TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆBÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG NỀN KINH TẾ TRI THỨC HIỆN NAY TẠI MỘT DOANH NGHIỆP VINFAST Giảng
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
Chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là một lĩnh vực hoạt động nhằm đưa những công nghệ từ nơi có nhu cầu giao công nghệ đến nơi có nhu cầu nhận công nghệ, từ nơi có trình độ công nghệ cao hơn đến nơi có trình độ công nghệ thấp hơn một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của bên tham gia.
Theo UNCTAD (Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển): Chuyển giao công nghệ là chuyển giao kiến thức có hệ thống để sản xuất sản phẩm, áp dụng quá trình hoặc thực hiện dịch vụ.
Theo Luật chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Như vậy chuyển giao công nghệ là một quá trình bao gồm 2 bên: bên giao và bên nhận công nghệ Bên giao công nghệ gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế, khoa học, công nghệ và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân có công nghệ. Bên nhận gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế khoa học, công nghệ và tổ chức khác có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân tiếp nhận công nghệ.
Chuyển giao công nghệ có thể diễn ra:
- Từ một ngành công nghiệp này sang một ngành công nghiệp khác.
- Từ một tổ chức này sang một tổ chức khác ở quy mô quốc tế.
- Giữa 2 nước đang phát triển.
- Giữa 1 nước phát triển và 1 nước đang phát triển
1.1.2 Đối tượng chuyển giao công nghệ
Theo Luật chuyển giao công nghệ 2006 các đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm: a Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây
- Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;
- Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ b Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp
Cần lưu ý rằng: các hoạt động xuất nhập khẩu máy móc thiết bị thuần tuý không được coi là chuyển giao công nghệ.
1.1.3 Phân loại chuyển giao công nghệ
Có nhiều cách phân loại CGCN, sau đây là một số cách phân loại thông dụng: a Căn cứ chủ thể tham gia chuyển giao
- Chuyển giao nội bộ công ty hay tổ chức (giữa cơ quan nghiên cứu và triển khai của công ty với các thành viên của nó ở trong một nước hay ở nhiều nước).
- Chuyển giao trong nước (giữa các công ty, các cơ quan nghiên cứu và triển khai trong nước).
- Chuyển giao với nước ngoài (bên giao và bên nhận thuộc hai quốc gia khác nhau, hoặc qua ranh giới khu chế xuất) b Theo loại hình công nghệ chuyển giao
Chuyển giao công nghệ sản phẩm (gồm công nghệ thiết kế sản phẩm và công nghệ sử dụng, bảo trì sản phẩm):
- Công nghệ thiết kế, chủ yếu là phần mềm thiết kế hàm chứa thông tin thiết kế sản phẩm bao gồm:
+ Thông tin thiết kế cơ sở: Các thông tin cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những yêu cầu có tính chức năng của thiết kế sản phẩm; ý tưởng thiết kế, kỹ thuật bắt chước và những quy trình phân tích cần thiết được hiểu và dự đoán việc vận hành sản phẩm; công cụ thiết kế có trợ giúp của máy tính; và những yêu cầu của khách hàng.
+ Thông tin thiết kế phụ trợ: Các thông tin cần thiết cho việc thiết kế sản phẩm, chẳng hạn như các dữ liệu về kỹ thuật tổ chức Nó bao gồm các thông tin như các bảng biểu số liệu kỹ thuật, các chức năng; các tiêu chuẩn hồ sơ tài liệu, những phương pháp đo lường hiện đại, và các tiêu chuẩn vận hành của quốc tế và quốc gia.
+ Thông tin thiết kế đặc tính: Các thông tin như các bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm; các đặc tính thiết kế và tính toán thiết kế được sử dụng.
- Công nghệ sử dụng sản phẩm bao gồm:
+ Thông tin vận hành sản phẩm: Các thông tin như quy trình vận hành tiêu chuẩn và cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm Nó có thể bao gồm các thông tin cho việc lắp đặt sản phẩm Đôi khi, nó cũng có thể bao gồm các thông tin cho việc đào tạo dựa vào máy tính Công cụ máy tính có thể thường xuyên được làm theo đơn đặt hàng cho phù hợp với những nhu cầu của khách hàng.
+ Thông tin bảo trì sản phẩm: Các thông tin cần thiết để bảo trì, sửa chữa, phục vụ sản phẩm và phần mềm có liên quan Nó có thể bao gồm cả các sách hướng dẫn duy trì (dành cho cả phần cứng và phần mềm), các danh mục kiểm tra sửa chữa và danh mục các linh kiện máy móc.
+ Thông tin tăng cường vận hành sản phẩm: Tri thức luôn mang bản chất khám phá, bao hàm những thông tin cần thiết cho quá trình vận hành tối ưu hoá và nâng cấp về hiệu quả sản phẩm.
Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế tri thức
1.2.1 Khái quát về nền kinh tế tri thức
Sự ra đời và phát triển của nền kinh tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội Nó được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển nhanh, mang tính đột phá của công nghệ thông tin Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sáng kiến, phát minh khoa học, đã tạo ra tính linh hoạt, hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất.
Nền kinh tế tri thức là một mô hình kinh tế tập trung vào sự phát triển và sử dụng tri thức, thông tin, đổi mới và sáng tạo để sản xuất hàng hóa, dịch vụ từ đó tạo ra giá trị kinh tế Mô hình này nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn con người, tri thức được coi là tài nguyên quan trọng nhất, và các công ty, tổ chức, và cá nhân sẽ tập trung vào việc tạo ra, chia sẻ, và sử dụng tri thức để thúc đẩy sự phát triển kinh tế Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cao hơn so với kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp Trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội Nền kinh tế tri thức nổi bật với các đặc điểm sau:
Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức. Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.
Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ Nếu trong nền kinh tế công nghiệp, sức cạnh tranh chủ yếu dựa vào tối ưu hóa và hoàn thiện công nghệ hiện có, thì trong nền kinh tế tri thức lại dựa chủ yếu vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ chất lượng cao Các quyết sách kinh tế được tri thức hóa.
Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ Lao động trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày càng cao Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người Học suốt đời, xã hội học tập là nền tảng của kinh tế tri thức.
Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia Các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.
Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và theo đó là hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm Bởi vậy, nó mang tính toàn cầu hóa Trong nền kinh tế tri thức, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia Nền kinh tế tri thức còn được gọi là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.
Nền kinh tế tri thức có vai trò to lớn giúp tăng cường năng suất, hiệu quả và chất lượng của sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho lao động có kỹ năng cao từ đó nâng cao thu nhập, tiêu dùng và chất lượng cuộc sống của người dân Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp, quốc gia
Các ngành nghề tiêu biểu thuộc nền kinh tế tri thức có thể kể đến là: Các ngành công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ thông tin, ); các ngành dịch vụ chuyên biệt (luật sư, kiểm toán viên, nhà thiết kế, nhà phân tích, ); các ngành giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học và phát triển.
1.2.2 Hoạt động chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế tri thức
Trong thời đại ngày nay, quan hệ kinh tế giữa các nước là vấn đề cần thiết và tất yếu trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh của từng nước nói riêng Một trong vấn đề quan trọng của quan hệ kinh tế giữa các nước ngày nay đặc biệt giữa các nước tiên tiến, các nước đang phát triển với các nước nông nghiệp lạc hậu là vấn đề chuyển giao công nghệ đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức Ở Việt Nam, trong công cuộc đổi mới kinh tế, định hướng đến nền kinh tế tri thức, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Đó là một phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay Để giải quyết nhiệm vụ này không thể thiếu vai trò công nghệ như là một phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành hàng hoá tiêu dùng và các yếu tố sản xuất có giá trị.
Việc chuyển giao công nghệ gắn với phương hướng kinh doanh và được định hướng theo cơ chế thị trường Điều này được thể hiện rõ qua thực tế hầu hết các chương trình chuyển giao công nghệ được thực hiện bởi sức ép của cạnh tranh trên thị trường, thậm chí khi doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản Những doanh nghiệp thực hiện đổi mới và chuyển giao công nghệ để “đón trước” sự phát triển của thị trường đang có xu thế tăng Thành công nhất trong lĩnh vực đổi mới và chuyển giao công nghệ phải kể đến những ngành, những doanh nghiệp phát triển công nghệ cao như: điện tử, tin học, viễn thông, dầu khí, công nghệ vật liệu mới và công nghệ sinh học Ngành dầu khí nhờ năng lực khai thác đã tăng lượng khai thác từ 40.000 tấn năm
Hoạt động chuyển giao công nghệ đã trở thành hoạt động của chính bản thân doanh nghiệp, thuộc quyền chủ động của các doanh nghiệp Kể cả các cơ quan nhà nước lẫn cơ quan quản lý ngành đều đã có những chương trình và đề án đổi mới và chuyển giao công nghệ, song các kế hoạch chuyển giao công nghệ cụ thể lại do các doanh nghiệp tự xây dựng và thực hiện Các doanh nghiệp không chỉ tự đảm bảo vốn (tự tích luỹ hoặc đi vay), tự tạo điều kiện để sử dụng công nghệ mới, tự tổ chức chuyển giao công nghệ mà tự chủ cả trong quá trình tìm tòi, lựa chọn, đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ Một số cơ quan nghiên cứu, tư vấn có tham gia quá trình này cũng với tư cách là một bên chuyển giao công nghệ Như vậy, các doanh nghiệp đã buộc phải tính toán, lựa chọn công nghệ chú ý tới sự hoàn vốn từ quá trình sau này.
Chuyển giao công nghệ đã được thực hiện một cách có trọng điểm, gắn với đầu tư chiều sâu và yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh tế Tuy những lựa chọn trọng điểm để đổi mới công nghệ chưa chính xác, nhưng tại tất cả các doanh nghiệp tiến hành chuyển giao công nghệ đều thực hiện một cách dần dần, từng bước, lần lượt từng dây chuyền, từng sản phẩm hoặc một số giai đoạn trong toàn bộ dây chuyền, sau đó triển khai tiếp. Ở các dự án chuyển giao công nghệ được khảo sát trong thời gian qua, đều có chia thành các giai đoạn nhỏ, mà kết quả của từng giai đoạn là những thiết bị và giai đoạn công nghệ có thể sử dụng ngay vào sản xuất thậm chí có tính khép kín tương đối cao.
Chuyển giao công nghệ thường được thực hiện thông qua kinh tế đối ngoại. Quan hệ này có thể là trực tiếp (mua công nghệ từ nước ngoài, trả bằng ngoại tệ hoặc bằng sản phẩm) hoặc gián tiếp (thông qua liên doanh với các công ty của nước ngoài, chuyển giao công nghệ để gia công hoặc sản xuất sản phẩm xuất khẩu ) Trong quan hệ này, phần chủ động thường thuộc về phía nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước ít thông tin, khả năng lựa chọn rất hạn chế Mặt khác, khi đàm phán và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, các bên Việt Nam thường không khai thác được những lợi thế của mình nên thường chịu thiệt thòi Tuy nhiên trong những năm gần đây các khuyết điểm này đã và đang từng bước được khắc phục.
Trước đây, trong chuyển giao công nghệ thì phần được chuyển giao nhiều lại là yếu tố kỹ thuật (máy móc thiết bị) Hiện nay, những phương pháp công nghệ mới, những bí quyết kỹ thuật, phần kiến thức quản lý, phần đào tạo đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho dự án bắt đầu được chuyển giao mà phần này nằm trong phần mềm của công nghệ được chuyển giao và chiếm một phần kinh phí không nhỏ của công nghệ mua Đây cũng là một trong những thành tựu bước đầu trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI Vinfast TRONG NỀN KINH TẾ
Giới thiệu tổng quan về Vinfast
Vinfast tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh Vinfast, là một đơn vị sản xuất và cung cấp ô tô và các sản phẩm xe máy điện Việt Nam được thành lập vào năm 2017 Vinfast có trụ sở tại thành phố Hải Phòng với Giám đốc điều hành là ông James Benjamin DeLuca và ông Lê Thanh Hải đồng đảm nhiệm Cái tên Vinfast được lấy ý tưởng viết tắt của cụm từ “Việt Nam – Phong cách –
An toàn – Sáng tạo – Tiên phong”, trong đó chữ Ph được biến đổi thành chữ F Tại thời điểm ra đời, Vinfast là một cái tên khởi nghiệp hoàn toàn mới trong lĩnh vực sản xuất ô tô với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vingroup.
Tháng 09/2017, công ty Vinfast tổ chức lễ khởi công xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất xe máy và ô tô Chỉ vỏn vẹn 21 tháng để hoàn thiện thần tốc nhà máy với hệ thống xưởng dập, xưởng hàn thân vỏ ô tô, hệ thống sơn tự động hóa, được đánh giá là hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á Nhà máy có công suất vận hành cung cấp sản lượng 500.000 xe/năm và tốc độ sản xuất đến 38 xe/giờ Đây là bước mở đầu trong chặng đường đưa ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sang trang sử mới Chỉ sau 1 năm khởi công nhà máy sản xuất, Vinfast đã chính thức cho ra mắt 2 mẫu xe là sedan Lux A2.0 và SUV Lux SA2.0, được công bố đầy ấn tượng tại triển lãm Paris Motor Show
2018 Cũng là sự kiện đánh dấu cột mốc lần đầu tiên có một thương hiệu ô tô Việt Nam được xuất hiện tại triển lãm quốc tế. Đầu tháng 09/2020, Vinfast công bố đến người dùng một mẫu xe hạng sang mang tên President với số lượng cung cấp giới hạn chỉ 500 chiếc dành cho thị trường Việt Nam Với động cơ V8 6.2L mạnh mẽ, Vinfast President sở hữu tốc độ tối đa lên đến 300 km/h President là dòng xe ô tô mang biểu tượng cho sự đẳng cấp của chủ sở hữu, cam kết chất lượng sản phẩm cũng như khẳng định rõ năng lực sản xuất ô tô của Việt Nam đối với thế giới Hoạt động đến năm 2021, Vinfast công bố mục tiêu tầm nhìn trong tương lai trở thành hãng cung cấp ô tô điện thông minh quy mô toàn cầu.
