫu thử xác định độ bền màu mồ hôi

Bảng 5.7 Thiết bị, dụng cụ xác định độ bền màu với mồ hôi

Thiết bị, dụng cụ Mô tả Hình ảnh minh họa

(Máy kiểm tra mồ hôi)

Kiểm tra xác định hiệu suất độ bền màu của các loại vải dệt đối với mồ hôi, nước và nước biển

Máy đo độ pH Do nồng độ dung dịch kiềm, axit trong phép thử

0.1M Để điều chỉnh độ pH

Vải được chia thành 6 sáu dải Kích thước: 100 mm x 40 mm

Có chứa acetate, bông, polyamide, polyester, acrylic và len

Dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm Điều chế dung dịch cho phù hợp với phép thử

Nhiệt kế thủy ngân Thang đo -10/250°C vc1°C

Dài 305mm Đũa thủy tinh Khuấy trộn dung dịch

Pha dung dịch axit, kiềm

Rửa đầu điện cực sau mỗi lần đo

Cân các hóa chất điều chỉnh dung dịch axit, kiềm

Grey Scale Đánh giá sự loang màu, dây màu trong quá trình kiểm tra độ bền màu

Có hai loại thang đo: đo độ dây màu và loang màu để đánh giá trực quan nhằm cho phép chỉ định xếp hạng từ 1 đến 5

Tủ so màu vải Tạo môi trường ánh sáng chuẩn

Hình 5.9 Quy trình tổng quát kiểm tra đánh giá độ bền màu mồ hôi của vải sau nhuộm

Dung dịch kiềm trong 1 lít nước cất:

5g Disodium hydrogen orthophosphat dodecahydrat (Na2HPO4.12H2O)

Dung dịch kiểm tra mồ hôi kiềm điều chỉnh để đạt tới pH = 8.0 ± 0.2 Trong quá trình điều chỉnh pH dùng dung dịch NaOH 0.1M

Kiểm tra độ pH bằng máy: rửa điện cực bằng nước cất, nhúng điện cực vào chất đệm pH4 sau đó lưu kết quả Làm tương tự với chất đệm pH7

Cân mẫu thử để tính tỷ lệ dung dịch 50:1

Mẫu thử có khối lượng 2.38g thì dung dịch thuốc thử là 2.38 x 50 = 119ml Đo đúng 119ml dung dịch rót vào đĩa petri chứa mẫu thử đặt phẳng trong đĩa Để ở nhiệt độ phòng 30 phút, đảm bảo dung dịch ngấm ướt đều các mẫu

Sau 30 phút lấy mẫu thử ra và lấy hai đũa thủy tinh gạt bớt lượng dung dịch thừa trên mẫu thử

Gia nhiệt thiết bị thử đến nhiệt độ theo yêu cầu và đặt mẫu thử nằm giữ hai tấm nhựa acrylic, cho vào thiết bị thử ép dưới áp suất (12,5 ± 0,9) kPa

Ghi chú: Có thể thử nghiệm đồng thời tối đa 10 mẫu thử nghiệm, mỗi mẫu cách nhau bằng một tấm nhựa arcylic tiếp theo trên một thiết bị thử nghiệm Nếu chuẩn bị ít hơn 10 mẫu thử thì tất cả 11 tấm nhựa arcylic vẫn phải đặt trong thiết bị thử để đảm bảo áp suất chính xác

Dung dịch axit trong 1 lít nước cất chứa:

2,2g Sodium dihydro orthophotphat dihydrat (NaH2PO4.2H2O)

Dung dịch được điều chỉnh tới pH = 5.5 ± 0.2 bằng dung dịch NaOH 0.1M Làm tương tự theo quy trình kiểm định với mồ hôi kiềm với dung dịch axit pH đã đạt đến 5,5 ± 0.2 và sau đó bắt buộc làm riêng biệt với thiết bị thử nghiệm được làm nóng trước

5.5.5 Đánh giá kết quả đánh giá độ bền màu mồ hôi của mẫu vải CELESTINA PFD-110002 theo tiêu chuẩn ISO 105-E04:2013(E)

Bảng 5.8 Kết quả đánh giá độ bền màu mồ hôi của mẫu vải CELESTINA

PFD-110002 theo tiêu chuẩn ISO 105-E04:2013(E)

