1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Hoạt động dự báo quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Viện Khoa học bảo hiểm xã hội

113 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 60,8 MB

Nội dung

Viện Khoa học bảo hiểm xã hội thực hiện nhiều nhiệm vụ như tổ chứccông tác thông tin, thư viện, phát hành các ấn phẩm khoa học về Bảo hiểm xã hội.Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu và dự báo

Trang 1

HOAT BONG DY BAO QUÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

TẠI VIÊN KHOA HOC BẢO HIỂM XÃ HỘI

Giảng viên hướng dẫn — : TH.S TÔ THỊ THIÊN HƯƠNG

Sinh viên thực hiện : ĐỖ THỊ MAI ANH

Trang 2

ĐẠI HỌC KTQD '

OST THONG FIN THU VIỆN

ONG LUẬN AN - TƯ LIEU |

CHUYÊN ĐỀ THỤC TẬP

HOAT DONG DỰ BAO QUY BẢO HIỂM XA HỘI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn — : TH.S TÔ THỊ THIÊN HUONG

Sinh viên thực hiện : ĐỖ THỊ MAI ANH

Ma SV : CQ520052

Chuyên ngành : BẢO HIỂM XÃ HỘI

Lop : BAO HIỂM XÃ HỘI 52

Hệ : CHÍNH QUY

HÀ NỘI, THÁNG 05/2014

Trang 3

MỤC LỤC

LOI MỞ ĐÀ!

Chương I: Lý luận về dự báo quỹ BHXH Việt Nam

1 Tổng quan chung về dự báo

1.1 Khái niệm và lịch sử phát triển của dự ba

1.2 Đặc điểm của dự báo

1.3 Phân loại dự báo

1.4 Ý nghĩa và vai trò của dự báo

1.5 Các phương pháp dự báo

1.6 Các bước cơ bản của một quy trình dự báo

2 Khái quát về quỹ BHXH

2.1 Khái niệm quỹ BHXH.

2.2 Đặc điểm quỹ BHXH

2.3 Vị trí và vai trò của quỹ

2.4 Nguồn hình thành qu:

2.5 Mục đích sử dụng qu

2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ

2.6.1 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng làm tăng quỹ BHXH 192.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng làm giảm quỹ BHXH

3 Sự cần thiết của hoạt động dự báo quỹ BHXH Việt Nam =

CHUONG 2: HOAT DONG DU BAO QUY BHXH VIET NAM TAI VIEN

KHOA HỌC BẢO HIỂM XÃ HỘ

I Khái quát về Viện Khoa học BHXH

1 Qúa trình thành lập Viện Khoa học BHXH

2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học BHXH

3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Viện Khoa học BHXH

3.1 Ban giám đốc

3.2 Phòng Quản lý và Thông tin khoa học

3.2.1 Chức nang

3.2.2 Nhiệm vụ và quyên hại

3.3 Phong Nghiên cứu- dự báo

3.3.1 Chức năng

3.3.2 Nhiệm vụ và quyên hạn

‘SV: Dé Thị Mai Anh Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 4

3.4 Phong Tổ chức- Hành chính

3.4.1 Chức năng,

3.4.2 Nhiệm vu và quyên hạn

Il Công tác dự báo quỹ BHXH Việt Nam tại Viện Khoa học BHXH

1 Dự báo quỹ Huu trí - tử tuất

1.2.5 Dự báo mức lương bình quân đê tính lương hưu

1.2.6 Dự báo lãi suất đầu tư

1.3 Quá trình tính toán của mô hình

1.3.1 Các đầu vào của mô hình

13.1.1 Dữ liệu đầu vào

1.3.1.2 Các giả định của mô hình

1.3.2 Các kết quả đầu ra của mô hình

1.3.3 Kết quả dự báo

1.4 Áp dụng mô hình vào dự báo,

14.1 Dự báo về dân số va số người tham gia BHXH

14.1.1 Dự báo về dan số và lao động

1.4.2 Dự báo về tiền lương và các chế độ BHXH -::cccc2o55555cc+ 511.4.2.1 Dự báo về tiền lương

1.4.2.2 Dự báo về số người hưởng chế độ hưu tr

1.4.3 Dự báo về lãi suất đầu tư

2 Dự báo quỹ BHXH tự nguyện.

3 Dự báo các quỹ ngắn hạn

3.1 Dự báo quỹ TNLĐ-BNN

3.2 Dự báo quỹ ốm đau thai sản

4 Dự báo quỹ Bảo hiểm thất nghiệp -:::ccv52ttccccvvvetrreecvev 584.1 Dự báo số người tham gia

4.2 Dự báo số người thất nghiệ

SV: Đỗ Thị Mai Anh Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 5

4.3 Dự báo các nguồn thu và các khoản chỉ của BHTN

4.3.1 Dự báo các nguồn thu

5.2 Các số liệu cơ sở để tính toán dự báo quỹ BHYT

5.3 Các bước tính toán dự báo

5.3.1 Dự báo số người tham gia BHYT : crtrrtrrrrrrieeeereerrrrrrrer 73

5.3.2 Dự báo thu chi và cân đối quỹ BHYT

5.3.2.1 Dự báo chi phí BHYT bình quân theo nhóm đôi tượng.

5.3.2.2 Tính mức đóng BHYT theo các phương án dự báo

5.3.2.3 Các kết quả dự báo thu chỉ Qũy BHYT

CHƯƠNG 3: MỘT SÓ ĐÈ XUÁT, KIÊN NGHỊ

1 Về dự báo quỹ hưu trí - tử tuất

2 Về dự báo quỹ BHYT

3 Về dự báo quỹ Bảo hiểm that nghiệp

4 Tổng kết về dự báo quỹ Bảo hiểm xã hội

KET LUẬN

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO

SV: Đỗ Thị Mai Anh Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 6

DANH MỤC SO DO BANG BIÊU

Bảng 1 Kết quả dự báo dân số - lao động Việt Nam tại Viện Khoa học Bảo hiểm xã

hội _— - 45Bảng 2: Kết quả dự báo số người tham gia BHXH tại Viện Khoa học Bảo hiểm xã

Bang 8: Dự báo số người tham gia bảo hi

hiểm xã hội giai đoạn 2013-2050 60

Bảng 9: Dự báo về tổng số thu quỹ BHTN tại Viện Khoa học Bảo hiểm xã hội giai

đoạn 2020-2050

Bảng 10: Lệ phí tư vấn giới thiệu việc làm

Bảng 11: Dự báo số chỉ trong BHTN tại Vi

2010- 2050 :

Bảng 12: Dự báo thu — chỉ quỹ BHYT tại Viện Khoa học Bảo hiém xã hội giai can

2013 — 2030 theo phương án 1 80 Bang 13: Dự báo thu - chi quỹ BHYT tại Viện Khoa học Bảo hiém xã hội giai đoạn

2013 - 2030 theo phương án 2 se: GÌ,

Bảng 14: Dự báo thu —chi quỹ BHYT tại Viện Khoa học Bảo hiém xã hội giai đoạn

Biểu đồ họ trung bình người dân Việt Nam giai đoạn 1950-2050

Biểu đồ 4: Chỉ số già hóa và tỷ lệ phụ thuộc người già ở Việt Nam giai đoạn

1989-SV: Đỗ Thị Mai Anh Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 7

DANH MỤC TỪ KHOA VIET TAT

STT TỪ VIET TAT NOI DUNG

1 KCB Khám chữa Bệnh

2 BHXH Bảo Hiểm Xã Hội

3 BHYT Bảo hiểm y tế

4 BHTN Bao hiểm thất nghiệp

5 ASXH An sinh xã hội

Trang 8

LỜI MỞ ĐÀU

Viện Khoa học bảo hiểm xã hội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hộiViệt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức,quản lý và triển khai các hoạt động khoa học về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảohiểm thất nghiệp để ứng dụng vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Viện Khoa học bảo hiểm xã hội thực hiện nhiều nhiệm vụ như tổ chứccông tác thông tin, thư viện, phát hành các ấn phẩm khoa học về Bảo hiểm xã hội.Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu và dự báo khoa học của ngành Bảo hiểm xã hội của'Viện được thực hiện rất chỉ tiết và cụ thể nhằm xây dựng chiến lược phát triển Bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình phát triểnkinh tế - xã hội của dat nước

Một trong những vấn đề hiện nay đang rất nổi cộm và được rất nhiều sự quantâm đó là nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật

chất của tài chính BHXH Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết chỉ trả cácchế độ trợ cấp cho người lao động Chính vì vậy, hoạt dự báo quỹ BHXH là hết sức

cần thiết nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi các nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng

giảm của quỹ BHXH đang diễn biến hết sức phức tạp

Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “ Hoạt động dự báo quỹ BHXH Việt Nam

tại Viện Khoa học Bảo hiểm xã hội” để tìm hiểu một cách sâu sắc và cụ thể về

công tác dự báo tại Viện khoa học BHXH nói chung và dự báo quỹ BHXH nói

riêng Đồng thời qua đó nhìn nhận, đánh giá và có những đề xuất giúp cho hoạt

động dự báo quỹ BHXH tại Viện được hoàn thiện và hiệu quả hơn Do còn hạn chế

về trình độ kiến thức cũng như sự hiểu biết còn hạn hẹp nên bài viết của em chắc

chắn còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng gop của cácthầy cô để em có điều kiện hạn chế những thiếu sót của mình trong những bài viết

sau.

Bồ cục của chuyên đề gồm có 3 chương:

Chương I: Lý luận về dự báo quỹ BHXH Việt Nam

Chương II: Hoạt động dự báo quỹ BHXH Việt Nam tại Viện khoa học BHXH.

SV: Đỗ Thị Mai Anh 1 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 9

chị ở phòng Nghiên cứu — Dự báo của Viện khoa học Bảo hiểm xã hội hướng dẫn

và giúp đỡ rất nhiều Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sỹ Tô Thị Thiên

Hương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này

Và nhân đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cô chú và các anh chị

phòng Nghiên cứu - Dự báo, Viện khoa học Bảo hiểm xã hội đã giúp đỡ và tạo điềukiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này

SV: Đỗ Thị Mai Anh 2 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 10

Chương I: Lý luận về dự báo quỹ BHXH Việt Nam

1 Tổng quan chung về dự báo

1.1 Khái niệm và lịch sử phát triển của dự báo

Dự báo trong tiếng Hy Lạp là “progrosis” có nghĩa là biết trước Như vay, dự

báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương

lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được

Theo Uỷ ban Thuật ngữ Khoa học Công nghệ thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học, dự

báo là một nhận định có cơ sở khoa học về trạng thái có thể có của đối tượng dự

báo.

Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa chung nhất, dự báo là thông tin có căn cứ khoa học về

mức độ, trạng thái, các mối liên hệ, các xu hướng phát triển có thể có trong tươnglai về các hiện tượng và các quá trình kinh tế trong doanh nghiệp

Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ

và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờVào một số mô hình toán học ( định lượng) Tuy nhiên, dự báo cũng có thể là một

dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai ( định tính) và để dự báo định tính

được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo Dùđịnh nghĩa có sự khác iệt nào đó nhưng đều thống nhất về cơ bản là dự báo bàn về

tương lai, nói về tương lai Dự báo trước hết là một thuộc tính không thể thiếu của

tư duy con người, con người luôn luôn nghĩ đến ngày mai, hướng về tương lai.Trong thời đại công nghệ thong tin và toàn cầu hóa, dự báo lại đóng vai trò quantrọng hơn khi nhu cầu về thong tin thị trường, tình hình phát triển tại thời điểm nào

đó trong tương lai càng cao Dự báo được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau,mỗi lĩnh vực có một yêu cầu về dự báo riêng nên phương pháp dự báo được sử

dụng cũng khác nhau.

Dự báo đã hình thành từ thế kỉ XVI, XVII, khi các môn khoa học như toán học,vật lý, thiên văn học đã phát triển, các dự báo có tình khoa học mới dần xuất hiện

Dự báo đã được nhà khoa học và chính trị học người Pháp Condorcet chỉ ra từ thế

ki XVIII Ở phương Tây, ngay từ thời cổ Hy Lạp, người ta đã phân chia dự báothành các hiện tượng tự nhiên như thời tiết, nhật thực, nguyệt thực; các hiện tượng

SV: Đỗ Thị Mai Anh 3 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 11

xã hội như sự xuất hiện và kết thúc của các cuộc chiến tranh, sự hưng thịnh hay suy

vong của một thể chế chính trị: các hiện tượng về đời sống xã hội như khả nănggiàu có của các dòng họ, về bệnh tat, sinh tử

Khoa học dự báo hiện đại xuất hiện vào thời kì chiến tranh thế giới thứ hai và là

dự báo trong lĩnh vực quân sự Năm 1944 đại tướng không quân Mỹ Arnold đã đưa

ra chương trình dự báo về những phát minh vũ khí khả dĩ và sau đó cùng với công

ty máy bay Douglas aircraft đã thành lập một cơ quan dự báo lấy tên là Research

and Development viết tắt là RAND Năm 1948, hãng RAND đã tách khỏi Douglas

và trở thành một trong những hãng dự báo đi đầu thế giới với nội dung hoạt động

không còn là quân sự.

Cuối những năm 60, đã có hàng loạt phương pháp dự báo được phát triển và đã

trở thành quen thuộc như ngoại suyxu hướng, đường cong tăng trưởng, tương quan,

thay thé công nghệ, mô hình nhân quả, Delphi

Vào thập kỷ 70, hoạt động dự báo đã trải qua một sự chuyển biến rất sâu sắctrong quan niệm về thấy trước tương lai từ thực tiễn những cuộc khủng hoảng vàgián đoạn nền kinh tế trong những năm này

Khoa học dự báo với tư cách một ngành khoa học độc lập có hệ thống lí luận.phương pháp luận và phương pháp hệ riêng nhằm nâng cao tính hiệu quả của dựbáo Người ta thường nhấn mạnh rằng một phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với

dự báo là phần quan trọng trong hoạch định Khi các nhà quản trị lên kế hoạch,

trong hiện tại họ xác định hướng tương lai cho các hoạt động mà họ sẽ thực hiện.

Bước đầu tiên trong hoạch định là dự báo hay là ước lượng nhu cầu tương lai cho

sản phẩm hoặc dịch vụ và các nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc dịch

vụ đó.

Mục đích của dự báo là phục vụ cho các định hướng kế hoạch và chính sách

thực hiện, trong bối cảnh xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa các hoạt động kinh

tế hiện nay, việc bổ sung hoặc sửa đổi hệ thống các chỉ tiêu dự báo và các phương,pháp dự báo tương ứng là cần thiết để đối chiếu so sánh và trao đổi quốc tế

Một dự báo tốt là một dự báo được chuẩn bị một cách thích đáng và đáp ứngđược các yêu cầu như: Dự báo cần phải đúng lúc ; Dự báo cần phải xác đáng và

SV: Đỗ Thị Mai Anh 4 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 12

mức độ chính xác cần phải được nói rõ, điều này cho phép những người sử dụng dựkiến những sai số có thể và sẽ đưa ra một cơ sở dé so sánh những dự báo dé lựa

chọn: Dự báo cần phải chắc chắn và nó cần phải được thực hiện một cách nhất quán một kỹ thuật mà lúc thì cho một kết quả dự báo tốt lúc thì cho một kết quả dự

báo tồi sẽ làm cho người sử dụng có cảm giác lo lắng, hoang mang và không tintưởng mỗi khi một dự báo mới được đưa ra; Dự báo cần phải được diễn đạt bằngnhững đơn vị có ý nghĩa; Dự báo cần phải bằng văn ban; Dự báo cần phải dễ hiểu

và dễ sử dụng

1.2 Đặc điểm của dự báo

- Tính không chính xác: Không có cách nào để xác định tương lai một cách

chắc chắn, dù phương pháp dự báo được sử dụng là gì thì cũng luôn tồn tại những

yếu tố không chắc chắc và luôn có những sai số trong quá trình dự báo

- Dự báo mang tính chất xác suất: Mỗi hiện tượng kinh tế đều phát triển theoquy luật riêng, vốn có của nó Tuy nhiên, nó vẫn chịu ảnh hưởng của môi trường bênngoài trong khi môi trường luôn thay đổi Do đó việc nhận biết chính xác một hiện

tượng trong tương lai thường gặp nhiều khó khăn

- Dự báo có độ tin cậy: Các phương pháp dự báo mang tính khoa học, các đốitượng dự báo thường có quá trình phát triển liên tục từ quá khứ đến hiện tại và

tương lai, vì thế dựa trên cơ sở quá khứ và hiện tại, có thể dự báo được xu hướng

tương lai của đối tượng dự báo

- Dự báo mang tính đa phương án: Dự báo là dựa trên một tập hợp nhiều giảthiết, vì vậy mỗi tập giả thiết sẽ cho một kết quả dự báo khác nhau

- Luôn có điểm mù trong các dự báo: Chúng ta không thé dự báo về một vấn đềnếu như thiếu hiểu biết về vấn đề đó

- Dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trongviệc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế xã hội Các chính sách mới sẽ ảnhhưởng đến tương lai, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo

1.3 Phân loại dự báo.

- Căn cứ vào độ dài thời gian dự báo có thể chia thành 3 loại:

SV: Đỗ Thị Mai Anh 5 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 13

cơ sở để có thể xác định các mục tiêu có thể đạt được, các nguồn lực để đạt được

mục tiêu đó và trược tiếp phục vụ kế hoạch hóa dài hạn Đồng thời nó xác định mụctiêu phát triển kinh tế, dự báo các hiện tượng kinh tế xã hội mới sẽ xuất hiện Dự

báo dài hạn thường dùng dé dự báo những mục tiêu chiến lược về kinh tế, chính tri,

khoa học kĩ thuật trong thời gian dài ở tầm vĩ mô

+ Dự báo trung hạn: Là những dự báo có thời gian dự báo từ 3 đến 5 năm.Thường phục vụ cho việc xây dựng những ké hoạch trung hạn về kinh tế văn hóa xãhội ở tầm vi mô và vĩ mô

+ Dự báo ngắn hạn: Là những dự báo có thời gian dự báo dưới 3 năm, loại dự

báo này thường dùng để dự báo hoặc lập các kế hoạch kinh tế, văn hóa xã hội chủ

yếu ở tầm vi mô và vĩ mô trong khoảng thời gian ngắn nhằm phục vụ cho công tác

chỉ đạo kịp thời Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối tùy thuộc vào từng.loại hiện tượng dé quy định khoảng cách thời gian cho phù hợp với loại hiện tượng

đó, vs dụ trong dự báo kinh tế, dự báo dai hạn là những dự báo có tầm du báo trên 5

năm, nhưng trong dự báo thời tiết, khí tượng học chỉ là 1 tuần Thang thời gian đối

với dự báo kinh tế dài hơn nhiều so với thang thời gian dự báo thời tiết Vì vậy,thang thời gian có thé đo bằng những don vị thích hợp ( ví dụ: quý, năm đối với dựbáo kinh tế và ngày đối với dự báo thời tiết)

Dự báo trung hạn và dài hạn có ba đặc trưng khác với dự báo ngắn hạn:

Thứ nhất, dự báo ngắn hạn thường dùng nhiều loại phương pháp luận hơn là dự

báo dài hạn Đối với các dự báo ngắn hạn người ta dung phổ biến các kỹ thuật toánhọc như bình quân di động, san bằng mũ hay hồi quy theo xu hướng Dự báo dàihạn và trung hạn lại thường dung những phương pháp ít định lượng được dùng để

dự đoán các vấn đề lớn và toàn điện như có cần đưa ra một sản phẩm mới nào đó

vào danh sách các chủng loại sản phẩm của công ty không.

Thứ hai, dự báo trung hạn và dài hạn thường phải giải quyết nhiều vấn đề lớn

và có tính toàn diện để phục vụ cho các quyết định quản lý và hoạch định các chínhsách, đề xuất chiến lược và kế hoạch

SV: Đỗ Thị Mai Anh 6 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 14

Thứ ba, dự báo ngắn hạn có xu hướng chính xác hơn dự báo dài hạn Vì các yếu

tố ảnh hưởng đến đối tượng dự báo thay đổi hang ngày, nên nếu kéo dài thời gian

dự báo thì độ chính xác càng có khả năng giảm đi, vì vậy cần phải thường xuyên

cập nhật và hoàn thiện các phương pháp dự báo.

