1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan

130 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 2,26 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (13)
    • 1.1 Khái niệm (13)
    • 1.2 Gánh nặng, hậu quả của lo âu, căng thẳng, trầm cảm trong vấn đề nghiên cứu (0)
    • 1.3 Các thang đo lo âu, căng thẳng và trầm cảm (16)
    • 1.4 Thực trạng lo âu, căng thẳng và trầm cảm của sinh viên y dược trên thế giới và Việt Nam (22)
    • 1.5 Một số yếu tố liên quan đến lo âu, căng thẳng và trầm cảm ở sinh viên khoa y dược (24)
    • 1.6 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu (30)
    • 1.7 Khung lý thuyết (32)
  • CHƯƠNG 2 (33)
    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu (33)
    • 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (33)
    • 2.3 Thiết kế nghiên cứu (34)
    • 2.4 Cỡ mẫu (34)
    • 2.5 Phương pháp chọn mẫu (34)
    • 2.6 Phương pháp thu thập số liệu (35)
    • 2.7 Các biến số (37)
    • 2.8 Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá căng thẳng, lo âu, trầm cảm (37)
    • 2.9 Phương pháp phân tích số liệu (38)
    • 2.10 Vấn đề đạo đức nghiên cứu (38)
  • CHƯƠNG 3 (40)
    • 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (40)
    • 3.2 Thực trạng lo âu, căng thẳng, trầm cảm ở sinh viên (45)
    • 3.3 Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, bạn bè và tình cảm cá nhân, xã hội với biểu hiện lo âu ở sinh viên (46)
    • 3.4 Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, bạn bè và tình cảm cá nhân, xã hội với biểu hiện căng thẳng ở sinh viên (55)
    • 3.5 Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, bạn bè và tình cảm cá nhân, xã hội với biểu hiện trầm cảm ở sinh viên (63)
    • 3.6 Mô hình hồi quy đa biến giữa biểu hiện lo âu, căng thẳng, trầm cảm và các yếu tố liên quan (71)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (78)
    • 4.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (78)
    • 4.2 Thực trạng biểu hiện lo âu, căng thẳng, trầm cảm ở sinh viên (78)
    • 4.3 Một số yếu tố liên quan đến lo âu, căng thẳng, trầm cảm ở sinh viên (81)
    • 4.4 Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu (87)
  • KẾT LUẬN (89)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (92)

Nội dung

Mối liên quan giữa các yếu tố học tập với biểu hiện căng thẳng ở sinh viên .... Mối liên quan giữa các yếu tố học tập với biểu hiện trầm cảm ở sinh viên .... Vì vậy, chúng tôi mới tiến h

Khái niệm

Lo âu là một trạng thái cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, bồn chồn, và sợ hãi quá mức Các triệu chứng bao gồm căng thẳng, mất ngủ, và khó tập trung Lo âu thường kéo dài và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh (11)

Biểu hiện chủ yếu của rối loạn lo âu thường liên quan đến nỗi sợ hãi quá mức và phi lý, khiến bệnh nhân cảm nhận được cảm giác lo sợ mà không rõ nguyên nhân Lo âu không thể được quy cho một tình trạng tâm thần hoặc bệnh lý sinh lý khác Những trạng thái như vậy thường nằm ngoài tầm kiểm soát của bệnh nhân, biểu hiện tính chất mạn tính, dai dẳng và đôi khi leo thang thành các đợt xuất hiện từng đợt (12)

Lo âu đi kèm với phản ứng cảm xúc tăng cao, được chứng minh bằng các biểu hiện tự chủ và cơ thể (13) Nó có thể được hiểu là một phản ứng phòng thủ trước những nguy hiểm không tồn tại hoặc một phản ứng trước những kích thích bắt nguồn từ kinh nghiệm trong quá khứ

Căng thẳng là phản ứng của cơ thể đối với những yêu cầu hoặc áp lực từ môi trường bên ngoài Triệu chứng của căng thẳng bao gồm cảm giác lo lắng, bứt rứt, và dễ kích động Nếu không được kiểm soát, căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (11)

1 Phản ứng căng thẳng cấp tính: Đây là một tình trạng tạm thời phát triển ở một cá nhân không có bất kỳ rối loạn tâm thần (RLTT) rõ ràng nào khác, xuất phát từ đáp ứng với một tình huống căng thẳng cụ thể về mặt cơ thể hoặc tâm lý, thường

HUPH giảm đi sau vài giờ hoặc vài ngày Cường độ và thời gian xuất hiện của căng thẳng phụ thuộc vào khả năng ứng phó và sức đề kháng tâm lý của mỗi người (14)

2 Rối loạn căng thẳng sau sang chấn: Đây là một phản ứng phát sinh chậm trễ hoặc kéo dài đối với một sự kiện hoặc hoàn cảnh gây ra căng thẳng (dù ngắn hạn hoặc dài hạn) mang tính đe dọa hoặc thảm họa đặc biệt, có thể gây ra đau khổ (14)

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi tình trạng buồn bã, mất hứng thú trong các hoạt động thường ngày, và cảm giác tuyệt vọng Triệu chứng của trầm cảm bao gồm thay đổi khẩu vị, giấc ngủ, và cảm giác tự ti (11)

Theo phân loại bệnh Quốc tế thứ 10, trầm cảm thường biểu hiện qua các triệu chứng như tâm trạng buồn, mất quan tâm, mất năng lượng dẫn đến sự mệt mỏi tăng và giảm hoạt động, kéo dài ít nhất 2 tuần(11)

Theo DSM-V (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, DSM-5), rối loạn trầm cảm được đặc trưng chủ yếu bởi một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm, không kèm theo giai đoạn mania, giai đoạn hỗn hợp hoặc giai đoạn hưng phấn nhẹ Trong giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân cần phải trải qua ít nhất 5 trong số các triệu chứng chính sau (12):

- Sự suy giảm của tâm trạng trong hầu hết các ngày, được nhận biết bởi bệnh nhân

- Sự suy giảm rõ rệt của sự hứng thú hoặc thú vui trong hầu hết các hoạt động hàng ngày, được nhận biết bởi bệnh nhân hoặc người quan sát

- Sự giảm cân không giải thích được hoặc tăng cân, mất hoặc tăng sự ngon miệng hàng ngày

- Rối loạn giấc ngủ hàng ngày

- Sự giảm tốc độ hoặc sự giảm khả năng vận động tinh thần hàng ngày

- Sự mệt mỏi hoặc mất năng lượng hàng ngày

- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức, gần như mỗi ngày

- Khả năng suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định suy giảm gần như mỗi ngày

- Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, nhưng không chỉ là lo sợ, mà là ý định thực hiện hoặc kế hoạch cụ thể để thực hiện tự tử

1.2 Hậu quả của lo âu, căng thẳng, trầm cảm trong vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Hậu quả của lo âu

Lo âu khiến cho hoạt động của cá nhân bị ảnh hưởng, thường đi kèm với ý thức hoặc hành động không tỉnh táo Các biểu hiện như run, nhịp tim tăng, khó thở, và đổ mồ hôi có thể xảy ra Người mắc phải chứng lo âu thường dễ lạm dụng cồn và các chất kích thích khác để giảm bớt các triệu chứng mà họ gặp phải (11)

Khi lo âu trở nên quá mức hoặc kéo dài, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cá nhân Những trạng thái này thường đi kèm với các ý nghĩ và hành động không hợp lý, và biểu hiện qua các triệu chứng như run rẩy, tim đập nhanh, khó thở, và vã mồ hôi Để giảm bớt những triệu chứng này, cá nhân có thể dễ dàng lạm dụng các loại thức uống có cồn và chất kích thích khác (11) Lo âu có thể dẫn đến rối loạn tâm trạng, suy nghĩ, hành vi, và hoạt động sinh lý, đồng thời làm giảm hứng thú với việc học, kết quả học tập kém, và rối loạn thói quen Những vấn đề này có thể gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp xã hội, đồng thời tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác (13)

1.2.2 Hậu quả của căng thẳng

Căng thẳng ở thanh thiếu – niên là trạng thái tâm lý khó chịu, xuất hiện khi họ cảm nhận rằng các sự kiện hoặc biến cố liên quan đến cuộc sống và học tập vượt quá khả năng và nguồn lực của họ, yêu cầu họ phải nỗ lực vượt bậc hoặc gây ra tác động tiêu cực (15)

Nhà nghiên cứu Nilani L Shankar đã chỉ ra rằng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sinh viên sinh viên (HSSV) thông qua một loạt các cơ chế Căng thẳng có thể gây ra các biến đổi trực tiếp trong cơ thể, bao gồm thay đổi trong hệ thống nội tiết và ảnh hưởng đến hành vi về sức khỏe, dẫn đến các vấn đề liên quan đến

Các thang đo lo âu, căng thẳng và trầm cảm

Các thang đo lo âu, căng thẳng và trầm cảm là các công cụ quan trọng trong đánh giá tâm lý Tuy nhiên, chúng không thể thay thế cho việc chẩn đoán chính xác Thay vào đó, chúng được sử dụng để sàng lọc và phát hiện sớm các dấu hiệu của lo âu, căng thẳng và trầm cảm, từ đó hỗ trợ quá trình đánh giá và điều trị tinh thần Các thang đo phổ biến bao gồm: Thang đánh giá trầm cảm Beck, thang đánh giá căng thẳng PSS và thang đánh giá lo âu - trầm cảm – căng thẳng (DASS), (12),

1.3.1 Thang đo căng thẳng nhận thức Perceived Stress Scale - PSS

Sheldon Cohen đã phát triển một thang đo để đánh giá cảm nhận về căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày Thang đo này đánh giá mức độ cảm thấy không thể đoán trước, không kiểm soát hoặc quá tải so với tháng trước của cá nhân từ 12 tuổi trở lên (20) Gồm 10 câu hỏi với 5 mức lựa chọn Likert, thang đo đánh giá cảm xúc và suy nghĩ căng thẳng trong vòng một tháng qua Điểm số từ 0 đến 40, với điểm càng gần 40 cho thấy mức độ căng thẳng càng nặng Các phạm vi điểm số được đưa ra như sau (20):

• 0 - 13 điểm: mức độ căng thẳng nhẹ

• 14 – 26 điểm: mức độ căng thẳng vừa

• 27 – 40 điểm: mức độ căng thẳng cao

1.3.2 Thang tự đánh giá trầm cảm Beck (BDI)

Beck và đồng nghiệp đã phát triển một thang đo vào năm 1961 để đánh giá mức độ trầm cảm ở những người có chẩn đoán về các rối loạn tâm lý (21) Thang đo này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của những người có kiến thức về sức khỏe tâm thần và được đào tạo về cách sử dụng và diễn giải nó (22) Gồm 21 mục mô tả các triệu chứng trầm cảm trong vòng một tuần gần đây, bao gồm cảm xúc, tư duy và hoạt động Các mục này phản ánh những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, thế giới xung quanh và tương lai, cùng với các triệu chứng cơ thể như tình trạng ức chế, chậm chạp và mệt mỏi (21) Tổng điểm từ tất cả 21 mục sẽ xác định mức độ trầm cảm của mỗi trường hợp (21):

• Dưới 13 điểm: không có trầm cảm

• Từ 14-19 điểm: trầm cảm nhẹ

• Từ 20-29 điểm: trầm cảm vừa

• Từ 30 điểm trở lên: trầm cảm nặng

1.3.3 Thang đo trầm cảm CES – D

Thang đo trầm cảm CES-D, do Radloff (1977) phát triển, dựa trên các triệu chứng trầm cảm với sự tập trung vào các cảm xúc như trầm cảm tâm trạng, cảm giác tự trách và vô giá trị, cảm giác vô lực và tuyệt vọng, sự chậm chạp trong tư duy, mất cảm giác thú vị và rối loạn giấc ngủ (23) Thang đo gồm 20 câu hỏi, với điểm từ 0 đến 3 cho mỗi câu, tổng điểm từ 0 đến 60 Điểm cao hơn cho thấy nguy cơ trầm cảm cao hơn, và điểm 16 được sử dụng để phân loại có hoặc không có nguy cơ trầm cảm (23) Nghiên cứu ở Việt Nam đã kiểm định giá trị và độ tin cậy của thang đo này trong nghiên cứu cộng đồng (24) Mặc dù có thể sử dụng để sàng lọc sớm trên những người có triệu chứng trầm cảm, thang đo không nên được sử dụng làm công cụ đánh giá trầm cảm độc lập vì không bao quát hết các khía cạnh của trạng thái này (25)

1.3.4 Thang đo đánh giá lo âu GAD – 7

Thang đánh giá lo âu GAD-7, được phát triển bởi Spitzer, Kroenke, Williams và Lửwe vào năm 2006, được sử dụng để sàng lọc triệu chứng rối loạn lo õu Bao gồm 7 câu hỏi dựa trên DSM-IV, thang đo sử dụng điểm giới hạn là 10 và có thể sử dụng để sàng lọc ba chứng rối loạn lo âu phổ biến khác nhau Được chuẩn hóa trên nhiều quốc gia, thang đo thường được áp dụng trong các tình huống thảm họa và có độ tin cậy cao (Cronbach's Alpha = 0,89)(26) Bệnh nhân đánh giá mức độ triệu chứng của họ trong hai tuần qua và thang đo được sử dụng để theo dõi tiến trình điều trị theo thời gian (27) GAD-7 là những công cụ có thể hỗ trợ cho chẩn đoán, nhưng chẩn đoán chính xác thường cần sự kết hợp với các tiêu chuẩn lâm sàng và sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa

1.3.5 Thang đo trầm cảm PHQ – 9 Đây là một bảng câu hỏi tự điền gồm 9 câu, được sử dụng để đánh giá triệu chứng của rối loạn trầm cảm theo hướng dẫn của DSM-IV (28) Mỗi câu được đánh giá từ 0 (không bao giờ) đến 3 (gần như mọi ngày) với 9 triệu chứng khác nhau như mất sự hứng thú, cảm thấy thất vọng, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều Thang đo này đã

