1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thí nghiệm hóa sinh

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định lượng Protein theo Phương pháp Biuret
Tác giả Nguyễn Trung Hậu, Huỳnh Phúc Nguyên, Lý Hoàng Phúc
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Trúc Thanh
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hóa Sinh
Thể loại Báo cáo thí nghiệm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 733,77 KB

Nội dung

-Các nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện thí nghiệm: + Dung dịch đem đi đo không được trong suốt, có cặn + Lỗi máy móc, dụng cụ lấy mẫu + Bề mặt cuvet có dấu vân tay +

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA SINH

BUỔI 2 LỚP L04 - HK222 NGÀY NỘP ……….

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Trúc Thanh Thành viên nhóm Mã số sinh viên Điểm số

Nguyễn Trung Hậu 2013123

Huỳnh Phúc Nguyên 2114216

Lý Hoàng Phúc 1813567

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

Trang 2

BÀI 2: ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN THEO PHƯƠNG PHÁP

BIURET

1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Trong môi trường kiềm, hợp chất chứa liên kết peptide sẽ phản ứng với thuốc thử chứa ion đồng (Cu) tạo thành phức màu xanh dương có độ hấp thụ quang cực đại ở bước sóng 550 nm Độ hấp thụ quang này tỉ lệ thuận với nồng độ liên kết peptide trong phản ứng vì thế dùng để định lượng protein

2 HÓA CHẤT

-Dung dịch albumin: 10 mg/ml

-Dung dịch Biuret: 9g sodium potassium tartrate, 3g CuSO4 H2O, hòa tan

100 ml NaOH 0.2 N định mức với nước cất thành 1 lít

-Mẫu cần định lượng protein

Trang 3

3 QUY TRÌNH.

a Quá trình dựng đường chuẩn độ.

- Chuẩn bị ống đo:

+ Cho 0, 0.2, 0.4, 0.6, 0.8, 1 ml dung dịch albumin 10mg/ml vào lần lượt ống 0 (BLANK); 1; 2; 3; 4; 5 + Cho 1, 0.8, 0.6; 0.4, 0.2; 0 ml nước cất vào lần lượt ống

0 (BLANK); 1; 2; 3; 4; 5

+ Cho 5ml dung dịch Buiret vào từng ống nghiệm + Ủ tất cả ống ở nhiệt độ phòng trong vòng 20 phút

- Đo OD550nm

+ Bật máy, đợi 20 phút để máy khởi động + Đặt ống BLANK vào đo và đặt về Zero + Đo OD từng ống và ghi lại kết quả

- Ghi chú và tính toán:

+ Đưa kết quả vào Excel + Vẽ đường chuẩn độ đường khử

Trang 4

b Định lượng mẫu

- Chuẩn bị ống đo:

+ Cho 1 ml dung dịch mẫu cần định lượng vào ống nghiệm

+ Cho 9 ml nước cất vào ống hệ số pha loãng n = 10 + Hút 1ml ống vào ống nghiệm sạch mới

+ Cho 5ml dung dịch Buiret vào từng ống nghiệm + Ủ 3 ống ở nhiệt độ phòng trong 20 phút

- Đo OD550nm

+ Đo OD ống và ghi lại kết quả

- Ghi chú và tính toán:

+ Dựa vào công thức đường chuẩn để tìm được nồng độ albumin trong ống nghiệm

+ Nhân hệ số pha loãng để tìm nồng độ albumin trong mẫu ban đầu

Trang 5

4 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

Đối

chứn

g

Nồng độ

albumin

Nước

Albumi

n chuẩn

(10

mg/ml)

Thực hiện phản ứng

sạch mới

Dung

dịch

Buiret

(ml)

Ủ ở nhiệt độ phòng, 20 phút

Đo

Trang 6

Đường chuẩn độ đường khử:

0

0.1

0.2

0.3

0.4

0.5

0.6

0.7

0.8

f(x) = 0.06 x + 0.08

R² = 0.95

Đường chuẩn độ albumin

Nồồng đ albumin (mg/ml) ộ

OD550nm trung bình của 3 mẫu: 0.3353

Dựa vào phương trình đường tuyến tính giữa nồng độ albumin (mg/ml) với mật độ quang OD550nm ở trên ta tính được hàm lượng đường khử ở trong mẫu phân tích là

Y = 0.0639x + 0.0775 x = = = 4,034 mg/ml

Cách pha mẫu đo: 1ml từ mẫu : 9ml nước cất hệ số pha loãng n = 10

Hàm lượng đường trong lọ mẫu ban đầu (mg/ml) 4.034 * 10 = 40,34 mg/ml

-Biện luận:

Kết quả thực nghiệm cho thấy: nồng độ dung dịch albumin càng cao thì độ hấp thu

OD550nm càng cao Có thể quan sát khi kiểm tra bằng máy đo OD thì giá trị OD550nm

tăng dần

Theo như kết quả thí nghiệm, hàm lượng protein (albumin)hòa tan trong lòng trắng trứng là 40.34 mg/ml trên tổng số 3ml dung dịch lòng trắng trứng nguyên chất được pha loãng với hệ số pha loãng là n = 10 Ta nhận thấy hàm lượng protein này

Trang 7

khá cao chứng tỏ lòng trắng trứng có chứa nhiều protein (albumin) Vì vậy ta nhận thấy rằng trứng là một thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng (giàu đạm)

-Các nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện thí nghiệm:

+ Dung dịch đem đi đo không được trong suốt, có cặn

+ Lỗi máy móc, dụng cụ lấy mẫu

+ Bề mặt cuvet có dấu vân tay

+ Lấy hóa chất không chính xác

-Cách khắc phục:

+ Làm sạch dung dịch

+ Đảm bảo cuvet sạch, không bám dấu vân tay

+ Lấy chính xác dung dịch hóa chất

Trang 8

5 PHẦN MỞ RỘNG

a) Các xét nghiệm thường sử dụng để định lượng protein trong cơ thể người

Bên cạnh xét nghiệm định lượng protein toàn phần trong máu (chỉ cho phép biết được sử tăng hay giảm protein), còn có nhiều kỹ thuật chuyên sâu hơn để phát hiện các bất thường trong từng thành phần protein của cơ thể, bao gồm:

 Điện di protein huyết thanh: Đây là phương pháp thường được sử dụng để xác

định albumin và các globulin Kỹ thuật này sử dụng đặc tính của protein, trong đó mỗi phân tử protein là một anion Trong môi trường kiềm, chúng sẽ di chuyển trong điện trường từ cực âm tới cực dương theo từng tốc độ riêng và cho phép tách protein thành 5 thành phần: albumin, alpha1, alpha2, beta và gamma globulin

 Điện di miễn dịch protein huyết thanh: Kỹ thuật này là sự kết hợp giữa điện di

protein huyết thanh với kết tủa từng loại protein bằng các huyết thanh miễn dịch đặc hiệu Nhờ đó, ta có thể định tính được các globulin miễn dịch cũng như chứng minh được đặc điểm đơn dòng hay đa dòng của các globulin miễn dịch

 Các bệnh lý miễn dịch đơn dòng thường đi kèm với các bệnh lý ung thư hay

các bệnh ác tính khác như đa u tuỷ xương, bệnh bạch cầu, nhiễm amyloid,…

Các bệnh lý miễn dịch đa dòng có thể là hậu quả của phản ứng viêm

 Định lượng các globulin miễn dịch: Hay còn gọi là điện di globulin miễn dịch.

Kỹ thuật này sử dụng các huyết thanh miễn dịch đặc hiệu cho phép định lượng IgG, IgM, IgA Xét nghiệm này thường được sử dụng sau khi thực hiện điện di miễn dịch các protein huyết thanh phát hiện có bệnh lý miễn dịch đơn dòng nhằm xác định chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh đa u tuỷ xương

Trang 9

b) Mục đích và chỉ định xét nghiệm protein toàn phần

Xét nghiệm protein toàn phần thường được chỉ định để:

 Theo dõi các bệnh nhân bị bệnh lý gamma globulin miễn dịch đơn dòng

 Chẩn đoán các bệnh lý gamma globulin miễn dịch đơn dòng khi sử dụng kết hợp với test cố định miễn dịch

 Hỗ trợ chẩn đoán bệnh gan, tình trạng giảm gamma globulin, tình trạng viêm, bênh lý u tân sinh, bệnh thận và bệnh đường tiêu hoá

c) Bạn sẽ đi xét nghiệm protein máu khi nào?

Xét nghiệm protein toàn phần là một xét nghiệm cơ bản và được thực hiện khá phổ biến trong khám sức khỏe tổng quát Có thể tiến hành làm xét nghiệm bất cứ lúc nào nếu có nhu cầu muốn kiểm tra nồng độ protein để biết được tình trạng sức khỏe của bản thân Ngoài ra những người mắc các bệnh lý về gan, thận, đường tiêu hóa là đối tượng được bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm protein định kỳ Qua đó đánh giá sự tiến triển của bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị Một số biểu hiện trên lâm sàng cần chú ý để đo nồng độ protein đó là:

 Chán ăn, ăn không ngon, sút cân không rõ nguyên nhân

 Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng

 Có dấu hiệu bị phù, sưng, tràn dịch màng phổi, cổ chướng

 Đi tiểu khó

 Nôn và buồn nôn

Trang 10

 Người bị suy dinh dưỡng Đây là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp, do đó mọi người nên thực hiện xét nghiệm định kỳ để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình

d) Giá trị bình thường protein toàn phần

 Protein toàn phần trong huyết thanh: 60 – 80 g/L

 Albumin: 35 – 30 g/L

 Alpha1 globulin: 1 – 4 g/L

 Alpha2 globulin: 5 – 10 g/L

 Beta globulin: 5 – 9 g/L

 Gamma globulin: 6 – 14 g/L

e) Lợi ích của xét nghiệm từng thành phần protein máu

Xét nghiệm từng thành phần protein trong máu giúp định hương chẩn đoán nhiều bệnh lý thường gặp trên lâm sàng:

Nồng độ albumin máu: Giảm nồng độ albulin máu xuống dưới 45% luôn mang ý

nghĩa bệnh lý và có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thường gặp nhất là tình trạng giảm hấp thu (tiêu chảy mạn tình) và xơ gan Tăng nồng độ albumin máu thường không có ý nghĩa chuyên biệt nào

Nồng độ globulin máu: Tăng nồng độ globulin máu giúp là tình huống hay gặp

trong lâm sàng giúp định hướng: Bệnh lý gan, tình trạng viêm, đáp ứng sinh miễn dịch của cơ thể với kháng nguyên vi sinh vật, bệnh bạch cầu đơn dòng

Giảm nồng độ globulin máu thường hiếm gặp hơn, ngoài trường hợp do bệnh bẩm sinh hay trẻ sinh non, giảm globulin máu còn gặp trong hoại tử gan cấp hay bệnh lý

ác tính của hệ võng nội mô [1]

Trang 11

6 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, 2013, PGS.TS.

Nguyễn Đạt Anh – DSCKII Nguyễn Thị Hương

Ngày đăng: 13/11/2024, 13:56

w