Tính cấp thiết của đề tài Công tác bảo trì công trình xây dựng nói chung và bảo trì công trình thủy lợi nói riêng làtập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự hoạt động bình thường
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
TRẦN THANH TOÀN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
THỦY LỢI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Trang 3HÀ NỘI, NĂM 2022
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Trần Thanh Toàn
Lớp Quản lý xây dựng K28QLXD11
Chuyên ngành đào tạo: Quản lý xây dựng
Đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác bảo trì công trình thủy lợi tại Công ty TNHHmột thành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội”
Đề tài nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học này, do Học viên tự nghiên cứuđồng thời được sự giúp đỡ trực tiếp của hai Giảng viên hướng dẫn thực hiện đề tài, các
ý kiến tham gia, góp ý của các Giảng viên khác trong Trường Đại học Thủy lợi HàNội, ý kiến góp ý của các bạn học và ý kiến tham gia của đồng nghiệp Các thông tin,tài liệu sử dụng để nghiên cứu và trích dẫn viết trong đề tài Luận văn này đã được Họcviên ghi rõ nguồn gốc
Nội dung nghiên cứu trong đề tài Luận văn tốt nghiệp cao học này, do Học viên làm làtrung thực và chưa từng được cá nhân nào công bố trong bất kỳ công trình nào trướcđây
Tác giả Luận văn
Trần Thanh Toàn
Trang 5LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập chương trình đào tạo lớp cao học Quản lý xây dựng(K28QLXD11) tại Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, Học viên luôn nhận được sự tạođiều kiện và giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học và sau đạihọc, các Giảng viên nhà trường nói chung và các Giảng viên Bộ môn Công nghệ vàQuản lý, khoa Công trình nói riêng; Học viên đã tiếp thu thêm được nhiều kiến thức từgiáo trình và kinh nghiệm thực tế của các Giảng viên và các bạn học Học viên xin trântrọng cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp này, Học viên luôn nhận được sựtạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình của Giảng viên hướng dẫn TS Đinh Thế Mạnh, TS
Lê Thái Bình, một số Giảng viên khác trong Trường và các bạn học
Đề tài luận văn tốt ngiệp này, nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể trong hoạt động thườngxuyên đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và công tác quản
lý, vận hành, khai thác kết cấu hạ tầng thủy lợi nói riêng, đó là: “Hoàn thiện công tácbảo trì công trình thủy lợi tại Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển Thủylợi Hà Nội” Trong khi tổng hợp thông tin, tài liệu và tham vấn các ý kiến để làm luậnvăn tuy có gặp một số khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ của các Giảng viên, bạn học
và đồng nghiệp nên Học viên đã hoàn thành nội dung theo quy định của Trường Đạihọc Thủy lợi, đối với đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý xâydựng và đề tài này Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian thực hiện đề tài luận văn tốtnghiệp của bản thân còn có một số hạn chế nên kết quả nội dung đề tài luận văn nàychắc chắn sẽ có một số thiếu sót nhất định, rất mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ, góp
ý và giúp đỡ của các Giảng viên trong các Khoa và Hội đồng tốt nghiệp cao học củaTrường Đại học Thủy lợi
Học viên xin trân trọng cảm ơn các Giảng viên hướng dẫn và các thầy cô giáo trongTrường Đại học thủy lợi Hà Nội và các đồng nghiệp đã giúp đỡ !
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 4
1.1 Khái quát chung về công tác bảo trì công trình thủy lợi 4
1.1.1 Công tác bảo trì công trình thủy lợi 4
1.1.2 Một số loại hình công trình thủy lợi đang được sử dụng hiện nay 6
1.1.3 Mục đích của công tác bảo trì công trình xây dựng 8
1.2 Tình hình quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì công trình thủy lợi tại một số Công ty khai thác công trình thủy lợi hiện nay 10
1.2.1 Một số đặc điểm cơ bản trong công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình thủy lợi hiện nay của một số Công ty 10
1.2.2 Công tác bảo trì công trình xây lắp (thủy công) 13
1.2.3 Công tác bảo trì thiết bị công trình 24
1.3 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và tình hình triển khai thực hiện công tác bảo trì tại một số Công ty TNHH một thành viên thủy lợi hiện nay 27
1.3.1 Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Bắc Sông Mã Thanh Hoá 27
1.3.2 Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Đông Triều Quảng Ninh 31
1.3.3 Công ty TNHH một thành viên Thủy lợi Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng .33
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 38
2.1 Quy định của Pháp luật về bảo trì công trình thủy lợi 38
2.1.1 Năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi 38
2.1.2 Bảo trì công trình hồ chứa nước 42
2.1.3 Bảo trì công trình trạm bơm 44
2.1.4 Bảo trì hệ thống kênh 54
2.2 Nội dung của công tác bảo trì công trình Thủy lợi 58
Trang 72.2.1 Công tác kiểm tra công trình 58
2.2.2 Công tác quan trắc công trình 58
2.2.3 Công tác kiểm định chất lượng công trình 62
2.2.4 Công tác bảo dưỡng công trình 64
2.2.5 Công tác sửa chữa công trình 65
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo trì công trình Thủy lợi 67
2.3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng chung đến bảo trì công trình 67
2.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bảo trì công trình xây lắp 69
2.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến bảo trì thiết bị công trình 69
Kết luận chương 2 71
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI HÀ NỘI 73
3.1 Giới thiệu về Công ty Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội 73
3.1.1 Thông tin chung 73
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 73
3.1.3 Mục tiêu, ngành, nghề kinh doanh và phạm vi hoạt động 74
3.1.4 Hệ thống công trình thủy lợi liên quan đến ngành khác và tỉnh khác 75
3.2 Tình hình thực hiện công tác bảo trì công trình thủy lợi hiện nay của tại Công ty Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội 76
3.2.1 Về cơ cấu tổ chức 76
3.2.2 Công tác phân giao số lượng công trình đến các đơn vị trực thuộc để quản lý, vận hành, khai thác 78
3.2.3 Đối với công tác kiểm tra, đánh giá và lập kế hoạch 80
3.2.4 Đối với công tác giám sát, đánh giá thực hiện công tác bảo trì 80
3.2.5 Đối với nguồn kinh phí và một số loại thiết bị thực hiện công tác bảo trì .80
3.2.6 Công tác thực hiện bảo trì công trình xây lắp hiện nay 82
3.2.7 Công tác thực hiện bảo trì thiết bị công trình hiện nay 84
3.2.8 Quy định của Thành phố Hà Nội đối với công tác bảo trì 85
3.3 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác bảo trì công trình tại Công ty Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội 85
Trang 83.3.1 Tổ chức rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức tại các đơn vị trực thuộc Xí
nghiệp 85
3.3.2 Phân giao cụ thể công trình đến từng Xí nghiệp, Cụm thủy nông và Người lao động 86
3.3.3 Biên soạn, in và cấp phát các loại văn bản, tiêu chuẩn kỹ thuật, sỏ ghi chép 86
3.3.4 Xây dựng quy trình thực hiện công tác vận hành và bảo trì 87
3.3.5 Xây dựng quy trình thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên 87
3.3.6 Tổ chức mua và cấp phát vật tư, trang thiết bị 93
3.3.7 Hoàn thiện quy trình bảo trì công trình xây lắp 94
3.3.8 Hoàn thiện quy trình bảo trì thiết bị công trình 94
Kết luận chương 3 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hồ chứa nước thủy lợi Đồng Đò và Đồng Quan, thuộc huyện Sóc Sơn 6
Hình 1.2 Trạm bơm tiêu Ngoại Độ II, thuộc huyện Ứng Hòa 7
Hình 1.3 Cống điều tiết, kết hợp cầu giao thông, thuộc quận Hà Đông 7
Hình 1.4 Nạo vét, khơi thông kênh dẫn và lắp đặt các máy bơm dã chiến chống hạn .8
Hình 1.5 Tình hình rác thải trong lòng kênh và ô nhiễm nước tại bể xả trạm bơm 8
Hình 1.6 Toàn cảnh Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé 11
Hình 1.7 Bộ thiết bị đo mực nước tự động sử dụng pin năng lượng mặt trời 15
Hình 1.8 Đo đạc để xác định sự chuyển vị công trình và siêu âm mối hàn cánh cống 16 Hình 1.9 Sơ đồ quan trắc lún công trình 18
Hình 1.10 Sơ đồ thấm dưới móng đập và thấm, rò rỉ, ẩm ướt công trình 20
Hình 1.11 Lắp dựng hệ đồng hồ đo chuyển vị cấu kiện 21
Hình 1.12 Sơ đồ tổ chức Công ty 28
Hình 1.13 Cơ cấu tổ chức Công ty 32
Hình 1.14 Cơ cấu tổ chức của Công ty 34
Hình 3.1 Quy trình các bộ phận thực hiện lập kế hoạch theo từng năm công tác bảo trì tại các Xí nghiệp trực thuộc Công ty 96
Hình 3.2 Quy trình các công tác thực hiện thường xuyên để lấy số liệu lập kế hoạch và thực hiện theo từng năm công tác bảo trì tại các Xí nghiệp trực thuộc Công ty 97
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Giá trị giới hạn khe hở bánh xe công tác và vành chống rò 54Bảng 3.1 Ngành, nghề kinh doanh của Công ty 74
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công tác bảo trì công trình xây dựng nói chung và bảo trì công trình thủy lợi nói riêng làtập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự hoạt động bình thường, an toàn củacông trình theo quy định của thiết kế trong quá trình quản lý, vận hành và khai thác Nộidung bảo trì công trình có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc, như sau:Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữađột xuất, sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn công trình xây lắp và công trình cơ điện; bổ sung,thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khải thác sử dụng công trình đảm bảo antoàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.Quy trình bảo trì công trình là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiệncác công việc bảo trì công trình xây dựng
Đối với các hoạt động bảo trì, hầu hết các Công ty khai thác công trình thủy lợi đều đãquan tâm đến việc lập và thực hiện quy trình bảo trì đối với từng công trình thủy lợi đểđảm bảo công trình luôn hoạt động an toàn và phát huy được hiệu quả đầu tư Tuynhiên, một số công trình có quy trình bảo trì, hoặc có quy trình bảo trình nhưng khôngcòn phù hợp với quy định hiện hành, hoặc chưa có quy trình bảo trì nhưng vẫn đượckiểm tra, kiểm định, duy tu, sửa chữa và bảo dưỡng để đảm bảo công trình hoạt độngbình thường Đặc biệt là nhiều công trình chưa được kiểm định, đánh giá chất lượngcông trình sau một thời gian dài sử dụng, nên đã xảy ra sự cố trong quá trình vận hành
do không phát hiện kịp thời các nguyên nhân gây ra sự cố
Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội là doanh nghiệp100% vốn Nhà nước, được UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ quản lý, vận hànhnhiều công trình thủy lợi để cấp nước tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dânsinh xã hội trên địa bàn các quận, huyện: Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, LongBiên (Thành phố Hà Nội); huyện Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc); huyện Từ Sơn (tỉnh BắcNinh); huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện các quytrình vận hành các trạm bơm hoặc các hệ thống công trình thủy lợi của từng lưu vực,từng địa bàn do từng Xí nghiệp phụ trách; từng bước số hóa các thông tin; lập bản đồ sốđối với các công trình thủy lợi do Công ty đang quản lý, vận hành, khai thác là rất cầnthiết để đảm bảo hoạt động của các công trình như công năng của thiết kế
Trang 13Vì vậy, Học viên chọn đề tài luận văn thạc sỹ là: “Hoàn thiện công tác bảo trì công trình thủy lợi tại Công ty Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội”.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp, phân tích và nghiên cứu tài liệu liên quanđến công tác bảo trì công trình thủy lợi;
- Phương pháp xin ý kiến với Giảng viên hướng dẫn và các đồng nghiệp có kinhnghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác bảo trì các công trình thuỷ lợi, bao gồm: Trạm bơm, kênh, cống và hồ chứanước thủy lợi
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Công tác bảo trì các công trình: Trạm bơm, kênh, cống và hồ chứa nước thủy lợi doCông ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội đang quản lý
Trang 145 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học về công tác bảo trì hệ thống công trìnhthủy lợi đối với các đơn vị quản lý, vận hành và khai thác
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo và có thể áp dụng chocông tác bảo trì các công trình thủy lợi do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư pháttriển Thủy lợi Hà Nội quản lý, vận hành và khai thác
6 Kết quả nghiên cứu đạt được
- Đánh giá thực trạng về công tác bảo trì công trình thủy lợi tại Công ty TNHH mộtthành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác bảo trì các công trình thủy lợi do Công tyTNHH một thành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội quản lý, vận hành và khaithác
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
2.1 Khái quát chung về công tác bảo trì công trình thủy lợi
2.1.1 Công tác bảo trì công trình thủy lợi
Trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, thông thường để hoàn thànhmột dự án đầu tư xây dựng công trình từ khi bắt đầu đến khi đưa công trình hoàn thànhđưa vào sử dụng, cần thiết trải qua 07 (bảy) giai đoạn cơ bản:
Giai đoạn (1) - Nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo khả thi); đểxác định sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng;
Giai đoạn (2) - Tính toán và thiết kế kỹ thuật; là để thể hiện đầy đủ các giải pháp,thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được
áp dụng đối với các hạng mục của công trình;
Giai đoạn (3) - Cung cấp vật tư, thiết bị luôn phải đảm bảo chất lượng, số lượng, thờigian theo từng giai đoạn, thời điểm thi công xây dựng các hạng mục công trình;
Giai đoạn (4) - Thực hiện thi công các hạng mục công trình xây dựng, lắp đặt hệ thốngthiết bị; tất cả các hạng mục công trình luôn phải đảm bảo thi công đúng hồ sơ thiết kế
và thực tế hiện trường thi công xây dựng; đảm bảo chất lượng, tiến độ, kinh phí đãđược duyệt;
Giai đoạn (5) - Vận hành thử không tải, có tải, đơn động, liên động và căn chỉnh hoànthiện; phải đảm bảo công trình vận hành đồng bộ an toàn, đáp ứng các thông số kỹthuật, hiệu quả;
Giai đoạn (6) - Đưa công trình vào khai thác sử dụng và bảo trì công trình; phải có hệthống quản lý, quy trình vận hành, khai thác đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật vàchi phí để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, kéo dài tuổi thọ công trình;
Giai đoạn (7) - Khi công trình không còn khả năng hoạt động an toàn, hoặc đã hết tuổithọ theo thiết kế, hoặc không phù hợp với quy hoạch và yêu cầu phát triển kinh tế - xã
Trang 16hội; cần thiết phải lập phương án cụ thể để tổ chức tháo dỡ công trình, để xây dựngcông trình mới hoặc hoàn trả mặt bằng.
Để đảm bảo thống nhất trong công tác đầu tư xây dựng công trình từ khi bắt đầu đếnkhi hết vòng đời của dự án đầu tư xây dựng công trình, Quốc hội và Chính phủ đã banhành nhiều quy định cụ thể, hiện nay cả nước đang thực hiện theo Nghị định số06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chấtlượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng Trong công tác quản lý đầu
tư xây dựng công trình thủy lợi, các đơn vị luôn phải tuân thủ pháp luật về đầu tư, xâydựng và quy định khác của pháp luật có liên quan
Các công trình thủy lợi có nhiệm vụ chủ yếu là làm thay đổi, hoặc cải biến trạng thái
tự nhiên dòng chảy của sông, hồ, biển, nước ngầm để quản lý, vận hành, khai thác và
sử dụng nước một cách hợp lý có hiệu quả nhất; đồng thời bảo vệ môi trường và kếtcấu hạ tầng xung quanh tránh khỏi những tác hại của dòng nước gây nên Hệ thốngcông trình thủy lợi làm điều chỉnh dòng chảy tự nhiên, hoặc hình thành dòng chảynhân tạo để thỏa mãn nhu cầu sử dụng nước, khi dòng chảy tự nhiên ở nơi đó không
đủ hoặc không có Các công trình thủy lợi ngày càng được xây dựng đồng bộ, hiện đại,nhiều công năng, tiện ích và có kiến trúc đẹp hơn nhiều so với các công trình đã xâydựng trước đây; nhiều công trình đồng thời phục vụ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau
Ví dụ: Trong những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã đầu tư nghiên cứu, lập quy hoạchchi tiết để định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn; đầu tư kinh phí xây dựng hạtậng kỹ thuật đồng bộ, do đó hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn đã được quy hoạch cụ thểtừng vùng, tiểu vùng; diện tích nuôi trồng thuỷ sản đã đảm bảo cấp thoát nước đượckhoảng hơn 80%, công tác ngăn mặn tiêu úng xổ phèn đảm bảo khoảng 45% diện tíchcanh tác Với hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chính, đồng bộ đã tạo điều kiện pháttriển đa mục tiêu, đa dạng hoá cây trồng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi theo hướng đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả kinh tế cao; thành cônglớn nhất là đã tạo chuyến biến tích cực từ hình thức nuôi quảng canh truyền thống sangquảng canh cải tiến theo hướng VietGAP, đồng thời thay đổi từng bước ý thức củangười dân trong sản xuất nông nghiệp Đã và đang tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vậnđộng, hỗ trợ người dân thực hiện áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản
Trang 17xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và quản lý các yếu tố môi trường, dịch bệnh.Hiện nay, hệ thống công trình thuỷ lợi đồng thời phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôitrồng thủy sản và đảm nhiệm công tác tiêu thoát nước và phòng chống lụt bão và cảitạo môi trường sinh thái trong lưu vực.[11].
Trước tình hình biến đối khí hậu, diễn biến thời thiết bất thường, bất lợi, cực đoan, nhucầu sử dụng nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của người dân ngàycàng cao; do đó khi thực hiện đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các côngtrình thủy lợi, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều mục tiêu cụ thể và thiết thực Cùng với việcđầu tư xây dựng các công trình thủy lợi chính, cần thiết phải đầu tư xây dựng và lắpđặt các trang thiết thiết bị đồng bộ, hiện đại để đảm bảo an toàn và nâng cao công suấthoạt động đối với công trình chính, như: xây dựng và lắp đặt hệ thống vớt rác từ xa đốivới các trạm bơm; hệ thống lưới, phao ngăn chặn rác trên các tuyến kênh; hệ thống xử
lý rác thải; hệ thống quan trắc, phân tích dự liệu phục vụ điều hành; …
2.1.2 Một số loại hình công trình thủy lợi đang được sử dụng hiện nay
Hình 1.1 Hồ chứa nước thủy lợi Đồng Đò và Đồng Quan, thuộc huyện Sóc Sơn
Hồ chứa nước thủy lợi Đồng Đò, diện tích mặt hồ 9,43 ha; dung tích hữu ích 3,261 x
106 m3; cao trình đỉnh đập 41,57 m; chiều dài thân đập 270 m; chiều cao thân đập20,3 m; cao độ mực nước dâng bình thường 39,41 m; cao độ mực nước chết 31,5 m;cao độ mực nước gia cường 39,99 m
Trang 18Hình 1.2 Trạm bơm tiêu Ngoại Độ II, thuộc huyện Ứng HòaCông trình trạm bơm tiêu Ngoại Độ II cùng với Trạm bơm Ngoại Độ I (hiện có) bơmtiêu nước ra sông Đáy để giải quyết tiêu úng cho diện tích 9.220 ha của lưu vực Trạmbơm Ngoại Độ II được thiết kế với hệ số tiêu: q =7.34 l/s/ha; trạm bơm được lắp đặtđồng bộ 05 tổ máy bơm hướng trục, trục đứng, lưu lượng mỗi máy bơm 22.000m3/h,cột nước bơm H= (5÷7)m.
Hình 1.3 Cống điều tiết, kết hợp cầu giao thông, thuộc quận Hà Đông
Cống điều tiết Hà Đông, cống có nhiệm vụ điều tiết tưới cho 53.000 ha, tiêu cho15.000 ha theo quy trình vận hành của hệ thống thủy lợi sông Nhuệ; cống có chiềurộng thông thuỷ B = 22m được chia làm hai khoang: khoang điều tiết rộng 16m, cánhvan kiểu Clapê bản lề đáy, bằng thép không rỉ, đóng mở bằng xi lanh thuỷ lực; khoangthông thuyền rộng 6m, cánh van kiểu chữ nhất, trục đứng, bằng thép không rỉ, đóng
mở bằng xi lanh thuỷ lực
Trang 19Hình 1.4 Nạo vét, khơi thông kênh dẫn và lắp đặt các máy bơm dã chiến chống hạnHoạt động nạo vét kênh dẫn và lắp đặt trạm bơm dã chiến để bơm nước tưới phục vụsản xuất vụ Đông - Xuân hằng năm, do mực nước trong các kênh xuống rất thấp trongnhững năm gần đây, trong hệ thống thủy lợi sông Nhuệ, Thành phố Hà Nội.
Hình 1.5 Tình hình rác thải trong lòng kênh và ô nhiễm nước tại bể xả trạm bơmTình trạng rác thải, nguồn nước không qua xử lý đổ vào lòng kênh gây cản trở dòngchảy và ô nhiễm nguồn nước; ảnh hưởng đến công nhân vận hành và máy móc thiết bị,trong hệ thống thủy lợi sông Nhuệ, Thành phố Hà Nội
2.1.3 Mục đích của công tác bảo trì công trình xây dựng
Mục đích của công tác bảo trì công trình xây dựng nói chung và công trình thủy lợi nóiriêng là để duy trì sự làm việc bình thường của kết cấu hạ tầng công trình thủy lợi theođúng thiết kế ban đầu và kéo dài tuổi thọ công trình; đồng thời hoàn thiện công năng,tiện ích, kết nối hạ tầng kỹ thuật, thẩm mỹ của công trình; hoàn thiện công tác quản lý,vận hành, khai thác trong quá trình sử dụng; giảm chi phí sửa chữa thường xuyên,hoặc sửa chữa đột xuất, hoặc sửa chữa định kỳ
Trang 20Công tác bảo trì công trình thủy lợi sẽ đem lại hiệu quả và lợi ích rất lớn trong côngtác quản lý, vận hành, khai thác công trình Thực hiện đúng quy định và trình tự trongcông tác bảo trì thường xuyên và bảo trì định kỳ, sẽ bảo đảm cho công trình, máy mócthiết bị vận hành an toàn, giảm chi phí, đảm bảo an toàn cho công nhân vận hành;đồng thời phóng tránh, ngăn ngừa các sự số gây mất an toàn, hoặc ảnh hưởng bất lợitrong quá trình vận hành công trình
Qua các đợt kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi để chúng ta có điều kiện
cụ thể nhìn nhận lại thực tế toàn bộ hệ thống công trình, từ đó: (1) có các phương án,biện pháp sửa chữa công trình; (2) lập kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp công trìnhtrong thời gian tiếp theo; (3) xây dựng các kịch bản để ứng phó với tình hình thời tiết
và hiện trạng công trình
Tầm quan trọng của bảo trì công trình: Khi các công trình được đưa vào sử dụng thìđiều quan trọng là công trình phải được tiếp tục đầu tư cho công tác quản lý, vận hành,duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và hướng dẫn, khuyến cáo của nhàsản xuất, để đảm bảo công trình luôn hoạt động đồng bộ và hiệu quả nhất theo mụctiêu trong hồ sơ thiết kế ban đầu Nếu tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo trìcông trình theo đúng quy định, trình tự, sẽ đảm bảo công trình hoạt động tốt, phát huyhiệu quả công trình, duy trì và đảm bảo tuổi thọ công trình, giảm chi phí đầu tư sửachữa thường xuyên và sửa chữa lớn Công tác bảo trì thường xuyên và định kỳ khôngthực hiện theo đúng quy định và trình tự, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp không tốt để côngtác quản lý, vận hành công trình, không phát huy hiệu quả công trình; chi phí quản lý,vận hành sẽ tăng; lâu dài phải đầu tư kinh phí lớn để khắc phục những hư hỏng, hoặc
sự cố
Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ cáccông việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng thường xuyên,bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bịcông trình để việc vận hành, khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn, hiệu quảnhưng không làm thay đổi kết cấu, công năng, quy mô công trình
Trang 21Trong quá trình thực hiện công tác bảo trì công trình, rất cần thiết phải tìm hiểu chi tiếtđến từng hạng mục công trình, kếu cấu, thiết bị, vật liệu xây dựng, các hệ thống cơđiện, các thông số kỹ thuật, đồng thời nghiên cứu những nguyên, nhiên vật liệu phục
vụ trong quá trình vận hành công trình, vật tư và thiết bị thay thế định kỳ, đột xuất khixảy ra hư hỏng, để lập ra các phương án, biện pháp cụ thể nhất cho từng tình huống,
dự trữ một số vật tư thiết bị để thay thế, đảm bảo duy trì vận hành công trình đồng bộ,hiệu quả
Tóm lại, công tác bảo trì công trình thủy lợi giữ vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng đểđảm bảo công trình phát huy được công năng như thiết kế ban đầu trong quá trìnhquản lý, vận hành và khác thác Vì vậy, nghiên cứu tổng quan về công tác bảo trì côngtrình thủy lợi cần phải được nghiên cứu, đánh giá chất lượng đối với công trình xây lắp(thủy công) và thiết bị công trình, trên cơ sở các phương diện, như: Quan trắc, đo đạc,kiểm định chất lượng, kiểm tra các hạng mục công trình, quá trình bảo dưỡng, sửachữa thường xuyên, sửa chữa lớn công trình
2.2 Tình hình quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì công trình thủy lợi tại một số Công ty khai thác công trình thủy lợi hiện nay
2.2.1 Một số đặc điểm cơ bản trong công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình thủy lợi hiện nay của một số Công ty
Các Công ty quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi trên cả nước hiện tại đangquản lý, vận hành và khai thác nhiều loại công trình thủy lợi, trên nhiều địa hình, vùng,miền khác nhau, nguồn nước đa dạng Do đặc điểm vị trí công trình, địa hình, nhiệm
vụ nên mô hình đầu tư kinh phí để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý, vận hành,khai thác cũng có những điểm giống và khác nhau Một số đặc điểm cơ bản chung củacác công trình thủy lợi hiện nay như sau:
- Về quy mô, năng lực và thời gian sử dụng công trình:
Đa số các công trình thủy lợi hiện nay, cơ bản bao gồm: Trạm bơm, hệ thống kênh,cống, đập, cầu máng, xi phông, hồ chứa nước, nhà quản lý điều hành, các hạng mụccông trình phụ trợ khác như: hệ thống điện, hệ thống quan trắc, cảnh bảo, … Riêng đốivới trạm bơm và máy bơm đã có rất nhiều loại hình khác nhau như: Trạm bơm cố
Trang 22định; trạm bơm di động; trạm bơm lắp đặt máy bơm hướng trục trục đứng, trục ngang,máy bơm chìm đứng, máy bơm chìm xiên Thực hiện nhiệm vụ bơm nước tưới, bơmnước tiêu, bơm phục vụ xử lý môi trường, …
Các công trình thủy lợi đa số được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng từ những năm
70 và 80, đến nay rất nhiều công trình đã bị xuống cấp, lạc hậu; máy móc, thiết bịkhông có phụ tùng, vật tư, thiết bị sửa chữa, thay thế; hoặc năng lực không đáp ứngyêu cấp tưới, tiêu nước với nhiều mục tiêu và với tình hình diễn biến khí tượng thủyvăn bất thường, bất lợi không theo quy luật như hiện nay
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyềnđịa phương, nhiều công trình thủy lợi đã được đầu tư xây dựng mới với quy mô, côngsuất lớn, hiện đại, kiến trúc đẹp, hệ thống công trình đồng bộ, mang tầm cỡ thế giới,đảm bảo nhiều mục tiêu, có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội đối vớinhiều địa phương, nhiều lĩnh vực và ngành nghề, như các công trình: Đập Thảo Long,tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế; Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé,tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang; Hồ Cửa Đạt, tại huyện Thường Xuân, tỉnhThanh Hóa; Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, tại thành phố Hà Nội;…
Hình 1.6 Toàn cảnh Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé
và Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa
- Về tính đồng bộ trong quản lý, vận hành, khai thác trong ngành nông nghiệp và pháttriển nông thôn và với các ngành nghề khác có liên quan:
Trang 23Mỗi một dự án hoặc công trình có ảnh hưởng đến nhiều địa phương, ngành nghề, lĩnhvực, thì từ khi bắt đầu triển khai lập hồ sơ thiết kế, tổ chức thi công, đến khi hoànthành đưa công trình vào sử dụng, luôn phải có sự phối hợp với các cấp, các ngành,đơn vị có liên quan Công tác điều hành, phối hợp trong quá trình sử dụng, khai thácrất quan trọng, vì phải luôn đảm bảo đồng thời các yếu tố cơ bản như: an toàn cho conngười, công trình và phát huy hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra ban đầu Do đó tínhđồng bộ của các đơn vị trong quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình là rấtquan trọng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội củađất nước, của từng khu vực, của từng địa phương nên phải quy hoạch, điều chỉnh lại
cơ cấu sử dụng đất, bố trí xây dựng nhiều hạ tầng xây dựng; do đó dẫn đến hệ thốngthủy lợi đang sử dụng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều; việc phải nắn, chuyển tuyến kênh,hoặc di chuyển trạm bơm sang vị trí khác đã và đang xảy ra; nên đã gây ảnh hưởng,khó khăn cho công tác quản lý, vận hành, bảo trì công trình thủy lợi
- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cáo trình độ, tay nghề cho người lao động:+ Từ khi tổ chức thi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư đã phải phối hợp với đơn vị
sẽ được giao nhận quản lý, vận hành công trình để: Lập kế hoạch, tuyển chọn đội ngũcán bộ và công nhân kỹ thuật; theo dõi thi công các hạng mục công trình, cả phần xâydựng và lắp đặt thiết bị; đào tạo, huấn luyện, thực hành công trình;
+ Trong quá trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì công trình thủy lợi; hằng nămngười đứng đầu đơn vị phải tổ chức đến công nhân lao động, những công việc như:Phổ biến các văn bản, quy định mới, hoặc điều chỉnh bổ sung có liên quan đến côngtác quản lý, vận hành và khai thác công trình; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; tổchức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức cho cán bộ và công nhân laođộng tham quan học tập kinh nghiệm, tìm hiểu, thực hành đối với các máy móc, thiết
bị mới và hiện đại; …
+ Thực tế, trong những năm gần đây nhiều đơn vị chưa có điều kiện về cơ sở vật chất
và kinh phí để thực hiện đúng và kịp thời theo quy định đối với công tác này
Trang 24- Về đầu tư kinh phí phục vụ công tác quản lý, vận hành, bảo trì công trình:
+ Hằng năm, đơn vị đều phải tổ chức kiểm tra công trình trước và kiểm tra công trìnhsau mùa mưa lũ, để đánh giá hiện trạng công trình, từ đó có phương án đầu tư kinh phí
xử lý các tồn tại, hư hỏng; đồng thời xây dựng các kịch bản vận hành, khai thác cáccông trình có hiệu quả nhất
+ Lập kế hoạch để đầu tư kinh phí bảo trì, sửa chữa công trình trong năm, các năm tiếptheo bằng các nguồn vốn khác nhau, như: vốn đặt hàng (hoặc giao kế hoạch) dịch vụcông ích thủy lợi hằng năm; vốn đầu tư công; vốn sự nghiệp thực hiện sửa chữa, cảitạo công trình;
+ Thực tế nhiều năm nay, các Công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi khôngđược cấp đủ kinh phí để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định, quy trình đối với côngtác bảo trì, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn; không có đủ kinh phí để mua sắmcác trang thiết bị dự phòng, dụng cụ sửa chữa, bảo trì Do nguồn kinh phí hạn chế, nênnhiều hạng mục công trình bị xuống cấp, bị hư hỏng không được thay thế, sửa chữakịp thời dẫn đến hư hỏng, sự số nối tiếp, làm hư hỏng nhiều hơn
Tóm lại, trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quyđịnh mới trong công tác quản lý, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; các công trìnhthủy lợi ở nước ta hiện nay, đã và đang được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấpngày càng nhiều, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cácđịa phương, từng vùng Đối với công tác bảo trì công trình thủy lợi, cơ bản bao gồmhai hạng mục chính là: Công trình xây lắp (thủy công) và hệ thống thiết bị công trình
Do đó học viên thực hiện nghiên cứu thực trạng công tác bảo trì công trình xây lắp(thủy công) và hệ thống thiết bị công trình, trong quá trình quản lý, vận hành, khai tháccông trình thủy lợi
2.2.2 Công tác bảo trì công trình xây lắp (thủy công)
2.2.2.1 Công tác kiểm tra, quan trắc công trình trong quá trình quản lý, vận hành
a Giai đoạn quản lý, khai thác công trình:
- Từ khi đưa công trình thủy lợi vào sử dụng, các yêu tố thường gây ảnh hưởng làmlún, nghiêng, nứt, thấm, rò rỉ, xê dịch công trình như: do tải trọng bản thân công trình,
Trang 25tác động do rung động khi vận hành, tác động của gió, tác động của môi trường xungquanh; do đó công tác kiểm tra, quan trắc thường xuyên và định kỳ các công trình thủylợi rất cần thiết và quan trọng.
- Công việc kiểm tra, quan trắc công trình, bao gồm nhiều công việc cụ thể và khácnhau, trong thời gian dài hoặc một khoảng thời gian nhất định để thu được các thông
số như: theo dõi, đo đạc, ghi chép số liệu về các hiện tượng, các sự biến đổi, biếndạng, lún, nghiêng, nứt, thấm, rò rỉ, xê dịch của công trình và môi trường, cần thiếtphải được thực hiện cụ thể, thống nhất nhằm các mục đích sau:
+ Xác định cụ thể các chỉ số đo, hiện tượng, biến đổi về: độ lún, nghiêng, nứt, thấm, rò
rỉ, độ chuyển dịch tuyệt đối và tương đối của các hạng mục, bộ phận công trình so vớicác giá trị tính toán theo thiết kế
+ Xác định các thông số đặc trưng cần thiết về độ ổn định của nền, đập đất và côngtrình
+ Tổng hợp, phân tích để làm chính xác thêm các số liệu đặc trưng cho tính chất cơ lýcủa nền đất, đập đất
+ Dùng làm số liệu kiểm tra, đối chiếu với các phương pháp tính toán, xác định các chỉ
số đo: độ lún, nghiêng, nứt, thấm, rò rỉ, độ chuyển dịch giới hạn cho phép đối với cácloại công trình khác nhau
+ Tìm ra nguyên nhân gây ra lún, nghiêng, nứt, thấm, rò rỉ, độ chuyển dịch và mức độnguy hiểm trong quá trình làm việc bình thường của công trình Từ đó, đưa ra giảipháp nhù hợp nhằm phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra
+ Cung cấp tài liệu phục vụ công tác bảo trì tổng thể công trình
- Đối với công tác quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng là rất quantrọng, không thể thiếu, cần phải thực hiện theo một số yêu cầu cơ bản như sau:
+ Đơn vị quan trắc phải lập phương án quan trắc cụ thể, theo quy định và phù hợp vớithực tế công trình; trong đó qui định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí vàcấu tạo các mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lí số liệu đo và các nộidung cần thiết khác trình người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt;
Trang 26+ Đơn vị quan trắc phải thực hiện quan trắc công trình theo phương án quan trắc đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì về kết quảquan trắc, các số liệu quan trắc phải được so sánh, đánh giá với giá trị giới hạn do nhàthầu thiết kế xây dựng công trình qui định hoặc quy chuẩn kĩ thuật, tiêu chuẩn áp dụng
có liên quan
+ Trong trường hợp số liệu quan trắc vượt giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệubất thường khác, thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn chịulực, an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng và có biện pháp xử
lí kịp thời
b Công tác kiểm tra, quan trắc công trình thường xuyên:
Trong quá trình quản lý, vận hành công trình, luôn luôn phải tổ chức đồng thời vớicông tác kiểm tra, quan trắc thường xuyên công trình; thực hiện ghi chép các diễn biếnchính xảy ra có khả năng làm ảnh hưởng đến công trình Thường xuyên kiểm tra cácmáy móc, thiết bị quan trắc, thiết bị đo đạc, để đảm bảo các thông số đo được chínhxác và kịp thời Lưu trữ thông tin và phân tích, đánh giá thông tin kịp thời để đưa racác giải pháp xử lý nhằm đảm bảo công trình luôn duy trì hoạt động bình thường
2.2.2.2 Một số hình ảnh về công tác kiểm tra, quan trắc và đo đạc công trình thủy lợi
Hình 1.7 Bộ thiết bị đo mực nước tự động sử dụng pin năng lượng mặt trời
Bộ thiết bị đo mực nước tự động sử dụng pin năng lượng mặt trời, đặt trong lòng hồchứa nước, để quan trắc thường xuyên mực nước, lượng mưa trong lòng hồ chứa nước
Trang 27và bộ thu thập; và bộ truyền dẫn dữ liệu thông minh DT82EM Series 4 Data Logger,thiết lập các tác vụ lấy mẫu, ghi nhật ký, cảnh báo và điều khiển để phù hợp với yêucầu của riêng, giao diện cảm biếm thông minh, GPS và các thiết bị thông minh khác
mở rộng tính linh hoạt của DT82EM, truyền dẫn sữ liệu tự động đến mail hoặc SMS
Hình 1.8 Đo đạc để xác định sự chuyển vị công trình và siêu âm mối hàn cánh cốngCông tác kiểm tra, quan trắc thường xuyên để tổng hợp tất cả các số liệu, thông tin cóliên quan đến các hạng mục công trình và hệ thống công trình; từ đó có phương án,giải pháp chỉ đạo, điều hành, vận hành công trình kịp thời, an toàn, hiệu quả
c Công tác kiểm tra công trình định kỳ:
Phải thực hiện liên tục trong suốt thời gian quản lý, vận hành công trình, để phục vụcho công tác bảo trì, sửa chữa công trình; các phương pháp kiểm tra và kết quả kiểmtra phải đánh giá được mực độ ổn định và hoạt động của công trình được kiểm tra.Kiểm tra, kiểm định định kỳ được thực hiện để kiểm tra và phát hiện càng sớm càngtốt, sự xuất hiện và phát triển của bất kỳ biến dạng nào có thể phát sinh của công trình.Kiểm tra, kiểm định định kỳ phải được tiến hành liên tục dựa trên một quy trình bảo trì
đã được phê duyệt từ trước; từ đó công việc thu thập dữ liệu thông tin được tuần tự,thông qua dự liệu thông tin để so sánh với kết quả kiểm định ban đầu và các kết quảkiểm định trước đó, cho phép đánh giá chính xác hiện trạng công trình
Nội dung kiểm tra, kiểm định định kỳ bao gồm: ghi đo số liệu, bằng hai phương phápchính là: Phương pháp quan trắc trực tiếp (Kiểm tra bằng mắt kết hợp với đo lường
Trang 28đơn giản đo thủ công) và phương pháp quan trắc gián tiếp (đo bán tự động và đo tựđộng) Trong một công trình có thể tồn tại song song cả hai phương pháp, để đánh giáđịnh lượng mức độ hư hỏng, hoặc sự suy giảm tính năng của kết cấu từng bộ phận haytoàn bộ công trình.
Kiểm tra bằng trực quan là kiểm tra bằng mắt và các thiết bị khảo sát đơn giản đượcthực hiện cho từng kết cấu hoặc hạng mục của công trình Chúng cần phải tiến hànhkiểm định định kỳ và liên tục để theo dõi sự phát triển của biến dạng
Kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng: Bằng cách sử dụng thợ lặn hoặc thiết bị, hoặcthông qua việc tháo dỡ giới hạn các kết cấu của công trình, kiểm tra bằng thiết bịchuyên dụng phải được thực hiện để đạt các mục đích sau:
- Kiểm tra những kết cấu không thể kiểm tra bằng quan sát trực quan (kiểm tra các kếtcấu dưới nước bằng cách khảo sát lặn);
- Xác minh định lượng các điểm kiểm tra bằng kiểm tra trực quan và khảo sát lặn;
- Thu thập dữ liệu để loại trừ các nguyên nhân gây biến dạng;
- Thu thập dữ liệu để dự báo tiến trình suy giảm tính năng trong tương lai
Tần suất kiểm định định kỳ cần được xác định một cách thích hợp cho từng hạng mụccông trình được kiểm định, dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về bản chất, sự xuất hiện vàphát triển của các biến dạng Tần suất kiểm định định kỳ phải được quy định trong quytrình bảo trì của công trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phụ thuộc vào cácyếu tố sau:
- Thời gian sử dụng công trình;
- Loại hình kết cấu chính của công trình;
- Tần suất khai thác của công trình;
- Chất lượng hiện tại của công trình;
- Điều kiện môi trường,
Trang 29Phương pháp đánh giá: Quy trình đánh giá tính năng của công trình dựa trên kết quảkiểm tra của từng kết cấu, hạng mục công trình được kiểm tra Để đánh giá chính xácdựa trên kết quả kiểm tra phải thiết lập trước tiêu chí đánh giá cho từng kết cấu, hạngmục công trình và phải phân loại kiểm tra dựa trên tầm quan trọng đối với tính năngcủa công trình.
d Công tác kiểm tra công trình đột xuất:
Trong quá trình quản lý, vận hành, khai thác công trình thruy lợi, nếu nhận được thôngtin có liên quan có ảnh hưởng đến công trình, đơn vị quản lý phải khẩn trương tổ chứccác bộ phận chuyên môn và phương tiện, máy móc, để tiến hành kiểm tra ngay côngtrình
Nội dung và phương pháp kiểm tra cần thực hiện theo đúng quy định trong bảo trìcông trình; các bước kiểm tra và số liệu sau khi kiểm tra cần phải đối chiếu ngay với
dữ liệu thông tin đang được lưu sau các lần kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định
kỳ, từ đó có giải pháp tối ưu để xử lý kịp thời, hiệu quả nhất Trường hợp công trìnhxảy ra hư hỏng nhiều, liên quan đến các hạng mục công trình khác, thì cần thiết phải
có biện pháp xử lý ngay để tránh hư hỏng mở rộng; xây dựng biện pháp xử lý lâu dài,đồng bộ để đảm bảo ổn định và an toàn cho công trình
đ Công tác quan trắc lún công trình:
Hình 1.9 Sơ đồ quan trắc lún công trình
Trang 30Phương pháp sử dụng phổ biến để đo độ lún nhà và công trình là phương pháp đo caohình học quy định trong tiêu chuẩn TCVN 9360: 2012 "Quy trình kỹ thuật xác định độlún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học".
Công việc đo lún công trình được thực hiện qua hai bước sau:
- Bước 1: Đo lưới chuẩn Lưới chuẩn là lưới được dẫn từ cao độ quốc gia hoặc cao độgiả định nối các mốc chuẩn với nhau Mục đích của việc đo lưới chuẩn là để kiểm tra
độ ổn định của các mốc chuẩn Việc đo lưới chuẩn được đo bằng phương pháp đo caohình học hạng I theo hai chiều đo đi và đo về
- Bước 2: Dẫn độ cao từ các mốc chuẩn vào các mốc đo lún Mục đích của việc dẫncao độ vào các mốc đo lún là để xác định độ cao thực tế của các mốc trong chu kỳ hiệntại Việc dẫn độ cao vào các mốc đo lún được thực hiện bằng phương pháp đo cao hìnhhọc cấp II Khi đo phải tạo ra vòng khép và tuân thủ sai phạm hiện hành
e Công tác quan trắc thấm công trình:
Thấm dột là một trong những vấn đề thường gặp khi xây dựng tầng hầm Các côngtrình như: đập đất và móng đập; cống; tường chắn; tường và trần nhà; bể chứa nước; Nơi nào có nước thường có dấu vết thấm Về mặt kỹ thuật, thấm là sự thấm chậm củabất kỳ chất lỏng nào qua môi trường xốp Trong hầu hết các trường hợp, chất lỏng này
là nước, và nó truyền động nhờ áp suất thủy tĩnh tác động lên một mặt của kết cấu.Hiện tượng thấm dột công trình đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt sẽxuất hiện nhiều vào mùa mưa bão, mùa nồm ẩm khi lượng nước tiếp xúc với kết cấucông trình nhiều hơn
Nước di chuyển có thể làm xói mòn đất hoặc nền móng; trong hầu hết mọi trường hợp,thấm dột đều gây bất lợi cho kết cấu công trình theo nhiều cách Các đập đất hầu hếtđều gặp phải tình trạng thấm, hiện tượng thấm làm mất nước liên tục từ hồ chứa hoặc
bể chứa Không chỉ vậy, nước thấm còn có thể truyền các chất độc hại làm hư hỏng bêtông, cốt thép làm giảm tuổi thọ của kết cấu
Do đó, công tác quan trắc thấm dột, cần thiết phải thực hiện thường xuyên để xác định,đánh dấu, ghi chép các vị trí bị thấm dột, tìm nguyên nhân, tìm giải pháp xử lý
Trang 31Quan trắc thấm để xác định được nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng bị thấm nước,
có thể kể đến những nguyên nhân sau:
+ Do thời tiết vào mùa mưa, lượng nước mưa nhiều, ngấm vào tường, gây hiện tượngtường bị thấm nước Hiện tượng này có thể bị nhẹ khi ngấm bên trong và tự khô,nhưng hầu hết là lộ rõ ra bên ngoài, mắt thường cũng có thể nhìn thấy được
+ Do hở, hoặc vỡ đường ống nước chạy ngầm, hoặc ngay cạnh tường nhà Dù chỉ làvết vỡ nhỏ, nhưng lâu ngày nước ngấm vào tường, tạo nên những mảng ố xấu xí trên
bề mặt, và nặng hơn là hỏng các lớp sơn tường, chảy thành dòng
+ Do chất lượng công trình kém ngay từ khâu lựa chọn chất liệu đã không đạt chuẩn.Quy trình thi công xây dựng không đúng trình tự, nguyên liệu như vữa, xi măng khôngđược pha trộn đúng tỉ lệ…
+ Do công trình xây dựng đã xuống cấp, được sử dụng lâu ngày, tường bị thấm nước,nhất là vào mùa mưa bão
+ Do công trình xây dựng không được sử dụng những biện pháp chống thấm dột ngay
từ đầu Hoặc có thể đơn vị thi công đã không đủ tay nghề và không đảm bảo được cácsản phẩm chống thấm đạt chất lượng theo đúng yêu cầu
Hình 1.10 Sơ đồ thấm dưới móng đập và thấm, rò rỉ, ẩm ướt công trình
Quan trắc thấm đối với đập bê tông, lưu lượng thấm được quan trắc trong từng hànhlang và ở hai vai đập, bằng cách đặt đập tràn đo lưu lượng ở từng vị trí tương ứng
Trang 32f Công tác quan trắc kết cấu bê tông công trình:
Quan trắc đối với công trình bê tông và bê tông cốt thép, bao gồm: Đập, tườngchắn, cống lấy nước, tràn xả lũ, đập vòm, trạm bơm và cống đồng bằng
Trên cơ sở số liệu đo, ghi chép hiện tượng, biến đổi của kết cấu bê tông côngtrình thông qua các phương pháp quan trắc trực tiếp (Kiểm tra bằng mắt kết hợp với đolường đơn giản đo thủ công) và phương pháp quan trắc gián tiếp (đo bán tự động và đo
tự động), để so sánh, đánh giá chất lượng kết cấu bê tông, mức độ ảnh hưởng của cáctác động bên ngoài và bên trong kết cấu; từ đó có giải pháp xử lý cụ thể, đảm bảo chocông trình hoạt động an toàn
Hình 1.11 Lắp dựng hệ đồng hồ đo chuyển vị cấu kiện
2.2.2.3 Công tác kiểm tra, quan trắc công trình trong quá trình quản lý, vận hành
a Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện trong cáctrường hợp sau:
- Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt;
- Khi phát hiện thấy công trình, bộ phận công trình có hư hỏng hoặc có dấu hiệu nguyhiểm, không đảm bảo an toàn cho việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng;
- Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lậpquy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trìnhbảo trì;
Trang 33- Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối vớicác công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp côngtrình;
- Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
b Nội dung liên quan đến kiểm định các công trình xây lắp như: Đập đất, đập bê tông,đập tràn, trạm bơm, cống, kênh:
- Đối với công tác kiểm định an toàn đập, bao gồm: Đập đất, đập bê tông, đập tràn, làhoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, đánh giá an toàncủa đập, hồ chứa nước và các công trình có liên quan đến hồ chứa nước thông qua đođạc, quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích
Quy định về kiểm định an toàn đập, bao gồm: (1) Kiểm định lần đầu thực hiện trongnăm thứ ba kể từ ngày tích nước đến mực nước dâng bình thường hoặc trong năm thứnăm kể từ ngày tích nước (2) Kiểm định định kỳ 5 năm kể từ lần kiểm định gần nhấtđối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn và vừa (3) Kiểm định đột xuất: Khiphát hiện có hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho đập, hồ chứa nước Khicần có cơ sở để quyết định kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với đập, hồchứa nước hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc sửa chữa, nâng cấp đập, hồchứa nước Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nội dung chính kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước, bao gồm: (1) Đối với đập, hồchứa nước quan trọng đặc biệt và lớn: Kiểm tra, phân tích tài liệu quan trắc đập, hồchứa nước; khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểm tra tình trạng sạt lở,bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và thay đổi về lưuvực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước (2) Đốivới đập, hồ chứa nước vừa, nhỏ: Khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểmtra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứanước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷvăn và các thay đổi về lưu vực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn củađập, hồ chứa nước
Trang 34- Đối với công tác kiểm định công trình xây lắp của trạm bơm, cống, kênh:
Kiểm định công trình xây lắp của trạm bơm, cống, kênh là hoạt động kiểm tra, đánhgiá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, đánh giá an toàn của công trình thông qua
đo đạc, quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích
Quy định kiểm định định kỳ công trình vào khoảng thời gian trước và sau mùa mưa lũ,hoặc đột xuất khi phát hiện công trình có hiện tượng, biểu hiện không đảm bảo antoàn
Nội dung và phương pháp kiểm định được lập hồ sơ cụ thể theo đúng quy định vàđược cấp có thẩm quyền phê duyệt Các hạng mục công trình thủy công chính cần phảiđược kiểm định, như:
+ Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép, hiện tượng thấm nước phía hạ lưu tường ngực củacống, thấm tường phía trong tầng hầm nhà máy bơm;
+ Kênh đất, phần đất đắp hai bên mang cống;
+ Mức độ lún, nghiêng, xê dịch của nhà máy bơm, cống
2.2.2.4 Công tác sửa chữa công trình xây lắp
a Tài liệu phục vụ công tác sửa chữa công trình xây lắp, bao gồm:
Các bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình Kết quả kiểm tra côngtrình thường xuyên và định kỳ Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình Kết quả quantrắc, kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có) Kết quả đánh giá an toàn chịulực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có) Các tài liệukhác có liên quan
b Tổ chức thực hiện sửa chữa công trình xây lắp:
- Lập kế hoạch, duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán;
- Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng đảm bảo yêu cầu và đúng quy định;
Trang 35- Phối hợp giữa nhà thầu thi công, giám sát, đơn vị quản lý vận hành công trình, đểđảm bảo đồng thời vừa thi công vừa phục vụ sản xuất, vừa đảm bảo chất lượng và tiến
độ thi công, hoàn thành công trình
2.2.3 Công tác bảo trì thiết bị công trình
2.2.3.1 Công tác kiểm tra thiết bị công trình
- Đối với các thiết bị công trình được lắp đặt trong hồ chứa nước, như: Cửa van điềutiết (dạng cánh phẳng, cánh cung), cửa van cống, hệ thống thiết bị đóng mở, điềukhiển, quan trắc, Đơn vị quản lý, vận hành, khai thác công trình phải xây dựng kếhoạch và phương án cụ thể để kiểm tra thiết bị thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất,
để đảm bảo các thiết bị hoạt động ổn định
Hệ thống thiết bị đóng mở và điều khiển bằng điện, bằng cơ luôn phải đảm bảo vậnhành đồng bộ với nhau; các gối đỡ, ty van, khe van đảm bảo không bị vật cản, dầu mỡđược tra đầy đủ Hệ thống quan trắc luôn cung cấp các thông số kỹ thuật ổn định kịpthời
- Đối với thiết bị lắp đặt tại trạm bơm, như: Tổ máy bơm, hệ thống tủ điện điều khiển,
hệ thống thiết bị phụ trợ (chiếu sáng, bơm tiêu nước hầm, máy khấy, cầu trục, máy vớtrác, ), hệ thống đo mực nước tự động, Đơn vị quản lý, vận hành, khai thác côngtrình phải xây dựng kế hoạch và phương án cụ thể để kiểm tra thiết bị thường xuyên,định kỳ hoặc đột xuất, để đảm bảo các thiết bị hoạt động ổn định
- Đối với thiết bị lắp đặt tại cống: Cánh van (van phẳng, van cung), hệ thống đóng mởbằng điện, bằng cơ khí; hệ thống tủ điện điều khiển; thiết bị đo mực nước tự động, Đơn vị quản lý, vận hành, khai thác công trình phải xây dựng kế hoạch và phương án
cụ thể để kiểm tra thiết bị thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất, để đảm bảo các thiết
bị hoạt động ổn định
2.2.3.2 Công tác bảo dưỡng thiết bị công trình
Theo quy định chung, hằng năm đơn vị quản lý, vận hành, khai thác công trình phảixây dựng kế hoạch, lập phương án cụ thể và chi phí để bảo dưỡng thiết bị thườngxuyên, định kỳ hoặc đột xuất, để đảm bảo các thiết bị hoạt động bình thường Khi tổ
Trang 36chức bảo dưỡng các thiết bị cần đảm bảo thực hiện trong điều kiện thời tiết và môitrường phù hợp nhất
- Bảo dưỡng các thiết bị công trình được lắp đặt trong hồ chứa nước, như: Cửa vanđiều tiết (dạng cánh phẳng, cánh cung), cửa van cống, hệ thống thiết bị đóng mở, điềukhiển, quan trắc, Tổ chức thực hiện vệ sinh công nghiệp; bổ sung hoặc thay mớidầu, mỡ; thay thế các thiết bị đã hư hỏng, hoặc hoạt động không ổn định, như đèn tínhiệu, thiết bị hiển thị, thiết bị đo, ; vận hành thử đơn động, liên động không tải và cótải Bảo dưỡng các thiết bị điện và các thiết bị cơ khí theo quy định, trình tự kỹ thuật
và khuyến cáo của nhà sản xuất
- Bảo dưỡng đối với các thiết bị công trình được lắp đặt tại nhà máy bơm: Tổ chứcthực hiện vệ sinh công nghiệp, bổ sung hoặc thay mới dầu mỡ, vận hành thử đơn động,liên động không tải và có tải Bảo dưỡng các thiết bị điện và các thiết bị cơ khí theoquy định, trình tự kỹ thuật và khuyến cáo của nhà sản xuất
Trong một trạm bơm có nhiều hạng mục công trình khác nhau về thiết bị điện và thiết
bị cơ khí, do đó cần thiết phải bố trí công nhân kỹ thuật bảo dưỡng đồng bộ và hoànchỉnh đối với từng hạng mục công trình; bảo dưỡng xong hạng mục công trình này thìlàm tiếp hạng mục công trình khác Đối với các thiết bị điện khi bảo dưỡng, cần phải
vệ sinh công nghiệp, thay mới thiết bị đã hư hỏng, căn chỉnh và xiết chặt các thiết bịtrong tủ điện điều khiển như: Aptomat, công tắc tơ, thanh cái, các bu long đai ốc, đèntín hiệu, thiết bị cảm biến, cầu chì, rơ le, Đối với các thiết bị cơ khí cần phải vệ sinhcông nghiệp; thay thế các thiết bị đã hư hỏng; bổ sung hoặc thay mới dầu mỡ; kiểm tra
và căn chỉnh độ đồng trục giữa máy bơm và động cơ điện; vệ sinh và thay thế định kỳcác thiết bị được khuyến cáo thay mới theo thời gian vận hành hoặc thời gian quản lý
- Bảo dưỡng các thiết bị lắp đặt tại cống: Tổ chức thực hiện vệ sinh công nghiệp, bổsung hoặc thay mới dầu mỡ, vận hành thử đơn động, liên động không tải và có tải đốivới động cơ điện và liên động với hộp giảm tốc kết nối nâng hạ cánh cống Bảo dưỡngcác thiết bị điện, các thiết bị đo mực nước tự động theo quy định, trình tự kỹ thuật vàkhuyến cáo của nhà sản xuất
Trang 372.2.3.3 Công tác sửa chữa thiết bị công trình
Trong nhiệm vụ giao đặt hàng dịch vụ công ích thủy lợi hằng năm, các Công ty quản
lý, khai thác công trình thủy lợi tổ chức công tác sửa chữa thiết bị công trình; thôngthường phân chia thành các nhóm: Thiết bị quan trắc, thiết bị điện, thiết bị cơ khí, sửachữa nhỏ và sửa chữa lớn Trong một số hạng mục công trình, do yêu cầu kỹ thuật vàđặc thù của thiết bị, nên có thiết bị phải thay mới hoặc có thiết bị thay thế trong khichờ nhà sản xuất sửa chữa thiết bị đã hư hỏng; ví dụ: các bảng mạch điện tử, bảng hiểnthị tín hiệu, vòng kín cơ khí, rơ le, cảm biến (sensor) nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, cảmbiến áp suất,
Sửa chữa thiết bị quan trắc công trình, thường được thực hiện từ vị trí đặt thiết bị dẫnđến hệ thống điều khiển trung tâm, sửa chữa các thiết bị kết nối như dây dẫn, bộ truyềntín hiệu,
Sửa chữa thiết bị điện, bao gồm: hệ thống tủ điện điều khiển, tủ điện tống, tủ điệntrung gian, tủ tụ bù, để điều khiển tổ máy bơm (động cơ, máy bơm, hộp giảm tốc,khớp nối thủy lực, hệ thống nước làm mát, hệ thống bôi trơn); các dây cáp điện, hệthống điện chiếu sáng; hệ thống điện điều khiển: cầu trục, máy vớt rác tự động, nâng
hạ cánh cống, máy bơm nước tầng hầm bơm, hệ thống bơm nước chữa cháy,
Sửa chữa thiết bị cơ khí, bao gồm: Căn chỉnh; hàn liên kết các vị trí bị tách rời; hànván các vị trí bị thủng, hở trên ống bơm; thay bi, bạc, sơn túp; bổ sung hoặc thay mớidầu, mỡ vào các ổ bi, gối đỡ, nồi dầu; căn chỉnh và thay mới các bu long đai ốc tại các
vị trí khớp nối, liên kết giữa bệ và thiết bị, giữa các chi tiết với nhau
2.2.3.4 Công tác kiểm định thiết bị công trình
Việc kiểm định giúp phát hiện những vấn đề bất thường của thiết bị, đánh giá tìnhtrạng hỏng hóc từ đó có biện pháp khắc phục, sửa chữa và có kế hoạch bảo dưỡng định
kỳ cho thiết bị Đảm bảo an toàn cho con người, hàng hóa và tài sản trong quá quátrình vận hành Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bịgián đoạn Giảm thiểu chi phí tổn hại do tai nạn lao động gây ra
Trang 38Đối với các Công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi, trên cơ sở nguồn kinh phíđược cấp, thông thường khi nhận thấy thiết bị công trình có hiện tượng họat độngkhông ổn định, không chính xác, phát nhiệt cao khi vận hành, như: thiết bị quan trắc;đồng hồ đo dòng điện, đo điện áp; hệ thống dầm cầu trục; các dây cáp dẫn điện; sẽlập phương án để mời đơn vị đáp ứng yêu cầu pháp lý và năng lực đến kiểm định theoquy định của từng loại thiết bị.
