1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận CTHSS - Chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa Bản chất, đặc điểm, giá trị và hạn chế. Những điều chỉnh của chế độ tư bản chủ nghĩa hiện đại và xu hướng vận động của chế độ tư bản chủ nghĩa

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chế Độ Chính Trị Tư Bản Chủ Nghĩa Bản Chất, Đặc Điểm, Giá Trị Và Hạn Chế. Những Điều Chỉnh Của Chế Độ Tư Bản Chủ Nghĩa Hiện Đại Và Xu Hướng Vận Động Của Chế Độ Tư Bản Chủ Nghĩa
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 33,91 KB

Nội dung

Cơ sở kinh tế - xã hội: nền kinh thế xã hội chủ nghĩa được xác lập trên cơ sở quan hệ sản xuất xã hội xã hội chủ nghĩa nền tảng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới 2 hình thức to

Trang 1

Câu 1: Chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa: Đặc điểm, các giá trị, những vấn đề đặt ra và xu hướng vận động.

Cơ sở kinh tế - xã hội: nền kinh thế xã hội chủ nghĩa được xác lập trên

cơ sở quan hệ sản xuất xã hội xã hội chủ nghĩa nền tảng là chế độ công hữu

về tư liệu sản xuất dưới 2 hình thức toàn dân và tập thể Nhân dân là chủ thể

tư liệu sản xuất

Chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – lenin Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, dựa trên nền tảng liên minh Công – Nông – Trí thức

Đặc điểm của chế độ chính trị Xã hội chủ nghĩa:

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng nền chính trị Xã hội chủ nghĩa các Đảng cộng sản thực hiện những nguyên tắc cơ bản :

+ Thực hiện quyền làm chủ nhân dân lao động, từng bước xóa bỏ nạn

áp bức, bóc lột

+ Xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa

+ Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội

+ Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức xây dựng Chủ nghĩa xã hội

+ Xây dựng và củng cố khối liên minh Công – Nông – Trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác làm cơ sở chính trị của hệ thống chính trị xã hội

+ Hệ thống chính trị được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa

+ Xác lập và củng cố chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, làm nền tảng cho chính trị xã hội

Trang 2

+ Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tôn trọng chủ quyền các quốc gia, bảo vệ hòa bình thế giới, giải quyết mọi bất đồng quốc tế bằng phương pháp hòa bình

Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Nó có sự khác nhau về chất và nguyên tắc xây dựng so với Chủ nghĩa tư bản Dựa vào cơ sở lý luận khoa học của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể nêu ra những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội như sau:

Thứ nhất, cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội là nền sản

xuất công nghiệp hiện đại

Chỉ có nền sản xuất công nghiệp hiện đại mới đưa năng suất lao động lên cao, tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu về vật chất và văn hóa của nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân Nền công nghiệp hiện đại đó được phát triển dựa trên lực lượng sản xuất đã phát triển cao Ở những nước thực hiện sự quá

độ “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó có Việt Nam thì đương nhiên phải có quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội

Thứ hai, Chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa,

thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu

Thủ tiêu chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của công cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp công nhân Tuy nhiên, không phải xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu

tư bản chủ nghĩa

Chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân

và sở hữu tập thể Chế độ sở hữu này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm

Trang 3

thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm cho mọi thành viên trong xã hội ngày càng gắn bó với nhau vì những lợi ích căn bản

Thứ ba, Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao

động mới

Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quá trình hoạt động tự giác của đại đa số nhân dân lao động, vì lợi ích của đa số nhân dân Chính bản chất và mục đích đó, cần phải tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động, đồng thời khắc phục những tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ

Thứ tư, Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động

– nguyên tắc phân phối cơ bản nhất

Chủ nghĩa xã hội bảo đảm cho mọi người có quyển bình đẳng trong lao động sáng tạo và hưởng thụ Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thù lao theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” Đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội ở giai đoạn này

Thứ năm, Chủ nghĩa xã hội có Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước

kiểu mới, nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi

và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân

Nhà nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo Thông qua nhà nước, Đảng lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt của xã hội Nhân dân lao động tham gia nhiều vào công việc nhà nước Đây là một “nhà nước nửa nhà nước”, với tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân chủ, làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn

Trang 4

Thứ sáu, chủ nghĩa xã hội đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức

bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện

cơ bản để con người phát triển toàn diện

Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức về kinh tế và nô dịch về tinh thần, bảo đảm sự phát triển toàn diện cá nhân, hình thành và phát triển lối sống xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người phát huy tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Nhờ xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa mà xóa bỏ sự đối kháng giai cấp, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, tình trạng nô dịch và áp bức dân tộc, thực hiện được sự công bằng, bình đẳng xã hội

