1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

88 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Công Tác Giải Quyết Tranh Chấp Trên Địa Bàn Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Tác giả Vũ Thu Phương
Người hướng dẫn TS. Phạm Lan Hương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Bất Động Sản và Địa Chính
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 24,61 MB

Nội dung

Mặc dù, công tác giải quyết TCDD đã được lãnh daohuyện đặc biệt quan xử lý, nhiều vụ việc được giải quyết mau chóng dứt điểm, tạo lòng tincho người dân nhưng bên cạnh đó vẫn tồn đọng nhi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA BAT DONG SAN & KTTN

38 OR OR 8 RK oR

CHUYEN DE THUC TAP TOT NGHIEP

DE TÀI: ĐÁNH GIA CONG TAC GIẢI QUYET TRANH CHAP TREN

DIA BAN HUYEN LUC NAM, TINH BAC GIANG

GIÁO VIÊN HUONG DAN _: TS Pham Lan Hương

SINH VIEN THUC HIEN : Va Thu Phuong LOP CHUYEN NGANH : Kinh té BDS va Dia chinh 58

MA SINH VIEN : 11164251

HA NOI, 2019

Trang 2

thành được khóa luận tốt nghiệp này.

Đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo — TS Phạm Lan Hương, người

đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập Mặc dù bận bịu với lịch công tác vàgiảng dạy nhưng cô van tận tình chỉ bảo, định hướng cho em dé em có thé hoàn thành tốt

luận văn.

Xin gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô chú, các anh chị công tác tại Phòng Tài nguyên

— Môi trường huyện Lục Nam đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo điều kiện cho em trong quá trình

thực tập tại Phòng.

Đồng thời em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy cô giảng dạy tại Khoa BĐS & Kinh

tế Tài nguyên và các thầy cô giảng dạy tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạtnhững kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường

Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động

viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn.

Vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tếnên nội dung của báo cáo khó tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp

ý, chi bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thé các cán bộ Phòng Tài nguyên — Môi trường

huyện Lục Nam đê luận văn này được hoàn thiện hơn.

Một lân nữa, xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Vũ Thu Phương

Trang 3

Trang |3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:

Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bànhuyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được sự hướngdẫn của TS Phạm Lan Hương, không sao chép của bất cứ ai

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sửdụng hoặc công bố trong bất kì công trình nào khác Những số liệu trong các bảng biểuphục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồnkhác nhau có ghi rõ trong phần Tài liệu tham khảo

Ngoài ra, luận văn có sử dụng một sô nhận xét, đánh giá cũng như sô liệu của các tác giả, các cơ quan tô chức khác đêu có trích dan và ghi rõ nguôn gôc.

Tác giả luận văn

Vũ Thu Phương

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 4

LOI (909.1000057 |

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CONG TÁC GIẢI QUYET TRANHCHAP DAT DAI Ở VIỆT NAM - -Sc SE EEEEEEEEEEEE1E1111111121111 1111111111111 4

1.1 Tranh chấp đất đai 2 252 222EE E112 EEE1E21211211211211211211 1111111111111 xe 4

1.1.1 Khái niệm tranh chấp đất ổqi - + 25s 5s SE‡EkeEE‡EEEEEEEEEE2E1211211121211.11 1111 1 treo 4

1.1.2 Đặc điểm tranh chấp đất Ai 5- 55-55 SSSESESECEEEEEEEEEE E221 11 112121 se 4

1.1.3 Phân loại tranh chấp đất Adi c.ccecceccecscesscsssssssssessessessessessessusssssssssesscsssssessessessessecsessesseeass 6

1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất Adi cccccccccesscessesssessesssesssessesssessesssessusssessssesessseeses 8

1.2 Giải quyết tranh chấp đất daie cccccccceccccscsseescsscssessessessessessessssssssssseessesssssessessesseseees 10

1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất Adi ©2252 ctcE‡EkEEEeEerkerkerkerrerrees 10

1.2.2 Sự cần thiết của công tác giải quyết tranh chấp đất Adi -5-©5c 555555555: 11

1.2.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất Adi ccecccccecceccesvessessessessessessessessssessessessessesseesees 12

1.2.4 Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai -5-©52©5e+c E‡ESEkEEEEerkerkerkerkerrees 14

1.2.5 Thẩm quyên giải quyết tranh chấp đất đai ccccecscccsesscessesssessssssessesssesssssesssessesssessessses 20

1.3 Bài học kinh nghiệm từ các nước khác .- - + + + + + kh re 21

1.3.1 Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai ở In-đô-nê-xỉa -©5-55c 55555: 21

1.3.2 Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp ở Austrdlid 2cs+ce+s+c+rezkereereee 22

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt NA c 5-5 SSSSkSSSSseekseekesererke 23

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP ĐẤT ĐAI TRÊN

DIA BAN HUYỆN LUC NAM, TINH BAC GIANG ¿- ¿se Ss‡St+EEEEEEEErEerkerxers 25

2.1 Tổng quan về huyện Luc Nam 2¿- 2£ ©5£+SE£2E£+EE£EEE£EEtEEEEEEEEEEEEErrreerkerrrkrred 25

2.1.1 Điều kiện tự nhiên — xã hội của huyện Lục NOM cà Sitsesesrserresres 25

2.1.2 Tình hình sử dụng đất của huyện Luc NAM ằ.c SSScxSSshineiisrseerersee 28

2.2 Tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam -<<<<5 34

Trang 5

2.2.1 Theo đơn vị hành ChÍnh: - <2 EES1883E 253 88 E931 1kg vn re 34

2.2.2 Theo nội dung tranh chấp mm 36

2.2.3 Theo đối tượng quản lý và sử dụng AGE ceccecccecsesssessesssesssessesssessesssessesssessusssecssessecseeeses 37 2.2.4 Theo loại đất tranh chấp ¿+5 ©E+SE‡EE‡EESEEEEEEEEEEEE E222 E211 re, 39 2.2.5 Theo thẩm quyén giải QUy€t - +55 5£ SE‡EE‡EE‡EE‡EEEEEEEEEEEEE1211121211111 111111 1e, 40 2.3 Thực trạng công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam 42

2.3.1 Kết quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai . -5:©52©55©cs+ccczcescsez 42 2.3.2 Một số vụ án tranh chấp điển hình veeccecseccssessessesssssssessessssscsesessussseesessussessesassecsesaesneaee 44 2.4 Dah gid CHUNG nh a 50

2.4.1 Những thành tich Aat đẨƯỢC SH HH Hư, 50 2.4.2 Những hạn chế còn tON tdi eccessccssesssessesssesssssesssessessssssesssessesssessesssecssssessssssecsuseseesseeses 52 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất 2/77 uu 53

Chương III: DE XUẤT GIẢI PHAP NANG CAO, HOÀN THIỆN CONG TÁC GIẢI QUYÉT TRANH CHÁP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC 67.96 — 5 56

3.1 Định hướng mục tiêu công tác giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 2 5c tt tt 11211211211211211 11 T1 11 T1 1111111111 11111121 012101 1 re 56 3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao, hoàn thiện công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa ban huyén Luc Nam 0 cỶâ'ẢẺỔỔẢ 57

3.2.1 Day mạnh công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức về dat dai cho người dan 57

3.2.2 Tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý .- 58

3.2.3 Tién hanh ra soát, sua đổi, hoàn thiện các quy định, chính sách về đất đai 59

3.2.4 Day nhanh, hoàn thiện công tác cấp GCN quyền sử dung đất và hệ thông thông tin hồ SO DIA CHINN 8 nPn0Ẽ585AA ố.ố.ốỐốỐỐỐố 60 3.2.5 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về đất Adi ceceeceeccesceseescessesesseeseene 61 3.2.6 Cải thiện và nâng cao chat luong thuc hién quy hoach, ké hoach sw dung đất 62

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 6

quá trình giải quyết tranh chấp đất đai .- - 55c 55c SESESE SE SE E211 21211 ccrrrei 64

3.2.9 Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp quản lý, giữa Tòa án Nhân dân với cơ quan

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

TCĐĐ UBND

HGD CDDC

TAND BTT

MTTQ

GCN QSDD GPMB

CNH - HDH

KCHT

CSTG GPMB

THD

KT-XH

CQNN QLNN

Công nghiệp hóa — hiện đại hóa

Kết cấu hạ tầng

Cơ sở tôn giáo

Giải phóng mặt bằngThu hồi đất

Trang 8

“05: 3l 29

Bảng 2.2 Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Lục Nam năm 2018 31

Bảng 2.3 Cơ cấu và diện tích sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và quản lý đất trên địa bàn

huyện Lục Nam năm 2018 _ - + +21 E931 1331139111931 19 111 11 TH KH HH kh 33

Bảng 2.4 Tình hình TCDD diễn ra trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn 2015 — 2018

theo đơn vi hành chính .- -«<++<<<++<<s+2 MỪỪD 35

Bảng 2.5 Tình hình TCDD diễn ra trên địa bàn huyện Luc Nam trong giai đoạn 2015 — 2018

theo nội dung tranh chấp - 2ss+cs+zs=se¿ ¬ 36

Bảng 2.6 Tình hình TCDD diễn ra trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn 2015 — 2018theo đối tượng quan lý, sử dụng đất - —— 38

Bảng 2.7 Tình hình TCDD diễn ra trên địa bàn huyện Luc Nam trong giai đoạn 2015 — 2018

theo loại đất -:-cctctv 2x3 EEEEEE2EEEESEEErxsrrrrerrrees 39

Bảng 2.8 Tình hình TCDD diễn ra trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn 2015 — 2018

"Hình 0N 4 41 Bang 2.9 Kết quả hòa giải tai cấp cơ sở trên địa bàn huyện Luc Nam giai đoạn 2015 — 2018

Bảng 2.10 Kết quả giải quyết TCDD tai UBND huyện Lục Nam giai đoạn 2015 — 2018 44

Trang 9

Trang |9

DANH MỤC HÌNH ANH

Hình 1.1 Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất đai -2-©22-55c©cc+cxcczerseee 15

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Lục Nam -c S1 SH ng net 26

Hình 2.2 Tỷ lệ diện tích đất tự nhiên các vùng huyện Lục Nam ¿+5 ++s<+<+ 27

Hình 2.3 Tình hình biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2015 —

Hình 2.5 Tỷ lệ các vụ TCĐĐ trên trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn 2015 — 2018

theo nội dung tranh chấp - + 2 + + ©E+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEE12E122122171717171.21 21.1 e, 37

Hình 2.6 Số vu TCDD trên trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn 2015 — 2018 theođối tượng quản lý, sử dụng đất -¿- +-©2<+xt2EEEEkEEEEEE221711221211211 21.1121 38

Hình 2.7 Tỷ lệ các vụ TCDD trên trên dia bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn 2015 — 2018

theo loai 0 ai 40

Hình 2.8 Thống kê các vu TCDD trên trên dia bàn huyện Luc Nam trong giai đoạn 2015 —

2018 theo thâm quyÊhn - 2 2 £2S£+SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEE1211211211221111171117111 1.1.1 e0 42

Hình 2.9 Thống kê các vu TCDD trên trên địa bàn huyện Luc Nam trong giai đoạn 2015 —

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 10

LOI MỞ DAU

a) Sự cần thiết, lý do chon đề tai

Đất đai là nguồn tài nguyên đáng quý do thiên nhiên ban tặng, có vai trò quan trọngtrong mọi mặt kinh tế, văn hóa — xã hội của con người Đời sống xã hội ngày càng pháttriển, nhu cầu khai thác và sử dụng đất ngày càng tăng với nhiều mục đích khác nhau Thếnhưng, đây lại là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, bị cố định về vi trí, không thé dichuyên hoặc thay thế theo mong muốn Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khiđất đai trở thành một loại hàng hóa có giá trị lớn và ngày càng tăng cao thì hiện tượng tranhchấp đất dai (TCDD) lại càng trở nên phổ biến Tình trạng này ngày càng kéo dài và giatăng về cả số lượng lẫn mức độ phức tạp về tính chất, dẫn đến những tác động xấu đến đến

đời sông xã hội, làm mat niêm tin của người dân đôi với cơ quan Nhà nước (CQNN).

Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng thế giới, các vụ việc TCDD ở Việt Nam khá phôbiến, chiếm đến 70-80% tong số đơn thư tổ cáo, khiếu nại ma Nha nước nhận được hangnăm Nhà nước ta trong nhiều năm qua đã rất cố gang khắc phục tinh trang này Hệ thongcác quy định pháp luật đã va dang được sửa đổi và bổ sung để hoàn thiện góp phần giảiquyết nhanh chóng các vụ việc phát sinh Các chính sách, quy định đã có nhiều thay đổikịp thời, phù hợp với từng thời kỳ tạo cơ sở pháp lý giúp cho các cơ quan có thâm quyềngiải quyết nhanh chóng, triệt dé

Trong những năm gần đây, TCDD là một trong những van dé gây bức xúc trên dia bànhuyện Lục Nam, tinh Bắc Giang Mặc dù, công tác giải quyết TCDD đã được lãnh daohuyện đặc biệt quan xử lý, nhiều vụ việc được giải quyết mau chóng dứt điểm, tạo lòng tincho người dân nhưng bên cạnh đó vẫn tồn đọng nhiều khuyết điểm chưa được khắc phục:trình tự thủ tục còn lúng túng kéo dài và gặp nhiều vẫn đề vướng mắc; công tác hòa giải ởcấp cơ sở chưa đạt hiệu quả cao, không được giải quyết triệt dé, dẫn đến việc người dân gửiđơn đi nhiều nơi hoặc khiếu nại kết quả giải quyết; việc phối hợp giữa các cơ quan chứcnăng có thầm quyền với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tô chức đoàn thé xã hội còn

chưa chặt chẽ.

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là do đội ngũ cán bộ còn hạn chế về trình

độ chuyên môn, chưa am hiểu về pháp luật và thiếu tinh thần trách nhiệm; công tác tuyêntruyền phô cập kiến thức về pháp luật cho người dân chưa được chú trọng; các quy định vàchế tài xử lý, xử phạt những hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến tranh chấp còn nhẹ, thiếu

tính răn đe.

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 11

Vì vậy, được sự đồng ý của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lục Nam, tỉnh BắcGiang, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Công fác giải quyết tranh chấp trên địa bànhuyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” nhằm khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượngquản lý nhà nước (QLNN) về đất đai nói chung và trong lĩnh vực giải quyết TCĐĐ nói

riêng trên địa bàn huyện.

b) Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu chung của đề tài là nhằm đánh giá đúng thực trạng, những thuậnlợi, khó khăn trong quá trình giải quyết TCDD từ đó tôi xin phép đề xuất một số giải phápnâng cao, hoàn thiện công tác QLNN về đất đai trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp trên

dia bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bac Giang, trên cơ sở trả lời các câu hỏi:

- _ Khái niệm và đặc điểm của TCDD, phân loại các dạng TCDD

- Co sở pháp lý hiện nay về công tác giải quyết TCDD?

- anh giá thực trang công tác giải quyết TCDD trên địa bàn huyện Lục Nam, tinh

Bắc Giang?

- Phuong hướng, mục tiêu của địa phương trong công tác giải quyết TCDD?

- Biện pháp nào được đề xuất dé khắc phục, nâng cao chất lượng giải quyết TCDD

trên địa bàn huyện Luc Nam, tỉnh Bắc Giang?

c) Pham vi nghiên cứu

Vẻ không gian nghiên cứu: Luận văn lựa chọn địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

là phạm vi nghiên cứu vì tôi hiện đang thực tập tại phòng Tài nguyên — Môi trường huyện

Lục Nam.

Về thời gian nghiên cứu: Dé các kết quả nghiên cứu có tính thực tiễn cao, luận vănđược tông hợp số liệu trong những năm gan đây, cụ thé: dữ liệu thứ cấp thu thập từ năm

2015 - 2018.

d) Phương pháp nghiên cứu

e Phuong pháp thu thập dữ liệu:

- _ Dữ liệu thứ cấp: Là dữ liệu đã công bó, thé hiện ở các tài liệu của Chính phủ, các

Bộ, Tổng cục thống kê, tỉnh, huyện, các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện,thị tran, xa

e Phương pháp xử lý dit liệu:

Trang 12

mã hóa, nhập vào máy tính qua phần mềm Excel.

- _ Sử dụng các công cụ Excel dé sắp xếp, hệ thống, chọn loc, tính toán va phân tích

các chỉ tiêu nghiên cứu.

- _ Các kết quả tong hợp dữ liệu được trình bày trên bảng, sơ đô, đồ thị

e Phuong pháp phân tích thông tin:

- Phuong pháp thống kê mô tả: Được dùng dé thống kê số tương đối, tuyệt đối, số

bình quân các chỉ tiêu sẽ được tính để phân tích tính hiệu quả trong giải quyếttranh chấp ở huyện trong giai đoạn 2015 - 2018

- Phương pháp so sánh: So sánh thực hiện với các địa phương và quy trình theo

công bồ của pháp luật

- Phan tích tình huống điển hình: Phỏng vấn một số tình huống điển hình về các

khó khăn, thuận lợi trong công tác giải quyết TCDD

e) Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Lục

Trang 13

Chương I:

CƠ SO LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CÔNG TÁC GIẢI QUYÉT TRANH

CHAP DAT DAI Ở VIỆT NAM

1.1 Tranh chấp đất đai

1.1.1 Khái niệm tranh chấp dat dai

Trong đời sống thực tế có rất nhiều loại tranh chấp khác nhau, tùy theo lĩnh vực, tùytheo nguyên nhân phát sinh mà nó được gọi thành tranh chấp hợp đồng, tranh chấp dân sựhay tranh chấp thương mại Về lĩnh vực đất đai, cụ thé là QLNN về đất đai có xuất hiệnloại hình TCĐĐ, đó có thể là tranh chấp giữa cơ quan QLNN với người sử dụng đất hoặcgiữa những người sử dụng đất với nhau

Thuật ngữ “tranh chấp đất đai” được giải thích trong Khoản 24 Điều 3 Luật Dat đai

Trong thực tiễn, TCDD được hiểu là sự mâu thuẫn, bat đồng trong quyền sử dụng, khaithác và quản lý với một thửa đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình có quyền đó do

pháp luật quy định, bảo hộ và đang bị bên khác xâm phạm Và họ không thé tự giải quyết được sự bat đồng đó mà cần CQNN có thầm quyền phân xử, gọi là giải quyết TCDD.

1.1.2 Đặc điểm tranh chấp đất đai

Quan hệ đất đai là một trong các dạng của quan hệ dân sự va được xếp vào một dạngquan hệ dân sự đặc biệt Vì vậy, ngoài những điểm chung của các tranh chấp dân sự,TCDD còn có những điểm đặc trưng khác, thé hiện ở những điểm sau:

e_ Chủ thé tham gia TCDD là người quản lý và sử dụng đất đai.

Trước khi ban hành Hiến pháp năm 1980, nước ta tồn tại 03 hình thức sở hữu về đấtđai, cụ thể: sở hữu Nhà nước, sở hữu của tập thé, tổ chức nao đó và sở hữu của một cá nhânriêng biệt nên chủ thé tranh chấp chính trong thời gian này là chủ sở hữu Tuy nhiên, sauHiến pháp 1980, nước ta quy định chỉ có 01 hình thức sở hữu duy nhất đối với toàn bộ đất

Trang 14

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:

“Diéu 53

Dat dai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biên, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước dau tu, quản lý là tài sản công thuộc

sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thong nhất quản ly.” [2]

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước trao quyền sử dụng cho người sử dụng đất đồng thời quy định quyền và nghĩa cụ của người sử dụng đất Quyền sử dụng đất là quyền

được xác định và thành lập trên cơ sở từ các quyết định giao đất, cho thuê đất của Nhànước hoặc từ hợp đồng nhận chuyên nhượng QSDD từ một cá nhân, tô chức khác khác.Nói cách khác, chủ thể tham gia TCĐĐ là các tổ chức, HGĐ hoặc cá nhân có tư cách làngười quản lý hoặc người sử dụng đất

e Khách thé của TCDD không phải là quyền sở hữu đất đai

Như chúng ta đã biết, đất đai thuộc loại tài sản là bất động sản, không thuộc sở hữu

riêng của bất kì tổ chức, cá nhân nào mà thuộc quyên sở hữu toàn dân do Nhà nước đạidiện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Kết hợp với phần phân tích của đặc điểm ở trên vềchủ thé tham gia TCDD, có thé nhận thấy răng khách thé trong quan hệ TCDD là QSDD

dai.

e Nội dung TCDD rat đa dạng va phức tap

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dat dai không chi don giản là tư liệu sản xuất

quan trong mà còn là một thứ hàng hóa đặc biệt Dat đai có tính cố định vị trí, không thé di

chuyền, bị giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự tác động của môi trường Vì thế,đất đai không giống các hàng hóa khác có thé tăng thêm qua quá trình sản xuất và có giá trikhác nhau ở những vi trí khác nhau Cùng với việc chịu sự chi phối của quy luật cung — cầu

của thị trường khiến cho giá đất biến động thường xuyên, do đó việc quản ly SDD không còn chỉ là việc khai thác giá trị QSD mà còn bao gồm cả những giá trị sinh lời của đất

(thông qua hoạt động kinh doanh QSDD) Khi nội dung quản lý va SDD phong phú, phức

tạp hơn thì các TCDD cũng phức tạp và khó giải quyết hơn.

e Thời gian xử lý TCDD thường kéo dài, khó giải quyết dứt điểm

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 15

Đa phan, các TCDD không được phát hiện sớm và giải quyết kịp thời, chỉ khi tranhchấp trở nên gay gắt và có sự khiếu nại hoặc khiếu kiện từ một trong hai bên thì cơ quanQLNN mới biết và lên phương án xử lý Vi thé sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp lầnđầu, đa số các bên thường không đồng thuận, có nhiều trường hợp kháng cáo hoặc khiếunại lên cơ quan cấp trên nên các TCDD thường mất rất nhiều thời gian, phức tạp và khógiải quyết.

e TCDD thường giữa các bên có mối quan hệ xã hội như họ hàng

Vì thiếu sự phổ cập và kiến thức pháp luật về đất đai nên TCDD thường xảy ra giữanhững người trong cùng gia đình, dòng họ hoặc hàng xóm với nhau Điển hình như cáctranh chấp về quyền thừa ké, lần chiếm đất, hay tranh chấp các tài sản liên quan đến đất sau

ly hôn của các cặp vợ chồng

e TCDD gây hậu quả xấu về nhiều mặt

Không chỉ là nhân tố trong việc phát triển nền kinh tế, đất đai còn có ý nghĩa đặc biệttrong các mặt chính trị và xã hội vì vậy khi TCDD phat sinh ngoài việc ảnh hưởng trực tiếpđến lợi ích của các cá nhân, tổ chức liên quan mà còn ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, ảnhhưởng xấu đến mọi mặt của đời sống KT - XH, như: gây bat ôn chính trị, rạn nứt các mối

quan hệ xã hội, gây mat đoàn kết trong nhân dân, trì trệ hoạt động sản xuất, phá vỡ trật tự

quản lý đất đai Có thé nói, TCDD luôn là vấn đề nhạy cảm, được toàn xã hội quan tâmnên dé bị kẻ xấu có mưu đồ lợi dụng dé gây điểm nóng về chính trị

113 Phân loại tranh chấp đất dai

Dé công tác giải quyết TCDD được tiến hành kịp thời va đúng đắn, việc phân loại

TCDD là vô cùng quan trọng Việc này giúp cho các cơ quan có thâm xử lý xác định chínhxác các quan hệ pháp luật giữa các bên tranh chấp dé xem xét và đưa ra các quyết định hợptình, hợp ly Theo quy định của pháp luật hiện nay, ta có 03 loại hình TCDD chủ yếu:

Trang 16

sự khi mua bán, chuyển nhượng, chuyển đối, cho thuê, thế chấp, góp vốn QSDĐ.Nguyên nhân xảy ra do một hoặc cả hai bên không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng,hoặc rút lại hợp đồng khi giao dịch Nhiều trường hợp có thể do nội dung kê trong hợpđồng giao dịch không rõ ràng, rành mạch dẫn đến sự hiểu lầm giữa các bên nên xảy ratranh chấp.

e Tranh chấp liên quan đến quyền thừa kế, quyền sở hữu và sử dung dat

Nguyên nhân dẫn đến dạng tranh chấp này thường xuất phát từ một trong các lý do như:người có QSDĐ qua đời nhưng không để lại di chúc và những người được quyền thừa kếtheo pháp luật cũng không thé tự thỏa thuận phân chia được với nhau nên xảy ra tranhchấp; cũng có thể do người lập di chúc hoặc người thực hiện di chúc không nắm rõ quyđịnh của pháp luật về thừa kế dẫn đến di chúc không có hiệu lực và phát sinh tranh chấp.Hoặc các tranh chấp về việc xác định QSDĐ là tài sản riêng hay tài sản chung của vợchồng có được trong thời kỳ hôn nhân, khi ly hôn hai bên không thỏa thuận được về việcxác định và phân chia QSDĐ nên phát sinh tranh chấp

e Tranh chấp về ranh giới QSDĐ

Các tranh chấp được xếp vào loại này thường xảy ra khi có một hoặc cả hai bên tự ýthay đôi, xâm phạm vào ranh giới hoặc không phân định được giới hạn diện tích SDD củamình và chiếm dụng đất của nhau Nguyên nhân phát sinh có thể do ranh giới phân chiagiữa hai mảnh đất liền kề không rõ ràng, do đất đai được sang nhượng, qua tay nhiều người

mà không có giấy tờ bàn giao hay hợp đồng rõ ràng Đôi khi có thể xuất phát từ phía cơquan quản lý đất đai cụ thê là các cán bộ quản lý đã vô tình gây ra sai số trong quá trình đo

vẽ, lập bản đồ, cấp GCN QSDĐ

e Tranh chấp về giải tỏa mặt bằng và mức bồi thường khi giải tỏa, THD

Tranh chấp này chủ yếu là khiếu kiện về giá bồi thường đối với đất bị thu hồi và các tàisản gắn liền với đất bị thu hồi nhưng phương án đền bù, hỗ trợ cho người dân không hợp

lý, không đúng người Hiện nay, trong quá trình đô thị hóa, các địa phương đều đua nhauquy hoạch mở rộng đường xá một cách chóng mặt khiến cho các TCDD liên quan đến bồithường, GPMB diễn ra ngày càng nhiều với tính chất rất gay gắt, phức tạp và có nhiềutrường hợp cả tập thê đồng loạt khiếu kiện

Ngoài những loại hình ké trên, trên thực tế còn tồn tại một số dang TCDD như:

Kinh tế Bat động san và Dia chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 17

- _ Tranh chấp về mục đích SDD.

-_ Tranh chấp về làm thiệt hại đến việc SDD

-_ Tranh chấp tài sản gắn liền với đất

1.14 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất dai

1.1.4.1 Nguyên nhân khách quan

e Lịch sử

TCDD ở nước ta bi ảnh hưởng khá nhiều bởi những sự kiện lịch sử như chiến tranhchống giặc ngoại xâm, sự thay đổi dé chế cầm quyền dẫn đến những thay đồi về chính sáchkinh tế và chế độ sở hữu đất đai

Ở miền Bắc, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Chính phủ lâm thời đã thayđổi “chế độ chiếm hữu ruộng đất” từ của thực dân Pháp và địa chủ phong kiến thành củangười nông dân, cụ thể là “quyền sở hữu ruộng đất” cùng nhiều cải cách về ruộng đất Năm

1960, ruộng đất trở thành sở hữu tập thé và được đưa vào làm “tư liệu sản xuất chung”

Trong khi đó ở miền Nam, trải qua 02 cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp

va dé quốc Mi, tình hình SDD đã có nhiều biến động phức tap hơn Từ năm 1945 đến năm

1954, Chính phủ đã thực hiện phân chia ruộng đất cho nông dân trong hai lần nhưng đếnnăm 1957, ngụy quyền Sài Gon đã thực hiện “truất hữu” khiến cho quyền quản lý ruộngđất của người dân có nhiều xáo trộn Năm 1975, khi hai miền Nam — Bắc thống nhất, Nhànước cho xây dựng nhiều lâm trường, nông trường, trang trại và giao cho những mô hìnhnày rất nhiều diện tích đất dé sử dụng nhưng lại kém hiệu quả Hơn nữa, sau 02 lần thựchiện “điều chỉnh ruộng đất” với chính sách phân chia và cấp đất theo kiểu “cào bằng”, chiađều vào năm 1977 — 1978 và 1982 — 1983 đã dẫn tới nhiều thay đổi lớn về ruộng đất, số

lượng, ranh giới và mục đích sử dụng đất.

Do là một phần những vấn dé mà lịch sử dé lại và hệ quả là ngày nay chúng ta đangphải giải quyết nhiều TCDD với tinh chat vô cùng phức tạp, mức độ rat gay gắt và khó giảiquyết

e© Kinh tế

Trong thời đại công nghiệp hóa — hiện đại hóa của nền kinh tế thi trường, đất nước ta đã

có nhiều sự đổi thay tích cực Nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít vấn đề phải lưu tâm, cụthé là khi tình hình TCDD đang có nhiều hướng gia tăng Giá đất tăng cao, liên tục leothang, đất đai khan hiếm, những “cơn sốt đất” diễn ra liên tục Chỉ cần có một dự án đầu tư

Trang 18

tức đất vùng đó sẽ có giá tăng lên hàng chục lần, những mảnh đất mà trước đây không ai đểtâm đến nay cũng có thê trở thành tâm điểm cho sự chú ý của mọi người Do ảnh hưởng cơchế thị trường, đất đai hay nói cách khác QSDĐ trở thành tài sản có giá trị lớn khiến nhiềungười nảy sinh lòng tham, lợi dụng những kẽ hở của pháp luật khiến cho những TCDDphát sinh nhiều và trở nên gay gắt hơn, đây sẽ là một vấn đề mà Đảng và Nhà nước cần cóbiện pháp giải quyết trong thời gian dài.

1.1.4.2 Nguyên nhân chu quan

e Chính sách, pháp luật

Đường lối chính sách, pháp luật về đất đai còn nhiều kẽ hở, thiếu sự đồng bộ và cònnhiều điểm chưa rõ ràng Trong Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội Khóa XIV ngày 7/11/2017,Đại biểu Quốc hội Phạm Trí Thức - tinh Thanh hóa cho rằng: “Luật Đất dai có quá nhiễubắt cập, tạo điểm nghẽn trong phát triển nên nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hiệnđại, chưa có chính sách thông thoáng để doanh nghiệp dau tư vào lĩnh vực nông nghiệp,chưa giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng dat.”

Chính sách đất đai thiếu tính thực tiễn, chậm đổi mới đã trở thành tiền đề cho việcTCĐĐ diễn ra càng phổ biến, tuy nhiên lại không được xử lý và giải quyết kịp thời Cùngvới đó, việc Nhà nước những năm gần đất liên tục sát nhập, chia tách hoặc thành lập nhữngđơn vị hành chính mới cũng gây ra nhiều xáo trộn của phận địa giới hành chính, khiến chotình hình tranh chấp diễn ra phức tạp và gay gắt hơn

e_ Cơ chế quản lý của Nhà nước

Công tác QLNN về đất đai trong thời gian qua còn buông lỏng, dé lộ nhiều sơ hở Hiệnnay, Nhà nước quản lý đất đai băng các quy hoạch, kế hoạch chung; có sự phân chia vàphân cấp về trách nhiệm quản lý tới từng cá nhân khá rõ ràng tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều

sai phạm và trình độ của đội ngũ cán bộ còn non kém Biêu hiện cụ thê ở các diém sau:

- Hồ sơ địa chính chưa đồng bộ và không hoàn chỉnh nên thiếu cơ sở pháp lý đểxác định QSDĐ của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt ở những vùng có tình trạng đất đai cónhiều biến động phức tạp Bên cạnh đó, việc giao đất, cho thuê đất cũng không được thựchiện nghiêm túc, sai quy định và chưa chặt chẽ nên hồ sơ quản lý không đồng bộ, thiếu sựnhất quán và dễ bị thất lạc

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 19

- Quy hoạch SDD chưa đi vào quỹ đạo, chưa có nề nếp, nhận thức của một số địa

phương còn lệch lạc, sai lầm về chính sách đất đai dẫn đến quản lý đất đai chỉ chú trọng vềcác công cụ mệnh lệnh hành chính mà chưa chú ý đến công cụ kinh tế

e_ Công tác tuyên truyền, giáo dục

Ngoài những nguyên nhân trên, công tác tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn thi hànhpháp luật đất đai chưa được lưu tâm, khiến cho nhiều thông tư, nghị định, văn bản hướngdẫn của Nhà nước về đất đai không được phô biến một cách sâu rộng trong nhân dân dẫnđến một bộ phận người dân có ý thức chưa cao, không nghiêm chỉnh tuân thủ hoặc vô tình

vi phạm các quy định của pháp luật Tuy nhiên, tình trạng TCDD ở mỗi vùng miền địaphương là khác nhau do những nguyên nhân đặc thù khác từ tình hình sử dụng đất thực tếhay nếp sống, phong tục tập quán của từng vùng vì thế cần xem xét với từng địa phương dé

có phương hướng giải quyết hiệu quả từng vụ án tranh chấp.

1.2 Giải quyết tranh chấp dat đai

1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất dai

Theo “Tir điển giải thích thuật ngữ luật học ” của Truong Dai hoc Luật Hà Nội (1999):

"Giải quyết TCDD là giải quyết bất đồng, mâu thuần trong nội bộ nhân dân, tổ chức vatrên cơ sở đó phục hôi các quyên lợi hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệmpháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai" [9]

Trong đó, những bất đồng, mẫu thuẫn về đất đai được nói đến ở đây có thể là việc cácbên tranh chấp không xác định được ranh giới sử dụng đất thuộc quyền của mình hoặc khimột trong các bên cé tình hoặc vô tình do không rõ mà vi phạm điều khoản trong các hợpđồng liên quan đến QSDĐ hoặc những người có quyền sử dụng, sở hữu ngang nhau khôngthỏa thuận được việc phân chia QSDĐ hay các quyền sở hữu các tài sản liên quan đến đất

Có thé hiểu rằng, giải quyết TCDD là việc cơ quan QLNN vận dụng chính xác, hợp lýcác quy định của pháp luật vào xử lý những bất đồng, tranh cãi giữa các chủ thể trong quan

hệ pháp luật về đất đai nhăm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người SDD vàbuộc những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả pháp lý xứng

đáng.

Những quyền lợi hợp pháp được phục hồi ở đây chính là quyền SDĐ, quyền sở hữu nhà

ở và các tài sản trên đất cụ thé hon là quyền được hưởng những thành quả do lao động,những kết quả do đầu tư trên đất; quyền được hướng dẫn, giúp đỡ dé cải tạo, bồi bé đất;

Trang 20

trong Điều 179 Luật Dat đai 2013 [1]

1.2.2 Sự cần thiết của công tác giải quyết tranh chấp đất dai

e Giúp giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ chính trị, KT - XH

TCDD là những xung đột, bất đồng xảy ra trong mối quan hệ đất dai, nó có thé xảy ratrong cộng đồng dân cư cũng có thê là giữa người dân với các tô chức kinh tế hoặc đôi khi

có thé là với các CQNN Điều này làm nay sinh rất nhiều mâu thuẫn trong các mối quan hệchính trị, KT - XH gây ra hậu quả là chính trị bất ôn, kinh tế chậm phát triển, xã hội mất đitính văn hóa Vi vậy, giải quyết TCDD cũng chính là giải quyết những mâu thuẫn trên,giúp bình 6n các mối quan hệ, tao lập lòng tin của người dân với CQNN, thúc day sự liênkết giữa người dân với các doanh nghiệp và Nhà nước để cùng nhau xây dựng một đất

nước giàu đẹp, văn minh.

e Đảm bảo tính công băng, từ đó bảo vệ quyền lợi hợp pháp

Khi xảy ra TCDD là khi mà một hoặc hai bên thấy quyền lợi của mình đang bị xâmphạm Vì vậy, giải quyết TCDD dựa trên cơ sở pháp lý giúp CQNN đảm bao tính được tínhcông bằng pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người bị hại và kịp thời xử lý những hành

vi vi phạm Từ đó, vai trò của cơ quan pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đượccủng cố, công tác QLNN hiệu quả hơn, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Đây lànhững việc làm cần thiết trong bối cảnh thực hiện chủ chương đổi mới, tạo lập nên kinh tếthị trường và từng bước hội nhập với quốc tế

e© Củng cô vai trò quản lý của các CQNN

Nhà nước nắm chắc tình hình về số lượng, chất lượng và hiện trạng quản lý, sử dụngđất đai từ đó thực hiện điều tiết, phân chia lại đất đai cho các đối tượng theo kế hoạch vàquy hoạch chung về SDD, đồng thời thực hiện điều tiết các nguồn lợi về đất đai Mục đíchcủa công tác QLNN về dat đai nhằm bảo vệ quyên sở hữu toàn dân đối với đất đai, bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của người SDD, từ đó đảm bảo quỹ đất quốc gia được sử dụnghợp lý, sử dụng đất có hiệu quả cao, đồng thời bảo vệ và cải tạo đất, bảo vệ môi trường Từ

đó, có thể nói vai trò quản lý của các CỌNN là vô cùng quan trọng đối với mọi hoạt độngliên quan đến đất đai Việc giải quyết chính xác, kịp thời và triệt để các TCDD giúp nâng

cao niêm tin của người dân với các cán bộ Nhà nước, củng cô vai trò quản lý của các cơ

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 21

quan, gây dựng được tiếng nói với nhân dân, tạo sự đồng lòng nhất trí cao trong các hoạtđộng quản lý đất đai nói riêng và QLNN nói chung.

e Ngan ngừa các hành vi vi phạm gây tối trật tự xã hội

TCDD có thé phát sinh từ những mâu thuẫn rất nhỏ nhưng nếu không được kịp thời giảiquyết có thể gây ra hậu quả rất nặng nề, như phá vỡ các mối quan hệ xã hội, làm mắt lòngtin của nhân dân với CQNN, suy giảm kinh tế, gây bat ôn chính trị - xã hội Khi các TCDDtrở nên cực đoan hơn cũng sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức phản động, chống đối Đảng vàNhà nước dễ dàng thâm nhập vào gây kích động quần chúng nhân dân ảnh hưởng xấu đếntrật tự an ninh, an toàn xã hội Vì vậy, giải quyết TCDD kịp thời và triệt dé sẽ giúp Nhànước ngăn ngừa các hành vi vi phạm gây rối trật tự xã hội bằng cách xử lý theo các biện

pháp của pháp luật.

Với ý nghĩa là một trong những nội dung của chế độ QLNN về đất đai, giải quyếtTCDD được hiểu là một hoạt động của các CQNN có thâm quyền với mục đích tìm ra giảipháp đúng đắn trên cơ sở của pháp luật, giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng của hai haynhiều bên trong mối quan hệ pháp luật về đất đai, từ đó khôi phục lại quyền lợi hợp phápcho bên bị hại và kịp thời truy cứu trách nhiệm pháp lý với bên vi phạm, đồng thời gópphần củng có vai trò của cơ quan pháp chế trong lĩnh vực quản lý và SDĐ Thông qua giảiquyết TCDD, các quan hệ về đất dai được điều chỉnh đúng đắn, phù hợp với lợi ích củaNhà nước và xã hội, đồng thời giáo dục cho người dân về ý thức tuân thủ và tôn trọng phápluật, ngăn ngừa hành vi gây rối trật tự xã hội

12.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất dai

Việc giải quyết TCDD có một số nguyên tắc cơ bản mà các cán bộ phải tuân theo trong

quá trình giải quyết, đó là:

e Đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và không thuộc quyền sở hữu riêng của bất kì cá nhân hay tô chức nào, đây là quyền sở hữu tuyệt đối và duy nhất Các tổ chức, CĐDC, HGD và

cá nhân chỉ có QSDĐ Việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, CĐDC phải đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch và mục đích SDD mà Nhà nước đã đề ra; phải tuân theo nguyên

tắc “tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường” Khi giải quyết các TCĐĐ, các cơ quan cóthâm quyên phải tôn trong và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại

Trang 22

VỤ VIỆC.

e Khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải trong nội bộ, bảo đảm lợi ích của

người SDD (nhất là lợi ích về kinh tế)

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 1993 đã thừa nhận 05 quyền năng cơ bản củangười SDD ( quyển chuyển doi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thé chấp OSDĐ), thểhiện tư tưởng, cách nhìn mới trong việc điều hành, điều tiết các quan hệ xã hội, cu thé hơn

là trong lĩnh vực đất đai của Nhà nước Trên thực tế, bất kì tổ chức, cá nhân nào khi thamgia vào các quan hệ giao dịch dân sự đều mong muốn đạt được lợi ích nhất định và tối đahóa lợi ích, quan hệ pháp luật về đất đai cũng vậy, nếu lợi ích của người SDD không đượcbao đảm hoặc bị xâm phạm thì việc SDD không thể mang lại hiệu quả cao Do vậy, cầnchú ý giải quyết hài hòa lợi ích về kinh tế giữa các bên khi giải quyết các TCDD, tôn trọngquyền định đoạt của các chủ thé, tôn trọng quyền tự do thương lượng thỏa thuận bàn bạccủa họ trên cơ sở pháp lý Hòa giải được coi là giải pháp hữu hiệu, vừa tiết kiệm được thời

gian, tiền của; vừa thể hiện rõ mong muốn các bên và giảm áp lực cho cơ quan giải quyết tranh chấp.

e Đảm bảo “pháp chế xã hội chủ nghĩa”

Khi giải quyết tranh chấp, cán bộ giải quyết phải đặc biệt chú ý tôn trọng và tuân thủđúng theo các nguyên tắc, trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết mà pháp luật quy định.Cần mau chóng phát hiện và kịp thời giải quyết dứt điểm các vi phạm pháp luật về đất đai

dé tránh tình trạng TCDD kéo dài dẫn đến ảnh hưởng xấu tới tâm lý người dân, gây hậuquả xấu đến lợi ích Nhà nước

e Phải nhằm mục đích 6n định tình hình chính trị, KT-XH

TCĐĐ gây tác động xấu đến mọi mặt của đời sống KT-XH, chính trị; gây căng thăngcho các mối quan hệ, tạo áp lực cho cơ quan giải quyết nên việc giải quyết tranh chấp phảinhằm vào mục đích ôn định an ninh chính trị, đảm bảo phát triển KT - XH Chú ý đảm bảoviệc tô chức, phân bố hoạt động sản xuất, tạo điều kiện cho người lao động nông thôn cóviệc làm phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng đất theohướng CNH - HĐH giúp đất nước mau chóng phát triển, từng bước ổn định và cải thiện,

nâng cao chât lượng đời sông cho nhân dân.

12.4 Trình tự giải quyết tranh chấp đất dai

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 23

Theo quy định của pháp luật, TCDD hiện nay có hai phương thức giải quyết đó là khởikiện tại Tòa án Nhân dân (TAND) có hoặc khiếu nại tai CQNN có thâm quyền.

Luật Đất đai năm 2013 khuyến khích các bên tranh chấp giải quyết bằng phương pháphòa giải tự nguyện Sau đó, nếu không được thì gửi đơn đến UBND cấp xã của nơi diễn ratranh chấp, đây là thủ tục bắt buộc dù giải quyết theo phương thức khởi kiện hay khiếu nại

Theo Điều 202 Luật Dat dai 2013 quy định về hòa giải TCDD:

“1 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2 Tranh chấp đất dai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy

ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp dé hòa giải ” [1]

Nếu tranh chấp không được hòa giải thành công tại UBND cấp xã thì các bên tranhchấp có thé giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự (với các vụ tranh chấp liên quan đếnquyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản, như quyền thừa kế, quyền sở hữu tài sản chung sau li

hôn hoặc những vụ việc mà các bên tranh chấp không có giấy tờ chứng minh QSDD),

cũng có thé giải quyết theo trình tự hành chính (áp dụng với các vụ tranh chấp không cógiấy tờ chứng minh QSDĐ)

Căn cứ theo quy định của pháp luật, ta có thể hiểu đơn giản về trình tự giải quyết

TCĐĐ theo sơ đồ dưới đây:

Trang 24

Hòa giải ở cơ sở

Hòa giải tại UBND xã

Khiếu nại lên Chủ tịch

Hòa giải tại Tòa án UBND câp tỉnh/Bộ trưởng Bộ

Tài nguyên & Môi trường

Xét xử tại tòa

Kháng cáo

Hình 1.1 Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất dai

1.2.4.1 Hòa giải ở cơ sở

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 25

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, ta có thé hiểu: “Hỏa giải ở co

sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giảiquyết với nhau các mâu thuần, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật nay.”

[3]

Buổi hòa giải có thé được diễn ra công khai hoặc không theo mong muốn của các bênnhưng phải có mặt đầy đủ các bên và tiến hành trực tiếp thông qua đối thoại, nội dung vuviệc hòa giải sẽ được hòa giải viên ghi lại vào Số theo dõi

Đề tiến hành hòa giải, một công đoạn quan trọng không thể thiếu đó là thành lập tổ hòagiải Một tô hòa giải sẽ có từ 03 thành viên trở lên, trong đó bắt buộc phải có hòa giải viên

nữ và hòa giải viên là dân tộc thiểu số (với những vùng có phần đông cư dân là dân tộcthiểu số) Số lượng tô hòa giải, hòa giải viên cụ thể ra sao sẽ do Chủ tịch UBND xã quyếtđịnh tùy theo đặc điểm tình hình địa phương và căn cứ đề nghị của BTT Ủy ban MTTQViệt Nam cấp xã

Hòa giải viên sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thé, xem xét dựa trên các phong tục tậpquán, lỗi sống, ý thức đạo đức xã hội và cơ sở quy định của pháp luật mà áp dụng linh hoạt,phù hợp các biện pháp để các bên hiểu về quyền lợi và trách nhiệm của mình từ đó giúpcác bên có thể ngồi cùng nhau, thỏa thuận để cùng nhau thống nhất ý kiến giải quyết vụ

a) Căn cứ tiến hành hòa giải;

b) Thông tin cơ bản về các bên;

c) Nội dung chu yếu của Vụ, VIỆC;

d) Diễn biến của quá trình hòa giải;

a) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;

e) Quyên và nghĩa vụ của các bên;

g) Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận;

Trang 26

Đồng thời, hòa giải viên sẽ phải có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện cácthỏa thuận của vụ việc do mình trực tiếp giải quyết hòa giải; khi có vấn đề phát sinh phảimau chóng thông báo cho Tô trưởng tô hòa giải.

Ngược lại, nếu kết quả là hòa giải không thành, các bên tranh chấp có thé yêu cầu hòagiải lại hoặc đề nghị CQNN có thâm quyền giải quyết

Trong quá trình hòa giải, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn, đề xuất về thời gian,

địa điểm tổ chức hòa giải và hòa giải viên; có thể từ chối hay đồng ý hòa giải hoặc yêu cầu

tạm dựng hay cham dút hòa giải; được bày tỏ mong muốn về kết quả hòa giải Đồng thời,các bên có nghĩa vụ trình bày trung thực về vụ việc; cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ chocán bộ hòa giải; tôn trọng tổ hòa giải cũng như đại điện UBND xã và Ủy ban MTTQ ViệtNam cấp xã có mặt trong buéi hòa giải; không gây mắt an ninh, trật tự xã hội tại địa điểm

hòa giải.

1.2.4.2 Hòa giải tại UBND xã

Nếu hòa giải ở cơ sở không thành công, các bên tranh chấp có thê gửi hồ sơ yêu cầuUBND xã giải quyết vụ việc, hồ sơ bao gồm đơn yêu cầu giải quyết TCDD cùng các tailiệu, chứng cứ khác (giấy tờ xác minh QSDĐ)

Sau khi nhận được yêu câu, UBND xã sẽ tiên hành thực hiện các công việc sau:

Đầu tiên, UBND xã phải kiểm tra, xác thực, tìm hiểu rõ nguyên nhân tranh chấp và thuthập các giấy tờ, tài liệu có liên quan về nguồn gốc đất, quá trình và hiện trạng SDĐ

Sau đó, tiến hành thành lập Hội đồng hòa giải, bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch

UBND xã (Chủ tịch Hội đồng), đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, trưởng thôn hoặc tô

trưởng tổ dân phó, cán bộ địa chính xã, cán bộ tư pháp xã và đại diện một số hộ dân đã sinhsống lâu tại khu vực đó Ngoài ra có thé mời thêm đại diện Hội Nông dân, Hội Cựu chiếnbinh, Hội Phụ nữ và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Khi đã có Hội đồng hòa giải, UBND xã tổ chức họp hòa giải với sự tham gia bắt buộccủa các bên cùng những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Việc hòa giải đượccoi là không thành nếu một trong các bên vắng mặt đến lần thứ hai

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 27

Kết thúc buổi hòa giải, kết quả sẽ được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ kí của cácbên, chữ kí Chủ tịch Hội đồng và các thành viên, các cá nhân tham gia hòa giải UBND xãđóng dấu xác nhận và gửi lại cho các bên tranh chấp, đồng thời lưu tại UBND xã.

Toàn bộ quá trình trên phải được thực hiện trong thời gian không quá 45 ngày (đối vớicác khu vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn thì có thé tăng thêm 15 ngày) ké từ

ngày nhận được đơn yêu câu.

Trong khoảng thời gian 10 ngày ké từ khi lập biên ban mà các bên có ý kiến khác vớinội dung đã thống nhất trong biên hòa giải thành thì Chủ tịch UBND xã có nhiệm vụ tổchức họp Hội đồng hòa giải dé cùng nhau xem xét, giải quyết ý kiến b6 sung va lập lại biên

bản hòa giải.

Với trường hợp hòa giải thành và có thay đổi về hiện trạng sử dụng đất, chủ sử dụng datthì UBND xã phải gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên — Môi trường huyện hoặc

Sở Tài nguyên — Môi trường đối với từng đối tượng cụ thê

Theo Khoản 5 Điều 202 Luật Dat đai 2013, cu thé:

“5, Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử

dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi

trường đổi với trường hợp TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau;

gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dâncùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứngnhận QSDĐ, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gan liên với dat.” [1]

Ngược lại, nếu hòa giải không thành, UBND xã hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơnyêu cầu đến UBND huyện hoặc TAND huyện dé tiếp tục giải quyết tranh chấp

1.2.4.3 Khởi kiện lên Tòa án theo trình tự tố tụng dân sự:

Trình tự giải quyết TCDD tại Tòa án Nhân dân được thực hiện theo quy định tại BộLuật Tố tụng Dân sự Theo đó, một hoặc hai bên tranh chấp có quyền gửi đơn khởi kiện tạiTòa án có thẩm quyền Hồ sơ bảo gồm: đơn khởi kiện (theo mẫu); giấy tờ chứng minhquyền SDĐ; biên bản hòa giải tại UBND xã (đã có xấu xác nhận và đầy đủ chữ kí cầnthiết); giấy tờ tùy thân và các giấy tờ chứng minh khác (nếu có)

Trang 28

tạm ứng án phí Trong thời hạn 04 tháng (được phép gia hạn thêm 02 tháng đối với vụ ánphức tạp, theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự), Tòa án sẽ tiễn hành chuẩn bị xét xử và tổ

chức hòa giải tại Tòa Trong trường hợp hòa giải thành, TAND sẽ lập biên bản, các bên có

thé thay đổi ý kiến trong 07 ngày nếu không thi TCDD kết thúc tai đây Ngược lại, nếu

không thành, vụ án sẽ được Tòa đưa ra xét xử sơ thâm.

Trong quá trình Tòa án xét xử, các bên đương sự nêu muôn van có thê thỏa thuận, bàn bạc với nhau két quả giải quyét Sau khi có bản án sơ thâm, nêu không đông ý, các bên van

có quyền kháng cáo khi có đầy đủ căn cứ theo trình tự phúc thẩm

1.2.4.4 Khiếu nại lên UBND cấp trên theo trình tự hành chính:

Hình thức nay chỉ được áp dụng đối với những trường hợp về TCDD mà các bên không

có giấy tờ chứng minh QSDĐ theo quy định Điều 100 Luật Đất đai 2013 [1]

e_ Trình tự giải quyết TCDD tai UBND huyện.

Với các trường hợp tranh chấp giữa HĐG, CĐDC và các cá nhân với nhau sẽ được giải

quyết tại UBND cấp huyện Bên khiếu nại cần chuẩn bị bộ hồ sơ khiếu nại bao gồm: đơn

yêu cầu giải quyết tranh chấp; biên bản hòa giải tại UBND xã (đã có xấu xác nhận và đầy

đủ chữ kí cần thiết); trích lục bản đồ và hồ sơ địa chính liên quan đến diện tích đất tranhchấp làm chứng cứ

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND huyện sẽ ủy thác trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết, cụ thể là Phòng Tài nguyên — Môi trường huyện Phòng

Tài nguyên — Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra, xác minh lại vụ việc và tô chức họp với cácban, ngành liên quan dé tư vấn giải quyết (nêu cần) đồng thời tổ chức hòa giải lần nữa giữa

các bên tranh chấp Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, Phòng Tài nguyên — Môi trường sẽ trình Chủ

tịch UBND huyện để ban hành quyết định về kết quả giải quyết tranh chấp

Sau khi Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định giải quyết và gửi lại cho các bêntranh chấp Nếu các bên đồng ý thì tranh chấp kết thúc, ngược lại bên nào không đồng ý thì

có thê khiếu nại lên Chủ tịch UBND tỉnh hoặc khiếu kiện lên TAND huyện (theo quy định

Trang 29

e Trình tự giải quyết TCDD tai UBND tinh

Đối với tranh chấp mà một trong các bên là tô chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài thì hòa giải tại UBND

xã sẽ khiếu nại thắng lên Chủ tịch UBND tỉnh

Hồ sơ khiếu nại bao gồm: đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp; biên ban hòa giải tạiUBND xã (cùng các biên bản họp liên quan); biên bản kiểm tra hiện trạng đất trích lục bản

đồ và hồ sơ địa chính liên quan đến diện tích đất tranh chấp làm chứng cứ

Tương tự như ở cấp UBND huyện, Chủ tịch UBND sẽ giao trách nhiệm cho Sở Tàinguyên — Môi trường giải quyết Sở Tài nguyên — Môi trường tiến hành thâm tra, xác minh

vụ việc và t6 chức họp với các ban, ngành liên quan dé tư vấn giải quyết (nếu cần) đồngthời tổ chức hòa giải lần nữa giữa các bên tranh chấp Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, Sở sẽ trìnhChủ tịch UBND tinh dé ban hành quyết định giải quyết tranh chấp

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ xem xét, ban hành quyết định giải quyết và gửi lại cho các bêntranh chấp Nếu các bên đồng ý thì tranh chấp kết thúc, ngược lại bên nào không đồng ý thì

có thể khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên — Môi trường hoặc khiếu kiện lên TANDtỉnh (theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính)

Quá trình giải quyết tại cap UBND huyện sẽ được thực hiện trong thời hạn 60 ngày (cóthé gia hạn thêm 10 ngày với các vùng có điều kiện khó khăn, vùng sâu vùng xa)

Có thé thấy trình tự giải quyết TCDD là rat mat thời gian và có nhiều thủ tục phức tap

Vì thế, nếu các bên có thê hòa giải thành sẽ giúp vụ việc được giải quyết đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền của.

12.5 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất dai

Đối với hòa giải ở cơ sở, UBND xã và Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã có trách nhiệmphối hợp, chủ trì kiện toàn tổ hòa giải; thực hiện quy định pháp luật về hòa giải cơ sở vàxây dựng kinh phí dự toán dé hỗ trợ cho hoạt động hòa giải; đồng thời phối hợp tổ chứckiểm tra, tổ chức các buổi sơ kết, tổng kết và khen thưởng cho những thành tích tốt về hòa

giải Ở CƠ SỞ.

Điều 203 Luật Đất dai 2013 đã quy định cụ thé về thẩm quyền giải quyết TCDD, cu

thê:

Trang 30

Luật Đất đai 2013 hay tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì sẽ được TAND thụ lý giảiquyết (theo Luật Tế tụng dân sự).

- Mat khác, những tranh chấp không có một trong các loại giấy tờ trên thì UBNDcấp huyén/tinh hoặc Tòa án nhân dân đều có thâm quyên giải quyết

- Khi các bên tranh chấp lựa chọn giải quyết theo trình tự hành chính:

+ Các tranh chấp diễn ra giữa các HGD, CDDC và các cá nhân thì khiếu nại lần đầu sẽ

do Chủ tịch UBND huyện giải quyết; lần thứ hai có thể khiếu nại lên Chủ tịch UBND tỉnhhoặc khởi kiện tại TAND (theo Luật Tố tụng hành chính)

+ Các tranh chấp mà một trong các bên là tổ chức, CSTG, người Việt định cư ở nướcngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì khiếu nại lần đầu sẽ cho Chủ tịchUBND tỉnh giải quyết; lần thứ hai có thé khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên — Môitrường hoặc khởi kiện tại TAND (theo Luật Tố tụng hành chính) [1]

1.3 Bài học kinh nghiệm từ các nước khác

1.3.1 Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai ở In-đô-nê-xia

Theo nghiên cứu của John Gillespie, Phạm Duy Nghĩa và Fu Hualing về kinh nghiệm

TCDD ở các nước Đông A, ta phát hiện In-đô-nê-xia có rất nhiều bài học kinh nghiệm quý

báu Cụ thể:

Đa phần các vụ tranh chấp được giải quyết hiệu quả nhất khi người SDĐ, chính quyền

và chủ đầu tư được trao đàm phán, trao đổi ý kiến với nhau một cách công bằng và bìnhđăng Thời kì cải cách Reformasi mang lại nhiều chuyên biến mới tích cực về các quyềnchính trị của người SDĐ, cân bằng lợi ích giữa giữa các đối tượng sử dụng và quản lý đấtđai theo hướng bình đăng hơn Ngoài những cải cách, thay đổi về pháp luật để làm rõQSDD và thiết lập “cơ chế giải quyết SDD theo thông lệ tốt nhất” thì những thay đổi trongthé chế, chính trị dé tạo sự bình dang giữa người dân, các quan chức chính phủ cũng nhưcác nhà đầu tư kinh doanh đất

Ở In-đô-nê-xia có 02 hình thức cải cách: “thành lập Tòa án có thâm quyền độc lập vớichính trị và cải cách dân chủ cơ sở” Điều quan trọng là những cải cách này đều phải đảmbảo người dân có thể được tham gia cùng với chính quyền và nhà đầu tư Việc phân cấp,phân chia quyền quản lý và tăng cường tính dân chủ cơ sở giúp chính phủ trao trách nhiệmquy hoạch SDD cho lãnh đạo địa phương, khiến họ có trách nhiệm hơn với yêu cầu của

người dân.

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 31

Ngoài ra, sự phát triển của các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) tự chủ không chỉ giúpngười SDD kịp thời huy động nguôồn lực mà còn là cầu nối liên kết các bên giúp tìm ratiếng nói chung khi có TCDD.

Thành lập Tòa án hiến pháp độc lập đã giúp cho người dân In-đô-nê-xia có một diễnđàn mà ở đó pháp luật và Hiến pháp được thực hiện một cách cân bằng Mặc dù Tòa án nàykhông xét xử TCDD nhưng lại giúp chính quyền diễn giải “Luật Nông nghiệp Căn bản” và

“Luật Lâm nghiệp” một cách rõ ràng từ đó lấy lại cán cân quyên lực cho người dân thấp cô

bé họng theo hướng có lợi Nhìn chung, các tác động của Tòa án hiến pháp có ý nghĩa rấtquan trọng trong bối cảnh hệ thống Tòa án thông thường ở In-đô-nê-xia đang bị đánh giá là

có nhiều hiện tượng tham nhũng và không có tiếng nói về chính trị [6, Tr.41 - 42]

1.3.2 Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất dai ở Australia

Trong bài đưa tin về chuyến đi khảo sát pháp luật và thực tiễn ở Australia về hòa giảicấp cơ sở (từ ngày 12 đến ngày 21/8/2008) của tác giả Đặng Hoàng Oanh ta thấy được một

vài bài học điện hình như:

Đối với Australia, hòa giải có vai trò cực quan trọng trong xã hội va nền tư pháp của đất

nước này, đây là một quá trình có tác dụng điều chỉnh, cân bằng lại mối quan hệ giữa các

bên tranh chấp, là phương pháp để tăng cường, nâng cao sự hòa hợp, cảm thông lẫn nhau

và hạn chế việc tăng thêm sự căng thăng, đối đầu Đáng nói hơn, hòa giải nâng cao “chấtlượng” của công lý và trình độ văn hóa của những nền văn hóa đã coi nó là một phươngthức giải quyết tranh chấp

Giống như Việt Nam, hòa giải là một quy trình, một phương pháp phi chính thức dégiải quyết tranh chấp cho các bên lựa chọn Tuy nhiên, nhà nước Australia đã có rất nhiềubiện pháp tích cực, củng cố vai trò của hòa giải nhằm khuyến khích sử dụng biện pháp hòagiải, ví dụ như: “công nhận về mặt pháp lý, vai trò của hòa giải; thiết lập, công nhận cácthiết chế hòa giải; xác định phạm vi, tính chất của những loại tranh chấp được hoặc khôngđược giải quyết bằng hòa giải; quy định các nguyên tắc, thủ tục, quy trình hòa giải” Bằngnhững cách này, Australia đã từng bước khang định va nâng cao tác động phòng ngừa vàgiải quyết tranh chấp của hòa giải; góp phần duy trì các mối quan hệ xã hội tốt đẹp; giảmbớt gánh nặng cho Tòa án và nâng cao chất lượng quản lý hành chính, tư pháp

Song song với hình thức hòa giải tại cộng đồng, hòa giải còn được phát triển như mộtdịch vụ, một phương thức chuyên nghiệp trong các tranh chấp kinh tế, thương mại Hòa

Trang 32

trong tố tụng tư pháp Các nguyên tắc của hòa giải được tuân thủ một cách nghiêm túc:

“1) Hoà giải phải dựa trên tự do ý chí của các bên tranh chấp;

2) Hoà giải phải tuân thủ nguyên tắc khách quan, công bằng, hợp lý;

3) Hoà giải sẽ lập tức chấm dứt nếu hai bên không đạt được thoả thuận hoặc nếu một trong hai bên không muốn tiếp tục hoà giải;

4) Bảo toàn bí mật những tài liệu, chứng cứ, ý kiên của các bên và của hoà giải viên trong quá trình hoà giải: Do tính chất riêng tư, tự nguyện của hoà giải, đê tránh cho các bên khỏi e ngại trong việc đưa ra các tai liệu, chứng cứ can thiết cho quá trình hoà giải

cũng như trong việc dé xuất, thảo luận những ý kiến, dé xuất giải quyết ” [7]

1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Tham khảo kinh nghiệm của các nước và xem xét, phân tích từ thực tiễn các vụ việc đã

diễn ra, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Thứ nhất, khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải Học hỏi kinhnghiệm Australia, Nhà nước ta cần ban hành thêm nhiều chính sách dé nâng cao vị trí, vaitrò và lợi ích của công tác hòa giải CQNN có thâm quyền phải sát sao, đầu tư hơn vàocông tác hòa giải Quy định rõ ràng nguyên tắc thực hiện hòa giải, có biện pháp xử lý mạnh

đôi với những cán bộ, những cá nhân thực hiện hòa giải một cách hời hợt, chông đôi.

Thứ hai, nâng cao tính công khai, minh bạch, rõ ràng trong việc triển khai thực hiện các

cơ ché, chính sách pháp luật về đất đai Cần kịp thời chan chỉnh công tác QLNN trên cáclĩnh vực hiệu quả, nhất là về đất đai, để hạn chế phát sinh các khiếu nại, tố cáo TCĐĐ.Liên tục rà soát, thanh tra kiểm tra phát hiện những địa phương còn mập mờ, không rõ ràngthiếu minh bạch, những quyết sách thiếu dân chủ, công bằng và những cơ sở buông lỏngcông tác quản ly dé có biện pháp xử phat, ran đe và khắc phục kịp thời, không dé xảy ra viphạm, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, gây ra nhức nhối trong dư luận xã hội

Thứ ba, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quan lý có trình độ chuyên môn phù hop,

tỉnh thần trách nhiệm cao, hết lòng phục vụ người dân Cán bộ thực thi phải là người biếttôn trọng, lắng nghe nhân dân, thấu tình đạt lý thì mới có thé xử lý dứt điểm các vụ tranhchấp ngay khi phát sinh Nếu cán bộ giải quyết hời hợt, né tránh, chỉ làm cho xong nhiệm

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 33

vụ thì sẽ khiến cho người dân thêm bức xúc, vụ việc càng thêm phức tạp, dẫn đến tìnhtrạng đơn thư vượt cấp, giải quyết khó khăn.

Thứ tư, củng cỗ vai trò của MTTQ và các đoàn thé trong công tác giải quyết khiếu nai,

tố cáo TCDD, đặc biệt là trong việc tham gia đối thoại, hòa giải, thuyết phục, giải thích dégóp phần giải quyết chất lượng, hiệu hơn Việc phối hợp tốt giữa các cấp chính quyền vớiMTTQ và các đoàn thé sẽ giúp nhiều vụ việc có thé được giải quyết ngay tai cấp cơ sở

Thứ năm, nâng cao vai trò của TAND Tòa án có thẩm quyền xét xử với đa phan các vụviệc TCDD, vi thế trình độ chuyên môn, độ uy tín, công tâm của Tòa án luôn phải đặt lênhàng đầu Nếu Tòa án Hiến pháp ở In-đô-nê-xia là diễn đàn cho người dân thì TAND ởViệt Nam phải là nơi lấy lại công bằng, quyên lợi chính đáng cho người dân Khi vai tròcủa Tòa án được nâng cao sẽ góp phần giảm bớt công việc cho UBND các cấp, các cơ quantham mưu sẽ có thêm thời gian dé tập trung cho việc QLNN

Thứ sáu, đôi với các vụ việc phức tạp, cần sự vào cuộc và quyết tâm cao của cả hệthống chính trị Cần phải theo dõi sát sao, chủ động rà soát để kịp thời giải quyết các vụviệc tồn đọng; các Bộ, ngành Trung ương liên tục đôn đốc, quan tâm phối hợp, tháo gỡvướng mắc cho địa phương; vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách pháp luật; nghiêmtúc xử lý các hành vi vi phạm, các đối tượng gây rối, kích động làm cho vụ việc thêm phức

Trang 34

Chương IT:

THUC TRANG CONG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHAP DAT DAI

TREN DIA BAN HUYEN LUC NAM, TINH BAC GIANG

2.1 Tổng quan về huyện Luc Nam

2.1.1 Điều kiện tự nhiên — xã hội của huyện Lục Nam

e VỊ trí địa lý

Lục Nam là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang có diện tích

khoảng 600km2, cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 25km về phía Đông va cách

thủ đô Hà Nội 70 km về phía Đông Bắc Toa độ địa lý nằm trong 21911` đến 21°27 vĩ độBắc, 106018 đến 106941 kinh độ Đông

= Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng tỉnh Lang Sơn

= Phia Nam giáp huyện Chí Linh (Hải Dương) và Đông Triều (Quảng Ninh)

= Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Ngạn

= Phía Tay và Tây Nam giáp huyện Lang Giang và huyện Yên Dũng.

Với hệ thống giao thông thuận lợi khi có Quốc lộ 31, 37, tỉnh lộ 293, 295 và đường sắtKép - Hạ Long chạy qua, mạng lưới giao thông tương đối phát triển đã tạo cho huyện Lục

Nam lợi thế vị trí chiến lược trọng yếu, có nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế - văn hóa - xã

hội với các địa bàn khác trong tỉnh, ngoài tỉnh, thủ đô Hà Nội và cả nước.

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 35

Hinh 2.1 Ban dé hanh chinh huyén Luc Nam

e Địa hình địa mao

Huyện Lục Nam có địa hình đồi núi thấp xen lẫn những vùng đồng bằng phang; phíaĐông Bắc có dãy núi Bảo Đài, độ cao đạt khoảng 284 m; phía Đông có vòng cung Yên Tử,

độ cao đạt khoảng 779 m; phía Đông Nam có dãy núi Huyền Dinh, độ cao đạt khoảng 615

m Đặc điểm địa hình như trên tạo thành hình lòng chảo, nghiêng dần từ Đông Bắc, Đông

và Đông Nam sang phía Tây Nam và phân chia lãnh thổ huyện thành các vùng địa hình

khác nhau:

- Vùng miền núi: Bao gồm 8 xã Đông Hưng, Nghĩa Phương, Trường Giang, Đông Phú,Tam Dị, Bảo Sơn, Chu Điện, Huyền Sơn, chiếm 39% diện tích toàn huyện

- Vùng rẻo cao: Năm về phía Đông Nam huyện, bao gồm 4 xã Bình Sơn, Lục Sơn,

Trường Sơn và Vô Tranh, chiếm 32% diện tích huyện

- Vùng đồi núi thấp: Bao gồm 15 xã, thị tran còn lại, có địa hình tương đối bằng phăng

Trang 36

" Vùng đôi núithâp = Vùng miến núi = Vùng rẻo cao

Hình 2.2 Tỷ lệ diện tích đất tự nhiên các vùng huyện Lục Nam

e Đặc điểm thé nhưỡng

Đặc điểm thổ nhưỡng của Lục Nam rất đa dạng Chiếm phần lớn diện tích là đất đồi

chua và nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới thịt nặng đến trung bình, một phần thịt nhẹ cát pha Còn lại là đất ruộng gồm nhiều loại: nhóm đất lúa nước có nguồn gốc Feralitíchnăm tập trung ở hai vùng đồng mùa và miễn núi, có thành phan cơ giới cát pha thịt nhẹ, hơichua, nghèo chất dinh dưỡng: nhóm đất lúa nước có nguồn gốc phù sa ở vùng đồng chiêm

-và một số xã đồng nhà, có thành phần cơ giới cát pha - thịt nhẹ, ít chua

e Đặc điểm dân cư

Huyện Lục Nam là địa bàn có nhiều dân tộc cư trú, ngoài người Kinh còn 7 dân tộckhác: Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu, Hoa, Dao và Mường Người Kinh có mặt khắp các xãtrong huyện, là thành phần chính ở các xã trước đây thuộc Phượng Nhỡn Ở những xã

thuộc Bảo Lộc và Lục Ngạn cũ, xã nào cũng có đông bào các dân tộc thiêu sô cư trú.

e© Cơ sở hạ tầng

= Giao thông: Huyện Lục Nam là một trong số ít huyện của tỉnh hội đủ 3 loại hình

giao thông: Đường bộ, đường thuỷ và đường sắt

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 37

+ Hệ thống đường bộ: Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của Lục Nam đượcphân bồ khá hợp lý và thuận tiện Các tuyến đường liên thôn, liên xã qua các khu đông dân

cư và trung tâm xã nối với đường huyện, đường tỉnh, quốc lộ thuận tiện cho lưu thông hàng

hóa và đi lại của nhân dân.

+ Đường sắt: Tuyến đường sắt đi qua địa bàn huyện từ xã Bảo Sơn đến Cam Lý có

chiều đài 31 km qua 3 ga (Bảo Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý) đã góp phần tích cực vào việc giaolưu hàng hoá phát triển kinh tế địa phương và nhu cầu đi lại của nhân dân

+ Đường thuỷ: Hệ thống giao thống đường thủy cơ bản hoàn chỉnh, đáp ứng được nhucầu về giao thông cũng như đáp ứng yêu cau phát triển KT - XH của huyện

= Thuy lợi: Toàn huyện có hệ thông đê Thống Nhất, hồ đập, trạm bơm, hệ thốngkênh mương (Kênh Y8, kênh Yên Lại), kênh tưới góp phan tích cực trong công tác phòngchống lụt bão, tưới, tiêu, giữ an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt

= Hệ thống lưới điện: Nhìn chung, hệ thống lưới điện xây dựng từ lâu, chap vá,chất lượng kém, nay đã xuống cấp Đề đáp ứng điện năng cung cấp cho nhu cầu phát triển

KT - XH và phục vụ đời sống nhân dân, trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư nâng cấp

và xây dựng hệ thống lưới điện ở một số khu vực

2.1.2 Tình hình sử dụng đất của huyện Luc Nam

2.1.2.1 Theo mục đích sử dụng đất

Theo Báo cáo Thống kê Tình hình sử dụng đất hàng năm trong giai đoạn 2015 — 2018,

ta thấy được tình hình biến động sử dụng đất đai có xu hướng tăng diện tích đất phi nông

nghiệp, giảm diện tích đất nông nghiệp và đang trong quá trình cải tạo, khai thác sử dụngnguồn đất chưa sử dụng

Bang 2.1 Diện tích dat đai theo mục đích SDD trên địa bàn huyện Luc Nam giai

đoạn 2015 - 2018

Trang 38

Mã đất | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018

Biến động đất đai được biểu diễn trực quan bằng biéu đồ dưới:

= Diện tích đất nông nghiệp giảm 116,94ha từ năm 2015 đến năm 2018, tương

đương với 0,22% diện tích so với năm 2015.

= Diện tích dat phi nông nghiệp tăng 116,22ha từ năm 2015 đến năm 2018, tương

đương với 1,59% diện tích so với năm 2015.

= Diện tích đất được cải tạo khai thác đưa vào sử dụng tăng thêm 0,28ha trong 4

năm.

Nguyên nhân của những biến động trên xuất phát từ việc giá đất đang ngày một tăng,

đất phi nông nghiệp, cụ thê là đất ở, có giá trị lớn hơn đất nông nghiệp Dân số của huyện cũng tăng dan lên, kéo theo là nhu cầu SDD của toàn huyện cũng tăng thêm vi thế phải tiến

hành khai thác, cải tạo những diện tích đất chưa sử dụng dé đáp ứng nguồn cung về đất chongười dân Người dân có xu hướng chuyền mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sangđất ở Vì thế, đa phần các TCĐĐ thường xảy ra với các trường hợp liên quan đến đất phinông nghiệp (đất ở)

Kinh tế Bat động sản và Địa chính Sinh viên: Vũ Thu Phương - 11164251

Trang 39

Tính đến hết ngày 31/12/2018, đất nông nghiệp huyện Lục Nam có diện tích 53017,6ha

chiếm tới 87% tổng diện tích, đất phi nông nghiệp có diện tích 7514,45ha chiếm 12% diện

tích, còn lại là đất chưa sử dụng có diện tích 328,8ha

= Nhóm đất nôngnghiệp = Nhóm dat phi nông nghiệp

= Nhóm đất chưa sử dụng

Hình 2.4 Tỷ lệ diện tích đất tự nhiên phân theo các nhóm đất của huyện Lục Nam

năm 2018

2.1.2.2 Theo đơn vị hành chính

Trang 40

và 02 thị tran, được thống kê tại Phụ lục 01 Qua tổng hợp phân theo các vùng địa hình củahuyện tại Bang 2.1, cụ thé như sau:

- Vung rẻo cao gồm 4 xã: Luc Sơn, Binh Sơn, Trường Sơn và Vô Tranh với tổngdiện tích 19.851,16 ha, chiếm 32,03% diện tích tự nhiên toàn huyện, chủ yếu là đất nôngnghiệp có diện tích 18850,24 ha chiếm 94,96% diện tích cả vùng

- Vung miền núi gồm 8 xã: Trường Giang, Đông Hung, Nghia Phương, ĐôngPhú, Tam Dị, Bảo Sơn, Chu Điện và Huyền Sơn với tông diện tích là 23.521,24 ha, chiếm38,87%, trong đó đất nông nghiệp có diện tích 20812,71ha chiếm 88,84% diện tích vùng

- Vung đổi núi thấp gồm 15 xã, thị trấn còn lại, tuy khu vực này gồm nhiều đơn vịhành chính nhất nhưng lại chiếm diện tích nhỏ nhất 17.488,35ha, chiếm 29.10%, trong đó

đất nông nghiệp có diện tích 13354,65ha chiếm 76,36% diện tích vùng.

Bảng 2.2 Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Lục Nam

năm 2018

Đơn vị tính: ha

¬ 2 Các nhóm đất

STT Don vị xã, thi Tông diện : : : : : : Z

trấn trực thuộc | tích tự nhiên Nhóm dat Nhóm dat phi Nhom dat

nông nghiệp | nông nghiệp | chưa sử dụng

I | Vang doi núi thấp| 17488.34857 13354.65 3992.00857 141.69

1 | Thi trấn Đồi Ngô 459.26 229.75 226.35 3.16

Ngày đăng: 17/11/2024, 23:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17.UBND huyện Lục Nam, Biểu tổng hợp các vụ việc do xã giải quyết theo từng năm từnăm 2015 - 2018, lưu hành nội bộ Khác
18. UBND huyện Luc Nam, Biểu tổng hợp các vụ việc do cơ quan huyện giải quyết theo từngnăm từ năm 2015 - 2018, lưu hành nội bộ Khác
19.UBND huyện Lục Nam, Biểu tổng hợp các vụ việc do Tòa án Nhân dân huyện giải quyếttheo từng năm từ năm 2015 - 2018, lưu hành nội bộ Khác
20.UBND huyện Lục Nam (2017), Báo cáo số 44/BC-TNMT ngày 25/6/2017 về Kết quả kiểm tra, xác minh nội dung TCDD giữa hộ gia đình ông Đông Văn Ghé và hộ gia đình ông Nguyễn Văn Rơm tại thôn Mẫu Sơn, xã Chu Điện, huyện Lục Nam Khác
21.UBND huyện Lục Nam (2018), Báo cáo số 28/BC-TNMT ngày 03/5/2018 về Kết quả kiểm tra, xác minh nội dung TCDD giữa hộ gia đình ông Lê Van Dinh với hộ gia đình ông Tran Dinh Châu tại phố Đôi Ngô, thị trắn Đôi Ngô, huyện Luc Nam.22. Các trang web khác Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất dai - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Hình 1.1 Sơ đồ trình tự giải quyết tranh chấp đất dai (Trang 24)
Hình 2.2 Tỷ lệ diện tích đất tự nhiên các vùng huyện Lục Nam - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Hình 2.2 Tỷ lệ diện tích đất tự nhiên các vùng huyện Lục Nam (Trang 36)
Hình 2.3 Tình hình biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Hình 2.3 Tình hình biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn (Trang 39)
Hình 2.4 Tỷ lệ diện tích đất tự nhiên phân theo các nhóm đất của huyện Lục Nam - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Hình 2.4 Tỷ lệ diện tích đất tự nhiên phân theo các nhóm đất của huyện Lục Nam (Trang 39)
Bảng 2.2 Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Lục Nam - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.2 Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Lục Nam (Trang 40)
Bảng 2.3 Cơ cau và diện tích SDD theo đối tượng sử dụng và quản lý đất trên địa - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.3 Cơ cau và diện tích SDD theo đối tượng sử dụng và quản lý đất trên địa (Trang 42)
Bảng 2.4 Tình hình TCDD diễn ra trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.4 Tình hình TCDD diễn ra trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn (Trang 44)
Hình 2.5 Ty lệ các vu TCDD trên trên dia ban huyện Luc Nam trong giai đoạn 2015 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Hình 2.5 Ty lệ các vu TCDD trên trên dia ban huyện Luc Nam trong giai đoạn 2015 (Trang 45)
Hình 2.6 Số vụ TCDD trên trên dia bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn 2015 — 2018 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Hình 2.6 Số vụ TCDD trên trên dia bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn 2015 — 2018 (Trang 47)
Hình 2.7 Tỷ lệ các vụ TCĐĐ trên trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn 2015 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Hình 2.7 Tỷ lệ các vụ TCĐĐ trên trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn 2015 (Trang 48)
Bảng 2.8 Tình hình TCDD diễn ra trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.8 Tình hình TCDD diễn ra trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn (Trang 49)
Hình 2.8 Thống kê các vụ TCĐĐ trên trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Hình 2.8 Thống kê các vụ TCĐĐ trên trên địa bàn huyện Lục Nam trong giai đoạn (Trang 50)
Hình 2.9 Thống kê các vu TCĐĐ trên trên dia bàn huyện Luc Nam trong giai đoạn - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Hình 2.9 Thống kê các vu TCĐĐ trên trên dia bàn huyện Luc Nam trong giai đoạn (Trang 51)
Bảng 2.10 Kết quả giải quyết TCĐĐ tại UBND huyện Lục Nam giai đoạn 2015 - 2018 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Bảng 2.10 Kết quả giải quyết TCĐĐ tại UBND huyện Lục Nam giai đoạn 2015 - 2018 (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN