Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
55,04 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Con người là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị một tổ chức, các mục tiêu và nhiệm vụ của quản trị chỉ có thể đạt được thông qua con người. Nói một cách đầy đủ hơn, hiệu quả của quản trị chỉ đạt được nếu huy động được sự nổ lực, nhiệt tình và tích cực của con người trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bởi vậy, có được một đội ngũ nhân viên thích hợp với công việc là tiền đề rất quan trọng để thực hiện mục tiêu của một tổ chức. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là nhà quản trị cần biết chỉ huy nhân viên để họ làm việc tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả. Nếu nhà quản trị không quan tâm đến nhân viên, không hỗ trợ họ trong công việc và đời sống, cũng như không tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoàn thành nhiệm vụ, điều này dẫn đến sự thờ ờ, kém nhiệt tình với công việc chung và chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao, đồng nghĩa với công tác quản trị kém hiệu quả. Vì vậy, cần tạo được một mối quan hệ thông suốt giữa nhà quản trị với nhân viên để nhân viên sẵn sàng làm theo sự chỉ huy của nhà quản trị. Điều này cho thấy rằng, hiểu biết về lãnhđạo và các phongcáchlãnh đạo, biết áp dụng chúng thích hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác của nhà quản trị. Chính vì vậy, nhóm 5 quyết định chọn đề tài “Phong cáchlãnh đạo” để giúp các bạn hiểu rõ hơn về lãnhđạo và phân biệt một số phongcáchlãnhđạo cũng như cách áp dụng trong từng trường hợp. Với nội dung gồm 2 chương: Chương 1: Tổng quan về lãnhđạo và Chương 2: Phongcáchlãnh đạo. Nhóm nghiên cứu dựa trên các giáo trình, tài liệu tham khảo về Quản trị học, tham khảo thông tin trên các tạp chí điện tử, trang thông tin trực tuyến… Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài, chắc chắn nhóm không thể không tránh khỏi những thiếu sót do kiến thức còn hạn chế, nên rất mong cô và các bạn góp ý để nhóm có thể hoàn thiện đề tài tốt hơn. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÃNHĐẠO 1.1 Khái niệm Lãnhđạo là khả năng thúc đẩy, tác động, hướng dẫn và chỉ đạo người khác để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Như vậy lãnhđạo không chỉ là một hoạt động đơn lẽ mà là hàng loạt các hoạt động nối tiếp nhau. Những nhà lãnhđạo thành công phối hợp với cấp dưới để tạo ra những tầm nhìn chiến lược là những phương tiện để thực hiện các mục tiêu của tổ chức. 1.2 Những phương diện cơ bản của lãnhđạo 1.2.1 Quyền hạn Là khả năng mà cá nhân hay tập thể kiểm soát và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để thực hiện công việc nào đó. Một cá nhân có quyền hạn trong tổ chức là người có khả năng đưa ra những quyết đinh quan trọng đối với các nguồn lực để đạt được những mục tiêu đã đề ra. 1.2.2 Quyền lực Là quyền hạn được giao cho một chức vụ chính thức do một nhà lãnhđạo đảm nhiệm và có thẩm quyền quyết định, một hình thức quyền hạn hợp pháp của một ai đó được phê chuẩn chính thức. 1.2.3 Trách nhiệm Là nghĩa vụ đòi hỏi phải hoàn thành tốt nhiệm vụ nào đó. Trách nhiêm phải gắn liền với quyền lực và quyền hạn. 1.2.4 Các kỹ năng lãnhđạo Ủy quyền: Là khả năng mà nhà lãnhđạo chia sẻ quyền ra quyết định và quyền kiểm soat cho cấp dưới. Khả năng trực giác: Là khả năng nhạy bén khi đánh giá tình huống,tiên đoán chính xác những thay đổi, những rủi ro có thể gặp phải để ra các quyết định đúng đắn. Khả năng tự hiểu mình: Là tự công nhận những điểm mạnh, yếu của bản thân để phát huy tốt nhất những điểm mạnh va bồi dưỡng trao dồi khắc phục nhửng điểm yếu. Khả năng nhìn xa trông rộng: Là khả năng tưởng tượng những viễn cảnh, những