Những đặc trưng trên phản ánh bản chất của chủ nghĩa xã hội, nói lên tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Và do đó, chủ nghĩa xã hội là một xã hội tốt đẹp, lý tưởng, ước mơ của toàn thể nhân loại Những đặc trưng đó có mối quan hệ mật thiết với nhau Do đó, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải quan tâm đầy đủ tất cả các đặc trưng này

- Các giá trị của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa:

+ Chủ nghĩa xã hội tạo thế cân bằng sức mạnh quân sự đối với chủ nghĩa đế quốc, ngăn chặn chiến tranh thế giới, góp phần quan trọng trong công cuộc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới

+ Chủ nghĩa xã hội đã là đồng minh chiến lược, chỗ dựa vững chắc của phong trào giải phóng dân tộc – làm biến đổi cục diện chính trị thế kỉ XX Chủ nghĩa xã hội là niềm cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới là tấm gương và niềm vui ở tương lai tươi sáng cho loài người

+ Chủ nghĩa xã hội là niềm cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới, là tấm gương và niềm tin ở tương lai tươi sáng cho loài người

+ Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, phát huy tinh thần sáng tạo trong xây dựng xã hội

Trang 5

mới với những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng rộng rãi vào đời sống xã hội Các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng rộng rãi vào đời sống chính trị, trực tiếp quản lý nhà nước và xã hội

+ Chủ nghĩa xã hội tác động tích cực đến cuộc đấu tranh của nhân dân trong lòng các nước tủ bản chủ nghĩa, nhờ đó đạt được những giá trị dân chủ

và tiến bộ xã hội

Những vấn đề đặt ra hiện nay:

- Về kinh tế, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hình thức

sở hữu – toàn dân và tập thể, chưa tìm được những hình thức đa dạng để tạo nên sự gắn bó mật thiết sở hữu xã hội với hình thức sở hữu cá nhân của người lao động

- Về chính trị, nhận thức về chủ nghĩa xã hội chưa đầy đủ, tổ chức

và hoạt động của hệ thống chính trị cồng kềnh, kém hiệu quả; chậm đổi mới dẫn đến tồn đọng nhiều mâu thuẫn, thiếu cơ sở pháp lý cần thiết để giải quyết những hiện tượng vi phạm dân chủ, quan liêu, tham nhũng

- Về nhân tố con người, quyền làm chủ của nhân dân thiếu những đảm bảo vững chắc về cơ sở kinh tế, lại bị hạn chế bởi cơ chế quản lý kinh tế

và xã hội của nhà nước quan liêu

- Xu hướng vận động :

Trong giai đoạn hiện nay , chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tự bản cùng tồn tại , vừa hợp tác vừa đấu tranh Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội , do vậy xuyên suốt thời kỳ quá độ là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Nhưng thời đại ngày nay đã có nhiều thay đổi , thế giới đã đi vào toàn cầu hoá , trở thành một thị trường thống nhất , vì vậy chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản cùng tồn tại trong hoà bình , cùng hợp tác để phát triển , hai bên cùng có lợi , không

Trang 6

còn ở thế đối đầu , đối kháng quyết liệt như trước Sự hợp tác đó diễn ra trên mọi lĩnh vực , ở cấp song phương , đa phương cũng như trên phạm vi toàn cầu Các nước xã hội chủ nghĩa và các nước từ bản chủ nghĩa phát hiện những cái hay cũng như cái cá hay của nhau , hiểu nhau hơn , học tập , tham khảo lẫn nhớ những phương thức sản xuất , kinh doanh , quản lý tiên tiến vừa hợp tác vừa đấu tranh , đấu tranh giữa “diễn biến hòa bình”

Chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa vẫn là chế độ chính trị tốt đẹp nhất trong lịch sử loài người , có khả năng khơi dậy tính chủ động sáng tạo của đa

số người vì những lợi ích chung của toàn xã hội Đó là chế độ chính trị của số động và vì lợi ích của đại đa số nhân dân Những thành quả quan trọng đã đạt được của các nước xã hội chủ nghĩa trong những năm qua ( Công cuộc cải cách , mở cửa của Trung Quốc , đổi mới ở Việt Nam ) là một thực tế lịch Tử chứng minh cho sức sống và khả năng tự đổi mới để phát triển chủ nghĩa xã hội vũ , động viên rất lớn cho các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế , củng

cố niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa , đóng góp tích cực vào lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội

Triển vọng tương lai của chủ nghĩa xã hội phụ thuộc vào nhiều nhân

tố , song thành công của Công cuộc đối mới , cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa , sự đổi mới Phong trào cộng sản và Công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa và sự phát triển gắn bó giữa các Đảng Cộng sản có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội

- Hòa bình, cùng hợp tác để phát triển, cùng có lợi

Trang 7

Câu 5: so sánh đặc điểm của chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa với chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Cơ sở kinh tế :

+ Giống nhau : nền kinh tế công nghiệp hiện đại phát triển

+Khác nhau :

Kinh tế được xác lập

trên cơ sở quan hệ sản xuất tư

hữu về tư liệu sản xuất Tư

liệu sản xuất tập trung trong

tay các nhà tư sản

Nền kinh tế xã hội được xác lập trên

cơ sở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nền tảng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới 2 hình thức toàn dân và tập thể Nhân dân là chủ thể tư liệu sản xuất

- Bản chất chính trị :

Giống nhau : cả 2 chế độ chính trị đều mang bản chất của giai cấp cầm quyền trên phương diện là một phạm trù chính trị, cả tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đều đề cao nguyên lý “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Khác nhau : Bản chất giai cấp của hai kiểu nhà nước lại khác nhau

- Chính trị mang bản chất của

giai cấp tư sản

- Cơ sở tư tưởng của chính trị

tư bản chủ nghĩa là chủ nghĩa cá

nhân và tự do tư sản, đa đảng

- Chế độ chính trị tư bản chủ

nghĩa là tập hợp tất cả các phương

pháp và thủ đoạn mà giai cấp tư sản

- Chính trị mang bản chất của giai cấp công nhân

- Chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa được xd trên cs lý luận là Chủ nghĩa Mác – Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

- Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhà

Trang 8

dùng để thực hiện nền chuyên chính

tư sản

nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân phấn đấu cho lợi ích của nhân dân

- Đặc điểm chế độ chính trị :

Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đều phải thực hành dân chủ thông qua hình thức nhà nước pháp quyền Tuy nhiên vai trò, cơ cấu và mối quan hệ giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở hai kiểu nhà nước khác nhau

Tư bản chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa

- Bảo vệ chế độ tư hữu tư

nhân về tư liệu sản xuất

- Bảo đảm quyền tự do

các nhân, quyền công dân và

quyền con người

- Thể hiện chủ quyền nhân

dân bằng quyền phổ thông đấu

phiếu, giao quyền có thời hạn và

thiết lập các thiết chế dân chủ

+Tổ chức nhà nước theo

nguyên tắc tam quyền phân lập

+Pháp chế hóa đời sống

xã hội và nhà nước

+Thực hiện đa đảng, đa

nguyên chính trị

+Chống chủ nghĩa xã hội

- Thực hiện quyền làm chủ nhân dân lao động, từng bước xóa bỏ nạn áp bức, bóc lột

- Xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội

- Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức xây dựng chủ nghĩa xã hội

+Xây dựng và củng cố khối liên minh Công – Nông – Trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác làm cơ

sở chính trị của hệ thống chính trị xã hội

+Hệ thống chính trị được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nhà

Trang 9

nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa

+Xác lập và củng cố chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, làm nền tảng cho chính trị xã hội

+Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, tôn trọng chủ quyền các quốc gia, bảo vệ hòa bình thế giới, giải quyết mọi bất đồng quốc tế bằng phương pháp hòa bình

-Xu hướng vận động : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa biểu hiện

ra những quan hệ giữa các tổ chức và quan hệ xã hội mang những tính chất khác nhau

Tư bản chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa

- Chủ nghĩa tư bản

hiện đại tiếp tục phát triển

để thích ứng trong khuôn

khổ của chủ nghĩa tư bản

-Tiếp tục điều chỉnh

cho phù hợp với xu hướng

vận động của thế giới

- Điều chỉnh chỉ đến

một giới hạn nhất định, các

tiềm năng thích nghi của

chủ nghĩa tư bản không còn

nhiều nữa

- Trong giai đoạn hiện nay chủ nghĩa

xã hội và chủ nghĩa tư bản cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, do vậy xuyên suốt thời kỳ quá

độ là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản

- Hòa bình, cùng hợp tác để phát triển, cùng có lợi

Trang 10

- Chủ nghĩa tư bản

sáng tạo ra những tiền đề

vật chất và những yếu tố xã

hội chủ nghĩa cho một sự

quá độ từ chủ nghĩa tư bản

lên xã hội chủ nghĩa

Giải pháp vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa chế

độ chính trị tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

- Vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa chế độ chính trị

tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải trên cơ sở nhận thức đúng và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ chính trị

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất biện chứng với lý luận về chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin

Theo tinh thần khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, việc nhận thức các tư tưởng, quan điểm về chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa và xây dựng chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa phải trong tổng thể, trong hoàn cảnh cụ thể, trong quá trình phát triển biện chứng và khi vận dụng nhất thiết phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử

Giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ được tạo nên bởi sự đúng đắn, sâu sắc từ nội dung các quan điểm,

tư tưởng mà quan trọng hơn là giá trị về phương pháp luận toát lên từ những

tư tưởng và quan điểm đó

Ngày đăng: 15/11/2024, 13:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w