BÀI 3: ĐỊNH LƯỢNG NITO TỔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL1/ Cách thực hiện1.Vô cơ hóa-Tiến hành trong tủ Hotte-Cho mẫu vào bình Kjendahl: hút 1ml nước mắm hoặc nước tương chú ý sao cho nguyê
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA: KHOA HỌC ỨNG DỤNG NGÀNH: KĨ THUẬT HOÁ HỌC
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA SINH Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đoàn Thiên Thanh
Sinh viên thực hiện:
VŨ MINH KHÔI 62100985 N04-03 PHẠM MINH TÂN 62101034 N04-03 NGUYỄN HẢI TRUNG 62101070 N04-03 SANYA NGỌC YẾN 62100344 N04-03
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2024
Trang 2BÀI 3: ĐỊNH LƯỢNG NITO TỔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KJELDAHL
1/ Cách thực hiện
1.Vô cơ hóa
-Tiến hành trong tủ Hotte
-Cho mẫu vào bình Kjendahl: hút 1ml nước mắm hoặc nước tương (chú ý sao cho nguyên liệu không dính vào thành cổ bình) Thêm 10ml H2SO4 đđ và 0,5g xúc tác Chất xúc tác
có thể dùng 1 trong các hỗn hợp sau:
1/ K2SO4 : CuSO4 : Se (100: 10: 1) 2/ CuSO4 : K2SO4 (1:3)
3/ Se kim loại (0,05g)
-Sau khi thêm xúc tác đun nhẹ hỗn hợp, tránh sôi trào và chỉ đun mạnh khi hỗn hợp đã hoàn toàn chuyển sang dịch lỏng Trong quá trình đun thỉnh thoảng lắc nhẹ, tráng khéo léo sao cho không còn một vết đen nào của mẫu nguyên liệu chưa bị phân hủy còn sót lại trên thành bình Đun cho tới khi dung dịch trong bình hoàn toàn trắng
-Chuyển toàn bộ dung dịch đã vô cơ hóa hóa xong vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất cho đến vạch định mức
* Chú ý phải làm nguội và lắc đều
2.Cất đạm
Trang 3- Lấy vào erlen E 10ml dung dịch H2SO4 0.1N thêm ba giọt phenolphthalein , lấp vào hệ thống
- Hút 10ml dung dịch đã vô cơ hóa nitơ từ bình định mức cho chảy từ từ vào phễu C Đun sôi A, mở van (2) cho dịch chảy từ từ vô B Tráng phễu với nước cất (không cho nước cất
ở C chảy xuống hết) Đóng van (2) Cho 10 ml NaOH đậm đặc vào C và mở (2) cho NaOH chảy từ từ, tráng phễu với một ít nước cất, đóng van (2) Quá trình cất kết thúc sau khoảng 25 phút Có thể kiểm tra xem NH3 đã cất hoàn toàn chưa bằng cách lấy E ra, đưa mẫu giấy quỳ vào đầu ống xem có đổi màu không nếu không coi như NH3 đã được cất hoàn toàn
- Tráng vòi bằng nước cất và lấy erlen E ra Tắt bếp, rửa hệ thống
- Định phân lượng H2SO4 0,1N thừa bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1N cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt
Trang 42/ Kết quả
Sau khi chuẩn độ H2SO4 0.1N bằng NaOH 0.1N
Tính toán:
a) Tính hệ số hiệu chuẩn F của dung dịch NaOH:
- Lấy 10 ml H2SO4 0.1N chuẩn cho vào erlen, định phân bằng NaOH 0.1N
- Tính nồng độ thực tế của dung dịch NaOH đem định phân
- F là tỉ số giữa nồng độ thực tế và nồng độ lý thuyết của NaOH
Trang 5Ở đây sau khi chuẩn độ thì ta có được VNaOH = 10.4mL.
CH2SO4 * VH2SO4 = CNaOH * VNaOH
<=>0.1 * 10 = CNaOH * 10.4=>CNaOH = 0.096
b) Tính hàm lượng Nito tổng trong mẫu:
Trang 6(10 − 1 ∗ 0.96) ∗ 0.0014 ∗ 100 ∗ 1000
Tính hàm lượng protein thô thông qua hàm lượng nitơ tổng:
%Protein = %Nito * 6.25 = 12,656 x 6,25 = 79,1%
3/ Nhận xét - Biện luận
-Ta dùng H2SO4 đậm đặc vì là một chất oxi hóa mạnh không bay hơi ở nhiệt độ phòng mà chỉ bay hơi ở nhiệt độ 4500 độ C – 5000 độ C nên hạn chế việc nhiễm độc
và tránh thất thoát
- Ở giai đoạn vô cơ hoá, cần chú ý làm nguội vì dung dịch khi vừa vô cơ hoá xong vẫn còn nóng do còn H2SO4 có tính háo nước và tỏa nhiệt mạnh trong quá trình tiếp xúc với nước cất ban đầu.
-Khi nhìn thấy bình trong suốt chứng tỏ sản phẩm đã vô cơ hóa hoàn toàn tạo ra muối tan (NH4)2SO4
Trang 7-Sau đó thêm NaOH đậm đặc và đun nóng để đuổi NH3 trong muối (NH4)2SO4 ra ngoài -Ta định phân dung dịch bằng NaOH 0.1N Trước đó, dung dịch cho thêm vài giọt phenolphlatein để biết được điểm dừng định phân Khi dung dịch vừa chuyển màu sang hồng nhạt thì quá trình này hoàn tất
-Cần phải xác định hệ số hiệu chuẩn ( F ) bởi vì trong quá trình thực hiện, nồng độ lúc sau thay đổi so với nồng độ ban đầu
-Thông qua quá trình thí nghiệm và tính toán thì ta thấy được có sự sai lệch so với số liệu ghi trên nhãn mác sản phẩm do bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan khác nhau
Nhưng kết quả này vẫn chấp nhận được
-Vài nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm:
+ Do phương pháp đo: phương pháp Kjeldahl có mức độ sai số nhất định
+ Do dụng cụ đo: mỗi dụng cụ đo có một mức độ sai số khác nhau, nếu sai số của thiết bị lớn kết quả bị ảnh hưởng nhiều
Trang 8+ Do cách tiến hành đo: các thao tác tiến hành do người thực hiện nên quá trình đong vẫn chưa đạt đến độ chính xác cao, các thao tác sẽ bị hạn chế nhất định
BÀI 4: ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG NITƠ ACID
AMIN Thí nghiệm 1: Định tính acid amin bằng ninhydrin
1 Cách tiến hành:
Lấy 2 ống nghiệm rồi tiến hành theo bảng sau:
Ống nghiệm Protein trứng Ninhydrin Gia nhiệt
2 Hiện tượng
Trang 9- Ống nghiệm 1: xuất hiện phức màu xanh tím
- Ống nghiệm 2: không xảy ra hiện tượng
3 Giải thích
-Ống 1: Acid amin tác dụng với ninhydrin ở nhiệt độ cao bị dezamin hóa, oxy hóa nhóm COOH tạo thành NH3 và aldehyde tương ứng ninhydrin bị khử tạo thành diceto
oxyhydidren, sau đó tiếp tục phản ứng với ninhydrin thứ hai tạo phức hợp có màu
-Ống 2: do không có xúc tác nhiệt độ nên phản ứng không xảy ra
Trang 10Thí nghiệm 2: Định lượng nitơ acid amin theo phương pháp Sorensen
1 Chuẩn bị dung dịch
1.1 Chuẩn bị thang màu có pH 7 và pH 9,2
-Chuẩn bị 2 bình nón có dung tích như nhau:
+Bình thứ nhất: cho 20ml dung dịch pH 7 và 5 giọt bromthymol blue 0,04% và 3 giọt phenolphthalein 0,5%
+Bình thứ hai: cho 20ml dung dịch pH 9,2 và 5 giọt bromthymol blue 0,04% và 3 giọt phenolphthalein 0,5%
Trong bình 1 sẽ có màu xanh lục nhạt còn dung dịch trong bình 2 có màu tím xanh
Trang 11Dung dịch pH 7 Dung dịch pH 9,2
Trang 121.2 Chuẩn bị dung dịch formol trung tính
-Cho vào erlen lượng 20ml formol, cho 3 giọt phenolphthalein 0,5%, nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến khi xuất hiện màu hồng nhạt
2 Tiến hành định phân mẫu:
2.1 Cách tiến hành:
- Lấy 1ml nước mắm vào bình định mức và dùng nước cất định mức đến 100ml, lắc đều
- Lấy 20ml mẫu vào erlen, thêm 5 giọt bromthymol blue
Trang 13- Nếu dung dịch mẫu có màu xanh dương thì thêm từng giọt H2SO4 hay HCl 0.05N, nếu dung dịch có màu vàng thì thêm từng giọt NaOH 0.05N cho đến khi dung dịch có màu giống màu bình pH 7.00
- Thêm 3 giọt phenolphtalein 0.5% và 5ml formol trung tính
- Chuẩn độ bằng NaOH 0.05N cho đến khi dung dịch có màu trùng bình pH 9.2
2.2 Kết quả:
Trang 14Vtb = 8.68ml
Thể tích NaOH dùng cho bình mẫu nước cất là: 0.1ml do khi thí nghiệm nhóm nhỏ
1-2 giọt NaOH thì dung dịch đã đổi sang màu trùng với bình pH 9.1-20
Trang 15Tính hệ số hiệu chuẩn F của dung dịch NaOH:
- Lấy 10ml H2SO4 0.05N vào erlen, sau đó đem định chuẩn độ bằng NaOH 0.05N với chỉ thị phenolphtalein
- Thể tích NaOH đã dùng là 11.36 ml
Ta có :
Trang 16CH2SO4 × CH2SO4 = VNaOH × CNaOH
10 × 0.05 = CNaOH ×
11.36 CNaOH = 0.044N
Ta có:
F = CNaOH tt
=0.044= 0.88 < 1
CNaOHlt 0.05
3 Tính kết quả:
Trang 17X = (8.68 − 0.1) × 0.88 × 0.0007 × 100 × 1000 = 26.43 g/L 20×1