c Yêu cầu về bảo vệ môi trường - Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải phát sinh bởi Dự án trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành; đáp ứng các điều kiện về
XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung về Dự án
- Đường huyện Kim Lương - Liên Hòa (ĐH.09, dài ~ 12,8km) là đường liên xã, đi qua các xã Kim Liên, Kim Tân, Đồng Cẩm, Liên Hòa Kết nối QL5 (Thôn Cổ Phục Nam - Kim Liên) - ĐT.390E - QL.17B với đường xã Liên Hòa Tuyến đường cắt qua sông Bằng Lai (Lý trình sông tại Km13+00) là ranh giới 02 xã Kim Liên, Kim Tân, hiện trạng có đặt 1 cầu phao tạm, đường nối tiếp hai bên cầu phao cũ địa phương đã cải tạo (năm 2020-2021) với quy mô mặt đường dải BTN rộng cơ bản 6m, nền đường rộng 7-8m Do đường cũ nhỏ hẹp, hạn chế bởi cầu phao tạm (cấm xe ô tô) dẫn đến việc lưu thông cho các xe ô tô đi qua đoạn tuyến bị gián đoạn (không thông tuyến), tạo sự phân cách, hạn chế giao thương cho 02 xã Kim Liên và Kim Tân, cũng như xe cộ từ
02 xã đi qua đoạn tuyến để ra ĐT.390E đối với xã Kim Liên hoặc ra QL.5 đối với xã Kim Tân Do đặc điểm trên nên hiện nay các xe ô tô đều phải lưu thông qua QL.5- QL.17B-ĐT.390E, dẫn tới kéo dài hành trình xe chạy và tạo nguy cơ ùn tắc, mất ATGT trên các quốc lộ và đoạn đường tỉnh nêu trên
- Vì vậy để đáp ứng yêu cầu đi lại ngày một tăng (đặc biệt là xe ô tô các loại) của người dân và các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực, tạo điều kiện thuận cho phát triển KT-XH trực tiếp 02 xã Kim Tân, Kim Liên nói riêng, huyện Kim Thành nói chung, cần thiết sớm đầu tư xây dựng cầu mới vượt qua sông thay thế cho cầu phao tạm Kim Tân – Kim Khê, tăng kết nối giao thông khu vực huyện Kim Thành với các QL.5, QL.17B và ĐT.390E, phù hợp với các quy hoạch đã duyệt của địa phương là rất cần thiết và cấp bách Dự án đã được UBND huyện Kim Thành phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 533/NĐ-UBND ngày 03/4/2024
- Về tính pháp lý của công tác ĐTM: Dự án này sẽ chiếm dụng diện tích đất lúa 2 vụ (khoảng 6.951 m 2 ) cần phải xin chấp thuận của Cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo Điều 58 (Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư) của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 Theo Điều 28, Điều 30 Luật BVMT số 72/2020/QH14; Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì dự án này thuộc đối tượng phải phải thực hiện công tác lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (Khoản 3, Điều 35 Luật BVMT số 72/2020/QH14)
- Về phạm vi của công tác ĐTM: Cho các hoạt động của dự án gồm có:
+ Giai đoạn chuẩn bị: bao gồm các nội dung chiếm dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và chuẩn bị mặt bằng thi công
+ Giai đoạn thi công: bao gồm các hoạt động thi công phần tuyến đường và thi công các hạng mục công trình phụ trợ; Tại dự án không bố trị trạm trộn BTXM, BTN
+ Giai đoạn khai thác vận hành: bao gồm hoạt động đưa tuyến đường đã xây dựng đi vào vận hành khai thác
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án
- UBND huyện Kim Thành là cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư dự án
- UBND huyện Kim Thành là cơ quan phê duyệt Dự án đầu tư
- Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Kim Thành là chủ đầu tư dự án
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch phát triển khác đã được phê duyệt có liên quan
1.3.1 Sự phù hợp của dự án với các quy hoạch
Dự án này hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch vùng và của địa phương cũng như các quy hoạch ngành, cụ thể như sau: a) Quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023 Trong quy hoạch đã đề cập việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh Hải Dương và huyện Kim Thành Theo quy hoạch sẽ cơ bản hoàn thiện mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm các trục ngang, trục dọc, hệ thống đường bộ đối ngoại và các đường vành đai đô thị, đảm bảo việc lưu thông đối ngoại cũng như lưu thông giữa các huyện được thuận tiện, an toàn b) Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Thành
Dự án này phù hợp với quy hoạch vùng của huyện Kim Thành:
Hình 0.1 Bản đồ vị trí tuyến dự án với QH vùng huyện Kim Thành
- Quy hoạch chung xây dựng vùng huyện Kim Thành đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 23/9/2021 và Quyết định số 2087/QĐ-UBND ngày 29/9/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch vùng huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đến năm
2030, tầm nhìn đến 2050 Vị trí, hướng tuyến dự án đã được xác định, cấp đường quy hoạch là đường cấp IV đồng bằng với Bmặt=8m, Bnền=9m; c) Quy hoạch sử dụng đất huyện Kim Thành
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Kim Thành đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số 4052/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 Hiện tại, kế hoạch sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Thành đã được đề cập tại quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 15/02/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương; Quyết định số 2259/QĐ-UBND ngày 16/10/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc bổ sung danh mục dự án, công trình vào kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của các huyện, thị xã, thành phố
- Trong quá trình thực hiện đầu tư dự án này, chủ dự án sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa 2 vụ của dự án
- Như vậy, dự án xây dựng tuyến đường tại dự án này là phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất của địa phương
*) Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư
- Dự án phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 23/09/2021 của UBND tỉnh Hải Dương và quyết định số 2087/QĐ-UBND ngày 29/9/2023 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch vùng huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050
- Dự án phù hợp với Chủ trương đầu tư đã được phê duyệt tại Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 03/4/2024 của UBND huyện Kim Thành
- Dự án phù hợp với Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 huyện Kim Thành
1.3.2 Mối tương quan của dự án với các dự án có liên quan
Dự án này có mối quan hệ mật thiết với dự án sau để tạo kết nối đồng bộ: Dự án đầu tư xây dựng cầu mới (Kim Liên – Kim Tân) vượt qua sông thay thế cho cầu phao Kim Tân – Kim Khê cũ, kết nối đường cũ đường huyện Kim Lương - Liên Hòa (ĐH-
09), đã xét đến tương lai mở rộng mặt đường huyện hiện trạng theo quy mô quy hoạch đường cấp III-Đồng bằng
- Các quy hoạch nằm trong khu vực dự án đã được nghiên cứu để đề xuất các hạng mục của Dự án không gây xung đột và phù hợp với các quy hoạch đã được duyệt này Do vậy, Dự án phù hợp với các quy định pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan đã được phê duyệt
- Các ý kiến của các cơ quan, cũng đã khẳng định sự phù hợp của dự án với các quy hoạch có liên quan Dự án cũng phù hợp với định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025 và quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Thành đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyêt
- Dự án này cũng phù hợp với Chiến lược BVMT quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022.
CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường
2.1.1 Các văn bản pháp lý
- Căn cứ liên quan đến công tác thực hiện ĐTM: o Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020 o Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường o Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Liên quan đến môi trường, sử dụng đất và các lĩnh vực có liên quan: o Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020 o Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 o Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 o Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 o Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21/LCT/HĐNN8 ngày 11/07/1989 o Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 o Luật Đa dạng Sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008 o Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 o Luật Phòng cháy và chữa cháy số số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 o Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 o Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 o Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2014 o Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH10 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa X kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 15/6/2004 o Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 và số 35/2018/QH14 ngày
20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch o Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/06/2013 o Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/06/2017 o Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi o Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi o Nghị định Nghị định số 01/2024/NĐ-CP của Chính phủ v/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày
03 tháng 9 năm 2013, Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016, Nghị định số 125/2018/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2018, Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021, Nghị định số 70/2022/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2022) o Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Đất đai; o Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; o Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; o Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; o Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về Giống cây trồng và vật nuôi; o Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông o Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy o Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải o Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước o Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất o Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường o Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12/08/2021 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ o Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 6/02/2018 của Bộ xây dựng Quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng o Quyết định 1639/QĐ-TTg ngày 19/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 o Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 23/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc Quy hoạch chung xây dựng vùng huyện Kim Thành đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định về điều chỉnh quy hoạch chung vùng huyện Kim Thành o Quyết định 14/2022/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương. o Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 21/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. o Quyết định số 16/2022/QĐ-UBND ngày 21/10/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương o Các văn bản khác có liên quan đến dự án
2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất
- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh công nghiệp
- QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng
- QCVN 02:2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
- QCVN 07/2016/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Các công trình hạ tầng kỹ thuật
- QCVN 41:2019/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ
- QCVN 01:2022/BQP - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về rà phá born mìn, vật nổ
- QCVN 18:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong xây dựng làm cơ sở đánh giá tác động về an toàn và có biện pháp đảm bảo an toàn
- TCVN 4054-2005 - Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế
- TCCS 41:2022/TCĐBVN - Tiêu chuẩn khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu
- TCCS 38:2022/TCĐBVN- Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế
- TCVN 9377:2012 - Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu
- TCVN 13567-1:2022 - Lớp mặt đường bằng hỗn hợp nhựa nóng - Thi công và nghiệm thu -phần 1: Bê tông nhựa chặt sử dụng nhựa đường thông thường
- TCVN 4055:2012- Tổ chức thi công
- TCVN 8859:2011 - Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu
2.1.3 Các tài liệu kỹ thuật tham khảo
- Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường): Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các Dự án phát triển Hà Nội, 2000
- Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường): Sổ tay ĐTM - tập 1 Hà Nội, 2009
- Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường): Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường - Công trình giao thông, Hà Nội, 2009
- Ngân hàng Thế giới (WB): Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường
- Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các nước đang phát triển
- Bộ Giao thông vận tải: Quy trình ĐTM khi lập dự án khả thi và thiết kế xây dựng các công trình giao thông vận tải, 22TCN242-98
- Tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu và chỉ dẫn quy trình đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (TCCS số 46:2022/TCĐBVN)
- Nhà xuất bản GTVT: Kỹ thuật Môi trường giao thông Tác giả Cao Minh Quý, Cao Trọng Hiền, Ngô Quang Dự, Trịnh Xuân Báu, 2019
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định liên quan về Dự án
- Quyết định số 533/QĐ-UBND ngày 03/4/2024 của UBND huyện Kim Thành về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng cầu Kim Liên - Kim Tân và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến đường huyện Kim Lương - Liên Hòa, huyện Kim Thành
- Nghị quyết số 51/NQ-HĐND ngày 02/4/2024 của Hội đồng nhân dân huyện Kim Thành về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 (lần 2);
- Các Biên bản làm việc giữa đơn vị Tư vấn thiết kế với đại diện UBND 02 xã (Kim Liên, Kim Tân) nơi tuyến đi qua về thống nhất danh giới, phạm vi tuyến đi qua địa bàn các xã; hiện trạng, giải pháp hoàn trả các công trình thoát nước; các giải pháp liên quan đến dự án cải tạo; GPMB và đổ vật liệu không thích hợp;
- Biên bản làm việc hiện trường về việc kiểm tra hiện trường, cung cấp chỉ tiêu CTTL thuộc dự án Xây dựng cầu Kim Liên - Kim Tân và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến đường huyện Kim Lương - Liên hòa, huyện Kim Thành;
- Công văn số 769/CV-KT ngày 15/5/2024 của Công ty TNHH MTV KTCTL Hải Dương V/v thống nhất nhiệm vụ công trình thủy lợi thuộc dự án Xây dựng cầu Kim Liên – Kim Tân và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến đường huyện Kim Lương – Liên Hòa, huyện Kim Thành;
- Văn bản số 1280/SNN-TL ngày 28/5/2024 của Sở NN& PTNN Hải Dương về việc ý kiến phương án thiết kế cầu qua kênh dẫn hạ lưu cống Bằng Lai thuộc dự án: Xây dựng cầu Kim Liên – Kim Tân và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến đường huyện Kim Lương - Liên Hòa, huyện Kim Thành;
- Văn bản số 05/KH-BQLDA ngày 17/5/2024 của chủ dự án về kế hoạch sử dụng tầng đất mặt đất lúa 2 vụ của dự án
2.3 Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ đầu tư tự tạo lập
Các tài liệu, dữ liệu do Chủ đầu tư tự tạo lập bao gồm:
- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án
- Khái toán dự toán TMĐT của dự án
- Tập bản vẽ thiết kế cơ sở công trình dự
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình; khảo sát địa hình; thủy văn của dự án
- Kết quả quan trắc, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường khu vực Dự án được thực hiện vào tháng 6/2024
- Kết quả tham vấn cộng đồng đối với UBND/UBMTTQ xã Kim Liên, xã Kim Tân, tham vấn trên cổng thông tin điện tử của Sở TN&MT và các đơn vị có liên quan
- Các số liệu, dữ liệu khác có liên quan đến nội dung của báo cáo ĐTM.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
*) Chủ dự án: Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Kim Thành
- Đại diện: Ông Phạm Hồng Thanh Chức vụ: Giám đốc Ban QLDA
- Địa chỉ: Thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
*) Cơ quan tư vấn lập báo cáo ĐTM: Trung tâm Khoa học công nghệ Môi trường giao thông
- Đại diện: Ông Ngô Quang Dự Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: Trường Đại học Giao thông vận tải, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 0904861468; Email: nqdu@utc.edu.vn
*) Cơ quan phối hợp thực hiện quan trắc và phân tích môi trường phục vụ công tác lập báo cáo ĐTM: Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ mới Hà Nội
- Người đại diện: Triệu Thị Vân; Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Phòng thí nghiệm mang mã số VIMCERT 238 (Theo Quyết định số 694/QĐ- BTNMT ngày 07/4/2022 của Bộ trưởng Bộ TN&MT)
Danh sách các thành viên của Chủ dự án và đơn vị tư vấn tham gia thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường của dự án được nêu dưới đây:
TT Họ và tên Chức vụ/ Chuyên ngành Nội dung phụ trách Chữ ký
I Chủ dự án: Ban QLDA ĐTXD huyện Kim Thành
1 Phạm Hồng Thanh Giám đốc Ban
Chỉ đạo và chịu tránh nhiệm chung
2 Nguyễn Văn Viết Chuyên viên Ban
Cung cấp tài liệu, Giám sát tiến độ thực hiện, kiểm tra những nội dung của báo cáo ĐTM
II Đơn vị tư vấn: Trung tâm Khoa học Công nghệ Môi trường giao thông
Khoa học trái đất/Tài nguyên và môi trường
Kỹ thuật Môi trường Chủ trì nhiệm vụ
Khoa học và công nghệ môi trường
Chủ trì thực hiện nội dung môi trường xã hội
4 ThS Vũ Văn Khoát Quản lý môi trường và phát triển
Chủ trì thực hiện nội dung môi trường tự nhiên
Cường Quản lý xây dựng Tham gia xây dựng và viết báo cáo ĐTM
Tham gia xây dựng và viết báo cáo ĐTM
Tham gia khảo sát hiện trạng và xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án
Tham gia khảo sát hiện trạng và xây dựng báo cáo ĐTM cho dự án
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
- Phương pháp danh mục: Phương pháp danh mục dùng để nhận dạng các tác động, tóm lược các nguồn gây tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải nêu trong Chương 3
- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này do Tổ chức Y tế thế giới và một số quốc gia thiết lập nhằm ước tính tải lượng khí thải và các chất ô nhiễm trong nước thải của Dự án Phương pháp này được áp dụng để dự báo tải lượng và nồng độ ô nhiễm tại Chương 3
- Phương pháp ma trận: Sử dụng trong việc liệt kê các hoạt động của việc thực hiện dự án với các nhân tố môi trường có thể bị tác động và đánh giá mức độ tác động của từng hoạt động cụ thể Phương pháp này được áp dụng trong Chương 3
- Phương pháp mô hình: Các phương pháp mô hình đã được sử dụng trong Chương 3, bao gồm: Dùng mô hình Gausse, Sutton để tính toán, dự báo và mô phỏng khả năng phát tán, mức độ tác động và phạm vi lan truyền bụi và các khí ô nhiễm
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp sử dụng để thu thập và xử lý những đánh giá, dự báo những tác động môi trường của dự án bằng cách tập hợp các câu hỏi và xin ý kiến đánh giá từ các chuyên gia tham vấn đối với các nội dung nhóm thực hiện ĐTM chưa nắm rõ về chuyên môn sâu Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong tất cả các chương mục của báo cáo
- Phương pháp thống kê: Sử dụng trong xử lý các số liệu của báo cáo Phương pháp thống kê được áp dụng để thống kê các số liệu về điều kiện khí tượng, hiện trạng môi trường khu vực dự án (Chương 2) và thống kê các số liệu tính toán, lượng hóa trong đánh giá tác động môi trường (Chương 3)
- Phương pháp so sánh đối chứng: Dùng để đánh giá hiện trạng và mức độ tác động trên cơ sở so sánh số liệu đo đạc hoặc kết quả tính toán với các giới hạn cho phép của các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Phương pháp này được áp dụng tại Chương
2 và Chương 3 của báo cáo
- Phương pháp điều tra xã hội: Điều tra, thu thập các thông tin, số liệu về tình hình kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trường liên quan đến dự án Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2 của báo cáo để thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực dự án
- Phương pháp đo đạc, khảo sát chất lượng môi trường: Nhằm đánh giá chất lượng môi trường khu vực dự án thông qua việc quan trắc, phân tích hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án Phương pháp này được sử dụng tại Chương 2 trong nội dung đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu trong phòng: Các phương pháp phân tích mẫu nước mặt, nước ngầm, đất và khí thải được trình bày tại Chương 2 và phân tích, xử lý các số liệu tính toán, dự báo trong Chương 3.
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1.1.1 Tên dự án và chủ đầu tư
- Dự án: Xây dựng cầu Kim Liên - Kim Tân và đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến đường huyện Kim Lương - Liên Hòa, huyện Kim Thành
- Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: UBND huyện Kim Thành
- Chủ đầu tư: Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Kim Thành
+ Đại diện: Ông Phạm Hồng Thanh; Chức vụ: Giám đốc
+ Địa chỉ: Thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
1.1.2.1 Vị trí của dự án
+ Điểm đầu tại cọc 2 (Km0+95,28) phía xã Kim Liên là tim đường huyện cũ (Bm/Bn=6/7m)
+ Điểm cuối tại cọc 33 (Km0+612,34) phía xã Kim Tân là tim đường huyện cũ (Bm/Bn=6/8m)
=> Tổng chiều đoàn tuyến thiết kế (cả vuốt nối vào đường cũ phía đầu và cuối đoạn tuyến) là: 517,05m (phía xã Kim Liên dài 272m, còn lại xã Kim Tân ~245,05m, theo danh giới 02 xã tại tim sông Bằng Lai)
+ Thiết kế phạm vi cầu BTCT nằm trên đoạn thẳng, chiều dài cầu tính từ hai đuôi mố (Km0+328,583 -:- Km0+412,783) là 84,20m, tim cầu (giữa sông) nằm về bên trái so với cầu Phao cũ và cách tim cầu Phao thép 16,38m
- Phạm vi thực hiện Dự án thuộc địa phần hành chính xã Kim Liên, xã Kim Tân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương Tuyến chủ yếu đi trên đất nông nghiệp Tọa độ của tuyến được trình bày trong Bảng sau
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm trên tuyến khu vực Dự án
Lý trình Tọa độ VN 2000 (m)
- Cao độ hiện trạng và cao độ thiết kế xây dựng xem them mục 2.1 Chương 2 Xem thêm Bản đồ hướng tuyến xem Hình 1.1 và Bình đồ thiết kế dư án (BV – 01; BV-
02) đính kèm phần Phụ lục
Hình 1.1 Hướng tuyến dự án
(Ghi chú: CT1 - Công trường; CT2 - Công trường)
1.1.2.2 Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội dọc theo tuyến đường dự án
- Một số hình ảnh thực tế trong quá trình khảo sát tuyến đường của dự án và các đối tượng kinh tế - xã hội trong khu vực dự án được thể hiện tại Hình 1.2;
Cầu phao cũ và vị trí xây cầu mới Khảo sát địa chất vị trí xây cầu
Khảo sát địa chất vị trí tuyến hai đầu cầu Đất nông nghiệp ven tuyến dự án
Hiện trạng đườn phía đầu cầu Đường giao với sản xuất nông nghiệp
Hình 1.2 Vị trí một số đối tượng tự nhiên trên tuyến
- Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trong khu vực dự án
+ Tuyến đường xây dựng không đi qua các khu sinh quyển cần bảo vệ, không có các khu di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng
+ Hệ thống đường giao thông: trong khu vực của dự án có các tuyến giao thông lớn và quan trọng như QL5, ĐT390E, QL17B
+ Cắt qua đất nông nghiệp trồng lúa 2 vụ với diện tích 6.591 m 2
+ Ảnh hưởng một phần đất ở của 2 hộ dân
+ Ảnh hưởng đến 2 cột điện, 7 cột viễn thông; 163 m đường ống cấp nước
+ Dự án cũng ảnh hưởng đến một số công trình thủy lợi phải cải mương
+ Cụm dân cư đầu tuyến dự án phía xã Kim Liên (Km0)
1.1.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án
1.1.3.1 Đất chiếm dụng vĩnh viễn
- Trên cơ sở sơ đồ tim quyến, phạm vi GPMB và đối chiếu với bản đồ địa chính với UBND xã Kim Liên (biên bản ngày 6/5/2024) và xã Kim Tân (biên bản ngày 8/5/2024) thì tổng diện tích đất dự kiến cần chiếm dụng vĩnh viễn của Dự án khoảng 14.108 m 2 , trong đó đất trồng lúa 2 vụ là 6.591 m 2 Có 1 hộ dân bị ảnh hưởng bởi đất ở (mất một phần và không phải tái định cư)
Bảng 1.2 Tổng hợp khối lượng giải phóng mặt bằng khu vực Dự án
TT Hạng mục Đơn vị
Khối lượng Kim Liên Kim Tân Tổng
5 Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt
6 Đất kênh mương (DTL, TL) m 2 34 830 864
7 Đất có mặt nước chuyên dùng (MNC) m 2 1.749 - 1.749
II CÔNG TRÌNH, HẠ TẦNG
1 Nhà lán tạm (lán cột chống, mái vẩy, lán tôn) m 2 124 - 124
3 Cột điện cáp viễn thông Cột 1 6 7
4 Cột điện H hạ thế Cột 1 - 1
5 Chiều dài tường xây (dcm; 2,5m≥
6 Đường ống nước sạch (Đoạn hai bên đường cũ) m 163 - 163
1 Cây ăn quả đường kính (30 - 40)cm Cây 13 - 13
2 Cây ăn quả (Xoài, vải, nhãn…) đường kính (10 - 20)cm Cây 36 - 36
3 Cây ăn quả (Táo, hồng xiêm…) đường kính ≤10cm Cây 10 - 10
Nguồn: Thuyết minh báo cáo NCKT và tổng mức đầu tư
1.1.3.2 Đất chiếm dụng tạm thời
- Diện tích chiếm dụng tạm thời cho dự án khoảng 1.500 m 2 phục vụ làm công trường tại 02 vị trí (hai phía đầu cầu); diện tích này chủ dự án sẽ làm các thủ tục mượn tạm của chủ sở hữu của dân và sẽ hoàn trả mặt bằng hiện trạng sau khi thi công xong (nếu có) Hiện trạng là đất vườn, đất trống
1.1.4 Mục tiêu của dự án
Tăng cường kết nối giao thông QL.5 - ĐT.390E - QL.17B, tăng khả năng khai thác tuyến đường, phát huy hiệu quả khai thác mạng đường sản xuất sẵn có của 2 xã Kim Tân, Kim Liên; rút ngắn hành trình xe cộ tại khu vực khi đi ra QL.17B, QL.5 và ngược lại, từ đó góp phần giảm áp lực gây ùn tắc giao thông cho QL.17B QL.5, và ĐT.390E (hiện nay mặt đường các tuyến tại khu vực này nhỏ hẹp, tương đương quy mô cấp V, IV châm trước) Đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác quỹ đất nông nghiệp, đất dân cư mới dọc hai bên tuyến đường huyện; đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH tại khu vực
- Nhóm dự án: Dự án nhóm C
- Loại, cấp công trình: Công trình giao thông, cấp III
- Số bước thiết kế: 2 bước
1.1.6 Quy mô, tiêu chuẩn kĩ thuật
- Căn cứ theo quy hoạch vùng huyện Kim Thành, Đầu tư tuyến cầu đường theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng (Bn=9m); Định hướng tương lai theo quy mô hoàn thiện là đường cấp III-ĐB (Bnm) (TCVN 4054:2005), tốc độ thiết kế là 60 Km/h.
CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
1.2.1 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình chính
1.2.1.1 Phạm vi nghiên cứu của dự án
- Tổng chiều đoàn tuyến thiết kế (cả vuốt nối vào đường cũ phía đầu và cuối đoạn tuyến) là 517,05m (phía xã Kim Liên dài 272m, còn lại xã Kim Tân ~245,05m, theo danh giới 02 xã tại tim sông Bằng Lai) theo quy mô đường cấp IV-ĐB (Bn=9m); Định hướng tương lai theo quy mô hoàn thiện là đường cấp III-ĐB (Bnm)
+ Điểm đầu tại cọc 2 (Km0+95,28) là tim đường huyện cũ (Bm/Bn=6/7m), giáp dân cũ cả hai bên (phía xã Kim Liên)
+ Điểm cuối tại cọc 33 (Km0+612,34) là tim đường huyện cũ (Bm/Bn=6/8m), giáp mương nội đồng cả hai bên (phía xã Kim Tân)
- Thiết kế phạm vi cầu BTCT nằm trên đoạn thẳng, chiều dài cầu tính từ hai đuôi mố (Km0+328,583 -:- Km0+412,783) là 84,20m, tim cầu (giữa sông) nằm về bên trái so với cầu Phao cũ và cách tim cầu Phao thép 16,38 (theo TCVN11823-2017)
1.2.1.2 Giải pháp xây dựng a) Thiết kế bình đồ: Phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng của dự án, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cấp đường thiết kế (trước mắt là đường cấp IV-ĐB, tương lai là đường cấp III-ĐB) và hạn chế tối đa khối lượng GPMB, không ảnh hưởng khu mộ xây tập trung, nhà ở chính hộ dân giáp đường cũ; Phù hợp với mạng lưới giao thông khu vực, đáp ứng các điều kiện để phát triển cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, yêu cầu quản lý sông Bằng Lai b) Thiết kế cắt dọc: Trắc dọc, cao độ mặt đường được thiết kế hài hoà giữa các yếu tố đường cong bằng và các yếu tố đường cong đứng, đảm bảo xây dựng các công trình trên tuyến, đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế theo các quy phạm hiện hành, đảm bảo êm thuận trong quá trình vận hành xe và đảm bảo giảm thiểu khối lượng đào đắp cũng như khối lượng các công trình phụ trợ khác Ngoài ra đối với đoạn đường nâng cấp cải tạo đường cũ tận dụng tối đa mặt đường cũ cao độ mặt đường thiết kế đảm bảo chiều dày kết cấu tăng cường theo tính toán và khối lượng bù vênh mặt đường cũ nhỏ nhất Khớp nối hiện trạng các điểm khống chế đầu tuyến, dự án tiếp giáp; các vị trí nút giao; yêu cầu đối với cầu vượt sông)
(Xem thêm bản vẽ Thiết kế trắc dọc BV-03 tại phần Phụ lục) c) Giải pháp thiết kế cầu Kim Liên - Kim Tân
- Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT DƯL và BTCT theo tiêu chuẩn TCVN 11823:2017
- Tải trọng: Hoạt tải HL93, tải trọng người đi bộ 3x10-3 Mpa
- Động đất cấp 7, có hệ số gia tốc nền a=0,1265 (vùng lớn nhất tại huyện Kim Thành theo TCVN 9386:2012)
- Mực nước thiết kế: H1%=+1,21m (Lấy theo kết quả tính toán thủy văn)
- Sông thiết kế không thông thuyền
- Sông không có cây trôi
- Cầu nằm trong đường cong đứng bán kính R@00m
- Cầu nằm trên đường thẳng
- Phạm vi thiết kế cầu: Từ lý trình Km0+320.396 -:- Km0+420.637
- Chiều dài toàn cầu (tính theo khoảng cách đuôi mố), Lc,2m
- Mặt cắt ngang cầu gồm 5 phiến dầm I BTCT DƯL đúc sẵn L$m, chiều cao dầm H=1,45m, khoảng cách giữa các dầm a=2,4m Có 02 trụ trong lòng sông
- Độ dốc ngang cầu hai mái i=2,0% được tạo dốc bằng xà mũ mố, trụ (theo phương vuông góc với tim tuyến)
- Kết cấu mặt cầu: Lớp bê tông nhựa chặt dày 7cm Tưới dính bám tiêu chuẩn 0,5kg/m 2 Lớp phòng nước dạng phun Lớp BT bản mặt cầu 30MPa dày 20cm (chỗ mỏng nhất) Khe co dãn dạng thép răng lược, gối cầu bằng cao su cốt bản thép Lan can, tay vịn bằng hợp kim nhôm
(Xem thêm bản vẽ Thiết kế cầu BV-10-12 tại phần Phụ lục)
+ Mố cầu kết hợp hầm chui bằng BTCT, móng đặt trên hệ cọc khoan nhồi D=1,0m Trụ cầu dạng cột BTCT, móng đặt trên hệ cọc khoan nhồi D=1,0m
+ Giải pháp thiết kế tường chắn: Thiết kế tường chắn hộp hai đầu cầu bằng BTCT, mỗi đầu cầu bố trí 01 đoạn tường chắn chiều dài đoạn tường chắn mỗi bên L,5m, bề rộng toàn tường chắn B,0m Tường chắn bằng BTCT 30Mpa Móng tường chắn đặt trên hệ cọc BTCT 35x35cm
+ Kết cấu mặt đường xe chạy trên tường chắn: Lớp bê tông nhựa chặt dày 7cm Tưới dính bám tiêu chuẩn 0,5kg/m 2 Lớp phòng nước dạng phun
(Xem thêm bản vẽ Thiết kế trụ BV-13 tại phần Phụ lục)
+ Gia cố lòng sông bằng tấm ốp BTXM 16Mpa, chân khay BTXM 16Mpa Chiều dài gia cố mỗi bên 50m
+ Cao độ thiết kế đỉnh mái 2 phía xã Kim Liên và xã Kim Tân: +1,65 (cao độ Quốc gia, tương ứng +1,51 theo hệ cao độ thủy lợi)
+ Kết cấu gia cố lòng sông: Mái đê có hệ số mái m 1/1,5 được gia cố bằng tấm ốp BTXM 16Mpa đặt trên lớp vữa xi măng M100 dày 2cm Chân khay BTXM 16Mpa được đặt trên nền móng gia cố cọc tre dài L=3m với mật độ 25 cọc/m 2
(Xem thêm bản vẽ BV-05 tại phần Phụ lục) d) Mặt cắt ngang đường hai đầu cầu (đường huyện):
- Đường dẫn 2 bên đầu cầu thiết kế phù hợp với bề rộng mặt cầu mới, quy mô hoàn thiện với Bm/Bn/12m (Bmặt = 7m; Blề gia cố = 2x2 =4m; Blề đất2 x 0,5 = 1,0) và hiện trạng đường cũ vuốt nối Mặt cắt ngang đường thiết kế theo quy mô đường cấp IV-ĐB (Bm/Bn=7/9 m)
+ Nhánh 1: Mặt đường cũ BTN rộng 6m, dốc ngang 2 mái 2%
+ Nhánh 2: Mặt đường rộng 3-5m, dốc ngang 2 mái 2%
+ Nhánh 3: Mặt đường rộng 4m, dốc ngang 2 mái 2%
+ Nhánh 4 và 5: Mặt đường rộng 4m, dốc ngang 2 mái 3%
(Xem thêm bản vẽ BV-04 tại phần Phụ lục) đ) Thiết kế nền đường:
- Nền thường thông thường: Xử lý đào đất không thích hợp (hữu cơ, bùn…) nền đắp cát đen đầm chặt K95, lề đường và mái taluy đắp bao bằng đất chiều dày 1,0m với độ dốc 1/1,5; lớp nền thượng tiếp giáp đáy kết cấu áo đường đắp bằng đất đồi độ chặt K98
- Nền đường đất yếu: Xử lý nền yếu bằng các giải pháp bấc thấm phù hợp với kết quả khảo sát địa chất và đảm bảo yêu cầu về lún, ổn định e) Kết cấu móng, mặt đường:
- Áp dụng tiêu chuẩn mặt đường cấp cao A1 bằng hỗn hợp bê tông nhựa chặt (BTNC) cường độ mặt đường yêu cầu đối với đường dẫn 02 bên cầu (đường huyện): Đề xuất chọn Ey/c ≥ 140 Mpa (Lấy tối thiểu theo cấp tương lai, tra bảng 10, TCCS 38: 2022/TCĐBVN)
- Các đường nhánh 2,3, mặt đường sử dụng 1 lớp BTN, áp dụng tiêu chuẩn đường GTNT loại A (áp dụng tải trọng đường tính toán xe ô tô 8T), đề xuất chọn Ey/c ≥ 120 Mpa (Lấy theo cấp đường tối thiểu bảng 10, TCCS 38: 2022/TCĐBVN)
- Các nhánh 4,5, mặt đường dải 01 lớp cấp phối đá dăm loại II (Áp dụng đường không có xe trục lớn hơn 6000 Kg - GTNT loại C)
+ Kết cấu mặt đường (KC1) - Áp dụng đối với đoạn làm mới và mở rộng gồm :5 cm bê tông nhựa C16/ Tưới dính bám 0,5Kg/m 2 ; 7 cm bê tông nhựa C19/ Tưới thấm bám 1,0Kg/m2; 17 cm cấp phối đá dăm loại 1; 32 cm cấp phối đá dăm loại 2; 30 cm đất đồi đầm chặt K98; 50 cm cát đen tối thiểu đầm chặt K95
+ Kết cấu mặt đường (KC2) - Áp dụng trên đoạn tăng cường trên mặt đường cũ bao gồm: 5 cm bê tông nhựa C16/ Tưới dính bám 0,5Kg/m 2 ; 7 cm bê tông nhựa C19/ Tưới thấm bám 1,0Kg/m 2 ; 17 cm cấp phối đá dăm loại; lớp bù vênh bằng cấp phối đá dăm loại 1, 2
+ Kết cấu mặt đường (KC3) - Áp dụng trên nhánh 2 và 3 (phía xã Kim Liên) bao gồm : 7 cm bê tông nhựa C16; Tưới thấm bám 1,0Kg/m 2 ; 15 cm cấp phối đá dăm loại 1; 18 cm cấp phối đá dăm loại 2; 50 cm cát đen đầm chặt K98; 30 cm cát đen tối thiểu đầm chặt K95
+ Kết cấu mặt đường (KC4) - Áp dụng trên nhánh 4 và 5 (phía xã Kim Tân) bao gồm:
18 cm lớp móng cấp phối đá dăm loại 2; 30 cm cát đen đầm chặt K95
+ Vuốt nối đường ngang của địa phương vào tuyến đường huyện: Lớp mặt BTN C16 dày 7cm; Tưới thấm bám 1,0Kg/m 2 ; Lớp cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm/nền đường cũ g) Hoàn trả đường dân sinh
NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất của dự án
1.3.1.1 Khối lượng Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất
- Tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu của dự án được tổng hợp từ thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư của dự án, được thể hiện tại Bảng sau
Bảng 1.3 Bảng tổng hợp khối lượng
TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng
I CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT
1 Khối lượng đào tận dụng đắp cho dự án m 3 3.038
2 Khối lượng đào đổ không thích hợp m 3 7.034
III ĐÀO LỚP ĐẤT MẶT HỮU CƠ ĐẤT LÚA 2 VỤ m 3
1 Khối lượng đào lớp đất hữu cơ bề mặt 0,25m m 3 1.977,3
2 Tận dụng để đắp lề đường và trồng cây xanh và hoàn nguyên môi trường m 3 1.977,3
Nguồn: Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và khái toán TMĐT công trình
- Bóc tách từ hồ sơ thiết kế cơ sở ước lượng khối lượng phụ gia betonite phục vụ công tác khoan cọc nhồi các mố, trụ cầu khoảng 32 tấn (với định mức betonite sử dụng khoảng 39,26kg/1m 3 dung dịch)
1.3.1.2 Nguồn cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất a Mỏ cát đắp, cát xây, đá các loại, đất đồi…:
- Vị trí: Mua tại các bãi tập kết vật liệu nằm tại bãi sông Rạng (khu vực Phà Giải, cống Bằng Lai…) thuộc địa phận xã Ngũ Phúc, Kim Đính, huyện Kim Thành Hoặc tại một số bến bãi ven sông Kinh Môn trên địa bàn huyện Kim Thành
- Chất lượng vật liệu đảm bảo yêu cầu dự án Khả năng cung cấp đáp ứng nhu cầu của dự án Điều kiện khai thác, vận chuyển thuận tiện, cự ly vận chuyển từ bãi tập kết đến khu vực dự án 80%
3 Máy cắt uốn cốt thép 6 > 80%
5 Máy đầm bê tông, dầm dùi 8 > 70%
7 Máy khoan bê tông cầm tay 6 > 80%
8 Máy lu bánh thép tự hành 2 > 80%
TT Tên máy móc, thiết bị Số lượng
23 Các máy móc, thiết bị khác…
Nguồn: Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
1.3.2 Nguồn cung cấp điện, nước
1.3.2.1 Nguồn điện, nước cung cấp cho hoạt động thi công a Nguồn nước cấp cho hoạt động thi công
- Nguồn nước được lấy từ nguồn nước cấp (đơn vị thi công sẽ làm việc với đơn vị có chức năng để thỏa thuận về việc lấy nước phục vụ trong thi công và sinh hoạt) Ngoài ra, nước sinh hoạt cũng có thể được mua bằng téc nước phục vụ sinh hoạt trong công trường
- Đối với việc thi công công trình: Nước dùng chủ yếu cho công tác trộn bê tông, rửa lốp xe và tưới nước làm ẩm chống bụi gần khu vực thi công Dự án và trong công trường
- Đối với sinh hoạt của công nhân thi công: Lượng nước sinh hoạt được sử dụng hàng ngày được căn cứ theo định mức nước áp dụng cho công nhân xây dựng ngoài hiện trường theo là 120l/người Như vậy, lượng nước sử dụng cho mỗi công trường khoảng 6m 3 /ngày ứng với 50 công nhân (02 công trường) b Nguồn điện cấp cho hoạt động thi công
- Chủ dự án và đơn vị thi công sẽ làm việc với cơ quan quản lý điện lực của huyện Kim Thành để thỏa thuận về việc cung cấp nguồn điện sử dụng cho việc thi công dự án Công trường cũng bố trí máy phát điện dự phòng phục vụ điều hành công việc Chủ dự án và nhà thầu thi công sẽ làm việc hoàn thiện các thủ tục với đơn vị quản lý điện của địa phương
1.3.2.2 Nguồn điện, nước cung cấp trong giai đoạn vận hành
- Nguồn điện cấp cho chiếu sáng dọc tuyến được lấy từ điện lưới Quốc gia, qua các trạm biến áp cung cấp đến khu vực của dự án Chủ dự án sẽ làm việc hoàn thiện các thủ tục với đơn vị quản lý điện, nước của địa phương.
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH
- Dự án hoàn thành sẽ được bàn giao lại cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, khai thác và bảo trì công trình bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt; đảm bảo quy định của quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và kế hoạch bảo trì được giao
Tổ chức về ATGT dọc tuyến xem thêm bản vẽ BV 19 phần phụ lục.
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
1.5.1 Thực hiện giải phóng mặt bằng
- Trong phạm vi GPMB toàn bộ đất đai sẽ được thu hồi, các công trình nhà cửa, vật kiến trúc và cây cối hoa màu sẽ phải di chuyển để xây dựng tuyến đường và các công trình liên quan
- Công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện bởi Ban đền bù GPMB cấp huyện để lên phương án giải phóng mặt bằng cho dự án trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai Chủ Dự án có trách nhiệm đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời các tài liệu cần thiết và kế hoạch về tiến độ Dự án
- Các chi phí thực hiện công tác GPMB sẽ được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của HĐND, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Sau khi hoàn tất công tác thu hồi đất, địa phương sẽ bàn giao mặt bằng cho Dự án để thực hiện xây dựng các hạng mục công trình
- Rà phá bom mìn trong phạm vi mặt bằng thi công: Theo Nghị định 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, công tác điều tra, khảo sát là hoạt động bắt buộc nhằm thu thập các thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ và phải được thực hiện trước khi lập dự án, hạng mục rà phá bom mìn vật nổ
1.5.2 Biện pháp tổ chức thi công chủ đạo phần đường
- Bao gồm các công việc như: Giải phóng mặt bằng, lập bãi tập trung vật liệu và xe máy, xây dựng lán trại
- Thăm dò hiện trường dự án, khu vực xung quanh: Công tác xác định các trở ngại như các công trình ngầm, họp với những cơ quan chức năng có các công trình cắt ngang (đường bộ, mương thoát nước và dây điện), khảo sát đất (thăm dò, khoan, mỏ đất và bãi đổ) và xem xét môi trường (các công trình chung quanh, nước ngầm, nước uống, nước phục vụ nông nghiệp) nằm trong hạng mục này
- Khảo sát để chuẩn bị: Trước khi thi công, cần lập ra các điểm mốc tọa độ, cắm cọc tim đường và cắm cọc tham khảo Cần xem xét đến khả năng khảo sát bổ sung khi cần chỉnh tuyến, đặc biệt tại những khu vực cầu có địa hình thay đổi phức tạp
- Thiết kế các công trình phụ tạm: Công trình phụ trợ là những công trình, thiết bị được mang đến hiện trường trong thời gian thi công Vì là công trình tạm nên chỉ được lắp đặt càng đơn giản càng tốt nhưng phải bảo đảm tính an toàn và hiệu quả cho dự án Sau đây là sơ lược về những công phụ trợ
+ Văn phòng hiện trường, phòng thí nghiệm và nhà kho: Vị trí và số lượng cần được xác định theo điều kiện thi công và theo gói thầu Cần tối ưu hóa bằng cách phối hợp những chức năng khác nhau Nhìn chung, diện tích cần thiết là từ 2 đến 3 lần diện tích tòa nhà
+ Nơi ở: Nơi ở cho công nhân cần được cung cấp theo kế hoạch huy động Cần tuân theo luật lệ địa phương về vị trí, kết cấu, diện tích sử dụng và độ an toàn
+ Trạm trộn cấp phối và bê tông: Trong trường hợp bê tông, cấp phối và những vật liệu khác được cung cấp trong lán trại, cần lắp đặt sao cho thích hợp cùng với nguồn cung cấp điện
+ Cung cấp điện nước, xử lý thoát nước cho khu vực thi công: Cần bảo đảm điện, ánh sáng, cung cấp nước cho việc thi công, vv… Chất lượng nước cần được kiểm tra tùy theo mục đích sử dụng Cần xử lý thoát nước hợp lý
+ Kho vật liệu và máy móc: Vật liệu như cấp phối, các khối bê tông, v.v… cần được che chắn trong khu vực lán trại Cần bảo đảm đường vận chuyển đến khu vực thi công Vật liệu cần được lưu trữ dưới mái che hoặc được che đậy bằng tấm phủ nhựa khi cần thiết
- Trang thiết bị an toàn: Trang thiết bị an toàn là những mục cần thiết cho thi công Ví dụ về thiết bị / vật liệu an toàn bao gồm: biển báo, 48ang rào, thiết bị điều khiển giao thông, đèn, thiết bị xử lý bụi, xử lý nước và bể lắng cát
- Trong quá trình xây dựng công trình các nhà thầu thi công sử dụng đường liên xã, đường huyện hiện hữu, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật để đưa máy móc và vật tư thiết bị vào công trường Phạm vi dự án ngắn, Tận dụng đường cũ làm đường ra vào thi công thuận lợi do đó không phải bố trí đường công vụ nội tuyến phục vụ thi công Để đảm bảo giao thông tạm kết nối xã Kim Liên và Kim Tân trong quá trình thi công thì phạm vi đường cũ phía Kim Liên dẫn ra cầu Phao giữ nguyên làm đường đảm bảo giao thông tạm để điều tiết giao thông từ xã Kim Liên xuống cầu Phao sang xã Kim Tân Phía xã Kim Tân làm đường tạm bên phải tuyến đường chính của dự án có quy mô theo tiêu chuẩn đường TCVN 10380:2014 đường cấp C; Bm/Bn=2/3m Kết cấu mặt đường cấp phối đá dăm loại 1 dày 18cm, dự phòng 10cm bù vênh sửa chữa trong quá trình đảm bảo giao thông
- Đối với đường công vụ ngoại tuyến, tận dụng hệ thống đường Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và các đường lân cận hiện có trong phạm vi dự án để chuyên chở vật liệu trong quá trình thi công dự án Tuy nhiên nếu sử dụng hệ thống đường giao thông hiện hữu do cấp huyện, xã hoặc địa phương quản lý, Nhà thầu cần có phương án thiết kế hoàn trả lại nền mặt đường và công trình trên tuyến tối thiểu bằng quy mô đường hiện hữu cho địa phương nếu có hư hỏng
1.5.2.2 Thi công nền đường đắp thông thường
- Trước khi thi công phải dọn dẹp mặt bằng, chặt đào gốc cây,…
TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.6.1 Tiến độ thực hiện Dự án
- Dự kiến tiến độ thực hiện dự án được xác định cơ bản như sau:
+ Phê duyệt chủ trương đầu tư: 03/4/2024
+ Phê duyệt báo cáo NCKT: Quý III/2024
+ Khảo sát và thiết kế kỹ thuật - thi công: Quý III/2024
+ Thực hiện xong đền bù GPMB: Quý IV/2024 – Quý I/2025
+ Khởi công xây dựng: Quý VI/2024
+ Thi công xây dựng: Quý IV/2024 – Quý IV/2025 (12 tháng) + Hoàn thành và bàn giao công trình: Quý IV/2025
- Công tác thi công chủ đầu tư dự kiếnđồng loạt triển khai theo phương thức thi công cuốn chiếu Ở thời điểm này, chủ đầu tư dự kiến thi công đồng loạt, gồm 2 mũi: + Mũi thi công số 1 phía xã Kim Liên
+ Mũi thi công số 2 phía xã Kim Tân
- Để phù hợp với địa hình thực tế, lựa chọn phương án bố trí mặt bằng thi công và hướng thi công phía xã Kim Tân là chủ yếu, do có mặt bằng tương đối rộng để làm bãi đúc, lán tạm, vị trí xa dân cư, đường tiếp cận từ phía QL.17B-ĐT.390E rất thuận lợi
(Xem thêm bản vẽ BV-20 tại phần Phụ lục)
- Tổng mức đầu tư: 74.917.000.000 đồng (Bằng chữ: Bảy mươi tư tỷ, chín trăm mười bảy triệu đồng)
- Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh và ngân sách huyện
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án
1.6.3.1 Quản lý và thực hiện
- Chủ đầu tư: Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Kim Thành
- Tư vấn lập Dự án đầu tư: Liên danh tư vấn Công ty CP tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương - Công ty CP tư vấn quy hoạch và thiết kế xây dựng Hải Dương
1.6.3.2 Trình tự thực hiện a) Giai đoạn Chuẩn bị đầu tư
- Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Kim Thành lập Dự án đầu tư đồng thời lập báo cáo ĐTM với sự tư vấn của Trung tâm KHCN Môi trường giao thông
- Sau khi có Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, chủ đầu tư sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu lập thiết kế BVTC và phê duyệt theo quy định và thực hiện các công việc khác để đủ điều kiện khởi công xây dựng b) Giai đoạn thi công xây dựng
- Thi công xây dựng dự kiến sẽ gồm 2 mũi thi công đồng loạt
- Các công tác khác có liên quan đến thi công sẽ được tổ chức thực hiện theo đúng các quy định hiện hành
- Chủ đầu tư sẽ lập Kế hoạch QLMT với sự tư vấn của Tư vấn môi trường bao gồm chi tiết hóa các biện pháp giảm thiểu và thực hiện các công trình bảo vệ môi trường đã được đề cập trong báo cáo ĐTM sau khi được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Đồng thời lập các chỉ dẫn kỹ thuật về môi trường làm cơ sở cho các đơn vị thi công xây dựng Kế hoạch Quản lý môi trường của mình Nội dung này sẽ được công khai theo quy định của Luật BVMT số 72/2020/QH14 Trong quá trình thi công, Chủ dự án sẽ chỉ đạo và cam kết các Nhà thầu thi công sẽ thực hiện các biện pháp BVMT theo Kế hoạch Quản lý môi trường đã được phê duyệt, thực hiện quan trắc, giám sát môi trường trong suốt quá trình thi công của dự án và gửi báo cáo trình Ban QLDA ĐTXD huyện Kim Thành, báo cáo tới các cơ quan quản lý theo quy định
Hình 1.3 Sơ đồ thực hiện dự án trong giai đoạn thi công c) Giai đoạn vận hành, khai thác Dự án
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ được bàn giao lại cho cơ quan và các đơn vị chức năng quản lý, khai thác và bảo dưỡng tuyến đường, hạ tầng đi kèm
Ban QLDA ĐTXD, UBND Huyện Kim Thành
- Thực hiện công tác kiểm tra;
- Thực hiện việc đào tạo và áp dụng các biện pháp giảm thiểu môi trường;
- Hành động để bảo vệ môi trường
Tư vấn môi trường độc lập
- Kiểm tra việc thực hiện môi trường
- Lập báo cáo quan trắc, giám sát môi trường
Tư vấn Giám sát dự án
- Thực hiện tư vấn giám sát kỹ thuật
- Kiểm tra các vấn đề an toàn thi công trong quá trình thực hiện dự án
Sở TN và MT Hải Dương
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNGMÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
- Tuyến Dự án nghiên cứu thuộc địa phận xã Kim Liên và xã Kim Tân, huyện Kim Thành Dự án được đầu tư xây dựng mới, các đoạn tuyến xây mới chủ yếu đi qua khu vực đất nông nghiệp
Xem them tọa độ vị trí tuyến được trình bày tại Bảng 1.1 Chương 1
Ghi chú: Xem phần bản vẽ bình đồ sơ đồ tuyến và bình đồ thiết kế tại các bản vẽ số BV-01 -04 phần Phụ luc và Hình 1.1 Chương 1
2.1.1.2 Điều kiện địa chất, địa hình a Đặc điểm địa hình - địa mạo
- Khu vực xây dựng dự án có địa hình đồng bằng, bị chia cắt bởi hệ thống mương thủy lợi Phía xã Kim Liên, cụm dân cư nằm giáp dự án, phía xã Kim Tân nằm xa dự án Đoạn sông Bằng Lai bắc cầu qua là đoạn sông tương đối thẳng nối tiếp với đoạn sông cong phía 02 đầu
- Phía xã Kim Liên, địa hình trên cạn, dọc bên phải đường huyện là dãy dân cư cũ, mật độ xây dựng thưa, cao độ nền nhà cũ đạt +1,70m đến +1,90m Dọc bên trái là dải đất vườn cây, mương nội đồng, xen kẹp một số lán tạm, cao độ mặt nền đạt từ +0,90 đến +1,15m Đáy mương, ao đạt từ +0,40 đến -0,50m
- Phía xã Kim Tân, địa hình trên cạn thuần túy là đất lúa, xen hệ thống mương nội đồng Cao độ mặt ruộng đạt +1,35 đến +1,70m Giáp đầu cầu phao và đường huyện, khu ruộng trũng đạt +1,23 đến +1,25m, giáp đầu cầu phao cũ (thẳng theo tim phao) là khu mộ xây cũ, cao độ nền từ +2,14m đến 2,36
- Cao độ vai sông phía bờ xã Kim Liên đạt từ +1,22m đến +1,45m và phía bờ xã Kim Tân đạt từ + 1,40m đến +1,60m Cao độ đáy sông từ -2,00m đến -3,10m, mái lòng sông thoải, kéo dài, phần đáy sông hẹp
- Địa hình: Mặt bằng khu vực xây dựng đi qua đất trồng cây, lúa, áo cá, mương nội đồng…,không có những thay đổi lớn về địa hình Đặc điểm địa hình tuyến nằm gần các tuyến kênh, mương và sông Bằng Lai nên thuận lợi cho việc tiêu thoát nước mặt đường;
- Khu vực dự án có hệ thống giao thông đối ngoại rất thuận lợi (QL.5, QL.17B, ĐT.390E), tương lai gần có kết nối với đường trục Đông – Tây huyện Kim Thành (hiện tại đang triển khai giai đoạn 1)
- Trong khu vực không có các công trình phải phá bỏ, di chuyển lớn (Nhà dân, đền chùa ); ngoài đất giao thông, thủy lợi cũ, khu vực dự kiến xây dựng chủ yếu chiếm dụng vào một phần đất trồng cây lâu năm, đất lúa và một phần đất nuôi trồng thủy sản… nên thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng khu vực xây dựng dự án
- Nhìn chung điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực, thuận lợi cho xây dựng và sản xuất, có nhiều ưu thế để phát triển
- Khu vực dự án xây dựng nằm cách ĐT.390E khoảng 0,75km (về phía Nam, xã Kim Tân), mặt bằng giáp đầu cầu phía xã Kim Tân thuần túy là khu đất trũng, nằm xa khu dân cư…vì vậy thuận lợi cho việc bố trí bãi đúc và xe máy, thi công công đi từ phía ĐT.390E đi vào dự án Tại vị trí xây dựng nằm xa nguồn cấp điện, cấp nước sạch… do vậy khi thi công xây dựng phải chủ động mua nước sạch về bể chứa nước tại công trường; sử dụng máy phát điện tại chỗ hoặc xây dựng tuyến dây dẫn điện đấu nối với đường điện hiện có phía khu dân cư xã Kim Liên, đi qua sông cấp cho khu vực bãi đúc, lán tạm giáp cầu phía xã Kim Tân
- Vị trị xây dựng cầu không ảnh hưởng đến cầu phao cũ, nên quá trình thi công cho phép sử dụng cầu phao cũ để đảm bảo giao thông tạm tại khu vực (sử dụng cho người đi bộ, xe máy, xe đạp đi qua – Duy trì như cũ) b Đặc điểm địa chất, địa tầng
- Căn cứ vào Báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình do Công ty Cổ phần tư vấn Quy Hoạch và TKXD Hải Dương thực hiện, số liệu khoan địa chất (khoan máy 02 vị trí, ký hiệu HK1 (khoan sâu 17m), HK2 (khoan sâu 60m) ….; Cấu trúc địa tầng trong phạm vi khảo sát bao gồm các lớp đất mô tả thứ tự từ trên xuống như sau:
Lớp 1: Bùn đáy sông màu xám đen lẫn hữu cơ và tạp chất;
Lớp 2: Bùn sét pha màu xám nâu, xám đen, xám xanh, xen kẹp cát, hữu cơ; Lớp 3: Sét pha màu xám, xám nâu, xám xanh trạng thái dẻo chảy xen kẹp cát; Lớp 4: Sét pha màu xám ghi, trạng thái dẻo mềm;
Lớp 5: Sét pha màu nâu đỏ, xám vàng, trạng thái dẻo cứng;
Lớp 6: Cát pha màu xám vàng, trạng thái dẻo;
Lớp 7: Cát hạt trung màu xám vàng, xám ghi, trạng thái chặt vừa;
Lớp 8: Cát hạt nhỏ màu xám vàng, xám nâu, trạng thái chặt vừa;
Lớp 9: Sét pha màu xám, xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo mềm;
Lớp 10: Cát hạt mịn màu xám nâu, trạng thái chặt, xen kẹp hữu cơ;
Lớp 11: Cát hạt trung màu xám trắng, xám vàng, xám xanh, trạng thái chặt lẫn sỏi sạn;
Lớp 12: Đá cát kết hạt mịn màu nâu, xám nâu, phong hóa yếu; b Nhận xét và Kiến nghị:
- Địa tầng khảo sát gồm 12 lớp, bề dày và diện phân bố khá rõ ràng, cấu trúc địa tầng và tính chất cơ lý từng lớp từ trên xuống dưới như sau:
+ Lớp đất 1 - Bùn đáy sông màu xám đen lẫn hữu cơ và tạp chất không có ý nghĩa làm nền móng chỉ dùng làm mặt bằng xây dựng;
+ Lớp đất 2 - Bùn sét pha màu xám nâu, xám đen, xám xanh, xen kẹp cát, hữu cơ; R0 = 0,39 kG/cm 2 E0 = 12,0 kG/cm 2 N30= 01
+ Lớp đất 3 - Sét pha màu xám, xám nâu, xám xanh trạng thái dẻo chảy xen kẹp cát; R0 = 0,71 kG/cm 2 E0 = 40,0 kG/cm 2 N30= 03
+ Lớp đất 4 - Sét pha màu xám ghi, trạng thái dẻo mềm; R0 = 0,99 kG/cm 2 E0 64,0 kG/cm 2 N30= 04
+ Lớp đất 5 - Sét pha màu nâu đỏ, xám vàng, trạng thái dẻo cứng; R0 = 1,23 kG/cm 2 E0 = 162,0 kG/cm 2 N30= 12,0
+ Lớp đất 6 - Cát pha màu xám vàng, trạng thái dẻo; R0 = 1,11 kG/cm 2 E0 43,0 kG/cm 2 N30= 05
+ Lớp đất 7 - Cát hạt trung màu xám vàng, xám ghi, trạng thái chặt vừa; R0 1,13 kG/cm 2 E0 = 81,0 kG/cm 2 N30= 12,0
+ Lớp đất 8 - Cát hạt nhỏ màu xám vàng, xám nâu, trạng thái chặt vừa; R0 = 1,29 kG/cm 2 E0 = 140,0 kG/cm 2 N30= 19,0
+ Lớp đất 9 - Sét pha màu xám, xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo mềm; R0 0,95 kG/cm 2 E0 = 45,0 kG/cm 2 N30= 06
+ Lớp đất 10 - Cát hạt mịn màu xám nâu, trạng thái chặt, xen kẹp hữu cơ; R0 1,71 kG/cm 2 E0 = 170,0 kG/cm 2 N30= 31,0
+ Lớp đất 11 - Cát hạt trung màu xám trắng, xám vàng, xám xanh, trạng thái chặt lẫn sỏi sạn; R0 = 1,97 kG/cm 2 E0 = 234,0 kG/cm 2 N30= 37,0
+ Lớp đất 12 - Đá cát kết hạt mịn màu nâu, xám nâu, phong hóa yếu, đây là lớp cuối cùng của địa tầng khảo sát, lớp có chiều dày chưa xác định khi hết chiều sâu khoan RN = 339,2 kG/cm 2 R’N = 245,1 kG/cm 2 KM= 0,72
Theo điều kiện địa chất công trình nêu trên sẽ cần lưu ý: Trong thiết kế cần dựa vào quy mô và tải trọng của công trình mà đưa ra phương án móng cho phù hợp đảm bảo an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng./ c Địa chất thủy văn
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC DỰ ÁN
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường
2.2.1.1 Hiện trạng môi trường qua các năm
- Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương [9] và một số bài báo nghiên cứu (tài liệu đã liệt kê ở mục tài liệu tham khảo); Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng cầu vượt sông Kinh Môn và đường dẫn nối nút giao lập thể với Quốc lộ 5 đã được phê duyệt tại QĐ số 2401/QĐ-UBND ngày 30/10/2023 và báo cáo ĐTM dự án Đường trục Đông - Tây, huyện Kim Thành, đoạn từ và nút giao lập thể với Quốc Lộ 5 tại xã Kim Xuyên đến bùng binh xã Ngũ Phúc tại QĐ số 3011/QĐ-UBND ngày 09/11/2022; Báo cáo ĐTM Dự án nút giao lập thể được phê duyệt tại quyết định số
247/QĐ-UBND ngày 30/01/2024 và Báo cáo ĐTM dự án đường trục Đông Tây được
Bộ TN&MT phê duyệt tại quyết định số 840/QĐ-BTNMT ngày 01/4/2024) thì môi trường của khu vực dự án như sau: Môi trường nước mặt cơ bản đạt chất lượng theo QCVN 08:2023/BTNMT Môi trường nước ngầm đáp ứng QCVN 09:2023/BTNMT, một số vị trí có ô nhiễm chỉ tiêu Fe ở mức độ nhẹ Môi trường không khí cơ bản đáp ứng QCVN 05:2023/BTNMT, một số thời điểm có chỉ tiêu bụi, tiếng ồn tổng số ở khu vực gần trục đường giao thông, công trình xây dựng là vượt ngưỡng
2.2.1.2 Kết quả hiện trạng phân tích môi trường khu vực dự án
- Các thành phần môi trường khảo sát bao gồm: Điều kiện vi khí hậu khu vực và
Chất lượng không khí, ồn, rung: 2 vị trí; Chất lượng nước mặt: 1 vị trí; Chất lượng đất: 1 vị trí; Chất lượng trầm tích: 1 vị trí
- Thời gian lấy mẫu, đo đạc được thực hiện tháng 6/2024 Tại thời điểm lấy mẫu, đặc điểm thời tiết: Trời nắng nóng, gió nhẹ, không mưa Hiện trạng khu đất dự án: Dự án chưa tiến hành hoạt động tại hiện trường Vị trí các điểm lấy mẫu, đo đạc, các thông số quan trắc, ký hiệu các điểm quan trắc, lấy mẫu được trình bày tại Bảng sau đây:
Bảng 2.8 Mô tả các điểm quan trắc, thu mẫu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án
TT Ký hiệu Mô tả vị trí quan trắc Tọa độ VN2000
1 Không khí xung quanh, tiếng ồn, độ rung
-KK3 Điểm đầu tuyến tại phía đầu cầu xã Kim Liên 2314951,769 607133,464 Nhiệt độ, Độ ẩm, Tốc độ gió, hướng gió, áp suất, Độ rung, Tiếng ồn (Leq), Bụi TSP,
KK6 Điểm cuối tuyến ại phía đầu cầu xã Kim Tân 2315479,706 607085,762
- NM1 Nước mặt vị trí sông Bằng
Lai chỗ xây cầu 2315230,436 607148,518 pH, TSS, BOD5, COD, Amoni (theo N), Fe, Ni, Zn, Tổng dầu mỡ, Coliform, E.Coli
- Đ1 Mẫu đất nông nghiệp tại khu vực đất lúa Đồng (Cu), Chì (Pb), Kẽm (Zn), Fe, As
- TT1 Trầm tích vị trí sông Bằng
Lai chỗ xây cầu 2315230,436 607148,518 Đồng (Cu), Chì (Pb),
Vị trí các điểm quan trắc, thu mẫu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trên sơ đồ tuyến dự án được thể hiện tại Hình 2.1
Hình 2.1 Vị trí các điểm quan trắc, thu mẫu trên sơ đồ tuyến dự án c Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh
- Tại các thời điểm quan trắc trời nắng nhẹ, ít mây, gió vừa Vị trí quan trắc môi trường không khí được mô tả tại Bảng 2.8 và Hình 2.1 nêu trên Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh của khu vực dự án được thể hiện tại Bảng sau
Bảng 2.9 Hiện trạng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án
STT Thông số Đơn vị KK1 KK2 KK3
4 Hướng gió - Tây Tây Tây -
8 Tổng hạt bụi lơ lửng (TSP) àg/Nm³ 84,6 88,3 85,0 300
STT Thông số Đơn vị KK4 KK5 KK6
4 Hướng gió - Tây Tây Tây -
8 Tổng hạt bụi lơ lửng (TSP) àg/Nm³ 84,5 88,7 86,1 300
- QCVN 05: 2023/ BTNMT (TB 1h) ⁽²⁶⁾ ⁽²⁷⁾: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí - Trung bình 1 giờ; ⁽²⁶⁾QCVN 26:2010 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
⁽²⁷⁾QCVN 27: 2010/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- KK1, KK2 và KK3: Mẫu không khí điểm đầu tuyến tại Km0+000 lúc 8 giờ 30 phút; KK2 lấy mẫu lúc 10 giờ 30 phút, và KK3 lấy mẫu lúc 13 giờ 30 phút ngày 12/6
- KK4, KK5,KK5: Mẫu không khí điểm gần cuối tuyến KM1+319 lúc 9 giờ 10 phút; KK5 lúc 10 giờ 40 phút; KK6 lúc 14 giờ 40 phút ngày 12/6.
*) Nhận xét: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án cho thấy các chỉ tiêu ô nhiễm gồm bụi, SO2, NO2, CO đều nằm trong GHCP khi so sánh với QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí (trung bình 1 giờ) Độ rung tất cả các vị trí quan trắc đều nằm trong GHCP khi so sánh với QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí khu vực dự án còn khá tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm, chưa chịu tác động nhiều từ các nguồn thải của các hoạt động kinh tế - xã hội khác xung quanh khu vực dự án d Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt
- Tại các thời điểm quan trắc trời nắng nhe, ít mây, gió vừa Vị trí thu mẫu nước mặt được mô tả tại Bảng 2.8 và Hình 2.1 nêu trên Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt của khu vực dự án được thể hiện tại bảng sau đây
Bảng 2.10 Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án
STT Thông số Đơn vị NM1
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 8,4 ≤ 15
4 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) mg/L 4,27 ≥ 5,0
5 Nhu cầu oxy sinh hóa BOD₅ mg/L 5,9 ≤ 6
6 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/L 27,2 ≤ 15
7 Amoni (NH₄⁺ tính theo N) mg/L 1,02 0,3
14 Tổng dầu mỡ mg/L 3.000 xecd/ngày đêm và đường cấp IV là >500 xecd/ngày đêm
- Giả thiết rằng, các xe con sử dụng nhiên liệu là xăng, còn các xe khác sử dụng nhiên liệu Diesel; Tháng trung bình có 30 ngày; Các nhóm xe khách nhỏ, xe tải nhẹ, xe tải trung có trọng lượng < 3,5 tấn; Các nhóm xe khách lớn và xe tải nặng có trọng lượng từ 3,5 ÷