Acetat Cotton PA PE Acrylic Wool

Phai màu Acetat Cotton PA PE Acrylic Wool

Phương pháp xác định tiêu chuẩn pH của dung dịch chiết theo tiêu chuẩn ISO

Giá trị pH để xác định hàm lượng axit và kiềm còn lại trong vải Cần có yêu cầu tương đối cao hơn đối với giá trị pH của vải tiếp xúc trực tiếp với da Nếu giá trị này được kiểm soát giữa tính axit yếu hoặc trung tính thì sẽ không ảnh hưởng xấu đến da

Phương pháp thử được mô tả ở đây là để xác định giá trị pH của hàng dệt đã qua xử lý ướt Trong quá trình thử nghiệm, một số hợp chất hóa học ảnh hưởng đến giá trị pH được chiết xuất từ mẫu dệt, thu thập dưới dạng chiết xuất nước, sau đó được đo bằng một thiết bị đặc biệt

Chuẩn bị ba mẫu thử cho một lần thí nghiệm Cắt nhỏ mẫu thử có kích thước 5mm x 5mm hoặc sao cho mẫu có thể thấm ướt dễ dàng Hạn chế chạm tay vào mẫu để tránh mẫu bị dơ

Mỗi mẫu có trọng lượng (2,00 ± 0,05) g

Hình 5.10 Cắt mẫu thử thành các miếng nhỏ

Bảng 5.9 Thiết bị, dụng cụ xác định pháp xác định tiêu chuẩn pH của dung dịch chiết

Thiết bị, thuốc thử Mô tả Hình ảnh minh họa

Bình tam giác bằng thuỷ tinh có nút

Bền với hoá chất, dùng để chuẩn bị dung dịch chiết

Nước cất Rửa điện cực

Máy đo pH WTW inoLab pH 7110 Hiển thị kết quả nhiệt độ và pH sau khi đo

Thiết bị lắc cơ học

Chuyển động qua lại ở tốc độ 60 phút-1 hoặc tần số quay 30 phút -1 được cho là thỏa đáng

Dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm Đo 100ml dung dịch KCl ngâm cho 2g mẫu thử

Cân phân tích 3 số lẻ

Cân mẫu thử sau khi cắt vụn

Hình 5.11 Quy trình tổng quát xác định tiêu chuẩn pH của dung dịch chiết Diễn giải:

Cho từng mẫu thử và 100 ml dung dịch kali clorua vào bình có nắp đậy Lắc đều cho mẫu thử được ngấm ướt hoàn toàn sau đó đặt vào thiết bị lắc cơ học tiến hành lắc trong 2 giờ ± 5 phút Ghi lại nhiệt độ của dung dịch đã sử dụng Đo độ pH của dung dịch chiết Điều chỉnh thành nhiệt độ của dung dịch chiết Sử dụng 2 chất đệm pH4 và pH7 để đệm trước thanh điện cực của thiết bị đo pH Nhúng điện cực nhiều lần vào dung dịch KCl được sử dụng để đo được giá trị pH ổn định

Lọc dung dịch chiết lần đầu tiên để loại bỏ mẫu thử, sau đó đổ vào cốc thủy tinh Nhúng điện cực vào dung dịch sâu hơn 10mm, lắc nhẹ cốc thủy tinh cho đến khi giá trị pH ổn định (Không cần ghi giá trị pH này)

Lọc dung dịch chiết lần thứ hai vào cốc thủy tinh Không rửa điện cực, nhúng điện cực vào dung dịch chiết xuất lần thứ hai sâu hơn 10mm, không lắc cốc, chờ khoảng

5 phút cho đến khi giá trị pH ổn định Ghi lại chính xác giá trị pH đến 0.1 đơn vị

Lọc dung dịch chiết lần thứ ba vào cốc thủy tinh, không rửa điện cực, nhúng điện cực vào dung dịch chiết lần thứ ba Đo giá trị pH theo các bước trên

Ghi lại giá trị lần đo lần thứ hai và lần thứ ba Giá trị đo của hai dung dịch chiết lần thứ hai và lần thứ ba không được chênh lệch nhau quá 0.2 nếu không thì phải thực hiện lại quy trình khác với mẫu thử mới

5.6.5 Đánh giá kết quả đo giá trị pH của mẫu vải CELESTINA PFD-110002 theo tiêu chuẩn ISO 3071

