1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Chăn nuôi heo ở quảng ngãi thực trạng và hướng phát triển docx

4 557 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 97,05 KB

Nội dung

Chăn nuôi heo ở quảng ngãi thực trạng và hướng phát triển Quảng Ngãi có hơn 80% dân số làm nông nghiệp, nghề chăn nuôi đã góp phần đáng kể vào thu nhập của nông hộ.. Cùng với sự phát tr

Trang 1

Chăn nuôi heo ở quảng ngãi thực

trạng và hướng phát triển

Quảng Ngãi có hơn 80% dân số làm nông nghiệp, nghề chăn nuôi

đã góp phần đáng kể vào thu nhập của nông hộ Trong chăn nuôi gia súc thì chăn heo phát triển tương đối khá, tốc độ phát triển cả thời kỳ 1994 - 2005 là 4,48%/năm riêng giai đoạn 1994 - 2000 phát triển có phần chậm lại và không ổn định, bình quân giai đoạn này là 2,08% Giai đoạn từ năm 2000- 2005 chăn nuôi heo phát triển nhanh hơn, bình quân 7,45%/ năm Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, kinh tế tỉnh Quảng Ngãi phát triển nhanh hơn nên sức tiêu dùng thịt cũng tăng lên, dẫn đến giá thịt heo hơi

có thời điểm từ 14.000đ- 16.000đ/ kg

Tổng đàn heo năm 2005 là 576.570 con, trong đó đàn heo nái

105.316 con, chiếm 18,27%, heo thịt là 105.316 con, chiếm

18,27%, còn lại là heo choai sau cai sữa chiếm 63,46% Đàn heo tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng chiếm trên 80% tổng đàn

Trang 2

heo của tỉnh Tuy vậy, nguồn thu nhập từ chăn nuôi heo hiện nay vẫn chưa xứng với tiềm năng có thể khai thác được, mà điểm hạn chế là chất lượng con giống Thực trạng giống heo ở Quảng Ngãi như sau:

- Các giống heo có tỉ lệ nạc cao như Yorshire, Đại bạch, Landrace chiếm tỉ lệ thấp so với tổng đàn (khoảng 10 - 15%)

- Các giống heo nuôi thịt kiêm dụng mỡ- nạc, phần lớn là con lai F1, F2 hoặc F3 (máu Yorshire khoảng 50- 70%) trở lên

- Đàn heo nái chủ lực là heo giống Móng Cái nhập từ miền Bắc và nuôi nái lai tạo với các giống heo ngoại tạo ra con lai F1 nuôi thịt

và một số hộ nuôi thuần để thay thế đàn nái địa phương Ngoài ra ở một số huyện đồng bằng của tỉnh dùng con lai F1 làm nái cho lai tạo với heo đực ngoại tạo ra con lai F2 nuôi thịt

- Heo cỏ (địa phương) nhóm heo này vẫn còn ở các huyện miền núi vì dễ nuôi, thịt ngon nên dù năng suất thấp nhưng vẫn được nuôi

Chăn nuôi heo ở Quảng Ngãi hầu hết là chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẽ, manh mún và tận dụng Với thực

Trang 3

trạng trên chăn nuôi heo ở Quảng Ngãi trong những năm qua đã gặp không ít khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm heo thịt và hiệu quả kinh tế về chăn nuôi heo chưa đúng với tiềm năng hiện có của tỉnh

Để nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh nhàlên 32,4% thì cần rất nhiều khâu đột phá Trong đó có thể xem công tác giống là một trong những khâu đột phát để tăng năng suất vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giống, Trung tâm khuyến nông Quảng Ngãi trong những năm qua đã

tuyển chọn, du nhập và xây dựng các mô hình trình diễn như nuôi heo ngoại sinh sản ở đồng bằng và chăn nuôi heo Móng cái ở Miền núi để làm cơ sở cho việc tuyên truyền và nhân ra diện rộng

Định hướng công tác giống heo của tỉnh Quảng Ngãi đến năm

2010, có từ 40 - 50% heo thịt hướng nạc và 30% heo lai kinh tế hướng nạc, như vậy cần đàn nái để tạo giống thương phẩm thường xuyên từ 80.000 - 85.000 con, tăng cường đàn nái giống ông, bà và cha, mẹ siêu nạc Nâng cấp Trại heo giống của tỉnh để cung cấp

Trang 4

heo con giống cho nhân dân và khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng từ 20 đến 40 trại heo giống cha mẹ qui mô từ 50- 200 nái cơ bản để cung cấp heo thương phẩm cho dân Đối với các huyện đồng bằng nâng cao tỉ lệ đàn heo nái ngoại, đôi với các huyện Miền núi từng bước thay thế đàn heo nái cỏ bằng giống heo Móng cái (thông qua các chương trình Khuyến nông của tỉnh và Trung ương)

Như vậy với thực trạng và định hướng phát triển công tác giống heo của tỉnh Quảng Ngãi như đã nêu trên Trung tâm khuyến nông Quảng Ngãi rất mong muốn được hợp tác, chia sẽ với các cơ quan Trung ương , viện nghiên cứu, các trường Đại học nông nghiệp

để đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn heo nái sinh sản trong dân

ở các huyện đồng bằng và Móng Cái hóa ở các huyện Miền núi, để chăn nuôi heo trong tỉnh ngày càng phát triển./

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w