1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo môn Địa lý Đề tài báo cáo về nền kinh tế tri thức

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo về nền kinh tế tri thức
Tác giả Trần Phạm Hạnh Dung
Người hướng dẫn Lê Thị Phượng
Trường học Trường THPT Chuyên Nguyễn Du
Chuyên ngành Địa Lý
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Buôn Ma Thuột
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 262,22 KB

Nội dung

Thuật ngữ này lần đầu tiên được Peter Drucker đặt ra trong cuốn sách “Thời đại của sự gián đoạn” Drucker, 1969, trong đó ông xác định tầm quan trọng ngày càng tăng của kiến thức trong p

Trang 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU

***

-BÁO CÁO

Môn: ĐỊA LÝ

Đề tài: BÁO CÁO VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

Họ và tên: Trần Phạm Hạnh Dung

Lớp: 11AP

Giảng viên hướng dẫn: cô Lê Thị Phượng

Buôn Ma Thuột, ngày 30 tháng 10 năm 2023

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU 3

I, Giới thiệu khái quát về nền kinh tế tri thức: 3

1, Khái niệm: 3

2, Ý nghĩa: 4

II, Đặc điểm của nền kinh tế tri thức: 4

III, Biểu hiện của nền kinh tế tri thức: 6

IV, Kinh tế tri thức trên thế giới và Việt Nam: 7

1, Kinh tế tri thức trên thế giới: 7

2, Kinh tế tri thức ở Mỹ: 7

3, Kinh tế tri thức ở Việt Nam: 8

MỞ ĐẦU

Kinh tế tri thức là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây Nó đề cập đến một nền kinh tế trong đó việc tiếp thu, sáng tạo và phổ biến kiến thức đã trở thành động lực

Trang 3

chính cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Trong báo cáo này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và những biểu hiện của nền kinh tế tri thức.

Thuật ngữ này lần đầu tiên được Peter Drucker đặt ra trong cuốn sách “Thời đại của sự gián đoạn” (Drucker, 1969),

trong đó ông xác định tầm quan trọng ngày càng tăng của kiến thức trong phát triển kinh tế, trái ngược với các yếu tố sản xuất truyền thống.[ CITATION Pet69 \l 1033 ]

I, Giới thiệu khái quát về nền kinh tế tri thức:

1, Khái niệm:

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và công nghệ hiện đại Cơ

Trang 4

sở của nền kinh tế tri thức là tri thức (thể hiện trong con người và trong công nghệ)

- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nền kinh tế tri thức là "nền kinh tế trong đó việc tạo ra và sử dụng tri thức đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra của cải"

2, Ý nghĩa:

- Sự ra đời và phát triển của nền kinh tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội, được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại Sự xuất hiện ngày càng

Trang 5

nhiều các sáng kiến, phát minh khoa học, đã tạo ra tính linh hoạt, hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất

- Là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cao hơn so với kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp Tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội.[ CITATION Phó20 \l 1033 ]

II, Đặc điểm của nền kinh tế tri thức:

- Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp

• Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức

Trang 6

• Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí

quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển

- Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ, vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới

- Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ bằng cách giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ

• Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người

Trang 7

- Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng.

• Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và

sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển

• Nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển

và sự thịnh vượng của một quốc gia Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức

- Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu

• Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, phân

Trang 8

công lao động mang tính quốc tế và theo đó là hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm

• Trong nền kinh tế tri thức, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia Nền kinh tế tri thức còn được gọi là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức

- Ngoài các đặc điểm trên, nền kinh tế tri thức còn là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị

xã hội, làm xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới, các

Trang 9

làng khoa học, các công viên khoa học, vườn ươm khoa học [ CITATION Phó20 \l 1033 ]

III, Biểu hiện của nền kinh tế tri thức:

1 Tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao

2 Sự phát triển của các ngành công nghệ cao, như công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các ngành công nghiệp sáng tạo

3 Chuyển hướng sang cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ giàu tri thức như tài chính và tư vấn, rời xa các

ngành sản xuất truyền thống

Trang 10

4 Sự phát triển của các trung tâm, cụm nghiên cứu đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kiến thức giữa các doanh nghiệp, học giả và doanh nhân

5 Tạo ra tài sản trí tuệ, chẳng hạn như bằng sáng chế và bản quyền, là tài sản trong nền kinh tế tri thức

IV, Kinh tế tri thức trên thế giới và Việt Nam:

1, Kinh tế tri thức trên thế giới:

- Các yếu tố của nền kinh tế tri thức được đo lường bằng Chỉ số Tri thức Toàn cầu của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, thay thế Chỉ số Kinh tế Tri thức của Ngân hàng Thế giới sau năm 2012 Số liệu này chấm điểm từng quốc gia dựa trên "các yếu tố hỗ trợ" cho nền kinh tế tri thức,

Trang 11

chẳng hạn như trình độ học vấn, đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, đổi mới sáng tạo và công nghệ truyền thông Theo số liệu mới nhất, Thụy Sĩ là nền kinh tế tri thức được xếp hạng hàng đầu với tổng số điểm là 71,5% Hai quốc gia tiếp theo

là Thụy Điển và Hoa Kỳ với số điểm 70,0 mỗi quốc gia

[ CITATION Kno21 \l 1033 ]

2, Kinh tế tri thức ở Mỹ:

- Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ, tại Hoa Kỳ, tổng thị trường sở hữu trí tuệ trị giá 6,6 nghìn tỷ USD và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài sản trí tuệ chiếm hơn 1/3 GDP Quy mô thị trường của các cơ sở giáo dục đại học trong nước chiếm thêm 568 tỷ USD.[ CITATION Ibi23 \l 1033 ]

[ CITATION Glo \l 1033 ]

Trang 12

3, Kinh tế tri thức ở Việt Nam:

- Kinh tế tri thức được đưa vào Văn kiện Đại hội IX của Đảng ở mức

độ "từng bước vận dụng kinh tế tri thức" Quá trình mở cửa và hội nhập chịu tác động ngày càng tăng của kinh tế tri thức (đang vận động trong quỹ đạo chủ nghĩa tư bản), làm bộc lộ cả tiềm năng và hạn chế của nước ta, rõ nhất là ở thực trạng nền kinh tế và thể chế kinh tế chính trị [ CITATION Phó20 \l 1033 ]

Trang 13

[ CITATION Hoà22 \l 1033 ]

Danh mục tham khảo:

[1] P Drucker, The Age of Discontinuity: Guidelines to our Changing Society, New York,

1969

[2] PSG, TS Vũ Văn Phúc, “Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và nền kinh tế tri

thức,” Tạp chí Cộng sản, 2020

[3] Knoema, “Global Knowledge Index,” Knoema, 2021

[4] I W “Colleges and Universities in the US,” Ibis World, 2023

[5] Global Innovation Policy Center, “Why Is IP Important,” Global Innovation Policy

Center

[6] Hoàng Thế Quang, Lê Thị Minh Thu, Phạm Hồng Minh, ThS Nguyễn Thị Phương Dung, “Xu thế phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam thích ứng với Cách mạng Công

Trang 14

nghiệp 4.0,” Tạp chí tài chính, 2022

Ngày đăng: 15/11/2024, 23:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w