Có thể nói đây là dấu mốc đặc biệt quan trọng trong kế hoạch sản xuất ô tô điện cho người Việt và lấn sân sang thị trường Châu Âu.
Năm 2023, Vinfast đánh dấu cột mốc nổi bật nhất của ngành ô tô Việt Nam đó là hãng xe điện Vinfast được niêm yết cổ phần trên sàn chứng khoán Mỹ Hãng trở thành một thương hiệu Việt có tầm vóc toàn cầu và giá trị vốn hóa lớn nhất niêm yết sàn chứng khoán Mỹ tính đến hiện tại Tại thời điểm giao dịch, mã cổ phiếu VFS của Vinfast tăng từ mức 22 USD/cổ phiếu lên mức 23.11 USD/cổ phiếu Đối với toàn thể người dân Việt, trong năm 2023 cũng đón nhận một làn sóng xanh hoàn toàn mới khi Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM được thành lập, cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô, xe máy điện và dịch vụ taxi xanh Vinfast
Vinfast là đơn vị đặt nền móng cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô - xe máy điện tại Việt Nam, đồng thời đang nỗ lực góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng xe điện trên toàn thế giới Đây được coi là nhà máy sản xuất ô tô xe máy hiện đại bậc nhất Việt Nam với các trung tâm đào tạo, nhà xưởng cùng hàng nghìn robot phục vụ việc sản xuất xe Toàn bộ quy trình sản xuất được đặt tại nhà máy Vinfast Hải Phòng, quy mô
335 ha, gồm 5 phân xưởng chính: Phân xưởng ép; Phân xưởng thân xe; Phân xưởng sơn; Phân xưởng sản xuất động cơ; Phân xưởng lắp ráp Trong đó, các cấu phần quan trọng như động cơ và hệ thống kết cấu chính sẽ được mua thiết kế từ những nhà thiết kế hàng đầu châu Âu và Mỹ Riêng kiểu dáng xe được sáng tạo bởi các studio danh tiếng của Italy – nơi sáng tạo nên những thiết kế sang trọng cho Alfa Romeo, Aston Martin, Audi, Bentley, BMW, Cadillac, Ferrari, Jaguar, Lamborghini, Mercedes-Benz, Porsche, Rolls-Royce.
Với những bước tiến thần tốc, Vinfast đã cho ra mắt các dòng sản phẩm ô tô: Vinfast Fadil, Lux A2.0, Lux SA2.0., xe máy điện Vinfast Klara… Nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và được người dân Việt Nam tin tưởng lựa chọn Trong thời gian tới Vinfast sẽ tiếp tục cho ra mắt các dòng sản phẩm ô tô Vinfast tham gia ở đầy đủ các phân khúc xe ô tô tại Việt Nam Ra mắt các dòng xe máy điện từ bình dân, học sinh sinh viên, đến xe máy điện cao cấp đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dân Việt Nam Đi kèm với đó Vinfast cũng xây dựng hệ sinh thái hạ tầng cho xe máy điện với các trạm sạc, đổi pin; hệ thống đại lý 3S ô tô, xe máy tiêu chuẩn với dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng sau bán hàng và phụ tùng chính hiệu Vinfast.
“Sứ mệnh của Vinfast chính là mang đến tầm nhìn về một tương lai bền vững cho con người và hành tinh thông qua việc di chuyển xanh, sạch và an toàn”, theo LêThị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng Giám đốc Vinfast Toàn cầu chia sẻ Thương hiệu cam kết luôn mang đến công nghệ và thiết kế xe mang tính đột phá, mới mẻ, cùng với dịch vụ chăm sóc khách hàng vượt trội Ngoài ra, Vinfast còn thể hiện khao khát vươn tới những thành tựu cao hơn nữa – trở thành một trong những hãng xe điện hàng đầu trên thế giới, đồng thời truyền cảm hứng cho khách hàng cùng bứt phá giới hạn và chung tay kiến tạo một tương lai xanh bền vững cho tất cả mọi người.
Vinfast đã và đang làm theo sứ mệnh của mình Trong 2 năm vừa qua, hãng tạo ra dấu ấn trong trong thị trường xe điện nước nhà và quốc tế khi là hãng xe tiên phong chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam, đón đầu xu thế và nắm bắt cơ hội, mở rộng thị trường sang Mỹ và châu Âu Trong đó phải kể đến 5 mẫu ô tô điện Made in Vietnam được tung ra thị trường và nhận lấy những đón nhận tích cực từ công chúng, thay đổi những góc nhìn của người dân về dòng “xe xanh” Vinfast khẳng định sẽ đầu tư mạnh mẽ vào mảng ô tô điện nhằm tạo sự đột phá trên bản đồ ô tô Việt Nam và toàn cầu.
Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Vinfast trong nền kinh tế tri thức
2.2.1 Thực trạng chuyển giao công nghệ tại Vinfast trong nền kinh tế tri thức
Vinfast, một phần của tập đoàn Vingroup, đã trở thành cái tên nổi bật trên thị trường ô tô toàn cầu với mục tiêu không chỉ sản xuất ô tô chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường quốc tế Trong quá trình phát triển, Vinfast đã chú trọng đến việc chuyển giao công nghệ như một phần không thể thiếu trong chiến lược của mình Điều này không chỉ thể hiện qua việc hợp tác với các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới mà còn qua việc nâng cao năng lực công nghệ nội bộ và tạo dựng hệ sinh thái ô tô thông minh. Đầu tiên là các công nghệ được chuyển giao:
Công nghệ sản xuất ô tô điện: Vinfast đã tập trung mạnh mẽ vào phát triển xe điện, một lĩnh vực yêu cầu sự đổi mới công nghệ liên tục Điều này bao gồm việc áp dụng công nghệ sản xuất pin lithium-ion tiên tiến, hệ thống quản lý pin, và công nghệ động cơ điện hiệu suất cao Sự chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này không chỉ giới hạn ở việc nhập khẩu thiết bị và bí quyết kỹ thuật mà còn bao gồm việc hợp tác phát triển sản phẩm với các đối tác công nghệ hàng đầu.
Công nghệ quản lý sản xuất và tự động hóa: Vinfast đã đầu tư vào công nghệ quản lý sản xuất thông minh và tự động hóa cao trong quy trình sản xuất của mình. Công nghệ MES (Manufacturing Execution System) và các hệ thống robot tự động không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất.
Công nghệ xanh và đổi mới sáng tạo: Một trong những điểm nhấn quan trọng trong chiến lược chuyển giao công nghệ của Vinfast là tập trung vào công nghệ xanh và đổi mới sáng tạo Điều này được thể hiện qua việc phát triển dòng xe điện và áp dụng các giải pháp công nghệ mới như pin lithium-ion, hệ thống
Thứ hai, Vinfast chú trọng hợp tác với các tập đoàn công nghệ hàng đầu:
Vinfast đã thể hiện quyết tâm trong việc chuyển giao công nghệ thông qua việc hợp tác với nhiều đối tác quốc tế có uy tín Các thỏa thuận này không chỉ bao gồm việc mua bản quyền công nghệ mà còn bao gồm sự hợp tác sâu rộng trong nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất Là thương hiệu ô tô Việt với tầm nhìn quốc tế, ngay từ đầu, Vinfast đặt mục tiêu sản xuất số lượng lớn, với công suất dự kiến đạt 250.000 ô tô trong giai đoạn 1 và tiến tới 500.000 ô tô trong giai đoạn tiếp theo, trở thành nhà sản xuất xe hơi hàng đầu Đông Nam Á Danh mục sản phẩm của Công ty cũng vô cùng phong phú, bao gồm xe xăng (dòng Sedan, SUV, hatchback), xe điện cỡ nhỏ, xe buýt điện Đặc biệt, Vinfast đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với nhiều Tập đoàn uy tín trên toàn cầu như BMW, Magna Steyr, AVL, EDAG, Pininfarina, ItalDesign, Bosch, Siemens… và xây dựng được một đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm dày dặn đến từ các Công ty hàng đầu thế giới về sản xuất ô tô. Điển hình như ở Paris, Pháp, ngày 4 tháng 11 năm 2021 Vinfast, nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Việt Nam được thành lập vào năm 2017, thông báo công ty con tại Pháp là Vinfast France đã ký kết thỏa thuận hợp tác (biên bản ghi nhớ) với tập đoàn EDF Với thỏa thuận này, hai tập đoàn đang tiến hành các cuộc thảo luận chung xung quanh các ưu đãi di chuyển bằng điện, bao gồm việc lắp đặt và vận hành cơ sở hạ tầng sạc cho những khách hàng sở hữu xe điện, dù là tư nhân hay chuyên nghiệp, cũng như tại các showroom của Vinfast ở Pháp Thỏa thuận cũng bao gồm các công việc liên quan đến các ưu đãi cụ thể như thẻ sạc chuyển vùng và cung cấp điện cho khách hàng của Vinfast và tập đoàn EDF.
