- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các kỹ hiệu của chỉ may Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu quy trình sản xuất chỉ may trong công nghiệp Nhiệm vụ 3: Khảo sát một số công tác kiểm định chất lượng của
TỔNG QUAN
Lý do chọn đề tài
Chỉ may là một loại phụ liệu đặc biệt và quan trọng nhất trong các loại nguyên phụ liệu tạo nên sản phẩm may mặc Nhiệm vụ quan trọng của chỉ may là thực hiện liên kết các mảnh chi tiết bán thành phẩm lại với nhau, tạo nên độ bền chắc của sản phẩm dưới các tác động trong quá trình sử dụng
Khi lựa chọn chỉ may, chúng ta cần cân nhắc đến nhiều yếu tố quan trọng như chất liệu, chi số, màu sắc và các đặc tính kỹ thuật khác của từng loại chỉ Trong khi các yếu tố chất liệu, chi số,… ảnh hưởng lớn tới sự chắc chắn của đường may thì yếu tố màu sắc lại ảnh hưởng rất nhiều tới tính thẩm mỹ của sản phẩm Chính vì thế, việc lựa chọn sai loại chỉ may có thể dẫn tới các ảnh hưởng xấu đến sản phẩm cả về bên trong lẫn bên ngoài Cụ thể, khi chỉ may không phù hợp với chất liệu, các đường may sẽ dễ bị bung ra hoặc không đảm bảo được độ chắc chắn cần thiết, làm giảm tuổi thọ của sản phẩm Hay việc sử dụng màu sắc của chỉ may không đồng nhất với màu sắc của chất liệu hoặc không phù hợp với mục đích sử dụng có thể làm mất đi tính thẩm mỹ, làm giảm giá trị của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chỉ may không chỉ đơn thuần là một loại vật liệu dùng để kết nối các mảnh chi tiết lại với nhau mà còn được cải tiến và phát triển với nhiều tính năng vượt trội Các loại chỉ may hiện đại được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau như cotton, polyester, nylon,… và thậm chí là sợi carbon giúp tăng cường độ bền, khả năng chịu lực và chống mài mòn Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất chỉ may cũng đã được nâng cấp để tạo ra những sợi chỉ có tính năng đặc biệt như chống cháy, kháng khuẩn, chống thấm nước, và chống tia UV,… Ngoài ra, màu sắc của chỉ may cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn nhờ vào công nghệ nhuộm màu tiên tiến, giúp các nhà thiết kế dễ dàng lựa chọn và kết hợp màu sắc để tạo nên những sản phẩm thời trang độc đáo và bắt mắt Để có được những sợi chỉ chất lượng trên thị trường, quy trình sản xuất là điều tất yếu phải kể đến Bên cạnh đó, công tác kiểm định cũng đóng vai trò không thể thiếu cho quá trình đầu ra Chính vì thế, “Tìm hiểu Quy trình sản xuất và Công tác kiểm định chất lượng chỉ may” là đề tài mang tính ứng dụng cao, đặc biệt trong ngành công nghiệp may mặc Đề tài này sẽ tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích quy trình sản xuất chỉ
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020 may từ khâu se sợi, chập sợi đến khâu nhuộm chỉ, đánh ống và công đoạn xử lí hoàn tất đặc biệt cho chỉ; một số cách ghi ký hiệu cho chỉ may; cũng như các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chỉ như: kiểm tra về độ bền màu mồ hôi, độ bền màu giặt, độ bền đứt và độ giãn dài khi đứt theo tiêu chuẩn ISO
- Tìm hiểu quy trình sản xuất chỉ may từ khâu se sợi, chập sợi đến khâu nhuộm chỉ, đánh ống và công đoạn xử lí hoàn tất đặc biệt cho chỉ may
- Tìm hiểu cách ghi ký hiệu cho chỉ may
- Tìm hiểu các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chỉ như: kiểm tra về độ bền màu mồ hôi, độ bền màu giặt, độ bền đứt và độ giãn dài khi đứt theo tiêu chuẩn ISO Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sản xuất chỉ may trong sản xuất đại trà Trong nghiên cứu này, chúng ta sẽ tập trung vào các khía cạnh như nguyên liệu đầu vào, quy trình chuẩn bị và nhuộm chỉ, đánh ống vào bao gói Đồng thời nghiên cứu về các phương pháp xử lý đặc biệt cho chỉ may
Các ký hiệu cho chỉ may như Tex, Denier,…
Các tiêu chuẩn Quốc tế đối với công tác kiểm định chỉ may về độ bền cơ lý và hóa lý Tìm hiểu các bước thực hiện và cách tiến hành, đánh giá kết quả
Việc tìm hiểu quy trình sản xuất chỉ may là bước đầu tiên và cơ bản nhất để nắm rõ về sản phẩm chỉ, qua đó hiểu được các công đoạn sản xuất cụ thể Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu thực tế tại hai công ty là Công ty TNHH Thương mại Khởi Chí Hưng và Công ty TNHH Chỉ may Nhật Khang Từ đó nhóm đã tổng hợp được các công việc cụ thể trong quy trình sản xuất chỉ Tiếp theo, công tác đánh giá và kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn ISO được tiến hành tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Viện Nghiên Cứu Dệt May tại thành phố Hồ Chí Minh
Một điều mong muốn của nhóm là được tìm hiểu sâu rộng hơn về các loại chỉ may trên thị trường hiện nay Mặc dù quy trình sản xuất là giống nhau song tuỳ theo đặc tính và yêu cầu kỹ thuật, mỗi loại chỉ sẽ có thêm các công đoạn xử lý khác nhau Vì thời gian nghiên cứu có hạn và điều kiện được tiếp cận các mẫu chỉ còn hạn chế nên nhóm chỉ có thể tìm hiểu 4 loại chỉ may phổ biến hiện nay là chỉ tơ vắt sổ, chỉ có lõi, chỉ xơ
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020 dài liên tục và chỉ xơ ngắn; tìm hiểu công tác kiểm định chất lượng chỉ may ở 4 tiêu chuẩn là độ bền màu mồ hôi, độ bền màu giặt, độ bền đứt và độ giãn dài khi đứt
Phương pháp tham khảo tài liệu: (dùng để xây dựng cơ sở lý thuyết, minh chứng khoa học cho vấn đề cần nghiên cứu trên các kênh thông tin như thư viện, trung tâm học liệu, sách chuyên ngành, cơ sở dữ liệu trên internet, bài viết, báo chí các loại)
Phương pháp quan sát (chủ yếu dưới dạng ghi chép khi đi thực tập tại công ty đối với một công việc cụ thể)
