1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng theo pháp luật việt nam

97 1 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Vệ Thông Tin Cá Nhân Của Người Tiêu Dùng Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Đào Minh Đức
Trường học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 4,82 MB

Nội dung

Nguyễn Thị Long, đăng trên Tạp chí Khoa học Kiêmsát, Số 03 57/2022 - Bài viết "Bão vệ thông tin cá nhân cũa người tiêu dùng trong bối cành kinh tế số ” cùa tác giả Nguyền Thị Thuý Hiền T

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYÊN TẤT THÀNH

NGUYEN TAT THANH

ĐÀO MINH ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Bằng văn bàn này, tác giả xin cam đoan rằng các nội dung được trình bàytrong Luận vãn Bão vệ thông tin cá nhân cùa người tiêu dùng theo pháp luật Việt

Nam ” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập cùa tác giả

Tác giả xin cam đoan là công trìnhnghiên cứu do chính tác giả thực hiện Các

số liệu trích dẫn nêu trong luận văn là tiling thực và đirợc tác giả chú thích rõ ràng

TÁC GIẢ

ĐÀO MINH ĐỨC

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẢT

và giao dịch điện tử

ii

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐÀU 1

CHƯƠNG I: NHƯNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VẺ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 9

1.1 Khái quát lý luận về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng 9

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thông tin cá nhân của người tiêu dùng 9

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng 14

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa trong bão vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng 19

1.2 Lý luận pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng 23

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật về bào vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng 23

1.2.2 Nội dung cơ bàn cũa pháp luật về bão vệ thông tin cá nhân của ngtrời tiêu dùng 26

1.3 Kinh nghiệm pháp luật một số quốc gia về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng và những bài học gọi mở cho việt nam 30

1.3.1 Kinh nghiệm pháp luật cùa Liên minh Châu Âu (EU) 30

1.3.2 Kinh nghiệm pháp luật cùa Hoa Kỳ 31

1.3.3 Kinh nghiệm pháp luật cùa Nhật Băn 33

1.3.4 Những bài học gợi mờ cho Việt Nam 34

KÉT LUẬN CHƯƠNG 1 39

CHƯƠNG H: THựC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THựC TIỄN THựC HIỆN PHÁP LUẬTVỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở MẸT NAM 40

2.1 Thực trạng quy định và thực hiện quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở việt nam 40

2.1.1 Quy định về việc thực hiện quyền được bảo vệ thông tin cá nhân 40

2.1.2 Kết quà thực hiện quyền được bảo vệ thông tin cá nhân 43

2.2 Trách nhiệm của tô chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng 46

2.2.1 Quy địnli về thực hiện trách nhiệm bảo vệ thông thi cá nhân của tổ chức, cá nliân kinh doanli 46

2.2.2 Kết quà thực hiện trách nhiệm bào vệ thông túi cá nliân của tổ chức, cá nliàn kinli doanh 50

2.3 Xử lý hành vi xâm phạm quyền bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng 52 2.3.1 Quy địnli về biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm thông túi cá nhân của người tiêu dùng 52 2.3.2 Kết quà áp dụng biện pháp xữ lý các hành vi xâm phạm 57

2.4 Đánh giá chung về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở việt nam 61

2.4.1 Những thành tựu đạt được 61

2.4.2 Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân 64

iii

Trang 5

KẺT LUẬN CHƯƠNG n 71

CHƯƠNG IH: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VẺ BẢO VỆ THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM 72

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở việt nam 72

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật nhàm khắc phục những hạn chế, bất cập, đồng thời, gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quà tổ chức thi hành pháp luật về bào vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng 72 3.1.2 Xây dựng một khuôn khổ pháp lý riêng nhằm bào vệ hiệu quà dữ liệu cá nhàn của công dân nói chung và bão vệ thông túi cá nliân cùa người tiêu dùng nói riêng 75

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của ngưòi tiêu dùng ở việt nam 77

3.2.1 Giãi pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bão vệ thông tin cá nhân của ngtrời tiêu dùng ờ Việt Nam 77

3.2.2 Giãi pháp nâng cao hiệu quà thực thi pháp luật về bào vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ờ Việt Nam 81

KÉT LUẬN CHƯƠNG IH 87

KÉT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv

Trang 6

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Hiệntượng việc ròri và xâm phạmthông tin cá nhân (TTCN) đang ngày càng trờ nên phô biến và nhận được nhiều sự chú ý cùa cộng đongvề vấn đề an toàn vàbảo mật dữ liệu cá nhân, kê cả thông tin cùa người tiêu dùng (NTD) Việc bảo vệ TTCNNTD tại ViệtNam đang là một mối quan tâm nghiêm túc trong kỷ nguyên số hóa mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích Báo cáo từ Bộ Công Thương1 cho thấy, doanh thu từthương mại điện từ B2C (từ doanh nghiệp đến NTD) tại Việt Nam đã đạt hơn

20 tỳ USD trong năm 2023, tăng tnrờng 25% so với năm 2022 Theo báo cáo của Trung tâm Internet ViệtNam (VNNIC)2, tý lệ người Việt Nam sử dụng điện thoạithông minh là 84% Chính phũ đã ban hành nhiều quyết định về số hóa nham thúcđây chuyên đôi số quốc gia, nlur Chiến lược Quốc gia về phát triên Chính phù điện

từ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 789/QĐ-TTg ngày 10/05/2022); Chirơng trình Quốc gia về chuyên đôi số đen năm 2025, tam nhìn đếnnăm 2030 (Quyết định sổ 06/NQ-CP ngày 06/01/2022); Kế hoạch hành động về phát triển Chính phủ điện từ giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định sổ 1792/QĐ-TTgngày 21/12/2020); Chiến lược Quốc gia về phát triên và ứng dụng dữ liệu đến năm

2025, tầm nliìn đến năm 2030 (Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 27/04/2022); vàChương trình Quốc gia về phát triên kinli tế số giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định

sổ 06/NQ-CP ngày 06/01/2022) Điều này thê hiện sự quyết tâm của Chính phũ về

số hóa, trongđó, bão vệ TTCN NTDtrongmôi tnrờng số là đặc biệt quantrọng

1 https://tapchicongthuong.vn/doanh-thu-thuong-mai-dien-tu-b2c-viet-nam-vuot-20-ty-usd-trong-nam- 2023-117347.htm (20-05-2024-10h-AM)

2 https://vnnic.vn/sites/default/files/whitebook/BaoCaoTainguyenlnternet2023.pdf (20-05-2024-10h-AM)

Số hóa dữ liệu và thông tin đã thay đôi hoàn toàn cách thu thập, lưu tiữ, và sửdụng thông tin, với các ứng dụng nham đáp ứng sự tiện lợi cùa NTD phát triên mạnli mẽ Từ đó, việc thu thập và xử lý dữ liệu, cũng nliư khả năng tiếp cận ngườidùng qua các thiết bị thông minh ngày càng trờ nên dễdàng và phô biến hơn TTCNbao gồm tên, địa chi, số điện thoại, và nhiều thông tin khác có giá trị lớn, có thêđược sử dụng cho nliiều mục đích, tìr nâng cao chất hrợng cungcấp dịch VỊI đến tiếp

Trang 7

thị và nghiên círu thị trường Tuy nliiên, thông tin này cũng dễ bị lạm dụng và gây rùiro cho NTD.

Gần đây, số lượng và tính chất nghiêm trọngcùa các vụ việc vi phạm bảo mậtTTCN (TTCN) của NTD (NTD) trong lĩnh VỊIC thương mại đã có xu hướng giatăng Vi phạm TTCN, đặc biệt trong môi trường thương mại điện từ, đang ngày càng trờnên phô biến và tinh vi hơn Nguyên nhân chính được cho là do TTCN cùaNTD bị thu thập và sử dụngcho các mục đích lừa đảo, cung cấp hàng hóa kém chất lượng đê chiếm đoạt tài săn Khi xãy ra sự cố, cả bên giao hàng lần bên bán đều từchối trách nhiệm và không hồ trợ giãi quyết vấn đề Bên cạnh đó, TTCN của NTD

có thê bị lộ, cho phép kẻ xấu sử dụng các thông tin đó đê làm già thẻ túi dụng, rúttrộm tiền trong tài khoản ngân hàng, hoặc tiến hành các hành vi lừa đảo kliác Một

số vụ việc gần đây bao gồm các cuộc gọi mạo danh thông báo về tainạn của ngườithân đê yêu cầu chuyên tiền cho các dịch vụ y tế, hoặc các tin nhan qua ứng dụng với lời mời gọi tham gia các nhiệm vụ kiếm tiền mà thực chất là hình thức lừa đảo.TTCN cùa NTD có thê bị tiết lộ cho bên thứ ba, bị đánh cắp, khai thác trái phép và bán rangoàitrái phép đê kiếmlợi Trong kỷ nguyên công nghệ phát triển mạnh, baogồm cả trí tuệ nhân tạo, TTCN có thê bị sao chép, chinh sửa một cách sai lệch.Công nghệ AI deepfake có thê tạo ra các video và âm thanh giả mạo, gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng đối với NTD, Nhà nước vàxã hội Những vi phạm này không chì gây thiệthại về tài chính mà cònảnli hường tiêu cực đến đời sống tinh thần củaNTD, làmgiảmlòng tin khitham gia vào thị trường tiêu dùng

Tình hình trên đòi hòi việc thiết lập một cơ chế pháp lý vững chắc, toàn diện

và khả thi đê bảo vệ TTCN của NTD trong các hoạt động thương mại, qua đó nâng cao niềm tin của NTD và thúc đây sự phát triên bền vững cùa xã hội Việc bào vệ TTCN cùa NTD tại Việt Nam cũng đòi hòi sự tuân thủ nghiêmngặt các quy địnhpháp lý và nâng cao nhận thức cùa NTD về vấn đề bảo vệ TTCN Đó là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài “Bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam” cho luận văn thạc sĩcùa mình

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong những năm gần đây, nghiên cứu về bảo vệ TTCN cùa NTD theo pháp luật Việt Nam đã đạt được nhiều tiếnbộ đáng kê Một số công trình nghiên cứu nôibật có thê kê đến như:

- Luận văn Thạc sĩ luậthọc “Pháp ìuật Việt Nam với việc báo vệ thông tin cá

nhân cùa người tiêu dùng trong thương mại điện tứ ’ ’, tác già Nguyền Việt Hà, tại KhoaLuật -ĐHQG HàNội, năm 2016

- Luận án Tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp ỉuật về báo vệ thông tin cá nhân

ờ Việt Nam hiện nay ” , tác giã Trần Thị Hồng Hạnh, tạiHọc việnChính trị Quốc giaHCM, năm 2018

- Luận án Tiến sĩ luật học “ Pháp ỉuật ve bão đâm bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng ỡ Việt Nam ” , tác già Nguyễn Thị Kũn Thoa, tại Trường

ĐH Kinhtế - Luật, năm 2020

- Luận án Tiến sĩ luật học “ Bào vệ quyền riêng tư cùa người tiều dùng trong thương mại điện tữ” , tác giã Vũ Thị Thanh Tâm, tại DHL Hà Nội, năm 2020

- Luận văn Thạc sĩ luật học “ Phân tích tính hiệu quà cùa hệ thống pháp luật bão vệ thông tin cá nhân cùa người tiêu dùng tại Việt Nam ” , tác giả Phạm DuyKhánh, Học viện KHXH tại TP HCM, năm 2020

- Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu về nhận thức cùa ngưòi tiêu dùng đối với báo

vệ thông tin cá nhân trong thanh toán điện tữ tại Việt Nam ”, tác giã Trần Thị ThuHiền, tại ĐHSP TP HCM, năm 2021

- Luận văn Thạc sĩ luật học “ Pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân cũa người tiêu dùng ờ Việt Nam hiện nay”, tác giả Trịnh Hoàng Minh, tại Học Viện KH và

XH, năm 2021

- Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu giãi pháp bão mật thông tin cá nhân cho

người tiêu dùng trong thương mại điện từ tại Việt Nam ”, tác già Lê Văn Tùng, tại Đại học KTQD, năm 2022