Ngoài ra, Vinfast mở rộng hợp tác với công ty điện tử Nhật Bản trong sản xuất xe điện Vinfast, nhà sản xuất xe điện toàn cầu đầu tiên của Việt Nam và Tập đoàn Điện tử Renesas, nhà cung cấp giải pháp bán dẫn tiên tiến hàng đầu của Nhật Bản, ngày 26/9/2022 công bố đang mở rộng thỏa thuận hợp tác bao gồm phát triển công nghệ ô tô cho xe điện (EV) và giao hàng của các thành phần hệ thống Là một phần của thỏa thuận mới được mở rộng, Renesas sẽ cung cấp nhiều loại sản phẩm hơn cho Vinfast , bao gồm SoC (Hệ thống trên chip), bộ vi điều khiển, chất bán dẫn analog và điện Nó cũng sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ Vinfast phát triển các ứng dụng ô tô và dịch vụ di chuyển trong tương lai.
Thứ ba, về đào tạo đội ngũ kỹ thuật:
Vinfast không chỉ tập trung vào việc mua sắm công nghệ mà còn đặc biệt chú trọng đến việc chuyển giao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động ViệtNam Điều này bao gồm cả việc tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu cho kỹ sư và công nhân tại Việt Nam cũng như việc cử họ đi đào tạo tại nước ngoài Mục tiêu là xây dựng một đội ngũ chuyên gia địa phương có khả năng tự chủ về mặt công nghệ
Trước sự phát triển không ngừng của tiến bộ Khoa học Công nghệ, trong thời kỳ hội nhập và cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, Cơ điện tử là một lĩnh vực không thể thiếu, đặc biệt trong các công ty sản xuất công nghiệp muốn chuyển mình thành các nhà máy sản xuất thông minh…đều cần có sự có mặt của ngành kỹ thuật này. Để đáp ứng được việc triển khai, ứng dụng, hay cải tiến trong các nhà máy sản xuất thông minh, rất cần nguồn lực lao động, đặc biệt là lực lượng kỹ thuật viên Cơ điện tử có trình độ chuyên môn chất lượng cao Đội ngũ kỹ thuật viên này phải được trang bị các kiến thức nền tảng vững chắc, nắm bắt được các công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay, và phải có tư duy sáng tạo, tư duy cải tiến liên tục để mọi thứ trở nên tinh gọn và hiệu quả hơn Trung tâm Đào tạo Vinfast trực thuộc công ty Sản xuất và Kinh doanh Vinfast đã chính thức khai trương và khai giảng khóa đào tạo đầu tiên cho ngành Cơ điện tử vào ngày 10/9/2018 Chương trình đào tạo được thực hiện trong 28 tháng theo mô hình đào tạo song hành của Đức với tỷ lệ lý thuyết là 40% và thực hành là 60%. Đối với chương trình đào tạo Kỹ thuật viên Cơ điện tử, toàn bộ các học viên được đào tạo và phát triển các năng lực như: Lập kế hoạch và kiểm soát chất lượng công việc; tương tác (phân tích, thiết kế, lắp đặt, thiết lập chương trình, vận hành, bảo trì,…) với các thành phần phục vụ quá trình sản xuất (hệ thống cơ khí, điện, điện tử, khí nén, thủy lực, cảm biến, PLC, Robot, HMI, RFID, Network,…) được hình thành và phát triển theo thời gian đào tạo 28 tháng với sự kiểm định chất lượng đào tạo độc lập bởi Phòng thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam (AHK) thông qua hai kỳ thi giữa khóa và cuối khóa.
Thứ tư, về phát triển năng lực nội bộ:
Bên cạnh việc hợp tác với các đối tác quốc tế, Vinfast cũng đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển năng lực nội bộ Từ việc xây dựng các trung tâm R&D tại Việt Nam đến việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến như robot tự động và hệ thống quản lý sản xuất thông minh (MES), Vinfast đang nỗ lực để trở thành một tập đoàn ô tô có khả năng tự chủ về công nghệ Trong báo cáo của Altera, có thể thấy con số phần trăm tự làm của Vinfast ngang với Daimler (Công ty sản xuất Mercedes - Benz), vượt cả Mazda, Suzuki, Ford hay Land Rover Tính tổng các cấu phần mua ngoài, năng lực của Vinfast tương đương với Toyota, BMW.
Tại khu Tổ hợp sản xuất của mình, hãng sản xuất xe hơi thuộc sở hữu của Tập đoàn Vingroup dành ra 50.000 m2 cho xưởng dập, 100.000 m2 cho xưởng hàn thân xe,
25.000 m2 cho xưởng sơn, 50.000 m2 cho xưởng sản xuất động cơ, 200.000 m2 cho xưởng lắp ráp hoàn thiện, 20.000 m2 cho xưởng phụ trợ Đặc biệt là khu công nghiệp phụ trợ chiếm 30% diện tích Tổ hợp, sẵn sàng chào đón các nhà cung cấp trong và ngoài nước điền tên mình vào chuỗi sản xuất mà Vinfast là người chủ động tạo ra.
Quy mô và mức độ đầu tư lớn ấy chính là lý do để công ty tư vấn độc lập Altera Solutions đánh giá các khâu dập các tấm thân xe, hàn thân xe và sơn của Vinfast có năng lực tự làm tương đương như các nhà sản xuất BMW, Daimler, Land Rover, Jaguar, Toyota, Ford, General Motors Đặc biệt, Altera cho biết hãng xe Việt Nam có khả năng tự sản xuất các công đoạn quan trọng của động cơ như gia công và nhiệt luyện trục khuỷu, gia công xi-lanh, gia công thân máy và lắp ráp động cơ Đây là những công đoạn quan trọng trong việc sản xuất xe hơi, minh chứng cho kỹ thuật và công nghệ sản xuất của Vinfast không hề kém các hãng xe giàu kinh nghiệm hàng đầu thế giới.
Thứ năm, về chuyển giao yếu tố kỹ thuật (máy móc thiết bị):
Hệ thống thu thập và quản lý dữ liệu, hệ thống hoạch định doanh nghiệp, hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm, hệ thống điều hành sản xuất - nền tảng quan trọng cho việc ứng dụng công nghệ 4.0 tại nhà máy Vinfast do 2 hãng hàng đầu thế giới là Siemens và SAP cung cấp Vinfast ứng dụng công nghệ 4.0 tại các nhà máy, giúp cho các thiết bị và một phần/toàn thể dây chuyền ở một nhà máy được kết nối với nhau thông qua các cảm biến được kết nối qua mạng và/hoặc điện toán đám mây Trong đó, phần quan trọng nhất là máy móc, thiết bị sản xuất và hàng hóa được sản xuất trong nhà máy và những công nhân, kỹ thuật viên, quản lý được kết nối và liên tục tương tác để tự kiểm tra, tự điều chỉnh, từ đó liên tục nâng cao hiệu quả, tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất
Ngoài ra, việc chẩn đoán thông minh tại nhà máy Dập hoạt động giống như hộp đen trên máy bay: Dữ liệu cụ thể được tự động lưu trữ liên tục Trong trường hợp có sự cố hoặc hỏng hóc, có thể thực hiện phân tích hồi cứu để xác định nguyên nhân, ví dụ: lỗi phần mềm hoặc các bộ phận của máy móc hay dây chuyền Xưởng động cơ sử dụng công nghệ cơ khí chính xác mới nhất để gia công các đầu Động cơ, thân Động cơ và Trục khuỷu của động cơ Ngoài ra, xưởng còn có dây chuyền kiểm tra chất lượng động cơ (Kiểm tra nóng và kiểm tra nguội) đảm bảo 100% sản phẩm được kiểm soát chất lượng từ đầu nguồn Các máy gia công được trang bị công nghệ 4.0 với nhiều tính năng như: điều khiển thời gian thực trạng thái máy qua điện thoại thông minh, điều khiển từ xa ban đêm hoặc cuối tuần, phân tích lỗi máy thời gian thực…
Hình 2.1 Robot làm việc tại xưởng động cơ
Hình 2.2 Quy trình lắp ráp động cơ hoàn toàn tự động
Hình 2.3 Cận cảnh robot làm chi tiết
Hình 2.4 Những robot tại xưởng
2.2.2 Thành tựu đạt được khi ứng dụng công nghệ chuyển giao tại Vinfast trong nền kinh tế tri thức
Trước khi Vinfast thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ:
Giới hạn phạm vi và thời gian hoạt động: Mặc dù đã có sự tiến bộ trong công nghệ pin, xe điện vẫn có hạn chế về khoảng cách di chuyển, quãng đường đi ngắn và thời gian sạc pin lâu Điều này có thể gây phiền hà cho người dùng trong các hành trình dài hoặc khi không có điểm sạc gần đó Ví dụ mẫu xe VF e34 có quãng đường di chuyển tối đa 285km, sạc pin từ 0% đến 100% mất khoảng 15 tiếng.
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI Vinfast
Về mở rộng vốn đầu tư
Tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế: Vinfast cần chủ động tìm kiếm và hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế uy tín như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, v.v để tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi cho hoạt động chuyển giao công nghệ Việc hợp tác với các tổ chức này không chỉ giúp Vinfast có thêm nguồn vốn mà còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Tham gia vào các chương trình hỗ trợ của chính phủ: Mặc dù không nhận được vốn đầu tư trực tiếp từ nhà nước, Vinfast vẫn có thể tham gia vào các chương trình hỗ trợ của chính phủ dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao Ví dụ, chương trình "Hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ" của Bộ Công Thương có thể hỗ trợ Vinfast về tài chính, đào tạo nhân lực, tư vấn chuyển giao công nghệ, v.v.