Phương pháp thực nghiệm (thí nghiệm để so sánh kết quả)
Phương pháp phân tích và tổng hợp (chia nhỏ vấn đề hoặc đối tượng thành nhiều phần nhỏ để hiểu rõ hơn từng phần Kết hợp các phần riêng lẻ thành một thể thống nhất nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về vấn đề hoặc đối tượng)
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHỈ MAY
Chỉ may là sản phẩm của quá trình se sợi hoặc kéo sợi, có độ dài lớn và sử dụng khá phổ biến trong ngành may mặc để thực hiện lắp ghép các chi tiết trên sản phẩm Đồng thời cũng tạo thẩm mỹ cho sản phẩm may
Tính chất của chỉ may
Là một trong những yêu cầu hàng đầu của chỉ may để bảo đảm chỉ không bị quăn trong quá trình may Độ xoắn không đúng có thể dẫn đến sự không ổn định tại thời điểm tạo mũi may, khiến cho móc chao hoặc làm chẻ sợi hoặc không móc được chỉ sẽ gây ra bỏ mũi chỉ Độ khuyết tật
Tất cả các chỉ may phải có độ đều cao (được xác định theo độ giãn hay theo khối lượng) Nguyên nhân phổ biến nhất khiến chỉ bị xấu khi may là có nhiều điểm lỗi trên chỉ Mức độ điểm lỗi trên chỉ thành phẩm phải được khống chế ở mức thấp nhất Độ bền Để có thể chịu được các ứng suất khác nhau sinh ra trong quá trình may thì chỉ may phải có độ bền thích hợp Chỉ có độ bền cao sẽ giảm đứt, giảm thời gian ngừng máy
Khi kiểm tra sợi và chỉ, nếu độ bền kéo được đo bằng centiNewton và mật độ tuyến tính (grist) hoặc được đo bằng decitex hoặc Tex thì độ bền được thể hiện bằng cách sử dụng định mức là centiNewton trên Tex (cN/Tex) Độ bền = Cường độ đứt gãy (cN) Mật độ tuyến tính (Tex)
Ví dụ: Sợi 120 SSP có cường độ 1120 cN và kích thước thực tế là dtex 158 x 2 Độ bền = 1120 = 1120 = 35,4 cN/tex
(NB Chúng ta phải chia grist trong decitex cho 10 để chuyển đổi từ decitex sang Tex.) Độ bền có thể được biểu thị dưới nhiều dạng; ví dụ như gam (lực) trên mỗi đơn vị đo denier hoặc gam (lực) trên mỗi tex
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020 Độ bền có thể được sử dụng để so sánh ưu điểm của các loại sợi, cấu trúc, nhà cung cấp khác nhau, v.v mà không cần phải tạo ra các mẫu giống hệt nhau Tuy nhiên, có xu hướng độ bền tăng giá trị cho một chất liệu cơ bản khi grist (số liệu lụa) tăng lên và cần phải nhận thức được điều này khi so sánh các chỉ rất mảnh với các chỉ rất thô
Chỉ có tính đàn hồi cao có nghĩa là có độ cứng cao, kết hợp với cấu trúc cân bằng xoắn sẽ hình thành vòng may đạt yêu cầu, hiệu suất may cao và không bị bỏ mũi Độ co dãn của chỉ thể hiện tác động của lực căng bền chỉ Độ dai
Chỉ may phải có khả năng chịu được những tác dụng nhiệt và tác động cơ đột ngột cao trong quá trình may Chỉ có độ dai từ trung bình đến cao sẽ dễ may và ít bị đứt hoặc bị tổn thương trong quá trình may
Tính trượt và tính chất ma sát cũng là những yêu cầu quan trọng nhất của chỉ trong quá trình may Những lực sinh ra trong quá trình may chủ yếu là do ma sát giữa chỉ may và các chi tiết của máy may Chỉ được xỏ qua lỗ kim (chỉ trên), điển hình là chỉ được sản xuất từ xơ tổng hợp thì cần phải qua khâu bôi trơn để giảm lực ma sát này Tuy nhiên giữa chỉ và vải cũng cần phải có một lực ma sát tĩnh tương đối để giúp siết chặt mũi may và tránh bị tuột đường may Chỉ se (chỉ được tạo ra từ xơ ngắn) sẽ tạo ma sát tĩnh tốt hơn chỉ filament (chỉ được tạo ra từ xơ dài) Ổn định nhiệt
Nhiệt sinh ra trong quá trình may là do ma sát giữa kim và xơ trong chỉ Hiệu ứng sinh nhiệt trên chỉ tùy thuộc vào diện tích tiếp xúc của chỉ với kim, vào thời gian tiếp xúc và áp lực thẳng góc với bề mặt tiếp xúc
Nhiệt thường gây ra vết cháy trên các loại xơ tự nhiên như xơ cotton, xơ len, còn xơ tổng hợp thì bị mềm và chảy ra, khiến cho đường may kém bền hoặc để lại vết nhựa tan chảy trên bề mặt vải Chỉ cũng có thể bị chảy hoặc đứt, mất thời gian phải xỏ chỉ lại và trong nhiều trường hợp chỉ có thể nóng chảy và bít đầy lỗ kim
Là một chỉ số kỹ thuật quan trọng trong ngành dệt may, dùng để xác định độ mịn và độ dày của chỉ Có hai hệ thống phổ biến: hệ thống Tex và hệ thống Denier
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
• Tex là khối lượng của 1.000 mét chỉ tính bằng gram
• Ví dụ: 20 Tex có nghĩa là 1.000 mét chỉ nặng 20 gram
• Công thức: Tex = (khối lượng của chỉ tính bằng gram / chiều dài của chỉ tính bằng mét) × 1.000
• Denier là khối lượng của 9.000 mét chỉ tính bằng gram
• Ví dụ: 100 Denier có nghĩa là 9.000 mét chỉ nặng 100 gram
• Công thức: Denier = (khối lượng của chỉ tính bằng gram / chiều dài của chỉ tính bằng mét) × 9.000
- Hệ thống Cotton Count (Ne):
• Đây là một hệ thống đánh số chỉ sử dụng chủ yếu trong ngành dệt bông
• Cotton Count được tính bằng số hanks (1 hank = 840 yards) của sợi chỉ có thể kéo ra từ 1 pound bông
• Ví dụ: 30 Ne có nghĩa là 30 hanks chỉ nặng 1 pound Độ săn chỉ
Xoắn là một loại biến dạng khi có ngẫu lực đặt vào mặt phẳng tiết diện ngang của vật thể Kết quả làm cho mỗi mặt phẳng đều quay một góc nào đó so với trục, đồng thời hướng quay giống nhau trên toàn bộ chiều dài vật thể Độ săn của chỉ thể hiện mức xoắn nhiều hay ít và được xác định bằng số vòng xoắn đếm được trên một đơn vị độ dài 1m của chỉ
Gọi X là số vòng xoắn trên chiều dài L (mm) của đoạn chỉ thử Độ săn K được tính:
Trên đơn vị đọ dài của chỉ, khi K lớn và chiều xoắn càng nằm ngang thì mức độ xoắn càng cao
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Hình 2.1 Hướng xoắn Z và S
Khi xoắn chỉ, hướng xoắn có thể là Z hoặc S
• Chữ Z đặc trưng cho hướng xoắn của sợi từ dưới lên trên và từ trái qua phải (hướng xoắn phải)
