1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phương pháp Đánh giá chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Đánh Giá Chi Phí Sản Xuất Dở Dang Cuối Kỳ
Tác giả Đặng Thị Vĩ Linh
Trường học Trường Đại Học GTVT Phân Hiệu Tại Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Thể loại bài giảng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi ph

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT PHÂN HIỆU TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

BÀI GIẢNG THI TUYỂN GIẢNG VIÊN

Bộ môn: Kế toán – Kiểm toán

Mã ngành: 7340301

Đề tài: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ SẢN XUẤT DỞ

DANG CUỐI KỲ

GVTH : Đặng Thị Vĩ Linh

Thời gian giảng: 3 Tiết

TP HCM, tháng 04/2024

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Tp HCM, ngày …… tháng …… năm 2024

Trang 3

1 Sản phẩm dở dang là gì?

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm còn nằm trong quá trình sản xuất chưa trải qua giai đoạn chế biến cuối cùng, đòi hỏi phải tiếp tục gia công, chế biến mới trở thành thành phẩm

2 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là gì?

- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ): Là tổng giá trị sản phẩm còn dở dang chưa hoàn thành, nằm trên dây chuyền sản xuất hoặc cần phải trải qua một hay một số công đoạn nữa mới hoàn thành sản phẩm Đây là giá trị bắt buộc phải tính đúng để xác định đúng giá thành của sản phẩm Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ DN áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho

- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch

vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

CP sản xuất, kinh doanh dở dang cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này

* Công thức tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ:

Giá thành sản phẩm

hoàn thành trong kỳ =

Giá trị sản phẩm

dở dang đầu kỳ +

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ –

Giá trị sản phẩm

dở dang cuối kỳ Trong đó:

– Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: Tổng giá trị các sản phẩm dở dang của

cuối kỳ trước chuyển sang

– Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: Tổng toàn bộ các chi phí trực tiếp và

chi phí sản xuất chung mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ từ lúc bắt đầu sản xuất đến khi kết thúc kỳ sản xuất sản phẩm

Như vậy, để tính được giá thành sản phẩm bắt buộc phải tính toán được 3 giá trị trên Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ được lấy từ số liệu kỳ trước mang sang

Trang 4

và chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tổng hợp từ giá trị vật tư xuất kho dùng cho sản xuất và toàn bộ các chi phí sản xuất khác phát sinh trong kỳ Tuy nhiên, với biến số giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ hay chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ lại không dễ dàng tính toán ra ngay được mà phải thực hiện việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Ví dụ : Ngày 01/04/2024 Chị A nhận được đơn đặt hàng là 10 bộ áo dài và thời

hạn giao là trong tháng 4, nhưng tới ngày 30/4/2024 chị A mới chỉ hoàn thành

và giao 9 bộ áo dài và còn 1 bộ chưa may xong

Thì bộ áo dài mà chị A chưa hoàn thành xong tại thời điểm ngày 30/04/2024 gọi là “sản phẩm dở dang” Nếu xét kỳ kế toán là tháng 4/2024 thì toàn bộ chi phí bỏ ra trong tháng 4 như: các CP NVLTT: vải, chỉ, khoá,…; CP khấu hao máy may, CP công cụ dụng cụ: thước, kim,… hay giá trị về công sức của chị A

đã bỏ ra thì đều là những chi phí tiêu hao liên quan đến 9 bộ áo dài đã hoàn thành và 1 bộ đang may dở dang Chính vì vậy tất cả các CP phát sinh trong tháng 4 không chỉ tính cho 9 bộ áo dài đã hoàn thành mà còn phân bổ cho bộ áo dài đang may dở dang nữa Mà trong kế toán những CP mà DN đã bỏ ra được tính cho những sản phẩm hoàn thành thì gọi là giá thành sản phẩm, còn những

CP được phân bổ cho những SP dở dang gọi là “ chi phí sản xuất, kinh doanh

dở dang”

Các phương pháp đánh giá chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

- Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện trước khi tính giá thành sản phẩm, dịch vụ: là việc xác định khối lượng và giá trị sản phẩm, dịch

vụ dở dang cuối kỳ hay thực chất là việc xác định phần CPSX còn nằm trong lượng sản phẩm chưa hoàn thành vào cuối kỳ

Trong các doanh nghiệp công nghiệp, sản phẩm dở dang bao gồm:

+ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang chế biến trên dây chuyền sản xuất

+ Bán thành phẩm tự chế nhập kho bán thành phẩm

+ Những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm

Việc hạch toán xác định chính xác giá trị sản phẩm làm dở có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm

Trang 5

Muốn vậy phải kiểm kê xác định chính xác số lượng và giá trị sản phẩm dở dang

- Đối với bán thành phẩm cần phải kiểm kê xác định số lượng từng loại, từng thứ tồn kho

- Đối với sản phẩm làm dở trên các giai đoạn sản xuất do cán bộ chuyên môn kết hợp với người phụ trách và công nhân trực tiếp sản xuất tiến hành

- Để tránh việc trùng lắp và gây lộn xộn trong quá trình sản xuất cần quy định thời điểm kiểm kê để thống nhất tiến hành kiểm kê cùng một lúc trên các nơi làm việc, các bộ phận sản xuất

Tùy theo đặc điểm tổ chức, quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm sau :

+ Với bán thành phẩm: Tính theo chi phí sản xuất thực tế hoặc kế hoạch

+ Với sản phẩm đang chế tạo dở dang: Có thể áp dụng 1 trong các phương pháp sau: Đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí định mức, theo CP NVLTT hay theo phương pháp ước tính sản phẩm hoàn thành tương đương

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức hoặc kế hoạch

* Nội dung phương pháp: Kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang

đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất, quy đổi theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và định mức khoản mục chi phí ở từng công đoạn tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp cho từng loại sản phẩm

* Đối tượng áp dụng: Phù hợp với việc đánh giá sản phẩm dở dang theo chi

phí sản xuất định mức trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức hoặc trường hợp doanh nghiệp

đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí hợp lý

* Công thức tính:

Giá trị SPDD

(CP SXDD CK) =

Định mức CP (cho từng

Mức độ hoàn thành của SPDD

Trang 6

Ví dụ 1: Tại một DN sản xuất SP A, cuối kỳ còn 10.000 SP dở dang, mức độ

hoàn thành là 20% Nguyên liệu bỏ vào ngay một lần từ đầu của quá trình sản xuất SP

ĐVT: 1.000 VNĐ

Trang 7

Cách tính:

Giá trị SPDD (CP NVLTT) = Đinh mức CP NVLTT x SL SPDD x Mức độ HT SPDD

= 1.000 x 10.000 x 100%

= 10.000.000

Giá trị SP DD (CP NCTT) = Đinh mức CP NCTT x SL SPDD x Mức độ HT SPDD

= 300 x 10.000 x 20%

= 600.000

Giá trị SP DD (CP SXC) = Đinh mức CP SXC x SL SPDD x Mức độ HT SPDD

= 100 x 10.000 x 20%

= 200.000

Tổng giá trị SPDD cuối kỳ = Giá trị SPDD (CP NVLTT) + Giá trị SPDD (CP NCTT) + Giá trị SPDD (CP SXC)

= 10.000.000 + 600.000 + 200.000

= 10.800.000

Ví dụ 2: Doanh nghiệp AB sản xuất 1SP A qua 2 công đoạn sản xuất

Chi phí định mức cho một sản phẩm ở từng công đoạn như sau :

ĐVT: Đồng

CP sản xuất khác 200.000 300.000

- Tổng chi phí sản xuất thực tế trong kỳ

Công đoạn 1: 20.000.000 đ

Công đoạn 2: 10.000.000 đ

Cộng 30.000.000 đ

Báo cáo kiểm kê và đánh giá mức độ hoàn thành:

Công đoạn 1 có 60 nửa thành phẩm chuyển sang công đoạn 2 và 15 sản phẩm

dở dang cuối kỳ

Công đoạn 2 có 40 thành phẩm và 10 sản phẩm làm dở cuối kỳ

Yêu cầu: a, Tính giá trị SPDD CK biết đầu kỳ không có sản phẩm dở dang?

Trang 8

b, Xác định giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm?

Cách tính:

a, Tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của 15 sản phẩm dở dang giai đoạn1

15 x 700.000 = 10.500.000đ

- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của 10 sản phẩm dở dang giai đoạn2

10 x 1.000.000 = 10.000.000đ

Cộng giai đoạn 1 và giai đoạn 2: 10.500.000 + 10.000.000 = 20.500.000 đồng

b, Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho

30.000.000 – 20.500.000 = 9.500.000đ

- Giá thành đơn vị sản phẩm

9.500.000 / 40 = 237.500 đ/sp

Nhận xét: Đối với việc SXSP có nhiều công đoạn thì:

Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ =

Chi phí sản xuất định mức ở từng công đoạn x

Số lượng sản phẩm dở dang ở công đoạn đó

Việc tính giá trị SP dở dang theo phương pháp định mức không có độ chính xác cao mặc dù tất cả các phương pháp tính giá trị SPDD cuối kỳ đều là ước tính, tuy nhiên việc tính giá trị SPDD chỉ dựa vào chi phí định mức mà không căn cứ vào CP thực tế phát sinh trong kỳ kế toán thì độ chính xác không cao và doanh nghiệp chỉ nên áp dụng phương pháp này nếu như doanh nghiệp xây dựng hoặc xác định được các định mức CP áp dụng trên 1 đơn vị SP phải sát với thực tế

và tương đối hợp lý thì doanh nghiệp mới nên áp dụng.

3.2 Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang/ sản phẩm dở dang cuối

kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Nội dung phương pháp: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chỉ

bao gồm chi phí nguyên vật liệu (vật liệu) chính trực tiếp, còn các chi phí nhân công, chi phí khác sẽ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

* Đối tượng áp dụng: Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có quy

trình sản xuất đơn giản, có chi phí nguyên vật liệu (vật liệu) chính trực tiếp

Trang 9

chiếm tỷ lệ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chi phí vật liệu phụ và cá chi phí nhân công chiếm tỷ trọng không đáng kể

* Công thức tính:

Ví dụ: Tại 1 DN A trong tháng sản xuất và hoàn thành 100 SP và có 25 SP dở dang NVL bỏ vào ngay 1 lần từ đầu của quá trình SXSP

ĐVT: Triệu VNĐ

Cách tính:

= [(30+150)/(100+25)] x 25 = 36

Nhận xét: Khi DN đã lựa chọn phương pháp đánh giá SPDD nào thì DN phải

sử dụng nhất quán phương pháp đó nên giá trị SPDD đầu kỳ mà đã đánh giá vào cuối kỳ kế toán trước cũng phải sử dụng phương pháp đánh giá SPDD cuối

kỳ theo phương pháp CPNVLTT.

- So với phương pháp đánh giá SPDD theo phương pháp định mức thì đánh giá SPDD CK theo CP NVLTT có nhiều tiến bộ hơn do đã quan tâm đến CPSX thực tế phát sinh trong kỳ và cách tính thì khá đơn giản Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế là phương pháp này chỉ quan tâm tới CP NVLTT thôi mà bỏ qua sự phát sinh của các chi phí khác góp phần hình thành nên SPDD này như: CP nhân công, CP SXC, CP NVL phụ,… Do đó DN chỉ nên áp dụng phương pháp này nếu như khoản mục CP NVLTT chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí phát sinh so với các chi phí khác và khối lượng SPDD cuối kỳ không quá nhiều, còn nếu số lượng SPDD cuối kỳ nhiều hoặc CP NVLTT, CP NCTT và CP SXC không có sự chênh lệch quá nhiều thì khi áp dụng phương pháp này thì giá trị SPDD cuối kỳ lại không có độ chính xác cao.

Trang 10

- Theo cách tính của phương pháp này thì sẽ không quan tâm tới mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ vì đối với NVL đã bỏ vào ngay từ đầu của quá trình

SX thì mức độ hoàn thành của NVL trong SPDD đã là 100% rồi và không tính

CP NCTT và CP SXC vào giá trị SPDD cuối kỳ nên cũng không cần quan tâm tới mức độ hoàn thành của SPDD này Vậy thì CP NCTT và CP SXC sẽ được hoạch toán vào giá thành của SP hoàn thành trong kỳ.

3.3 Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ theo khối lượng

SP hoàn thành tương đương

* Nội dung phương pháp: Sản phẩm dở dang trong kỳ phải chịu toàn bộ chi

phí sản xuất theo mức độ hoàn thành Cuối kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang và đánh giá mức độ hoàn thành rồi quy đổi sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương

* Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất

phức tạp, sản phẩm không đều nhau, tỷ lệ dở dang cao Phương pháp này có độ chính xác cao hơn phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Công thức tính:

Giá trị SPDD (CP

trong SPDD CK +

CP NCTT trong

CP SXC trong SPDD CK

Trong đó:

Số lượng SP HTTT = Số lượng SPDD CK x Mức độ hoàn thành của SPDD

Ví dụ: Tại DN AB sản xuất SP A, trong tháng sản xuất hoàn thành 100 SP và

25 SP dở dang với mức độ hoàn thành 40% NVL chính bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quá trình SX SP Tính giá trị SPDD cuối kỳ của SP A?

Trang 11

ĐVT: Triệu VNĐ

kỳ

Giá trị SPDD CK

Cách tính:

Số lượng SP HTTT = Số lượng SPDD CK x Mức độ hoàn thành của SPDD = 25 x 40% = 10 SP

= [(30+300)/(100+25)] x 25 = 66

= [(10+120)/(100+10)] x 10 = 11,818

= [(40+250)/(100+10)] x 10 = 26,364

= [(15+200)/(100+10)] x 10 = 19,545

Giá trị SPDD CK = CP NVL chính TT + CP NVL phụ TT +CP NCTT + CP SXC

= 66 + 11,818 + 26,364 + 19,545 = 123,727

Nhận xét: Phương pháp này vẫn còn một số nhược điểm như: Kế toán phải

tính toán với khối lượng nhiều và phức tạp hơn dẫn tới mất nhiều thời gian và công sức của kế toán Ngoài ra, còn bắt buộc đánh giá được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang nhưng nếu đối với các DN có quy trình sản xuất phức tạp theo nhiều dây chuyền sẽ gặp khó khăn trong việc xác định mức độ dở dang của sản phẩm

- Nếu trong quá trình SX của DN có phát sinh SP hỏng mà không sửa chữa được thì cũng xác định, đánh giá giá trị cho các SP này tự như đánh giá giá trị

Trang 12

SPDD Thông thường DN sẽ xây dựng định mức về tỉ lệ SP hỏng cho phép nhất định thì giá trị về số lượng SP hỏng trong định mức cho phép sẽ được tính hết vào giá thành SP hoàn thành trong kỳ (Tính giá thành sẽ không trừ giá trị SP hỏng trong định mức) Ngược lại, đối với giá trị của những SP hỏng vượt định mức sẽ được loại trừ khi xác định giá thành SP hoàn thành trong kỳ (Tính giá thành = CPDD ĐK + CP SX PS trong kỳ - CP SXDD CK – giá trị SP hỏng ngoài định mức)

- Đối với các DN SX theo đơn đặt hàng (có thể sx đơn chiếc hoặc hàng loạt), đối tượng tính giá thành bây giờ là từng đơn đặt hàng thì cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo mà đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì được coi là SPDD do vậy toàn bộ CP phát sinh mà DN bỏ ra từ khi bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng cho tới khi cuối kỳ kế toán thì được coi là CP SXDD của đơn đặt hàng này mà kế toán không cần sử dụng bất kỳ phương pháp đánh gía SPDD nào trong 3 phương pháp trên và giá thành của đơn đặt hàng đó là tổng hợp tất cả các CP

SX thực tế mà DN bỏ ra kể từ lúc bắt đầu đơn đặt hàng cho đến khi đơn đặt hàng hoàn thành.

3.4 Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành 50%

* Đối tượng áp dụng: Thích hợp trong điều kiện số lượng sản phẩm dở dang

tương đối đồng đều trên các giai đoạn của dây chuyền sản xuất, chi phí chế biến chiếm tỉ trọng thấp Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn và bỏ vào 1 lần

từ đầu quá trình SX

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ gồm 2 bộ phận:

- Chi phí NVL tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ

- Chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ:

Giá trị SP dở dang (CP

SXDD cuối kỳ)

= Giá trị NVLTT nằm trong SPDD

x 50% CP chế biến

4 Phương pháp kế toán đối với CP SXDD cuối kỳ

TK 154 phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối

Trang 13

dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này

* Chi phí sản xuất, kinh doanh gồm những chi phí sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;

- Chi phí nhân công trực tiếp;

- Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp);

- Chi phí sản xuất chung

* Không hạch toán vào tài khoản 154 những chi phí sau:

- Chi phí bán hàng;

- Chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Chi phí tài chính;

- Chi phí khác;

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Chi sự nghiệp, chi dự án;

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản;

- Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác

Bên Nợ TK 154:

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí

sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí

sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ;

- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Bên Có TK 154:

- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động XDCB;

Ngày đăng: 16/11/2024, 15:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w