Tăng cường hoạt động kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư tư nhân: Vinfast cần tổ chức các hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư để giới thiệu tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ Vinfast cần xây dựng chiến lược thu hút đầu tư hiệu quả, tập trung vào các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị tốt.
Ngoài ra, nhà nước cũng cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực công nghiệp nhằm tăng cường đầu tư, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý giúp tạo môi trường đầu tư minh bạch, công bằng và an toàn cho các nhà đầu tư, khuyến khích họ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý hoàn thiện giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, bao gồm rủi ro về pháp lý, rủi ro về chính sách và rủi ro về thị trường Hơn nữa, điều này cũng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Từ đó, doanh nghiệp trong nước có thể hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn vốn đầu tư lớn.
Về chi phí đầu tư cho chuyển giao công nghệ
Lựa chọn các công nghệ phù hợp: Vinfast cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như nhu cầu thị trường, năng lực tài chính, trình độ nhân lực khi lựa chọn công nghệ để chuyển giao Doanh nghiệp nên ưu tiên các công nghệ phù hợp với thị trường Việt Nam, có tiềm năng phát triển lâu dài và không quá tốn kém chi phí đầu tư.
Tìm kiếm các đối tác chuyển giao công nghệ uy tín: Vinfast cần lựa chọn các đối tác uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ để đảm bảo chất lượng công nghệ và hiệu quả của quá trình chuyển giao Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tổ chức tư vấn để đánh giá năng lực và uy tín của các đối tác tiềm năng.
Thực hiện đàm phán hợp đồng chuyển giao công nghệ một cách cẩn thận:
Vinfast cần xây dựng đội ngũ đàm phán chuyên nghiệp, có hiểu biết về luật pháp và công nghệ để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp trong hợp đồng chuyển giao công nghệ Hợp đồng cần quy định rõ ràng các điều khoản về phạm vi chuyển giao, quyền sở hữu trí tuệ, giá cả, bảo hành, v.v. Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu chi phí vận hành và bảo trì công nghệ:
Vinfast cần đầu tư vào các thiết bị hiện đại, tự động hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chi phí vận hành Doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống quản lý bảo trì hiệu quả để đảm bảo công nghệ hoạt động ổn định và bền bỉ.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ DN trong nước trong việc mua lại và sáp nhập các đối tác nước ngoài để nhanh chóng tiếp cận công nghệ và mạng lưới sản xuất tiên tiến toàn cầu Việc chuyển giao công nghệ thông qua mua bán và sáp nhập thường diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các phương thức truyền thống như hợp tác kỹ thuật hay cấp phép Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí đào tạo nhân lực, chi phí xây dựng dây chuyền sản xuất mới.
Tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô - xe máy tại Vinfast
Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nội địa: Vinfast cần chủ động tìm kiếm và hợp tác với các doanh nghiệp nội địa có năng lực sản xuất linh kiện để phát triển chuỗi cung ứng trong nước Doanh nghiệp có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa về vốn, công nghệ, đào tạo nhân lực để nâng cao năng lực sản xuất. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ sản xuất linh kiện trong nước: Vinfast cần tập trung nghiên cứu và phát triển các công nghệ sản xuất linh kiện chủ chốt, đặc biệt là các linh kiện có giá trị cao và hàm lượng công nghệ cao Doanh nghiệp có thể hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học để phát triển các giải pháp công nghệ phù hợp. Áp dụng các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng của Vinfast: Vinfast có thể áp dụng các chính sách ưu đãi như hỗ trợ tài chính, ưu tiên mua hàng, chia sẻ công nghệ cho các doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Giải pháp cho lực lượng lao động của Vinfast
Vinfast cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu phát triển, cải tiến kỹ thuật trong quá trình sử dụng công nghệ và đẩy mạnh hoạt động R&D thông qua các trung tâm kỹ thuật công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có tiềm năng phát triển công nghiệp, có đội ngũ chuyên gia có nghiệp vụ công nghệ, đặc biệt là hệ thống máy móc sử dụng chung.
Cùng với đó, Vinfast có thể phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu và đội ngũ các nhà khoa học tổ chức khảo sát thực tế, học hỏi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời, xây dựng năng lực cho doanh nghiệp bảo đảm đủ năng lực tiếp nhận và hấp thụ hiệu quả công nghệ chuyển giao từ các đối tác nước ngoài.