• Chữ S đặc trưng cho hướng xoắn của sợi từ dưới lên trên và từ phải qua trái (hướng xoắn trái) Đối với sợi xe từ nhiều sợi đơn, hướng xoắn được ký hiệu bằng chữ Z và S ngăn cách bằng cách gạch chéo
Khi mức độ xoắn càng cao thì chỉ càng cứng, đường kính sợi giảm, khối lượng riêng của chỉ càng lớn và độ bền chỉ càng tăng Tuy nhiên khi xét mối quan hệ giữa độ bền kéo và mức độ xoắn thì có một lúc nào đó độ bền kéo đạt tối đa sau đó giảm dần cho đến khi bị đứt do không chịu nổi mức độ xoắn quá cao Độ săn ứng với độ bền kéo tối đa gọi là săn tới hạn
TÌM HIỀU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHỈ MAY
Một số yêu cầu đối với sợi mộc
Độ sạch: Sợi mộc cần phải sạch, không còn tạp chất như dầu, mỡ, bụi bẩn, và các hóa chất khác Điều này giúp cho thuốc nhuộm thẩm thấu vào sợi một cách đều đặn Độ ẩm: Độ ẩm của sợi mộc cần được kiểm soát để đảm bảo quá trình nhuộm diễn ra đồng nhất Sợi quá ẩm hoặc quá khô đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng màu nhuộm Độ bền: Sợi cần có độ bền cơ học tốt để chịu được quá trình xử lý nhuộm, bao gồm các giai đoạn ngâm, vắt, và sấy khô Độ hấp thụ: Sợi cần có khả năng hấp thụ nước và thuốc nhuộm tốt để đảm bảo màu nhuộm đều và bền màu
Tính tương thích hóa học: Sợi cần tương thích với loại thuốc nhuộm được sử dụng, bao gồm cả thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm phản ứng, hoặc thuốc nhuộm phân tán, tùy thuộc vào loại sợi (tự nhiên hay tổng hợp)
Kích thước và hình dạng sợi: Sợi cần có kích thước và hình dạng đồng nhất để màu nhuộm có thể thẩm thấu đều và tạo ra màu sắc đồng đều trên toàn bộ bề mặt sợi
Quy trình sản xuất chỉ may
Xây dựng quy trình sản xuất
Hầu hết các nhà máy sản xuất chỉ may tại Việt Nam hiện nay đều nhập khẩu sợi mộc từ nước ngoài do lượng sợi được sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng Sợi nhập khẩu có giá cả cạnh tranh hơn so với sợi được sản xuất trong nước, đặc biệt là khi các quốc gia có điều kiện tự nhiên và công nghệ sản xuất phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Hàn Quốc….và điều này cũng giúp giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Hình 3.8 Quy trình sản xuất chỉ may
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Các công đoạn trong quy trình sản xuất chỉ may
3.3.2.1 Đánh giá chất lượng sợi mộc
Sợi mộc, các loại thuốc nhuộm, cone nhựa, tem nhãn, thùng carton…là các nguyên phụ liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chỉ may Trong đó, sợi mộc được kiểm tra kỹ lưỡng về trọng lượng, kiểm tra ngoại quan, độ xốp của búp sợi (lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên 1% lô sợi khi nhập vào) Việc kiểm tra sợi mộc được thực hiện tại kho nguyên liệu hoặc bởi một bên giám định thứ ba độc lập để đảm bảo tính khách quan về các tiêu chí chất lượng (tuỳ theo yêu cầu của khách hàng)
3.3.2.2 Đảo xốp/ Đánh xốp sợi
Khi nhận đơn hàng chỉ may, các búp sợi mộc được đem đi đảo xốp, chuẩn bị cho quá trình nhuộm chỉ Công đoạn đảo xốp là làm lỏng phần chỉ trong cuộn, cho phép khi nhuộm dung dịch thuốc nhuộm được bơm đều qua các lớp chỉ có trong cuộn một cách đồng đều
3.3.2.3 Kiểm tra, vệ sinh máy nhuộm
Trước khi bắt đầu quá trình nhuộm, máy móc và thiết bị cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chúng hoạt động một cách hiệu quả và an toàn như kiểm tra các hệ thống điều khiển, bơm, van và các bộ phận khác để đảm bảo chúng hoạt động bình thường; làm sạch các bể chứa, ống dẫn, và bề mặt tiếp xúc với vật liệu nhuộm Các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn lao động cần được tuân thủ chặt chẽ, đảm bảo môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn cho công nhân như đảm bảo các biện pháp an toàn lao động được tuân thủ, bao gồm việc kiểm tra các thiết bị bảo vệ, hệ thống báo động và các quy định an toàn khác để bảo vệ công nhân; đánh giá hiệu suất của máy nhuộm để đảm bảo nó có thể hoạt động hiệu quả trong suốt quá trình nhuộm, bao gồm kiểm tra nhiệt độ, áp suất và tốc độ dòng chảy của dung dịch nhuộm Khi máy nhuộm đáp ứng tất cả các tiêu chí trên, máy sẽ được sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất Nếu không đạt, máy sẽ được kiểm tra và xử lý lại Quá trình nhuộm sẽ được thực hiện khi máy nhuộm đạt yêu cầu về vệ sinh và kỹ thuật Việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm, mà còn tạo ra sự đồng nhất và ổn định trong sản xuất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của thị trường
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Phòng thí nghiệm nhận đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng về màu sắc do phòng Marketing đưa xuống
Trường hợp khách hàng chọn màu sắc theo bảng Color Card của công ty thì nhân viên phòng thí nghiệm sẽ dựa trên công thức pha màu có sẵn
Trường hợp khách hàng gửi kèm mẫu vải yêu cầu làm ra loại chỉ may theo màu vải, hoặc khách hàng đưa ra yêu cầu tương tự thì nhân viên phòng thí nghiệm sẽ tạo nhiều công thức màu để nhuộm ra màu sắc tương tự mẫu khách hàng gửi, sau đó nhuộm lên chỉ để khách hàng lựa chọn a) Phương pháp thủ công
Phương pháp thủ công thường được áp dụng tại các công ty có nguồn kinh phí hạn chế, nơi việc đầu tư vào máy móc và trang thiết bị hiện đại gặp nhiều khó khăn Trong môi trường này, việc kiểm tra màu sắc thường dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm của con người
Trong trường hợp này, nhân viên phòng thí nghiệm sẽ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để chọn ra một màu có sẵn trong kho công thức mà họ cho là gần giống nhất với màu cần tạo ra Sau đó, họ sẽ gia giảm tỷ lệ các thành phần màu sắc trong công thức đã có dựa trên kinh nghiệm cá nhân để đạt được màu sắc mong muốn
Qui trình test màu nhuộm được tiến hành như sau:
Bước 1: Nhân viên phòng thí nghiệm cân bột màu (tính bằng gam) rồi pha theo tỉ lệ 1/1000 Sau khi xác định được công thức màu nhuộm, nhân viên tiến hành nhuộm thử trên mẫu chỉ nhỏ (thường mẫu chỉ thử có khối lượng 10g với công thức theo tỉ lệ cho sẵn) Mẫu chỉ này sẽ được nhuộm trong máy thí nghiệm, thường được thiết lập ở nhiệt độ 130 0 C trong 10 phút Máy thí nghiệm này được lập trình để đảm bảo điều kiện nhuộm chính xác và ổn định
Mẫu nhuộm 10 gam này sẽ được đánh bằng máy đã được chỉnh vòng phù hợp với số trọng lượng
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Hình 3.9 Máy đánh mẫu sợi 10 gam
Bước 2: Đậy chặt nắp ống nghiệm và đưa vào máy thí nghiệm Máy được cài đặt nhiệt độ từ 100 – 120 o C Đối với một số màu khó nhuộm hoặc màu đặc biệt thì nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 135 o C Thời gian nhuộm màu thường từ 5 đến 10 phút Máy hoạt động dựa trên cơ chế xoay tròn để đảm bảo màu nhuộm được phân tán đều trên mẫu
Bước 3: Tiếp theo, mẫu nhuộm được lấy ra và nhân viên sẽ vò qua mẫu chỉ đã được nhuộm (để làm sạch thuốc nhuộm còn tồn đọng trên bề mặt chỉ)
Mẫu nhuộm được đem đi sấy (đối với 1 lượng nhỏ chỉ sẽ được sấy trong lò vi sóng thường có nhiệt độ 130 0 C trong vòng 15 phút)
Hình 3.10 Ống nghiệm và máy thí nghiệm
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Hình 3.11 Mẫu nhuộm của phòng thí nghiệm
Bước 4: Lấy mẫu nhuộm ra để đánh giá Nhân viên sẽ kiểm tra màu sắc của mẫu so với màu mục tiêu Nếu màu chưa đạt yêu cầu, quá trình pha chế và nhuộm sẽ được điều chỉnh và lặp lại Thông thường, với những nhân viên có nhiều kinh nghiệm, quá trình này có thể được lặp lại từ 5 đến 10 lần hoặc có thể ít hơn tùy thuộc vào điều kiện thực tế và độ phức tạp của màu sắc cần tạo b) Sử dụng máy móc hiện đại
Các loại máy móc hiện đại được sử dụng trong bước công việc này cho ra độ chính xác và hiệu quả hơn Dưới đây là mô tả chi tiết về các thiết bị thường được sử dụng:
Số lượng hoặc kích thước của chỉ may
Số lượng hoặc kích thước của chỉ nhằm xác định Mật độ tuyến tính (thường gọi là độ mảnh của chỉ), được đo lường như sau:
- Khối lượng trên mỗi đơn vị độ dài (hệ thống đếm trực tiếp)
- Độ dài trên một đơn vị khối lượng (hệ thống đếm gián tiếp)
Hiện nay có 4 hệ thống để xác định độ mảnh của chỉ: hệ thống Tex, hệ thống Denier, hệ thống English Cotton Count và hệ thống Metric
- Hệ thống Tex, hệ thống Denier: là hệ thống đếm trực tiếp (nghĩa là số sợi hoặc chỉ càng cao thì chỉ càng nặng (dày))
- Hệ thống English cotton count, hệ thống Metric: hệ thống đếm gián tiếp (nghĩa là số lượng càng cao thì sợi hoặc chỉ càng nhẹ (mảnh hơn)).
Chi số sợi
Đôi khi chúng ta mô tả một sợi chỉ mà không đề cập đến cấu trúc của nó như sợi gồm 2 lớp, 3 lớp hay sợi ngắn, sợi có lõi hoặc sợi filament liên tục hoặc nói về độ hoàn thiện của sợi Và điều này được thể hiện bằng khái niệm Grist, còn gọi là Số liệu kết quả Điều này thay đổi cách chúng ta viết mô tả chính xác cấu trúc của chỉ và kích thước của các sợi thành phần Ví dụ:
- Một sợi chỉ có kích thước: Dtex 200 x 2 - có Grist là: Dtex 400 hoặc Tex40
- Một sợi chỉ có kích thước: Ne 32/2 - có Grist là: Ne16
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Bảng 3.1 Các hệ thống xác định độ mảnh của chỉ may
STT HỆ THỐNG KHÁI NIỆM KÝ HIỆU
(hệ thống đếm trực tiếp)
Tex là khối lượng tính bằng gram trên 1000 mét sản phẩm
- Kilotex là khối lượng tính bằng kilôgam của 1000 mét sản phẩm
- Decitex là khối lượng tính bằng gam
- Tex 60/3: lấy 10000 mét chỉ đem cân, nặng 60 gram và có 3 sợi đơn se lại
Denier (hệ thống đếm trực tiếp)
Thường được sử dụng để mô tả sản phẩm sợi filament, là khối lượng tính bằng gram của
9000 mét sợi (sợi dài liên tục)
- Ký hiệu 210D/9: có nghĩa là cân 9000m chiều dài sợi con của chỉ sẽ có trọng lượng 210g, trong chỉ này có 9 sợi con se lại với nhau
- Ký hiệu Den 167 x 2: để mô tả một sợi đôi trong đó các sợi có thành phần đều là Denier 167
- Chỉ có ký hiệu 210D/3x4: có nghĩa sợi con của chỉ có chi số là 210D, nhưng trong đó có 12 sợi con se lại với nhau theo cách thức như:
+ Se lần thứ nhất gồm có 4 sợi con tạo thành chỉ se đơn
+ Se lần thứ hai với 3 chỉ se đơn vừa thực hiện bằng cách đặt song song các chỉ lại cạnh nhau để trở thành chỉ se kép
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Count: còn gọi là Numero
(hệ thống đếm gián tiếp)
Là số lượng đoạn dài
840 yard của sợi chỉ trong 1 pound trọng lượng
- Ne 40/1 để mô tả một sợi đơn có kích thước là Ne 40
- Ne 40/2 để mô tả một sợi đôi được xoắn từ sợi này
(hệ thống đếm gián tiếp)
Là số lượng chiều dài
1000 mét tính theo trọng lượng 1000 gam của chỉ
- Ký hiệu: Nm 67/1 để mô tả sợi đơn có kích thước là 67Nm
- Ký hiệu: Nm 67/2 để mô tả một sợi đôi được xoắn từ sợi đơn có kích thước 67Nm
Bảng 3.2 Bảng thông số kỹ thuật thành phẩm
FINISHED GOODS SPECIFICATION SHEET SUBJECT Manufacturing
No of Plies: 02 Sewability: No breaks per 10m of lock stitch at 5300spm
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
945 - 791 Rubbing Fastness: Minimum 4 in grey scale for assessing staining ISO
1007 Washing Fastness: Minmum 4 in grey scale forassessing staining ISO
Gilbos at 600 M.P.M on steel spring, 0.84kg
2 Dyeing: Longclose & Yu Shen machines with PC1000/PC3100 controllers
Natural: Wet set at 130ºC White: Optical Brightning agent at 130ºC or using OBA yarn without dyeing
Black and Colours: With “C” class disperse dyes at 130ºC
Dettin or Pegg Hydro Extractor for 20 mins Loading 92 springs
4 Drying: Strayfield R.F Dryer Electrode setting 760 - 785
Lick Roller application on HOLT M-86 fixed angle system with U1 Alternative paths:
Lick Roller application on SCHARER PSM 41 with U1
Heavy Albions 2013 R.P.M or IN-02, 1435 R.P.M., 3 wind on Yellow colour 5º 57 cone
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
HACOBA 1600 mts p.m., 2.5 wind on Yellow colour 5º 57 cone
Sticker which contains, date code, article, ticket, shade, length, manufacturer and dye lot No is fixed inside the cone, sleeved, 5 units packed in to a corrugated cone box end label on to the box for identification
REVISION NO: 0 DATE OF REVISION: 0
BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT THÀNH PHẨM ĐỀ TÀI: Thông số kỹ thuật sản phẩm
XƯỞNG: NHÃN HIỆU: MÃ HÀNG/ MÃ SỐ PHIẾU:
CHIỀU DÀI: 10000m NHUỘM: màu vàng ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA CHỈ
THÔNG SỐ KỸ THUẬT THÀNH PHẨM
Nguyên liệu: 100% Poly sợi ngắn
Cường lực đứt tối thiểu (cN): 892
Số của sợi: 02 Khả năng may: Không có sự đứt chỉ trong quá trình may 10m khi máy may hoạt động ở tốc độ 5300 mũi may/phút
Xoắn trên mỗi mét sợi đơn (hướng xoắn S):
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Xoắn trên mỗi mét sợi se (hướng xoắn
Z): 945 - 791 Độ bền ma sát: Tối thiểu 4 theo thang điểm xám về khả năng chống lem màu của chỉ quy định bởi tiêu chuẩn ISO
Cường lực đứt tối thiểu (cN):
1007 Độ bền giặt: Tối thiểu 4 theo thang điểm xám về khả năng chống lem màu của chỉ quy định bởi tiêu chuẩn ISO
1 Cuộn lò xo: Máy Gilbos ở tốc độ 600 mét/phút, lò xo thép, 0.84kg
2 Nhuộm: Máy Longclose & Yu Shen với bộ điều khiển PC1000/PC3100
Màu tự nhiên: làm ướt ở 130ºC Màu trắng: Chất tăng trắng quang học ở 130 o C hoặc sử dụng sợi OBA không nhuộm
Màu đen và các màu khác: sử dụng thuốc nhuộm phân tán loại “C” ở 130°C
3 Vắt: Máy vắt Dettin hoặc Pegg khoảng 20 phút Tải 92 lò xo
4 Sấy: Máy sấy tần số vô tuyến Strayfield cài đặt điện cực 760 - 785
Tốc độ băng tải 5 mét/giờ
XỬ LÝ BÁN THÀNH PHẨM
5 Bôi trơn: Lựa chọn ưu tiên:
Sử dụng con lăn phủ trong HOLT M-86 với góc cố định và cấu hình U1 Lựa chọn thay thế:
Sử dụng con lăn phủ trong SCHARER PSM 41 với cùng cấu hình U1
6 Đánh ống: Lựa chọn ưu tiên:
Máy Heavy Albions ở tốc độ 2013 vòng/phút hoặc máy IN-02 ở tốc độ
1435 vòng/phút, với 3 lần quấn sợi trên ống chỉ màu vàng có góc 5º57 Lựa chọn thay thế:
Máy HACOBA với tốc độ 1600 mét/phút, với 2.5 lần quấn sợi trên ống chỉ màu vàng có góc 5º57
7 Đóng gói: Nhãn thùng, mã ngày, mã hàng, tem, ánh màu, chiều dài, người thực hiện và lô thuốc nhuộm số được cố định bên trong ống chỉ, đóng gói 5 sản phẩm vào trong một hộp bằng bìa cứng, có nhãn dán ở phía đáy hộp để nhận diện trong quá trình xử lý và vận chuyển
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
LẦN IN SỐ: 1 NGÀY PHÁT
Các loại chỉ thông dụng hiện nay
Hình 3.25 Một số loại chỉ may thông dụng hiện nay
Chỉ tơ vắt sổ
- Cấu trúc: chỉ tơ vắt sổ với cấu trúc dún có độ mềm mại và co giãn cao, thích hợp cho chỉ móc trên máy may trang trí và máy may vắt sổ
Ngoài ra với độ se thích hợp, chỉ tơ vắt sổ còn giúp tránh hiện tượng bung tơ filament trong khi may, góp phần tăng cường lực đường may và tăng độ an toàn cho các đường may đánh bông
+ Quần áo dệt kim + Trang phục thể thao
+ Đồ bơi + Trang phục trẻ em
- Những lợi ích chủ yếu:
+ Độ dai và độ co giãn tốt giúp tăng cường độ an toàn cho đường may
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
+ Đặc tính mềm mại giúp tạo cảm giác dễ chịu cho các đường may tiếp xúc trực tiếp với da người sử dụng
Hình 3.26 Chỉ tơ vắt sổ
Bảng 3.3 Tiêu chuẩn kỹ thuật của chỉ tơ vắt sổ
Tex Ticket number Denier Cường lực (cN)
Trung bình tối thiểu Độ co giãn (%)
- Tính chất vật lý: Nóng chảy tại nhiệt độ 250 – 260 0 C, mềm ở 220 – 240 0 C
+ Bền với mọi axit vô cơ
+ Không bị ảnh hưởng bởi các dung dịch kiềm yếu, nhưng kém bền với các dung dịch kiềm mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao
+ Không bị ảnh hưởng, nhưng hòa tan trong một số hợp chất gốc phenol
+ Không bị ảnh hưởng bởi chất tẩy trắng
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
+ Không bị ảnh hưởng bởi côn trùng/ vi sinh
+ Không bị ảnh hưởng bởi giặt/ giặt hấp
- Cấu trúc: Chỉ có lõi là loại chỉ may có lõi filament được bao bọc bởi sợi xơ ngắn
Polyester (PPC), rất phù hợp cho các đường may yêu cầu sự tinh tế, cường lực đường may cao và đòi hỏi điều kiện ổn định nhiệt độ cao
Chỉ có lõi là một cải tiến đột phá về công nghệ sản xuất sợi chỉ may, cấu trúc se sợi đặc biệt giúp sợi chỉ may có lõi Core-P có những tính năng vượt trội so với sợi chỉ may xơ ngắn polyester
+ Áo sơ mi và áo kiểu nữ + Trang phục lót và đồ bơi
+ Jackets và đầm dạ hội + Trang phục thời trang
+ Quần áo Jeans + Bảo hộ lao động
+ Các trang phục bằng da
- Những lợi ích chủ yếu:
+ Khả năng may tuyệt vời mang lại năng suất tối đa
+ Cường lực và độ dai cao hơn 40% so với chỉ may xơ ngắn cùng kích cỡ + Là giải pháp giúp giảm thiểu hiện tượng nhăn đường may
+ Giúp tăng cường lực đường may, phù hợp cho các sản phẩm may mặc có yêu cầu xử lý bền giặt nặng như: giặt đá, giặt tẩy, giặt axit,…
Hình 3.27 Chỉ có lõi
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Bảng 3.4 Tiêu chuẩn kỹ thuật của chỉ có lõi
+ Độ co rút dưới 1% ở nhiệt độ 150 o C
+ Bền với mọi axit vô cơ