Bảng 5.10 Kết quả đo giá trị pH của mẫu vải CELESTINA PFD-110002 theo tiêu chuẩn ISO 3071

Thời gian lắc: 2 giờ Đo pH chuẩn Giá trị pH pH Nhiệt độ pH Nhiệt độ

Phương pháp xác định xác định formadehyde - Phần 1: formaldehyde tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước) theo tiêu chuẩn ISO 14184-1:2011

và thủy phân (phương pháp chiết trong nước) theo tiêu chuẩn ISO 14184-1:2011 5.7.1 Mục đích thử nghiệm

Formaldehyde là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, nó có trong tự nhiên với số lượng nhỏ Các mức hàm lượng gây độc cho cơ thể khi tiếp xúc với chất này là 0,1ppm có thể gây ho và dị ứng da; tương tự với 0,3ppm gây chảy nước mắt; từ 2-3ppm gây đau rát cho mắt, mũi và họng Với liều lượng lớn hơn, chất này có thể gây ung thư cho người sử dụng Ngoài ra, còn một số hóa chất khác bị hạn chế trên thị trường, xem phụ lục IV trang 89 để tìm hiểu thêm

Formaldehyde được sử dụng trong các quá trình chống co vải và quá trình finishing để mang lại tính thẩm mỹ cho hàng dệt may như chống mài mòn, chống nhàu, chống sờn,…

Có 2 loại phương pháp đo hàm lượng Formaldehyde là:

Xác định Formaldehyde tự do và thủy phân: đánh giá mức formaldehyde có trong sản phẩm để xác định được nguy cơ khi xử lý sản phẩm

Xác định Formaldehyde giải phóng: đánh giá mức độ formaldehyde từ sản phẩm dệt may vào khí quyển, sẽ cho biết ảnh hưởng của nó đến các vấn đề hô hấp

Cắt vụn hai mẫu khoảng 1g Nếu hàm lượng formaldehyde thấp thì tăng khối lượng mẫu thử lên 2,5 g Cho lượng đã cân vào bình định mức 250ml có nút đậy và thêm 100ml nước Đậy chặt nút và đặt vào bể cách thủy ở nhiệt độ 40 ± 2°C trong 60 ± 5 phút và lắc ít nhất 5 phút một lần Lọc dung dịch sang bình khác qua bộ lọc

Lưu ý quan trọng: không điều hòa mẫu thử trước khi thử, bảo quản mẫu thử trong túi polyetylen và bọc trong giấy nhôm

5.7.3 Chuẩn bị thiết bị và thuốc thử

Bảng 5.11 Thiết bị, dụng cụ xác định định formaldehyde tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước)

Thiết bị, dụng cụ Mô tả Hình ảnh minh họa

Bình định mức có nút

Dung tích 50 ml, 250 ml, 500 ml và

Bình tam giác có nút Dung tích 250ml

Buret Đo chuẩn độ dung dịch

Máy đo quang phổ Đo được độ hấp thụ tối thiểu ba chữ số thập phân, bước sóng 412 nm

Bộ ống nghiệm hoặc ống nghiệm của máy đo quang phổ

Bể cách thủy Ổn định nhiệt độ ở (40 ± 2) °C

Bằng thủy tinh chịu nhiệt, có kích thước lỗ từ 40 mm đến 100 mm (ký hiệu lỗ P100 phù hợp với ISO 4793)

Nước cất Pha loãng các dung dịch, ngâm các mẫu thử

Cân các mẫu thử và thuốc thử

Dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm

Pha chế dung dịch theo thí nghiệm

Pha dung dịch gồm 150g amoni axetat+800ml nước cất+3ml axit axetic băng + 2 ml axetylaxeton Bảo quản dung dịch vừa pha trong chai màu nâu

Dung dịch formalđehyt Xấp xỉ 37 % (M/V hoặc M/m)

Dung dịch đimeđon trong etanol

100ml dung dịch gồm 1g dimedone với etanol

Chuẩn bị dung dịch mẫu và dung dịch trắng

Hình 5.12 Chuẩn bị dung dịch mẫu và dung dịch trắng

Chuẩn bị các ống nghiệm từ A đến D như sau: Ống A: 5ml dung dịch mẫu thử đã lọc + 5ml thuốc thử Nash Ống B: 5ml dung dịch formaldehyde chuẩn + 5ml thuốc thử Nash Ống C: 5ml thuốc thử Nash + 5ml nước cất Ống D: 5ml dung dịch mẫu thử đã lọc + 5ml nước cất

- Giữ các ống A & B trong bể cách nước ở nhiệt độ 4 0 ± 2°C trong 30 ± 5 phút và sau đó ở nhiệt độ môi trường nhiệt độ phòng trong 30 ± 5 phút

- Đo độ hấp thụ bằng máy quang phổ trong cuvet hấp thụ 10 mm ở bước sóng

Ghi chú quan trọng: Màu vàng đã phát triển tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong một thời gian sẽ làm phai màu một chút Cần cẩn thận để bảo vệ các ống chẳng hạn như bọc chúng bằng vỏ bọc không chứa formaldehyde

Chuẩn bị dung dịch gốc Formaldehyde (1500 mg/l)

Pha loãng 3,5 ml dung dịch formaldehyde thành một lít bằng nước

Ghi lại nồng độ chính xác của dung dịch gốc chuẩn hóa này bằng cách cho dung dịch formaldehyt phản ứng với lượng dư natri sulfite, sau đó chuẩn độ ngược bằng dung dịch axit với sự có mặt của thymolphtalein làm chất chỉ thị

Dung dịch gốc sẽ giữ được tối đa bốn tuần và được sử dụng để chuẩn bị các dung dịch pha loãng tiêu chuẩn

Chuẩn bị dung dịch hiệu chuẩn

Pha loãng các phần (1, 2, 5, 10, 15, 20, 30 & 40ml) dung dịch chuẩn bằng nước cất đựng trong bình định mức 500 mL để thu được dung dịch formaldehyde chuẩn chứa khoảng (0,15, 0,30, 0,75, 1,50, 2,25, 3,00, 4,50 & 6,00) àg/mL formaldehyde tương ứng

Thử nghiệm xác nhận (sử dụng dimedone) được thực hiện để xác nhận sự hấp thụ là do formaldehyde hoặc chất tạo màu được chiết xuất Dimedone phản ứng với formaldehyde, và do đó sẽ không quan sát thấy màu do phản ứng formaldehyde

5ml dung dịch mẫu (5ml nước cho dung dịch trắng) trộn với 1ml dung dịch dimedone etanol và lắc đều Đun ấm dung dịch trong bể cách thủy ở nhiệt độ 40 o C trong 10 phút

Thêm 5ml thuốc thử Nash, lắc và tiếp tục làm ấm trong cùng bồn nước trong 30 phút

Làm nguội dung dịch về nhiệt độ phòng trong 30 phút

Xác định độ hấp thụ của mẫu và dung dịch trắng ở bước sóng 412nm

Về mặt lý thuyết, sẽ không quan sát được độ hấp thụ ở bước sóng 412nm

5.7.5 Đánh giá kết quả đo hàm lượng formaldehyde tự do và thủy phân của mẫu vải CELESTINA PFD-110002 theo tiêu chuẩn ISO 14184-1:2011

Công thức Độ hấp thụ của mẫu thử:

𝑨 = 𝑨 𝒔 − 𝑨 𝒃 − (𝑨 𝒅 ) trong đó: A là độ hấp thụ đã được hiệu chỉnh;

AS là độ hấp thụ đo được của mẫu thử;

Ab là độ hấp thụ đo được của thuốc thử trắng;

Ad là độ hấp thụ đo được của mẫu thử trắng Lượng formalđehyt chiết ra từ mỗi mẫu thử (WF) theo mg/kg

𝒎 trong đó : ρ là nồng độ của formalđehyt trong dung dịch theo mg/l m là khối lượng của mẫu thử, tính bằng gam

Tính giá trị trung bình của hai giá trị đo

Nếu kết quả tính được nhỏ hơn 16 mg/kg thì báo cáo là “không phát hiện thấy”

Bảng 5.12 Kết quả đo hàm lượng formaldehyde tự do và thủy phân của mẫu vải

CELESTINA PFD-110002 theo tiêu chuẩn ISO 14184-1:2011

Lần đo HCHO (àg/ml)

Trục X Đo độ hấp thụ Độ hấp thụ chính xác (A)-Trục Y

Thuốc thử trắng 0.1148 Độ hấp thụ của mẫu 0.1242

Ngày đăng: 18/11/2024, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN