BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG Chuyên đề: Ký và điểm chỉ theo quy định của Luật Công chứng – Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lưu trữ hồ sơ công chứng
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC
-BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN
KỸ NĂNG CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG
Chuyên đề: Ký và điểm chỉ theo quy định của Luật Công chứng – Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lưu trữ hồ sơ công chứng.
Họ và tên:
Sinh ngày
Số báo danh:
Lớp:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Trang 2MỤC LỤC
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
2.Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
3.Cơ cấu của bài báo cáo
II Nội dung
Chương I Quy định của pháp luật về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
Chương II Thực tiễn áp dụng pháp luật về ký và điểm chỉ trong văn bản công chứng
Chương III Nguyên nhân thực hiện việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lưu trữ hồ sơ công chứng
1 Nguyên nhân
2 Giải pháp, kiến nghị
III Kết luận
IV Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao dịch về dân sự, kinh tế và thương mại luôn có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tính phức tạp Cùng với
đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguy cơ xảy ra tranh chấp trong các giao dịch này cũng ngày một gia tăng Khi đã xảy ra tranh chấp, thì các vấn đề phát sinh mà hậu quả của nó chính là việc làm mất thời gian, chi phí, gây tổn hại đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân tham gia giao kết, đồng thời gây mất ổn định trong xã hội Vì những lý do đó, việc công chứng hiện nay đòi hỏi Nhà nước phải
có những biện pháp hữu hiệu để quản lý cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các tổ chức và của công dân khi tham gia giao dịch
Kể từ khi Luật Công chứng được ban hành, hoạt động công chứng nói chung, và việc công chứng các hợp đồng, giao dịch về dân sự, kinh tế, thương mại nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ Các hoạt động giao dịch được kiểm soát, các tranh chấp, khiếu kiện ít xảy ra hơn, giảm gánh nặng cho Tòa án và giúp
xã hội ổn định hơn rất nhiều Trong đó trách nhiệm của công chứng viên là chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; mà một trong phương thức để xác định những thỏa thuận của các bên đương sự có phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của họ hay không, các thỏa thuận, giao dịch có nhằm che giấu bất kỳ một mục đích nào khác hay không là việc yêu cầu các bên tham gia thỏa thuận, giao dịch thực hiện việc ký và điểm chỉ vào văn bản công chứng
Việc ký và điểm chỉ trong văn bản công chứng và chứng thực được quy định tại Luật công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch Theo điều Luật và Nghị định trên, người yêu cầu công chứng, chứng thực, người làm chứng, người phiên dịch phải ký hoặc điểm chỉ hoặc ký và điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên, người thực hiện chứng thực tùy theo mỗi trường hợp được yêu cầu, đề nghị Tuy nhiên, không phải tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch nào cũng hiểu hết ý nghĩa của việc ký tên và điểm chỉ trong văn bản công chứng này
Vì vậy, việc nghiên cứu về việc Ký và điểm chỉ theo quy định của Luật
Công chứng – Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lưu trữ hồ sơ công chứng hiện
nay không những góp phần làm rõ về ý nghĩa của điều Luật này mà còn có nguyên nhân quan trọng là giúp cho người yêu cầu công chứng nhận thức được quyền lợi
và trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về công chứng Bên cạnh đó, các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về lưu trữ hồ sơ công chứng để pháp luật về công chứng ngày càng được hoàn thiện và còn giúp xác lập lại hệ thống Quy định của pháp luật về nghề công chứng
Trang 42 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
2.1 Mục đich nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu, phân tích để làm rõ về các quy định của pháp luật
về yêu cầu ký và điểm chỉ trong văn bản công chứng;
Đưa ra đánh giá thực tế về thực tiền thực hiện và tầm quan trọng của việc
ký và điểm chỉ trong hoạt động công chứng hiện nay tại các tổ chức hành nghề công chứng Từ các tình hình thực tế đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lưu trữ hồ sơ công chứng nhằm đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao giá trị pháp lý của văn bản công chứng; giúp nghề công chứng ngày càng vững chắc cũng như nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, nâng cao uy tín của công chứng viên, góp phần tôn vinh nghề công chứng trong xã hội
2.2 Nhiệm vụ
Từ Luật Công chứng 2014, tìm hiểu và đưa ra được các quy định về việc ký tên và điểm chỉ trong văn bản công chứng và thực tiễn thực hiện quy định này tại các tổ chức hành nghề công chứng Từ đó, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lưu trữ hồ sơ công chứng nhằm hoàn thiện các quy định của Luật Công chứng, góp phần vào sự phát triển của nghề công chứng nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung
2.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Luật Công chứng 2014, các Thông tư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng và tình hình thực hiện quy định này tại các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi
cả nước (chú trọng tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)
3 Cơ cấu của bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài báo cáo gồm 03 phần chính:
1 Quy định của pháp luật về ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về ký và điểm chỉ trong văn bản công chứng
3 Nguyên nhân thực hiện việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lưu trữ hồ sơ công chứng
Trang 5II NỘI DUNG CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KÝ, ĐIỂM CHỈ TRONG
VĂN BẢN CÔNG CHỨNG
Tham gia vào giao dịch dân sự là một trong những quyền của công dân, được Nhà nước đảm bảo sự bình đẳng và công bằng Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều cá nhân vì hạn chế của mình nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giao kết giao dịch dân sự ví dụ như người bị hạn chế năng lực hành vi, người bị khiếm thính, người không biết chữ Với những đối tượng bị hạn chế trong quá trình tham gia giao dịch dân sự như thế này thì pháp luật có những quy định riêng nhằm đảm bảo quyền công dân của họ, giúp họ đảm bảo việc tự do tham gia vào các giao dịch mình mong muốn
Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào quy định, giài thích cụ thể khái niệm “điểm chỉ” Do vậy, theo cách hiểu bất thành văn từ trước đến nay thì “điểm chỉ” (hay còn gọi là lăn tay) được hiểu là việc một người “ký tên” của mình bằng cách dùng ngón tay của mình đã có mực lăn trên văn bản, giấy tờ cần ký đồng thời với việc ký tên hoặc thay cho ký tên khi không có khả năng ký tên được
Như đã nói trên, việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng và chứng thực
đã được quy định tại Điều 48 Luật Công chứng 2014 như sau:
1 Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng
2 Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào
Trang 63 Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng
Như vậy, theo Điều luật này có thể thấy hợp đồng công chứng chỉ có điểm chỉ sẽ có hiệu lực nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc do không biết ký Các trường hợp khác thì người yêu cầu công chứng phải ký hoặc thực hiện đồng thời cả ký và điểm chỉ Đồng thời, thông thường thì người có yêu cầu công chứng và người có liên quan (làm chứng, phiên dịch) phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch dân sự tại văn phòng công chứng Tuy nhiên, trường hợp những đối tượng này không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký thì có thể điểm chỉ để thay thế việc ký Ngoài ra, việc điểm chỉ
có thể được thực hiện song song cùng với việc ký tên nếu công chứng di chúc, hoặc người yêu cầu công chứng đề nghị, hoặc công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KÝ VÀ ĐIỂM CHỈ
TRONG VĂN BẢN CÔNG CHỨNG
Đã được quy định rõ ràng tại Luật Công chứng 2014 thì Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch Trong đó, tính hợp pháp nghĩa là không trái với các quy định pháp luật Tính xác thực được chia thành các cấp độ bao gồm:
- Xác định đúng người: Nghĩa là xác định đúng người yêu cầu công chứng thông qua giấy tờ tùy thân của họ Đồng thời, xác định họ phải trong trạng thái tinh thần thoải mái, tự nguyện, không chịu bất kỳ một sức ép nào từ phía bên ngoài và họ hoàn toàn ý thức được hậu quả việc làm của mình
- Xác định đúng việc: Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đó
- Xác định đúng bản chất thực của hợp đồng, giao dịch: Công chứng viên phải xác định xem những thỏa thuận của các bên đương sự có phản ánh
Trang 7đúng ý chí, nguyện vọng của họ hay không, các thỏa thuận này có nhằm che giấu bất kỳ một mục đích nào khác hay không
Trong tình hình hoạt động công chứng thực tế hiện nay, thì phương pháp đặt ra để xác định đúng người, đúng việc, đúng bản chất thực của các hợp đồng, giao dịch sẽ được thực hiện bằng cách nào luôn là vấn đề to lớn đối với mỗi công chứng viên Và được sự hướng dẫn từ Luật công chứng 2014 thì ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng là một trong những nguyên tắc hành nghề mà các công chứng viên luôn phải kiểm soát chặt chẽ khi có yêu cầu công chứng, chứng thực
Theo quy định tại Điều 48 của Luật Công chứng 2014, ta có thể thấy các trường hợp điểm chỉ trong văn bản công chứng được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Thay thế cho việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký
- Có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong trường hợp công chứng di chúc: kết hợp vừa ký vừa điểm chỉ Để củng cố cho điều này, tại Điều
634 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Trường hợp người lập di
chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất
là hai người làm chứng Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc” Như vậy, theo Bộ luật Dân sự thì điểm chỉ là một trong những
cách thức mà người lập di chúc có thể lựa chọn trong trường hợp người lập di chúc có khả năng ký tên hoặc là bắt buộc trong trường hợp người lập không ký được nhưng vẫn có thể điểm chỉ được, còn theo Luật Công chứng việc điểm chỉ có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong lập di chúc
- Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng: Trong các văn bản, giấy tờ khác, nếu các đương sự muốn xác nhận mình hoặc những người khác cùng tham gia quan hệ pháp luật đó thì cũng có thể yêu cầu công chứng viên cho các bên cùng điểm chỉ vào văn bản
- Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng: Trong một số trường hợp cần xác thực người tham gia hợp đồng, giao dịch công chứng viên yêu cầu các bên tham gia hợp đồng giao dịch thực hiện đồng thời việc ký và điểm chỉ nhằm đảm bảo quyền
và lợi ích cho người yêu cầu công chứng
Trang 8Việc điểm chỉ trong văn bản công chứng, chứng thực được quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực
chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định: “Trường hợp người yêu cầu
chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ, nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.”.
Theo quy định trên, có thể thấy trong hoạt động công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch việc điểm chỉ cũng được thực hiện thay cho việc ký nếu người yêu cầu chứng thực không thể ký được Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng 2014 thì việc điểm chỉ phù hợp phải thỏa mãn các điều kiện
- Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải
- Trường hợp không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái
- Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào
Lý do mà pháp luật quy định về điểm chỉ có thể thay thế cho việc ký hoặc đồng thời với việc ký tên trong các văn bản, giấy tờ là vì theo các công trình nghiên cứu khoa học hiện nay, dấu vân tay mỗi người đều khác nhau Không thể
có chuyện hai người có dấu vân tay giống nhau Mặc dù Luật Công chứng quy định các trường hợp có thể được điểm chỉ thực hiện đồng thời với việc ký, nhưng trên thực tế các tổ chức hành nghề công chứng thường đề nghị người yêu cầu công chứng thực hiện đồng thời việc điểm chỉ cùng với việc ký trong hầu hết các hợp đồng giao dịch Lý do mà các tổ chức hành nghề yêu cầu điểm chỉ như vậy là để đảm bảo hơn việc xác thực người tham gia hợp đồng giao dịch, bởi không ít trường hợp các bên sau khi ký vào hợp đồng, giao dịch nhưng sau đó vì lý do, mục đích nhất định đã chối bỏ, phủ nhận chữ ký của mình nên xảy ra tranh chấp khởi kiện đến Tòa án Để có căn cứ chứng minh Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định chữ ký, cơ quan giám định lấy chữ ký trong văn bản công chứng, chứng thực, chữ ký mẫu hiện tại và thu thập các chữ ký mà người phủ nhận đã ký trước đó thì kết quả cho thấy ít có trường hợp cho ra kết quả chữ ký trùng khớp bởi lẽ không phải ai cũng thường xuyên ký tên của mình vào văn bản, mặc dù những người tham gia giao dịch đều khẳng định là của chính người phủ nhận chữ ký đã ký vào trong văn bản trước mặt của họ và công chứng viên, từ những nguyên nhân trên,
Trang 9Tòa án không đủ căn cứ xác định đây là chữ ký của người đã ký vào hợp đồng, giao dịch từ đó dẫn đến gây thiệt hại cho các bên tham gia giao dịch
Trong những trường hợp nêu trên, nếu không có dấu vân tay được lưu lại trên văn bản công chứng, chứng thực thì việc tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên, người thực hiện chứng thực và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chứng minh chữ ký của người đang phủ nhận là rất khó khăn Dấu vân tay tồn tại suốt cuộc đời của một con người và nó sẽ không bị thay đổi về cấu trúc, đường nét theo thời gian Chính vì vậy, trong hoạt động công chứng việc điểm chỉ mang ý nghĩa rất quan trọng trong nhận dạng con người, thể hiện ý chí tự mình tham gia giao dịch mà không có thể phủ nhận được góp phần tránh được các rủi
ro, tranh chấp, khiếu kiện không cần thiết
Hiện nay, khi thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại như mua bán tài sản giá trị, lập di chúc, thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, v.v… người tham gia giao dịch luôn tìm đến các tổ chức hành nghề công chứng Việc này cũng đã chứng minh tầm quan trọng của các tổ chức hành nghề công chứng trong guồng máy hoạt động và phát triển xã hội hiện nay Vậy việc đáp ứng các kỹ năng của người công chứng viên cũng như thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về thủ tục công chứng là không thể thiếu trong suốt quá tác nghiệp Ký, điểm chỉ là việc làm nhằm xác nhận người tham gia giao dịch là chính họ chứ không phải ai khác, tránh trường hợp người khác giả mạo để tham gia giao dịch, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân người tham gia giao dịch
CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ LƯU TRỮ HỒ SƠ CÔNG CHỨNG
1 Nguyên nhân
Ngày nay, điểm chỉ được áp dụng phổ biến khi tiến hành thủ tục công chứng Việc này phổ biến đến mức người dân đều nghĩ rằng nó là một thủ tục bắt buộc để khẳng định ý chí của người tham gia giao dịch Thậm chí, có nhiều trường hợp người tham gia giao dịch còn cho rằng văn bản công chứng mà không được điểm chỉ là không hợp pháp
Trong tình hình thực tế của hoạt động công chứng hiện nay, lý do của việc
ký và điểm chỉ vào văn bản công chứng ngày càng trở thành một thủ tục bắt buộc
có thể được xem là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Mục đích của việc điểm chỉ và ký tên là để nhận dạng nhân thân của người tham gia giao dịch, khẳng định rằng đúng người đó đã mang giấy
tờ tùy thân và tự nguyện tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch, thỏa thuận, v.v…
Trang 10- Thủ tục điểm chỉ vào văn bản là không bắt buộc, mà do ý chí của công chứng viên cảm thấy có cần thiết phải làm như vậy hay không Nếu công chứng viên đã nhận diện đúng người và biết rõ về nhân thân của chủ thể thì công chứng viên có thể không cần yêu cầu người đó điểm chỉ mà sẽ yêu cầu ký tên, ghi rõ họ tên Theo quy định thì chỉ cần văn bản có đủ chữ ký của các bên trước sự chứng kiến của công chứng viên
là đã đủ điều kiện hợp pháp Tất nhiên, nếu công chứng viên cảm thấy cần phải điểm chỉ để nhận diện nhân thân thì các bên buộc phải làm theo yêu cầu này Công chứng viên có thể yêu cầu một người hoặc tất cả điểm chỉ tùy theo đánh giá thực tế và khách quan của công chứng viên trong từng trường hợp cụ thể
- Nguyên nhân chính của việc nhận diện nhân thân bằng cách điểm chỉ là
vì đây là cách làm đơn giản, hiệu quả nhất và nhanh chóng, chính xác nhất Mặc dù trên giấy tờ tùy thân của công dân có dán ảnh, nhưng việc nhận diện qua ảnh thường khó hơn nhận diện qua dấu vân tay, đặc biệt
là những trường hợp như anh chị em sinh đôi hoặc những người có khuôn mặt gần giống nhau rất khó để có thể nhận diện bằng ảnh in trên giấy tờ
- Điểm chỉ có thể dùng để thay thế cho chữ ký trong một số trường hợp người tham gia giao dịch không thể ký tên do không biết chữ, do già yếu, ốm đau, khuyết tật…
Vì những lý do trên, trong một văn bản công chứng có thể điểm chỉ cũng có thể không, cũng có khi có cả ký và điểm chỉ, có khi chỉ có điểm chỉ mà không ký, cũng có khi người thì ký người thì điểm chỉ, v.v… và điều đó là hoàn toàn bình thường Khi công chứng viên đã ký, đóng dấu thì mặc nhiên văn bản đó hợp pháp, trừ khi có quyết định của Tóa án tuyên hủy văn bản đó
2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lưu trữ hồ sơ công chứng
Để phục vụ cho công tác tra cứu, tham khảo trong công chứng, chứng thực hiện nay thì hoạt động của ngành lưu trữ nước ta cho đến nay đã có hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, chỉ đạo về công tác lưu trữ do các cơ quan nha nước có thẩm quyền ban hành Hiện nay, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất đang có hiệu lực thi hành là Luật Lưu trữ được Quốc hội thông qua ngày 01/11/2011 và có hiệu lực từ tháng 07/2012 đã khẳng định vai trò, vị trí của công tác lưu trữ trong sự chỉ đạo, điều hành và hoạt động của hệ thống các cơ quan Đảng, nhà nước; phục vụ nhu cầu trong đời sống xã hội cũng như trong nghiên cứu khoa học Trước vấn đề đó, việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật
về lưu trữ luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm và xác định việc hoàn thiện pháp luật về lưu trữ là rất cần thiết hiện nay