1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thí nghiệm hóa hữu cơ bài 2 định tính một số hợp chất hữu cơ

11 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định tính một số hợp chất hữu cơ
Tác giả Nguyễn Thị Hà Vi, Lâm Tấn Phát, Tạ Thị Hồng Nhung, Nguyễn Duy Tuấn Linh
Chuyên ngành Hóa hữu cơ
Thể loại Báo cáo thí nghiệm
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 3,73 MB

Nội dung

- Thuyết minh:+ Cho vào ống nghiệm khô 2ml C2H5OH 96o, nhỏ từng giọt 4ml H2SO4 đậm đặc đồng thời lắc đều, cho vài viên đá bọt vào hỗn hợp, kẹp ống nghiệm vào giá sắt và lắp ống dẫn khí n

Trang 1

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ

ĐIỂM Họ và tên sinh viên thực nghiệm: Nhóm:7

 Nguyễn Thị Hà Vi- 2004217796 Lớp: 12DHHH3

 Lâm Tấn Phát-2004210413

 Tạ Thị Hồng Nhung-2004210418

 Nguyễn Duy Tuấn Linh-2004210645

BÀI 2: ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Phần 1: Giới thiệu thí nghiệm

- Tên thí nghiệm: Điều chế và tính chất của ethylene ( C2H4)

- Mục đích: Tìm hiểu cách điều chế và tính chất của ethylene

- Các dụng cụ và hóa chất:

+ Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, ống nối vôi tôi xút, kẹp ống nghiệm,giá sắt + Hóa chất: C2H5OH 96o, H2SO4 đậm đặc, đá bọt, dung dịch KMnO4 1%

Phần 2: Thực nghiệm:

- Sơ đồ:

C2H5OH

96o

V= 2ml

H2SO4 V= 4ml

Đun

Trang 2

- Thuyết minh:

+ Cho vào ống nghiệm khô 2ml C2H5OH 96o, nhỏ từng giọt 4ml H2SO4 đậm đặc đồng thời lắc đều, cho vài viên đá bọt vào hỗn hợp, kẹp ống nghiệm vào giá sắt và lắp ống dẫn khí nối vôi tôi nút Đun cẩn thận hỗn hợp phản ứng sau đó đốt khí C2H4 ở đầu dẫn ống, quan sát màu ngọn lửa Tiếp theo dẫn vào ống nghiệm chứa 2ml dung dịch KMnO4 1%, quan sát màu biến đổi của dung dịch

- Hình ảnh:

+ Màu ngọn lửa khi đốt khí C2H4

C2H4

KMnO4 1%

V = 2 ml

Đốt và quan sát màu

Quan sát màu dung dịch

Trang 3

+ Màu của dung dịch KMnO4 trước và sau khi dẫn C2H4:

Phần 3: Kết quả

Trang 4

- Hiện tượng: Khi đun ống nghiệm chứa hỗn hợp C2H5OH 96o và H2SO4 đậm đặc thu được khí C2H4 Sau đó đốt khí C2H4 ở đầu ống dẫn khí ta quan sát được ngọn lửa có màu vàng

và có khí thoát ra Khi dẫn C2H4 vào dung dịch KMnO4 thì dung dịch từ màu tím dần nhạt màu và xuất hiện kết tủa đen là MnO2

- Phương trình :

C2H5OH → C2H4  + H2O ( xúc tác: H2SO4, 170oC)

C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H6O2 + 2KOH + 2MnO2↓(màu đen)

Phần 1: Giới thiệu thí nghiệm

- Tên thí nghiệm: Phản ứng của C2H5OH với Na

- Mục đích: tìm hiểu về tính chất của C2H5OH

- Các dụng cụ và hóa chất:

+ Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm

+ Hóa chất: một viên Natri, C2H5OH khan, nước, dung dịch phenolphthalein

Phần 2: Thực nghiệm:

- Sơ đồ:

Na

H2O

V = 0,5 –

1ml

C2H5OH khan

V = 2ml

Đưa lại ngọn lửa

Trang 5

- Thuyết minh:

+ Cho 1 viên Na đã được cạo sạch vào ống nghiệm khô chứa 2ml C2H5OH khan Bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay cái Khi phản ứng kết thúc đưa ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn và

bỏ ngón tay bịt ống nghiệm ra

+ Kết tủa trắng trong ống được hòa tan bằng 0,5-1ml nước, nhỏ vài giọt PP

- Hình ảnh:

+ Cho 1 viên Na vào C2H5OH khan xuất hiện kết tủa trắng và có khí

Kết tủa

PP

Nhận xét quá trình

Trang 6

+ Khi thả ngón tay và để gần ngọn đèn cồn có khí thoát ra và có tiếng nổ phát ra

+ Khi cho 0,5-1 ml mước và nhỏ vài giọt pp vào dung dịch, dung dịch hóa hồng

Phần 3: Kết quả

- Hiện tượng:

Trang 7

+ Khi cho viên Natri vào ống nghiệm chứa C2H5OH khan thì thấy xuất hiện kết tủa trắng và có khí Đưa ống nghiệm lại gần đèn cồn ta nghe thấy tiếng nổ phát ra

+ Khi nhỏ vài giọt PP vào, dung dịch hóa hồng

- Phương trình:

C2H5OH + Na → C2H5ONa + ½ H2 

2H2 + O2 → 2H2O

C2H5ONa + H2O → C2H5OH + NaOH

Phần 1: Giới thiệu thí nghiệm

- Tên thí nghiệm: phản ứng của acid hữu cơ với FeCl3

- Mục đích: Nhận biết màu đặc trưng của gốc acid với FeCl3

- Các dụng cụ và hóa chất:

+ Dụng cụ: ống nghiệm, giấy quỳ tím, đèn cồn, kẹp ống nghiệm

+ Hóa chất: HCOOH đậm đặc, CH3COOH 95%, HOOC-COOH đậm đặc, dung dịch

NH4OH 2N, dung dịch FeCl3 0,2N

Phần 2: Thực nghiệm:

- Sơ đồ:

+ Ống 1:

HCOOH đđ

V = 0,5 ml

NH4OH 2N

V = 0,5 ml

Đun nhẹ

Trang 8

+ Ống 2 làm tương tự ống 1 nhưng thay 0,5 ml HCOOH đậm đặc bằng 0,2 ml CH3COOH 95% + Ống 3 làm tương tự ống 1 nhưng thay 0,5 ml HCOOH đậm đặc bằng 0,5 ml HOOC-COOH đậm đặc

- Thuyết minh:

+ Lấy vào 3 ống nghiệm các hóa chất sau:

Ống 1: 0,5 ml HCOOH đậm đặc

Ống 2: 0,2 ml CH3COOH 95%

Ống 3: 0,5 ml HOOC-COOH đậm đặc

+ Cho mỗi ống nghiệm dung dịch NH4OH 2N để kiềm hóa cho đến khi giấy quỳ tím đỏ hóa xanh Đun nhẹ cho đến khi hết mùi NH3, để nguội Cho vào mỗi ống 1 ml dung dịch FeCl3 0,2N và lắc đều Quan sát hiện tượng từng ống

- Hình ảnh:

+ Các ống nghiệm lần lượt khi cho tác chất :

FeCl3 0,2N

V = 1ml

Để nguội

Quan sát hiện tượng

Trang 9

Ống 1: 0,5 ml HCOOH đậm đặc + dd NH4OH 2N Ống 2: 0,2 ml CH3COOH 95% + dd NH4OH 2N

Ống 3: 0,5 ml HOOC-COOH đậm đặc + dd NH4OH 2N

+ Các ống sau khi đun và cho 1 mL FeCl3 0,2N

Phần 3: Kết quả

- Hiện tượng:

+ Ống 1: Dung dịch có màu đỏ thẫm

+ Ống 2: Dung dịch có màu đỏ thẫm đậm hơn

+ Ổng 3: Có kết tủa màu nâu đậm

Trang 10

- Phương trình:

+Ống 1:

HCOOH + NH4OH (dư) → HCOONH4 + H2O

NH4OH → (t oC ) NH3  + H2O

3HCOONH4 + FeCl3 → (HCOO)3Fe + 3NH4Cl

+ Ống 2:

CH3COOH + NH4OH (dư) → CH3COONH4 + H2O

NH4OH → (t oC ) NH3  + H2O

3CH3COONH4 + FeCl3 → (CH3COO)3Fe + 3NH4Cl

+Ống 3:

HOOC-COOH + 2NH4OH (dư) → (COONH4)2 + 2H2O

NH4OH → (t oC ) NH3  + H2O

3(COONH4)2 + 2FeCl3 → 2(COO)3Fe + 6NH4Cl

Ngày đăng: 31/03/2024, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w