+ Không bị ảnh hưởng bởi các dung dịch kiềm yếu, nhưng kém bền với các dung dịch kiềm mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao
+ Không bị ảnh hưởng, nhưng hòa tan trong một số hợp chất gốc phenol + Không bị ảnh hưởng bởi chất tẩy trắng
+ Không bị ảnh hưởng bởi côn trùng/ vi sinh
+ Không bị ảnh hưởng bởi giặt/ giặt hấp
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Chỉ xơ dài liên tục (Continuous Filament Polyester)
- Cấu trúc: Chỉ xơ dài liên tục Continuous Filament Polyester (CFP) là chỉ có sự kết hợp hài hòa giữa độ mảnh và cường lực cao, loại chỉ này lý tưởng cho các sản phẩm may mặc yêu cầu đường may ẩn, viền gấp và giảm nhăn trên các loại vải mịn
Chỉ xơ dài liên tục còn góp làm giảm chi phí sản xuất, thời gian may và đảm bảo tận dụng năng suất máy bằng cách giảm: đứt chỉ, gãy kim, ngừng máy, chỉnh máy,…
+ Trang phục lót và đồ bơi + Sản phẩm da và lều bạt
+ Đồng phục, bảo hộ lao động + Quần áo thời trang
+ Vest, quần tây và áo sơ mi
- Những lợi ích chủ yếu:
+ Cường lực với độ căng đặc biệt
+ Bền màu và độ bóng tuyệt vời
+ Bền ma sát và hóa chất tốt
+ Ngoại quan mềm mại và tao nhã
Hình 3.28 Chỉ xơ dài liên tục
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Bảng 3.5 Tiêu chuẩn kỹ thuật của chỉ liên tục
+ Độ co rút dưới 1% ở nhiệt độ 100 0 C
+ Bền với mọi axit vô cơ
+ Không bị ảnh hưởng bởi các dung dịch kiềm yếu, nhưng kém bền với các dung dịch kiềm mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao
+ Không bị ảnh hưởng, nhưng hòa tan trong một số hợp chất gốc phenol + Không bị ảnh hưởng bởi chất tẩy trắng
+ Không bị ảnh hưởng bởi côn trùng/ vi sinh
+ Không bị ảnh hưởng bởi giặt/ giặt hấp
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Chỉ xơ ngắn
- Cấu trúc: Chỉ may Astra là loại chỉ may xơ ngắn cao cấp 100% polyester với độ bền đứt cao Đây là loại chỉ may thông dụng hiện được nhiều công ty may mặc sử dụng vì có thể đáp ứng tốt những yêu cầu đa dạng của các sản phẩm may công nghiệp
Chỉ may Astra với chất lượng ổn định góp phần làm giảm chi phí sản xuất, thời gian may và đảm bảo tận dụng tuyệt đối năng suất máy bằng cách giảm: đứt chỉ, gãy kim, ngừng máy, chỉnh máy,…
+ Áo sơ mi và áo kiểu nữ + Trang phục dệt kim
+ Jackets + Bảo hộ lao động
+ Trang phục lót + Áo váy
+ Quần áo trẻ em + Quần tây - jeans
- Những lợi ích chủ yếu:
+ Bền với ánh sáng và hóa chất
+ Được hỗ trỡ hồ bôi trơn đặc biệt để cung cấp khả năng may tốt nhất
Hình 3.29 Chỉ xơ ngắn
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Bảng 3.6 Tiêu chuẩn kỹ thuật của chỉ xơ ngắn
+ Độ co rút dưới 1% ở nhiệt độ 150 0 C
+ Bền với mọi axit vô cơ
+ Không bị ảnh hưởng bởi các dung dịch kiềm yếu, nhưng kém bền với các dung dịch kiềm mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao
+ Không bị ảnh hưởng, nhưng hòa tan trong một số hợp chất gốc phenol + Không bị ảnh hưởng bởi chất tẩy trắng
+ Không bị ảnh hưởng bởi côn trùng/ vi sinh
+ Không bị ảnh hưởng bởi giặt/ giặt hấp
Một số loại chỉ may khác
3.5.5.1 Chỉ Smocking Được sử khá rộng rãi trong ngành may mặc nhờ có các ưu điểm:
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
- Độ bền cao: Chỉ smocking thường được làm từ các loại sợi như Spandex, Polyester, Nylon,… giúp chỉ không dễ bị đứt khi thêu và khi vải bị căng ra
- Độ mịn màng: Chỉ smocking có bề mặt mịn, tạo tính thẩm mỹ
- Khả năng co giãn tốt, độ bền cao
- Ứng dụng: vớ ngắn, găng tay, đồ lót, chỉ may để may vào vải (áo thun nhún),
Hình 3.30 Chỉ may Smocking
Chỉ kim tuyến được sử dụng khá phổ biến trong thêu thùa nhờ có tính thẩm mỹ cao, phản chiếu ánh sáng tốt tạo được hiệu ứng lấp lánh Chỉ có độ bền cao vì được làm từ các sợi kim loại hoặc sợi tổng hợp tráng kim loại, khó bị đứt và chịu được sự mài mòn trong quá trình sử dụng Tuy nhiên chỉ kim tuyến có thể gây tình huống khó xử lý hơn so với chỉ may thông thường do có thành phần kim loại của nó
Hình 3.31 Chỉ kim tuyến
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Nhận biết một số loại chỉ may
Chỉ may có lõi và chỉ may không lõi
- Dựa vào việc tước sợi:
+ Tước sợi chỉ ra và lấy một sợi đơn Rút sợi đơn ra, nếu sợi không bị đứt rời mà vẫn giữ được độ bền thì đó là cấu trúc của sợi có lõi
+ Tước sợi chỉ ra và lấy một sợi đơn Rút sợi đơn ra, nếu sợi bị đứt rời ra thì đó là cấu trúc của sợi không có lõi
Hình 3.32 Phương pháp kiểm tra chỉ may có lõi
Hình 3.33 Phương pháp kiểm tra chỉ may không có lõi
- Dựa vào nhãn mác: Trên các cuộn chỉ ngày nay thường có nhãn mác ghi thông tin, thành phần, chất liệu… của sản phẩm
- Dựa vào lực kéo bằng tay: chỉ may có lõi có độ bền đứt cao hơn so với chỉ may không có lõi.
Chỉ may xơ ngắn 100% Cotton và chỉ may xơ ngắn 100% Polyester
- Dựa vào nhãn mác: Trên các cuộn chỉ ngày nay thường có nhãn mác ghi thông tin, thành phần, chất liệu,… của sản phẩm
- Dựa vào ngoại quan: Cả hai loại chỉ này đề có bề mặt xù lông do được tạo thành từ các sợi cắt ngắn Tuy nhiên bề mặt của chỉ xơ ngắn có thành phần 100% Cotton có
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020 bề mặt mềm và có cảm giác xốp Trong khi đó bề mặt của chỉ xơ ngắn có thành phần 100% Polyester có bề mặt mềm và có giảm giác mịn hơn
- Dựa vào lực kéo bằng tay: chỉ xơ ngắn có thành phần 100% Cotton có độ bền đứt thấp hơn so với chỉ xơ ngắn có thành phần 100% Polyester
- Đốt cháy: Khi đốt một lượng chỉ vừa đủ, chỉ xơ ngắn có thành phần 100% Cotton khi cháy tạo khói màu xám, có mùi giấy cháy, cháy hoàn toàn tạo thành tro mịn chỉ xơ ngắn có thành phần 100% Polyester cháy tạo khói màu trắng, có mùi nhựa, tro vón cục màu đen.
Chỉ may Filament 100% Polyester và chỉ may Filament 100% Nylon
- Dựa vào nhãn mác: Trên các cuộn chỉ ngày nay thường có nhãn mác ghi thông tin, thành phần, chất liệu,… của sản phẩm
- Đốt cháy: Khi đốt vừa đủ một lượng chỉ Filament có thành phần 100% Polyester cháy tạo khói màu trắng, có mùi nhựa, tro vón cục màu đen Trong khi đó chỉ Filament có thành phần 100% Nylon cháy tạo khói màu đen, có mùi nhựa, tro khi nguội vón cục cứng màu đen
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHỈ MAY
Giới thiệu Chi nhánh Công ty Cổ phần Viện Nghiên Cứu Dệt May tại thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4.1 Chi nhánh Công ty Cổ phần Viện Nghiên Cứu Dệt May tại Tp HCM
4.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Viện Nghiên Cứu Dệt May
Công ty Cổ phần – Viện Nghiên Cứu Dệt May là doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc Bộ Công Thương Với lịch sử hình thành và phát triển trên 50 năm, gắn liền với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, Công ty hiện là đơn vị nghiên cứu và cung cấp dịch vụ kỹ thuật hàng đầu trong ngành Đội ngũ CBCNV của Công ty là 90 người, trong đó đa phần là cán bộ chuyên môn có trình độ cao, nhiều Thạc sỹ, Tiến sỹ chuyên ngành dệt may và hóa phân tích, đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu về nghiên cứu KHCN cũng như cung cấp các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực dệt may
Hiện tại Công ty có Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn, Chuyển giao công nghệ, chuyên thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ và cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật ngành dệt may; Trung tâm Thí nghiệm Dệt May được duy trì theo hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn theo ISO/IEC 17025:2017, có khả năng thử nghiệm hầu hết các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm dệt may cơ bản, đáp ứng các tiêu chuẩn/quy chuẩn trong nước/quốc tế TCVN, ISO, BS, ASTM, AATCC;
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
Trung tâm Giám định và Chứng nhận sản phẩm thực hiện hoạt động giám định theo ISO/IEC 17020: 2012; hoạt động chứng nhận sản phẩm theo ISO/IEC 17065: 2012;
Với tôn chỉ hàng đầu “đảm bảo mọi đơn hàng, dịch vụ kĩ thuật, thí nghiệm, giám định, chứng nhận do Công ty thực hiện luôn thỏa mãn các yêu cầu ngày càng cao của mọi khách hàng”, cùng với mối quan hệ gắn bó với các cơ sở dệt may trong nước, các tổ chức và các viện nghiên cứu ngoài nước Công ty có những điều kiện cần thiết, ưu việt và thuận lợi trong việc tổ chức nghiên cứu, triển khai, trao đổi thông tin, giám định và thử nghiệm, thiết kế, chế thử sản phẩm, chuyển giao công nghệ và dịch vụ … thuộc lĩnh vực dệt may
- 05/02/1969: Viện Công nghiệp Sợi được thành lập theo Quyết định 24-CP của Chính phủ
- Năm 1970: Viện chuyển về thành phố Nam Định
- Năm 1978: Viện xây dựng Phòng thí nghiệm hóa nhuộm ở Hà Nội do hãng Ciba-Geigy tài trợ
- Năm 1980: Thành lập Phân Viện nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 1983: Viện chuyển từ thành phố Nam Định về Hà Nội
- 14/02/2006: Viện chuyển đổi hoạt động theo mô hình tổ chức khoa học và công nghệ tự chủ với tên gọi: VIỆN DỆT MAY Viện có trụ sở chính tại Hà Nội và Phân Viện tại thành phố Hồ Chí Minh
- Năm 2018: Viện chuyển đổi thành công sang mô hình Công ty Cổ phần Ngày 10/10/2018, Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần với mã số doanh nghiệp là 0100100294
4.1.3 Lĩnh vực hoạt động: bao gồm 6 lĩnh vực
- Nghiên cứu chiến lược: Nghiên cứu chiến lược, qui hoạch, chính sách và các giải pháp phát triển ngành dệt may Việt Nam
- Nghiên cứu ứng dụng: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các nguyên liệu, thiết bị, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng và sản phẩm dệt may mới
- Dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ: Thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; Tư vấn, thiết kế quy trình công nghệ; xây dựng, thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may và môi trường; Tư vấn xây dựng phòng thí
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020 nghiệm quốc gia, phòng thí nghiệm về môi trường sinh thái, phòng thử nghiệm để giám định và kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm dệt may
- Dịch vụ thử nghiệm, giám định và chứng nhận: Cung cấp dịch vụ giám định và chứng nhận chất lượng sản phẩm, thử nghiệm chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm dệt may, thuốc nhuộm, hóa chất và chất trợ dệt,…
- Tư vấn đào tạo: Đào tạo cán bộ chuyên ngành có trình độ trên đại học và nhân viên khoa học kỹ thuật ngành dệt may
- Sản xuất và kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh một số sản phẩm như xơ bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc, chỉ may, tơ tằm, vải tơ tằm, vải trang trí nội thất,
4.1.4 Các đơn vị trong Viện Nghiên Cứu
4.1.4.1 Trung tâm nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ Dệt may
- Nghiên cứu phát triển các nguyên liệu, công nghệ, sản phẩm dệt may mới
- Tư vấn đầu tư, lựa chọn thiết bị, công nghệ, bố trí dây chuyền sản xuất sợi dệt nhuộm và may
- Triển khai các dịch vụ chuyển giao, hỗ trợ khoa học kỹ thuật công nghệ dệt may
4.1.4.2 Trung tâm thí nghiệm Dệt may
- Thử nghiệm kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm dệt may, hóa chất, thuốc nhuộm, chất trợ,… trong ngành dệt may
- Cung cấp dịch vụ thử nghiệm phục vụ kiểm tra hàng hóa dệt may theo quy định của Nhà nước
- Xây dựng, soát xét các tiêu chuẩn ngành và quốc gia, các quy chuẩn kỹ thuật ngành
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý chất lượng cho các đơn vị thuộc ngành dệt may
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm dệt may; xây dựng và thiết kế phòng thử nghiệm; các rào cản kỹ thuật dệt may, đặc tính kỹ thuật của vật liệu dệt, thuốc nhuộm, hóa chất, chất trợ ngành dệt
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
4.1.4.3 Trung tâm giám định và chứng nhận sản phẩm
- Cung cấp các dịch vụ Giám định, chứng nhận liên quan đến xơ bông, hàng tiêu dùng, các sản phẩm dệt may dùng cho sản xuất và các hoạt động công nghiệp khác
- Cung cấp các dịch vụ đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng; các hoạt động nghiệp vụ giám định, chứng nhận
4.1.4.4 Thông tin và Đào tạo
- Tổ chức đào tạo cán bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, may, thiết kế thời trang
- Cung cấp, phổ biến thông tin kinh tế kỹ thuật; Xuất bản các tài liệu kỹ thuật và quản lý công nghệ, quản lý sản xuất chuyên ngành dệt may
- Triển khai sản xuất thực nghiệm các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu: sợi, chỉ, vải, khăn,…
Công tác kiểm định chất lượng chỉ may
4.2.1 Tiêu chuẩn kiểm định đối với chỉ may ISO
Hình 4.2 Logo của ISO
Khái niệm ISO: ISO là viết tắt của cụm từ International Organization for Standardization" là tên của một "Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế" được thành lập ngày