HUPH được chuẩn hóa trên nhiều quốc gia và thường được sử dụng trong đánh giá thảm họa, đã được chuẩn hóa ở Việt Nam (28) PHQ-9 là những công cụ có thể hỗ trợ cho chẩn đoán, nhưng chẩn đoán chính xác thường cần sự kết hợp lâm sàng

1.3.6 Thang đo căng thẳng, lo âu, trầm cảm Depression, Anxiety and Stress Scale - DASS

Thang đo DASS được giới thiệu lần đầu vào năm 1995 bởi Lovibond SH và Lovibond P.F., để đánh giá cùng lúc cả căng thẳng, lo âu và trầm cảm Ban đầu, thang đo có 42 câu (DASS-42) và sau đó được rút gọn thành 21 câu (DASS-21) DASS-42 thường được sử dụng trong lâm sàng để đánh giá hiệu quả điều trị, trong khi DASS -21 thích hợp cho nghiên cứu Các câu hỏi trong DASS-21 được đánh giá theo thang điểm Likert từ 0 đến 3 để phản ánh mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm Mặc dù không dùng cho chẩn đoán cá nhân, thang đo này cho phép mô tả tình trạng tâm lý trong quần thể và giúp nhà nghiên cứu đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (29) DASS đã được kiểm định và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và được phát triển cho phù hợp với nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam

Bảng 1.1 So sánh các thang đo căng thẳng, lo âu, trầm cảm phổ biến

Thang đo Ưu điểm Nhược điểm

PSS - 10 Đánh giá mức độ cảm nhận cuộc sống không thể đoán trước, không kiểm soát được hoặc quá tải so với tháng trước của người từ 12 tuổi trở lên (20)

Chưa được kiểm định độ tin cậy dùng cho tuổi vị thành niên (VTN) ở Việt Nam

Thang tư đánh giá trầm cảm Beck BDI Đánh giá mức độ và nhận thức về trầm cảm ở những trường hợp mắc chứng RLTT

Cần người có kiến thức về SKTT, hướng dẫn cách dùng và diễn giải thang đo

Thang đo trầm cảm CES-D Độ tin cậy nhất quán của đoạn văn trên trẻ Việt Nam được

Tổ hợp 16 tiêu mục không cung cấp điểm cắt để chẩn

HUPH xác định với hệ số Cronbach's Alpha đạt 0,82 (24)

Thiết kế dựa trên các triệu chứng xác định của bệnh trầm cảm (23) đoán trầm cảm đối tượng

Không thích hợp sử dụng như công cụ đo lường riêng lẻ vì không bao quát hết triệu chứng của trầm cảm

GAD – 7 Đánh giá triệu chứng rối loạn lo âu dựa theo hướng dẫn của

Thang đo đã được chuẩn hóa trên nhiều quốc gia và thường được sử dụng để đánh giá khi xảy ra thảm họa, độ tin cậy với hệ số Cronbach's Alpha 0,89 (26)

Thang đo yêu cầu bệnh nhân đánh giá triệu chứng của họ trong hai tuần qua và được sử dụng định kỳ tại các điểm thời gian khác nhau trong quá trình điều trị, để theo dõi tiến trình điều trị theo thời gian (27)

PHQ – 9 Đánh giá triệu chứng rối loạn trầm cảm dựa theo hướng dẫn của DSM-IV (28)

Thang đo trầm cảm PHQ-9 hỗ trợ chẩn đoán trầm cảm và định lượng mức độ nghiêm trọng ban đầu của một giai đoạn trầm cảm (28)

Thường được sử dụng khi đánh giá các tình huống thảm họa (28)

Nghiên cứu đã chứng minh tính tin cậy và sự phù hợp của thang đo khi đánh giá trên đối tượng thanh thiếu niên Việt Nam, với hệ số Cronbach's Alpha là 0,906 cho tổng thể và 0,762 cho mức độ căng thẳng (30)

Không phải là bộ công cụ đặc hiệu, phát triển riêng cho đối tượng học sinh THPT

Thang đánh giá căng thẳng, lo âu và trầm cảm (DASS) là công cụ được xây dựng bởi Lovibond S.H và Lovibond P.F vào năm 1995 tại Khoa Tâm lý học, Đại

HUPH học New South Wales, Australia Ban đầu, thang đo này gồm 42 mục (DASS-42), và sau đó, phiên bản rút gọn với 21 mục (DASS-21) được giới thiệu vào năm 1997

Cả hai phiên bản đều cho thấy tính phù hợp cao của các tiểu mục, với hệ số Cronbach's Alpha cho DASS-Trầm cảm từ 0.96-0.97, DASS-Lo âu từ 0.84-0.92, và DASS-Căng thẳng từ 0.90-0.95 (31)

Tại Việt Nam, thang đo DASS-21 đã được chuẩn hóa trên đối tượng phụ nữ miền Bắc, với hệ số Cronbach's Alpha khá cao: DASS-Trầm cảm là 0.72, DASS-Lo âu là 0.77, và DASS-Căng thẳng là 0.70 (32) Tuy nhiên, các mục trong thang đo DASS-21 không có ý nghĩa chẩn đoán phân biệt bệnh như các triệu chứng trong hướng dẫn phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) Thay vào đó, mục đích của thang đo là cung cấp một cái nhìn tổng quát về tình trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm trong quần thể nghiên cứu, từ đó giúp nhà quản lý nhân lực đưa ra các chính sách cải thiện và nâng cao hiệu suất lao động Thời gian và tiện lợi: DASS-21 ngắn hơn nên việc hoàn thành khảo sát sẽ nhanh chóng hơn, giảm thiểu áp lực cho người tham gia và tiết kiệm thời gian cho người thu thập dữ liệu Độ chính xác tương đương: Các nghiên cứu đã cho thấy DASS-21 vẫn duy trì độ tin cậy và độ chính xác cao trong việc đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress tương tự như DASS-42 Khả năng áp dụng rộng rãi: Với thời gian hoàn thành ngắn hơn, DASS-

21 có thể dễ dàng được áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau, từ nghiên cứu khoa học đến thực hành lâm sàng Giảm gánh nặng tâm lý: Với số lượng câu hỏi ít hơn, DASS-21 giúp giảm gánh nặng tâm lý cho người tham gia, đặc biệt quan trọng trong các nhóm đối tượng nhạy cảm như sinh viên y dược đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần Tính hiệu quả: Trong một số bối cảnh nghiên cứu hoặc lâm sàng, sự cân bằng giữa độ dài của thang đo và hiệu quả đánh giá là quan trọng DASS-21 cung cấp một lựa chọn tối ưu cho sự cân bằng này

Thực trạng lo âu, căng thẳng và trầm cảm của sinh viên y dược trên thế giới và Việt Nam

1.4.1 Các nghiên cứu về lo âu, căng thẳng và trầm cảm trên thế giới

Trong một nghiên cứu tại Ai Cập vào năm 2016, nhóm tác giả đã sử dụng thang đo DASS-21 và phát hiện rằng lo âu là một vấn đề phổ biến, với 35,7% sinh viên ở mức lo âu bình thường, 34,4% ở mức nhẹ và trung bình, và 29,9% ở mức nặng và rất nặng (37) Tại Malaysia, nhóm tác giả đã sử dụng thang đo DASS-21 và ghi nhận tỷ lệ lo âu ở sinh viên y khoa từ 52% đến 54,5% (36), (33) Trong khi đó, một nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ trên 1617 sinh viên, tác giả đã sử dụng thang đo DASS-42 và chỉ ra rằng 47,1% sinh viên gặp vấn đề lo âu từ mức độ vừa đến rất nặng (38)

Về căng thẳng, nghiên cứu từ nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng sinh viên y khoa thường phải đối mặt với áp lực căng thẳng Tại Canada, một nghiên cứu của trường y khoa Cummings vào năm 2022, tác giả đã sử dụng thang đo CAGE và phát hiện rằng 81% sinh viên gặp căng thẳng (39) Ở Vương Quốc Anh, một nghiên cứu khác đã sử dụng thang đo Beck Depression Inventory (BDI) và ghi nhận tỷ lệ căng thẳng ở sinh viên y khoa là 41,9% (40) Trong các quốc gia khác như Ấn Độ, Ả Rập, và

Ai Cập, các nghiên cứu đã sử dụng các thang đo như DASS-21 và Kessler10 (K10), và ghi nhận tỷ lệ căng thẳng ở sinh viên y khoa dao động từ 33,8% đến 59,9% (41),

Về trầm cảm, nghiên cứu trên toàn cầu đã tập trung vào nhiều địa điểm khác nhau và cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng này Tại Ai Cập, nghiên cứu vào năm 2017 phát hiện rằng 39,8% sinh viên y khoa có tình trạng trầm cảm ở mức bình thường, 37,1% ở mức nhẹ và trung bình, và 23,1% ở mức nặng và rất nặng (37) Một nghiên cứu tại trường Cao đẳng Y tế quốc gia Liaquat ở Karachi sử dụng thang đo DASS-21 và chỉ ra tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên là 71% (45) Tại Trung Quốc, một

HUPH nghiên cứu của Lu Chen vào năm 2013 đã sử dụng thang đo Beck Depression Inventory (BDI) và phát hiện rằng 11,7% sinh viên biểu hiện trầm cảm và khoảng 4% có các rối loạn trầm cảm (46)

1.4.2 Các nghiên cứu về lo âu, căng thẳng, trầm cảm tại Việt Nam

Theo PGS.TS Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam, rối loạn tâm thần chiếm tỷ lệ cao trong dân số Tại Việt Nam, điều tra quốc gia năm 1999-2000 chỉ ra khoảng 15% dân số (tương đương với 13 triệu người) mắc các bệnh lý tâm thần như tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh, rối loạn lo âu, và nhiều loại khác Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo cộng đồng cũng cho thấy khoảng 20% dân số mắc các bệnh tâm thần hiện đại như trầm cảm căng thẳng và rối loạn tâm lý (47),(48) Nghiên cứu về tình trạng tâm lý của sinh viên tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm rộng rãi từ các nhà nghiên cứu Lê Minh Thuận

(2011) đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện rằng mức độ căng thẳng ở sinh viên bình thường là 23%, mức độ nhẹ vừa là 65%, nặng và rất nặng lần lượt là 7% và 5%, mức độ lo âu nặng là 12%, mức độ lo âu rất nặng là 12% và mức độ trầm cảm nặng là 2% và rất nặng là 5% (49) Nghiên cứu về lo âu, căng thẳng và trầm cảm ở sinh viên tiếp tục được khảo sát bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, mở ra cái nhìn đa chiều về tình trạng tâm lý của sinh viên

Các nghiên cứu về lo âu đã sử dụng thang đo DASS - 42 tại (Đại học Y Dược TP.HCM và Đại học Y khoa Vinh), kết quả chỉ ra tỷ lệ lo âu từ mức nhẹ đến rất nặng từ 12% đến 32% (50), (51) Đối với căng thẳng, các nghiên cứu tại các trường Đại học Y dược Cần Thơ và Đại học Y Hà Nội đã sử dụng thang đo PSS, phản ánh mức độ căng thẳng ở sinh viên từ 44,5% đến 78,2%, với các mức độ căng thẳng khác nhau từ nhẹ đến rất nặng (52), (53), (54)

Nghiên cứu gần đây của Thái Quang Hùng (2022) đã áp dụng thang đo DASS-21 để đo lường tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên, và kết quả cho thấy tỷ lệ này là 48,4%, trong đó có 39,9% gặp trầm cảm ở mức nhẹ hoặc vừa và 8,5% ở mức độ nặng hoặc rất nặng (55) Các nghiên cứu trước đó của Lê Minh Thuận (2011) và

Phan Thị Diệu Ngọc (2014) cũng sử dụng thang đo DASS-21 và đã ghi nhận các tỷ lệ khác nhau về trầm cảm từ 4,3% đến 31,2% (49), (50), (51) Năm 2017, Phạm Trung Tín tiếp tục nghiên cứu và kết luận rằng tỷ lệ sinh viên có căng thẳng là 77,6% (56) Năm 2018, nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng sinh viên khoa Y tế công cộng và Y học dự phòng đã chỉ ra rằng tỷ lệ sinh viên bị căng thẳng là 44,5%, trong đó tỷ lệ mắc căng thẳng nhẹ và vừa chiếm tỷ lệ 35,8%, và tỷ lệ mắc căng thẳng nặng và rất nặng chiếm tỷ lệ 8,7% (52).

Một số yếu tố liên quan đến lo âu, căng thẳng và trầm cảm ở sinh viên khoa y dược

Một nghiên cứu tại Đại học y khoa Fayoum vào năm 2017 phát hiện rằng tỷ lệ lo âu và căng thẳng ở nhóm tuổi trên 20 cao hơn so với nhóm tuổi dưới 20 (37) Tương tự, nghiên cứu của Syeda Rubaba Azim và Mukhtiar Baig vào năm 2019 cũng chỉ ra rằng tuổi trung bình của các đối tượng gặp căng thẳng là 21,4, trong đó phần lớn nằm trong khoảng từ 18 đến 25 tuổi (45)

Các nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa tuổi tác và trầm cảm Nghiên cứu của Lu Chen và Khadijah Shamsuddin vào năm 2013 đều kết luận rằng sinh viên trên 20 tuổi có nguy cơ cao hơn về trầm cảm so với nhóm dưới 20 tuổi (40), (46) Một nghiên cứu khác của Nguyễn Hợp Tấn và cộng sự vào năm

2021 tại trường Đại học Yersin Đà Lạt cũng phản ánh rằng dấu hiệu căng thẳng ở nhóm dưới 20 tuổi thường có tần suất cao hơn so với nhóm trên 20 tuổi (57)

Theo nhiều nghiên cứu, sinh viên nữ thường có nguy cơ cao hơn về trầm cảm, lo âu và căng thẳng so với sinh viên nam Một nghiên cứu tại một trường y khoa ở Pakistan đã chỉ ra rằng mức độ căng thẳng ở sinh viên nữ cao hơn đáng kể so với sinh viên nam 30,8% (58) Nghiên cứu tại Brazil vào năm 2017 cũng đã phản ánh một kết quả tương tự, với sinh viên nữ y khoa có nguy cơ cao hơn về trầm cảm,

HUPH lo âu và căng thẳng so với nam sinh viên (59) Tương tự, các nghiên cứu tại Hàn Quốc và Ấn Độ cũng đã ghi nhận rằng sinh viên nữ có nguy cơ cao hơn về căng thẳng (60), (61)

Các nghiên cứu tại Việt Nam và các quốc gia khác đã phản ánh mối liên hệ giữa năm học và các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở sinh viên, đồng thời cung cấp thông tin về mức độ căng thẳng ở các năm học khác nhau

Tại Việt Nam, nghiên cứu trên sinh viên ngành răng hàm mặt tại Đại học Y

Hà Nội vào năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc căng thẳng cao nhất là ở năm thứ 6 (62) Tương tự, nghiên cứu tại Đại học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2022 cũng chỉ ra rằng tỷ lệ căng thẳng có dấu hiệu cao nhất ở năm học thứ 3 (63) Nghiên cứu của Phạm Kế Thuận vào năm 2020 tại trường Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn cũng ghi nhận tỷ lệ căng thẳng cao nhất ở năm học thứ hai (64)

Tại các quốc gia khác, nghiên cứu ở Đại học Y khoa Saud ở Ả Rập Saudi chỉ ra rằng tỷ lệ căng thẳng cao nhất ở sinh viên năm thứ nhất (65), trong khi nghiên cứu tại Khoa Y, Bệnh viện Ramathibodi ở Thái Lan và Đại học Sains Malaysia cho thấy tỷ lệ căng thẳng cao nhất ở năm thứ ba và năm thứ hai và thứ tư (36),(66)

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011 và của Lê Thu Huyền năm 2010 đã chỉ ra rằng sinh viên sống ở nhà trọ hoặc nhà người thân có nguy cơ cao hơn về căng thẳng so với sinh viên sống ở ký túc xá hoặc cùng gia đình

(49), (67) Tương tự, nghiên cứu của Vũ Thái Phương Nam năm 2021-2022 cũng phản ánh rằng sinh viên gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường sống như xóm trọ/nhà người quen cũng có nguy cơ căng thẳng cao hơn (68)

Ngoài ra, nghiên cứu của Thomas Christopher Wilkes và đồng nghiệp tại Đại học Calgary, Canada cũng chỉ ra rằng môi trường sống có thể là một nguyên nhân

HUPH dẫn đến căng thẳng, với 10% sinh viên cho biết chỗ ở là nguyên nhân gây căng thẳng (39)

1.5.1.5 Tài chính chi tiêu cá nhân

Nghiên cứu tại Việt Nam của Trần Thị Thuận và Lê Nguyễn Ngọc Phương Thảo trên sinh viên ngành điều dưỡng đã chỉ ra rằng yếu tố tài chính đóng vai trò quan trọng trong sự lo lắng về học phí và chi phí sinh hoạt cá nhân của sinh viên, ảnh hưởng đáng kể đến sự thoải mái và tinh thần của họ Cụ thể, 69% sinh viên cảm thấy lo lắng về vấn đề này (69) Tại Canada, nghiên cứu trên sinh viên y khoa tại Trường Y khoa Cummings, Calgary, cũng nhấn mạnh căng thẳng về tiền bạc là nguyên nhân gây căng thẳng đáng kể, chiếm 35% trong tổng số sinh viên được khảo sát (39)

Nghiên cứu năm 2020 tại Đại học Y Dược Cần Thơ đã chỉ ra rằng tỷ lệ sinh viên chính quy mắc phải trầm cảm là 21,2% Sinh viên có mức độ gắn kết ít hơn với trường và đối mặt với áp lực học tập cao hơn thường có tỷ lệ trầm cảm cao hơn so với các sinh viên khác (9) Nghiên cứu năm 2022 tại Đại học Tây Nguyên cũng cho thấy mối liên kết giữa áp lực học tập và nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Sinh viên với áp lực học tập cao hơn thường có nguy cơ bị trầm cảm tăng lên (70)

1.5.2.2 Kế hoạch học tập của sinh viên

Nghiên cứu của Lê Minh Thuận vào năm 2011 cũng chỉ ra rằng sinh viên có kế hoạch học tập cụ thể theo tuần, tháng hoặc năm thường ít bị căng thẳng, lo lắng và trầm cảm hơn so với sinh viên không lập kế hoạch, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p

Ngày đăng: 18/11/2024, 08:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 So sánh các thang đo căng thẳng, lo âu, trầm cảm phổ biến - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 1.1 So sánh các thang đo căng thẳng, lo âu, trầm cảm phổ biến (Trang 19)
Bảng 1.2 Tổng số sinh viên của ngành Y đa khoa – Dược học - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 1.2 Tổng số sinh viên của ngành Y đa khoa – Dược học (Trang 31)
Bảng 2.1 Số lượng sinh viên 2 ngành theo năm học - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 2.1 Số lượng sinh viên 2 ngành theo năm học (Trang 35)
Bảng 2.2 Mức độ điểm đánh giá trong thang đo DASS – 21 - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 2.2 Mức độ điểm đánh giá trong thang đo DASS – 21 (Trang 38)
Bảng 3.1 Đặc điểm cá nhân của sinh viên (n=830) - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.1 Đặc điểm cá nhân của sinh viên (n=830) (Trang 40)
Bảng 3.2 Đặc điểm học tập của sinh viên (n=830) - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.2 Đặc điểm học tập của sinh viên (n=830) (Trang 41)
Bảng 3.3 Đặc điểm gia đình của sinh viên (n=830) - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.3 Đặc điểm gia đình của sinh viên (n=830) (Trang 42)
Bảng 3.4 Đặc điểm bạn bè, tình cảm cá nhân của sinh viên (n=830) - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.4 Đặc điểm bạn bè, tình cảm cá nhân của sinh viên (n=830) (Trang 43)
Bảng 3.5 Đặc điểm xã hội của sinh viên (n=830) - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.5 Đặc điểm xã hội của sinh viên (n=830) (Trang 44)
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với biểu hiện lo âu ở sinh viên - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với biểu hiện lo âu ở sinh viên (Trang 47)
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa các yếu tố học tập với biểu hiện lo âu ở sinh viên - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa các yếu tố học tập với biểu hiện lo âu ở sinh viên (Trang 49)
Bảng 3.9.  Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với biểu hiện lo âu ở sinh viên - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với biểu hiện lo âu ở sinh viên (Trang 50)
Bảng 3.10.  Mối liên quan giữa các yếu tố bạn bè, tình cảm cá nhân với biểu - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các yếu tố bạn bè, tình cảm cá nhân với biểu (Trang 51)
Bảng 3.11.  Mối liên quan giữa các yếu tố xã hội với biểu hiện lo âu ở sinh viên - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các yếu tố xã hội với biểu hiện lo âu ở sinh viên (Trang 53)
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với biểu hiện căng thẳng ở - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với biểu hiện căng thẳng ở (Trang 55)
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các yếu tố học tập với biểu hiện căng thẳng ở - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các yếu tố học tập với biểu hiện căng thẳng ở (Trang 57)
Bảng 3.14.  Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với biểu hiện căng thẳng ở - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với biểu hiện căng thẳng ở (Trang 58)
Bảng 3.15.  Mối liên quan giữa các yếu tố bạn bè, tình cảm cá nhân với biểu - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các yếu tố bạn bè, tình cảm cá nhân với biểu (Trang 59)
Bảng 3.16.  Mối liên quan giữa các yếu tố xã hội với biểu hiện căng thẳng ở - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa các yếu tố xã hội với biểu hiện căng thẳng ở (Trang 61)
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với biểu hiện trầm cảm ở - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với biểu hiện trầm cảm ở (Trang 63)
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa các yếu tố học tập với biểu hiện trầm cảm ở - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa các yếu tố học tập với biểu hiện trầm cảm ở (Trang 65)
Bảng 3.19.  Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với biểu hiện trầm cảm ở - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với biểu hiện trầm cảm ở (Trang 66)
Bảng 3.20.  Mối liên quan giữa các yếu tố bạn bè, tình cảm cá nhân với biểu - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa các yếu tố bạn bè, tình cảm cá nhân với biểu (Trang 68)
Bảng 3.21.  Mối liên quan giữa các yếu tố xã hội với biểu hiện trầm cảm ở sinh - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa các yếu tố xã hội với biểu hiện trầm cảm ở sinh (Trang 69)
Bảng 3.23. Mô hình hồi quy đa biến giữa biểu hiện căng thẳng và các yếu tố - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.23. Mô hình hồi quy đa biến giữa biểu hiện căng thẳng và các yếu tố (Trang 73)
Hình của bạn không? - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Hình c ủa bạn không? (Trang 110)
BẢNG CÂU HỎI THANG ĐO DASS - 21 - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
21 (Trang 114)
Bảng 3.2 và 3.5 bổ sung cỡ mẫu R  Học viên đã bổ sung cỡ mẫu cho 2 bảng 3.2 và - Thực trạng lo Âu, căng thẳng, trầm cảm Ở sinh viên khoa y dược trường Đại học nam cần thơ năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.2 và 3.5 bổ sung cỡ mẫu R Học viên đã bổ sung cỡ mẫu cho 2 bảng 3.2 và (Trang 120)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w