triển vọng có thể đạt được trong tương lai và cách thức tiến hành để đạt được viễn cảnh đó. Khả năng điều hòa: Là khả năng hiểu rõ nguyên tắc xây dựng tổ chức, giá trị của nhân viên, và điều hòa quyền lợi của tất cả các bên. Tất cả những kỹ năng trên là một thể thống nhất mà đòi hỏi người lãnhđạo cần phải có để trở thành một nhà lãnhđạo thành công. CHƯƠNG II PHONGCÁCHLÃNHĐẠO 2.1 Khái niệm Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phongcáchlãnh đạo: − Phongcáchlãnhđạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của người khác. − Phongcáchlãnhđạo chính là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. − Phongcáchlãnhđạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của nhà lãnhđạo được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ. − Phongcáchlãnhđạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, được biểu diễn bằng công thức : Phongcáchlãnhđạo = Cá nhân x môi trường. Nói một cách đầy đủ, phongcáchlãnhđạo là những mô hình hoặc cách thức mà người lãnhđạo thường sử dụng để gây ảnh hưởng đến cấp dưới trong quá trình thúc đẩy họ thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức. 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phongcáchlãnhđạo 2.2.1 Tính cách Là đặc điểm nội tâm của mỗi người nó ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ , lời nói và hành động của người đó, là sự tổng hòa đặc tính của cá nhân hợp thành lòng tin, giá trị, kĩ năng và đặc điểm. Tính cách là nhân tố ảnh hưởng tơí việc hình thành một phongcáchlãnh đạo, là nhân tố quan trọng để lựa chọn phongcáchlãnhđạo của một nhà lãnh đạo. 2.2.2 Môi trường, hoàn cảnh Cùng một người lãnhđạo nhưng trong hoàn cảnh này lại thể hiển hiện phongcáchlãnhđạo độc đoán nhưng trong hoàn cảnh khác môi trường khác thì lại chọn thể hiện phongcáchlãnhđạo dân chủ hay tự do. Môi trường hoàn cảnh chi phối đến lựa chọn phongcáchlãnh đạo,là yếu tố tác động đến phongcáchlãnhđạo của nhà lãnh đạo. Ngoài ra, trình độ, tri thức,kinh nghiệm, vốn sống ….cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phongcáchlãnhđạo của nhà lãnh đạo. 2.2.3 Phân loại 2.3.1 Phongcách độc đoán 2.3.1.1 Khái niệm Phongcáchlãnhđạo độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một người quản lý, ngưỡi lãnhđạo – quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể Phongcáchlãnhđạo này xuất hiện khi các nhà lãnhđạo nói với các nhân viên chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm. Người lãnhđạo có phongcách làm việc độc đoán sẽ điều hành với tư tưởng nhân viên phải làm những gì họ nói, hoàn thành công việc theo định hướng được các ông chủ vạch ra và đã được xác định bởi mong muốn của việc sản xuất. Các nhà lãnhđạo độc tài thường gọi cho các nhà quản lý cấp dưới và đưa cho họ chỉ thị cũng như lời khuyên với tư tưởng nhân viên sẽ tuân theo. Họ cảm thấy nhân viên cần sự chỉ đạo nghiêm ngặt hơn, các biện pháp kiên quyết và quyết định mạnh mẽ hơn. Phongcáchlãnhđạo này cho phép nhân viên biết những gì họ cần phải làm, họ sẽ làm như thế nào và lúc nào các nhiệm vụ phải hoàn thành. 2.3.1.2 Đặc điểm − Những nhà lãnhđạo chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin với cấp dưới, thúc đẩy người ta bằng đe dọa và thưởng phạt những phần thưởng hiếm hoi, tiến hành thông tin từ trên xuống và giới hạn việc ra quyết định ở cấp cao nhất. − Nhân viên thường làm việc một cách thu động. Nhà lãnhđạo không khơi dậy và tận dụng khả năng sáng tạo của nhân viên dưới quyền vì nhân viên đã quen làm theo mệnh và chỉ dẫn của mình. − Không khí trong tổ chức: gây hấn, căng thẳng, phụ thuộc và định hướng cá nhân. − Cách giao tiếp với nhân viên: Nhà lãnhđạo nói thì nhân viên phải lắng nghe, rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích. − Thiết lập mục tiêu: mục tiêu được xác định rõ ràng, thời gian cũng được ấn định. Khi đó, người nhân viên sẽ biết là người lãnhđạo mong gì ở họ, các mục tiêu và thời hạn là động cơ thúc đẩy người nhân viên đó. − Cách thức ra quyết định: nhà lãnhđạo thường quyết định phần lớn mọi việc từ nhỏ đến lớn. Khi nảy sinh các vấn đề cần giải quyết, vấn đề cần nhiều sự lựa chọn, thì anh ta sẽ trực tiếp ra quyết định. − Kiểm soát sự thực hiện và cung cấp thông tin phản hồi: người lãnhđạo sẽ thiết lập khâu kiếm soát và quản lý các công việc mà nhân viên của mình sẽ làm, anh ta sẽ cung cấp thêm thông tin dưới dạng các hướng dẫn cụ thể và các cách làm thế nào để công việc tốt hơn. − Sự khen thưởng và ghi nhận công việc: nhà lãnhđạo chỉ hài lòng khi nhân viên làm theo đúng những gì mà anh ta bảo. Các biến thể o Độc tài: Nhà quản trị tự mình quyết định tất cả, những người thực hành phải thực hiện dưới sự đe dọa, trừng phạt. o Chuyên chế: Nhà quản trị có một bộ máy chính quyền rộng lớn dưới quyền điều khiển của mình. o Quan liêu: Quyền uy của nhà quản trị có được là nhờ vào các quy chế mang tính thứ bậc trong hệ thống bộ máy chính quyền. 2.3.1.3 Ưu – nhược điểm Ưu điểm - Tạo tính ổn định, trật tự cao trong tổ chức - Nhà lãnhđạo sẽ trở thành một giáo viên tốt với đầy đủ năng lực và trình độ cho các nhân viên mới - Nâng cao tính hiệu lực trong quản lý - Trong những tình huống bất ngờ, bất chắc đòi hỏi phải đưa ra quyết định xử lý ngay, hoặc những bất đồng trong tập thể hay những tình huống gây hoang mang thì việc sử dụng phongcáchlãnhđạo này sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Nhược điểm - Hiệu quả công việc không cao khi không có mặt lãnhđạo - Gây tâm lý lo sợ cho nhân viên. Họ sợ chứ không phục người lãnhđạo cho nên làm việc không hết tâm => hạn chế năng lực làm việc - Kìm hãm, thậm chí dập tắt tính năng động và sáng tạo của nhân viên - Tạo không khí căng thẳng, ngột ngạt => ảnh hưởng đến kết quả công việc - Không tập trung được nhiều ý kiến, sáng kiến tốt. Các quyết định quản lý mang tính chủ quan duy ý chí nên tính khả thi công việc không cao. - Người lãnhđạo dễ nảy sinh tâm lý chuyên quyền, hách dịch, ảnh hưởng không tốt đến tổ chức. 2.3.1.4 Áp dụng - Sử dụng đối với các nhân viên mới, những người còn đang trong giai đoạn học việc. - Trong giai đoạn mới hình thành – giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnhđạo nên sử dụng phongcách độc đoán. - Cần độc đoán với những người ưa chống đối, không có tính tự chủ, thiếu nghị lực, kém tính sáng tạo. - Khi có sự bất đồng trong tập thể, trước sự thù địch, chia rẽ nội bộ, nhà quản trị cần phải áp dụng kiểu lãnhđạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực của mình. 2.3.1.5 Ví dụ thực tế Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể thấy phongcáchlãnhđạo độc đoán đã có một lịch sử lâu đời và được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên việc áp dụng phongcách này như một con dao hai lưỡi, nó có thể đem lại hiệu quả rất cao, thậm chí có thể vực dậy 1 tổ chức đang trên bờ vực thẳm của sự phá sản. Nhưng nó cũng có thể biến một tổ chức đang ăn nên làm ra phải dần tự đóng cửa. Một ví dụ điển hình trong việc sử dụng phongcách này là CEO Steve Jobs _ Apple. −Apple: là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, bang California. Giá trị sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ USD (2005) và có 14800 nhân viên ở nhiều quốc gia. Sản phẩm của Apple: máy tính cá nhân, điện thoại,phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Trong đó các sản phẩm nổi tiếng như: Apple Macintosh,máy nghe nhạc iPod, chương trình nghe nhạc iTunes, điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad. Apple là hãng điện thoại lớn thứ 3 trên thế giới (sau Nokia và Samsung). Biểu hiện độc đoán của Steve Jobs tại Apple: − Ông thường xuyên áp đặt những suy nghĩ khác người của mình lên người khác. Ông hay đưa ra những quyết định một cách độc đoán trong chớp mắt, khiến không ít lần Jobs làm mọi người phải ngạc nhiên sững sờ. Sự ra đời của chiếc máy iMac năm 1997 chính là minh chứng cho sự độc đoán của ông. Với ý tưởng kỳ lạ về thiết kế như quả cầu trong phim khoa học viễn tưởng, Jobs đã nhận được 38 lý do từ chối từ bộ phận kỹ sư, họ cho rằng ý tưởng này là không thể thực hiện được. Nhưng Jobs gạt phắt đi và khẳng định “ Tôi là tổng giám đốc và tôi nghĩ chúng ta làm được”. − Trước khi Jobs tiếp quản, khu công sở có một bầu không khí thoải mái.Các nhân vên thích đi loanh quanh hút thuốc và tán gẫu trong sân khu liên hiệp R&D.Vài nhân viên có vẻ tiêu phí hầu hết thời gian để ném thức ăn cho chó của họ. Jobs bắt buộc phải có những nguyên tắc mới. Ông ra lệnh là không cho hút thuốc tại bất cứ nơinào trong tổ chức. Rồi ông cấm chó vào công sở, lấy cớ vì chó bẩn thỉu và vài người dị ứng với nó. Các nhân viên đã rất bất bình và cho rằng Jobs không hiểu họ. Mọi ngườiđang nhận thức rằng Jobs có thể khẳng định uy quyền của mình ở bất cứ mặt nào trongcông ty. Mọi việc trong Apple đã, đang và sẽ đi theo tầm nhìn của nhà giám đốc độc đoán này, từ quy định cấm hút thuốc, cách nấu nướng có lợi cho sức khỏe đến việc biên tập những mẩu quảng cáo trên truyền hình. − Trước khi Jobs tiếp quản công ty, mọi người tại Apple rất thích tiết lộ bí mật. Họ làm vậy một phần vì công ty ít có sự tiếp thị. Họ cho rằng cách duy nhất để mọi người biết về nó là tự bản thân mình tiết lộ. Tuy nhiên, Jobs đi ngược lại hoàn toànnhững quan niệm đó và khăng khăng cách làm việc của mình. Đầu tiên, các nhân viênđã rất nổi giận và bất bình. Đây là tiền đề để Steve Jobs xây dựng nên luật im lặng- vănhóa công ty nổi tiếng của Apple. − Steve Jobs có thái độ rất khắt khe đối với nhân viên của mình, ông luôn đòi hỏi sự hoàn hảo đến từng chi tiết và không chấp nhận một sai sót nào dù là nhỏ nhất. − Jobs còn nổi tiếng với tính lạm quyền cá nhân, bởi ông có thể sa thải bấtcứ một nhân viên nào trong cơn nóng giận. Nhiều nhân viên cấp cao của ông tại Apple đã làm việc với Jobs nhiều năm liền, trong số đó một số người đã phải ngậm ngùi ra đi. Họ cho rằng, tuy Jobs tàn bạo, nhưng khi ở bên ông, họ chưa bao giờ làm việc tốt hơn thế. − Jobs cũng khét tiếng trong việc la hét các giám đốc và các nhân viên của công ty một cách không thương tiếc. Cựu giám đốc PR của Apple – bà Laurence Clavere khi được hỏi đã cư xử như thế nào với sếp của mình, đã trả lời rằng, trước khi bắt đầu cuộc họp với Jobs bà luôn ôm trong đầu ý nghĩ: “Tôi giả vờ như tôi đã chết”.Đồng thời lưu ý thêm: “ Làm việc với Jobs là một thách thức khủng khiếp, thú vị khủng khiếp và đôi khi cũng khó khăn khủng khiếp.” − Bên cạnh đó, Jobs còn là người nổi tiếng quá khắt khe với công đoàn, ông đã áp dụng nhiều biện pháp để đàm phán với đại diện công đoàn, như: dọa phá sản,thuê ngoài… để có thể đạt được những thỏa thuận có lợi. Chính vì vậy, không khí làm việc ở Apple luôn căng thẳng và nghẹt thở dưới áp lực của công việc và đòi hỏi nghiêm khắc từ vị giám đốc. Ưu điểm −Những đòi hỏi khắt khe của Jobs trong công việc, cùng với việc không ngần ngại sa thải bất kỳ nhân viên nào không đáp ứng đủ yêu cầu đã tạo sức ép lên nhân viên để bản thân họ phải thật sự cố gắng, không những hoàn thành công việc được giao mà còn phải hoàn thành một cách xuất sắc. Một người chỉ làm xuất sắc công việc được giao khi anh ta đứng trước áp lực về thời gian hoàn thành và yêu cầu cao về chất lượng công việc. −Trong giai đoạn sau khi Jobs về tiếp quản Apple, công ty đang trong tình trạng tuột dốc thảm hại, đội ngũ nhân viên kỷ luật thấp, không có nghị lực, thiếu tínhsáng tạo, bộ máy hoạt động quan liêu. Lúc này, chính cách điều hành độc đoán của Jobs đã đưa nhân viên đi vào khuôn khổ, mọi người làm việc trong một môi trườngchuyên nghiệp, tính kỷ luật cao và bộ máy công ty vận hành một cách hiệu quả nhất. −Việc tham gia và giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất của Steve Jobs góp phần giảm thiểu đến mức tối đa những sai sót, tiết kiệm được chi phí, tạo ra những sản phẩm tương đối hoàn hảo, mang tính vượt trội của Apple so với các đối thủ cạnh tranh. Nhược điểm − Không phải lúc nào Jobs cũng đúng. Việc ra những quyết định mang tính độc đoán mà không bàn bạc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của mọi người đã đưa Jobs đối mặt với những sai lầm chết người. Một ví dụ điển hình là vào trước 1985, trong khi các hãng máy tính sản xuất phần cứng khác ứng dụng phần mềm điều hành củaMicrosoft, thì Jobs lại khăng khăng tự nghiên cứu và sản xuất phần mềm điều hành riêng cho máy của mình. Tuy nhiên, khi sản xuất ra thì phần mềm đã lỗi thời so với các đối thủ cạnh tranh khác. − Việc áp đặt những suy nghĩ của mình lên người khác và đưa ra những quyếtđịnh mang tính độc đoán mà không bàn bạc và tham khảo ý kiến của bất kì ai, sẽ làm tăng tính rủi ro trong những quyết định, xác suất xảy ra sai lầm là rất lớn. −Việc Steve Jobs tự đưa quyết định và áp đặt ý kiến cho nhân viên khiến cho họ bất mãn và khó chịu vì ý kiến của mình không được tôn trọng. Hơn nữa, điều này làm cho họ cảm thấy nhà lãnhđạo không hiểu được tâm tư và nguyện vọng của họ, từ đó mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới ngày càng xa cách. Nhân viên không còn hứng thú đóng góp ý kiến cho công việc. Hậu quả là công ty bỏ phí nguồn ý tưởng sáng tạo dồi dào từ nhân viên của mình. −Việc đòi hỏi quá khắt khe của Jobs trong công việc sẽ tạo áp lực lớn lên nhân viên, khiến nhân viên dễ xảy ra tình trạng bị stress, không khí làm việc lúc nàocũng đầy căng thẳng, nhân viên đôi lúc sẽ không có được một môi trường làm việc thoải mái, hiệu quả làm việc bị giảm sút. −Việc Jobs can thiệp vào tất cả mọi công việc từ việc lớn nhất đến việc nhỏ nhất khiến nhân viên cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Hơn nữa, việc này cũng làm cho ông không có thời gian cũng như sự tập trung cần thiết để giải quyết những vấn đề quan trọng. −Phong cáchlãnhđạo độc đoán của Jobs làm cho ông có tầm ảnh hưởng quá lớn đối với Apple đến nỗi bất cứ một động tĩnh nào của ông cũng dẫn đến một hệ quả rất lớn đối với công ty, chẳng hạn như sau khi nghe tin ông bị ung thư thì ngay lập tức giá cổ phiếu của Apple giảm xuống nhanh chóng… Một nhà lãnhđạo độc tài khác nổi tiếng trong lịch sử có thể kể đến là Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng là vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc (vì ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu thời Chiến Quốc phân tán để thống nhất lập nên một đế quốc Trung Hoa rộng lớn). Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình. Tần Thủy Hoàng giữ ngôi từ năm 238 đến năm 210 trước Công nguyên; năm 246 TCN, lên ngôi, năm đó mới 13 tuổi và năm 238 TCN đích thân điều hành chính sự; ông dùng vũ lực thống nhất Trung Quốc và đã tiến hành một số cải cách có tính căn bản. Tần Thủy Hoàng cai trị một cách độc tài, không chú trọng đến nhân đức, ân nghĩa, trong một thời gian dài không tha tội cho ai, không để ý đến giáo hóa hoặc tuyên truyền cho dân thấu hiểu. Ông là người ương ngạnh bảo thủ, việc lớn hay nhỏ đều tự mình quyết định, mỗi ngày phê duyệt văn thư lên tới 60 cân, làm việc cực kỳ mệt nhọc.Tính tình của ông lại bướng bỉnh, gàn dở tự đắc, muốn gì được nấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mình, từng ra lệnh đốt kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày! Chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm. Tần Thủy Hoàng còn là nhà độc tài muốn đi ngược lại tạo hóa, sai người đi tìm thuốc để được trường sinh bất tử. Chính vì sự độc đoán của mình nên dười thời Tần Thủy Hoàng lòng dân phẫn nộ, xã hội bất yên. 2.3.2 Phongcách dân chủ 2.3.2.1 Khái niệm −Là phongcách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân để đưa ra những tác động đến những người dưới quyền. −Những nhà lãnhđạo sử dụng phongcách này thường tận dụng thời gian để thảo luận các vấn đề về kinh doanh. Điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc thảo luận sôi nổi? Nhân viên đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tin phản hồi, những giả định về thách thức và các chương trình đào tạo khi cần thiết. Nhà quản lý là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biến thành một cuộc tranh luận thực sự. Họ đóng vai trò như là một nhân tố đảm bảo cho các cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi nhân viên đều có cơ hội góp ý kiến. 2.3.2.2 Đặc điểm −Thường sử dụng hình thức động viên khuyến khích −Không đòi hỏi cấp dưới phục tùng tuyệt đối. −Thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền, thu hút, lôi cuốn cả tập thể vào việc ra quyết định, thực hiện quyết định. −Chú trọng đến hình thức tác động không chính thức, thông qua hệ thống tổ chức không chính thức. −Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ −Năng suất cao, kể cả không có mặt của lãnh đạo. −Cách thức giao tiếp: Giao tiếp hai chiều là quy tắc của các nhà lãnhđạo thuộc phongcách này. Nhà lãnhđạo sẽ dành rất nhiều thời gian để đặt câu hỏi và lắng nghe. Họ cùng hội thoại với nhân viên và chia sẻ các ý kiến của mình. Đặt ra những câu hỏi đúng tập trung vào vấn đề thảo luận và vẽ ra ý tưởng của mọi nhân viên là cách thức giao tiếp phổ biến nhất của họ. −Thiết lập mục tiêu: Sau khi thảo luận cặn kẽ, mục tiêu sẽ được thiết lập. Tận dụng sự thảo luận của nhiều người để kết nối những tài năng và kiến thức của từng nhân viên riêng lẻ để đạt được mục tiêu đề ra là phongcách của nhà quản lý này. −Ra quyết định: Quyết định chỉ được đưa ra sau khi có sự cộng tác và phối hợp của nhân viên. Cả nhà quản lý và nhân viên đều đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc xác định vấn đề, đánh giá sự lựa chọn và ra quyết định. − Kiểm soát việc thực hiện và cung cấp thông tin: Nhà lãnhđạo và nhân viên cùng kiểm soát quá trình thực hiện và thảo luận xem cần phải tiến hành những hành động nào. Công việc sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi cả hai bên cùng cởi mở và có những điều chỉnh khi thấy cần thiết. −Khen thưởng và ghi nhận công lao: Các nhà lãnhđạo ghi nhận những thành quả đóng góp của các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng với người khác và gợi mở ra những ý tưởng mới. 2.3.2.3 Áp dụng − Khi tập thể đã ở giai đoạn phát triển cao:Tập thể có bầu không khí đoàn kết, hòa đồng. − Đối với các thành viên sôi nổi, có tinh thần hợp tác và lối sống tập thể; những người có chính kiến riêng và tự tin nói ra chính kiến của mình. − Đối với những nhân viên lớn tuổi hơn. 2.3.2.4 Ưu, nhược điểm Ưu điểm −Khích lệ để đưa ra ý kiến, khích lệ tranh luận. −Phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ, tính sáng tạo của tập thể −Tạo cho cấp dưới sự chủ động cần thiết. −Quyết định của nhà quản trị thường được cấp dưới chấp nhận, ủng hộ và làm theo. Nhược điểm −Nếu thiếu sự quyết đoán, nhà quản trị có thể mất bản sắc, trở thành người theo đuôi cấp dưới, ba phải. −Quyết định chậm, bỏ lỡ thời cơ. −Nếu không có tài năng thực sự sẽ không dám chịu trách nhiệm cá nhân. −Dễ xảy ra tình trạng “dân chủ giả hiệu”. 2.3.2.5 Ví dụ thực tế Một ví dụ về thành công của việc áp dụng phongcáchlãnhđạo dân chủ là CEO Verwaayen _BT − BT Group là một công ty dịch vụ viễn thông đa quốc gia có trụ sở tại London, Anh. Nó là một trong những công ty dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới và có hoạt động tại hơn 170 quốc gia. Trong đó,BT Global Services là một nhà cung cấp chính các dịch vụ viễn thông cho khách hàng là các Doanh nghiệp và Chính phủ trên toàn thế giới; BT Retail là một nhà cung cấp hàng đầu về điện thoại băng thông rộng và truyền hình thuê bao dịch vụ trong Vương quốc Anh với hơn 18 triệu khách hàng.BT là công ty xếp hạng 27 trên sàn chứng khoán London. − Verwaayen được tuyển dụng làm giám đốc điều hành vào 2001. Lúc đó,BT đang ở trong tình trạng hỗn loạn. Ban lãnhđạo đã mất uy tín sau khi để công ty thất bại trong một vụ liên doanh quan trọng ở Mỹ và buộc Tập đoàn gánh vác các khoản nợ lên tới 30 tỷ bảng, một khoản nợ quá lớn khiến công ty buộc phải tổ chức một đợt phát hành quyền mua kỷ lục và từ bỏ Cellnet (một công ti điện thoại di động có tên gọi O2 hiện nay) đã từng là lĩnh vực kinh doanh phát triển nhanh nhất của công ty. Trong vòng năm năm, giá cổ phiếu của công ty tăng 35% trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2002 đến tháng 11 năm 2007, vượt xa mức tăng 26% của FTSE100 Index trong cùng thời gian. Cũng trong khoảng thời gian này, công ty công bố việc tăng trưởng của lợi nhuận trên một cổ phiếu trong vòng 20 quý liên tiếp. Biểu hiện phongcáchlãnhđạo dân chủ ở Verwaayen −Ông chủ định đưa sự cam kết gắn bó của nhân viên trở thành một phiến đá vững chắc cho một BT mới, vui mừng khi nhân viên đặt câu hỏi về phongcách quản lí hay lí luận của ông, luôn sẵn sàng đối diện với thử thách và công khai khuyến khích nhân viên sáng tạo, phá vỡ chuẩn mực cũ,cho họ cơ hội để thử nghiệm những điều mới lạ. Bằng chứng là ông đích thân trả lời từng email mà ông nhận được của nhân viên (thường là trong vòng một giờ). −Ông cho rằng: “Một chiến lược đưa ra là kết quả của việc mọi người cùng ngồi quanh bàn thảo luận.” −Ông nói : “Khi tôi mới bắt đầu gia nhập công ty… tôi đã đưa ra rất nhiều quyết định và ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu nhìn lại một tháng qua, thật khó có thể tìm thấy một quyết định do tôi đưa ra. Nhiệm vụ của tôi đảm bảo rằng những người khác đã đưa ra những quyết định đúng đắn… Điều bạn cần là một nền văn hóa mà ở đó mọi người đưa ra quyết định hợp lý càng sát với vấn đề càng tốt, trong cái nhìn tổng thể mà họ biết đó là quyết định cần thiết. [...]... KẾT LUẬN Từ việc nghiên cứu các phong cáchlãnhđạo ta thấy mỗi phong cáchlãnhđạo có đặc trưng riêng, có những điểm mạnh và hạn chế riêng Khó có thể tìm thấy một phong cáchlãnh đạoo duy nhất đúng trong mọi hoàn cảnh, ngay cả đối với phong cáchlãnhđạo dân chủ đã được rất nhiều nhà lãnhđạo và nhân viên đánh giá cao Điều này cho thấy nhà quản trị cần biết chọn lựa đúng phongcáchlãnhđạo tùy vào từng... Secrets of CEO – Steven Tappin và Andrew Cave (NXB Trẻ - 2009) Một ví dụ khác về thành công của phongcách này là CEO Bill Gate_ Microsoft Bill Gate là một nhà lãnhđạo điển hình của sự pha trộn nhiều phong cách: độc đoán, dân chủ và tự do,… Trong từng trường hợp, từng tình huống mà Bill Gate thể hiện các loại phong cáchlãnhđạo khác nhau Nó vừa tạo ra được sự uy quyền quyết đoán nhất định của 1 nhà quản... thành, lãnhđạo tự do đến nay là hình thức mạnh nhất và hiệu quả nhất − Nhà lãnhđạo theo phongcách tự do chỉ là người cung cấp thông tin, rất ít tham gia vào các hoạt động tập thể Sự có mặt của người lãnhđạo chủ yếu là để truyền đạt các thông tin và dữ kiện Quyền hành của người lãnhđạo rất ít được sử dụng − Với phongcáchlãnhđạo này, nhà lãnhđạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền tham gia ra... quyền quyết đoán nhất định của 1 nhà quản trị tài ba có nguyên tắc, vừa tham khảo ý kiến của các thành viên khác, phát huy được khả năng và tính sáng tạo của họ Tuy phongcách độc đoán chuyên quyền được ông thể hiện nhiều hơn cả nhưng phongcách tự do cũng được ông thể hiện khá độc đáo Điều này được thể hiện thông quacác cáchlãnhđạo của ông trong công ty.Ở Microsoft, sáng thứ bảy hàng tuần, Bill... những thời gian khác nhau và làm việc theo những giờ khác nhau mỗi ngày Điều này thể hiện rất rõ phongcáchlãnhđạo theo kiểu tự do của Bill Gate Ông luôn biết cách tạo cho nhân viên sự thoải mái cần thiết để họ phát huy được khả năng và sức sáng tạo đóng góp chung vào thành công cho công ty 2.3.4 So sánh các phongcáchlãnhđạo Độc đoán Dân chủ Tự do Bản chất Người lãnhđạo giữ mọi thẩm quyền và trách... Cromit lớn nhất thế giới Nó hoạt động tại 19 quốc gia trên khắp Châu Phi, Châu Á, Châu Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ Xstrata là công ty lớn thứ 16 trên sàn chứng khoáng London Phongcáchlãnhđạo của Davis − Davis mô tả phongcách quản lí của mình là :”nhanh chóng trong quy trình, đơn giản về thủ tục và lâu dài về giá trị, ông nói rằng Xstrata có một mô hình kinh doanh “độc đáo” dựa trên sự phân... việc cần giải quyết (tính cấp bách, mức độ phức tạp, tầm quan trọng của công việc) • Thực tiễn đã cho thấy, nhà lãnhđạo giỏi là người biết kết hợp đúng đắn các dạng phongcáchlãnhđạo phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể và biết thay đổi phongcáchlãnhđạo quen thuộc khi nó không còn phù hợp với sự phát triển của tổ chức và các thành viên MỤC LỤC ... mê của mình với nhiều phương thức quản lý hiệu quả khác Apple thực sự là một nơi tuyệt vời nhất mà bạn có thể làm việc và tận hưởng cuộc sống CEO Mick Davis_ Xstrata từng thành công trong việc sử dụng phongcách này Xstrata: là công ty khai thác mỏ toàn cầu có trụ sở tại Zug, Thụy Sĩ, có văn phòng đại diện ở Luân Đôn,Anh Xstrata là nhà sản xuất lớn: than (xuất khẩu lớn nhất thế giới vể nhiệt than đá),... sẻ thông tin với cấp dưới và không trù úm − Ông được đánh giá là người có công tạo ra môi trường dân chủ ở FPT nhờ kính trọng người tài và thực tâm lắng nghe các ý kiến ủng hộ cũng như phản đối 2.3.3 Phongcách tự do 2.3.3.1 Khái niệm − Lãnhđạo tự do là một hình thức tương đối tiên tiến của nghệ thuật lãnhđạo mà các nhà lãnhđạo mới không nên thử nghiệm Bởi nó đòi hỏi người lãnhđạo phải thật sự... tin hàng đầu Việt Nam sau 20 năm thành lập và hoạt động − Theo ông, bản sắc FPT được thể hiện ở 3 điểm chính: Tôn trọng dân chủ, tính tập thể và sự quan tâm đến từng con người − Dân chủ trong bản sắc phongcáchlãnhđạo của ông ở FPT nghĩa là: mỗi người đều được tham gia các quyết định, được nói lên ý kiến của minh, tự do tiếp cận lãnh đạo, lãnhđạo biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến trái ngược, chia . trở thành một nhà lãnh đạo thành công. CHƯƠNG II PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2.1 Khái niệm Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về phong cách lãnh đạo: − Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành. của họ. − Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, được biểu diễn bằng công thức : Phong cách lãnh đạo = Cá nhân x môi trường. Nói một cách đầy đủ, phong cách. hiển hiện phong cách lãnh đạo độc đoán nhưng trong hoàn cảnh khác môi trường khác thì lại chọn thể hiện phong cách lãnh đạo dân chủ hay tự do. Môi trường hoàn cảnh chi phối đến lựa chọn phong cách