- Luận văn Thạc sĩ “ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bỉockchain vào bão vệ thông tin cá nhân trong lĩnh vực y te tại Việt Nam ”, tác giả Nguyễn Thị MinhNguyệt, tại ĐHBKHà Nội,năm 2022

Trang 9

- Luận vãn Thạc sĩ luật học "Phân tích thực trạng bào vệ dữ liệu cá nhân của

người sữ dụng mạng xã hội tại Việt Nam ” (2023), tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, tại TrườngĐại học Luật, ĐHQG Hà Nội,năm 2023

Các bài viết nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành về khoa học pháp lýnhư:

- Bài viết "Pháp luật và van đề báo vệ thông tin cá nhân trên mạng internet”

cùa T11S Trần Văn Biên đăng tài trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9 năm2009

- Bài viết "Pháp luật cùa một so quốc gia Đông Nam A về bão vệ dữ liệu cá

nhân và các gợi ý cho Việt Nam ” cùa TS Nguyễn Thị Kim Ngân, đăng trên Tạp chíNghiên cứu Lậppháp, số 7(383) Tháng 4/2019

- Bài viết "Thực trạng pháp luật về bão vệ thông tin cá nhân ớ Việt Nam hiện

nay và hướng hoàn thiện ” của TS Nguyền Văn Cương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tháng 8/2020

- Bài viết“ Hoàn thiện pháp luật về bão vệ dữ liệu cá nhân ”của ThS Bạch Thị Nhã Nam đăng tại Tạp chí Nghiêncứu lập pháp, sổ 05 (453) Tháng 3/2022

- Bài viết "Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong

thời kỳ’ hội nhập ” cũa ThS Nguyễn Thị Long, đăng trên Tạp chí Khoa học Kiêmsát, Số 03 (57)/2022

- Bài viết "Bão vệ thông tin cá nhân cũa người tiêu dùng trong bối cành kinh

tế số ” cùa tác giả Nguyền Thị Thuý Hiền (Trên Tạp chí Nhà ntĩớc và Pháp luật, số 6/2022)

Các nghiên cím đã được thực hiện đã làm rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ TTCN, và cũng đã cung cấp cơ sờ pháp lý và thực tiễn quan trọng đê hoàn thiện và thực thi quyđịnh bào vệ TTCN của NTD Phần lớn các nghiên cứu hiện tại chù yếutập trung vào ngành thương mại điện tửvàcòn hạn chế trong việc mờ rộng sang cácngành khác như tài chính hay y te Tuy vậy, những tài liệu nghiên cứu này vần là nguồn thông tin quan trọng và có giá trị đê tham khào và áp dụng trong quá trinhhoàn thành luậnvăn này

Trang 10

Từ những ngliiên cứu đã được công bố, rõràng là việc bào vệ TTCN của NTDđang ngày càng được quan tâm và đánh giá cao hơn, làm nền tảng cho những bướctiến xa hơn trong việc xây dựng và hoànthiện các luật pháp tại Việt Nam Điều nàygiúp nângcao nhận thức và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cùaNTD, góp phần thúc đây

sự phát triên bền vững của xã hội

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn này được thực hiện với mục tiêu nghiên círu các yếu tố lý thuyếtvà thực tiền liên quan đen việc bảo vệ TTCN của NTD tại Việt Nam Dựa trên những phân tích này, luận văn sẽ đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện khuôn khô pháp lý vàtăng cường hiệu quả cùa việc thi hành luật về bào vệ TTCN cùa NTD Ngoài ra,luận văncòn nhằm mục đích nâng cao sự hiêu biết củaNTD về quyền của họ trongviệc bảo vệ TTCN, qua đó góp phần đàm bảo quyền lợi hợp pháp của họ trong các hoạt động dân sự, kinh tế và xã hội ờ Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứucùa luận văn được xác định nhưsau:

- Thực hiện nghiên cứu tông quát và hệ thống các van đề lý thuyết trong pháp luật liên quan đen bào vệ TTCN cùa NTD Bên cạnh đó, luận văn sẽ nghiên cứu và phân tích pháp luật về bão vệ TTCN của NTD tại một số quốc gia khác nham tìmkiếm và đưara những bài học kinhnghiệmcóthê áp dụng cho Việt Nam

- Khái quát hóa, phân tích và đánh giá tình trạng hiện hành của pháp luật cũng nhưthực tiễn áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ TTCN của NTD

ờ Việt Nam Từ đó, nhậndiệnvàchi rõ những hạn chế và diêmbất cập cùa hệ thốngpháp luật hiệntại, cùng với nguyên nhân cùa cácvấn đề này

Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu lý thuyết và thực tiền, luận văn sẽ đềxuất các định hướng và giải pháp chi tiết nhằm cải thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bão vệTTCN cùaNTD tại Việt Nam Các giải pháp được đề xuấtcần phải thích hợp với bối canh thực tế và xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời góp phan nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật trong thực tiễn

Trang 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đổi tượng cùa luận vãn này bao gồm các vấn đề lý luận và hệ thống các quy địnhpháp luật hiệnhành cùng với thực tiễn áp dụng các quy định đó trong việc bảo

vệ TTCN của NTD tạiViệt Nam hiện nay

- về nội dung: Việc bảo vệ TTCN của NTD là một lĩnhvực rộng và phức tạp,yêu cầu phân tích đa chiều từ nhiều góc nhìn kliác nhau Phạmvi cùa luận văn này chũ yếu tập trung vào việc đánh giá sựphù hợp và thống nhất trong pháp luật liên quan đen bảo vệ TTCN của NTD Luận văn cũng sẽ thực hiện so sánh các quy địnhpháp luật về TTCN của một số quốc gia điên hình đê từ đó nhận diện các van đềpháp lý tiềm ân và đưa ra các đe xuất phù hợp đê hoàn thiện pháp luật, nham nâng cao hiệu quà bão vệ TTCN củaNTD trongcác mối quan hệ tiêu dùng

- về không gian: Luận văn sẽ nghiên cúru thực trạng pháp luật Việt Nam hiệnhành và thực tiền thi hành pháp luật về bão vệ TTCN của NTD trong phạm vi lãnhthổ Việt Nam

- về thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên círu các van đề liên quan đến việc bào vệ TTCN của NTD theo Luật Bảo vệ quyền lợi ngirời tiêu dùng năm 2010 (sừađôi, bô sung năm 2023), Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nliân,cùng với các quy định pháp luật hiện hành kliác có liên quan và các văn bànhtrớngdẫn thihành

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên nền tàng phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợpvới tưtường Hồ Chí Minh vềNhà nước và pháp luật Đồngthời, luận vãn còn dựa trên các chủ trương cùa Đàng

và Nhà nước về việc xây dựng và hoàn thiện thê chế kinh tế thị trường, cũng như xây dimg và hoàntlũện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạnhiện nay Nhĩrng cơ sờ này giúp xác định đúng đan bản chất khách quan, vị trí

Trang 12

và vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ TTCN cùa NTD trong hệ thống pháp luật ViệtNam.

Luận văn cũng sừdụng nhiều phương pháp nghiên cứutruyền thống nliư:

- Phương pháp phân tích, tông họp: Được áp dụng xuyên suốt trong cả ba chương cũa luận văn Trong chương I, phươngpháp này giúp phân tích và tônghợp các lý luậnpháp luật về bảo vệ TTCN của NTD Trongchương II, nó được sử dụng

đê phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiền thi hành pháp luật, ơ chương III, phương pháp này hồ trợ trong việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi

- Phương pháp thong kê mô tà: Chù yếu được sir dụng ờ chương n đê làm rõ thực trạng pháp luật Việt Namliên quan đen bảo vệ TTCN cùa NTD Dựa trên các

số liệu thống kêvề các vụ việc cụ thê hoặc các bàn ánđã giải quyết, luậnvăn chi ra những hạn che và bất cập cùa pháp luật hiện hành cùng với nguyên nhân của chúng

- Phương pháp so sánh: Được áp dụng ờ chương I đê nêu rõ những diêm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật cùa một số quốc giakhác về bảo vệ TTCN cùa NTD Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm có thê áp dụng cho Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Được sử dụng trong chương II khinghiên cím thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ TTCN của NTD tại Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn này có giá trị khoa học nhờ vào việc phân tích chi tiết và tông thêcác khía cạnh lý luận cũng như thực tiền của pháp luật bảo vệ TTCN của NTD Nglúên cứu này không chi giúp hiêu rõ hơn về tình hình thực tiền của việc thực thi pháp luật mà còn so sánh với các hệ thống pháp luật tiêu biêu khác trên thế giới.Qua đó, luận văn đóng góp vào việc phát triẽn nen tăng lý thuyết phápluật và mờ ra nhiều góc nhìn, hướng nghiên cứu mới, tạo tiền đề cho việc hoàn thiện và nâng caohiệu quả của hệ thống pháp luật bảo vệ TTCNtạiViệt Nam

Trang 13

6.2 Y nghĩa vê Hiặt thực tiên

Luận văn có ý nghĩa thực tiền quan trọng nhờ vào việc cung cấp những phân tích và đề xuất thiết thực nham cảithiện hệthống pháp luậtbảo vệ TTCN cùa NTD Các giải pháp được đưa ra trong nghiên cứu này có thê hỗ trợ các cơ quan quản lýnhà nước, tô chức, và doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ che quản lý hiệu quả, đàm bào thực thi pháp luật một cách đúng đan và nâng cao sự bào vệ quyền lợi cùa NTD trong thực tế Thêm vào đó, luận văn còn góp phần nâng cao nliận thức của cộngđồng về tầm quan trọng cùa việc bão vệ thông tin cá nhân, đong thời cung cấp tài liệu tham khảo him ích cho công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sờ đàotạo chuyên ngành luật kinh tế vàcác lĩnhVỊrc liên quan khác

7 Ket cấu của luận văn

Bên cạnh phần mờ đầu, kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chiathành 3 chươngchính

Chương I: Những vấn đề lý luận pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân củangười tiêu dùng

Chương II: Thực trạng pháp luật và thực tiền thực hiện pháp luật về bão vệ thông tin cá nhân cùa người tiêu dùng ờ Việt Nam

Chương III: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quà thực thi pháp luật về bảo vệthông tin cá nhân cùa ngườitiêudùng ở Việt Nam

Trang 14

CHƯƠNG I: NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VẺ BẢO VỆ

THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 1.1 Khái quát lý luận về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

1.1.1 Khái niệm và đặc diem thông tin cá nhân của người tiêu dùng

ỉ.ỉ.ỉ.l Khái tiiệm thông tin cá nhãn cùa người tiên dùng

Theo Từ điên tiếng Việt3, thông tin cá nhân là “những thông tm liên quan đến đời sống riêng tư cùa một người” Định nghĩanày bao hàm phạm vi rộng các thông tin hr tên tuôi, địa chi đến các thông tin nliạy cảm hơn như tình trạng sức khỏe, tôngiáo, quan điêm chính trị Theo Từ điên Luật học4, thông tin cá nliân là “thông tin gắn liền với việc xác địnli danli tínli nliân thân cùa cá nliân bao gồm tên tuôi, địachi, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chi thir điện từ và thông tin kliác theo quy định cùa pháp luật” TTCN bao gồm các dữ liệu giúp xác định chính xác danh tính của một cá nliân, bao gồm các thông tin nliư: họ tên, ngày sinh, nghềnghiệp, chức danh, địa chi liên lạc, địa chi email, số điện thoại, số chứng minh nhândân, số hộ chiếu Ngoài ra, thôngtin cá nliân còn chứa các dữ liệunhạy cảmnhư110

sơ y tế, 110 sơ thuế, số thẻ bảohiểm xã hội, số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân

bí mật kliác

3 Tù điền Tiếng Việt, Viện Ngôn ngũ (1998), NXB Đà Nằng (20-05-2024-10h-AM)

4 Từ điền Luật học Bộ Tư pháp - Viện Klioa học pháp lý (2006), NXB Tư pháp (20-05-2024-10h-AM)

1980 của Tô chức Hợp tác và Phát triên Kinh tế (OECD) và Công ước bảo vệ dữ liệu cá nhân liên quan đến xữ lý hr động dữ liệu cá nhân năm 1981 của Hội đồng châu Âu: “Dữ liệu cá nhân là bất kỳ thông tin nào liên quan đen hoặc cho phép xác

Trang 15

định mộtcá nhân nhấtđịnh”6 Nhiều văn bản pháp lý của các tô chức quốc tế và các quốc gia cũng đã đira ra các thuật ngũ' tương đồng, phô biến nhất là thuật ngữ: “dữ liệu cá nhân” được sử dụng ờ châu Âu, và thuật ngữ: “thôngtin nhận dạng cá nhàn”được sữ dụng ờ Mỹ Theo Quy định bảo vệ dữ liệu chung 2016 (The General Data Protection Regulation - GDPR) cùa Liên minh Châu Ầu, dữ liệu cá nhân được định nghĩa tương tự như OECD, rằng: “Bất kỳ thông tin nào liên quan đến cá nhân đêxác định hoặc nhậndạng cá nliân đó”7 Theo “khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng (2023)”, “người mua, sử dụng sàn phâm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đinh, cơ quan, tô chức và không vì mục đích thương mại” Thông tin liên quan đến NTD bao gồm TTCN, thông tin vềquátrình mua sam và sử dụng sàn phẩm, hàng hóa, dịchvụ, cùng cácthông tin khácliên quan đến giao dịch giữaNTD và tô chức hoặc cá nhân kinh doanh.

6 https://eur-lex.europa.eu/eli/reg/2016/679/oj (Điều 4(1) General Data Protection Regulation (GDPR) của Liên minh Châu Âu (EU)) (20-05-2024-10h-AM) (20-05-2024-10h-AM)

7 https://gdpr-iufo.eu/ Chapter 1 Article 4 (20-05-2024-10h-AM)

Theo Điều 2 của Nghị định số 13/2023/NĐ-CP, có thể hiểu thông tin cá nhânbao gồm thông tin nhận dạng cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chi, số điệnthoại, thông tin tài klioàn ngân hàng, mã số thuế, tình trạng sire khòe và hồ sơ tài chính

Qua các quy định trên có thê thấy, định nghĩa ve TTCN ờ các văn bản này có

sự khác nhau nhất định Tuy vậy, ờ đây có một diêm chung là TTCN là bất kỳnhững yếu tố nào gan liền một cá nhân được xác định nhằm mục đích nhận dạng hay xác địnhcá nhân cụ thê, từđó, có thê rútra kháiniệm:

“ Thông tin cá nhân của người tiêu dùng ìà bất kỳ’ thông tin nào dưới dạng ký

hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự gắn liền với một cá nhân cụ thê, cho phép nhận dạng, xác định trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân đó trong vai trò người mua, sừ dụng sân phâm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu

dùng ”.

Trang 16

1.1.1.2 Đặc điêm thông tin cá nhân của người tiên dùng

Thông tin cá nhân của người tiêu dùngcó các đặc diêm sau:

(i) Có tính nhạy câm: Thông tin cá nhân có thê bao gồm những dữ liệu nliạy cãmnhư tình trạng sức khòe, tínngưỡng, quan diêm chính trị và tình hìnhtài chính.Tính nliạycảm của TTCN NTD là một yếu tố quan trọng cần được xem xét khi bảo

vệ loại dĩr liệu này Thông thi nhạy cảm thường chứa các dữ liệu có thê tác độngtạrc tiếp đến quyền riêng tư, danh dự, uy tín và sự an toàn của mỗi cá nhân, chănghạnnhư thông tin tài chính (thông tin thẻ tín dụng, tình trạngnợ, số tàikhoăn ngânhàng), thôngthi sức kliòe (110 sơ bệnli án, tìnli trạng sức kliòe, các bệnh lý màNTDmac phải), TTCN nliạy cảm (số căn cước công dân, vị trí, địa chi nhà riêng, số điện thoại, email cá nhân) và thông tin liên quan đến quan diêm cá nhân (quan diêmchínli trị, tôn giáo, sờ thích cá nhân) Tính nliạy cảm của TTCN xuất phát tìĩ kliảnăng sử dụng thông tin này đê gây hại hoặc gây phiền phức cho cá nhân Klii thông tin nhạy cảm bị lộ lọt hoặc bị sử dụng trái phép, cá nhân có thê phải đối mặt với nhiều rủi ro như rủi ro tài chínli (tài khoản ngàn hàng bị xâm nhập, thẻ tín dụng bị gian lận), rủi ro về danli dự và uy tín (TTCN nliạy căm bị tiết lộ hoặc sử dụng sai mục đích, gây tôn hại đến danli dự, uy tín và sự nghiệp cùa cá nliân), rủi ro về an toàncá nhân (lộ lọt địa chi nlià riêng, số điện tlioại dẫn đen các hànli vi quấyrối, đedọa hoặc hành hung cá nhân) và rủi ro về quyền riêng tư (thông tin liên quan đến quan diêm chính trị, tôn giáo, sờ thích cá nliân bịkliaithác trái phép)

Tínli nhạy cảm cũa TTCN đòi hòi cần có các biện pháp bảo vệ đặc biệt nliam đảm bảo rằng, thông tin này kliông bị xâm phạm và sử dụng trái phép Đê bào vệ tínhnhạy cảm của TTCN, cần xemxét các yếu tổ như kliungpháp lý mạnh mẽ (quy định chi tiết, cụ thê và nghiêm ngặt tínli toàn vẹn thông tin nhạy cảm, chế tài xừ phạt nghiêm kliắc đối với những hành vi vi phạm), biện pháp kỹ thuật tiên tiên (mãhóa, xác thực hai yếu tố, giám sát an ninh mạng), NTD phải có ý thức tự bảo vệ TTCN (thường xuyên phô biến, tuyên truyền cho NTD về tầm quan trọng của TTCN, Cần cân thận đánh giá rủi ro khi chia sẻ thông tin nhạy cảm, tuân thủ các khuyến cáo vềđặt mật kliâu của nlià cung cấp dịch vụ), vàcác cá nhân, tô chức kinhdoanh cầnphải (thiết lập cơ chế bảo mật thông tin, nâng cao kiến thức nhân viênvề

Trang 17

bảo mật thông tin, thường xuyên kiểm tra, theo dõi hiệu quả đê khắc phục và cảitiến các biện pháp được áp dụng) Việc bảo vệ tính nhạy cảmcùa TTCN không chìđảm bảo quyềnlợi của NTD mà còn xây dựng lòng tin vàuy tín cho các tô chức vàdoanh nghiệp.

(ij) Cỏ tình riêng tư: Bảo vệ tính riêng hr của TTCN là yếu tố quan trọng đêđàm bào quyền lợivà sự an toàn củaNTD TTCN liênquan tạrc tiếp đếnđời hrcùa mỗi cá nhân, bao gồm các dữ liệu như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, địa chi email

và các thông tin khác như tình trạng sức kliòe, quan diêm chính trị, tôn giáo và thông tintài chính Đê bào vệ tính riêng hr của TTCN, cần ngăn chặn các hành vi viphạm quyền riêng hr, bao gồm việc thu thập, lưu trữ và sừ dụng TTCN mà không

có sự đồng ý của chù thê Klii tính riêng hr bị xâm phạm, cá nhân có thê phải đốimặt với nhiều nài ro như bị quấy rối, đe dọa, hoặc lạm dụng TTCN cho các mụcđích phi pháp

Bảo vệ tính riêng hr cùa TTCN đòi hòi rằng các dữ liệu này không đrrợc tiết

lộ, sử dụng hoặc xâm phạm trái phép Đê đảm bào quyền riêng hr và an toàn cho NTD, cần có các biệnpháp pháp lý, kỹthuật và tô chức thích hợp Ngoài ra, cácnhà cung cấp dịch vụ và sản phâm cần xây dựng chính sách bảo mật thông tin minh bạch, nâng cao nhận thức về bào mật thông tin cho nhân viên, và thường xuyênkiêm tra việc thực hiện các biện pháp bảo mật NTD cần được trang bị kiến thức vànâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ TTCN, biết cách hr bão vệ

dữ liệu cùa mình và đòi hòi các tô chức, cá nhân tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin Bão vệ quyền riêng hr cùa TTCN giúp NTD yên tâm hơn khi tiến hành các giao dịch thương mại, đồng thời góp phần xây dựng niềm tin và uy tín cho các doanhnghiệp, đảm bảo một môi trường kinhdoanlian toàn và lâu dài

(tìi) Có tình xác thực: Tính xác thực của thông tin cá nhân người tiêu dùng là một yếu tố quan trọng, nham đảm bảo rằng dữ liệu được thu thập, lưu trữ và sừdụng là chính xác và phân ánhđúng thực tế của cá nhân Thông tin cá nhân có tính xác thực cao giúp bão vệ quyền lợi của người tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợicho các tô chức, cá nhân trongquá trình cung cấp dịch vụ và sảnphẩm Khi TTCN của NTD được xác thực chính xác, quyền lợi của họ sẽ được bão vệ tốt hơn, ngăn

Trang 18

chặn các hành vi gian lận và lừa đảo trong các giao dịch tài chínli Trong dịch vụ y

tế, điều này sẽ đàm bảo việc chăm sóc y te được thực hiệnđúng cách và hiệu quả.Đối với các tô chức cung cấp dịch vụ, TTCN chínhxác giúp họ hiêu rõ hơnvề nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tìĩ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng

Đảm bảo tínli xác thực cùa TTCN cũng là yêu cầu pháp lý bắt buộc trongnhiều ngànli nghề như ngân hàng, bảo hiêmvà y te, giúp các tô chức tuân thủ pháp luật và ngăn chặn các nài ro liên quan đen việc sừ dụng thông tin sai lệch, bao gom giả mạo danhtínhvà các hành vi vi phạm pháp luật khác Đê đảmbào tínli xác thựccủa thông tin cá nhân, cần có sự kết hợp cùa các biện pháp pháp lý, kỹ thuật và tôchức

Việc đăm bảo tính xác thực không chi giúp bảo vệ quyền lợi cùa người tiêu dùng mà còn tạo điều kiện thuận lợi chocác tô chức và cá nhân trong việc cung cấp dịch VỊ1 và sản phẩm Điều này góp phan xây dựng niềm tin và uy tín cho các tôchức kinh doanh, thúc đây sự phát triển ben vững cùa thị trường và xã hội

(iv) Có tính liên quan: Tính liên quan của TTCN là một đặc diêm quan trọng nhằmđảm bảo rằng quá trình thu thập, lưu trữ và sừ dụng dữ liệu phù hợp với mụctiêu cụ thê và liên quan trực tiếp đen các hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc sảnphẩm Tính liên quan của TTCN giúp các tô chức và cá nhân thu thập và sữ dụngthông tin một cách hợp lý và hiệu quả, tránh việc thu thập quá nhiều hoặc quá ít thông tin so với nhu cầu thực tế Khi TTCN cùa NTD được thu thập và sử dụng đúng với mục đích ban đầu, quyền lợi cùa họ sẽ được bảo vệtối ưu, đong thời đảmbảo tính minh bạch và rõ ràng trong quá trìnli thực hiện giao dịch và cung cấp dịchvụ

Việc TTCN có tính liên quan cao giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, vì dữliệu chínhxác và đầy đủ giúp cáctô chức hiêurõ hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó cung cấp các giải pháp và hàng hóa phùhợp hơn Đàm bào tính liên quan của TTCN cũng là yêu cầu pháp lý quan trọng,giúp các tô chức tuânthủ quy địnhtránh các rủi ro pháp lý phátsinh từ việc thu thập

và sử dụng các thông tin không can thiết hoặc không phù hợp Tính liên quan cùa

Trang 19

TTCN còn giúp ngăn chặn các hành vi lạm dụng thông tin của NTD và đảm bảo rằng thông tin chi được sử dụng cho các mục đích hợp pháp và có sự đồng ý cũa chủ thê thông tin Đê đàm bảo tính liên quan cùa TTCN, cần có sự kết hợp của cácbiện pháp pháp lý, kỹ thuật và tô chức NTD cũng cần đirợc thông báo rõ ràng vềmục đích thu thập thông tin, các loại thông tin sẽ được thu thập và cách thức thông tin sẽ đirợc sừ dụng, từ đó giúp họ lúêu rõ quyền lợi cùa mình và có thê ra quyếtđịnh chính xác về việc cung cấp TTCN Việc đảm bào tínli liên quan của TTCN không chi giúp bão vệ quyền lợi cùa NTD mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tô chức, cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ và sản phâm, đồng thời góp phần xây dựngniềm tinvà uy tín cho các tô chirc vàdoanli nghiệp kinh doanh.

1.1.2 Khái niệm, đặc điếm bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

1.1.2.1 Khái lũệiii báo vệ thông tin cá nhân cha người tiêu dùng

Bảovệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng là một vấn đề ngày càng trờ nênquan trọng trong bối cãnli xã hội hiện đại, nơi mà thông tin cá nhân có thê dễ dàng

bị thu thập và sử dụng trái phép Trong môi trường số hóa ngày nay, các giao dịch trực tuyến, mạng xã hội, và các dịch vụ kỹ thuật số khác đã làmtăng sự phụ thuộc vào thông tin cá nhân Chính vi vậy, việc bảo vệ thông tin cá nliân của người tiêu dùng không chi là yêu cầu về pháp lý mà còn là nhu cầu thiết yếu đê bảo vệ quyềnlợi cùa họ trong xã hội hiện đại

Bảo vệ thông tin cá nhân là quyền cơ bản cùa người tiêu dùng, được xác định

rõ ràng trong nhiều văn bản pháp luật nhir Luật Bảo vệ quyền lợi ngtrời tiêu dùng,Luật An toàn thông tin mạng, và gần đây là Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về Bảo

vệ dữ liệu cá nhân Quyền này bao gomviệc ngăn chặn các hành vi thu thập, xử lý, lưu trữ và sừ dụng thông tin trái phép Phạm vi bào vệ không chi giới hạn ờ việcngăn chặn các hành vi xâm phạm mà còn bao gom các biện pháp tích cực nlnr đảm bảo tínli toàn vẹn của dữ liệu, ngăn ngừa việc thay đôi trái phép, và đảm bảo rằngthông tin cá nhân luôn sẵn sàng kill can thiết Các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân có thê được chia thành ba loại chính: biện pháp pháp lý, biện pháp kỹthuật và biện pháp tô chức Biệnpháp pháp lý baogồm việc banhành các quy địnli pháp luật

Trang 20

về bão vệ dữ liệu cá nhân, quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan và quy định các chế tài xừ phạt đối với các hành vi vi phạm Biện pháp kỹ thuật bao gồm việc áp dụng các công nghệ mã hóa, xác thực hai yếu tố, và các biện pháp anninh mạng khác đê bảo vệ thông tin cá nhân Biện pháp tô chức bao gồm việc đàotạo nhân viên, xây dựng chính sách bảo mật nội bộ, và thiết lập các quy trình quàn

lý dử liệu an toàn Một trong những nguyên tắc cơ bản trong bào vệ thông tin cá nhân là thông tin cá nhân cũa người tiêu dùng chi được thu thập và sử dụng khi có

sự đồng ý rõ ràng và minh bạch từ họ Điều này đảm bào rằng người tiêu dùng có quyền kiêm soát đối với thông tin của mình và biết rỏ cách thức và mục đích sử dụng thông tin đó Việc này không chi bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng

mà còn tăng cường sự tin tường giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp Tuynhiên, vẫn tồn tại nhiều thách thức như sự phát triên nhanh chóng của công nghệ thông tin và Internet tạo ra các hình tlứrc xâm phạm mới và phức tạp hơn, và sự thiếu hiêu biếtvà nhận thức của người tiêu dùng về quyền bào vệ thông tin cá nhân.Với những phân tích trên, có thê đưa ra khái niệm như sau:”

“ Báo vệ thông tin cá nhân cũa người tiêu dùng ìà quá trình áp dụng các biện pháp pháp ìý, kỹ thuật và tô chức nhăm đám bão tỉnh bâo mật, toàn vẹn và an toàn cùa thông tin cá nhân ờ mọi giao dịch cùa người tiêu dùng trong đời sống dân sự, kinh te và xà hội ”

ỉ ỉ 2.2 Đặc diêm trong bảo vệ thông tin cá nhân cna người tiên dùng

Bão vệ TTCN cùa người tiêu dùng cónhững đặc diêm chính sau đây:

(i) Đàm bào tính pháp ìỷ: Việc bảo vệ TTCN cùa NTD trong pháp luật đóngvai trò thiếtyếu trong việc đàm bảo quyền riêng tư và an toàn dữ liệu Các quy địnhpháp lý cụ thê hướng đến việc kiêm soát chặt chẽ việc thu thập, bảo quàn, xừ lý và

sử dụng TTCN Những điều khoản này không chi bào vệNTD mà còn quy định rõràng trách nhiệm của các bên liên quan, tìĩ đó đảm bào rang các hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việc thiết lập một khung pháp lý toàn diện

và chi tiết về bào vệ TTCN là cần tlũết, kliông chi giúp NTD kiêm soát thông tin của mình mà cònngăn ngừa việc lạm dụng thông tin trong các hoạt động không hợp pháp Quyền riêng nr, quyền được thông báo, quyền truy cập và chinh sừa thông tin

Trang 21

là những điêm cốt lõi giúp NTD bào vệ bản thân trước các nguy cơ từ việc sừdụng TTCN không phép Đồng thời, các tô chức và cá nhân klii thu thập, sử dụng TTCN phải tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật và phải có biện pháp bão vệ thông tin hiệu quả Những nguyên tắc và quy định này không chi bảo vệ quyền lợi NTD

màcòn góp phan xây dựng một môitrường lánh doanh minhbạch và lành mạnh

(ii) Đâm bào tỉnh kỹ thuật: Tính kỹ thuật trong bào vệ TTCN của NTD là một đặc diêm quan trọng nhằm đảm bào rang, TTCN của NTD được bào vệ mộtcách antoànvà hiệu quả thông qua các biện pháp và công nghệ hiện đại Các biện pháp kỹthuật này bao gồm mã hóa dữ liệu, xác thực ngườidùng, giám sát anninh mạngvàcác phương pháp bảo mật khác đê ngăn chặn truy cập trái phép, rò ri dữ liệu và các hành vi xâm phạm khác Đầu tiên, mã hóa dữ liệu là một trong những biện pháp kỹthuật quan trọng nhất đê bảo vệ TTCN, đàm bảo rằng dữ liệu chi có thê được đọcbời những người có khóa giải mã hợp lệ, ngăn chặn truy cập trái phép và bão vệ tính toàn vẹn cùa dữ liệu ngay cà khi dữ liệu bị đánh cap Xác thực người dùng là biện pháp kỹ thuật kliác đàm bảo rằng, chi những người có quyền mới có thê truycập vào TTCN, với các phương pháp phô biến nhưmật khâu, mã PIN, xác thực haiyeu to (2FA) và sinh trắc học như vân tay, nhận diện khuôn mặt hoặc quét mong mắt Giám sát an ninh mạng là một phần quan trọng cùa bảo vệ TTCN, giúp pháthiện và phàn ứng nhanli chóng với các mối đe dọa an ninh Các hệ thống giám sát

anninhmạng sữ dụng công nghệ như hệ thống phát hiện xâmnhập (IDS), hệ thốngngăn chặn xâm nhập (IPS) và các công cụ quản lý thông tin và sự kiện an ninh(SEEM) đê theo dõi và phân tích hru lượng mạng, phát hiện các hoạt động bấtthường và ngăn chặn các cuộc tấn công Bảo mật ứng dụng và cơ sở dữ liệu cũng đóng vai trò thiết yếu trong bảo vệ TTCN, bao gồm Idem tra và vá lỗi bảo mật, sửdụng tường lữa ứng dụngweb (WAF) và áp dụng các chính sách kiêm soát truy cập nghiêm ngặt đê đàm bào rằng chi những người được ủy quyền mới có thê truy cập

và thay đôithông tin

Tínil kỹ thuật của bào vệ TTCN là nền tàng vữngchắc đê đâm bão an toàn và bảo mật cho dữ liệu cùa NTD Việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến khôngchi giúp bão vệ TTCN kliòi các mối đe dọa bên ngoài mà còn giúp ngăn chặn các

Trang 22

nài ro từ bên trong, bao gồm cà các lỗi con người và hànhvi vi phạm của nhàn viên

Dù vậy, việc triên khai các biện pháp kỹ thuật này đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, công nghệ và nguồn lực nhân sự Các tô chức cần cân nhắc kỹ lưỡng và chọn lựacác biện pháp phù hợp với quy mô và mức độ ròi ro của mình

(Ui) Đâm bào tính tô chức: Đê bảo vệ TTCN cùa NTD, sự hợp tác giữa các cơquan chính phũ, doanh nghiệp và cá nhân là rat cần thiết Các tô chức nên thiết lậpcác chính sách bảo mật rỏ ràng, đào tạo nhân viên về các yêu cầu pháp lý và kỹ thuật bảo vệ thông tin, và thực hiện các đánh giá định kỳ đê đàm bảo tuân thủ các biện pháp đã đề ra Sự tô chức và thực thinhấtquán các chính sách bão vệ TTCN là yếu tố quan trọng đê đảmbào an toàn thông tin choNTD

Các tô chức cần có quy định chi tiết về việc thu thập, lưu trữ, xừ lý và sử dụng thông tin, đồng thời kiêm soát và giám sát chặt chẽ việc tuân thù các chính sách đó.Quyền cũa NTD trong việc quản lý TTCN của họ cần được tôn trọng và bảo vệ mộtcách nghiêm ngặt, bao gồm quyền truy cập, sữa đôi và yêu cầu xóa thông tin Việc triên khai các biện pháp bão mật phải bao gồm cà việc thiết lập các quy trình rõràng cho việc xử lý dữ liệu và quản lý rủi ro bảo mật thông tin, đảm bảo tính minh bạchvà có tráchnhiệm trong toàn bộ quá trình này

Việc tô chức và thực hiện hiệu quả các biệnpháp này không chi mang lại sự

an tâm cho NTD mà còn xây dựng uy tín và tạo dựng một môi trườngkinh doanh

an toàn và bền vững

(iv) Đàm bào tính ỉiên tục: Đê đảm bảo tính liên tục trong việc bảo vệ TTCN của NTD, các biện pháp bảo mật cần được duy trì liên tục và xuyên suốt trong mọi giai đoạn của quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý và sữ dụng TTCN Điều này baogom việc liên tục cậpnhật và cảitiến các biện pháp đêđối phó hiệu quả với các mối

đe dọa mới, cũng nliưđảm bảo tuânthủ liên tục các quy định và tiêu chuẩn bảo mật hiện hành

Việc cập nhật và nâng cao các biệnpháp bảo mật là yếu tố then chốt đêduy trìtính liên tục Trongbối cảnh thế giới công nghệ không ngừng thay đôi, các mối đedọa an ninh mạng cũng ngày càng tinh vi hơn Điều này đòi hòi các tô chức phải

Trang 23

liên tục đánli giá lại các chính sách và công nghệ bảo mật của mình đê đàm bảochúng vẫn hiệu quã và phù hợpvới các xu hướng mới nhất trong an ninh thông tin.Ngoài việc cập nhật công nghệ, việc đào tạo liên tục cho nhân viên cũng là đảm bảo sự liên tục cho các biện pháp bảo mật Nhân viên cần đxrợc trang bị kiến thức về các nguy cơ bảo mật mới nhất và được hướng dần cách thức đê bảo vệ TTCN một cách hiệu quả Việc đào tạo này kliông chi là một lần mà cần được thựchiện địnli kỳ để đàm bảo nhân viên luôn cập nliật và sẵn sàng đối phó với mọi tìnhhuống phátsinh.

Giám sát và đánh giá định kỳ cũng là cần thiết đê duy tri tính liên tục của bảo

vệ TTCN Tô chức can thiết lập hệ thống giám sát đêphát hiện sớm các mối đe dọa

và hànli vi bất thường, cho phép phản ứng nhanh chóng tnrớc các sự cố Điều nàybao gồm việc kiêm tra thường xuyên hệ thống các đê phát hiện lỗ hông bào mật có thê bị tấn công và đánh giá hiệu quả của các biện pháp bão mật hiện hành

Thiết lập quy trình phản ứng sự cố hiệu quả khi xảy ra sự cổ bảo mật là vôcùng quan trọng Tô chức cần có ke hoạch ứng phó đã được chuân bị săn sàng, bao gồm các birớc xác định nguyên nhân, khắc phục hậu quả và thông báo cho các bên liên quan

Tínli liên tục trong bãovệ TTCN không chi là một nghĩa VỊ1pháp lý mà còn là trách nhiệm đốivớiNTD, nhằmđàm bảo rang thông tin của họ luônđược bảo vệ antoànvà hiệu quà trongmọi hoàn cảnh

(v) Đàm bào tỉnh toàn diện: Tính toàn diện trong bảo vệ TTCN cùa NTD là yếu tố thiết yếu đê đảm bào mọi khía cạnh liên quan đen việc thu thập, hm trữ, xử

lývà sử dụng thông tin đều được bâo vệ một cách đầy đùvà toàn diện Điều này đòihỏi áp dụng các biệnpháp bảo mật ở mỗi giai đoạn cùa vòng đời thông tin, tìr klứthu thập cho đếnklii tiêu hũy

Đê đạt được tính toàn diện, các tô chức cần xây dựng và thực thi các chính sách và quy trình chi tiết, bao gom các biện pháp bào mật kỹ thuật, tô chức và pháp

lý Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến đê bão vệ TTCN là cần thiết, nhirng cũng không kémphần quan trọng là các biện pháp tô chức Sự phối hợp giữa các phòng

Trang 24

ban như IT, pháp lý, nhân sự và quàn lý dữ liệu là thiết yếu đê đảm bảo các biện pháp bảo mật được áp dụng một cách nhất quán và hiệu quả.

Ngoài ra, việc tuân thủ pháp luật đóng vai trò tiling tâm trong việc bảo vệ TTCN, giúp bảo vệ quyền lợi của NTD và xây dựng một khuôn kliô pháp lý vữngchắc cho việc bâo vệ TTCN Giám sát và kiêm tra định kỳ, bao gồm cả kiêm tra từbên thứ ba và kiêm tra nội bộ, là cần thiết đê phát hiện các lỗ hông bảo mật và đảm bão các biệnpháp bảo mật luôn được cập nhật và duy trì hiệu quả liêntục

Tính toàn diện trong bão vệ TTCN không chi đàm bảo an toàn cho mọi khía cạnh của việc xử lý thông tin mà còn xây dựng lòng tin và tạo ra một môi trường kinh doanh an toàn, nâng cao uy tín của tô chức trong mắt NTD và các bên liênquan

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa trong bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

Việc bảo vệ TTCN cũa NTD manglại vai trò và tầm quan trọng đặc biệt trong

xã hội hiện đại, nhất là trong bối cảnh kinh tế số và thương mại điện tư ngày càng phát triển mạnh mẽ Thê hiện qua các khía cạnli sau:

Thứ nhất, bão vệ thông tin cá nhân cũa người tiêu dùng ỉà báo vệ quyền ìợi

và sự an toàn cho người tiêu dùng.

Quyền lợi của NTD trong việc bảo vệ TTCN bao gồm quyền được thông báo, quyền kiêm soát TTCN và quyền yêu cầu bão vệ dữ liệu khỏi sựthu thập, xữ lý và

sừ dụng trái phép An toàn của NTD được củng cố thông qua việc ngăn chặn các hành vi gian lận, lừa đảo và xâm phạm TTCN, giúp họ tránh được các rủi ro liên quan đen tài chính, danh dự và an ninh cá nhân

Đê thực hiện điều này, các tô chức và cá nhàn thu thập và xử lý TTCN cầntuân thù nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu Họ phảixâydựng và thực hiện các chính sách bảo mật thông tin minh bạch và dề hiêu Việc

áp dụng các biện pháp kỹ thuật như mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố và giám sát

an ninh mạng là cần thiết đê ngăn chặn truy cập và lạm dụng dữ liệu cá nhân trái phép Ngoài ra, cần thiết lập quy trình xửlý sự cố bâo mật đê phát hiện, đối phó vàkhắc phục kịp thời các viphạm

Trang 25

Bảo vệ quyền lợi và an toàn cùa NTD không chi góp phần xây dựng niềm tin

và lòng tiling thành cùa khách hàng mà còn mang lại lợi thế cạnh tranh cho các tô chức Khi NTD cảm thấy an toàn về TTCN cùa họ, họ sẽ có nhiều khà năng sử dụng dịch VỊI và sản phâm của tô chức đó, từ đó giúp tô chức mờ rộng và duy trì cơ sở kháchhàng

Niềm tin của NTD vào việc bào vệ TTCN của họ là điều kiện tiên quyết đêxây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, đồng thời thúc đây sự phát triênlâu dài và bền vững của tô chức Đê đạt được điều này, cần có sự phối hợp giữa các

tô chức, cá nhân thu thập và xừ lý thông tincùng với các cơ quan quàn lý nhà nướctrong việc thiết lập và duy trì một khung pháp lý chặt chẽ và cập nhật

Việc tăng cường công tác giám sát, kiêm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền bảo vệ TTCN là vô cùng quan trọng đê đảm bão rang tất cả các bênliên quan luôn tuânthù các tiêu chuân cao nhất về bào mật thông tin Ngoài ra, việcnâng cao nhận thức và giáo dục NTD về quyền và nghĩa VỊ1 liên quan đến bão vệ TTCN là cầnthiết đê họ có thê tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa bảo mậtvà yêucầu các tô chức tuân thù các quy định pháp luật

Việc bão vệTTCN cùa NTD không chi đảm bảo quyềnriêng tưvà an toàncủa

họ mà còn xây dựng niềm tin và sự trang thành của khách hàng, góp phần vào sự phát triên bền vững của tô chức và xã hội Sự tin tường này không chì dựa trên chất lượng sản phâm và dịch VỊI mà còn phụ thuộc vào mức độ an toàn và minh bạch trong việc bảo vệTTCN của kháchhàng

Khi NTD cảm thấy rang TTCN cùa họ được thu thập, xừ lý và hru trà mộtcách an toàn, họ sẽ an tâm hơnkhi tham giavào các giao dịch và sử dụng dịch vụ

Đê đạt được điều này, các tô chức can tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật

về bảo vệ dữ liệu và áp dụng các chính sách bảo mật rõ ràng và minh bạch Cácbiện pháp kỹ thuật như mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố và giám sát an ninhmạng là canthiết đê ngăn chặn tray cậptrái phépvà lạm dụng thông tin

Hơn nữa, các tô chức cần cung cấp thông tin rõ ràng và dề hiêu về quy trình

xử lý và bảo vệ TTCN Đồng thời, can thiết lập quy trình xử lý sự cố bão mật, bao

Trang 26

gồm các bước phát hiện, phàn ứng và khắc phục nhanh chóng klii có vi phạm xây

ra Khi NTD thấy rằng thông tin cùa họ được bảo vệ một cách an toàn và minh bạch, họ sẽ tin tường hơn vào dịch vụ và sàn phẩm cùa tô chức, dần đến sự trang thành và ganbó lâu dài

Việc tạo dựng niềm tin cho NTD kliông chi là trách nhiệm của các cá nhânvà

tô chức kinh doanh mà còn của các cơ quan quảnlý nhà nước Các cơ quan này can thiết lập và duy trì một killing pháp lý chặt chẽ và cập nhật đê điều chình các hoạt độngliên quan đếnbão vệ TTCN, đồng thời tăng cường kiêm tra, giám sát và xử lý nghiêmcác hành vi vi phạm Nâng cao nhận thức và giáo dục NTD về quyền lợi vànghĩa vụ liên quan đến bào vệ TTCN cũng rất quan trọng, giúp họ tự bão vệ mình

và yêu cầu các tô chức tuân thủ pháp luật

Thứ ba, bâo vệ thông tin cá nhân chính ỉà đâm bão sự tuân thù pháp ỉuật

Bảo vệ TTCN của NTD là yếu tố cốt lõi đê đảm bảo sự hợp pháp, công bằng

và minh bạch trong các hoạt động thương mại và quản lý dữ liệu Việc mân thủ các quy định pháp luật không chi bảo vệ quyền lợi cùa NTD mà còn giúp các tô chức tránh được các rai ro pháp lý, bao gom cả các hình phạt hành chính và truy cứu tráchnhiệmhình sự

Các quy định pháp luật về bảo vệ TTCN thường đặt ra các yêu cầu cụ thê vềcách thu thập, lưu trữ, xừ lý và sừ dụng thông tin, buộc các tô chức phải triển khai các biện pháp bảo mật và tuân thủ các tiêu chuân bào mật dữ liệu nghiêm ngặt Đê đảm bảo tuân thù các quy định này, các tô chức cần xây dựng chính sách và quytrình bào mật rõ ràng, đào tạo nhân viên về các yêu cầu pháp luật và biện pháp bảo mật, và thiết lập các cơ che kiêm soát vàgiám sát địnli kỳ

Điều chinh và cập nhật các biện pháp bảo mật đê phù hợp với những thay đôitrong luật pháp và công nghệ cũng là yếu tố then chốt Các cơ quan quân lý nhà nước có trách nhiệm thiết lập và duy trì một killing pháp lý chặt chẽ, được cập nhậtthường xuyên,đê quăn lý các hoạt động liên quan đen bảo vệ TTCN, đồng thời tăng cường giám sát và xửlý nghiêm các vi phạm

Tuân thù pháp luật không chi là trách nhiệm của các cá nhân và tô chức kinhdoanh mà còn là của các cơ quan quản lý Điềunày giúp tạo ra một môi trường kinh

Trang 27

doanh công bằng, nơi quyền lợi cùa NTD được bảo vệ hiệu quả và các tô chức có thê cạnli tranh công bang dựa trên chất hrợng và mức độ bào mật của dịch VỊ1 họcung cấp Việc tuân thủ pháp luật cũng góp phan nâng cao uy tínvà giá trị cùa các

tô chírc trong mắt khách hàng và đoi tác, qua đó thúc đây sự phát triên bền vững và dài hạn của họ trong nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa

Tint- tir, bào vệ thông tin cá nhân cùa người tiêu dùng góp phần xây dụng môi trường kính doanh lành mạnh

Đê xây dựng một môi trường kinli doanli lành mạnh, các tô chức phải thiết lập

và thực hiện các chính sách bào mật thông tin một cách chặt chẽvà minh bạch Mộtmôi trường thương mại ôn định không chi có lợi cho NTD mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triên cùa các doanh nghiệp Khi NTD căm thay rang TTCN cùa họ được bảo vệ an toàn, họ sẽ có xu hướng ùng hộ và gan bó với những doanhnghiệp tuân thù luật pháp và duy trì chuân mực đạo đức cao Điều này không chigiúp các doanh nghiệp duy trì và mờ rộng cơ sờ khách hàng mà còn tạo ra lợi thếcạnh tranhtrên thị trường

Hơnnữa, một môi trường kinh doanhôn định khuyến khích sự cạnli tranh lành mạnh, thúc đây các doanh nghiệp liên tục cài tiến và nâng cao chất lượngdịch vụ.Điều này tăng cường hiệu quà kinh doanh và đóng góp vào sựphát triên kinli te xãhội Bão vệ TTCN của NTD góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trườngkinh doanh lànli mạnh, và đây là trách nhiệm chung của cả các tô chức và cơ quan quàn lý nhà nước Các tô chức cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bào vệTTCN và đầu tưvào cácbiện pháp bảo mật hiệu quả

Cùng lúc đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần xâydựng và duy trì một khungpháp lý vững chắc, liên ựic cập nliật và có kliả năng thực thi cao đê đâm bão tuân thủ và tạo ra một môi trường kinh doanh minli bạch, công bang Sự phối hợp chặt chẽ giữa các tô chức và cơ quan quàn lý nhà nước sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sựphát triênbền vững cùa câ doanhnghiệp và xã hội

Trang 28

1.2 Lý luận pháp luật vể bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

1.2.1 Khái niệm và đặc diêm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

dùng

Pháp luật về bào vệ TTCN của người tiêu dùng là một hệ thống các quy địnhpháp lý nham bảo vệ quyền lợi và sự an toàn cùa người tiêu dùng khi thông tin cánhân cùa họđược thu thập, lưu trữ, xừlý và sừ dụng Nghị định số 13/2023/NĐ-CP, ban hành ngày 17/04/2023, quy định rang TTCN bao gồm những thông tin nhận dạng cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chi, sổ điện thoại, thông tin tài khoăn ngân hàng, cùng với các thông tin đặc thù khác như mã số thuế, tình trạng sức khòe và hồ sơ tài chính

Luật Bào vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 cũng kliăng địnli tầm quantrọng của việc bão vệ TTCN, yêu cầu doanh nghiệp, bên cung cấp dịch vụ hàng, sànphâm phải đảm bào rang việc thu thập, xừ lý và sừ dụng TTCN phải minh bạch và hợp pháp Người tiêu dùng có quyền biết mục đích thu thập thông tin, truy cập, sừa chữa và xóa bò TTCN, cũng như quyền hr chối cung cấp thông tin nếu thay khôngcần thiết

Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quyđịnh rằng các doanli nghiệpphải nliận được

sự đồng ý rõ ràng hr người tiêu dùng tnrớc khi thu thập thông tin cá nhân và phải đàm bão thông tin được bào mật(Điều 11)

Các quy định về bão vệ TTCN đặt ra các nguyên tắc và tiêu chuân mà các tôchức, doanh nghiệp phải tuân thù Các tô chức này cần đảm bảo an toàn cho TTCN,chi thu thập và xữ lý thông tin khi có sự đồng ý rõ ràng hr NTD, và phải bão mậtthông tin đê ngăn chặn truy cập trái phép, rò ri dữ liệu và các hành vi xâm phạmkhác Các biện pháp bảo vệ bao gồm mã hóa dfr liệu, sử dụng hệ thống xác thực người dùng và giámsát an ninh mạng đê phát hiện và ngăn chặn cácmối đe dọa.Pháp luật cũng quy định trách nhiệm cùa các cơ quan nlià nước trong việc giám sát, kiêm tra và xừ lý các vi phạm liên quan đến bảo vệ TTCN của NTD Các

cơ quan này có nhiệm vụ xây dựng và ban hành các vãn bàn pháp luật, hướng dần

Trang 29

thực hiện, kiêm tra việc tuân thủ của các tô chírc, doanli ngliiệp, và xử lý các hành

vi vi phạm theo quy định cùa pháp luật

Pháp luật về bãovệ TTCNkhông chi đàmbào quyền lợi cho NTDmà còn góp phần tạo nên một môi tnrờng kinh doanh lànli mạnh, từ đó thúc đây sự phát triên bền vững cùa nền kinh tế số Các quy định này cùng cố lòng tin giữa NTD và doanhnghiệp, đồng thời thiết lập một killingpháp lý chuân mực và công khai cho việc bào

vệ TTCN trong môi tnrờng côngnghệ thông tin hiện đại:

‘ ‘Pháp ìuật về báo vệ thông tin cá nhân cũa người tiêu dùng ìà hệ thong những nguyên tắc và quy phạm pháp ĩuật do Nhà nước ban hành dùng đê điểu chinh việc bão vệ quyền lợi và sự an toàn cũa người tiêu dùng trong việc thu thập, lưu trữ, xữ ìý và sữ dụng thông tin cá nhân cùa họ khi tham gia các quan hệ tiêu

dùng trong đời song dân sự, kinh te và xà hội ”

1.2.1.2 Đặc điêm pháp luật về báo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

Là một chế định pháp luật điều chinh việc bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của NTD khi họ tham gia các quan hệ tiêu dùng trong đời sống, pháp luật về bảo vệ TTCN cùaNTD có các đặc diêm sau:

Thứ nhất, tính toàn diện: Tính toàn diện đòi hòi các điều klioãn pháp lý phài đồngnhất và bao quát các phương thức từ thu thập, lưutrữ., xử lý đến sừ dụng thông tin này Đây là một yếu tố kliông thê thiếu trong việc đâm bảo an toàn và mậtTTCN Việc lập ra và thực thi mộtcách toàndiện các chính sách bảo vệ này sẽ đâmbão từng bước trong quá trình bào vệ TTCN được xử lý cân thận và hiệu quà Bão

vệ này kliông chì giúp đảm bảo quyền lợi NTD mà còn hình thành một nền tảngkinh doanh an toàn và bền vững

Các tô chức cần nhận thức rõ tam quan trọng cùa việc bảo vệ TTCN một cách toàn diệnvà nghiêm túc đầu tư vào các công cụ bàovệ thông tin hiệu quả Bên cạnh

đó, các cơquan chính phũ phải thiết lập và duy trì một hệ thống pháp lý mạnli mẽ,được cập nliật thường xuyên và có khả năng thực thi nghiêm ngặt đê bảo đàm sự tuân thủ pháp luật vàtạo ra mộtmôi trường kinh doanhminh bạch và công bằng

bảo vệ TTCN của NTD là một yếu tố then chốt nhằm đảm bảo rằng các biện pháp

Trang 30

bảo vệ được áp dụng một cách nhất quánvà liên tục trong suốt quá trình thu thập vàhru giữ xử lývà sừdụng TTCN Điều này đòi hòi sự nhất quán giữa các chính sách pháp luật, quy trình và biện pháp bảo mật được triên khai ờ mọi cấp độ của tô chức,

từ kỹ thuật đến tô chức và pháp lý Tính đồng bộ giúp đảm bảo rang mọi giai đoạn của quá trìnli xử lý thông tin đều được quân lý chặt chẽ và mọi biện pháp bảo mậtđều hoạt động hiệu quả, tạo ra một hệ thống bảo vệ TTCN toàn diện và đáng tin cậy

Trước hết, tính đồng bộ đòi hòi các biện pháp kỹ thuật phải được thực thi nliất quán trên toàn bộ hệ thống, bao gồm việc sừ dụng các công nghệ bão mật tiên tiếnnhư mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố, giám sát an ninh mạng và bảo vệ khòi các mốiđe dọa an ninh Các biện pháp kỹ thuật cần được áp dụng nhất quán tại mọi giai đoạn, từ thu thập thông tin đến hm trữ và xử lý, nhằm đảm bảo TTCN luôn đirợcbão vệ hiệu quả Ngoài ra, việc thực hiện nliất quán cũng đòi hòi các biện pháp tôchức phải được thiết lập và thực hiện đồngđều Các tô chức nên xây dựngcác chínhsách bão mật thông tin rõ ràng và chitiết, đàm bảo rằng toàn bộ nhân viên đều hiêu

và tuân thủ Sự nhất quán cũng phải được duy trì trong việc tuân thủ các quy địnhpháp lý, đảm bảo rằng mọi hoạt động liên quan đến thu thập, hru trữ, xừ lý và sừ dụng TTCN đều phù hợp với các luật lệ hiện hành Điều này bao gồm việc thực hiện các yêu cầu pháp lý về bào mật thông tin, bảo vệ quyền riêng tư của NTD, và báo cáo kịp thời các vi phạm bào mật Việc tuân thủ đồng bộ các điều luật khôngchi bào vệ quyền lợi của NTD mà còn giúp các tô chức tránh được rủi ro pháp lý vàxâydựng uy tín với kliách hàng và đối tác

NTD là một yeu tố cần thiết đê đàm bảo rằng các quy địnli bào mật thông tin luôn được điều chinh và bô sung phù hợp, đáp ứng các thách thức mới từ sự phát triển liên tục của công nghệ Việc cập nhật các chính sách bảo vệ TTCN là thiết yếu đê bảo vệ dữ liệu khỏi các nguy cơ tiềm ân Ngoài ra, yếu tố này cũng đòi hòi các tô chức cần nâng cao và cải tiến thường xuyên các chính sách kỹ thuật và quy trìnhbảo mật của minh Các chính sách bảo vệ cần được xem xét và điều chinh định kỳ

Trang 31

đê đảm bão chúng luôn hiệu quâ và có khả năngđốiphó với các thách thức an ninhmới.

Tính cập nhật liên quan đen việc tuân thủ các quy định mới về pháp luật vàcác tiêu chuân bảo mật mới Chính sách bảo vệ TTCN thường được điều chinh đê phù hợp với những phát triên mới trong lĩnli vực kỹ thuật số và những mối đe dọa bão mật lúện đại Các tô chức cần theo dõi và tuân thù những quy định này đê đảm bão các hoạt động của họ luôn phù hợp pháp lývà đáp ứng các tiêu chuân bào mậtcao nhất Điều này bao gồm việc cập nliật các chính sách bảo mật, quy trình xữ lý

dữ liệu, và các biện pháp bảo vệ khác đê tuân thủ các quy định pháp luật mới nhất

yeu tố quan trọng đê đảm bào rằng các chính sách bảo mật không chi tuân thù quyđịnh pháp luật mà còn có thê được triên kliai hiệu quà trong thực tế Điều này yêucầu xem xét cân thận các yếu tố kỹ thuật, tài chính và tô chức đê đàm bảo rang các chính sách không chi tồn tại trên lý thuyết màcòn có thê thực hiện dễ dàng

Thêm vào đó, tính kliả thi đòi hòi các chính sách phải có chi phí hợp lý Điềunày cầnđược cânnliac kỹ lưỡngđê các biện pháp bảo vệ thôngtin vừa hiệu quả vừa không tạo gánli nặng tài chính kliông cần thiết cho tô chức Đây là điều đặc biệtquan trọng đối với các doanh nghiệp nhò và vừa, nơi mà nguồn lực tài chính có thêhạnchế

Đê đàm bão tính khả thi, các tô chức cần xâydựng ke hoạch triên khai chi tiết, xem xét các yếu tố kỹ thuật, tài chínhvà tô chức, và cần có sự cam kết đầu tư từbanlănli đạo đến toàn bộ nliân viên Đồng thời, sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng làcần thiết đê đảm bảo các chính sách bảo mật luôn phù hợp và thực thi được trong khuôn kliô pháp lý hiện hành

1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

1.2.2.1 Nhóm quy định về quyền và nghĩa vụ cùa người tiêu dùng trong bảo

Bảo vệ TTCN của NTD không chi quan trọng cho việc bảo vệ quyền lợi của

họ mà còn là yếu tố then chốt đê duy trì sự phát triên ôn định cùa thị tiường NTD

Trang 32

có nhiều quyền liên quan đếnTTCN, bao gồm quyền được thông tin vềcách dữliệu cùa họ được thu thập và sử dụng, quyền truy cập và chinh sữa dữ liệu đê đảm bảo tính chính xác, quyền yêu cầu xóa dữ liệu không cần thiết, và quyền từ chối cung cấp thông tin trong các tình huống không cần thiết Họ cũng cỏ quyền yêu cầu sựminh bạch tìr các tô chức thu thập dữ liệu và có thê đòi bồi thường nếu quyển lợicùa họ bị xâm phạm.

Ngoài 1111 ừng quyền trên, NTD còn có trách nhiệm bảovệ TTCN cùa mình Họ cần cung cấp thông tin chính xác kill tham gia giao dịch và sừ dụng dịch vụ, ápdụng các biệnpháp bão mậtnhư sừ dụng mật kliâu mạnhvàtránh chia sé TTCN với nhữngđối tượng khôngđáng tin cậy Thêm vào đó, NTD cần tuân thủ các quy địnhpháp luật và kịp thời báo cáo các vi phạm bảo mật mà họ phát hiện

Tông thê, việc thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ này không chi giúp bảo

vệ bản thân NTD mà còn góp phan tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và

an toàn Các cơ quan quảnlý cần triên kliai các biện pháp hiệu quả đêkiêm soátvà can thiệp vào các hành vi vi phạm, qua đó thúc đây sự tuân thù và nâng cao nhận thứcvề bảo vệ TTCN trong cộng dong NTD

1.2.2.2 Nhóm quy định về trách nhiệm của tô chức, cá nhân kinh doanh

Nhiệm vụ bảo vệ TTCN của NTD là một phần quan trọng trong các trách nhiệm của tô chức và cá nhân kinh doanli, với mục tiêu cuối cùng là bảo đàm antoàn thông tinvà tăng cường lòng tin cùa kliách hàng Đê đạt được điều này, các tô chức và cá nhân kinli doanli phải tuân thù nghiêm ngặt các quy định pháp luật liênquan đến bão vệ TTCN Các quy trình như thu thập, hru trữ, xử lý và khai thácTTCN phải được thực hiện một cách hợp pháp và minh bạch Điều này bao gồm việc thông báo cho NTDvề mục đích thu thập thông tin, phươngthức xừlý và thờigian lưutrữ thông tin

Ngoài ra, TTCN chi được sử dụng cho các mục đích mà NTD đã đồng ý rõràng Việc tuân thủ nghiêm ngặt các điều klioản này không chi là cơ sờ đê bào vệ quyền lợi của NTD mà còn là nền tảng đê xây dựng một môi trường lánh doanhcông bang và minh bạch

Trang 33

Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật, các tô chức và cá nhân kinhdoanh còn có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tô chức cần thiết đêbảo vệ TTCN khòi các mối đe dọa bào mật Điều này bao gom việc sừ dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến nliư mã hóa dữ liệu, xác thực đa yếu tố và hệ thống giám sát an ninh mạng đê ngăn chặn các hành vi truy cập trái phép và bảo vệ TTCN khỏi bị rò ri hoặc đánh cap Các biện pháp bào mật cần được liên tỊic cập nhật đêđốiphó vớicác mối đe dọa mới, đảm bảo ranghệ thốngbảo mật luôn được cài thiện

và tối im hóa Bên cạnh đó, các tô chức cần thiết lập quy trìnli xử lý sự cố bảo mật, bao gồm việc phát hiện, phân ứng và khắc phục kịp thời khi có vi phạm xày ra Điều này không chi bảo vệ TTCN mà còn giúp giảm thiêu thiệt hại và ngăn ngừacác sự cố tái diên

Một trách nhiệm quan trọng cùa các doanh nghiệp và cá nhàn kinh doanh là tập trung vào việc giáo dục và nâng cao nhận thức của nhân viên ve các vấn đề bão mật TTCN Đê đâm bão an toàn thông tin nhân viên cần được trang bị kiến thức đầy đũ về các quy định pháp luật liên quan đến bào vệ TTCN, các biện pháp bào mật hiệu quả và các quy trình xừ lý dữ liệu an toàn Hơn nữa, các doanh nghiệp và

cá nhân kinhdoanh phảiđảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm giải trinh trong việc

xử lý TTCN Điều này đòi hỏi việc thông báo rõ ràng cho NTD các thông tin liên quan đen cách thức xử lý dữ liệu của họ, cung cấp giải thích cặn kẽ về các quyền của người dùng và các giải pháp bảo vệ được áp dụng Việc duy trì tính minh bạch

và trách nhiệm giải trình không chi cùng cố niềm tin cùa khách hàng mà còn đàmbảo tuân thủ các điều luật và tiêu chuân an toàn Bằng cách nghiêm túc tuân thùpháp luật, áp dụng các cách thức bảo mật hiện đại và kliông ngừng cập nhật kiếnthức bão mật cho nhàn viên, các doanh nghiệp và những người kinh doanh sẽ tạodựng được một không gian kinh doanh minh bạch và công bang, nơi quyền lợi của NTD luônđirợc bảo vệ

Chế tài xử phạt trong việc bảo vệ TTCN cùaNTD đóng vai trò thiết yếu trongviệc thực thi pháp luật và tạo hiệu quả răn đe đối vớicác hành vi vi phạm Các biện

Trang 34

pháp xử phạt có thê bao gồm cà hình thức hành chính, dân sựvà hình sự Cụ thê, biện pháp hành chính có thê bao gồm việc phạt tiền, tạm ngừng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh, và yêu cầu khắc phục hậu quả Trong khi đó, biện pháp dân sự có thê yêu cầu các tô chức, cá nhân vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho NTD Đốivới các vi phạm nghiêmtrọng hơn, nhưlạm dụng TTCN đê lừa đảo hoặc xâm phạm quyềnriêng tư, các biệnpháp hình sựnhư án tù có thê được áp dụng.

Chế tài nghiêm kliac kliông chi nhằm vào việc tràng phạt mà còn mục đích ngăn ngừa các hành vi vi phạmtrong tương lai, đặc biệt là khi đối mặt với nhữngthách thức mới trong bão vệ an toàn dữ liệu Việc tiết lộ công khai các trường hợp

vi phạmvà áp dụng các biện pháp trừng phạt một cách nghiêm khắc giúp nâng cao nhận thức của các tô chức và cá nhàn kinh doanh về tầm quan trọng của việc tuân thù pháp luật trong việc bão vệ TTCN Điều này không chỉ bào vệ quyền lợi của NTD mà còn kliuyếnkhích các tô chức đầu tư vào các giải pháp bão mật thông tin hiệu quả đê nâng cao chất lượngbảo vệ thông tin

Sự phốihợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước vàcác tô chức bào vệquyền lợi cùa NTD là cần thiếtđê đàm bâo rằng các biện pháp tràngphạt được thực thi kịp thời và hiệu quả Các cơ quan chức năng cần triên kliai các hệ thốngkiêmtra

và giám sát một cách minh bạch và công bang, trong khi các tô chức bảo vệ quyềnlợi của NTD can tích cực tham gia vào các hoạt động giám sát và nhanh chóng báocáo các vấn đề vi phạm xảy ra Sự quyếtliệt trong việc thi hànhcác biệnpháp trừng phạt sẽ là yếu tố quan trọng giúp đàm bảo quyền lợi của NTD và duy trì một môi trường kinh doanhlành mạnh và minh bạch

Cơ chế giãi quyết tranh chap trong bảo vệ TTCN của NTD đóng vai trò trọng yếu trong việc đảm bảo quyền lợi và duy trì môi trường kinh doanh công bằng Đê đạt được hiệu quà cao, cơ chế này phải được thiết ke sao cho rõ ràng, minhbạch và

dễ tiếp cận, giúp NTD có thê dề dàng bảo vệ quyền của minh khi có tranhchấp xảy

ra Điều này yêu cầu các tô chức và cá nhân kinh doanhphải xây dựng các quy trình

từviệc tiếp nhận khiếu nại đến xừ lývà phản hồi một cáchkịp thời và công bang

Trang 35

Trong tnrờng hợp xảy ra vi phạm TTCN, NTD có quyền lựa chọn từ nhiềuphương thức giải quyết, bao gồm đàmphán, thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc

tố tụng Thương lượng là phương pháp đơn giàn nhất, cho phép các bên ựr giãiquyết vấn đề thông qua đàm phán trực tiếp mà kliông cần can thiệp từ bên thứ ba,tuy nliiên, phương pháp này có thê không hiệu quả nếu thiếu sự hợp tác từcác bênliên quan

Đê đảm bão sự công bang và không thiên vị trong giãi quyết tranli chấp, các

cơ quan cần thiết lập hệ thống kiêm soát và đánh giá định kỳ, nhằm đảm bào các quy trình được thực hiện một cáchminh bạch và khôngbị ảnh hường bời lợi ích cá nhân cùa bất kỳ bên nào Hệ thống giải quyết tranh chấp cũng cần dề tiếp cận, với các kênh liên lạc rõ ràngvà cung cấp hỗ trợ can thiết cho người tiêu dùng trong quá trìnhkhiếu nại

Thông tin đầy đủ về quyền lợi và cách thức sừ dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp phải được cung cấp chongười tiêu dùng, giúp họ hiêu biết về quyền của mình và có khả năng chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi cá nhân Cơ chế giãiquyết tranh chấp hiệu quả không chi tăng lòngtin cùa người tiêu dùng đối với các tôchức và cá nhân kinh doanh mà còn giúp giảm thiêu các xung độtvà tranh chấp kéo dài

1.3 Kinh nghiệm pháp luật một số quốc gia về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng và những bài học gọi mở cho việt nam

1.3.1 Kinh nghiệm pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU)

Mô hình bão vệ TTCN của người tiêu dùng do Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng là một trong những mô hình tiên tiến và toàn diện nhất hiện nay Châu Ầu đã phát triênmột khungpháp lý chặt chẽ thôngqua Quy định Chungvề Bảo vệ Dữliệu (GDPR), được thông qua vào năm 2016 và có hiệu lực từ năm 2018 GDPRS đãthiết lập các tiêu chuàn cao và rõ ràng cho việc thu thập, hru trữ, xừ lý và sừ dụng

dữ liệu cá nhân, nhấn mạnh vào yêu cầu có được sự đongý rõràng và minh bạch tír người tiêu dùng trước klii xữ lý dữliệu cùa họ

8 https://gdpr.eu/gdpr-consent-requirements/ (20-05-2024-10h-AM)

Trang 36

Một trong những yếu tố nôi bật của GDPR là việc áp dụng các biện pháp bảo mật kỹ thuật và quàn lý nghiêmngặt đê đảm bão an toàn cho dữ liệu cá nhân Các

tô chức phải thực hiện các biện pháp như mã hóa dữ liệu, xác thực đa yếu tố và thường xuyên giám sát an ninh mạng Hơn mía, các tô chức cũng phải thực hiệnĐánh giá Tác động Bảo vệ Dữ liệu (DPIA) cho các hoạt động xử lý dữ liệu có nguy

cơ cao đê xác địnhvà giàmthiêu rủi ro đối với quyền riêngtư của người tiêu dùng.Liên minh Châu Âu đã xây dựng một khuônkliô giám sát và áp dụng các hình phạt nghiêm ngặt, có khả năng áp đặt các klioản phạt lên tới 20 triệu euro hoặc 4%tông doanh thu toàncầu hàng nămcủa tô chức, tùy vào số tiềnnào lớnhơn, đêxừ lýcác hành vi vi phạm Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu cùa Châu Ầu (EDPS) cùng các cơquan quốc gia phụ trách công tác giám sát vàxừ lý các tnrờng hợpvi phạmnày.Hơn nữa, Liên minh Châu Àu cũng đặc biệt chú trọng vào việc giáo dục và nâng cao nhận thức về bão vệ TTCN Đã triênkhai nhiều chiến dịch giáo dục rộng rãi nhằm đảm bảo NTD nhận thức rõ về quyền của minh và các biệnpháp đê bảo vệ TTCN củahọ

Kinhnghiệm của Liên minh Châu Ầu trong việc xây dựng và thực thi khungpháp lý GDPR cho thay sự hiệu quả của cách tiếp cận chặt chẽ và bao quát trongviệc bảo vệ TTCN, không chi vì lợi ích của NTD mà còn góp phần tăng cường sựtin cậy vàminh bạch trong hoạtđộngkinh doanh Các quốc gia kliác, bao gomViệtNam, có thê áp dụng mô hình này nhằm nàng cao hiệu quả của các chính sách bão

vệ TTCN trênphạm vi cả nước

1.3.2 Kinh nghiệm pháp luật của Hoa Kỳ

Kinhnghiệm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ TTCN cùa NTD là một ví dụ điênhình về tính đa dạng và phức tạp, thê hiện qua hệ thốngpháp luật liên bang và tiêubang, cũng như các tiêu chuân ngành cụ thê Hoa Kỳ không có một killing pháp lý toàn diện nliư GDPR cùa EU, mà thay vàođó, là các luật và quy định kliác nhau tìiy theo từng lĩnh vực và tiêu bang Một trong những luật quan trọng nhất ờ cấp liên bang là Đạo luật Bão vệ Quyền riêng tư của trẻ em trên mạng (COPPA), Đạo luật Bão vệquyền riêng tư của tài chính (GLBA), và Đạo luậtBào vệ thông tin sức khòe (HIPAA) Các đạo luật này quy định chi tiết về cách thức thu thập, xử lý và bảo vệ

Trang 37

TTCN trong các lĩnh vực cụ thê nliư trẻ em, tài chính và y tế Đặc biệt, Đạo luật Quyền riêng tư của NTD California (CCPA) là một trong những quyđịnh tiêu bang tiên tiến nhất, được coi là tương tự GDPR của EU CCPA trao quyền cho NTD California được biết TTCN của họ đang được thu thập, quyền yêu cầu xóa bò thông tin và quyền tìĩ chối bán TTCN ờ Hoa Kỳ, hệ thống bảo vệ TTCN của NTD kếthợp cả quy địnhpháp lý và các tiêu chuẩn hr nguyện do ngành thiết lập đê tạo nênmột cơchế bảo mật toàn diện Đạo luật về bão vệ TTCNyêu cầu các doanh nghiệp phải công khai phương thức họ bảo vệ dữ liệu cá nhân Điều này bao gồm việc ápdụng các biện pháp an ninh hợp lý đê đàm bảo dữ liệu không bị lạm dụng hoặc mấtmát.

Một ví dụ điên hình về sự kết hợp giữa các điều luật và tiêu chuẩn ngành là Tiêu chuẩn Bảo mật Dữ liệu cho Ngành Công nghiệp Thẻ Thanh toán (PCI DSS) Tiêu chuẩn này được phát triên bời các công ty hàngđầu trong ngành thanh toán và yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng các chính sách bảo mật nghiêm ngặt đê bào vệthông tin thẻ tín dụng và ghi nợ cùa khách hàng Điều này không những giúp đâmbảo an toàn thôngtin tài chính của người tiêudùng mà còn góp phần giảmthiêu mi

ro gian lận vàlạmdụngthông tin

ơ Hoa Kỳ, việc giám sát và tuân thủ các chính sách bào vệ TTCN được thực hiện bời sự hiện diện của các cơ quan quàn lý mạnh mẽ như Uy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Cục Bảo vệ Tài chính NTD (CFPB) FTC có trách nhiệm điều tra và xử lý các vi phạm về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, đồng thời cung cấp hướng dẫn và khuyến nghị đê cải thiện tiêu chuân bảo vệ TTCN Mặt khác, CFPBchịu trách nhiệm đảm bảo rang các tô chức tài chính tuân thủ các quy định về bảomật thông tin, nham bào vệ thông tin tài chính của NTD và quyền lợi của họ Sự phối hợp cùa hai cơ quan này tạo thành một hệ thống bảo vệ dữ liệu hiệu quả, đảmbảo rang các tô chức tôn trọng và bảo vệ TTCN cùa khách hàng một cách nghiêm túc Kinh nghiệm trong bảo vệ TTCN cùa Hoa Kỳ cho thấy sự linh hoạt và thích ứng với các điều kiện cụ thê của từng lĩnh vực và tiêu bang Mặc dù không có một khung pháp lý toàn diện, nhưng sự kết hợp giữa các chính sách liên bang và tiêu bang, cùng với các tiêu chuân ngành ựr nguyện và sự giám sát mạnh mẽ của các cơ

Trang 38

quan chức năng, đã tạo nên một hệ thống bào vệ TTCN khá hiệu quã Tuy nhiên, sự phức tạp và đa dạng của hệ thống này cũng đặt ra thách thức cho các tô chức trongviệc tuân thủ và thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin một cách nhất quán và hiệu quả.

1.3.3 Kỉnh nghiệm pháp luật của Nhật Bản

Nhật Bản đtrợc biết đến là một trong những quốc gia có cách tiếp cận nghiêm ngặt và toàn diện trong việc bảo vệ TTCN của NTD Họ đãxây dựng và duy trì mộtkilling pháp lý vững chắc thông qua Đạo luật Bão vệ TTCN (APPI), ban hành lầnđầu vào năm 2003 và liên tục điều chinhđê phù hợp với những thay đôi trongcông nghệ và xã hội APPI đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt cho các tô chức trong việcthu thập, sừ dụng và bảo vệ TTCN, đảm bảo rằng thông tin chi được sử dụng cho các mục đích đã được NTD rõ ràngđong ý

Một trong nhữngdiêm nôi bật của APPI là yêu cầu về sự đồng ỷ rõ ràng của NTD trước khi tô chức thu thập và sữ dụng TTCN cùa họ, điều này giúp tăng cườngbảo vệ quyền riêng tư và đảm bào rằng NTD luôn được thông báo về cách thức dữliệu cũa họ được xử lý Đê bảo vệ TTCN khôi các nguy cơ như truy cập trái phép,

rò ri, hay mất mát, APPI yêu cầu các tô chức áp dụng các biện pháp bảo mật kỹthuật như mã hóa và quản lý quyền truy cập, cùng với việc thực hiện đánli giá anninh thườngxuyên

Uy ban Bào vệ TTCN cùa Nhật Bản là cơ quan quản lý có trách nhiệm giám sát và thực thi các quy địnli cùa APPI Cơ quan này có quyền điều tra và xử phạtcác tô chức vi phạm, đong thời đưa ra hướng dẫn và khuyến nghị đê cải thiện tiêu chuân bão mật TTCN Hoạt động của cơ quan này đàm bảo việc tuân thù các quyđịnh về bào vệ TTCN một cách nghiêm ngặt, từ đó hỗ trợ việc xây dựng một môitrường kinh doanh lành mạnh và công bang tại NhậtBân

Kinh nghiệm cùa Nhật Bàn trong việc bảo vệ TTCNkhông chỉ cùng cố lòng tin của NTD mà còn là ví dụ điênhình cho các quốc giakliác trong việc thiết lập và thực thi các biệnpháp bão vệdữliệu một cách hiệuquà

Một yếu tố khác đáng chú ý tìr kinli nghiệm của Nhật Bản là việc nước nàytham gia vào hợp tác quốc tế đê bảo vệ thông tin cá nhân một cách hiệu quả Nhật

Trang 39

Bân đã đạt được thỏa thuận với Liên minh Châu Âu về công nhận tương đươngtrong việc bảo vệ dữ liệu, cho phép dữ liệu cá nhân được chuyên giao giữa Nliật Bân và EU một cách ựĩ do, đồng thời đàm bào rang các tiêu chuân bảo mật cùa Nhật Bản đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt cùa GDPR Điều này không chi thúcđây thương mại và đầu tư giữa Nhật Bân và EU, mà còn khăng định cam kết của Nhật Bản trong việc tuân thủ các tiêu chuân quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

1.3.4 Những bài học gợi mở cho Việt Nam

Thứ nhất, quy định rõ trách nhiệm cùa các tô chức, cá nhân

Sự rõ ràng trong quy định trách nhiệm cùa các tô chức và cá nhân trong việcbảo vệ TTCN cùa người tiêu dùng là chìa khóa đê bảo đảm sự tuân thũ và hiệu quả của các chínhsách bào vệ dữ liệu Việt Nam có thê học hòi những bài học đáng giá

từ các quốc gia như Liên minh Châu Ầu, Hoa Kỳ và Nhật Bản đê phát triên và áp dụng các quy định pháp lý minh bạchvà chitiếthơn

Đẽ đảm bão tính công bằngvà khôngthiên vị trong việc giãi quyết tranh chấp,các tô chức cần thiết lập các quy định cụ thêvề trách nhiệm thu thập, xử lý và bảo

vệ TTCN Điều này bao gồm việc đòi hòi sự đong ý rõ ràng và minh bạch ừr NTD tnrớc khi thu thập và sử dụng TTCN của họ Các tô chức phải cung cấp thông tin cho NTD về mục đích, phạm vi và các phương thức xữ lý TTCN, đồng thời đảm bảo rang thông tin chì được sữ dụng cho các mục đích đã được NTD cho phép Việc xác định rõ trách nliiệm này sẽ giúp ngăn ngừa các hành vi lạm dụng và bảo vệ quyền lợi của NTD một cách hiệu quả

Ngoài ra, các tô chức, cá nhân kinh doanh cần chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp bào mật kỹ thuật và tô chức cần thiết đê bào vệ TTCN khỏi các nguy cơtruy cập trái phép, rò ri hoặc mất mát Việc triển khai công nghệ bảo mật tiên tiếnnhư mã hóa dữ liệu, xác thực đa yếu tố và giám sát an ninh mạng là cần thiết Các tôchức cũng phải thiết lập các quy trìnhkiêm tra an ninh địnhkỳ và sẵn sàng các biệnpháp phản ứng nhanh chóng klũ có vi phạm bào mật xãy ra Đê đạt được điều này các tô chức phải luôn duy trì một hệ thống bào mật an toàn vàđángtin cậy

Thêm vào đó, các đơn vị và cá nhân trong lĩnh vực thương mại cần thúc đây trách nhiệm đào tạo và nâng cao kiến thức của nhãn viên về bảo vệ TTCN Việc

Trang 40

tăng cirờng biêu biết về các chính sách và quy trinh bảo mật thông tin là cần thiết cho mọi nhân viên, nhằm xây dựng văn hóa bảo mật trong tô chức kinh doanh vàđảm bảo tuânthủ nghiêm ngặt các chính sách bào mật Đồng thời, can thiết có tráchnhiệm giám sát và báo cáo các trường hợp vi phạm bảo mật TTCN Kill xảy ra vi phạm, các doanh nghiệp và nhà kinh doanli cần thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng và NTD bị ảnh hường, đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục đêngăn chặn sự tái diễn của những sự cố tương ựr Báo cáo kịp thời và minh bạchkhông chi bảo vệ quyền lợi cùaNTD mà còn hỗ trợ các cơ quan chức năng xử lý viphạm một cáchhiệu quã.

Sự khách quan và minh bạch trong các điều luật về tráchnhiệm bảo vệ TTCNkhông chỉ khuyến khích sự tuân thủ pháp luật mà còn xây dựng một môi trường kinh doanh đáng tin cậy và minhbạch Khi các tô chức và cá nhânkinh doanh nhậnthức rõ trách nhiệm của minh và thực hiện các biện pháp bão mật một cách nghiêm túc, quyền lợi của NTD sẽ được đàm bảo một cách toàn diện và hiệu quả Điều này không chi góp phần xây dựng lòng tin rir phía NTD mà còn thúc đây sự phát triêncủa môi tnrờng kinh doanh lành mạnh và ben vững

Thứ hai, áp dụng che tài xử phạt nghiêm khắc

Việc áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc là biện pháp thiết yếu đê đảmbão tuân thù pháp luật về bão vệ TTCN cùa NTD Các kinh nghiệm từ các khu vực như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chứng minh rằng các che tài xữphạt mạnh mẽ kliông chi đóng vai trò răn đe mà còn đàm bào tính công bang vàminh bạch trong việc bào vệ dữliệu

Cầnthiết phải quy định cụ thê các hình phạt trongpháp luật, bao gồm các mứcphạt hànli chính, dân sựvà hình sự đối với các vi phạm liên quan Hình phạt hànlichính có thê bao gồm việc phạt tiền, tạm ngừng hoạt động kinh doanli tạm thời hoặcthu hồi giấy phép Biện pháp dânsự có thê yêu cầu bồi thường cho NTD bị thiệt hạiquyền lợi Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng, can áp dụng các biện pháp hình sự như xữ phạt đối với những hành vi cố ý lạm dụng TTCN, gây ra lira đảohoặc vi phạm quyềnriêng tư cùaNTD

Ngày đăng: 10/11/2024, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w