23 tháng 2 năm 1947 Đây là cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng trên toàn thế giới
ISO 9001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành Một cơ quan quốc tế bao gồm các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của hơn 160 quốc gia Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020 về hệ thống quản lý chất lượng (QMS) được sử dụng phổ biến nhất trong các tiêu chuẩn ISO trên thế giới Nội dung của ISO 9001 bao gồm những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các quy trình trong QMS để đạt được mục tiêu mong muốn Đó chính là đáp ứng, thỏa mãn được các yêu cầu cùng mong đợi của khách hàng và các bên liên quan khác Đây chính là chìa khóa để doanh nghiệp có thể tồn tại và thành công trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay
Trụ sở chính của ISO hiện đang đặt tại Geneva, Thụy Sĩ Việt Nam là nước thứ
77 tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn ISO Các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt ban hành với tên gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN) Có 7 loại chứng chỉ ISO phổ biến được áp dụng tại Việt Nam:
- Chứng chỉ ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng
- Chứng chỉ ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường
- Chứng chỉ ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Chứng chỉ ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ
- Chứng chỉ ISO 27001:2013 - Hệ thống quản lý an toàn thông tin
- Chứng chỉ ISO 13485 - Hệ thống quản lý thiết bị y tế
- Chứng chỉ ISO 50001 - Hệ thống quản lý năng lượng
Với nhiệm vụ chính là thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp
4.2.1.2 Một số tiêu chuẩn ISO áp dụng cho chỉ may
Có rất nhiều tiêu chuẩn ISO trong ngành may Tuy nhiên nhóm nghiên cứu xin trích dẫn một số tiêu chuẩn liên quan đến phần kiểm định chỉ may a) ISO 105-E04:1994: Tiêu chuẩn xác định độ bền màu của chỉ khi tiếp xúc với mồ hôi
- Tiêu chuẩn này mô tả các quy trình thử nghiệm để đánh giá sự thay đổi màu sắc và độ dây màu khi vải tiếp xúc với mồ hôi acid và mồ hôi kiềm
- Phạm vi áp dụng: chỉ nhuộm
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
- Mẫu chỉ may được gắn vào một mẫu vải kèm thử nghiệm Ngâm mẫu trong dung dịch acid và dung dịch kiềm phù hợp theo tiêu chuẩn ở nhiệt độ xác định Sau khi ngâm trong thời gian quy định, lấy mẫu ra, đặt mẫu giữa các tấm vật liệu thấm nước, sau đó ép nhẹ để loại bỏ dung dịch thừa Ủ nhiệt: đặt mẫu trong tủ ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tiêu chuẩn trong một khoảng thời gian quy định Đánh giá kết quả bằng việc kiểm tra sự thay đổi màu sắc của mẫu chỉ và vải thử kèm sau khi giặt với mẫu gốc, sử dụng thang điểm để đánh giá mức độ phai màu và độ dây màu b) ISO 105-C06:2010: Tiêu chuẩn xác định độ bền màu của chỉ đối với giặt gia dụng và giặt thương mại
- Tiêu chuẩn này đưa ra các phương pháp thử nghiệm để xác định độ bền màu của chỉ nhuộm khi tiếp xúc với quá trình giặt Tiêu chuẩn này giúp đảm bảo rằng màu sắc của sản phẩm dệt may duy trì được độ bền sau nhiều lần giặt
- Phạm vi áp dụng: Sử dụng cho chỉ các loại, từ cotton đến sợi tổng hợp
- Mẫu chỉ may được gắn vào một mẫu vải kèm thử nghiệm Sử dụng dung dịch giặt phù hợp theo tiêu chuẩn với điều kiện thử nghiệm Mẫu được giặt trong máy giặt với các điều kiện nhiệt độ, thời gian và tốc độ quay cụ thể Đánh giá kết quả bằng việc kiểm tra sự thay đổi màu sắc của mẫu chỉ và vải thử kèm sau khi giặt với mẫu gốc, sử dụng thang điểm để đánh giá mức độ phai màu và độ dây màu c) ISO 2062: Tiêu chuẩn về độ bền kéo và độ giãn dài của chỉ
- Tiêu chuẩn này xác định phương pháp thử nghiệm sử dụng thiết bị thử kéo để đo độ bền kéo và độ giãn dài của chỉ may dưới tải trọng cụ thể
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các loại chỉ may khác nhau
- Mẫu chỉ thử dài 500mm được đặt vào ngàm kẹp và vận hành máy cho đến khi chỉ bị lực kéo đứt Quá trình này lặp lại 30 lần Quan sát đồ thị lực kéo đứt của chỉ thử trên máy tính được kết nối với thiết bị đo
4.2.2 Quy trình kiểm định chỉ may về độ bền mồ hôi (ISO 105-E04: 1994)
Các mẫu thử tiếp xúc với vải thử kèm được xử lý trong hai dung dịch khác nhau có chứa Histindin Sau đó được lấy ra, làm ráo nước và đặt vào giữa hai tấm phẳng dưới áp lực xác định trong thiết bị thử Mẫu thử và vải thử kèm được làm khô riêng biệt Sự
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020 thay đổi màu của mỗi mẫu thử và sự dây mà của các vải thử kèm được đánh giá bằng cách so sánh với thang màu xám
4.2.2.2 Chuẩn bị thiết bị và thuốc thử a) Thiết bị thử:
Thiết bị thử gồm một khung thép không gỉ, có thể đặt lọt một quả tạ xấp xỉ 5kg, có kích thước đáy 60mm x 115mm tạo ra một áp lực 12.5 kPa lên các mẫu thử có kích thước 40mm x 100mm đặt giữa các tấm nhựa acrylic kích thước xấp xỉ 60mm x
115mm x 1.5mm (11 tấm) Thiết bị thử được thiết kế sao cho nếu trong quá trình thử bỏ quả tạ ra thì áp lực vẫn được duy trì ở 12.5kPa
Hình 4.3 Bộ dụng cụ thiết bị thử độ bền màu với mồ hôi
Lưu ý: có thể dùng thiết bị thử khác nếu cho kết quả tương đương b) Tủ sấy: Tủ sấy không có quạt thông gió, giữ nhiệt độ ở 37°C ± 2°C c) Dung dịch axit
Sử dụng nước cất, không sử dụng nước thường để pha Là dung dịch mới pha, thể tích 1 lít, trong đó chứa:
Hình 4.4 Tủ sấy thí nghiệm
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020
- 2.2g Sodium dihydrogen orthophosphat dihydrat (NaH2PO4.2H2O)
Chứng chỉ Oeko-Tex Standard 100 – tiêu chuẩn về vấn đề an toàn sản phẩm may mặc
Khái niệm: Oeko-Tex Standard 100 là chứng chỉ quốc tế nhằm đảm bảo an toàn của các sản phẩm dệt may Chứng chỉ này kiểm tra các sản phẩm ở mọi giai đoạn sản xuất để đảm bảo chúng không chứa các hóa chất độc hại và an toàn cho sức khỏe người sử dụng Các tiêu chí kiểm tra bao gồm các chất cấm và hạn chế, các chất có thể gây hại cho sức khỏe, và các thông số về độ pH, độ bền màu,… Sản phẩm đạt chứng chỉ Oeko- Tex được coi là an toàn và thân thiện với người tiêu dùng
Mục đích: Đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng bằng cách xác minh rằng các sản phẩm dệt may không chứa các chất độc hại vượt quá mức cho phép Tạo niềm tin cho khách hàng về độ an toàn của sản phẩm
Nội dung: Kiểm tra và chứng nhận các sản phẩm dệt may ở mọi giai đoạn sản xuất, từ nguyên liệu thô, sợi, vải, cho đến sản phẩm hoàn thiện Đánh giá các tiêu chí về hóa chất độc hại, độ pH, độ bền màu, và các yêu cầu khác liên quan đến sức khỏe Đối tượng áp dụng chứng nhận Oeko-Tex Standard 100: Bất kỳ tổ chức nào trong chuỗi cung ứng dệt may muốn chứng nhận rằng sản phẩm của họ an toàn cho người tiêu dùng
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020 Hình 4.18 Chứng chỉ Oeko-Tex Standard 100 về vấn đề an toàn sản phẩm may mặc
SVTH: Lưu Thị Tân Tín - Trần Thị Kim Trinh Ngành: Công Nghệ May 2020