2.3 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và tình hình triển khai thực hiện công tác bảo trì tại một số Công ty TNHH một thành viên thủy lợi hiện nay
Các tỉnh, thành phố trên cả nước trong những năm qua luôn quan tâm, chỉ đạo các đơn
vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi tổ chức thực hiện công tác quản lý, khai thác,duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn; hằng năm,đều giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với các đơn
vị quản lý công trình tiến hành kiểm tra các hồ, đập, công trình thủy lợi trước, trong vàsau mùa mưa lũ Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra tại công trình định kỳ để quy định
cụ thể định mức chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn Công tácquản lý được đẩy mạnh thông qua việc chuẩn bị đầu tư, sau đầu tư; sử dụng hiệu quảngân sách đầu tư, từng bước khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý, vận hành,bảo dưỡng; sử dụng, khai thác triệt để hiệu quả các công trình thủy lợi, nhằm nâng caonăng suất, chất lượng cây trồng và cấp nước cho các ngành kinh tế - xã hội trên địabàn phụ trách
Qua tìm hiểu, nhận thấy một số Công ty quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại một
số tỉnh, thành phố đã thực hiện công tác bảo trình công trình thủy lợi như sau:
2.3.1 Công ty TNHH một thành viên thuỷ lợi Bắc Sông Mã Thanh Hoá
a Về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ
Công ty là doanh nghiệp công ích hoạt động trên lĩnh vực quản lý và khai thác thủy lợitrên địa bàn tỉnh Thanh hóa Nhiệm vụ của Cụng ty là phục vụ tưới tiêu trên 63.000hađất nông nghiệp Hệ thống kênh từ cấp 1 đến cấp 3 bao gồm 16 kênh với chiều dài610km trên địa bàn 6 huyện thị và thành phố phía bờ bắc Sông Mã Phục vụ tưới tiêu100% bằng động lực, với tổng số máy bơm là 360 máy công suất từ 290m3/h-8000m3/
Trang 39h dùng động cơ điện từ 11kW-200kW, 44 cái tời điện, ổ khóa các loại là 410 cái, máyphát điện là 8 cái, thiết bị điện đóng cắt gần 400 cái, phần lớn số máy móc, thiết bịphần cơ và phần điện đã đưa vào sử dụng nhiều năm, có những máy đưa vào sử dụng
từ những năm 70 của thế kỷ XX, hiệu suất thấp
Hình 1.12 Sơ đồ tổ chức Công tyTrong những năm gần đây, Công ty thực hiện nhiệm vụ chính trị trong điều kiện còngặp nhiều khó khăn, nguyên nhân khách quan do giá dịch vụ công ích thủy lợi chưađược điều chỉnh tăng từ năm 2013 đến nay, giá dịch vụ thủy lợi khác chưa phù hợp,trong khi đó giá điện cho sản xuất và sinh hoạt, giá vật tư máy móc thiết bị, nguyênnhiên liệu dùng cho bảo dưỡng vận hành máy phục vụ sản xuất đã tăng lên nhiều lầnlàm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Đối với máy móc thiết bị nếu không được bảo trì bảo dưỡng đúng định kỳ theo quyđịnh thì hệ lụy rất lớn, nếu xảy ra sự cố hư hỏng máy móc thiết bị, tiêu hao điện năng,nguyên nhiên liệu lớn làm tăng chi phí sản xuất
b Một số công tác chính trong tổ chức thực hiện bảo trì công trình
Trang 40Ngay từ đầu năm, khi xây dựng Kế hoạch sản xuất tài chính, ban lãnh đạo công ty đãthống nhất cần ưu tiên bố trí nguồn kinh phí đủ để thực hiện việc mua nguyên nhiênliệu dùng trong công tác duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị; tiếp đó là ban hành kịpthời các Công văn điều hành sản xuất: về việc thực hiện tiết kiệm điện năng hàng nămtrong toàn Công ty; thực hiện điều hành tưới, tiêu, hiệu quả tiết kiệm điện nước, phátđộng phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong đó có sáng kiến tiết kiệm điện năngtrong sản xuất và sáng kiến quản lý nguồn vốn sửa chữa thường xuyên phần cơ điện vànhiều sáng kiến khác đã được Hội đồng khoa học Công ty đánh giá cao về tính ứngdụng và hiệu quả kinh tế mang lại
Một số giải pháp đột phá trong công tác chỉ đạo điều hành sản xuất được lãnh đạocông ty đề ra và giao các đơn vị thực hiện nhằm tiết kiệm điện năng trong Công ty.Phấn đấu đạt được mục tiêu trong năm 2022, chi phí điện năng giảm từ 5% - 10% sovới kế hoạch giao, bao gồm:
- Đổi mới phương pháp điều hành tưới, tiêu, giảm bơm vào giờ cao điểm K2, tận dụngbơm vào ngày chủ nhật, tối đa bơm vào giờ thấp điểm K3
- Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thời tiết, thời gian hình thành, hoạt độngcủa các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, các đợt mưa, lượng mưa trên địa bàn, để ra lệnhvận hành các trạm bơm; cống: tưới, tiêu và tưới tiêu kết hợp sát thực tế, thường xuyênkiểm tra mực nước trên đồng ruộng và các kênh tiêu, cống tiêu để đóng cống tiêu vàdừng máy trạm bơm tiêu đúng thời điểm, tránh tình trạng tiêu không kiểm soát để mấtnước phải bơm tưới trở lại
- Nắm chắc và thực hiện nghiêm lịch thời vụ, cơ cấu các loại cây trồng do UBND cáchuyện, thị xã, Thành Phố lập, từ đó để biết được thời gian, chu kỳ sinh trưởng và tínhtoán nhu cầu nước phù hợp, quyết định đến thời gian bơm cấp nước phù hợp
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương huy động nhân dân, lực lượng bảonông trong việc, dẫn nước, tổ chức bảo vệ, bảo dưỡng, quản lý vận hành, khắc phụccác sự cố trên hệ thống thủy lợi