1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp quy trình bảo dưỡng bộ vi sai

23 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình bảo dưỡng bộ vi sai
Tác giả Hồ Hữu Phát, Trương Nhật Thành, Lê Nguyễn Quốc Thắng, Trần Quốc Thịnh
Người hướng dẫn ThS. Trần Thái Sơn
Chuyên ngành Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Khi xe chạy thẳng: Khi xe chạy thẳng, một lực cản đều nhau tác động lên cả bánh xe bên phải và bánh xe bên trái, vì vậy bánh răng vành chậu, bánh răng vi sai và bánh răng bán trục đều qu

Trang 1

BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm:

Ký tên

ThS Trần Thái Sơn

Trang 4

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Bộ vi sai trên ô tô 1 Hình 2: Cấu tạo của bộ vi sai 2 Hình 3: Nguyên lí hoạt động của vi sai 3

Trang 5

MỤC LỤC

I Sơ lược về bộ vi sai 1

1.1 Bộ vi sai là gì? 1

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ vi sai 1

1.3 Cấu tạo bộ vi sai 2

1.4 Nguyên lí hoạt động 3

II Bảo dưỡng bộ vi sai 3

2.1 Kiểm tra và bảo dưỡng 4

2.2 Tháo và lắp vi sai 4

2.3 Đo và điều chỉnh tải trọng ban đầu, khe hở ăn khớp 10

Trang 6

I Sơ lược về bộ vi sai

1.1 Bộ vi sai là gì?

Bộ vi sai chính là một loại thiết bị được dùng với mục đích thực hiện, vận hành việc chia momen xoắn của các cụm động cơ ra hai đường Đây còn là loại thiết

bị hỗ trợ cho phép 2 bên bánh xe có thể quay và di chuyển với 2 tốc độ khác nhau

Hình 1: Bộ vi sai trên ô tô

Bộ vi sai là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong mỗi phương tiện giao thông vận tải Khi xe bo vào cua, mỗi bánh xe có một tốc độ riêng để đảm bảo độ bám đường, các bánh xe ở ngoài sẽ có tốc độ cao hơn những bánh còn lại Nếu không có bộ vi sai, các bánh xe sẽ bị tình trạng khóa và nhau dẫn đến việc trượt quay vô cùng nguy hiểm Bộ vi sai thường được lắp cùng với truyền lực cuối, hay còn gọi là cầu xe

Bộ vi sai được phân loại theo các hình thức sau đây:

Phân loại theo kết cấu : vi sai bánh răng nón, vi sai bánh răng trụ và vi sai trục vít Phân loại theo loại vi sai: Loại không có cơ cấu khóa vi sai và loại có cơ cấu khóa

vi sai

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ vi sai

Chức năng bộ vi sai:

Trang 7

Bộ vi sai mang một chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình vận hành xe Đây là bộ phận hỗ trợ việc đưa nguồn động lực của động cơ truyền xuống bánh

xe Quá trình đó cần phải thông qua hệ thống cuối cùng, đó chính là bộ vi sai Bộ

vi sai đóng vai trò như nơi hỗ trợ giảm tốc độ cuối cùng trước khi momen xoắn được truyền tới các bánh xe, ở mỗi cầu chủ động đều cần một bộ vi sai

Nhiệm vụ bộ vi sai:

Bộ vi sai đảm nhận các nhiệm vụ chính chính là:

Hỗ trợ thay đổi tốc độ bánh xe khi xe vào những khúc cua, đường cong

Truyền momen của hệ thống động cơ tới bánh xe

Cơ cấu giảm tốc độ cuối cùng trước khi momen xoắn truyền tới các bánh xe

1.3 Cấu tạo bộ vi sai

Hình 2: Cấu tạo của bộ vi sai

Hộp vi sai ô tô gồm 2 phần cơ bản: truyền lực cuối và truyền lực vi sai

Truyền lực cuối: bánh răng chủ động (1) ăn khớp với bánh bị động (2) -> giảm

số vòng quay để tăng momen

Truyền lực vi sai: tạo ra tốc độ quay chênh lệch giữa 2 bánh xe khi chạy đường vòng

Trang 8

Vỏ bộ vi sai (3,4) gắn trên bánh răng bị động (2)

Bánh răng vi sai (6) lắp trên vỏ bộ vi sai

Bánh răng bán trục (5) ăn khớp với bán trục (8,9)

1.4 Nguyên lí hoạt động

Hình 3: Nguyên lí hoạt động của vi sai

Khi xe chạy thẳng:

Khi xe chạy thẳng, một lực cản đều nhau tác động lên cả bánh xe bên phải và

bánh xe bên trái, vì vậy bánh răng vành chậu, bánh răng vi sai và bánh răng bán

trục đều quay như một khối liền để truyền lực dẫn động đến cả hai bánh xe

Khi xe chạy trên đường vòng:

Khi xe chạy trên đường vòng, tốc độ quay của lốp ngoài và lốp trong sẽ khác

nhau.Vì vậy chính cơ cấu quay độc lập với tốc độ khác nhau của 2 bán trục nhờ

bộ vi sai giúp xe vào vòng êm dịu và dễ dàng

Nói khác đi, bên trong bộ vi sai, bánh răng bán trục B phía trong quay chậm và

bánh răng vi sai phải quay sao cho bánh răng bán trục A phía ngoài quay nhanh

hơn

II Bảo dưỡng bộ vi sai

Trang 9

2.1 Kiểm tra và bảo dưỡng

Làm sạch bên ngoài và xả dầu bôi trơn

Tháo rời các chi tiết, bộ phận và làm sạch

Kiểm tra hư hỏng chi tiết và kiểm tra chi tiết theo định kỳ

Lắp các chi tiết và bôi trơn truyền lực chính

Thay dầu bôi trơn

Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh công nghiệp

2.2 Tháo và lắp vi sai

Quy trình tháo:

Bước 1: Đánh dấu bulong bộ vi sai với cầu xe

Bước 2: Đánh dấu trống phanh với bulong má phanh và sau đó tháo trống phanh

Trang 10

Bước 3: Tháo ốc giữ má phanh

Bước 4: Dùng cảo tháo cụm má phanh và bán trục

Trang 11

Bước 5: Tháo bộ vi sai ra khỏi cầu xe

Bước 6: Tháo 4 bu lông nắp vòng bi theo thứ tự

Trang 12

Bước 7: Tháo 2 đai ốc điều chỉnh và nắp vòng bi bán trục

Bước 8: Tháo vỏ vi sai ra khỏi vỏ đỡ vi sai

Trang 13

Bước 9: Tháo bu lông tấm hãm và tấm hãm

Bước 10: Tháo bánh răng vành chậu ra khỏi vỏ vi sai (đánh dấu trước khi tháo)

Trang 14

Bước 11: Tháo chốt khoá

Bước 12: Tháo bánh răng vi sai và đệm chặn

Bước 13: Tháo bánh răng bán trục

Trang 15

Quy trình lắp:

Trước khi lắp phải kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng bôi trơn các chi tiết

Thực hiện các bước ngược lại với quá trình tháo

Lắp bánh răng bán trục vào vỏ vi sai

Lắp bánh răng vi sai và đệm chặn(căn chỉnh hợp lí)

2.3 Đo và điều chỉnh tải trọng ban đầu, khe hở ăn khớp

Điểu chỉnh khe hở ăn khớp:

Bước 1: Để đo và điều chỉnh tải trong ban, khe hở ăn khớp thì đầu tiên phải gá vi sai lên bộ đỡ và kẹp vào eto

Trang 16

Bước 2: Nới lỏng 4 bu lông nắp vòng bi và xoay 4 bu lông xuống bằng tay

Bước 3: Đưa đai ốc điều chỉnh vào sao cho đai ốc điều chỉnh có thể xoay nhẹ nhàng bằng tay

Trang 17

Bước 4: Dùng cần xiết lực xiết 4 bu lông với Momen xiết 60 (Nm)

Bước 5: Xoay đai ốc điều chỉnh phía bánh răng cùi thơm bằng dụng cụ đặt biệt cho đến khi nặng tay thì ngưng

Trang 18

Bước 6: Đặt dụng cụ đo sao cho đầu đo tiếp xúc và vuông gốc với bánh răng vành chậu

Bước 7: Xoay vòng ngoài sao cho kim trùng với vạch số 0

Trang 19

Bước 8: Dùng tay lắc bánh răng vành chậu để kiểm tra khe hở và đồng thời dùng dụng cụ đặt biệt xiết đai ốc điều chỉnh phía bánh răng vành chậu để canh chỉnh khe hở

Canh chỉnh sao cho khoảng khe hở ăn khớp từ 0,13 – 0,18 mm Kết quả canh chỉnh của nhóm là 0,15 mm

Điểu chỉnh tải trọng ban đầu:

Trang 20

Bước 1: Dùng dụng cụ đặt biệt xiết chặt hoàn toàn đai ốc điều chỉnh phía bánh răng cùi thơm Để chắc chắn bộ (bao gồm bánh răng hành tinh, bánh răng bán trục và bánh răng vành chậu) chạm vào vòng bi bán trục và vòng ngoài của vòng

bi Rồi nới lỏng đai ốc điều chỉnh phía bánh răng cùi thơm

Trang 21

Bước 2: Đặt đồng hồ đo sao cho đầu đo chạm vào vòng trong của vòng bi

Bước 3: Điều chỉnh đồng hồ so về 0

Trang 22

Bước 4: Xiết đai ốc điều chỉnh phía cùi thơm sao cho đồng hồ so nhảy vạch thì ngưng

Bước 5: Xiết thêm 1 – 2 vạch từ vị trí đánh dấu Điều chỉnh tải trọng ban đầu đã xong

Trang 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://phutungsuzuki.net/2021/03/25/nguyen-ly-hoat-dong-cua-bo-vi-sai-o-to/ https://hyundai-mpc.vn/bo-vi-sai-la-gi

Ngày đăng: 18/11/2024, 12:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w