1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo Án dạy học khoa học tự nhiên 9 bài 17 (kntt) một số dạng năng lượng tái tạo

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số dạng năng lượng tái tạo
Tác giả Vũ Xuân Hưng
Người hướng dẫn Ts. Lê Chí Nguyện
Trường học Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học tự nhiên 9
Thể loại Giáo án dạy học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 426,15 KB

Nội dung

Kiến thức 1 Nhận biết được các nguồn năng lượng trong tự nhiên và phân loại thành 2 nhóm: Nguồn năng lượng tái tạo được năng lượng mặt trời, gió, nước,…, năng lượng không tái tạo được 2

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI CUỐI HỌC KỲ HỌC PHẦN NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

GIÁO ÁN DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 BÀI 17 (KNTT) MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Giảng viên : TS Lê Chí Nguyện

Họ tên sinh viên : Vũ Xuân Hưng MSSV : 22010029 Ngành học : Sư phạm KHTN Lớp : TMT 5070 Năm học : 2023 – 2024

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Giáo dục đã đưa môn học Năng lượng và sự biến đổi vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – TS Lê Chí Nguyện đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này trên con đường trở thành những nhà giáo tương lai

Đây là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp

đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên sư phạm và nâng cao khả năng ứng xử, tìm hiểu cho sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế

và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài giáo án khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác Kính mong cô xem xét và góp ý để bài giáo án của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Trường đại học Giáo dục Họ và tên người dạy:

Ngành học: Sư phạm KHTN Vũ Xuân Hưng

BÀI HỌC MỘT SỐ DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Môn học: Khoa học tự nhiên 9 (sách KNTT)

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ đạt được:

1 Kiến thức

(1) Nhận biết được các nguồn năng lượng trong tự nhiên và phân loại thành 2 nhóm: Nguồn năng lượng tái tạo được (năng lượng mặt trời, gió, nước,…), năng lượng không tái tạo được

(2) Phân tích được ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo

(3) Vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề liên quan đến năng lượng sử dụng trong cuộc sống

2 Năng lực

2.1 Năng lực chung

a) Năng lực tự chủ và tự học:

(4) Biết cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và xử lí các thông tin thu nhận được (phân tích, tổng hợp, vẽ biểu đồ ) từ đó rút ra những nhận xét về vấn đề cần tìm hiểu

về năng lượng

b) Năng lực giao tiếp và hợp tác:

(5) Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự

(6) Hỗ trợ các thành viên trong nhóm lập kế hoạch

Trang 4

(7) Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống

(8) Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ

c) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

(9) Giải quyết tình huống trong bài tập, trò chơi

(10) Phát triển các ý tưởng cá nhân về năng lượng - nhiên liệu theo sơ đồ tư duy

(11) Đưa ra những ý kiến/cách thực hiện có tính sáng tạo, mới mẻ

2.2 Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận biết KHTN:

(12) Kể tên và nhận biết được một số dạng năng lượng quen thuộc và một số nguồn năng lượng quan trọng (năng lượng không tái tạo, các năng lượng tái tạo )

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên:

lượng thông dụng là có hạn

- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:

(14) Phân biệt được hành vi nên làm, không nên làm trong việc sử dụng năng lượng trong gia đình và cuộc sống

3 Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

(15) Có ý thức trong việc khai thác và sử dụng năng lượng an toàn, hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt đến môi trường

(16) Chăm chỉ: luôn cố gắng thực hiện nhiệm vụ học tập

(17) Trung thực: khách quan, công bằng

(18) Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến của người khác trong nhóm học

Trang 5

II NỘI DUNG DẠY HỌC:

thuật dạy học

Phương án đánh giá

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động khởi

động

Tạo sự hứng khởi cho toàn thể học sinh trước khi vào bài học mới

Tham gia chơi trò chơi “Ô chữ”

Phương pháp dạy học cá nhân

Đánh giá sự tham gia hoạt động của các thành viên trong lớp

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HĐ1: Nhận biết

các dạng năng

lượng trên Trái

Đất

(1) (4) (9) (16) (17) (18)

Nhận biết được các nguồn năng lượng trong tự nhiên

Phương pháp dạy học cá nhân

Đánh giá ý kiến của mỗi

cá nhân

HĐ2: Trình bày

ưu điểm và nhược

điểm của một số

dạng năng lượng

tái tạo bằng sơ đồ

tư duy

(2) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (17) (18)

Trình bày được ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo

Phương pháp dạy học theo nhóm

- Đánh giá sự trình bày sản phẩm hoạt động nhóm;

- Đánh giá hoạt động cá nhân của từng thành viên

HĐ3: Một số

biện pháp sử dụng

hiệu quả năng

lượng và bảo vệ

môi trường

(3) (4) (9) (10) (11) (14) (15) (16)

Liệt kê một số biện pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng thiết bị điện một cách hiệu quả

Phương pháp dạy học cá nhân

- Đánh giá hoạt động cá nhân của từng thành viên

HĐ4: Thực hiện

dự án

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

Tự chế tạo được một

số mô hình hoạt động được bằng nguồn

Phương pháp dạy học theo nhóm

- Đánh giá sự trình bày sản phẩm hoạt

Trang 6

(12) (13) (14) (15) (16) (17) (18)

năng lượng tái tạo động nhóm

- Đánh giá hoạt động cá nhân của từng thành viên

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Ôn tập lại các kiến thức đã học

Nêu những đặc điểm khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo

Hoạt động cá nhân - Đánh giá

điểm số và câu trả lời của các thành viên

D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

III THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên

- Giấy A4, bút dạ để HS: lập sơ đồ tư duy, thảo luận, xác định chủ đề cần tìm hiểu, ghi kết quả thảo luận nhóm

- Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS

- Máy chiếu

- Bảng lập kế hoạch thực hiện dự án

- Địa chỉ internet hoặc nguồn để tìm kiếm và thu thập thông tin: Thực tiễn địa phương,

sách báo, tranh ảnh, thông tin, hình ảnh trên mạng

- Bộ câu hỏi định hướng: Các câu hỏi để phát triển ý tưởng theo sơ đồ tư duy để lập sơ đồ chung và phát triển ý tưởng cho các dự án của nhóm

2 Học sinh

Trang 7

- HS chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập; các tư liệu cần tìm hiểu; chuẩn bị các hoạt động cần tiến hành và kết quả thu thập được

- Sẵn sàng theo sự phân công của nhóm

- Chuẩn bị báo cáo kết quả được phân công …

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: HS nhận ra được vấn đề hiện nay: nguồn năng lượng hóa thạch đang sử

dụng quá mức và sẽ cạn kiệt nhanh, cần phải tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

b) Nội dung: HS quan sát biểu đồ và trả lời được các câu hỏi của GV:

- Hãy mô tả biểu đồ về các nguồn năng lượng được dùng để sản xuất điện ở nước ta?

c) Sản phẩm: HS mô tả được nguồn năng lượng tái tạo được dùng vào sản xuất diện ít

hơn nguồn năng lượng hóa thạch

em thấy rằng trong việc sản xuất điện thì năng lượng tái tạo đang được sử dụng với tỉ lệ thấp so với năng lượng hoá thạch

- Từ đó, HS bước đầu nhận ra được vấn đề hiện nay: nguồn năng lượng hóa thạch đang sử

dụng quá mức và sẽ cạn kiệt nhanh, cần phải tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

Trang 8

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1 Hoạt động 1: Nhận biết các dạng năng lượng trên Trái Đất

a) Mục tiêu:

- Liệt kê được các dạng năng lượng tái tạo và không tái tạo

- Hình thành được các năng lực và phẩm chất: (1) (4) (9) (16) (17) (18)

b) Nội dung: Hoạt động cá nhân; Mỗi em sẽ trả lời về sự nhận biết năng lượng tái tạo và

không tái tạo

c) Sản phẩm: Các cá nhân sẽ đưa ra đâu là năng lượng tái tạo và đâu là năng lượng không

tái tạo

* Phương án đánh giá:

- Giáo viên sẽ đánh giá sự tích cực của các cá nhân

d) Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên sẽ tổ chức hoạt động cá nhân

- Giáo viên yêu cầu các cá nhân kể tên được các dạng năng lượng tái tạo và không

tái tạo và yêu cầu tìm hiểu trong vòng 2 phút

- Sau 2 phút thảo luận, mỗi cá nhân sẽ đưa ra một ý kiến riêng của mình và các cá

nhân khác sẽ bổ sung hoặc đóng góp ý kiến

Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm trong 2

phút trả lời được các dạng năng lượng:

- Năng lượng tái tạo là năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng từ

dòng nước chảy, năng lượng nhiệt trong lòng Trái Đất, năng lượng sinh

khối, năng lượng sóng biển

- Năng lượng không tái tạo là năng lượng than mỏ, năng lượng dầu mỏ

Báo cáo, thảo luận: Giáo viên sẽ mời mỗi cá nhân đưa ra một ý kiến về dạng

năng lượng tái tạo và không tái tạo yêu cầu nhận xét câu trả lời của các bạn khác

Kết luận, nhận định: Giáo viên chốt lại kiến thức về dạng năng lượng tái tạo

được

Trang 9

2 Hoạt động 2: Trình bày ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo

a) Mục tiêu:

- Trình bày được ưu điểm và nhược điểm của một số dạng năng lượng tái tạo

- Hình thành được các năng lực và phẩm chất: (2) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (17) (18)

b) Nội dung: Chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu vẽ sơ đồ tư duy về ưu điểm và nhược điểm

của các dạng năng lượng tái tạo, sau đó lên trình bày kết quả của nhóm mình

Nhóm 1: Hoàn thành phần ưu điểm

Nhóm 2: Hoàn thành phần nhược điểm

Giáo viên sẽ mời bất kì một nhóm lên bảng trình bày kết quả và học sinh ở dưới cùng nhận xét, đánh giá

Từ những phần học sinh nhóm 1 thuyết trình, giáo viên sẽ cho nhóm 2 nhận xét và nhóm

1 sẽ nhận xét đánh giá và ngược lại

c) Sản phẩm: Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra

* Phương án đánh giá:

- Giáo viên sẽ đánh giá năng lực giao tiếp và hợp của các nhóm thông qua các hoạt động nhóm

- Giáo viên sẽ đánh giá kết quả của các nhóm đã thực hiện và trình bày

- Giáo viên sẽ đánh giá khả năng vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi

d) Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm : Nhóm 1 (dãy ngoài)

và nhóm 2 (dãy trong)

Giáo viên sẽ phát giấy A4 Nhóm 1 hoàn thành sẽ lên thuyết trình, nhóm 2 sẽ

nhận xét và lên thuyết trình để nhóm 1 nhận xét

Sau 10 phút, giáo viên sẽ mời các một trong hai nhóm của nhóm 1 và 2 lên bảng

trình bày Sau khi được đánh giá, nhóm còn lại cũng sẽ lên trình bày và nhóm

còn lại sẽ nhận xét

Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm học sinh thực hiện lần lượt các kế hoạch mà giao

viên đưa ra

- Ưu điểm: Đặc điểm chung của các dạng năng lượng tái tạo là luôn có sẵn trong

Trang 10

tự nhiên, khó có khả năng cạn kiệt trong lương lai gần, khi sử dụng không gây ra

tiếng ồn và không phát thải ra chất gây ô nhiễm

- Nhược điểm: + Năng lượng mặt trời thì chi phí lắp đặt cao, có hiệu suất chuyển

hóa năng lượng còn hạn chế, tấm pin hết hạn tạo ra rác thải điện tử

+ Năng lượng gió thì chi phí lắp đặt cao, gây ra tiếng ồn và ảnh hưởng đến một số

sinh vật bay

+ Năng lượng từ dòng nước: Từ sóng biển thì cần không gian lắp đặt lớn và có

thể ảnh hưởng tới giao thông đường biển, hệ sinh thái Còn từ dòng sông thì ảnh

hưởng đến môi trường sống sinh vât

Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trình bày kết quả của mình, giáo viên cùng cả lớp

nhận xét, đánh giá

Kết luận, nhận định: Giáo viên chốt lại kiến thức

3 Hoạt động 3: : Một số biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường

a) Mục tiêu:

- Liệt kê một số biện pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng thiết bị điện một cách hiệu quả

- Hình thành được các năng lực và phẩm chất sau: (3) (4) (9) (10) (11) (14) (15) (16)

b) Nội dung: Giáo viên sẽ yêu cầu mỗi cá nhân tự liệt kê các biện pháp tiết kiệm năng

lượng và sử dụng thiết bị điện một cách hiệu quả trong 3 phút, sau 3 phút sẽ gọi học sinh trả lời

c) Sản phẩm: Học sinh trình bày được biện pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng thiết bị

điện một cách hiệu quả và giải thích được tại sao sử dụng hiệu quả năng lượng góp phần

bảo vệ môi trường

d) Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên sẽ yêu cầu mỗi cá nhân tự liệt kê các biện

pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng thiết bị điện một cách hiệu quả trong 3

phút, sau 3 phút sẽ gọi học sinh trả lời

Trang 11

Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, liệt kê các biện pháp tiết

kiệm năng lượng và sử dụng thiết bị điện một cách hiệu quả và giải thích được tại

sao sử dụng hiệu quả năng lượng góp phần bảo vệ môi trường

Báo cáo, thảo luận: Giáo viên sẽ mời bất kỳ học sinh trình bày sản phẩm, cả lớp

cùng nhận xét, đánh giá bài làm của bạn

Kết luận, nhận định: Giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh

4 Hoạt động 4: Thực hiện dự án

a) Mục tiêu:

- Tự chế tạo được một số mô hình hoạt động

- Hình thành được các năng lực và phẩm chất: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)

b) Nội dung: Giáo viên sẽ gợi ý cho học sinh làm một số dự án về mô hình có sử dụng

năng lượng tái tạo, chia học sinh thành các nhóm để nghiên cứu và hoàn thành sản phẩm trong 1 tuần

c) Sản phẩm: Học sinh trình bày được các sản phẩm của nhóm

d) Tổ chức thực hiện:

- Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể Ví dụ như:

Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn Sản phẩm dự

kiến Dung- Linh 1 Sách, báo, thực tế,

internet,…

1 tuần Vật thật, mô

hình,…

2

3

4

- Sản phẩm báo cáo: Báo cáo bằng bảng phân chia nhiệm vụ nhóm

- Hình thức trình bày sản phẩm: Mô hình, video,… Nhóm trưởng có thể trình bày kết quả của nhóm mình và các thành viên khác có thể bổ sung

Các nhóm khác theo dõi và đặt câu hỏi thảo luận

Trang 12

Giáo viên chính xác hóa nội dung và khắc sâu kiến thức cốt lõi

Gợi ý kiểm tra đánh giá:

Đánh giá kết quả học tập theo cá nhân và theo nhóm

- Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua các chủ đề phải khách quan

- Căn cứ vào mục tiêu chủ để đánh giá

- Đánh giá cần dựa trên năng lực của người học: thu thập và xử lí thông tin, giài quyết vấn

đề, chú ý đánh giá khả năng tư duy tổng hợp; chú trọng đánh giá các kết quả học tập ngoại khóa, thái độ hợp tác khi làm việc nhóm, xử lí các tình huỗng của học sinh

- Cần tạo điều kiện để học sinh tham gia đánh giá kết quả học tập của các học sinh khác trong nhóm, trong lớp và tự đánh giá bản thân

- Chủ yếu đánh giá các năng lực: Lưu ý đánh giá cả thái độ tham gia, mức độ tự chủ, tự giác

- Phối hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết

- Phối hợp giữa đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm, tạo điều kiện cho HS tự đánh giá lẫn nhau

HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau:

- Điểm cho mỗi cá nhân cho phần nhiệm vụ được giao

- Điểm cho cà nhóm

- Điểm mỗi cá nhân bằng trung bình cộng của cá nhân và điểm chung nhóm GV đánh giá trên cơ sở điểm do HS đánh giá và tự đánh giá

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức vừa học về dạng năng lượng tái tạo

b) Nội dung: Nêu những đặc điểm khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn

năng lượng không tái tạo

c) Sản phẩm: Học sinh ghi nhớ được các kiến thức vừa học thông qua hoạt động

- Giáo viên sẽ đánh giá khả năng tiếp nhận các kiến thức đã học trên lớp

d) Tổ chức thực hiện:

Ngày đăng: 15/11/2024, 12:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w