1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn Đổi mới giảng dạy tiết 2 môn Đạo Đức lớp 3 qua trò chơi sắm vai

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 306,98 KB

Nội dung

Đối với học sinh tiểu học không chỉ được giáo dục đạo đức trong một tiết học, một môn học mà các em được giáo dục đạo đức ở tất cả chín môn học.. Môn đạo đức ở tiểu học có nhiệm vụ giúp

Trang 1

Contents

Phần A: Đặt vấn đề 2

Phần B: Giải quyết vấn đề 3

2 1 Tác dụng của trò chơi đối với trẻ em 4

2 2 Thế nào là trò chơi sắm vai 4

2 3 Vai trò của trò chơi Sắm vai 4

2 4 Yêu cầu của trò chơi sắm vai 4

2 6 Ví dụ Bài : Chăm sóc ông bà cha mẹ ( tiết 2 ) 6

· Giáo viên 6

Bài: Quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình ( tiết 2 ) · Tình huống 1 7 3 2 Tác dụng của phiếu học tập 8

3 4 Các dạng bài tập trong phiếu học tập 9

3 5 Cách tổ chức cho học sinh làm việc theo phiếu học tập 9

Bài: Giúp bạn tiến bộ ( tiết 2 ) 12

Bài : Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ (tiết 2) 13

4 1 Khái niệm 14

4 2 Cách tiến hành 14

4 3 Ví dụ 14

5 1 Khái niệm 15

6 1 Khái niệm 16

6 2 Các bước tiến hành 17

6 3 Những điểm cần chú ý khi sử dụng 17

Một vài ví dụ 17

Phần C: Kết quả 18

Phần D: Bài học kinh nghiệm 19

Trang 2

Phần A: Đặt vấn đề

Đào tạo thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, vì vậy nhu cầu đào tạo con người toàn diện về trí lực, thể lực, đạo đức…ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết

Ở nhà trường, nhiệm vụ dạy trẻ những tri thức khoa học và các phẩm chất đạo đức

là hai nhiệm vụ song song không thể thiếu được Một trong những mục tiêu quan trọng góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện là học sinh phải được học đầy

đủ chín môn học, trong đó có môn đạo đức Đối với học sinh tiểu học không chỉ được giáo dục đạo đức trong một tiết học, một môn học mà các em được giáo dục đạo đức ở tất cả chín môn học

Môn đạo đức ở tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh nắm những điều sơ đẳng của phép ứng sử trong cuộc sống hàng ngày, nắm được nội dung và ý nghĩa các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động và các mối quan hệ xã hội, phân biệt được thế nào là hành vi tốt - xấu, đúng - sai, thiện - ác… từ đó bồi dưỡng cho học sinh những xúc cảm , tình cảm đạo đức đúng đắn, sâu sắc, ( Biết yêu cái đúng, cái tốt, ham muốn làm theo cái đúng cái tốt và ghét cái xấu, cái ác) Xây dựng cho học sinh những kỹ năng, hành vi góp phần hình thành ở các em những thói quen , hành vi tốt

Môn đạo đức đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức như hiếu thảo với Ông bà, Cha mẹ, yêu thương anh chị em trong gia đình, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo, yêu quí bạn bè, yêu trường mến lớp…Để giáo dục cho học sinh những nét phẩm chất đó quan trọng là phải luyện tập, rèn luyện các em , giúp các em thể hiện hành vi đạo đức của mình không chỉ ở không chỉ ở nhà trường, ở gia đình mà còn ở ngoài xã hội Việc dạy tiết 2 môn đạo đức - tiết thực hành có vai trò quan trọng trong việc luyện tập, rèn luyện

Trang 3

Tuy nhiên, để giúp cho việc thực hành trở nên thiết thực, gần gũi thì người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp đối với học sinh Bản sáng kiến kinh nghiệm này của tôi được viết ra với mục đích là nêu lên một số phương pháp để thực hiện tốt tiết thực hành này

Phần B: Giải quyết vấn đề

I - Nhận xét về việc dạy học môn đạo đức

Mỗi bài đạo đức được dạy trong 2 tiết

· Tiết 1:

Chủ yếu giáo viên giúp học sinh nắm được nội dung và ý nghĩa của chuẩn mực hành vi cần thực hiện (cần làm gì ? làm như thế nào ? vì sao cần làm như vậy ? ), tự làm các bài tập nhỏ để bước đầu học sinh nắm được kỹ năng hành

vi

· Tiết 2 :

Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức luyện tập cho học sinh có:

- Kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi, chuẩn mực đạo đức

- Kỹ năng lựa chọn cách ứng xử trong một số tình huống cụ thể

- Kỹ năng thực hiện chuẩn mực đạo đức

Trong tiết 2, nếu chỉ nêu tình huống để học sinh phát biểu phải xử lý tình huống đó như thế nào và nhận xét về hành vi đạo đức mà các bạn nêu trong cách xử lý đó thì sự thu hút số đông học sinh vào bài học không cao, giờ học

dễ tẻ nhạt, không gây được ấn tượng sâu sắc về thái độ và hành vi đạo đức phải có, cần luyện tập để xử lý tình huống

II Sử dụng trò chơi sắm vai trong tiết 2 - Đạo đức

Trang 4

2 1 Tác dụng của trò chơi đối với trẻ em

Trò chơi là nhu cầu tất yếu của trẻ Thông qua trò chơi, các em nhỏ nhất là

ở tiểu học, như được thâm nhập vào một xã hội có niềm vui và có nhu cầu sáng tạo, có lề luật (chơi) có sự khen chê… trò chơi trực tiếp tạo ra thú vui cho trẻ và gián tiếp hình thành cho trẻ năng lực nhận thức các tình huống, đề

ra phép cư xử, hành động để giải quyết

- Qua chơi mà luyện tập và tập luyện những thao tác, những hành vi đạo đức, phù hợp với chuẩn mực đã học, một cách tự nhiên, hứng thú - Qua chơi mà phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập ( như nảy sinh những thao tác, những cách ứng xử… ngoài những điều giáo viên đã dạy.)

2 2 Thế nào là trò chơi sắm vai

Trò chơi sắm vai được sử dụng trên cơ sở học sinh đã học bài đạo đức ở tiết

1 ở đây trẻ được phân sắm vai các nhân vật trong một tình huống và phải vận dụng bài đạo đức đã học để giải quyết tình huống gặp phải trong đời sống hàng ngày ở lớp, ở nhà, ở trường, trong xã hội… Qua đó được nhận xét, bổ sung cho vai diễn

2 3 Vai trò của trò chơi Sắm vai

Trò chơi sắm vai được đưa vào quá trình dạy học môn đạo đức vì nó giúp các em:

- Qua chơi mà học những chuẩn mực hành vi đạo đức một cách nhẹ nhàng, thoải mái

2 4 Yêu cầu của trò chơi sắm vai

- Mỗi học sinh đều phải nắm vững tình huống đề ra, tình huống phải vừa

sức và phổ biến để các em có thể sắm vai được

Trang 5

- Cung cấp cho học sinh biết cách diễn đạt, nhất là những lời thoại (Giáo

viên có thể gợi ý cho học sinh)

- Hoá trang để gây hứng thú cho học sinh

VD

Vai bà: Quàng khăn

Ông: Đeo kính

Mẹ: Xách làn, đeo túi…

- Có ít nhất 2 lần học sinh sắm vai để các em được trao đổi, nhiều em

được chơi

- Tránh nhàm chán, giáo viên cụ thể sưu tầm những mẩu chuyện nhỏ

cho học sinh đóng vai để các bạn nhận xét vai diễn hoặc bổ sung thêm cho bài học

VD

Qua tiểu phẩm đó cần học tập ai ? Vì sao ? Không học ai ? Vì sao ?

Từ đó học sinh thêm khắc sâu bài học

- Số còn lại của lớp theo dõi, nhận xét từng vai, bổ sung " Nên nói hoặc

làm (cử chỉ, hành động, thái độ ) như thế nào cho hay hơn đúng hơn

Từ đó các em rút ra được kinh nghiệm ứng xử trong những tình huống cụ thể

2 5 Quá trình điểu khiển trò chơi sẵm vai -

Giáo viên phổ biến tình huống

- Yêu cầu học sinh nhắc lại tình huống, các vai trong tình huống

- Học sinh xung phong sắm vai (thêm trang phục đơn giản)

- Lớp nhận xét, cô bổ sung thêm

- Giáo viên chốt:

Trang 6

+ Phân tích rút ra bài học gì ?

+ Mỗi tình huống cần ứng xử như thế nào ?

2 6 Ví dụ Bài : Chăm sóc ông bà cha mẹ ( tiết 2 )

- Sau khi học sinh làm bài tập trong phiếu học tập (có phiếu mẫu) -

Giáo viên chốt và nhận xét:

Qua bài tập, các em đã hiểu và biết cách ứng xử một số tình huống cụ thể về chủ đề: Chăm sóc ông bà, cha mẹ Bây giờ cô sẽ hướng dẫn lớp mình chơi trò chơi sắm vai, các em có thích chơi không?

Các em hãy lắng nghe cô nêu tình huống đó:

· Tình huống 1

Em đi học về thấy ông (bà) bị ốm mệt nằm ở giường, em sẽ ứng xử như thế nào ?

· Giáo viên

- Ai nhắc lại được tình huống cô vừa nêu ?

- Trong tình huống cô vừa nêu có mấy nhân vật ? Là những ai ?

- Ai xung phong đóng vai ông (bà) bị ốm nằm ở giường ? - Ai

xung phong đóng vai cháu đi học về?

Giáo viên cho học sinh xung phong và trang phục cho các em: Cháu đi học về thì đeo cặp đi ngoài cửa vào Học sinh đóng vai ông (bà) bị ốm nằm ở giường ( Kê

2 ghế của học sinh ), gối và quàng khăn

Sau khi học sinh lên sắm vai thì học sinh ở dưới có thể nhận xét về cách ứng

xử của bạn đóng vai cháu còn hành động nào chưa đúng rồi cho một cặp học sinh khác lên sắm vai lại Sau đó giao viên mới chốt lại

· Tình huống 2

Trang 7

Em đang ngồi đọc chuyện, mẹ đi làm về tay xách lỉnh kỉnh nhiều thứ, em sẽ

ứng xử như thế nào?

- Giáo viên lại hướng dẫn cho học sinh giống tình huống 1

Học sinh đóng vai mẹ đi làm về có thể cho một tay xách làn, vai khoác túi… Học sinh ở dưới lại theo dõi và nhận xét cách ứng xử của bạn

=> Từ những vai đó giáo viên có thể tổng kết cho học sinh hiểu rằng :

Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ không phải chỉ ở lời nói mà còn thể hiện

bằng cả hành động cụ thể như ở bên cạnh ông bà, giúp ông bà lấy nước uống

thuốc, đấm lưng, bóp chân tay cho ông bà đỡ mỏi, hoặc biết giúp mẹ xách đỡ đồ

đạc khi mẹ đi làm về, biết lấy nước hỏi han và biết quạt cho mẹ (nếu trời nóng)

Từ đó có thể liên hệ rộng hơn về sự quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ ở những

tình huống khác

Bài: Quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình ( tiết 2 ) ·

Tình huống 1

Em đang ngồi học, nếu em của em chạy vào khóc vì ngã bẩn quần áo thì em sẽ

hành động như thế nào?

- Trang phục: Em bé quần áo xộc xệch và hỏi áo khoác ngoài để anh chị

thay cho em

· Tình huống 2

Chiều nay đi học về, thấy anh chị mình bị ốm nằm ở giường, em sẽ ứng xử

như thế nào?

- Trang phục: 2 ghế cho học sinh nằm, gối, khăn đắp trên trán, cốc nước

Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi, cho học sinh ở dưới nhận xét, góp ý bổ

sung cho các bạn, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình về cách ứng xử

đối với anh chị em trong gia đình

Trang 8

Lưu ý: Ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm những mẩu chuyện vè chủ

đề đã học, sắm vai trong những tiểu phẩm đó để các bạn nhận xét vai diễn

III Phiếu học tập trong tiết đạo đức

3 1 Phiếu học tập nói chung và phiếu học tập cá nhân được tồn tại với tư cách

là phương tiện dạy học Nó có thể được sử dụng ở phần củng cố tiết 1 và tiết

2 của môn đạo đức ở tiểu học Đây là phương tiện dạy học khá quan trọng trong việc dạy môn đạo đức

3 2 Tác dụng của phiếu học tập

- Phiếu học tập là một trong những công cụ cho phép cá thể hoá hoạt động học tập, đồng thời là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lý thông tin ngược

- Phiếu học tập có vai trò quan trọng trong qúa trình dạy nếu được giáo viên

sử dụng phù hợp vì nó là phương tiện luyện tập kỹ năng hành vi đạo đức Phiếu học tập còn có thể được sử dụng để kiểm tra, đánh gía tri thức, thái

độ và kỹ năng hay để xác định trình độ đạo đức, khả năng của học sinh Qua việc học sinh trả lời phiếu học tập, giáo viên nắm được mức độ lĩnh hội chuẩn mức hành vi đạo đức của học sinh (thông tin ngược) để điều chỉnh hoạt động nối tiếp của mình cho phù hợp Bên cạnh đó, phiếu học tập cũng có tác dụng đối với việc kích thích hứng thú học tập của học sinh: Đây là cơ hội để các em thử sức khi trả lời thì có thể tranh luận với bạn

bè (nếu có ý kiến khác nhau ), so sánh ý kiến của bản thân với ý kiến khác (bạn

bè, thầy cô) và rút ra cho mình bài học nhất định 3 3 Yêu cầu của phiếu học tập

- Nội dung của phiếu học tập phải phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức đang học, phải gần gũi và thường gặp đối với cuộc sống thường nhật của học sinh, phải vừa sức, tránh tình huống nêu ra không có mối liên quan đến

Trang 9

bài học xa lạ giả tạo hay quá đơn điệu, quá phức tạp ( Đặc biệt là khi có

sự va chạm giữa một số chuẩn mực)

- Hình thức trình bầy cần rõ ràng, dễ đọc, yêu cầu ghi trong phiếu phải dành mạch, dễ hiểu, hiểu một nghĩa

3 4 Các dạng bài tập trong phiếu học tập

Theo mục đích sử dụng trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học, tôi đã sử dụng các dạng bài tập: " Bài tập kiểm tra, nhận xét, đánh giá, hành vi đạo đức" ở một số bài đạo đức

- Ở dạng bài tập này thường nêu một số hành vi, việc làm nào đó (tích cực hay tiêu cực) trong bối cảnh, tình huống nào đó và học sinh phải nhận xét, đánh giá hành vi việc làm của nhân vật đó đúng hay sai ? vì sao ? Nếu sai thì sửa lại như thế nào cho đúng ?

- Trong bài tập này nếu đưa ra cả hành vi tích cực hay tiêu cực, có thể lấy từ thực tiễn xung quanh hoặc do giáo viên dây dựng

3 5 Cách tổ chức cho học sinh làm việc theo phiếu học tập

Việc sử dụng phiếu học tập một cách đúng đắn có ý nghĩa rất quan trọng,

có thể tiến hành theo trình tự sau giờ học

a) Giới thiệu phiếu và giao nhiệm vụ cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ: + Trong phiếu có gì ?

+ Các em cần làm gì và thực hiện như thế nào ?

b) Phát phiếu cho học sinh:

Chỉ phát phiếu cho học sinh sau khi giới thiệu và giao nhiệm vụ (Không phát phiếu trước) ở đây có thể thông báo cho học sinh về thời gian và các em được làm việc trên phiếu

c) Học sinh tự làm việc với phiếu:

Trang 10

Tự làm theo yêu cầu trong khoảng thời gian cho phép Giáo viên có thể tiếp cận một số học sinh để xem xét mức độ thực hiện hoặc giúp đỡ nếu cần thiết

d) Trình bầy kết quả:

Thông thường trong một phiếu có nhiều bài tập, do đó cần giải quyết theo từng bài tập, xong mới chuyển sang bài tập khác Đối với từng bài tập giao viên có thể nêu các câu hỏi như :

- Em chọn cách ứng sử nào ? Vì sao ?

- Cách ứng xử nào đúng ? Sai ? Vì sao ?

- Ai có ý kiến khác (hay bổ sung ý kiến )

Trên cơ sở đó, sau mỗi bài tập, giáo viên nên so sánh, đối chiếu các cách lựa chọn và kết quả ( tác dụng, tác hại ) của từng cách ứng xử và rút ra kết luận ® ý kiến nào đúng hơn cả

Khi học sinh trả lời, cần tạo điều kiện cho học sinh tranh luận, bầy tỏ , bảo

vệ ý kiến của bản thân, dạy cho học sinh biết lắng nghe, phân tích, tôn trọng ý kiến của bạn, tránh áp đặt từ phía giáo viên mà giáo viên đóng vai trò là trọng tài

6 Ví dụ

Bài : Chăm đọc sách và giữ gìn sách (Tiết 2)

Phiếu học tập

Bài tập 1:

Hãy đánh dấu (+) vào ô • trước những ý kiến em tán thành:

• Chăm đọc sách sẽ hiểu nhiều, biết rộng, học hành mau tiến

bộ

• Đọc sách chỉ tốn thì giờ vô ích

Trang 11

THÔNG TIN HỎI ĐÁP:

-Bạn còn nhiều thắc mắc hoặc muốn tìm kiếm thêm nhiều tài liệu sáng kiến kinh nghiệm

mới mẻ khác của Trung tâm Best4Team

Liên hệ dịch vụ viết thuê sáng kiến kinh nghiệm

Hoặc qua SĐT Zalo: 091.552.1220 hoặc email: best4team.com@gmail.com để hỗ trợ ngay nhé!

Ngày đăng: 16/11/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w