- Căn cứ vào các phương pháp dự báo có thé chia dự báo thành 3 nhóm:

° Dự báo bằng phương pháp chuyên gia: Loại dự báo này được tiến hành

trên cơ sở tổng hợp, xử lý ý kiến của các chuyên gia thông thạo với hiện tượng đãđược nghiên cứu, từ đó có phương pháp xử lý thích hợp để ra các dự đoán, các dựđoán này được cân nhắc và đánh giá chủ quan từ các chuyên gia Phương pháp này

có ưu thé trong trường hợp dự đoán những hiện tượng hay quá trình bao quát rộng

phức tạp, chịu sự chỉ phối của khoa học- kĩ thuật sự thay đổi của môi trường, thời

tiết, chiến tranh trong khoảng thời gian dài Một cải tiến của phương pháp

Delphi-là phương pháp dự báo dựa trên cơ sở sử dụng một tập hợp những đánh giá của một

nhóm chuyên gia Mỗi chuyên gia được hỏi ý kiến và rồi dự báo của họ được trình

bày dưới dạng thống kê tóm tắt Việc trình bày những ý kiến này được thực hiệnmột cách gián tiếp ( không có sự tiếp xúc trực tiếp) dé tránh những sự tương táctrong nhóm nhỏ qua đó tạo nên những sai lệch nhất định trong kết quả dự báo Sau

đó người ta yêu cầu các chuyên gia duyệt xét lại những dự báo của họ trên cơ sởtóm tắt tat cả các dự báo, có thể có những bổ sung thêm

° Dự báo theo phương trình hồi quy: Theo phương pháp này, mức độ cần

dự báo phải được xây dựng trên cơ sở xây dựng mô hình hồi quy, mô hình này đượcxây dựng phù hợp với đặc điểm và xu thé phát triển của hiện tượng nghiên cứu Déxây dựng mô hình hồi quy, đòi hỏi phải có tài liệu về hiện tượng cần dự báo và các

hiện tượng có liên quan Loại dự báo này thường được sử dụng để dự báo trung hạn

và dài hạn ở tầm vĩ mô

° Dự báo dựa vào day số thời gian: Là dựa trên cơ sở dãy số thời gianphản ánh sự biến động của hiện tượng ở những thời gian đã qua để xác định mức độ

của hiện tượng trong tương lai.

- Căn cứ va đối tượng dự báo có thể chia dự báo thành:

‘SV: Đỗ Thị Mai Anh 7 Lớp: Bảo hiém xã hội 52

Trang 15

e Dự báo khoa học: Là dự kiến tiên đoán về những sự kiện hiện tượng trạng.

thái nào đó có thể hay nhất định sẽ xảy ra trong tương lai Đó là sự nghiên cứu khoa

học về những triển vọng của một hiện tượng nào đó chủ yếu là những đánh giá số

lượng và chỉ ra khoảng thời gian mà trong đó hiện tượng có thể dén ra những biến

đổi

¢ Dự báo kinh tế: Là khoa học dự báo các hiện tượng kinh tế trong tương lai

Dự báo kinh tế được coi là giai đoạn trước của công tác xây dựng chiến lược phát

triển kinh tế- xã hội và dự án kế hoạch dài hạn; không đặt ra những nhiệm vụ cụ thẻ,nhưng chứa đựng những nội dung cần thiết làm căn cứ để xây dựng những nhiệm

vụ đó Dự báo kinh tế bao trim sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước có tínhđến sự phát triển của tình hình kinh tế thế giới và các quan hệ quốc tế Thường đượcthực hiện chủ yếu theo những hướng dẫn sau: dân số, nguồn lao động, việc sử dụng

và tái sản xuất chúng, năng suất lao động; tái sản xuất xã hội trước hết là vốn sản

xuất có định, sự phát triển của khoa học công nghệ và khả năng ứng dụng vào kinh

tế; mức sống của nhân dân, sự hình thành các nhu cầu phi sản xuất, động thái và cơ

cấu tiêu dùng, thu nhập của nhân dan; động thái kinh tế quốc dân và sự chuyển dịch

cơ cấu; sự phát triển các khu vực và ngành kinh tế Các kết quả dự báo kinh tế chophép hiểu rõ đặc điểm của các điều kiện kinh tế - xã hội dé đặt chiến lược phát triểnkinh tế đúng đắn, xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển một cách chủđộng, đạt hiệu quả cao và vững chắc

© Dự báo xã hội: Là khoa học nghiên cứu những triển vọng cụ thể của một

hiện tượng, một sự biến đổi, một quá trình xã hội, để đưa ra dự báo hay dự đoán vềtình hình diễn biến, phát triển của một xã hội

® Dự báo tự nhiên, thiên văn học, loại dự báo này bao gồm dự báo thời tiết, dự

báo thủy van, dự báo địa lý, dự báo động đất

1.4 Ý nghĩa và vai trò của dự báo

Ngày nay, dự báo là một nhu cầu không thể thiếu được của mọi hoạt động

kinh tế - xã hội, khoa học — kỹ thuật, được tất cả các ngành khoa học quan tâm

nghiên cứu.

‘SV: Đỗ Thị Mai Anh 8 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 16

Công tác dự báo đang được thực hiện ở rất nhiều nước, trong hang trăm cơ

quan khoa hoc, thông thường các hoạt động dự báo được thực hiện trong các viện

hàn lâm và các viện nghiên cứu khoa học Sự phát triển của công tác dự báo có ý

nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ quản lý một cách khoa học trongtat cả các lĩnh vực

Theo nghiên cứu cho thấy, hoạt động dự báo các lĩnh vực đời sống xã hội

thường khó hơn dự báo trong các lĩnh vực tự nhiên Ví dụ như việc dự báo về thiênvăn học nhật thực, nguyệt thức đã được thực hiện từ rất nhiều năm trước

Trên thê giới từ rất lâu, các nhà dự báo đã đưa ra những dự báo khoa học

khá chính xác Nhà bác học Nga Mendeleev đã căn cứ vào quy luật chu kì mà ông

phát hiện, đã dự báo rằng còn 3 nguyên tố đến nay vẫn chưa biết, sau đó ông căn cứvào các đặc tính của những nguyên tố đó dé làm cơ sở phát hiện ra 3 nguyên tố còn

lại là germanium, gallium, scandium.

Van đề dự báo khoa học dé định chính sách cho đúng đã được chính phủ rất

nhiều nước quan tâm Một số nước đã thành lập những trung tâm dự báo kinh tế,

chính trị, xã hội Ví dụ như Chính phủ Liên Xô trước đây cũng đã thành lập những.

cơ quan dự báo lớn về kế hoạch dài hạn phát triển đất nước

Ở Việt Nam, từ xa xưa đã có ba nhà trí thức có tài dự báo đó là Ngô Sĩ Liên,Nguyễn Binh Khiêm và Nguyễn Ái Quốc

Đối với việc ra các quyết định kinh doanh, dự báo giúp cho các nhà quản trịdoanh nghiệp chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiếtphục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh

phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài chính và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sởvật chất, kĩ thuật cho sự phát triển trong thời gian tới ( kế hoạch cung cấp các yếu tố

đầu vào như: lao động, nguyên vật liệu tư liệu lao động cũng như các yếu tố đầu

ra đưới dạng vật chất và dịch vụ)

Trong các doanh nghiệp nếu công tác dự báo được thực hiện một cách

nghiêm túc còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Những,

doanh nghiệp làm tốt công tac dự báo sẽ nắm bắt thông tin về thị trường một cách

tốt nhất, qua đó đề ra những kế hoạch phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị

SV: Đỗ Thị Mai Anh 9 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 17

chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh

tế nói chung Dự báo được những khả năng có thé xảy ra trong tương lai sẽ giúp chodoanh nghiệp tránh khỏi những quyết định sai lầm gây tốn that, thiệt hại cho doanh

nghiệp và nền kinh tế Dự báo chính xác là căn cứ để các nhà hoạch định chính sách

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nhờ có dựbáo các chính sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế được xâydựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao Nhờ có dự báo thường

xuyên và kịp thời các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp thời đưa ra những

biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu

quả sản xuất kinh doanh cao nhất

1.5 Các phương pháp dự báo.

Việc lựa chọn phương pháp dự báo phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, các dự

báo liên quan đến hiện tượng tự nhiên thì phương pháp định lượng hay được sử

dụng như mô hình hóa phương pháp kịch bản Tuy nhiên tùy vào từng lĩnh vực,

ngành mà các phương pháp dự báo có thé khác nhau.

Ví dụ, ở châu Âu, các mô hình về thay đổi môi trường được chia theo các chủ đềkhác nhau như: nông nghiệp chất lượng không khí, da dang sinh hoc, khí hau, nanglượng, sử dung dat, chất thải ran, Mỗi chủ đề thường có nhiều mô hình dự báo.Trên thế giới hiện nay, có nhiều học giả có cách phân loại phương pháp dự báo khác

nhau Theo học giả Gordon, trong 2 thập ki gan đây, có 8 phương pháp dự báo được

áp dụng rộng rãi trên thế giới đó là:

+ Phương pháp tiên đoán

+ Phương pháp ngoại suy xu hướng

+ Phương pháp chuyên gia

+ Phương pháp mô phỏng + Phương pháp ma trận tác động qua lại + Phương pháp kịch bản

+ Phương pháp cây quyết định và phương pháp dự báo tổng hợp

SV: Đỗ Thị Mai Anh 10 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 18

Ở Việt Nam, phương pháp dự báo lại được phân thành 2 nhóm chính là phương.

pháp dự báo định tính và phương pháp dự báo định lượng.

Các phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy

cảm của nhà quan trị trong quá trình dự bao, chỉ mang tính phỏng đoán không định

lượng Tuy nhiên chúng có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện thời gian nghiên cứu

dự báo nhanh, chỉ phí dự báo thấp và kết quả dự báo trong nhiều trường hợp cũngtất tt

- Phương pháp dự báo định lượng,

Phương pháp này dựa trên các số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên

quan đến tương lai và có thể tìm thấy được Tắt cả các mô hình dự báo theo địnhlượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo

lường các giai đoạn theo từng chuỗi.

Giả định của phương pháp này là các nhân tố từng tác động lên biến được dựbáo trong quá khứ vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến biến này trong tương lai Vậy dựavào diễn biến dé liệu trong quá khứ ta có thể dự báo cho tương lai Các phương

pháp dự báo định lượng lại được chia thành hai nhóm chính: dự báo định lượng

mang tính nhân quả và dự báo định lượng mang tính thống kê.

+ Các phương pháp dự báo định lượng mang tính nhân quả

Đại diện của nhóm phương pháp này là phân tích hồi quy Mô hình dự báo có

hai nhóm biến số: các biến số được dự báo được gọi là biến độc lập, các biến sốdùng để dự báo được gọi là biến phụ thuộc Chúng ta đã nghiên cứu mô hình hồiquy ở phần 1, nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu việc áp dụng mô hình hồi quy cho

dự báo và một số kỹ thuật phân tích hồi quy với dữ liệu chuỗi thời gian

+ Các phương pháp dự báo định lượng mang tính thống kê

SV: Đỗ Thị Mai Anh 11 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 19

biến thiên của biến cần dự báo trong quá khứ đề dưa ra dự báo Biến thiên của một biến số kinh tế được chia thành các thành phan: xu hướng, chu kỳ, thời vụ và ngẫu

nhiên.

Nhóm các phương pháp dự báo mang tính thống kê lại chia thành hai nhóm

chính.

Nhóm thứ nhất phân tích một thành phần hoặc kết hợp một số thành phầnriêng biệt nêu trên như: đường xu hướng, san bằng số mi, trung bình động

Nhóm thứ hai sử dụng các khái niệm thống kê về dữ liệu chuỗi thời gian màkhông chia biến động của dữ liệu thành các thành phan riêng biệt như ở phương

pháp luận Box-Jenkins.

Tuy nhiên, hiện nay thông thường khi dự báo người ta thường hay kết hợp cảphương pháp định tính và định lượng để nâng cao mức độ chính xác của dự báo.Bên cạnh đó, vấn đề cần dự báo đôi khi không thé thực hiện được thông qua mộtphương pháp dự báo đơn lẻ mà đòi hỏi kết hợp nhiều hơn một phương pháp nhằm

mô tả đúng bản chất sự việc cần dự báo

Phương pháp dự báo định lượng bao gồm các mô hình dự báo theo chuỗi thời gian

và hàm số nhân quả Dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán

học được thiết lập để dự báo nhu cầu tương lai Ở đây, mối quan hệ giữa thời gian

và nhu cầu hoặc giữa các biến số với nhu cầu được thiết lập bằng những mô hình

toán tính hợp.

Dù là phương pháp nào thì dự báo định lượng cũng phải được thực hiện theo 8 bước

Sau:

+ Xác định mục tiêu của dự báo

+ Chọn lựa những loại sản phẩm cần dự báo

+ Xác định độ dài thời gian dự báo

Trang 20

+ Áp dụng kết quả dự báo

Các bước trên được tiến hành một cách có hệ thong va théng nhất từ khi tìmhiểu, thiết kế đến áp dụng hệ thống dự báo Nếu hệ thống dự báo được sử dụng đềuđặn trong một thời gian dài thì khi thu thập dữ liệu và dự báo có thể bỏ qua bước

này hay bước khác dé đơn giản hóa trong tính toán

1.6 Các bước cơ bản của một quy trình dự báo

Thông thường trong các dự báo về kinh tế, quy trình dự báo được chia thành 8 bước

cơ bản :

- Bước 1: Xác định mục tiêu dự báo

Các mục tiêu liên quan đến các quyết định cần được dự báo phải được nói

rõ Nếu quyết định vẫn không thay đổi bat ké có dự báo hay không thì mọi nỗ lực

thực hiện dự báo cũng vô ích.

Nếu người sử dụng kết quả dự báo và người làm dự báo có cơ hội thảo luận cácmục tiêu và kết quả dự báo sẽ được sử dụng như thế nào thì kết quả dự báo sẽ có ý'

nghĩa quan trọng.

- Bước 2: Xác định đối tượng dự báo

Khi các mục tiêu dự báo đã được xác định thì ta phải xem xét đến đối

tượng dự báo là gì Ta phải xác định chính xác là dự báo cái gì Ví dụ chỉ nói dự báo

doanh dé không thôi hi chưa đủ mà cần phải xác định rõ dự báo doanh thu bán hanghay đơn vị doanh só

- Bước 3: Lựa chọn phương pháp dự báo.

Đối với mỗi đối tượng dự báo nhất định, ta cần dựa vào lượng dữ liệu sẵn

có về đối tượng đó, dựa vào tính cá thiết của dự báo, độ dài của dự báo và kiến thức

chuyên môn của ngườ làm dự báo để quyết định phương pháp dự báo tối ưu nhất

cho đối tượng dự báo đó

- Bước 4: Lựa chọn đối tượng để thu thập thông tin

- Bước 5: Thu thập thông tin dự báo bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp

hoặc thông qua đội ngũ cộng tác viên

SV: Đỗ Thi Mai Anh 13 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 21

Thông tin cần để dự báo có thẻ thu thập từ cả bên trong và bên ngoài,

thông tin dữ liệu thường được tổng hợp theo thời gian, nhưng tốt nhất là thu thập

những đữ liệu chưa được tổng hợp dé có sự phân tích chính xác hơn

- Bước 6: Xử lý thông tin

Quá trình xử lý thông tin rất quan trọng, nó quyết định đến độ chính xác củakết quả dự báo và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của ngườ làm dự

báo và độ chính xác của các công cụ dự báo.

- Bước 7: Xác định xu hướng dự báo( xu hướng tuyến tính, xu hướng chu kì, xu

hướng thời vụ hay xu hướng ngẫu nhiên)

- Bước 8: Phân tích, tính toán, ra quyết định về kết quả dự báo

Kết quả dự báo phải được trình bày rõ rang sao cho người sử dụng chúng,

hiểu được các con số được tính toán như thế nào và chỉ ra sự tin cậy trong kết quả

dự báo, các bảng biểu phải ngắn gon, rõ rang

Nếu việc dự báo được tiến hành một cách đều đặn trong tời gian dài, thìcác di liệu sẽ được thu thập thường xuyên và việc tính toán dự báo được tiến hành

một cách tự động, thường là được thực hiện trên máy tính điện toán.

2 Khái quát về quỹ BHXH

2.1 Khái niệm quỹ BHXH

Quỹ BHXH là một Quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN,

được hình thành từ việc đóng góp của các bên tham gia và các nguồn thu khác, sử

dụng để bù đắp, hoặc thay thế thu nhập cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặpphải những biến có, rủi ro làm suy giảm sức khoẻ, mất khả năng LD, mắt việc làm,

ốm đau hoặc chết nhằm én định đời sống cho họ và gia đình họ, góp phần đảm bảo

an toàn xã hội và phát triển kinh tế của đất nước

Quỹ BHXH ra đời, tồn tại và phát triển gắn với sự phát triển kinh tế hàng hóa,

gắn với quá trình thuê mướn nhân công Mặc dù thu, chỉ BHXH đều được Nhà nướcquy định bằng các văn bản pháp lý có liên quan, nhưng chủ yếu phải dựa vào quan hệkinh tế, quan hệ lợi ích giữa các bên theo nguyên tắc có tham gia mới được hưởng

quyền lợi BHXH

SV: Đỗ Thị Mai Anh 14 Lop: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 22

Qiy BHXH cơ bản giống với Ngân sách Nhà nước vì cả 2 đều hoạt động không.

vì mục đích lợi nhuận và dựa trên nguyên tắc cân đối thu — chỉ

2.2 Đặc điểm quỹ BHXH

- Qty BHXH ra đời, ton tại và phát triển gắn với mục đích đảm bao ổnđịnh đời sống cho người lao động và gia đình của khi họ gặp các biến có, rủi ro, tainạn bằng cách bù đắp một phần thu nhập bị giảm hoặc mắt đi của họ trong quá trìnhlao động khi họ gặp biến có, rủi ro

- Qũy BHXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà chỉ nhằm đảmbảo ồn định cuộc sống cho người lao động va gia đình họ nhằm nâng cao mức sống

cho người lao động và đảm bảo an sinh xã hội.

- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả, vừa mang tính chấtkhông hoàn trả Tính hoàn trả thể hiện ở việc NLD vừa là đối tượng tham gia donggóp vừa là đối tượng hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH Mục đích của quỹ BHXH là đểchỉ trả trợ cấp cho người lao động khi họ không may gặp các rủi ro dẫn đến mat haygiảm thu nhập Tuy nhiên, thời gian , chế độ va mức trợ cấp của mỗi người sẽ khácnhau, điều đó phụ thuộc vào những rủi ro mà họ gặp phải cũng như mức độ đóng

góp và thời gian tham gia BHXH.

Tính không hoàn trả thể hiện ở việc nhiều người cùng tham gia đóng góp vàoquỹ BHXH nhưng có người được nhận trợ cấp nhiều lần từ quỹ nhưng cũng có

người được nhận ít hơn thậm chí không được nhận trợ cấp Mặc dù nguyên tắc của BHXH là đóng ít - hưởng ít, đóng nhiều - hưởng nhiều nhưng không có nghĩa là mức đóng góp khác nhau sẽ chắc chắn được hưởng một khoản trợ cấp như nhau.

- Qũy BHXH tồn tại lâu dài và có ảnh hưởng ở diện rộng Việc tham gia

BHXH của NLD theo số đông và dàn trải theo thời gian với nhiều thé ệ sẽ làm cho

quỹ BHXH tồn tại lâu dài và đáp ứng các nhu cầu BHXH của các thế hệ NLD

- Qũy BHXH là một loại quỹ công, để phục vụ NLD, đảm bảo lợi ích của

số đông NLĐ Vì vậy quỹ BHXH được quan lý rất chặt chẽ,được Nhà nước bảo hộ

Do tính chất phục vụ nên dù các quốc gia có chế độ chính trị- xã hội khác nhau

nhưng đều thực hiện quản lý Nhà nước đối với quỹ BHXH và thực hiện bảo hộ các

hoạt động của quỹ, trong đó có bảo hộ đầu tư tăng trưởng quỹ.

SV: Đỗ Thị Mai Anh 15 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 23

- Qũy BHXH được hình thành từ sự đóng góp của NLD, NSDLD và có sự

hỗ trợ của Nhà nước, nó là một quỹ tiền tệ lớn, tồn tại trong thời gian dài và sẽ có số

dư tăng dần qua các năm

- Qũy BHXH có tính tích lũy.

Qñy BHXH là của để dành của người lao động phòng khi 6m dau, tuổi già và

đó là công sức đóng góp của cả quá trình lao động của họ Trong quỹ BHXH luôn

tồn tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi ở một thời điểm hiện tại để chỉ trả trong

tương lai, khi người lao động có đủ các điều kiện cần thiết để được hưởng trợ cấp

Số lượng tiền trong quỹ có thể được tăng lên bởi sự đóng góp đều đặn của các bên

tham gia và bằng các biện pháp đầu tư tăng trưởng quỹ

2.3 Vị trí và vai trò của quỹ

- Vị trí của quỹ BHXH

Qñũy BHXH có thể được xem là “ xương sống” của hệ thống BHXH

Nó quyết định sự ồn định và phát triển của hệ thống BHXH Nhà nước thông qua hệthống BHXH dé thực hiện công bằng xã hội, phân phối lại thu nhập cho người dân,trợ cấp nhằm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập của NLĐ khi họ gặp phảibiến cé, rủi ro, qua đó đảm bảo an sinh xã hội

Qũy BHXH là một quỹ tài chính không thé thiếu được trong hệ thống

tài chính quốc gia, quá trình vận động của các nguồn tài chính để hình thành quỹ

BHXH cũng như việc sử dụng quỹ BHXH cho mục đích riêng của nó có liên quan

đến sự vận động của các nguồn tài chính của các đối tượng tài chính trong hệ thống

tài chính ở nước ta và ngược lại Ví dụ, khi Nhà nước tăng lương cho NLD thì các

tổ chức cá nhân sẽ phải tăng mức đóng góp vào quỹ BHXH và quỹ BHXH cũngphải tăng tiền trợ cấp cho các đối tượng hưởng Tiền lương tăng sẽ làm tăng nhu cầu

tiêu dung, kích thích sản xuất hang hóa phát triển, qua đó kéo theo sự hoạt động tích

cực của các tôt chức tín dụng.

- Vai trò của quỹ BHXH

Qũy BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung và độc lập với Ngân sách Nhànước, được dùng để chỉ trả trợ cấp cho những trường hợp được hưởng trợ cấp

‘SV: Đỗ Thị Mai Anh 16 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 24

BHXH theo quy định của pháp luật BHXH và chỉ phí cho các hoạt động nghiệp vụ

BHXH.

Do đó, đối với NLD, quy BHXH có vai trò góp phần đảm bảo én định cuộc

sống cho NLD và gia đình họ, giúp họ bù đắp thu nhập bị mất do biến có hoặc rủiTÔ.

Đối với NSDLD, quỹ BHXH gián tiếp giúp cho hoạt động sản xuất của doanhnghiệp được trôi chảy và thuận lợi Thông qua việc bù dap thu nhập cho NLD, quỹ

BHXH giúp cuộc sống của NLD được đảm bao, giúp họ yên tâm làm việc, đạt năng

suất cao trong công việc và qua đó làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh

nghiệp.

Đối với hệ thống BHXH, quỹ BHXH giúp chỉ trả các chỉ phí quản lý và nghiệp

vụ trong hệ thong BHXH qua đó giúp cho hoạt động của hệ thống BHXH được đảm

bảo.

Đối với hệ thống tài chính quốc gia, quy BHXH như một quỹ tài chính trunggian, nguồn đóng góp của NLD và NSDLĐ và các nguồn thu khác tạo nên một quỹtiền tệ lớn có thể được sử dụng để đầu tư trong khi quỹ nhàn rỗi để tạo ra lợi nhuận

và cũng thúc day các hoạt động đầu tư phát triển và kích thích tiêu dùng

- Các nguồn thu khac( từ các cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi từ hoạt

động đầu tư quỹ nhàn rỗi)

Hầu hết quy BHXH của các nước trên thế giới đều được hình thành từ cácnguồn đóng góp trên là do:

- Người lao động đóng góp một phần vào quỹ BHXH biểu hiện sự gánh chịu

trực tiếp rủi ro của chính mình đồng thời nó có ý nghĩa ràng buộc giữa nghĩa vụ vàquyền lợi của người lao động một cách chặt chẽ

ĐẠI HỌC KTQD

HONG TIN TH6p Bio hiểm xã hội 52

nồng LUẬN ÁN - TƯ LIỆU

SV: Đỗ Thị Mai Anh

Trang 25

- Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH sẽ giúp tránh được

những thiệt hại cho doanh nghiệp như đình trệ sản xuất, đào tạo lại lao động khi córủi ro xảy ra đối với người lao động Mặt khác nó giảm bớt đi sự căng thẳng trong

mối quan hệ vốn chứa đựng đầy mâu thuẫn tranh chấp giữa chủ và thợ

- Nhà nước tham gia đóng góp một phần vào quỹ BHXH trên cương vị của

người quản lý xã hội về mọi mặt với mục đích phát triển kinh tế ôn định xã

mối quan hệ giữa chủ - thợ có chứa nhiều mâu thuẫn mà hai bên không thé tự giảiquyết được Nhà nước buộc phải tham gia nhằm điều hòa mọi mâu thuẫn của haibên thông qua hệ thống các chính sách, pháp luật Không những thế Nhà nước còn

hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH giúp cho hoạt động BHXH được ổn định

2.5 Mục đích sử dụng quỹ

Qũy BHXH được sử dung cho hai mục đích cơ bản sau:

- Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH

- Chi phí cho sự nghiệp quản lý và nghiệp vụ BHXH

Theo công ước quốc tế Giơ-ne-vơ số 102 tháng 6 năm 1952 BHXH bao gồm 9chế độ :

Ngoài ra, quỹ BHXH còn được sử dụng để chỉ cho các hoạt động quản lý như:

chỉ tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong hệ thống BHXH, khấu hao tài sản

cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chỉ khác

Phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đi đầu tư sinh lời nhằm bảo toàn và tăngtrưởng nguồn quỹ Hoạt động đầu tư quỹ ở một số lĩnh vực đầu tư như: Mua tráiphiếu Chính phủ, gửi tiết kiệm ở hệ thống NHNN, đầu tư vào những dự án dưới sự

SV: Đỗ Thị Mai Anh 18 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 26

chỉ định của Chính phủ Qúa trình đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc an toàn, có lợi

nhuận có khả năng thanh toán và đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội Chi cho các hoạtđộng đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH và chỉ khác như:

+ Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học là các hoạt động nghiên cứu khoa học

cần thiết trong ngành và cần phải được quản lý tốt

» Chi cho hoạt động văn hoá, TDTT, văn nghệ các phong trào thi dua, cácphong trào quần chúng của ngành Đây là khoản chỉ mang tính phúc lợi cho các cán

bộ hoạt động trong ngành BHXH

2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quỹ

2.6.1 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng làm tăng quỹ BHXH

- Tổng mức đóng góp của NLD và NSDLĐ tăng lên do sự tăng lên về tiềnlương và thu nhập Do đa số hệ thống BHXH đóng góp được thực hiện bằng một tỷ

lệ so với tiền lương và thu nhập vì vậy, khi tiền lương và thu nhập tăng, mặc dù tỷ

lệ đóng góp không tăng nhưng vẫn làm tăng tổng mức đóng góp cho quỹ BHXH.Việc tăng tiền lương và thu nhập lại là hệ quả của quá trình tăng trưởng kinh tế củađất nước Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng

sẽ giúp việc huy động mức tiền đóng BHXH của NLD và NSDLD thuận tiện hơn

- Số lượng NLD tham gia BHXH tăng lên do số lượng dan số tham gia vào thi

trường lao động tăng và do sự điều chỉnh chính sách BHXH ( như mở rộng đối

tượng tham gia BHXH) Yếu tố này có ảnh hưởng khá lớn đến việc tang quy mô

của quỹ BHXH, nhất là đối với những hệ thống BHXH mới hình thành và những

nước có cơ cau dân số trẻ

- Hiệu quả đầu tư phần nhàn rồi của quỹ BHXH: Nếu đầu tư có hiệu quả, cáckhoản đầu tư sẽ đem về lợi nhuận cao và góp phần làm tăng quy mô quỹ

BHXH Sự quay vòng bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH là một đặc trưng cơ bản

của hoạt động BHXH trong nền kinh tế thị trường Hoạt động đầu tư quay vòng vốn

để bảo toàn và tăng trưởng giá trị quỹ BHXH là một yêu cầu nhất thiết khách quan,

đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và phát huy tác dụng của chính sách BHXH trong,

việc bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững.

‘SV: Đỗ Thị Mai Anh 19 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 27

- Kinh tế tăng trưởng sẽ làm cho thu nhập của doanh nghiệp và người lao động

tăng lên, qua đó làm tăng nguồn đóng góp cho quỹ BHXH Ngoài ra, kinh tế pháttriển còn làm cho thị trường tài chính và các thị trường khác phát triển, từ đó các

hoạt động dau tư sẽ có hiệu quả và có khả năng sinh lời lớn hon, do đó hoạt độngđầu tư phần quỹ BHXH nhàn rỗi sẽ an toàn và hiệu quả hơn

2.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng làm giảm quỹ BHXH

- Nhân tố dan số: Dân số già hóa sẽ làm giảm lượng người tham gia đóng gópvào quỹ BHXH đồng thời làm tăng lượng người thụ hưởng và thời gian thụ hưởngBHXH Qua đó làm giảm nguồn thu của quỹ BHXH và tăng chỉ trợ cấp, nhất là trợcấp cho các chế độ BHXH dài hạn

- Sự điều chỉnh của Nhà nước về chính sách trợ cấp BHXH: Do nhu cầu về đời

sống của dân cư tăng lên hoặc do các yếu tố lạm phát nên Nhà nước phải điều chỉnhcác mức trợ cấp BHXH Vì vậy quỹ BHXH phải chỉ nhiều trong khi mức đóng gópkhông thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể Ngoài ra cũng có thể có những thayđổi về chính sách nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam, làm tăng chỉcủa quỹ BHXH, ví dụ như việc giảm độ tuổi nghỉ hưu cho một số nhóm đối tượng (tỉnh giảm biên chế, lao động nặng nhọc, độc hại ,quan nhân )

- Hiệu quả của các hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH: Trong nền kinh

tế thị trường, thị trường tài chính và các thị trường khác có liên quan đến hoạt động

đầu tư luôn biến động và có sự cạnh tranh gay gắt Nếu các nhà đầu tr BHXH

không có bản lĩnh, kinh nghiệm, chuyên môn kém sẽ dẫn đến hoạt động đầu tư

không hiệu quả thậm chí làm thâm hụt quỹ BHXH.

- Quản lý tài chính BHXH kém hiệu qua:

Cho dù có các nhân tố làm tăng thu của quỹ BHXH nhưng nếu đội ngũ làmcông tác BHXH yếu kém, quản lý quỹ không tốt, thiếu kinh nghiệm và không hiệuquả sẽ làm tăng chỉ và giảm thu của quỹ Ví dụ như chậm trễ hoặc không chặt chẽ

trong việc thu BHXH của những đối tượng tham gia bắt buộc BHXH.

- Khi nền kinh tế suy thoái, tăng trưởng chậm sẽ làm cho tổng thu nhập và thu

nhập của NLD giảm, do đó làm giảm mức đóng góp vào quỹ BHXH, hơn nữa quỹ

BHXH phải tăng các khoản chỉ trợ cấp cho những NLĐ bị thất nghiệp, về hưu

SV: Đỗ Thị Mai Anh 20 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 28

sớm Hơn nữa, khi nền kinh tế quy thoái, thị trường tài chính và các thị trường

khác hoạt động kém dẫn đến hoạt động đầu tư quỹ không hiệu quả, làm giảm nguồn thu cho quỹ BHXH trong trường hợp lạm phát còn có thể trực tiếp làm cho lợi

nhuận thực tế từ đầu tư của quỹ BHXH thành âm

3 Sự cần thiết cúa hoạt động dự báo quỹ BHXH

Là một loại quỹ tài chính quỹ BHXH cũng phải đáp ứng được yêu cầu tất yếu

là cân đối quỹ Sự cân đối cua quỹ BHXH được hiểu là tương quan hợp lý về lượnggiữa thu và chỉ BHXH trong một thời kỳ nhất định; đồng thời còn thẻ hiện ở việc bốtrí cơ cấu và quan hệ giữa mức thu và mức chỉ BHXH trong một thời gian nhất

định Trong thực hiễn, hoạt động quỹ BHXH luôn biến động, có những nhân tố ảnhhưởng làm tăng quỹ BHXH và có những nhân tố làm giảm quỹ BHXH Nhữngnhân tố tăng và giảm không xảy ra đồng thời và giống nhau về thời gian, khônggian quy mô và mức độ, vì vậy khi các nhân tố làm tưng quỹ không theo kịp cácnhân tố làm giảm quỹ thì rất có thể xuất hiện tình trang mắt cân đối quỹ

Các nhà quản lý quy BHXH phải lập kế hoạch dự báo quỹ và có kế hoạch tácđộng đến quỹ trong tương lai Nếu các nhà quản lý quỹ không thực hiện công việcnày từ lúc đầu thì sẽ không thể kiểm soát được biến động của quỹ do đó không đề rađược các kế hoạch cụ thé để đạt được mục tiêu cân đối quỹ và rất có thẻ dẫn đếnnhững hậu quả nghiêm trọng như vỡ quỹ Bảo hiểm xã hội

Giả sử như việc dự báo số người đóng góp vào quỹ BHXH và số người hưởng

lương hưu không được thực hiện một cách chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt

quỹ lương hưu do tỉ lệ số người đóng BHXH trên số người hưởng lương hưu giảmtrong khi tuổi nghỉ hưu bình quân lại khá thấp dẫn đến thời gian đóng rút ngắn đinhưng do tuổi thọ bình quân ngày càng tăng Việc dự đoán trước được các nhân tốtác động đến quỹ BHXH sẽ giúp cho các nhà quản lý có những biện pháp đối phó

và điều chỉnh kịp thời để giúp đảm bảo cân đối qũy

Do đó, hoạt động dự báo quỹ BHXH là hết sưc cần thiết, nó giúp cho các nhà

hoạch định chính sách và quản lý BHXH có những phương án thực hiện , những đềxuất kế hoạch chính xác, đúng, đắn để điều phối hoạt động của quỹ BHXH một cách

hiệu quả, tăng các nguồn thu và cân nhắc các khoản chỉ để ngăn ngừa tình trạng

SV: Đỗ Thị Mai Anh 21 Lép: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 29

CHƯƠNG 2: HOẠT DONG DỰ BAO QUY BHXH VIỆT NAM

TẠI VIỆN KHOA HỌC BẢO HIỂM XÃ HOI

I Khái quát về Viện Khoa học BHXH

i Qua trình thành lập Viện Khoa học BHXH

Quá trình thành lập của Viện Khoa học BHXH Việt Nam đã trải qua rất nhiều giaiđoạn: ngay từ khi thành lập BHXH Việt Nam, Tổng giám đốc đã có quyết định14/BHXH/TCCB ngày 28/2 /1996 về việc thành lập trung tâm thông tin khoa học

Ngày 01/06/1996, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và

Công nghệ) đã ban quyết định số 1147/QĐ-KH công nhận BHXH Việt Nam là một

đầu mối khoa học công nghệ Quyết định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cáchoạt động khoa học của ngành BHXH Việt Nam ngày càng phát triển Nhưng do

lực lượng cán bộ nghiên cứu của trung tâm còn có hạn, chưa đảm nhận được công

việc nghiên cứu nên thời gian đầu công việc chủ yếu của Trung tâm là quản lý cáchoạt động khoa học của ngành còn việc nghiên cứu trực tiếp các đề tài khoa học

Tổng giám đóc giao cho các ban nghiệp vụ và địa phương

Đến năm 2003 do nhu cầu phát triển của ngành BHYT Việt Nam được sáp nhập vào

BHXH Việt Nam Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 6/12/2002 của Chính Phủcho phép thành lập trung tâm nghiên cứu khoa học Tiếp sau đó Tổng giám đốcBHXH Việt Nam ban hành quyết định số 278/2003/QĐ-BHXH TCCB ngày

12/3/2003 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH Theo đó trung tâm có 12 nhiệm vụ cụ

thể trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chính là: xây dựng kế hoạch hoạt dongkhoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức chuyển giao ứng dụng kết quả

nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo hội nghị khoa học ngành, quản lý các hoạtđộng khoa học xây dựng định hướng chiến lược phát triển ngành thống kê và dự

báo khoa học ngành

Ngày 23/9/2008 Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ra quyết định số

4655/QD-BHXH về việc đổi tên Trung tâm nghiên cứu khoa học bảo hiểm xã hội thành Viện

Khoa học Bảo hiểm xã hội trực thuộc BHXH Việt Nam

SV: Đỗ Thị Mai Anh 22 Lop: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 30

Ngày 23/9/2008 Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ra quyết định số BHXH về việc đổi tên Trung tâm nghiên cứu khoa học bảo hiểm xã hội thành Viện

4655/QD-Khoa học Bảo hiểm xã hội trực thuộc BHXH Việt Nam

2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học BHXH

Viện Khoa học Bảo hiểm xã hội có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội

Việt Nam tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động khoa học bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để ứng dụng vào hoạt động của Bảo hiểm xã

hội Việt Nam.

Viện Khoa học Bảo hiểm xã hội chịu sự chi đạo và quản lý trực tiếp , toàn diện củaTổng giám đốc Bảo hiểm xã hội và chấp hành các quy định về nghiên cứu, quản lý

khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Viện Khoa học Bảo hiểm xã hội là đơn vị dự toán cấp 3, có tư cách pháp nhân đầy

đủ, có con dau tài khoản riêng và có trụ sở làm việc tại Hà Nội

3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Viện Khoa học BHXH

Cơ cấu tổ chúc của Viện Khoa học Bảo hiểm xã hội gồm 3 phòng: Phòng Quản lý

và thông tin khoa học, Phòng Nghiên cứu-Dự báo, Phòng Tổ chức- Hành chính.

Mô hình tổ chức của Viện Khoa học Bảo hiểm xã hội

Ban giám

/ Phòng quản lý Prone nghién

` thông tin Non ~ dự báo

Phòng Tổ

chức — Hành

3.1 Bangiám đốc

Ban giám đốc có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

SV: Đỗ Thị Mai Anh 23 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 31

- Thực hiện nghiên cứu co ban, nghiên cứu chiến lược phát triển BHXH Việt

Nam và nghiên cứu ứng dụng về BHXH

- Xây dựng chương trình kế hoạch nghiên cứu khoa học ngắn hạn đài hạnnhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu và phương hướng phát triển của BHXH Việt Nam

tổ chức triển khai chương trình kế hoạch được phê duyệt

- Tổ chức triển khai đánh giá việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học

và những tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động BHXH trên phạm vi toàn

quốc

- Quản lý hướng dẫn các hoạt động nghiên cứu khoa học trong toàn ngành

- Té chức các hội nghị

đồng Khoa học BHXH Việt Nam

lội thảo khoa học thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội

- Tổ chức triển khai các dự án đầu tư nghiên cứu khoa học tổ chức đấu thầucác đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước

- Tổ chức thu thập dữ liệu điều tra thống kê phân tích dự báo tình hình hoạtđộng của ngành phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tính toán dự báo cânđối quỹ bảo hiểm xã hội

- Hợp tác liên kết hoạt động khoa học về lĩnh vực bảo hiểm xã hội với các cơquan tổ chức trong nước và ngoài nước theo quy định của tổng giám đốc biên dịch

tài liệu khoa học phục vụ hoạt động của ngành.

- Liên kết đào tạo sau đại học thuộc chuyên ngành bảo hiểm xã hội sau khi

được cấp có thẩm quyền phê duyệt tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức

viên chức BHXH Việt Nam.

- Thực hiện công tác thong tin khoa học và xuất bản các ấn phẩm khoa học

theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ thông tin thống kê báo cáo theo quy định.

- Quản lý công chức viên chức và tài sản của đơn vị.

- Tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính và phòng chống thamnhũng trong quản lý điều hành mọi hoạt động của Viện bảo đảm chế độ thông tin

báo cáo của Viện.

SV: Đỗ Thị Mai Anh 24 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 32

- Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Viện, quyết

định các biện pháp cụ thé dé tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính trong cán bộ

công chức viên chức chống tham nhũng quan liêu lãng phí hách dịch cửa quyền và

các hiện tượng tiêu cực khác trong Viện.

- Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm

- Thuc hiện quy định của pháp luật và tổng giám đốc

- Phối hợp với các don vị trong ngành và ngoài ngành có liên quan để tổ chức

thực hiện nhiệm vụ được giao.

3.2 Phòng Quản lý và Thông tin khoa học

3.2.1 Chức năng

Phòng Quản lý và Thông tin khoa học là đơn vị trực thuộc của Viện, có chức năng

giúp Viện trưởng quản lý các hoạt động của nghiên cứu khoa học của Ngành, của

Vién; tổ chức công tác thông tin, thư viện và phát hành các ấn phẩm khoa học

3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

- Xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học dai han, năm năm,

hang năm của Ngành trình Tổng giám đốc phê duyệt

- Hang năm, xaay dựng định hướng nghiên cứu khoa học của toàn Ngành trình

Tổng giám đốc phê duyệt gửi các đơn vị trong toàn Ngành làm cơ sở lựa chọn đề

án, đề tài, chuyên đề nghiên cứu trong năm kế hoạch

- Hàng năm, lập dự toán kinh phí hoạt động khoa học của Ngành.

- _ Tổ chức thẩm định và phân bé kinh phí các đề tài khoa học, trình Tổng giámđốc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm Phối hợp với Phòng Tổ chức —Hành chính tiến hành cấp kinh phí cho các chủ nhiện đề tài nghiên cứu khoa họctheo chế độ quy định

- Tổ chức, quản lý, đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình, kế

hoạch nghiên cứu các đề tài khoa học đã được phê duyệt; thực hiện các thủ tục đểtam ứng, thanh toán hoặc thanh lý dé tài theo quy định

- Thẩm định các báo cáo nghiên cứu khoa học theo đề cương chỉ tiết đượcduyệt; đề xuất hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học hoặc phải thanh lý

theo quy định.

SV: Đỗ Thị Mai Anh 25 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 33

Viện trưởng Quyết định ban hành; tham mưu cho Viện trưởng về công tác nghiêncứu khoa học của Viện, thẩm định và tổ chức nghiệm thu các đề tài nghiên cứu cấp

Viện.

- Hướng dẫn nội dung, phương pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ công

chức, viên chức trong Ngành; tổ chức và chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp Hộiđồng khoa học ngành BHXH và Hội đồng khoa học của Viện, tổ chức Hội đồngnghiệm thu đánh giá kết quả nghiên cứu của các đề tài

- Soạn thảo các văn bản thuộc phạm vi nhiệm vụ quản lý khoa học để Viện

trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Tổng giám đốc ban hành

- Tổ chức lưu trữ các tư liệu, thông tin các đề tài khoa học đã được nghiệm thu

phục vụ cho công tác khai thác và nghiên cứu khoa học trong và ngoài ngành.

- Xây dựng Quy chế hoạt động của Tờ Thông tin khoa học bảo hiểm xã hộitrình Viện trưởng Quyết định ban hành; thực hiện biên dịch, biên tập, xuất bản vàphát hành tờ Thông tin khoa học Bảo hiểm xã hội và các ấn phẩm khoa học

- Quản lý viên chức va tài sản của phòng theo phân cấp

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo Viện.

3.3 Phòng Nghiên cứu- dự báo

3.3.1 Chức năng

Phòng Nghiên cứu — Dự báo là đơn vị trực thuộc Viện, có chức năng giúp Viện

trưởng thực hiện các hoạt động nghiên cứu, dự báo khoa học của ngành Bảo hiểm

xã hội và của Viện.

3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếtheo từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Thực hiện nghiên cứu khoa học và phối hợp triển khai nghiên cứu các đề tàikhoa học cấp Ngành và cấp Viện đã được phê duyệt

- Té chức thu thập dữ liệu, điều tra, thống kê phân tích dự báo tình hình hoạt

động của ngành và lĩnh vực liên quan phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, dự báo.

SV: Đỗ Thị Mai Anh 26 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 34

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành thực hiện việc tính

toán, dự báo tình hình cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế dài hạn.

- Té chức các cuộc hội thảo khoa học; tổ chức triển khai ứng dụng kết quả

nghiên cứu vào thực tiễn.

- Tham gia đào tao, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội

- Phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan trong và ngoài nước xây dựng nội

dung chương trình hợp tác, liên kết hoạt động nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật hiện

hành và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Tham gia thấm định phản biện các đề tài khoa học khi được giao; tham gia

viết bài cho tờ Thông tin khoa học BHXH

- Thực hiện tư vấn khoa học, chuẩn bị các tài liệu cần thiết để tham gia đấuthầu các đề tài nghié cứu khoa học về BHXH, BHYT cap Nhà nước theo quy định

- Quản lý viên chức và tài sản của phòng theo phan cấp

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công cuat lãnh đạo Viện.

3.4 Phòng Tổ chức- Hành chính

3.4.1 Chức năng

Phòng Tổ chức- Hành chính là đơn vị trực thuộc Viện Khoa học bảo hiểm xãhội, có chức năng giúp Viện trưởng quản lý và thực hiện công tác tổ chức cán bộ,thi đua — khen thưởng, tiền lương, tổng hợp, hành chính, quan trị và tài chính - kế

toán của Viện.

3.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Viện và đôn đốc, tổ chức thựchiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt

- Quản lý và thực hiện công tác tổ chức, cán bộ thi đua — khen thưởng, quản

lý hồ sơ viên chức, và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức, viên

chức của Viện theo quy định phân cấp.

- Kiểm tra về thể chức, kỹ thuật trình bày các văn bản trước khi trình Việntrưởng ký quyết định ban hành

SV: Đỗ Thị Mai Anh 27 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 35

- Thực hiên công tác tổng hợp, báo cáo, công tác cải cách hành chính, văn thu,

lưu trữ của Viện theo đúng quy định của Nhà nước và của Bảo hiểm xã hội Việt

Nam, quản lý và sử dụng con dau của Viện theo đúng quy định hiện hành

- Thực hiện mua sắm và quản lý tài sản, công sản, văn phòng phẩm phục vụcác hoạt động của Viện theo quy định của Nhà nước và của Bảo hiểm xã hội Việt

Nam.

- Quản lý tài chính, lập dự toán kinh phí hoạt động hằng năm; kiểm tra, giám

sát việc sử dụng kinh phí theo kế hoạch được duyệt; thực hiện các nghiệp vụ kếtoán, thống kê và quản lý quỹ tiền mặt của Viện theo đúng các quy định hiện hành

của Nhà nước và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Thực hiện lập dự toán, báo cáo quyết toán đối với các hoạt động tài chính

của Viện theo quy định; thự hiện thanh toán các khoản chỉ quản lý bộ máy của Viện

và nghiên cứu khoa học theo đúng quy định về chế độ kế toán hiện hành

- Tổ chức kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu giữ hồ so, tài liệu kế toán theo đúng,

quy định hiện hành; thực hiện các biện pháp phòng cháy của Viện.

- Quản lý viên chức va tao sản của phòng theo phân cấp

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo Viện.

Il Công tác dự báo quỹ BHXH Việt Nam tại Viện Khoa học BHXH

hà Dự báo quỹ Hưu trí - tử tuất

1.1 Mô hình sử dụng

Trước năm 2005, việc tính toán quỹ BHXH nói chung và quỹ hưu trí - tử tuất

nói riêng được đặt ra nhằm đánh giá tình hình cân đối quỹ BHXH để dự báo khảnăng cân đối quỹ trong tương lai và phục vụ cho công tác sửa đổi bổ sung một sốchế độ trong hệ thống BHXH

Việc tính toán dựa trên các số liệu thống kê thực tế, các dự bao về dân số,tăng

trưởng kinh tế, lao động việc làm.về tiền luong,ty lệ lạm phát, lãi đầu tư dé tính quỹ

hưu trí cho từng năm ( trong thời hạn là 40 năm).

Từ năm 2005, Viện sử dụng mô hình tính toán quỹ hưu trí - tử tuất do Chính

phủ Uc phối hợp với tổ chức Inwent của Cộng hòa Liên bang Đức hỗ trợ xây dựng

SV: Đỗ Thị Mai Anh 28 Lớp: Bảo hiễm xã hội 52

Trang 36

nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu hoạch định chế độ chính sách BHXH và hỗ trợ

Nhà nước trong việc quyết định mức đóng, mức hưởng các ché độ BHXH

Mô hình tính toán quỹ hưu trí - tử tuất do tổ chức Inwent của Cộng hòa Liên

bang Đức hỗ trợ có những ưu, nhược điểm như sau:

+ Ưu điểm:

Thứ nhắt,mô hình được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình FOTRAN cho phéptính toán với biến số lớn và sự liên kết cao nên có thể xử lý nhiều yếu tố trong một

thời gian dài.

Thứ hai, nếu có kết quả đầu vào đầy đủ và sử dụng tốt phần mềm thì kết quả

Thứ nhất,vì ngôn ngữ lập trình FORTRAN hiện nay ít được sử dụng nên ít

người biết sử dụng và vận hành một cách thành thạo

Thứ hai, khi cần thiết khó tìm được chuyên gia giúp đỡ (nhất là khi có thay đổi

về chính sách)

Thứ ba, do tính toán trên cơ sở lập trình nên chỉ thể hiện kết quả đầu ra, khóxem xét, theo dõi, giải trình nội dung cụ thể, vì vậy tính thuyết phục về kết quả chưa

cao.

Mô hình tính toán quỹ hưu trí - tử tuất của Úc được xây dựng với 3 mô hình

thành phần Excel liên kết với nhau là: Mô hình dân số, mô hình đầu tư và mô hình

về quỹ (đây là mô hình được xây dựng trên cơ sở khoa học và hoàn thiện mô hình

BHXH Việt Nam đã xây dựng trước đây) Mô hình này có những ưu, nhược điểm

như sau:

+ Ưu điể

Thứ nhất, mô hình được xây dựng trên cơ sở khoa học, với phương pháp tính

toán dựa trên các bảng tính Excel liên kết với nhau, do vậy việc sử dụng, vận hành

khá đơn giản (chỉ cần đưa số liệu đầu vào trong các dòng, cột là có được kết quả

SV: Đỗ Thị Mai Anh 29 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 37

đầu ra) đáp ứng được các biến động liên quan hiện nay về dân số tiền lương, việc làm, cơ cấu kinh tế, lãi đầu tư hoặc quy định của chính sách còn chưa đồng bộ phân

nhỏ các mức hưởng

Thứ hai, kết quả đảm bảo chính xác và nội dung tính toán thể hiện cụ thẻ, rõràng trên mô hình nên dé xem xét, theo dõi, tính thuyết phục về kết quả khá tốt

Thứ ba, khi có thay đổi về chính sách, hoặc giả định thay đổi thì việc bổ sung

nội dung cho tính toán dễ thực hiện đơn giản (chỉ cần bổ sung thêm các cột mới vàliên kết với nhau bằng các công thức quy định của bảng tính Excel)

+ Nhược điểm:

Do tính toán dựa trên các bảng tính Excel liên kết với nhau nên khi có thay đổi

về chính sách, hoặc giả định thay đổi việc đưa số liệu vào mô hình phải thực hiệnthay trực tiếp số liệu vào từng cột, dòng nên cần có thời gian và phải đảm bảo độchuẩn xác

Với thực trạng của các chính sách BHXH ở nước ta và các yếu tố liên quan, đểđảm bảo việc tính toán dự báo quỹ hưu trí - tử tuất được chỉ tiết, đầy đủ, dễ thực

hiện và cho kết quả tốt, Viện Khoa học bảo hiểm xã hội đã chọn mô hình tính toán

do Úc xây dựng và có một số điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp để thực hiện

1.2 Các bước dự bao

Mô hình xây dựng trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích thống kê, sử dụng

các dữ liệu trong quá khứ, phân tích những yếu tố ảnh hưởng để tìm ra quy luật dự

báo tương lai.

Dựa trên 3 mô hình co sở là : mô hình dân số, lao động và việc làm, mô hình

đầu tư và mô hình về quỹ hưu trí - tử tuất, dưới tác động của những yếu tố ảnh

hưởng, mô hình sẽ dự báo số người tham gia, số người hưởng và qua đó dự báo quỹ

hưu tri qua công tác thu-chi Với mỗi mô hình cơ sở, các yếu tố ảnh hưởng sẽ được

thể hiện theo những cách cụ thể khác nhau

Với các đầu vào: tỷ suất sinh, tỷ suất chết theo tuổi và giới tính, tỷ lệ trung

bình nam và nữ theo tổng dan số, mô hình sẽ tính toán được tổng dân số, số ngườichết trong năm số người còn sống đến cuối năm theo độ tuổi và giới

‘SV: Đỗ Thị Mai Anh 30 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 38

Với đầu vào là dân sé theo độ tuổi và giới trong độ tuổi lao động (từ 15-55 đốivới nữ và từ 15-60 đối với nam) và tỷ lệ tham gia thị trường lao động mô hình sẽ

tính ra được dân số tham gia lực lượng lao động theo độ tuổi và giới

Với đầu vào là tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn tỷ lệ lao động thành thị và

nông thôn tham gia BHXH.tỷ lệ tham gia BHXH ở khu vực nhà nước và phi nhà

nước, mô hình sẽ tính được số lao động làm việc trong khu vực nhà nước và phi nhà

nước (hoặc công lập và ngoài công lập chính thức và phi chính thức).

Sau khi có số lao động có việc làm phân biệt theo giới tính, mô hình sẽ sử dụng

tỷ lệ dự báo về khả năng tuân thủ tham gia BHXH tại khu vực nhà nước và phi nhà

nước có phân biệt giới tính để xác định số lượng lao động thực sự tham gia vào

Pop: là dan số theo tuổi và giới tính với tuổi tối đa là 95+

m: là tỷ suất chết theo giới tính và tuổi

Mô hình được dự báo đến năm 2050 cũng với phương pháp tính tương tự

1.2.2 Dự báo số người đóng BHXH

- Dự báo số người đóng BHXH bắt buộc

Để dự báo số người đóng BHXH bắt buộc, cần có những số liệu quá khứ đểthống kê, đánh giá Các số liệu bao gồm: số liệu về dân số tham gia lực lượng lao

động, tỷ lệ dân số phân bố ở thành thị và nông thôn, cơ cấu dân số tham gia lực

lượng lao động phân theo các khu vực nhà nước và phi nhà nước; tổng số người

đóng BHXH (hoặc tỷ lệ người tham gia BHXH) trong khu vực nhà nước và khu

vực phi nha nước, tỷ lệ lao động tham gia BHXH phân bố ở thành thị và nông thôn ,

dân số tham gia lao động phân theo các khu vực nhà nước và phi nhà nước

Công thức tính số người tham gia BHXH ở cả khu vực nhà nước và phi nhà nước

như sau:

SV: Đỗ Thị Mai Anh 31 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 39

WPas= WPag.tag + WPana-tanc

Trong đó:

WP,, Số người thực sự tham gia hệ thống BHXH

WP,oSố người tham gia hệ thống BHXH tại khu vực nhà nước

WPaNG Số người tham gia hệ thống BHXH tại khu vực phi nhà nước

tag _ Tỷ lệ tuân thủ tham gia BHXH trong khu vực nhà nước

tanG Ty lệ tuân thủ tham gia BHXH trong khu vực phi nha nước

Để dự báo số người tham gia BHXH theo từng năm cần phải dự báo được tỷ lệdân số và tỷ lệ lao động tham gia BHXH ở thành thị và nông thôn và ở khu vực nhànước và khu vực phi nhà nước Do sự tác động của phát triển kinh tế-xã hội, sốngười từ nông thôn ra thành phố làm việc ngày càng tăng dẫn đến tỷ lệ dân số ởthành thị tăng mạnh, tính đến năm 2013 tỷ lệ dân số sống ở thành thị là 35,6% sovới năm 2003 là 29,7% Trong thời kỳ 2003-2013, tỷ lệ dân số sống ở thành thị tăng

bình quân là 2,54%/nam, trong khi đó ở khu vực nông thôn chi là 0.4%/năm Do

tốc độ đô thị hóa cao dẫn đến sự hình thành của nhiều khu công nghiệp thu hút

người lao động nên tỷ lệ lao động ở khu vực thành thị tham gia BHXH cao hơn khu vực nông thôn: năm 2009 tỷ lệ tham gia BHXH ở khu vực nông thôn là 12.5% và

thành thị là 48%, đến năm 2013 tỷ lệ tham gia BHXH ở khu vực nông thôn là

19,6% và thành thị là 55%.

Do sự tác động của nền kinh tế thị trường nên khu vực phi nhà nước đã thu hútđược nhiều lao động hơn dẫn đến số người tham gia BHXH ở khu vực phi nhà nướccũng tăng lên nhanh chóng Theo số liệu thống kê, số người tham gia BHXH ở khu

vực phi nhà nước năm 2009 mới có khoảng hơn 5 triệu, chiếm tỷ lệ 45% thì năm

2013 số người tham gia BHXH ở khu vực này đã tăng lên hơn 8 triệu người, chiếm

tỷ lệ 60%.

- Dự báo số người đóng BHXH tự nguyện

Dù BHXH tự nguyện mới bắt đầu được thực hiện từ năm 2008 nhưng số ngườitham gia loại hình bảo hiểm này đã tăng rất nhanh Năm 2008 mới có 6.200 người

tham gia Năm 2009 là 39.800 người và năm 2010 ước khoảng 75.700 người, tăng

gấp 12.21 lần so với năm 2008, năm 2013 số người tham gia đã là 146.000 người,

SV: Đỗ Thị Mai Anh 32 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Trang 40

tăng hơn 24.000 người so với năm 2012 Tuy nhiên, trong số những đối tượng thamgia BHXH tự nguyện thì có đến 74% số người là đã tham gia BHXH bắt buộc được

trên 15 năm Nguyên nhân là do chính sách BHXH tự nguyện chưa đủ hấp dẫn nên

không thu hút được sự tham gia của người dân.

1.2.3 Dự báo số người hướng chế độ hưu trí — tử tuất

- Dự báo số người hưởng lương hưu hàng tháng về hưu trước năm 1995

Theo Luật BHXH các khoản chi trả lương hưu cho người về hưu trước năm

1995 sẽ do ngân sách nhà nước bù đắp Trong tương lai, số đối tượng này sẽ giảm

dần vì vậy mô hình sẽ không đề cập đến những đối tượng này

- Dự báo số người hưởng lương hưu hàng tháng về hưu từ năm 1995

Theo Luật BHXH, số người hưởng lương hưu từ năm 1995 sẽ do quỹ BHXH

chỉ trả Căn cứ vào số người hưởng lương hưu hàng tháng của năm trước; số ngườihưởng lương hưu hàng tháng sẽ bị chết trong năm dự báo và số người hưởng lương,

hưu hàng tháng phát sinh mới trong năm dự báo để xác định số người hưởng lương

hưu hàng tháng trong năm dự báo theo công thức sau:

pater= ph x (]-m"") + NPag

Trong đó:

P°** ; Số người hưởng lương hưu hàng tháng của năm cần dự báo

phe : Số người đang được hưởng hưu hàng tháng của năm trước liền kề

với năm dự báo

m”” : Ty lệ chết bình quân trong năm của những người đang hưởng lương hưu

NPag : Số người bình quân hưởng lương hưu mới phát sinh trong năm

Căn cứ vào số người tham gia BHXH và số người hưởng lương hưu hàng tháng,của các năm gần đây để xác định số người hưởng lương hưu phát sinh trong năm dự

báo phân theo giới tính:

- Số người hưởng lương hưu đúng độ tuổi quy định (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55

tuổi)

- Số người hưởng lương hưu trước độ tuổi quy định

SV: Đỗ Thị Mai Anh 33 Lớp: Bảo hiểm xã hội 52

Ngày đăng: 18/11/2024, 00:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN