Giữa lúc nước nhà đang khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh đạo và có một đường lối cách mạng đúng đắn ,một lý luận soi đường .Tất cả đã được giải
Trang 1MỞ ĐẦU
HỒ CHÍ MINH , vị anh hùng dân tộc , người đã bôn ba cả đời khắp năm châu bốn biển để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt nam Giữa lúc nước nhà đang khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước đòi hỏi phải có một lực lượng lãnh đạo và có một đường lối cách mạng đúng đắn ,một lý luận soi đường Tất cả đã được giải quyết từ khi Đảng ra đời, đó thật sự là một bước ngoặt trọng đại cho cách mạng Việt nam Quá trình vận động thành lập Đảng là một quá trình đấu tranh và chuẩn bị lâu dài ,toàn diện của Hồ Chí Minh và những người cách mạng Việt Nam Trong đó người có vai trò hàng đầu ,có tác động lớn nhất đến việc thành lập Đảng chính là lãnh tụ Hồ Chí Minh Sinh ra trong một gia đình nho học yêu nước,lớn lên trên quê hương giàu truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất,lại được tiếp nhận sự giáo dục của gia đình theo tư tưởng yêu nước thương dân …tất cả đã hình thành cho Nguyễn Ái Quốc lòng căm thù sâu sắc giặc Pháp xâm lược ,thông cảm với nỗi khổ của nhân dân ngay từ thời niên thiếu.Tuy chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của cha anh nhưng bằng trí tuệ thiên tài và sự độc lập trong suy nghĩ đã tạo cho Người có một tư tưởng và chí hướng hoàn toàn khác với phong trào yêu nước đương thời Người đã sớm nhận thấy những hạn chế,sai lầm của những nhà cách mạng đi trước nên đã chọn cho mình một hướng đi riêng đó là sang phương Tây để tìm con đường cứu nước.Và sự lựa chọn đó đã đưa cách mạng Việt nam đến một chặng đường mới,là mốc đánh dấu và cũng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt nam đó là sự ra đời của Đảng cộng sản việt nam.Từ nay cách mạng đã có người lãnh đạo và có một đường lối rõ ràng, giải quyết được sự khủng hoảng lớn đang còn tồn tại Ta hãy đi tìm hiểu vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt nam
Trang 2NỘI DUNG
I Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành Lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc
Ngày 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành rời đất nước ra đi tìm đường cứu nước, xem các nước làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua những bước ngoặt lớn
Một là: Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng không đồng ý đi theo con đường của một người nào Trong khi nhiều người còn ngưỡng mộ cách mạng tư sản, Người
đã vượt qua sự hạn chế tầm nhìn của họ, đi tìm con đường cứu nước khác
Hai là: Tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng không giải phóng được công nông và quần chúng lao động
Một cuộc khảo sát có một không hai ở Mỹ, Anh và Pháp đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra là ở đâu cũng có hai loại người: người giàu và người nghèo, người áp bức và người bị áp bức Càng ngày Người càng hiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc
Ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đến cảng Mácxây, thấy nhiều phụ
nữ nghèo khổ Nguyễn Tất Thành nói với người bạn “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta?”
Làm thuê trên chiếc tàu đi vòng quanh châu Phi, tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực, chết chóc của người da đen dưới roi vọt của bọn thực
Trang 3dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ:” Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu”
Giữa tháng 12-1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, Người dành một phần thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành từ Mỹ sang Anh và cuối năm
1917 trở lại Pháp
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) giết hại biết bao sinh mạng, phá huỷ vô vàn của cải Qua đó Nguyễn Ái Quốc càng hiểu thêm bản chất của chủ nghĩa tư bản
Quá trình nghiên cứu, xem xét Cách mạng tư sản Mỹ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp (1789) đã giúp Nguyễn Ái Quốc học hỏi được nhiều điều Tuy vậy, Người vẫn đánh giá những cuộc cách mạng tư sản là “những cuộc cách mạng không đến nơi”
Chiến tranh kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị hoà bình ở Vécxây (Pháp) để chia phần Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị bản yêu sách 8 điểm Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết, Người chỉ đề cập những yêu sách
“tối thiểu” và “cấp thiết” Tổng thống Mỹ Uynxơn (Wilson), tác giả chương trình 14 điểm với chiêu bài dân tộc tự quyết cũng có mặt ở Hội nghị Nhưng những yêu sách dù khiêm tốn của Người không được Hội nghị đáp ứng
Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ “chủ nghĩa Uynxơn chỉ
là một trò bịp bợm lớn Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ hồi bấy giờ, Người có dịp tiếp xúc, hoạt động với nhiều nhà chính trị nổi tiếng ở Pháp
Trang 4Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu và hoạt động trong phong trào công nhân, liên lạc
và cùng hoạt động với nhiều nhà cách mạng ở nhiều thuộc địa Pháp
Ba là: Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo Quốc tế Cộng sản
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng 1ợi là sự kiện chính trị lớn nhất của thế kỷ XX, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thời đại thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đặt ra sự lựa chọn mới đối với những người cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc cho một số ít người hay cho đại đa số người? Độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa tư bản hay độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội?
Khi được biết thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục Lênin Người đã tham gia nhiều cuộc vận động ủng hộ nhân dân Nga bảo vệ thành quả cách mạng Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) ra đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới Năm 1920, cuộc đấu tranh giữa hai con đường diễn ra quyết liệt trong nhiều đảng công nhân và ngày trong Đảng Xã hội Pháp: tiếp tục theo Quốc tế thứ hai tức là tiếp tục con đường cải lương hay đi theo Quốc tế thứ ba, con đường cách mạng
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở tìm hiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, nhận
rõ lập trường của Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn với những lời tuyên bố suông của Quốc tế thứ hai Luận cương của Lênin đã có ảnh hưởng quyết
Trang 5định đến lập trường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam
Qua mười năm sống và làm việc ở những nước tư bản phát triển,Người khẳng định dứt khoát chủ nghĩa tư bản không cứu được nước, không cứu được dân Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917
đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nhận ra chân lý thời đại: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức
và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ
Khác với các nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc có một phương pháp nghiên cứu độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc
Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện nổi bật trong việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin, vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta
II .Quá trình chuẩn bị về chính trị,tư tưởng và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng
Trở thành người Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước Quá trình đó cũng là quá trình Người từng bước vạch đường lối chiến luợc cho cách mạng Việt Nam
Tháng 4-1921, khi còn ở Pháp, trong bài báo Đông Dương, Người phê phán sai lầm của một số đảng Cộng sản ở các nước tư bản phát triển “chưa quan tâm đến vấn đề thuộc địa'' Tháng 5 năm đó cũng trong bài báo Đông Dương, Người cho rằng “chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói
Trang 6chung và ở Đông Dương nói riêng” Người dự đoán “ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh
em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”
Tháng 7-1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa Pháp lập Hội liên hiệp thuộc địa Tuyên ngôn của Hội
do Người khởi thảo đã nêu bật tư tưởng tự lực tự cường: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”
Hội đã ra tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria).Trong những bài báo đăng trên báo “Người cùng khổ” Người đã vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng Ngoài việc viết bài cho báo “Người cùng khổ”, Nguyễn Ái Quốc còn viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân Người đã dự Đại hội lần thứ nhất và thứ hai của Đảng Cộng sản Pháp Người tiếp tục chỉ ra sai lầm của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa
Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu viết tác phẩm nổi tiếng
“Bản án chế độ thực đân Pháp” nhằm vạch trần bản chất chủ nghĩa đế quốc
và kêu gọi “Dân bản xứ không cam chịu nhục được mãi, phải vùng lên” Người nêu lên mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp có giá trị lớn về mặt lý luận, thực tiễn, đồng thời có giá trị về văn học
Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc phê phán vua Khải Định khi ông ta sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Qua truyện ngắn “Lời than vãn của Bà Trưng
Trang 7Trắc”, vở kịch “Con rồng tre”, Người lên án ông ta là “đớn hèn, bất lực và ngu dốt”, cam tâm làm tôi tớ cho thực dân Pháp
Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Pêtơrôgrát (Liên Xô) Ở đó, Người có điều kiện học tập, nghiên cứu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin Người phát triển thêm những quan điểm chính trị của mình đã hình thành ở Pháp Người tiếp tục tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc
Tháng 10-1923, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân Đại hội bầu Người vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân và Ban Chấp hành cử Người làm uỷ viên Đoàn chủ tịch Năm 1924, Người dự các Đại hội của Thanh niên, Phụ nữ quốc tế Công hội đỏ và Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản Người tiếp tục phê bình thiếu sót của nhiều đảng Cộng sản ở Tây Âu về vấn đề thuộc địa và thẳng thắn nêu thiếu sót đó của
cả Quốc tế Cộng sản
Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) làm nhiệm vụ đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản và trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Người cùng với một số nhà cách mạng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị
áp bức Á Đông, do ông Liêu Trọng Khải (Trung Quốc) làm Hội trưởng và Người làm Bí thư và Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Tháng 6-1925, từ nhóm cách mạng đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam có xu hướng cộng sản chủ nghĩa, chuẩn bị thành lập Đảng Người mở những lớp huấn luyện cán bộ và ra tờ báo Thanh niên Phần lớn những thanh niên đã được huấn luyện trở về nước hoạt động và số còn lại sang Liên Xô tiếp tục học tập Hội đã truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin và đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc vào công nhân, nông dân
và các tầng lớp nhân dân
Trang 8Năm 1928, Hội đề ra chủ trương “vô sản hoá”, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền Chủ trương này có tác dụng rèn luyện những người trí thức tiểu tư sản về lập trường giai cấp công nhân và bước đầu kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Hội kết nạp ngày càng nhiều hội viên, năm 1928 có 300 hội viên, năm
1929 có 1.700 hội viên, nếu kể cả hội viên dự bị thì có gần 3.000 người Từ năm 1926 đến năm 1929, Hội có cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị trong cả nước, trở thành lực lượng chính trị yêu nước lớn mạnh nhất đất nước, hoàn thành ý định của người sáng lập hội là chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập Đảng Cộng sản
Nguyễn Ái Quốc phác thảo đường lối cứu nước từ năm 1921 và thể hiện tập trung trong tập bài giảng ở lớp chính trị tại Quảng Châu, năm 1927 được in thành sách lấy tên là “Đường Cách mệnh” Nội dung cơ bản của tác phẩm như sau:
Một là: Chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đại đa số dân chúng Nguyễn Ái Quốc giới thiệu những cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, từ Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776 đến Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, từ Công xã Paris năm 1871 đến Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sau khi so sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản, Người khẳng định: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ,
kỳ thực trong thì nó tước đoạt công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức”
Trang 9Người khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là
đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là đân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như
đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: “làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho đân chúng số nhiều, chớ
để trong tay một bọn ít người: Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc Đây là điểm xuất phát và là điểm khác nhau cơ bản giữa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các con đường cứu nước trước kia
Hai là: Mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam là chủ nghĩa xã hội, muốn xoá bỏ chế độ người bóc lột người, muốn có tự do, hạnh phúc, bình đẳng thật sự thì phải qua hai cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau
Ba là: Về lực lượng cách mạng, công nông là gốc của cách mệnh, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông Ai mà bị áp bức càng nặng, thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết Cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người
Bốn là: Về phương pháp cách mạng Cùng với việc hoạch định đường lối cách mạng, Nguyễn Ái Quốc phác thảo cả phương pháp cách mạng Người cho rằng giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại là công việc “to tát”, cho nên phải “dùng hết sức”, phải “quyết tâm làm thì chắc được”, “thà chết tự do hơn sống làm nô lệ” Nhưng phải “biết cách làm thì mới chóng” “Cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ” Tiếp theo tư tưởng khởi nghĩa vũ trang quần chúng giành chính quyền đề ra từ năm 1924, trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc phát triển thêm: “dân khí
Trang 10mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi” Đời này làm chưa xong, đời sau nối theo làm thì phải xong” Về phương pháp cách mạng, quan điểm của Nguyễn Ái Quốc là quan điểm cách mạng bạo lực Người chỉ ra những thiếu sót của những người đi trước như “xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức”, hoặc “làm cho dân quen tính ỷ lại mà quên tính tự cường” Tóm lại là phải có sách lược, mưu chước, kế hoạch, biết lúc nào nên làm, lúc nào chưa nên làm
Năm là: Đoàn kết quốc tế “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới Ai làm cách mạng trên thế giới là đồng chí của Việt Nam” “Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa (như Đệ tam quốc tế)” “An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế”
Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc nhắc lại khẩu hiệu của Quốc tế thứ ba “giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại” Đây là những quan điểm cơ bản về đoàn kết quốc tế mà Nguyễn Ái Quốc đã viết trong nhiều tác phẩm và Người thực hiện ngay từ khi gia nhập phong trào Cộng sản quốc tế Trong quan hệ giữa cách mạng nước ta với bầu bạn thế giới, Nguyễn Ái Quốc chú ý hai điều:
Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động giành thắng lợi, không ỷ lại, chờ đợi thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản Đó cũng là bài học đoàn kết quốc tế trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của cách mạng nước
ta từ khi Đảng lãnh đạo
Sáu là: Cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng